1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội

50 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 11,4 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHi HAU VA DO THI

CHUYEN DE THUC TAP

Chuyén nganh: Kinh té và Quan lý Đô thị

Sinh viên: Vũ Hồng Nhung

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bài nghiên cứu là kết quả của quá trình học tập, thực tập và làm việc ở

trường học và cơ quan thực tế Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Kim Hoàng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài này Bên cạnh đó, nhờ được học tập trong một môi trường học

thuật đầy chất lượng như Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, em đã có

kiến thức nền tang vững vàng về những van đề chuyên ngành dé có thé áp dụng vào những vấn đề thực tiễn tại cơ quan thực tập.

Không chỉ vậy, em còn nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của tập thể các cán

bộ, viên chức của Phòng Quản lý Đô thị UBND Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Các cán bộ, viên chức đã cung cấp cho số liệu, kiến thức để em hoàn thành bài

nghiên cứu của mình.

Nhờ sự giúp đỡ từ tập thể các giảng viên, cán bộ, em đã có thể hoàn thành

bản báo cáo sau quá trình thực tập Mặc dù đã nghiên cứu, đánh giá, phân tích kỹ

lưỡng dựa trên quan điểm của bản thân và các chuyên gia, bản báo cáo khó tránh khỏi thiếu sót Em xin ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của thầy, cô để có thể hoàn

thiện hơn trong tương lai Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

Lời Cam Đoan

Em xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không

sao chép, căt ghép các báo cáo hoặc chuyên đê của người khác; nêu sai phạm em

xin chịu kỷ luật với Nhà trường.

Hà Nội, ngày tháng năm

Vũ Hồng Nhung

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

DANH MỤC BANG, BIÊU DO, HÌNH ANH

PHAN MỞ ĐẦU 5-55: 222 222 222 1.22 ren 1

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ TRAT TỰ ĐÔ THI 4

1.1 Một số khái niệm về quản lý trật tự đô thị - 2 5+©cxe+sxe2 4 LVL DG in 5 4

1.1.2 DG thd Oa ÔAẢAÝÝ 4

1.1.3 Quản lý đô thị .- - sàn H H H gh nh nh nnHh5II dich co on 3 6

1.1.5 Công tác quan lý trật tự đô tHỊ - - ¿c1 Series 6 1.1.6 Tiêu chuẩn văn minh đô thị - s:55+vt2Sxxtttxxtrtrrrtrrrrrtrrrrrrrree 7 1.1.7 Ảnh hưởng của văn minh đô thị đến sự phát triển của đô thị 8

1.2 Nội dung công tác quản lý trật tự đô thị - cece SĂcS<csecrsereeres 91.2.1 Quản lý via hè, lòng đường .- - 1n vs Hiệp 9IV) 0o 10

1.2.3 Quan lý mỹ quan — vệ sinh môi frường - - ¿+ ++s+++>+sx+s+eexs+ 111.3 Kinh nghiệm quan lý trật tự đô thi cccccscesecereenseeseeeeeeseens 11 CHUONG 2 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY TRAT TỰ ĐÔ THỊ QUAN BA DINHL 0 ccccccscssscsssesssesssessesssecssesssessesssesssessssssesssesssessssssesssesssessesssecssess 14 2.1 Tổng quan về quận Ba Dinh oo ceccccccccscessessecsecssessessessecssessessesseeaes 14 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý -¿-©2¿©2++2zxvzxerxrsrxerrrerkrerkes 14 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ¿552 2+vt2EEvttEEtrrrtrirtrtrrrrtrrrrie 15 2.1.3 Tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác quản ly trật te GO td eee ee cece ảAA4ÔÖ5 17

2.1.4 Bộ máy quan lý trật tự đô thị trên địa ban quận Ba Đình 18

2.2 Thực trạng công tac quản lý trật tự đô thị tai quận Ba Dinh 19

2.2.1 Thực trạng về sử dung vỉa hè tại quận Ba Đình -«+- 19

2.2.2 Thực trang tình hình chợ cóc trên dia bàn quan Ba Đình 24

2.2.3 Mỹ quan đô thị tại quận Ba Dinh 5 S5 + sseseerseerrsrerres 272.3 Đánh giá công tác quan lý trật tự đô thị của quận Ba Đình 29

Trang 5

2.3.1 Các kết quả đạt được trong công tác quản lý trật tự đô thị tại quận Ba

0000711777 29

2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý đô thị tại quận

Ba Đình HH ng TT rrh 31

CHUONG 3 GIẢI PHAP HOÀN THIEN CONG TAC QUAN LY TRAT TỰ

ĐÔ THI QUAN BA ĐÌNH - 22-22222221 2211227122112 xe 34

3.1 Định hướng phát triển quận Ba Đình đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 3⁄4

KÝ 0) 1n 35

3.2.1 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng đôi ngũ quản lý trật tự đô 35

3.2.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trật tự đô thị .35

3.2.3 Giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật 36

3.2.4 Giải pháp quy hoach 0 cee eeeesessceseceseceeesseeesecsseseesseceseseeseeeeeeeaeees 37

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách -¿- ¿5+2 37

3.2.6 Giải pháp tài chính - + + k2 k2 91 TH TH nhiệt 383.2.7 Giải pháp tinh gon va cải cách thủ tục hành chính - 38

PHAN KẾT LUẬN - 5-5252 2E22E22E197121211211211712112111121211 211.1 ckre 40

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 222E22EE£2EEtzEerxesrxce 42

