1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

Đề mục Trang

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNH VẼ CC S222 ceeke 4DANH MỤC CÁC TU VIET TẮT - S2 SSS Sex si 6LỜI CAM ĐOAN Q0 011222 HH HT TH n ng kg tk 7

LỜI CẢM ƠN Q Q2 HH HT TH Hn ng TH ket 8PHAN I: MO DAU oe cece ceeeceeeeeeeeeeeenesneeeeeneeeeeeenteeeeeseneeeeesanees 91 Tính cấp thiết của dé tai 0000 cece 2Q 022221 n HT nh 9

2 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài Lc c2 1n S222 eens 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài cccccc5< - 10

4 Phương pháp nghiên cứu -. -cc sex 115 Kết cấu luận văn - c1 1112211112221 1 111221 151k nu 11PHAN II: NỘI DUNG - E222 1111111255111 111111255511 yn 12CHUONG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE THUE THU NHẬPDOANH NGHIẸP -: 222220202202 21211211211 11111 11 1x re 121.1 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp - 5c c555< 121.1.1 Lịch sử hình thành -.-. - c2 S22 se 121.1.2 Khái niệm và phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 13

1.1.3 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiỆp 14

1.1.4 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp và mục đích áp dụng chính sáchthuê thu nhập doanh nghiỆp - c2 S2 2S se 141.1.5 Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp - 15

1.2 Lý luận chung về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 19

1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 19

1.2.2 Mục tiêu của quản lý thuế thu nhập doanh nghiỆp 20

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiép 20

1.3 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp - 22

1.3.1 Đăng ký thuế và quản lý thông tin người nộp thuế 221.3.2 Khai thuế, tính thuế, nộp thuế - 2222222222 sszxe 221.3.3 Miễn, giảm thuẾ cece 1111211111222 1111111112 nh se 23

Trang 2

1.3.4 Xử lý vi phạm hành chính về thuế ¿ - 222cc css 231.3.5 Tuyên truyền — Hỗ trợ người nộp thuế -cc< c<<c5s: 241.3.6 Kiểm tra, thanh tra thuế : -cc c2 2222221212211 11511511 1xx syn241.3.7 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế +22 + 21122222 25KET LUẬN CHUONG I 2222222221 111112222 2111111 2132111 ce 26

CHUONG II - THUC TRẠNG CONG TAC QUAN LY THU THUE

THU NHAP DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE THANH PHO

Iˆ9)€ 0) áaaaaaỎIỤỌIỒIỒIi 27

2.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lạng Sơn và

Giới thiệu chung về Chỉ cục thuê thành pho Lang Sơn 27

2.1.1 Điều kiện tự nhiên -cc c2 2222222111 11111111551211 11111111 ày 272.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - 2 1 222221111112 21111 112k rem 272.1.3 Thông tin về Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn : 282.1.4 Cơ cau tô chức bộ máy - +22 2111122225255 x*2 292.1.5 Thực trạng hoạt động thu thuế trên địa bàn thành phố Lạng Sơn 31

2.2 Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Chỉ cụcthuế thành phố Lạng Sơn - L c2 2722111112222 21111111 2x22 sryen 352.3 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh

nghiệp của Chỉ cục thuế thành phố Lạng Sơn - 555 632.3.1 Két qua Gan aẢ 632.3.2 Han ché va nguyên nhân của hạn CHẾ 2.22202222201021 2 111 này 68KET LUẬN CHUONG ÏII - 22-2-2112 2 2111111255555 tk2 68CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU THUE THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUÊ

THÀNH PHO LANG SƠN c2 2002200000002 001 11111111111 xnxx yyn 693.1 Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thu thuế

thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới Ó93.1.1 Phương hướng cccn eee een SH ng nh nh nh nh Hy sà 693.1.2 Mục tIÊU c2 QĐ ng SH HH nh vn 69

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại

Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn - -c 5725222222 70

3.2.1 Giải pháp chung ‹ c2 SH ene nh kh eeeeens 70

Trang 3

3.2.2 Giải pháp cụ thỂ .c c2 1112221112211 111111221111 ng nè 703.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế

thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Lạng Son 803.3.1 Đối với Quốc hội và Cơ quan Trung ương - 803.3.2 Đối với Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế ¿+ + eeeeeeeeee eee 80

3.3.3 Đối với Cục thuế tinh Lang Sơn -‹ -. -c c2 S22 ee 81

KET LUẬN CHUONG III -.- 2 c7 22252 1122111122111 35s ng 82PHAN IIT: KET LUẬN - c7 2222221111222 1111 121kg 83

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁẢO ⁄ c2 <<<2222c+++>ccscez 84

Trang 4

DANH MỤC BANG, BIEU DO, HÌNH VE

Bang Trang

Bang 2.1 Kết quả thu nội dia từ năm 2016 — 2019 của Chi cục thuế thành phố

Lang SƠn c ng ng TH SH EE EEE EEE EEE EEE EEE EEE kh sự 36

Bảng 2.2 Tổng hop số thu từ khu vực kinh tế NQD và thuế TNDN khu vực NQD

Của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn - + ¿c2 2222211122222 eens 38

Bảng 2.3 Phân loại các DN hoạt động tại thành phố Lang Sơn từ 2016 — 2019 41

Bang 2.4 Tình hình thay đồi thông tin đăng ký thuế 2016 — 2019 44

Bảng 2.5 Thống kê tình hình nộp tờ khai thuế TNDN - -+++: 48

Bảng 2.6 Kết quả kiểm tra doanh thu tai trụ sở một số doanh nghiệp 52

Bảng 2.7 Kết quả kiểm tra chỉ phí tại trụ sở một số doanh nghiỆp 55

Bảng 2.8 Số liệu nộp thuế điện tử của doanh nghiệp -<+555- 58Bảng 2.9 Tình hình xử lý vi phạm hành chính về thuế từ 2016 — 2019 60

Bang 2.10 Thống kê số liệu các hình thức hỗ trợ người nộp thuế 63

Bang 2.11 Thống kê tình hình kiểm tra tại co quan thuế -‹ - 66

Bảng 2.12 Thống kê tình hình kiểm tra tại trụ sở DN - -68

Bang 2.13 Một vài chỉ tiêu trong hệ thống đánh giá hiệu quả QLT 688 68

Bang 2.14 Số liệu và tỷ trọng nợ thuế giai đoạn 2016 — 2019 71

Biểu đồ TrangBiểu đồ 2.1 Cơ cau thành phần doanh nghiệp tại thành phố Lang Songiai doan 200100201 725“ -ỏa EE 32Biểu đồ 2.2 Tổng hợp số thu từ khu vực kinh tế NQD của Chi cục thuế thành phố| 00:aỒaồẳiiiaiiaaaaiiiiiiiiiiiiaiẳẳaẳaiẳaẳaẳaẳẳẢẳŸ < 39

Biểu đồ 2.3 Tổng hợp số thu từ thuế TNDN khu vực kinh tế NQD của Chi cục thuếthành phố Lạng Sơn c1 1 2222222211111 1125255 111111111111 E8 se 39Biểu đồ 2.4 Các loại hình DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Lạng Sơngiai doan 2016 A0) -saaAIIIỌỒAỒAđdđidđidđiđiđiáđiẳiiIiiiiẳ 42

Biéu đồ 2.5 Tốc độ tăng trưởng DN giai đoạn 2016 — 2019 42

Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng tần suất các hình thức hỗ trợ người nộp thuế 2016 — 2019 64

Biểu đồ 2.7 Tỷ trọng nợ thuế giai đoạn 2016 — 20109 2222 2+ + +22 >*szs272

Trang 5

Hình vẽ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức cán bộ của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn 33Hình 2.2 Quy trình đăng ký thuế đối với doanh nghiệp - 44Hình 2.3 Quy trình khai thuế đối với doanh nghiệp

Trang 6

DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT

STT Thuật ngữ/từ viết tắt Mô ta

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 CỌ ĐKKD Cơ quan Đăng ký kinh doanh

18 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân

19 SXKD Sản xuất - kinh doanh

20 TNDN Thu nhap doanh nghiép21 TNHH Trach nhiệm hữu han

22 TSCD Tài san cố định

23 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan răng bài luận văn tốt nghiệp này là do bản thân tự thực

hiện với sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, các quý cán bộ của Chi cục thuế thành phố

Lạng Sơn và giảng viên hướng dẫn thực tập Không sao chép các công trình nghiên

cứu của người khác và mọi tài liệu tham khảo khác đều được trích dẫn nguồn gốc rõ

Em xin cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực, chính xác, chưa từng được sử dụng trong các luận văn khác.