Trang 6

DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt

TT Thông tư

NĐ-CP Nghị định Chính phủ

QD Quyét dinh

QD-UB Quyét dinh Uy ban

KH-UBND Kế hoạch Uy ban Nhân dân

BXD Bộ Xây dựng

UBND Ủy ban Nhân dân

QLDT Quản lý đô thịBCĐ Ban chỉ đạo

TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ATGT An toàn giao thôngĐT Đô thị

VMĐT Văn minh đô thị

VSMT Vệ sinh môi trường

Trang 7

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNH ANH

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Các phương tiện dừng, đỗ sai quy định tại quận Ba Dinh giai đoạn

2015-“0 1 20

Bảng 2.2 Tỷ lệ đạt quy hoạch của diện tích bãi đỗ xe tại quận Ba Dinh năm 2015 20

Bảng 2.3 Số lượng vật dụng vi phạm bị tạm giữ tại quận Ba Đình từ 2017-2020 24

Bảng 2.4 Kết quả kiểm tra điểm chợ cóc giải tỏa tại quận Ba Dinh năm 2019 25

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Số trường hợp vi phạm lấn chiếm via hè dé kinh doanh trên địa ban

quận Ba Đình từ 2018-20119 - Ác + S11 1111111111111 11111 1T TH nh nưy 22

Biểu đồ 2.2 Tổng số trường hợp vi phạm lan chiếm vỉa hè dé kinh doanh trên địa

ban quận Ba Đình giai đoạn 2015-2020 -. - 5- 2251 +2 *+sksserssresrrsee 23

Biểu đồ 2.3 Kết quả xử phạt hành chính phương tiện dừng, đỗ sai quy định tại quận

Ba Đình giai đoạn 2015-20119 Gà HnH Hh gh nh n nnưy 30

Biéu đồ 2.4 Kết quả xử phạt hành chính vi phạm trật tự đô thị trong kinh doanh tại

quận Ba Đình giai đoạn 2015-2019 - óc + 1+9 191 111 ng rệt 31

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 2.1 Các khu vực phát trién quận Ba Đình - 2-22 5¿+++2x++zx2zxrzxxerxesred 14

Trang 8

PHAN MO DAU 1 Lý do chọn đề tài:

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi nổi ở khắp các quốc gia đang phát trién, thúc đây mỗi quốc gia nhanh chóng vươn mình theo kịp dòng chảy thời đại Dé không bị bỏ lại phía sau, mỗi quốc gia đều có gang hoàn thiện những mặt hạn chế,

dé xuất những sáng kiến hữu ích dé phục vụ cộng đồng Đô thị là bộ mặt đại diện

cho sự phát triển của một quốc gia Một đô thị văn minh, hiện đại vừa tạo ra nguồn thu nhập lớn vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi người dân trong khu vực.

Đây chính là mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng cho thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng

như cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Ngoài ra, lực lượng lao động có trình độ cao cũng đã góp phan cho sự phát triển này Một đô thị đòi hỏi một nguồn tài nguyên nhân lực lớn dé vừa phát triển toàn diện mà không làm ảnh hưởng đến chat

lượng cuộc sống của thế hệ sau Chính vì vậy, phát triển đô thị đã góp phần cung

cấp việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của xã hội Nhân t6 chủ chốt trong quá trình hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là công tác quản lý đô thị Nó phản ánh sức mạnh, tiềm lực cũng như tiềm năng phát triển của đô thị đó.

Quận Ba Đình là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, cơ quan chính

trị đầu não của cả nước Từ trước đến nay, quận vẫn luôn là đầu tàu, đại diện cho sự

phát triển đô thị Thành phố Hà Nội là nơi tập trung của người dân tứ xứ nên sinh sông, học tập và làm việc Chính vì vậy, đây là quận Ba Đình là vị trí cần được chú ý, theo dõi tìm hướng phát triển bền vững hợp lý.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định do những chính sách hợp lý, phương thức hành động cứng rắn, trật tự đô thị ở đây vẫn tồn tại nhiều hạn chế Điều này dẫn đến những vi phạm từ ngày này qua ngày khác mà chưa thé xử lý triệt dé Điển hình như việc lấn chiếm via hè dé xe, kinh doanh hay chợ cóc, chợ tạm tràn lan ảnh hưởng đến giao thông, vệ sinh môi trường, Giải quyết những van dé này là một thử thách lớn bởi nó đã tồn tại từ xa xưa, trở thành một phần trong cuộc

sông hàng ngày của người dân Vậy nên, điều cần thiết bây giờ là những phương án

vừa hợp tình nhưng cũng vừa hợp lý, đảm bảo trật tự đô thị mà không ảnh hưởng

quá nhiêu đên cuộc sông của các hộ gia đình.

Trang 9

Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý trật tự đô

thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.”

2 Mục tiêu nghiên cứu.

- Năm được những khái niệm về quản lý Nhà nước về trật tự đô thị.

- Tìm hiểu cơ sở pháp lý trong quy hoạch, giữ gìn trật tự đô thị.