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Đinh Tiến Đạt

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Qua thời kỳ thực tập kéo dài gần 4 tháng qua tại Chi cục thuế thành phố

Lạng Sơn, thông qua những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế, luận văn tốt

nghiệp nay đã được hoàn thiện cùng với sự giúp đỡ của rất nhiều người Dé có đượcbài luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS Bùi Đỗ Vân - giảng

viên bộ môn Thuê quốc tế và Tài chính công của Viện Ngân hàng — Tài chính,

trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo những

kiến thức quý giá giúp em hoàn thành chuyên đề: “Hoàn thiện công tác quản lý thuthuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn”.

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cácthầy cô là cán bộ giảng viên của trường đã trực tiếp giảng dạy cho bản thân em

trong suốt quá trình học tập, giúp em có kiến thức phục vụ cho nghiên cứu này.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, các quý cán bộ, công chức, viênchức của Chi cục thuế thành phố Lang Sơn đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận

lợi trong quá trình thu thập căn cứ, tài liệu phục vụ những nghiên cứu cần thiết liên

quan đến đề tài.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cạnh em, dù ít hay nhiều, dù là

trực tiếp hay gián tiếp, cũng là động lực giúp em đạt được kết quả như ngày hôm

Em xin chân thành cảm ơn mọi người lần nữa!

Lạng Sơn, ngày 28 tháng 05 năm 2020Tác giả luận văn

Đinh Tiến Đạt

Trang 9

PHẢN I: MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là một khoản thu bằng tiền không hoàn trả trực tiếp, mang tính xácđịnh, tính bắt buộc, tính quyền lực của Chính phủ hay còn được biết đến là mộtkhoản nộp mang tính trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, các cá nhân, tổ chức

trong xã hội đối với Nhà nước nhằm đáp ứng cho các khoản chỉ tiêu công khác nhau

dé phục vụ lợi ích chung Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu và lâu dai của

NSNN mà còn là công cụ quan trọng đề quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo

định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phân phối lại tổng sản pham và thu nhập

quốc dân, hướng đến đảm bảo sự ồn định và thực hiện công bang xã hội , tạo môi

trường thuận lợi và lành mạnh cho kinh doanh phát triển, góp phần to lớn vào sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Ở Việt Nam, thuế trực thu chiếm tỷ trọng

không nhỏ trong tổng thu các khoản thu NSNN từ thuế, trong đó không thê khôngkê đến thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế

tiễn bộ, đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của đối tượng chịu thuế, có xu

hướng đem lại công bằng giữa những đối tượng chịu thuế với nhau Vì vậy, thuế thu

nhập doanh nghiép đóng vai trò to lớn trong việc tạo lập nguồn tài chính cho NSNNvà các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội khác.

Quản lý thu thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riênglà một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế, là một nhánh quan trọng của quảnlý tài chính công Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cần được nhìn nhậnở nhiều góc độ và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc lĩnh vực lập pháp và

hành pháp, tư pháp về thu Công tác này hướng tới các mục tiêu cơ bản là tăng

cường tập trung, huy động day đủ và kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở khôngngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; góp phan tăng cuờng ý thức chấp hànhpháp lụât cho các tổ chức kinh tế; phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập doanh

nghiệp trong nền kinh tế.

Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế cả nước

thông qua Chính sách thuế, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện đề

án chống that thu ngân sách trên nhiều lĩnh vực, Chi cục thuế Thành phố Lang Sonđã không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện tốt các nội dung của công tác quản lý

thuế, đem lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận Tổ chức quan lý về thu thuế từng bước

Trang 10

được cải cách, hiện đại hóa bằng việc kê khai thuế điện tử; trình độ chuyên môn —

nghiệp vụ của các cán bộ thuế ngày càng được nâng cao Số thu thuế từ thuế TNDN

của thành phố tăng qua từng năm nhưng chi với một tỷ lệ còn thấp, chưa tương

xứng với tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn Nguyên nhân chủyếu là do nhận thức về thuế của một số bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế, chưa

năm vững được các nội dung cơ bản của các chính sách, pháp luật về thuế Hơn

nữa, công tác quản lý thuế còn tôn tại những mặt hạn chế nhất định, chưa theo kịptình hình thực tiễn, chưa bao quát hết nguồn thu và là tiền đề của việc thất thoát

Với những phân tích ở trên, việc di sâu vào nghiên cứu công tác quan lý thuếTNDN trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là một đòi hỏi cấp thiết, một nhiệm vụ

trọng tâm trong giai đoạn hiện hành; góp phan tạo cơ sở nguồn thu vững mạnh và

làm tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của Chính sách thuế Vì lý do đó, em chọnđề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuếthành phố Lạng Sơn” có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận lẫn thực tiễn để làm luận

văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bànthành phố Lạng Sơn.

- Đề xuất một số phương án cho Chi cục nhằm hoàn thiện tốt công tác quản lý thuthuế thu nhập doanh nghiệp.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung trong công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, song tậptrung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp dân doanh.

+ Về thời gian: Giai đoạn 4 năm từ năm 2016 đến năm 2019.

+ Về quy mô: Những vân dé quản tri ở cap vi mô - tô chức.

10

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện qua việc thu thập các báo cáo và quy trình nghiệp vụ, phương

pháp luận mà em đưa ra chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp so sánh,

phương pháp phân tích, phương pháp tỷ lệ, phương pháp con số bình quân, phương

pháp thống kê,

5 Ket cau luận văn

Ngoài phân mở dau bao gom tinh cap thiét và mục tiêu nghiên cứu của dé

tài; Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, luận văn được kêt

cau gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tạiChi cục thuế thành phố Lạng Sơn

Chương III: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tạiChi cục thuế thành phố Lạng Sơn

11

Trang 12

PHẢN II: NỘI DUNG

CHUONG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE THUE

THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.1 Lịch sử hình thành

Giai đoạn thuộc địa, không tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp trong hệ

thống thuế Thực dân Pháp đánh các loại thuế khác nhau lên các cá nhân, các loại

hình kinh doanh, hàng hóa khác nhau Các loại thuế phổ biến thời bay giờ là thuếmuối, thuế rượu, thuế thân Những loại thuế đó đã vấp phải nhiều sự phản đối từ

phía người dân.

Năm 1954, sau khi bị phân chia thành hai miền Nam - Bắc, miền Bắc đãtheo học thuyết chủ nghĩa Karl Marx — Lenin xây dựng nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa, còn chính phủ miền Nam Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Mỹ đã bắt đầu chủtrương xây dựng nên kinh tế thị trường.

Theo trích đoạn trong cuốn “The Tax system of Vietnam” của giáo su MiltonC Taylor - một giảng viên, một nhà nghiên cứu đã có nhiều năm làm việc ở Việt

Nam của Đại học Bang Michigan: các cá nhân và doanh nghiệp miền Nam ViệtNam những năm 1960 có thu nhập từ kinh doanh đều phải nộp thuế lợi tức (trừ

những khoản thu nhập từ chứng khoán và lợi nhuận phát sinh từ tài sản) Cơ sở kinh

doanh là công ty thì phải nộp thuế với mức thuế suất là 16%, còn cơ sở kinh doanhphi công ty thì chiu mức thuế là 24% Ngoài ra, miền Nam Việt Nam cũng đã tiến

hành cải cách hệ thống thuế dưới sự tư van của Ngân hàng thé giới (World Bank) và

chính phủ Mỹ hỗ trợ cho công cuộc cải cách này Luật thuế thu nhập năm 1971

được ban hành và có nhiều điểm tương đồng với Bộ luật thu nhập nội địa của Mỹ.Thế nhưng, do tình hình chính trị bất 6n đến giai đoạn giải phóng miền Nam thốngnhất đất nước nên Bộ luật này không có cơ hội áp dụng nhiều.

Kể từ sau thời điểm 30/4/1975, miền Nam và miền Bắc thống nhất; Chínhphủ bắt đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở cả hai miền Chính

sách thuế của miền Bắc cũng đã được áp dụng cho miền Nam Hệ thống thuế lúc

bay giờ chỉ có thuế nông nghiệp, thuế đối với doanh nghiệp nhà nước và thuế đối

với tư nhân Tất cả những loại thuế này dựa trên những văn bản dưới luật Hệ thốngnày ton tại đến cuối thập niên 80.

12

Trang 13

Việc ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta là kết quả của việc cải

cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước và mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới Cùng với các loại thuế khác, thuế đánhtrên thu nhập của doanh nghiệp đã được ban hành Loại thuế đánh trên thu nhập

doanh nghiệp đầu tiên được giới thiệu là thuế lợi tức Thuế lợi tức được áp dụng

đến năm 1999 Loại thuế này có những điều khoản giống như luật thuế lợi tức của

Trung Quốc Theo như luật thuế lợi tức năm 1990, có nhiều loại thuế, mức thuế

đánh lên thu nhập của các doanh nghiệp, tùy thuộc vào thành phần kinh tế Doanhnghiệp nhà nước chịu mức thuế khác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(FDI) Việc sử dụng chính sách thuế như công cụ kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nướcngoài lại dẫn đến sự đối xử không bình đăng giữa các thành phần kinh tế Có thờiđiểm, doanh nghiệp FDI chỉ phải nộp thuế lợi tức với thuế suất 25% (và thuế

chuyền lợi nhuận ra nước ngoài nếu họ chuyền phan lợi nhuận này ra khỏi lãnh théViệt Nam) còn doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế đến tận 45% và có thé cònphải nộp thêm thuế thu nhập bổ sung.

Ngày 10/5/1997, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày

1/1/1999 thay cho Luật thuế lợi tức Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật

thuế TNDN sửa đổi, bồ sung để thay thé luật thu nhập doanh nghiệp năm 1997; luật

thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 Đến

ngày 19 tháng 6 năm 2013, Quốc hội một lần nữa thông qua Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp sửa đổi năm 2008 dé ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa

đổi b6 sung năm 2013.

1.1.2 Khái niệm và phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp1.1.2.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, thuế TNDN còn là một khái niệm trừu tượng, chưa có một kháiniệm cụ thé nào dé định nghĩa chính xác về nó Tuy vậy, dựa theo các quy định về

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ban hành, ta

có thé hiểu như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate income tax) là loại thuế trực thu

đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chỉ phí hợp lý, hợp pháp liên

quan đến thu nhập của đối tượng chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh

doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của

pháp luật.

13

Trang 14

1.1.2.2 Pham vi áp dụng

Bao gồm các van dé về thuế, thuế quan có mang yếu tô phát sinh lợi nhuận

của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa —

dịch vụ.

1.1.3 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệpThuế TNDN có các đặc trưng cơ bản sau:

- Đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếu

từ hoạt động kinh doanh, sản xuất Do đó, đưới góc độ lý luận, để thu nhập được coi

là thu nhập chịu thuế thì phải thỏa mãn 2 điều kiện:

+ Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế không phân biệt tư cách chủ thể là

doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay không có đăng kýkinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật Tổ chức tín dụng, Luật Đầu

+ Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh

trên và các khoản thu nhập khác.

Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có lợi nhuận thì mớiphải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộcmoi thành phan kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Mức độ điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp là rất lớn.

1.1.4 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp và mục đích áp dụng chính sách thuế

thu nhập doanh nghiệp

1.1.4.1 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường

công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược trong từng thời kỳ:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư pháttriển kinh té, xã hội; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh

thô thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yêu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản

Trang 15

số tiền nộp thuế dù cao hay thấp cũng sẽ tác động đến hành vi và hiệu quả kinh

doanh của các doanh nghiệp Vì vậy, việc tính thuế cần dựa vào các chuẩn mực kế

toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp.

- Việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa

đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh

nghiệp tư nhân, đảm bảo việc kinh doanh sản xuất phù hợp với chủ trương, đườnglối phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

1.1.4.2 Mục đích áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Tùy vào từng thời kỳ, việc áp dụng chinh sách thuế sẽ mang lại các mục đíchkhác nhưng chung quy lại, mọi chính sách đề ra vẫn hướng tới 4 mục đích cơ bản

sau đây:

Thứ nhất, tạo cho nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp nói riêng và toàn kinh tế nói chung.

Thứ hai, bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của

tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích cácnhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam.

Thứ tư, tao sự công bang giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phùhợp với tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay.

1.1.5 Nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp1.1.5.1 Đối tượng chịu thuế

Căn cứ vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và Luật Thuế thu nhậpdoanh nghiệp sửa đổi 2013 quy định về các đối tượng có nghĩa vụ phải đóng thuế

thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo

quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 dưới các hình thức: Doanh nghiệp tư nhân,

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trở lên, công ty cô phần, công ty hợp danh và các tô chức khác.

- Doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinhdoanh theo pháp luật nước ngoài và có công ty cơ sở ở Việt Nam (công ty đa quốc

VD: chi nhánh nước ngoài, van phòng đại diện nudc ngoài, đại lý bán lẻ chodoanh nghiệp nước ngoài,

15

Trang 16

- Các đơn vi sự nghiệp công lập hoặc đơn vi sự nghiệp ngoài công lập đuợc thành

lập, công nhận, có tư cách pháp nhân trong hoạt động kinh doanh theo quy định của

luật pháp Việt Nam.

- Các tô chức khác có hoạt động kinh doanh: Hợp tác xã, đơn vi sự nghiệp,

1.1.5.2 Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

hàng hoá - dịch vụ; thu nhập từ chuyên nhượng vốn, chuyên nhượng bat động sản;thu nhập từ quyền sở hữu, quyên sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho

thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập

các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phảitrả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị

bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kề cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất,

kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

1.1.5.3 Thu nhập được miễn thuế

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tô chức được thành lập

theo Luật Hợp tác xã.

- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ, sản phâm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản pham làm ra từ côngnghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao

động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm hội chứng làm suy giảmmiễn dịch ở người (HIV).

- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàntật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp

trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật này.- Khoản tài trợ nhận được đề sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học,

văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

16

Trang 17

1.1.5.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế

a) Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế suất và thu nhập tínhthuế (Lợi nhuận tính thuế)

b) Phương pháp tính thuế

Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế

nhân với thuê suât, được biêu đạt qua công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Doanh thu chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển)

Doanh thu chịu thuế = Tổng doanh thu - Chi phí được trừ

Trong đó:

+ Doanh thu chịu thuế là tổng tat cả các nguồn thu nhập của doanh nghiệp từ cáchoạt động sản xuất, kinh doanh hang hoá, dịch vụ,

+ Tổng doanh thu bao gồm tất cả thu nhập từ việc giao dịch hàng hoá, dịch vụ đã

được trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp đã được nhận hoặc chưa được nhận và các

nguồn doanh thu khác (Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế GTGT nếu kê khai thuế GTGT

theo phương pháp trực tiếp doanh thu đã phải bao gồm thuê GTGT).