- Đánh giá khách quan những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn ton tại trong công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Qua đó đưa ra những giải pháp giúp cơ quan chức năng giải quyết những vấn

đề đang mắc phải.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng: Đề tài hướng đến tình hình thực tế của công tác xung quanh quản lý trật tự đô thị dựa trên quy hoạch, quyết định của UBND quận Ba Đình.

Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu, đánh giá và đề xuất giải pháp trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu được tổng hợp trong giai đoạn từ 2015

đến 2020.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả Thông kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, và trình bày số liệu bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc

tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức

khác nhau.

Phương pháp tổng hợp tài liệu Tham khảo những tài liệu, đánh giá của chuyên gia dé định hình bài viết của mình.

5 Nguon sô liệu.

Nguôn sô liệu thứ cap được điêu tra, thu thập bao gôm các sô liệu vê công

tác kiêm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn quận Các sô liệu, tài liệu được

thu thập tại Phòng Quản lý đô thị, Công an quận.

Trang 10

6 Kết cấu bài.

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý trật tự đô thị.

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý trật tự đô thị quận Ba Đình.

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trật tự đô thị quận Ba Đình.

Trang 11

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

1.1 Một số khái niệm về quản lý trật tự đô thị.

1.1.1 Đô thị.

Nhìn chung, định nghĩa về đô thị là khác biệt giữa các nước trên thế gidi Không tồn tại một định nghĩa cụ thé nào dé làm tiêu chuẩn cho mỗi quốc gia phải áp dụng theo Tuy nhiên, diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) có đề cập tới 2 cách tiếp cận khi xây dựng một định nghĩa về đô thị như sau:

(i) “Cách tiếp cận WDR 2009: Phương pháp này xác định tat cả các khu định cư trên một quy mô dân số tối thiểu và mật độ dân số tối thiểu trong một khoảng thời gian đi lại nhất định bằng đường bộ Cách tiếp cận này được sử dụng trong Báo cáo Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới năm 2009.

(ii) Cách tiếp cận OECD: Đây là cách tiếp cận tương tự nhưng phức tạp hơn của Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Phương pháp của OECD bao gồm ba

bước chính: xác định các lõi đô thị có mật độ dân cư liền kề hoặc liên kết cao; nhóm chúng thành các khu chức năng; và xác định từ nơi đón được phương tiện cộng

cộng hoặc “lõi đô thị” của khu đô thị chức năng OECD sử dụng cách cắt giảm quy mô dân số (50,000 — 100,000 người, tùy thuộc vào quốc gia) cũng như mật độ dân

số (1,000 — 1,500 người trên mỗi km”) dé xác định các lõi đô thị va sau đó chọn các khu vực mà từ đó có trên 15% công nhân đi làm đên các vùng lõi của đô thị.”

Còn tại Việt Nam, theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, đô thị được định nghĩa là “Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,

ngoại thành của thành phó; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị tran.”

1.1.2 Đô thị hóa.

Giáo trình Kinh tế đô thị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do GS.TS.

Nguyễn Đình Hương và Th.S Nguyễn Hữu Đoàn đồng chủ biên đã định nghĩa đô

thị hóa theo các quan điểm:

Trang 12

(i) “Trên quan diém mét vùng: Đô thi hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sông theo kiểu đô thị.

(ii) Trên quan diém kinh té quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biển đổi về su phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dan cư những vùng không phải đô thị

thành đô thị.

Đô thị hóa có những đặc điểm: Đô thị hóa mang tính xã hội và lịch sử và là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình

thành các chùm đô thị.

Đô thị hóa găn liên với sự biên đôi sâu sắc về kinh tê - xã hội của đô thị vànông thôn trên cơ sở phát triên công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch

vụ, đo vậy, đô thị hóa không thể tách rời một chế độ kinh tế - xã hội.

Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng

nô về dân số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém Sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế Mẫu thuẫn giữa thành thị

và nông thôn trở nên sâu sắc do sự mât cân đôi, do độc quyên trong kinh tê.

Có những loại hình đô thị hóa là:

(i) Đô thị hóa nông thôn: Là xu hướng bên vững có tính quy luật Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức

nhà cửa, phong cách sinh hoạt, ) Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu

hướng bền vững.

(ii) Đô thị hóa ngoại vi: La quá trình phát triển mạnh mẽ vùng ngoại vị của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, và cơ sở hạ tang tạo ra các cụm đô thị, liên

đô thị góp phần day nhanh đô thị hóa nông thôn.

(iii) Đô thị hóa gia tạo: La sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và

do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tình trạng thất

nghiệp, thiêu nhà ở, 6 nhiém môi trường, giảm chat lượng cuộc sông ”

1.1.3 Quản lý đô thị.

Quản lý đô thị là quá trình nghiên cứu, thực hiện các cơ chế, chính sách của các đơn vị có trách nhiệm như chính quyên, nhà quản lý với mục đích thay đổi hoặc

Trang 13

duy trì các hoạt động tại đô thị Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô

thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (băng pháp luật, thông qua các văn bản

pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô

Trật tự đô thị là hệ thong vận hành của một đô thị nhằm thực hiện các mục đích như ổn định xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững Hệ thống này được xây dựng trên những quy tắc, thê chế, chính sách do chính quyền địa phương soạn thảo

và chỉ đạo thực hiện.

1.1.5 Công tác quản lý trật tự đô thị.

Công tác quản lý trật tự đô thị là một trong những nội dung của hoạt động

quản lý đô thị Công tác này đảm bảo mọi hoạt động đô thị diễn ra theo đúng chỉ thị

của pháp luật, chỉ đạo của chính quyền với mục đích tối ưu hóa chức năng của cơ sở hạ tầng, lợi ích công cộng cũng như xây dựng mỹ quan.

Trang 14

1.1.6 Tiêu chuẩn văn minh đô thị

Theo quyết định 68/2005/QD-UB về công nhận tuyến phố văn minh đô thị

trên địa bàn thành phố Hà Nội:

a) Tiêu chí về hạ tang giao thông đô thị.

(i) “Hạ tầng kỹ thuật của các tuyến phố được xét công nhận phải bảo đảm các

tiêu chí sau:

+ Mặt đường êm thuận, không gỗ ghé, chap vá và không có bục, bệ, cầu dẫn;

(ii) Môi trường của các tuyến phố được xét công nhận phải bao đảm các tiêu

chí sau:

+ Mặt đường, mặt hè luôn sạch sẽ; không có nước đọng, rác, phế thải trên mặt

đường, mặt hè; Việc thu gom rác thải được tô chức hợp lý, có định về địa điểm và

thời gian;

+ Cây xanh trên via hè được chăm sóc, cắt tỉa cảnh định kỳ; không có cành, lá cản trở tầm nhìn hoặc hoạt động giao thông thông suốt; Cây trồng mới phải phù hợp

về độ cao, giống và loại của cây xanh hiện có trên tuyến phó;

(iii) Trật tự đô thị của các tuyến phố được xét công nhận phải bảo đảm các tiêu

chí sau:

+ Các điểm trông giữ xe đạp, xe máy phục vụ tuyến phố Van minh đô thị phải

được bố trí trên những tuyến phố ngang, phố nhánh hoặc tuyến phố đó đối với

những tuyến phố dài, hè có mặt cắt rộng trên 05 mét được Sở Giao thông công chính cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè, đường phố trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban

nhân dân quận, huyện.

+ Không có cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh, mua bán lấn chiếm via hè, lòng đường: bay, treo hàng hoá bên ngoài cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở gây chiếm dụng không gian hè phố;

(iv) Mỹ quan đô thi của các tuyến phố được xét công nhận phải bảo đảm các

tiêu chí sau:

+ Các cửa hàng, cửa hiệu, trụ sở, nhà ở và công trình khác ở mặt phố phải bảo

đảm khang trang, sạch đẹp và được sửa chữa, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng định kỳ;

+ Mái che trên vỉa hè phải được thiết kế, lắp đặt thống nhất quy định chung trên toàn tuyến phố về hình thức, màu sắc, kích thước bảo đảm mỹ quan đô thị;

+ Cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp có nhu cau lắp đặt biển quảng cáo, biển chỉ dẫn trên vỉa hè, phải có văn bản thoả thuận với Sở Giao thông công chính va được Sở Văn hoá thông tin cấp phép;”

Trang 15

b) Tiêu chí về hoạt động kinh doanh thương mại.

“Việc kinh doanh thương mại của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên

tuyến phố được xét công nhận phải bảo đảm các tiêu chí sau:

+ Có đăng ký kinh doanh; kinh doanh đúng nội dung đăng ký; không kinh doanh

ngành nghề, mặt hang Nhà nước cấm kinh doanh; không kinh doanh hang giả, hàng

không đảm bảo chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng chưa được phép lưu thông;

+ Bồ tri, sắp xếp hang hoá hợp lý, trật tự, ngăn nắp; cửa hàng thường xuyên được

quét dọn, vệ sinh sạch sẽ.”

1.1.7 Ảnh hưởng của văn minh đô thị đến sự phát triển của đô thị.

Tap chí Ladies’ Home Journal (1946) của Mỹ đã định nghĩa: “Văn minh là

trật tự xã hội nhằm đây mạnh sự sáng tạo văn hoá Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật.” Văn minh đại diện cho sự phát triển của xã hội về nhận thức và tư tưởng Nó

được hình thành song song với quá trình sinh sống của con người, qua không gian

sinh hoạt của họ.

Theo như định nghĩa trên, tổ chức chính trị đóng vai trò quan trọng trong

việc cấu thành nên sự văn minh Xét về khía cạnh đô thị, định nghĩa này hoàn toàn

hợp lý Công tác chính trị chịu trách nhiệm không hề nhỏ trong quá trình quản lý trật tự đô thị - điều tạo nên văn minh đô thị Ở đô thị, sự văn minh phản ánh cho trình độ dân trí, mức sống và khả năng quản lý của chính quyền khu vực đó Một khu đô thị văn minh là nơi những van đề trật tự được giải quyết, người dân nghiêm túc chấp hành pháp luật dé tạo nên một không gian sông chất lượng cho ban thân và cho cộng đồng Chính vi vậy, hoàn toàn có thé đánh giá vị trí của một đô thị khi

sánh vai với các khu vực khác dựa vào sự văn minh mà đô thị đó sở hữu Sự văn

minh này đến từ ý thức của mỗi người dân sinh sống và nó được xây dựng, giáo dục từ thế hệ mầm non của đất nước cho đến những người trưởng thành.