+ Chi phí được trừ là tat cả các khoản phát sinh trong đó có chi phí được trừ vàkhông được trừ khi tính thuế TNDN.

+ Các khoản lỗ kết chuyên là những khoản do doanh nghiệp lựa chọn đề bù vào sốlỗ của hoạt động kinh doanh trong trường hợp xảy ra lỗ Phần thu nhập còn lại saukhi đã bù trừ vẫn phải tính thuế.

Các doanh nghiệp có lập quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ (KH & CN) sẽđược miễn tính thuê đối với phan thu nhập trích ra dé lập quỹ Vậy nên công thức

áp dụng cho doanh nghiệp có quỹ phát trién KH & CN sẽ được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Doanh thu tính thuế - Quỹ phát triển KH & CN) x Thuế suất

17

Trang 18

1.1.5.5 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Ưu đãi về thuế suất

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mớitừ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sảnxuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - dao tao, day nghề, y tế, văn hóa,

thé thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian 10 năm.

- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất

- Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời

gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm

không quá thời hạn quy định là 15 năm.

- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiên

doanh nghiệp có doanh thu.

b) Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mớitừ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sảnxuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực

giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thé thao và môi trường được miễn thuế

tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã

hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộptối đa không quá 4 năm tiếp theo.

- Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiêndoanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập

chịu thuế trong 3 năm đầu, kề từ năm đầu tiên có doanh thu thi thời gian miễn thué,giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

18

Trang 19

c) Các trường hợp giảm thuế khác

- Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp bang số chi thêm cho lao động nữ.

- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế

thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

d) Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định ở trên chỉ áp dụng đối với doanhnghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.

- Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

được ưu đãi thuế quy định trong luật với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanhkhông được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ

hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ doanh thugiữa hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của

thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập

các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay doi được; thu khoản nợ phảitrả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị

bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kế cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất,

kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quýhiểm khác;

+ Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật;+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

1.2 Lý luận chung về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm về quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp là quá trình Nhà nước sử dụng hệ

thống các công cụ và phương pháp thích hợp trong hoạt động quản lý tài chính,

quản lý nhà nước tác động lên lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, làm cho chúng

vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra.

19

Trang 20

1.2.2 Mục tiêu của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Tuy vào đặc điểm của từng nước mà QLT sẽ có các mục tiêu khác nhau.

Song nhìn chung mục tiêu của quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giốngnhư mục tiêu chung của quản lý thuế:

Thứ nhất, phải tập trung, huy động day đủ, kip thời số thu cho NSNN trên cơ sởkhông ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu

Thứ hai, phải tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Thứ ba, phát huy tôi đa vai trò của thuế trong nền kinh tế

Thứ tư, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tô chức kinh tế và quần

chúng nhân dân.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Môi trường hoạt động trong kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp luôn chịuảnh hưởng từ nhiều nguồn Hiệu quả của công tác quản lý thuế cũng vậy, nó đề cậpđến sự ràng buộc chặt chẽ giữa các yếu tô bên trong lẫn yếu tố bên ngoài.

1.2.3.1 Yếu tố khách quan

a) Hệ thống chính sách thuế, pháp luật thuế

Đi cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống chính sách thuế, pháp luậtthuế và quản lý thuế của Việt Nam đã được sửa đổi qua từng năm, từng bước được

bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng những yêu cau dé ra và nâng cao năng lực cạnh tranh

cho các DN.

Một hệ thống chính sách thuế, pháp luật thuế chồng chéo nhau, chắp vá,

thiếu căn cứ, thiếu cơ sở sẽ gây ra lạm thu, thất thu lớn cho NSNN Ngược lại, với

một hệ thống chính sách thuế, pháp luật thuế xây dựng một cach chặt chẽ, logic,

mang tính khoa học cao đi cùng với sự đơn giản, dễ hiéu, dé thực hiện và 6n định sẽ

là chìa khóa thúc đây hệ thống thuế vận hành hiệu quả hơn nữa.b) Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan thuế

Vừa hoạt động độc lập mà vẫn đạt được hiệu quả cao là điều không hề dễ

dàng chút nào và gần như là bất khả thi đối với không chỉ ngành thuế mà nhiều

ngành khác cũng vậy Đây là thách thức vô cùng khó khăn, vì vậy, ở cấp độ quản lý,việc phối hợp giữa các cơ quan liên ngành là việc cần thiết, nhằm tăng cường hơn

nữa sự gắn kết, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động công thuộc phạm trù quản lý

nhà nước.

20

Trang 21

- Kinh tế: yếu tố kinh tế được xem là yếu tố tác động trên phạm vi rộng hàng đầu.

Vì khi nền kinh tế vững mạnh, các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị vật chat và tinhthần cho xã hội, làm cho số thu thuế đến từ khu vực doanh nghiệp được cải thiện,

phúc lợi xã hội cũng từ đó tăng theo.

- Chính tri: yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động thực hiệnpháp luật của các chủ thé pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, co quan nhà nước có

thấm quyền áp dụng pháp luật, cụ thé ở đây là về pháp luật thuế Lập trường củaChính phủ về chính trị tốt sẽ thúc đây hoạt động đầu tư, kinh doanh, không chỉ ở

trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài nữa.

- Xã hội: có thé bao gồm nhiều yếu tố con khác như tình trạng thất nghiệp, bat bình

đăng thu nhập hay ý thức về nghĩa vụ của cá nhân hoặc tập thé, Môi trường xã hộisẽ tác động đến hành vi lựa chọn biện pháp quản lý phù hợp với mỗi địa phương

của cơ quan thuế.

1.2.3.2 Yếu tổ chủ quan

a) Tổ chức bộ máy

Dé phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước, yêu cầu cấp bách đặt ra là

phải tô chức bộ máy thu thuế tinh gọn, hiệu lực đi đôi với hiệu quả, thực hiện đúngchức năng, nhiệm vụ được giao; vận hành một cách linh hoạt, chặt chẽ, thống nhất

trong cả nước.

b) Nhân sự

Day là một trong những yếu tô quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến

thành quả của công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phẩm chất đạo đức, năng lực, phong thái làm việc, trình độ nghiệp vụ củanhững người thực thi công vụ thuế được nâng cao sẽ làm cho hiệu quả tăng theo.

c) Cơ chế vận hành

Cơ chế vận hành (Quy chế làm việc) cũng là một trong những yếu tổ tác

động không nhỏ đến hiệu quả quản lý thu thuế TNDN Nếu quy chế làm việc hợp lýthì việc vận hành các hoạt động về thuế sẽ diễn ra trơn tru hơn, hiệu quả cũng từ đó

mà tăng lên.

21

Trang 22

1.3 Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.1 Đăng ký thuế và quản lý thông tin người nộp thuế

Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của người nộp thuế theomẫu quy định và nộp tờ khai cho co quan quản lý thuế dé bắt đầu thực hiện nghĩavụ về thuế với nhà nước theo các quy định của pháp luật Đăng ký thuế là nội dung

đầu tiên của quy trình quản lý thuế Thông qua hoạt động này, cơ quan thuế sẽ nắmbắt được những thông tin ban đầu của đối tượng nộp thuế như tên đầy đủ, địa chỉ,

ngày sinh, điện thoại, e-mail va từ đó tiến hành những hoạt động quản lý cụ thê.Tùy từng nước, đối tượng đăng ký thuế nộp hé sơ đăng ký thuế cho cơ quan chịutrách nhiệm Trong thời gian sớm nhất đối tượng đăng ký thuế sẽ nhận được giấy

chứng nhận đăng ký thuế có mã số thuế riêng Mã số thuế là một dãy các chữ số

được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất dé cấp cho từng đối tượng nộp thuế Ở

một số nước, mã số thuế còn gồm cả các ký tự alphabet MST cũng bao gồm chữ sốdé kiểm tra Mã số thuế dé nhận biết, xác định từng người nộp thuế và có quy định

khác nhau giữa các nước Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế đề thực hiện cácthủ tục kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan hải quan.