Trang 16

1.2 Nội dung công tác quản lý trật tự đô thị.1.2.1 Quản lý vỉa hè, lòng đường.

a) Định nghĩa:

Via hè là phan trải dọc theo hai bên đường, thường được lát gạch, ngăn cách giữa nơi sinh sống của các hộ dân và khu vực lưu thông của các phương tiện đường

bộ Via hè được thiết kế nhô cao hon so với phần đường đi tùy theo mức độ

b) Chức năng:

Nhìn chung vỉa hè đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống người dân đô thị Đầu tiên, là không gian công cộng, lối đi chung, đảm bảo an toàn cho những người đi bộ Hơn nữa, đây còn là khu vực được tận dụng cho những cơ sở hạ tầng của đô thị như hệ thống điện, nước, dây cáp chìm, chiếu sang, Via hè còn đóng vai trò cầu nối giữa không gian cá nhân của mỗi hộ gia đình và không gian công cộng

chung — nơi giao lưu xã hội Trật tự vỉa hè là tình trang via hè được sử dụng đúngvới chức năng của nó.

c) Quy hoạch vỉa hè.

Theo quyết định 09/2018/QĐ-UBND về Ban hành quy định về quản lý, khai

thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

(i) “Yêu cầu khi sử dung đường đô thị ngoài mục dich giao thông:

+ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan quản lý nhà nước

có thâm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong giấy phép.

+ Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời một phần đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bồ trí lối đi thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao

thông; không được làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường đô thị; giữ gìn cảnh quan, vệ

sinh môi trường.

+ Tổ chức, cá nhân khi sử dụng đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải đóng

day đủ phí sử dụng theo quy định được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

(ii) Quy định về việc lắp đặt cửa hàng, kiốt trên đường đô thị.

+ Chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiết phục vụ cho các hoạt động du

lịch, văn hóa và phải tháo dỡ sau khi kết thúc hoạt động.

Trang 17

(iii) Quy định về việc lắp đặt biển quảng cáo trên hè phó, dai phân cách.

+ Các tổ chức, cá nhân khi lắp đặt biển quảng cáo và các thiết bị quảng cáo phải

tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và các yêu cầu sau: phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị; đối với trường hợp biển quảng cáo và các thiết bị quảng cáo đặt trong vườn hoa, thảm cỏ, phải liên hệ với đơn vị quản lý cây xanh, thảm cỏ dé thống nhất công tác

đên bù, hoàn trả.

(iv) Quy định về sử dung tạm thời một phần hè phó dé trông, giữ xe.

+ Tại những khu vực dé xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phó; các phương tiện phải được sắp xếp ngăn nắp, trật tự, đảm bảo người đi bộ đi lại

thuận tiện, thông thoáng, không phải đi vòng tránh các vị trí đỗ xe đạp, xe máy;

phần hè phố còn lại (không bao gồm phan hè đang bố trí cây xanh, cột điện, biển báo và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác) dành cho người đi bộ có bề rộng tối

thiểu đạt 1,5m;

+ Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào

trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp

đặc thù thực hiện theo phương án khác, UBND cấp huyện căn cứ thực tế hè phố xây

dựng phương án để xe đạp, xe máy, đề xuất Liên ngành Sở Giao thông vận tải

-Công an thành phố Hà Nội thống nhất, chấp thuận, phải đảm bảo phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m và các quy định nêu trên;”

1.2.2 Quản lý chợ.

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu

mua bán, trao đôi hàng hoá và nhu câu tiêu dùng của khu vực dân cư.”

Theo tính chất buôn bán, có thé chia chợ thành hai loại là chợ bán buôn và chợ bán lẻ Chợ bán buôn là khu vực có khối lượng hàng hóa lớn, thường chỉ được

xây dựng ở một vài địa điểm nhất định Trong khi đó, chợ bán lẻ có khối lượng hàng hóa nhỏ hơn, chủ yếu là đồ chuyên dụng hàng ngày, nam rải rác ở nhiều khu

10

Trang 18

Nghị định trên cũng cung cấp một vài định nghĩa về các loại hình chợ phổ

(i) Cho đầu mối: “là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hang dé tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.”

Ngoài ra, trên thực tế còn tồn tại loại hình chợ cóc, chợ tự phát, không nằm

trong sự kiêm soát của chính quyên.

Chợ đóng vai trò lưu chuyên hàng hóa trên thị trường, thiết lập mối quan hệ

giữa người sản xuất và người tiêu dùng Không chỉ vậy, xét về khía cạnh văn hóa, đây còn là nơi tập trung giao lưu, sinh hoạt của những người sinh sống cùng khu

1.2.3 Quản lý mỹ quan — vệ sinh môi trường.

Môi trường, cảnh quan là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển đô thị Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sông của người dân đô thị Đặc biệt

là các vấn đề liên quan đến môi trường Không gian sống ô nhiễm không chỉ gây

khó chịu về thị giác, nó còn gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe, gây các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa Chính vì vậy, việc kiểm soát những vấn đề môi trường và mỹ quan đô thị sẽ đem đến nhiều lợi ích cho xã hội.

1.3 Kinh nghiệm quản lý trật tự đô thị.

Ở Việt Nam việc quản lý biển quảng cáo còn gặp nhiều bất cập như thiếu trật tự, sắp xếp, hay chưa có một không gian hợp lý dé phát triển Không thé phủ nhận tầm quan trọng của quảng cáo trong vai trò thúc đây nền kinh tế; tuy nhiên, do chưa

có hệ thống rõ ràng, biển quảng cáo ở Việt Nam còn khá tràn lan, sai quy định, gây

mât cảnh quan.

11

Trang 19

Trong khi đó, những đô thị lớn trên thế giới đã giải quyết được điều này Không chỉ vậy, họ còn có thể khiến các biển quảng cáo phát huy được hết sức mạnh của mình Tiêu biểu như thủ đô Tokyo hay cường quốc về kinh tế Hoa Kỳ Ngã tư Shibuya, Quảng trường Thời đại là hai địa điểm có những biển quảng cáo đắt giá nhất thế giới Những biển quảng cáo tràn ngập màu sắc ở đây không chỉ bắt mắt mà

còn được sắp xếp theo một hệ thống quy củ nhất định.

Đô thị ở Trung Quốc cũng được quản lý như vậy Số biên quảng cáo ở đây buộc phải theo quy định cụ thé Quy định này có thé là khác nhau ở mỗi tỉnh thành,

con phố hay khu vực dân cư để phù hợp với cảnh quan địa phương, nhưng tất cả

đều phải thực hiện chấp hành không đăng những hình ảnh lố bịch, phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục dân tộc và đảm bảo kích cỡ tiêu chuan cũng như không gian cho phép Những biển quảng cáo ở đây được sắp xếp thăng tắp, hài hòa

với khu vực xung quanh Tình trạng thò ra, thụt vào, mỗi quảng cáo một kích cỡ

khác nhau khó có thé tìm thấy ở đây Sự chin chu này tạo nên vẻ đẹp my quan, thậm

chí còn trở thành điểm hút khách một lượng khách du lịch không lồ mỗi năm Tại Trung Quốc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng luật pháp chính là xương sống định hình, tạo nên sự phát triển hệ thống đô thị ở quốc gia này Nhờ sự quy củ, chặt chẽ của chính

quyền cùng với bộ máy thi hành pháp luật cứng ran những công tác như giải phóng mặt băng, triển khai đúng quy hoạch, đầu tư dự án, được thực hiện dứt khoát.

Điều này đã góp phần giúp công tác quản lý hiệu quả hơn, tránh thất thoát nguồn

zA

Tai Singapore, là một quốc gia - đô thị với hệ thống tập trung cao độ, ca

nước chỉ có một tô chức chịu trách nhiệm về xét duyệt quy hoạch và đầu tư - Cơ

quan tái phát triển đô thị Tính tập trung, công khai và mục đích quy hoạch cùng với

công tác quy hoạch kiểm soát và quản lý theo quy hoạch rõ ràng nên quản lý quy

hoạch kiến trúc ở Singapore hoạt động rất có hiệu quả Theo Luật Sức khoẻ Môi trường Cộng đồng, người bán hàng rong dù hoạt động ở bất kỳ đâu như trung tâm thương mai, chợ, đường, hay thường xuyên di chuyền bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh do Cơ quan môi trường quốc gia NEA cấp Nếu không, họ sẽ phải chịu

trách nhiệm như một người vi phạm pháp luật Theo Mục 41A của Luật Sức khoẻ

Môi trường Cộng đồng, bất kỳ người nào bị phát hiện phạm tội sẽ bị phạt tới 5,000 đô la Singapore (hơn 82 triệu đồng) Vi phạm lần thứ hai hoặc tiếp theo sẽ bị phạt

12

Trang 20

tiền gần gấp đôi hoặc phạt tù không quá ba tháng, hoặc cả xử phạt hành chính lẫn

phạt tù NEA có nhiệm vụ quy định và quản lý các trung tâm bán lẻ Phòng quản lý

hàng rong cua NEA chiu trách nhiệm xây dựng, thực hiện va quản lý chính sách cho

người bán hàng rong, bao gồm quản lý thuê và nâng cấp các trung tâm bán hàng Mỗi trung tâm bán lẻ có một hiệp hội bao gồm đại diện của người bán hàng rong.

NEA duy trì đối thoại thường xuyên với các hiệp hội để giải quyết các vẫn đề liên

quan dén trung tâm của họ.

Số liệu tổng hợp cho thấy, hàng năm, Hà Lan có 21 triệu tấn chất thải, hơn

một nửa được đưa tới các bãi chôn lấp, còn lại là các lò đốt rác hay tái chế Nhằm

hoàn thành mục tiêu bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, quốc gia này đã xây dựng một khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nếu như trước kia, rác và chất thải được tiêu hủy ở biển thì bây giờ được chuyên sang phương thức chôn lấp hoặc đốt va sản xuất

phân hữu cơ qua phương pháp ủ và những kỹ thuật công nghệ cao Không chỉ vậy,

quá trình xử lý của Hà Lan đã ngày một phát triển, trở thành một ngành kinh tế cạnh

tranh mới, thu hút được lượng đầu tư lớn.

13

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CONG TAC QUAN LY TRẬT TỰ

ĐÔ THỊ QUẬN BA ĐÌNH.