Người nộp thuế phải ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dich như: hóa đơn,

chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ và phải sử dụng mã số thuế khi mở tài khoản

tiền gửi tại ngân hàng hoặc tô chức tín dụng khác Người nộp thuế có trách nhiệm

khai báo các thông tin thay đổi của mình cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng kýthuế Cơ quan thuế sử dụng mã số thuế đề quản lý người nộp thuế và ghi mã số thuếtrên mọi giấy tờ giao dịch với người nộp thuế.

1.3.2 Khai thuế, tính thuế, nộp thuế

Việc tính thuế có thể do cơ quan thuế hoặc đối tượng nộp thuế thực hiện.Tùy điều kiện từng nước, van dé này được quy định khác nhau Và đôi khi trong

một nước, cơ quan thuế vừa dé cho DTNT tự tính thuế, vừa áp dụng ấn định thuế

cho những đối tượng nhất định Tiền thuế có thể nộp tại kho bạc nhà nước, tại cơ

quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua tổ chức được cơ quan

quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế, thông qua ngân hàng thương mại, tô chức tín dụngkhác và tô chức dịch vụ theo quy định của pháp luật Ở các nước phát triển, hệ

thong thanh toán hiện đại, việc khai thuế và nộp thuế được thực hiện qua mạng.

Điều này giúp giảm bớt nhân lực của ngành thuế và cũng tạo điều kiện cho doanhnghiệp giảm thiéu thời gian giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế Ở nhiều nước hệthong thanh toan kém hién dai, co quan thué tiép nhận tờ khai thuế trực tiếp và thu

nộp thuê trực tiêp băng tiên mặt nên áp lực công việc đè nặng lên cơ quan thuê.

22

Trang 23

Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực Vì vậy, khai thuếđiện tử và nộp thuế qua mạng là tiêu chí phan đấu của tat cả các cơ quan thuế các

nước trên thế giới.

1.3.3 Miễn, giảm thuế

Miễn thuế là việc không áp dụng nghĩa vụ thuế đối với đối tượng nộp thuế

do thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định Đối tượng miễn thuế ở đây làcác doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế nhưng thỏa mãn điều kiện được miễn.

Giảm thuế là việc cơ quan có thâm quyền cho phép đối tượng nộp thuế đượcgiảm một khoản tiền thuế trong số thuế đáng ra phải nộp khi thỏa mãn điều kiện

giảm thuế.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động SXKD, Nhà nước đưa ra các chính sáchvề miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Điều này giúp cho doanh nghiệp dễthở hơn khi không phải đặt nặng vấn đề về số tiền thuế phải nộp nữa, nhất là những

doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động thấp.1.3.4 Xử lý vi phạm hành chính về thuế

Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế

do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự

công và tô chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Xử lý vi

phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thê có thâm quyền căn cứ vào cácquy định hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với

các tô chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Trong cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp, chế tài xử ly vi phạm pháp luật thuếkhông phải là mục tiêu chính của QLT mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích

sự tuân thủ thuế Trên bình diện tông thé của QLT, xử ly vi phạm pháp luật thuế

thường mang tinh “răn đe” dé hướng đối tượng nộp thuế thực hiện sự tuân thủ pháp

luật thuế Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát

hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc day

các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ thuế hiệu quả hơn, Ngược lại, nếu hệ

thống thúc đây và xử phạt yếu sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự không chấp hành

sang đối tượng khác Ngoài ra, xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm đảm bảo sự côngbăng trong việc đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật

thuế Bởi vậy, việc quy định những nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trongpháp luật quản lý thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết.

23

Trang 24

1.3.5 Tuyên truyền — Hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền là hoạt động với mục tiêu phổ biến, truyền bá những tư tưởng,quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến đến quần chúngnhân dân là NNT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác cũng như hiệu quả QLT.

Hỗ trợ người nộp thuế là sự giúp thêm cho NNT hiểu đúng, đủ, kịp thời, các

quy định pháp luật về thuế, đồng thời giúp cho NNT thuần thục các kỹ năng tính

thuế, khai thuế và làm các thủ tục liên quan đến nộp thuế (hay nói cách khác là

hướng dẫn các luật thuế, cung cấp các giải đáp thắc mac dé NNT thực hiện tốt chínhsách thuế).

1.3.6 Kiểm tra, thanh tra thuế

Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với cáchoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiệnthủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằmđảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời song kinh tế xã hội.Kiểm tra, thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dt liệu liên

quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế,xác minh và thu thập chứng cứ dé xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sởcủa người nộp thuế Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thườngxuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông

tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế được luật pháp quy định cụ thé trong các

trường hợp khác nhau ở từng nước.

Thanh tra thuế thường được thực hiện đối với các doanh nghiệp có ngành

nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng Việc thanh tra thuế được thựchiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm Kế hoạch thanh tra được lập dựa trên

cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người

nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế dé lựa chọn đối

tượng lập kế hoạch thanh tra Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung như đối

tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiếnhành thanh tra Ngoài ra, thanh tra thuế được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm

pháp luật về thuế hoặc dé giải quyết khiếu nại tố cáo.

24

Trang 25

1.3.7 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quản lý thu nợ thuế là công việc đòi hỏi khá nhiều nguồn lực của cơ quan

thuế Đây là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo huy động day đủ va

kịp thời số tiền thuế cho NSNN Quản lý thu nợ thuế gồm các công việc như gửi

thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, thông báo số tiền phạt chậm nộp, phân tích

tình trạng nợ thuế, tổng hợp, phân loại nợ, lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện

pháp thu nợ, cưỡng chế thuế, báo cáo kết quả thu nợ Các công việc này nếu thực

hiện thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của cơ quan thuế nên việc triển khai áp

dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế là một nhu cầu khách quan Cơ quan

thuế các nước có thể sử dụng các phần mềm quản lý nợ hiện đại để tiện phục vụ

công tác quan lý thu nợ và cưỡng chế thuế Các biện pháp cưỡng chế thuế được quyđịnh cụ thê trong luật thuế từng nước Các biện pháp cưỡng chế thuế truyền thống

gồm có trích tiền từ tài khoản của đối tượng nộp thuế, yêu cầu phong tỏa tài khoản,khấu trừ một phan tiền lương hoặc thu nhập, kê biên tai sản, bán đấu giá tài sản kêbiên, thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh

doanh Ở nhiều nước, trong cơ cấu tô chức của cơ quan thuế có phòng chức năngriêng thực hiện quản lý thu nợ thuế Phòng chức năng này có các nhiệm vụ như:

Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ Hướng dẫn, chỉ đạo,kiểm tra công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế Trực tiếp theo dõi tình hình

nợ, lập danh sách đối tượng nợ thuế và thực hiện phân loại nợ thuế, phân tích tình

trạng nợ thuế của từng ĐTNT Thu thập thông tin về người nộp thuế đề phân tíchnghiên cứu và dé xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế Thực hiện

các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tong hop két qua thu hồi

tiền thuế nợ, tiền phạt Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tacquản lý nợ, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

25

Trang 26

KÉT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I tong hợp những cơ sở lý luận cơ bản nhất về thuế thu nhập doanhnghiệp, bao gồm: lịch sử ra đời, khái niệm, đặc điểm, vai trò và mục đích áp dụngchính sách thuế thu nhập doanh nghiệp; những văn bản pháp luật, những quy địnhchung và căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp Chươngtiếp theo sẽ trình bày về tình hình thực tế của Chi cục thuế thành phố Lạng Sơn,

xoay quanh công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Lạng Sơn.

26

Trang 27

CHUONG II - THUC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN LY THU THUE

THU NHAP DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE THANH PHO LANG SON

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Lang Sơn và

giới thiệu chung về Chỉ cục thuế thành phố Lạng Sơn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phó Lang Sơn là một Thành phó trẻ, Thành phố thương mại cửa khâu

đang trên đà phát triển sôi động; là cửa ngõ giao lưu Kinh tế - Văn hoá của cả nước với

đất nước Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

Thành phố Lạng Sơn với dân số tổng cộng là 208.190 người (trong đó thành thịchiếm 75,45% còn nông thôn chiếm 24,55%) và mật độ dân số 2.452 người/km? (số

liệu từ 1/4/2019 theo Wikipedia) là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và thương mạicủa tỉnh Lang Sơn với tổng diện tích tự nhiên 7.793,75 ha, nam ở 21°45’ - 22°00’ vĩ độBắc và 106939° - 107000” kinh độ Đông, có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp các xã Thụy Hùng, Thạch Đạn huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp các xã Song Giáp, Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng

Giáp huyện Văn Quan;

- Phía Đông giáp các xã Gia Cát, Tân Liên, Hop Thành và thị tran Cao Lộc

huyện Cao Lộc;

- Phía Nam giáp xã Yên Trạch huyện Cao Lộc.

Thành phó là đô thị loại II với 8 đơn vị hành chính xã, phường, bao gồm 5

phường và 3 xã: phường Vĩnh Trại, phường Tam Thanh, phường Chi Lăng, phường

Hoàng Văn Thụ, phường Đông Kinh, xã Mai Pha, xã Hoàng Đồng và xã QuảngLạc; năm cách thủ đô Hà Nội 154 km về hướng Đông Bắc, cách biên giới VIỆt -

Trung 18 km đồng thời nằm liền kề với khu tam giác kinh tế trọng điểm, năng độngcủa miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Thành phố còn có các tuyến giaothông quan trọng mang tính chiến lược phát triển kinh tế xã hội chạy qua như tuyến

Quốc lộ 1A, 4B, tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Co cau kinh tế của thành phố chủ yếu là phát triển thương mại du lịch dichvụ (chiếm 59,8%), công nghiệp — xây dựng (chiếm 35,5%) và nông — lâm — nghiệp

(chiếm 4,7%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn được duy trì ôn địnhvới mức tăng bình quân hàng năm đạt từ 10 — 11% GDP bình quân đầu người đạt78,12 triệu đồng/người/năm.

27

Trang 28

Sau 18 năm ké từ khi thành phố Lang Sơn từ đô thị loại III trở thành đô thị

loại II, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 85% lên 87%, diện tích đất xây dựng đô

thị tăng từ 6,52 km” lên 10,87 km”; lượng khách du lịch, tham gia các hoạt động xây

dựng, thương mại, du lịch lưu trú tại thành phố tăng từ 174.000 lượt ngườưnăm lên

4,9 triệu lượt người/năm.

Tính đến tháng 4/2019, toàn tỉnh có 2.760 doanh nghiệp đăng ký hoạt động,trong đó trên địa bàn thành phố có 1.062 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt

động trên tông số 1.138 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký hoạt động trên địa

bàn; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (bao gồm cả các đơn vi sựnghiệp công lập, hợp tác xã ) là 79 và số hộ kinh doanh cá thê là 3.007 hộ Hàng

năm, số lượng các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, các hộ

kinh doanh trên địa bàn không ngừng tăng.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thành phần doanh nghiệp tại thành phố Lang Sơn

giai đoạn 2016 - 2019

8 Doanh nghiệp NQD trên địa bàn TP

Doanh nghiệp NQD toàn tỉnh

(Nguồn: Chỉ cục thuế thành phố Lang Son)2.1.3 Thông tin về Chi cục thuế thành phố Lang Sơn

- Địa chỉ: số 10 Lê Đại Hành, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn.

- Điện thoại: (0205) 3 874 849

- Mã số thuế: 4900142893-001

- Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động

- Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế tỉnh Lạng Sơn

- Đại diện pháp luật: Chi cục trưởng Lý Quốc Quyền

28

Trang 29

2.1.4 Cơ cau tô chức bộ máy

- NGHIỆP VU -DỰ

TOAN - PHAP CHE

DOI TUYEN TRUYEN HO TRỢ NNT - TRƯỚC

-BA - THU KHÁC

DOI QLT CAP XÃ,PHƯỜNG

- Sé công chức có trình độ cao học: 02 người (2,2%)

- SỐ công chức có trình độ đại học, cao đăng: 53 người (57,6%)

- _ Số công chức có trình độ trung cấp: 32 người (34,8%)

- Chung chỉ khác: 5 người (5,4%)

Vệ cơ bản, đội ngũ công chức của Chi cục có trình độ trung cap trở lên; cácvị trí công tác cơ bản đáp ứng tôt yêu câu, nhiệm vụ.

29

Trang 30

+ Ba Cao Huong Giang (Phụ trách)

+ Ong Ngô Van Vuong (Phụ trách)

+ Ông Nguyễn Văn Hướng (Phụ trách)

2.1.4.3 Các Đội thuộc Chi cục

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ: Tổng sỐ công chức, laođộng: 10 người; trong đó: 05 công chức (Đại học: 03; Trung cấp: 02) và 05 laođộng hợp đồng (Đại học: 01; Chứng chỉ khác: 04); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác: Tổng số công

chức, lao động: 12 người; trong đó: 11 công chức (Đại học: 03; Cao đăng: 01;

Trung cấp: 07) và 01 lao động hợp đồng (Đại học: 01); 01 Đội trưởng; 02 Đội phó.- Đội Kiểm tra thuế số 1: Tổng số công chức: 14 người; (Đại học: 12; Trung cấp:

01; Cao đăng: 01); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội Kiểm tra thuế số 2: Tổng số công chức, lao động: 10 người; trong đó: 10 công

chức (Đại học: 05; Trung câp: 05); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế (sau đâygọi tat là Đội Kê khai): Tống số công chức, lao động: 11 người; trong đó: 10 công

chức (Cao học: 01; Đại học: 07; Trung câp: 02) và 01 lao động hợp đông (Đại học:01); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội quan lý thuế liên xã, phường I (phường Tam Thanh, xã Hoang Đồng): Tổng

số công chức: 06 người (Đại học: 02; Trung cấp: 04); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội quản lý thuế liên xã, phường II (phường Chi Lăng, xã Quảng Lạc, xã Mai

Pha): Tông sô công chức: 05 người (Đại học: 04; Trung câp: 01); 01 Đội trưởng.

- Đội quản lý thuế phường Đông Kinh: Tổng số công chức: 04 người (Đại học: 03;

Trung cap: 01); 01 Đội trưởng; 01 Đội phó.

- Đội quản lý thuế phường Hoàng Văn Thụ: Tổng số công chức: 09 người (Đại học:

05; Trung cấp: 04); 01 Đội tưởng; 01 Đội phó.

- Đội quản lý thuế phường Vĩnh Trại: Tổng số công chức: 07 người (Đại học: 02;

Trung cấp: 05); 01 Đội trưởng.