2.1 Tống quan về quận Ba Đình.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý.

Quận Ba Đình nằm phía Tây thành phé Hà Nội được giới hạn phía Bắc giáp

quận Tây Hồ, Nam giáp quận Đống Đa, Đông giáp sông Hồng, Đông Nam giáp

quận Hoàn Kiếm, Tây giáp quận Cầu Giấy Đơn vị hành chính quận Ba Đình được

chia thành 14 phường gồm: Ngọc Hà, Đội Can, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá,

Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc

Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc Hệ thống đường giao thông nội bộ và giao thông nối

liền với các khu vực xung quanh đã được quy hoạch xây dựng, đi lại thuận lợi.

Nguồn: Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình

Với diện tích 929,85 ha, địa hình quận có ba dạng chủ yếu: Khu vực trung

tâm có địa hình cao; khu làng xóm đã đô thị hóa như Ngọc Hà, Liễu Giai, Vạn

14

Trang 22

Phúc, Cống Vị, Vĩnh Phúc có địa hình bằng phang và trũng thấp; khu hình thành tự

phát có vi trí ngoài đê.

Ngoài hệ thống cống thoát nước chung, địa bàn quận còn có các mương thoát nước như mương Nguyên Hồng, Kẻ Khé, Phan Kế Binh đã và đang được Thành

phố đầu tư thực hiện cống hóa Vì vậy, xét trên diện rộng toàn Thành phố Hà Nội

thì địa bàn quận Ba Đình là nơi có khả năng thoát nước nhanh, ít xảy ra tình trạng

úng ngập kéo dài.

Toàn quận có Ø7 hồ lớn là: Hồ Thủ Lệ, hồ Thành Công, hồ Trúc Bạch, hồ Ngọc Khánh, hồ Giảng Võ, hồ Đầm và Bảy Gian và một số hồ nhỏ như hồ đình

Ngọc Hà, hồ Đại Yên, hồ Ao Dài, hồ B52, Hệ thống các hồ này thường gắn với

các khu công viên, cây xanh tao môi trường vừa giúp làm sạch không khí vừa là nơi

luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho dân cư trên địa bàn 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.

Về văn hóa, lịch sử: Ba Đình xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều

làng nghề cổ truyền đậm dau ấn trong lich sử như hoa Ngọc Hà, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên Thái, Hồ Khâu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, Ngày nay, tuy các làng nghề không còn nữa nhưng những di tích lịch sử xưa như đền Quán Thánh, chùa Một Cột, đền Yên Thành, đền Voi Phục, chùa Hòe Nhai, đình Đống Nước

vân được chú trọng bảo tôn.

về công tác giáo dục: UBND quận Ba Đình đã xác định mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu Để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, UBND quận Ba

Đình đã chú trọng đầu tư mới, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo

hướng chuẩn hóa Kết quả, Ba Dinh là quận đầu tiên trong cả nước được công nhận đã hoàn thành chương trình phố cập trung học cơ sở và có nhiều thành tích thé dục thê thao trong hội khỏe Phù Đồng và các kỳ thi học sinh giỏi các cấp Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mô hình trường bán công,

dân lập, tư thục góp phần quan trọng trong việc giảm tải cho hệ thống các trường

công lập trên địa bàn quận.

Hệ thông y tê cơ sở của quận cũng được đâu tư nâng câp, đời sông của người

dân ngày càng được cải thiện Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho

nhân dân, dân sô - gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện mục tiêu gia đình ít

15

Trang 23

con, tỉ lệ giảm sinh hàng năm là 0,08% Cơ sở vật chất và trang thiết bị của hệ thong

y tế cơ sở, công tác phòng, chống dich, bệnh được thực hiện có hiệu qua 13/14

phường đạt chuẩn quốc gia về y tế Thực hiện đồng bộ các giải pháp xoá xong hộ

nghèo (theo chuẩn hiện hành); hoàn thành chương trình xoá nhà hư hỏng, dot nát;

chú trọng tới công tác đền ơn đáp nghĩa, giáo dục “uống nước nhớ nguồn”, thực

hiện tốt chính sách đối với người có công, các đối tượng chính sách xã hội và xây

dựng những khu phố văn hóa.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quận Ba Đình năm 2019, toàn

quận có 61.262 hộ với 221.893 nhân khẩu, trong đó có 107.074 nam giới (chiếm

48,3%), 114.891 nữ giới (chiếm 51,7%) Quy mô hộ trung bình là 3,5 nguoi/hd.

Công dân thuộc dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số của quận Số người từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ hoặc chồng chiếm 23,4%; 67,2% đã có vợ hoặc chồng.