30

Trang 31

2.1.5 Thực trạng hoạt động thuế trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

2.1.5.1 Tình hình thu nội địa nộp NSNN

Bảng 2.1 Kết quả thu nội địa từ năm 2016 — 2019 củaChi cục thuế thành phố Lạng Sơn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Dự toán UBND Số thuthực Tỷlệsosánh Tỷ lệ so sánh

thành phố giao hiện số thu thực số thu thực

hiện với dự hiện với năm

toán trước

2016 198.000 237.598 120,00%

-2017 283.715 363.326 128,06% 152,92%2018 351.100 461.883 131,55% 127,13%2019 422.000 488.792 115,83% 105,83%

(Nguôn: Báo cáo thực hiện thu ngân sách 5 năm từ năm 2014 - 2019)

Nhân xét: Nhìn chung, thu nội địa nộp NSNN đã đạt được nhiều kết quả tíchcực Dự toán pháp lệnh và số thu thực tế giai đoạn 2016 — 2019 đều tăng qua các

năm So với dự toán pháp lệnh thì số thu thực tế luôn vượt mức và duy trì ở mức lớnhơn 115,0% Tỷ lệ thu thực tế của năm sau so với năm trước bình quân đạt khoảng

128,0%, tuy nhiên có biến động tăng vọt lên trên gần 153% ở năm 2017 và giảm

xuống còn khoảng gần 127% ở năm 2018 và 106% ở năm 2019 Mặc dù số thu thựctế so với cùng kỳ đều tăng, tuy vậy tỷ lệ tăng chưa được duy trì ở mức ổn định và códấu hiệu giảm qua từng năm Nguyên nhân là do cơ cấu nguồn thu chưa thực sự đáp

ứng mong đợi Số thu tăng chủ yếu đến từ thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thuếthu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ giađình, cá nhân kinh doanh trong khi đó số thu từ thu nhập chịu thuế của hoạt động

sản xuất — kinh doanh lại chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của khu vực

Dé đạt được kết quả trên là nhờ sự chuyển mình kha quan của nền kinh tế;đồng thời các cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế đã cùng nhau phối hợp, rà soát,tăng cường công tác quản lý thu thuế, kiểm tra việc kê khai thuế, quyết toán thuế

của doanh nghiệp một cách sát sao; thu hồi nợ đọng còn tồn tai; thực hiện thu đúng,thu đủ, thu kịp thời số phát sinh vào NSNN Ngoài ra, Ban Chỉ đạo thu NSNN

thành phố đã luôn sát sao trong công tác chi đạo Chi cục thuế tích cực triển khai

31

Trang 32

đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống that thu ngân sách và cùng các cơquan chức năng đã đôn đốc thu một số khoản đột biến theo kiến nghị của Thanh tra

ban ngành, Kiểm toán Nhà nước, giúp tác động tích cực đến kết quả công tác kêkhai, nộp thuế của các đối tượng có nghĩa vụ nộp thué.

2.1.5.2 Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc

Đánh giá sơ bộ diễn biến tổng thu nội địa khu vực kinh tế ngoài quốc doanhthời gian qua, nhìn chung số thuế thu được có chiều hướng tăng nhưng không nhiều.Bên cạnh đó, tỷ trọng sắc thuế thu không đồng đều dẫn đến kỳ vọng về thu thuế thunhập doanh nghiệp từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không cao, được dẫn

chứng theo bảng dưới sau:

32

Trang 33

Bảng 2.2 Tổng hợp số thu từ khu vực kinh tế NQD và thuế TNDN khu vực NQD của Chi cục thuế thành phố Lang Sơn từ 2016 —

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2016 2017 2018 2019

Chỉ Dự | Số thu | Tỷ lệ so sánh | Dự toán | Số thu | Tỷ lệ so sánh | Dự toán | Số thu | Tỷ lệ so sánh | Dự toán | Số thu | Ty lệ so sánh

tiêu toán thực | số thu với dự Cục thực | số thu với dự Cục thực | số thu với dự Cục thực số thu với dự

Cục hiện toán (%) giao hiện toán (%) giao hiện toán (%) giao hiện toán (%)

Trang 34

Biểu đồ 2.2 Tông hợp số thu nội địa từ khu vực kinh tế NQD

giai đoạn 2016 — 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

và Thông tư 78/2014/TT-BTC khi áp dụng thuế suất 20% cho tất cả các doanh

nghiệp không kê doanh thu là bao nhiêu thay vì áp dụng mức 22% cho các doanhnghiệp có tông doanh thu một năm từ 20 tỷ đồng trở lên bắt đầu từ ngày 1/1/2016thì Cục thuế đã quyết định tăng mức thu dự toán lên 6.200 triệu đồng Tuy nhiên số

34

Trang 35

thu thực tế của giai đoạn 2017 - 2018 có tăng nhưng lại không đạt được kỳ vọng

như dự toán đề ra Có thê giải thích là do tình hình hoạt động kinh doanh - sản xuất

hàng hoá, dich vụ của doanh nghiệp giữ ở mức bình ổn, chỉ biến động nhẹ Đến

năm 2019, số thu từ thuế TNDN khu vực NQD của Chỉ cục có bước nhảy vọt mạnh

mẽ khi đạt mức 10.108 triệu đồng, tỷ lệ vượt dự toán 6.000 triệu đồng là gần

168,5% Nguyên nhân là do trong năm 2019 này đã có 2 doanh nghiệp tự giác chấphành nộp thuế từ thu nhập chuyên nhượng bat động sản ngay trong 2 quý dau tiên

của năm Hai doanh nghiệp đó là Hợp tác xã Chiến Thắng với số tiền 1,67 tỷ đồngvà Công ty Cô phan Đầu tư Bác Nguyên với số tiền 1 ty đồng, chiếm 26,4% cơ causố thu của năm.

Như vậy có thể thấy, công tác quản lý thuế của Chi cục đang dần được hoàn

thiện qua từng thời kỳ Mặc dù vậy, vẫn còn tồn đọng một số vấn đề cần làm rõ và

giải quyết trong công tác quản lý thuế của Chi cục Chúng ta sẽ xem xét cụ thể ở các

mục dưới đây.

2.2 Thực trạng công tac quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuếthành phố Lạng Sơn

2.2.1 Công tác quản lý thông tin người nộp thuế và quản lý đăng ký thuế

Quản lý công tác lưu trữ thông tin người nộp thuế và quản lý đăng ký thuế là

khâu đầu tiên mang ý nghĩa tiên quyết, là nền móng cho những khâu tiếp theo trong

việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Việc thực hiện tốt công tác quản lý đăng

ký thuế và công tác lưu trữ thông tin người nộp thuế giúp cơ quan thuế thống kê,

nam bắt được thông tin, tình hình hoạt động kinh doanh — sản xuất, quy mô tô chứccủa doanh nghiệp, thông qua đó có những biện pháp thích hợp dé vừa phòng chốngthất thu về thuế, vừa tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp phát triển,

cạnh tranh công băng với nhau.

a) Công tác quản lý thông tin người nộp thuế

e Tinh hình quản lý các doanh nghiệp:

Đề đạt được hiệu quả tối ưu về thu thuế thì việc quản lý đối tượng nộp thuế

phải là tiên quyết; là tiền đề để phát triển, thực hiện các công tác quản lý thuế khác.Việc quản lý đối tượng nộp thuế dựa trên cơ sở quản lý về đăng ký kinh

doanh và đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế Đối với doanh nghiệp,

cơ quan thuế cần nắm bắt được các thông tin trên dé tiến hành phân loại và có

những biện pháp giám sát thích hợp; kết hợp đối chiếu, kiểm tra hồ sơ kê khai theo

cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

35

Trang 36

Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được phòng Đăng ký kinh doanh của

Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế và sau đó đồng bộ hồ

sơ đăng ký thuế lên hệ thống cho bên Chi cục thuế Doanh nghiệp cần khai báo bổsung nếu có sự thay đồi về tình hình kinh doanh như: tam dừng kinh doanh có thờihạn; ngừng hoạt động do bị tước giấy phép hoặc giải thể doanh nghiệp/chấm dứt

hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện dé hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực;di chuyền sang địa phương khác (trường hợp này mã số thuế vẫn giữ nguyên nhưng

sẽ chuyền cho cơ quan thuế khác quản lý).