Ba Đình là quận trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, là trung tâm ngoại

giao đối ngoại của thủ đô Ngoài quảng trường Ba Đình và thành Hà Nội, địa bàn

quận còn là nơi tập trung đông nhất các cơ quan lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, nơi có nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán của các nước, nhiều các cơ quan chuyên môn, văn phòng đại diện, cơ quan, doanh nghiệp nên thực tế s6 lượng dân cư sinh sống trên địa bàn rất lớn (bao gồm cả dân cư ôn định và những người tạm

cư, thuê nhà dé ở) Mật độ dân cư cư trú chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu bức

thiết về chỗ ở của dân cư trên địa bàn Bên cạnh các gia đình có điều kiện kinh tế,

chỗ ở rộng rãi, các gia đình đông con với nhiều thế hệ sinh sống trong cùng một

ngôi nhà vẫn còn nhiều, nhu cầu về diện tích sinh hoạt rất cao Rất nhiều gia đình sinh sống trong tình trạng nhiều người, nhiều thế hệ cùng sinh hoạt trong những

không gian chung, chỗ ăn, ở, học hành, làm việc cùng trong một phòng

Trong nhiệm ky 2015 — 2020, Đảng bộ quận Ba Dinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bảo đảm 3 trụ cột: Giữ vững quốc phòng - an ninh, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội Giai đoạn 2015-2020, kinh tế quận phát triển đúng hướng với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,7%/năm, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư Trên địa bàn quận hiện

có 10.560 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 165.153 tỷ đồng Thu

ngân sách đạt hơn 38.600 tỷ đồng.

16

Trang 24

Trong công tác cải cách hành chính, xây dựng quận theo mô hình cơ quan

điện tử được đây mạnh; trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức ngày cảng được nâng cao Toàn quận thực hiện hiệu quả dịch vụ công

trực tuyến mức độ 3, 4 đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn đạt 99% Là địa bàn trọng yếu về an ninh trật

tự, quận Ba Đình đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính tri, xây dựng thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, không dé bị động, bat ngờ trong moi tình huống; góp phần bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các cơ quan đầu não của

Đảng, Nhà nước, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn.

2.1.3 Tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác quản lý trật tự đô thị.

Với những ưu điểm nổi bật về mặt vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên, quận Ba Đình đã trở thành tụ điểm nơi nhiều người dân các vùng khác muốn nhập cư, sinh sống và những người đang sinh sống trên địa bàn quận rất ít có nhu cầu di chuyên chỗ ở sang các quận, huyện khác Lí do lựa chọn sinh sống ở khu vực này khá đa dạng Nhiều người chuyền nhà đến đây vì dé con

cái được đi học trong những trường đạt chuẩn, người muốn đến vì gần cơ quan, vì

điều kiện sống tốt hơn, vì môi trường sinh hoạt văn hóa hơn, Vì vậy, số lượng

dân cư trên dia bàn quận ngoài ty lệ gia tăng tự nhiên, còn có tỷ lệ tang cơ học thuộc

nhóm cao theo thong kê của Thành phố Hà Nội Điều này khiến nhu cầu về nhà ở,

diện tích ở trên địa bàn quận ngày một lớn Bên cạnh đó, trình độ dân trí trong các

khu vực không đồng đều dẫn đến những quan niệm, sự hiểu biết và chấp hành pháp luật cũng khác nhau Trong đó, các làng như Giảng Võ, Thành Công, Cống Vị, Vĩnh Phúc, tuy đã đô thị hóa nhiều năm nhưng dân cư sinh sống tại đây phan lớn

vẫn là người làng cũ Người dân vẫn giữ những nguyên tắc giải quyết các mối quan

hệ, các sự việc có nhiều đặc điểm mang tính “lệ làng” Pháp luật và cán bộ thi hành pháp luật phải thường xuyên lựa chọn cách tuyên truyền, phô biến dé đưa pháp luật vào cuộc sống nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do thói quen, do lối nghĩ lạc hậu đã được hình thành từ nhiều năm qua.

17

Trang 25

2.1.4 Bộ máy quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Ba Đình.2.1.4.1 Phòng Quản lý đô thị UBND Quận Ba Đình.

Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sang đô thị, cây xanh đô thi; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng

chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bat động san; vat

liệu xây dựng trên địa bàn thành phó; giao thông vận tai và các lĩnh vực khác được

giao theo quy định của pháp luật.

2.1.4.2 Ban chỉ đạo 197 quận Ba Đình.

a) Chức năng, nhiệm vụ.

Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ đạo của các cơ quan trung ương và Thành phố về

công tác đảm bảo trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, văn minh đô thị

trên địa bàn Thành phố (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 197 Thành phó) là tổ chức liên ngành giúp UBND Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch đề ra, chi đạo các

sở, ban, ngành, đoàn thé và chính quyền địa phương các cấp của Thành phố thực

hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác đảm bảo trật tự, trật tự ATGT, trật tự DT, VMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Cơ chế hoạt động.

Ban Chỉ đạo 197 Thành phố thảo luận và quyết định những vấn đề sau:

() Chương trình, kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo 197 Thành phó.

(ii) Thống nhất về phương hướng, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp,

chương trình, kế hoạch công tác đảm bảo trật tự, trật tự ATGT, trật tự ĐT, VMĐT

hàng năm và dai hạn của Ban Chi đạo 197 Thanh phố, tham mưu UBND Thành phó

ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện.

(iii) Chỉ đạo, điều hành, phối hợp lồng ghép hoạt động giữa các chương trình của Thành phố hoặc chương trình, kế hoạch dam bảo trật tự, trật tự ATGT, trật tự DT,

VMĐT đã được UBND Thành phố phê duyệt; Chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện

chương trình, kế hoạch theo những mục tiêu, nhiệm vụ chung; tô chức kiểm tra xử

18

Ngày đăng: 08/04/2024, 02:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w