Bảng 2.3.Phân loại các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Lạng Sơn

3 DNTN 47 2 33 4 28 2 22 24 HTX 9 0 15 0 20 1 21 05 Khac 66 1 79 2 97 4 107 3

6 Tổng 779 30 900 45 972 75 1057 79

(Nguồn: Báo cáo giao ban kết quả công tác năm của Đội Kê khai từ 2016 — 2019)

36

Trang 37

Biểu đồ 2.4 Các loại hình DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

T T T

0 5 10 15 20 25

Số lượng doanh nghiệp dang hoạt động theo từng loại hình có xu hướng tăng

qua từng năm, trong đó Công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giaiđoạn 2016 - 2019, bình quân 13,71% Cụ thể, năm 2016 số lượng doanh nghiệp làCông ty TNHH là 469; sang năm 2017 con số này là 578, số doanh nghiệp tăng

thêm là 109 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 23,24% so với cùng kỳ; Năm 2018 số lượngdoanh nghiệp tăng có ít hơn so với 2017 khi con số đạt được là 50, tỷ lệ 8,65%.Năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng số lượng so với cùng kỳ vẫn giữ ở mức gần bằng so

với năm trước là 9,24% khi số lượng doanh nghiệp tăng thêm là 58.

37

Trang 38

Loại hình Công ty Cô phan cũng tương tự loại hình Công ty TNHH, tuy vậychỉ tăng trưởng ở mức khá Từ năm 2016 đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp

đang hoạt động tăng lên là 33, tăng gần 17,55% trong cả giai đoạn 4 năm — con sốkhá khiêm tốn so với 217 doanh nghiệp (tỷ lệ 46,27%) thuộc loại hình Công ty

Khối DNTN - DVSN - HTX, QTDND - CTCK nhìn chung cũng tăng nhưcác loại hình doanh nghiệp còn lại nhưng không đáng kể, bằng chứng là tỷ trọng cơ

cau của khối loại hình này luôn ở mức thấp Qua bảng và biểu đồ phân tích trên, dễ

thấy năm 2016 tỷ trọng cơ cấu là 15,66% với 122/779 DN đang hoạt động nhưngđến năm 2019 tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn 14,19% với 150/1057 DN đang

hoạt động (giảm ~0,4% mỗi năm).

Nhìn theo một cách tông quan, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

tăng theo từng năm đóng góp tích cực vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, xuấtkhẩu và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động Tốc độ gia tăng số lượng

doanh nghiệp còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội đề ra qua từng năm của UBND thành phó Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp có

quy mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn mặc dù số lượng doanhnghiệp có quy mô cỡ vừa đang tăng lên, chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 2,2%trong 3 năm qua, nhưng vẫn là rất khiêm tốn so với các tỉnh thành khác.

e Tình hình quản lý thông tin người nộp thuế là doanh nghiệp:

Nhằm tăng cường thu thập dữ liệu, quản lý thông tin người nộp thuế là doanhnghiệp trên địa bàn, tuân theo sự chỉ đạo và nhiệm vụ đề ra từng giai đoạn của BTCvà TCT, Chi cục thuế đã thực hiện nhiệm vụ triển khai sử dụng các ứng dụng điệntử về thuế cho toàn hệ thống đơn vi, phục vụ các yêu cầu trọng tâm của công tác

QLT như: Hệ thống QLT tập trung (TMS); Phần mềm quản lý tờ khai, xử lý tờ khai(HTKK); Hệ thống thuế điện tử (E-tax)

b) Công tác quản lý đăng ký thuế

e_ Quy trình đăng ký thuế đối với doanh nghiệp:

38

Trang 39

Hình 2.2 Quy trình đăng ký thuế đối với doanh nghiệp

khai, ho sơ Sở KH&ĐT

theo quy định thủ tục hànhchính thuếvới nhà nước

xử lý trong 2

ngày, ngày

thứ 3 trả kếtquả

© Công tác thay đối thông tin đăng ký thuế:

Bảng 2.4 Tình hình thay đồi thông tin đăng ký thuế 2016 — 2019

Nội dung 2016 2017 2018 2019

Tiếp nhận hồ sơ và cấp mới MST (mau 08-MST) 184 223 266 236Đăng ký khấu hao tài sản, đăng ký giá

Chuyển địa bàn, chuyển CỌT QL

Thay đổi thông tin đăng ký thuế khác

(Nguôn: Báo cáo giao ban kết quả công tác năm của Đội Kê khai từ 2016 — 2019)

Nhờ tuân thủ tốt Quy trình trao đôi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa

CQT và CQ ĐKKD, Chi cục thuế đã chủ động liên lạc, phối hợp với Phòng Dang

ký kinh doanh của Sở KH&DT theo định kỳ dé nắm bắt thông tin và tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp; thực hiện rà soát chặt chẽ, đối chiếu với danh bạ người

nộp thuế dé xác định chính xác số lượng trạng thái DKT của tô chức như số lượng

NNT đang hoạt động, NNT không hoạt động tại dia chỉ đã đăng ký, NNT ngừng

hoạt động và đã/chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực hoặc NNT tạm ngừng

kinh doanh có thời hạn; đôn đốc DN bồ sung các thông tin đăng ký thuế day đủ một

cách kip thời, minh bạch.

39

Trang 40

Trong những năm vừa qua, Chi cục đã nỗ lực thực hiện công tác thay đổi

thông tin cho doanh nghiệp, tránh tình trạng chậm trễ, trì hoãn kéo dài, xử lý một

cách nhanh chóng — thuận lợi, đáp ứng được sự hài lòng của doanh nghiệp khi làm

việc với cơ quan thuế Quan sát bảng trên, số lượt thay đổi thông tin đăng ký thuế

của cơ quan bình quân trong giai đoạn 4 năm từ 2016 — 2019 là 876 lượt, trung bình

giải quyết 3,5 - 4 lượt/ngày làm việc.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập được cấp mã số thuế hầu

hết tăng, song tương ứng với số tăng là một số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt

động và giải thé cũng gia tăng đáng kể Cụ thể như sau:

- Từ năm 2016 - 2018, số lượng doanh nghiệp được cấp mới MST tăng từ 184 lên

266 lượt doanh nghiệp; trong đó giai đoạn 2016 — 2017 tăng 39 lượt; giai đoạn 2017

— 2018 tăng 43 lượt Đồng hành với số lượt tăng về MST được cấp cho doanh

nghiệp mới thành lập là số lượt tăng về doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thé:

cũng từ năm 2016 — 2018, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tăng

từ 67 lên 119 lượt doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2016 — 2017 tăng 19 lượt (bằng48,70% lượt cấp mới); giai đoạn 2017 — 2018 tăng 33 lượt (bằng 76,74% lượt cấp

- Giai đoạn 2018 — 2019, số lượng doanh nghiệp được cấp mới MST giảm 30 lượt

so với cùng kỳ khi chỉ đạt 236 lượt doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp ngừnghoạt động/giải thé cũng giảm đi 1 lượt so với cùng kỳ khi đạt 118 lượt doanh

nghiệp, tuy vậy vẫn chiếm tới 50% lượt cấp mới.

Công tác quản lý đăng ký thuế vẫn còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục

dé tránh bỏ sót NNT, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khoản thu NSNN cần thực hiệnvà còn kéo theo các khoản nợ thuế khó thu cao Các vấn đề đó là:

- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng, cơ chế thông thoáng cộngthêm chính sách thu hút đầu tư với nhiều ưu đãi có thể làm xuất hiện các doanh

nghiệp ảo được thành lập với mục đích mua bán hóa đơn, lợi dụng kẽ hở của pháp

luật đề thu lợi bat chính.

- Số lượng cán bộ ở Chi cục còn ít khiến cho việc quản lý, giám sát doanh nghiệpchưa được sát sao, chưa năm bắt được cụ thể, chính xác số lượng doanh nghiệp

ngừng hoạt động, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, đã giải thé,

- Thủ tục hoàn tất xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuếdé giải thể doanh nghiệp thường rất lâu, mat nhiều thời gian và chế tài xử phạt cònchưa mang tính răn đe cao nên doanh nghiệp thường chọn giải pháp bỏ trốn, né

tránh nghĩa vụ thuế.

40

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN