1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS năm 2015

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS năm 2015
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 37,01 KB

Nội dung

Cuộc sống ngày nay bên cạnh những mặt phát triển tích cực vẫn luôn tồn tại song song nhiều mặt tiêu cực, một trong số những vấn đề đó là tình hình tội phạm ngày gia tăng với nhiều chiều hướng, tính chất, mức độ khác nhau. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến những lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trên thực tế, có một số loại hành vi mang những dấu hiệu của tội phạm nhưng lại không phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó bao gồm trường hợp gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và nhiều trường hợp khác. Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và một số tình tiết khác là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Việc pháp luật quy định thừa nhận những tình tiết này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc biệt việc quy định về phòng vệ chính đáng đem đến nhiều đóng góp tích cực. Trong nhiều trường hợp cụ thể, mỗi chúng ta cần có những hành vi cần thiết để chống trả lại một hành vi xâm hại đến mình, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân hay những lợi ích khác. Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin được nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề: “Phân tích chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS năm 2015”.

Trang 1

A Mở đầu

Cuộc sống ngày nay bên cạnh những mặt phát triển tích cực vẫn luôn tồn tại song song nhiều mặt tiêu cực, một trong số những vấn đề đó là tình hình tội phạm ngày gia tăng với nhiều chiều hướng, tính chất, mức độ khác nhau Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến những lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp trên thực tế,

có một số loại hành vi mang những dấu hiệu của tội phạm nhưng lại không phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó bao gồm trường hợp gây thiệt hại do phòng

vệ chính đáng, gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và nhiều trường hợp khác Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và một số tình tiết khác là những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Việc pháp luật quy định thừa nhận những tình tiết này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc biệt việc quy định về phòng vệ chính đáng đem đến nhiều đóng góp tích cực Trong nhiều trường hợp cụ thể, mỗi chúng ta cần có những hành vi cần thiết để chống trả lại một hành vi xâm hại đến mình, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân hay những lợi ích khác Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin được nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề: “Phân tích chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS năm 2015”

Trang 2

B Nội dung

I, Khái quát chung về chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 2015

1, Một số khái niệm

“Chế định pháp luật hay định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ

xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp Nghĩa chung và rộng là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội, nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý”1

Theo khoản 1 Điều 22 BLHS 2015: “1 Phòng vệ chính đáng là hành vi

của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

2, Chế định phòng vệ chính đáng

a) Đặc điểm

Thứ nhất, PVCĐ là trường hợp không bị coi là tội phạm, vì vậy được loại

trừ TNHS Cơ sở của phòng vệ chính đáng là thực hiện một hành vi chống trả lại hành vi xâm hại đến những lợi ích hợp pháp vì vậy không phải chịu trách nhiệm hình sự

Thứ hai, PVCĐ dựa trên cơ sở sự hợp pháp của hành vi do người đó thực

hiện mà Nhà nước cho phép, khuyến khích hoặc bắt buộc PVCĐ là một quyền của công dân Nhà nước quy định cho công dân được thực hiện quyền phòng vệ

để bảo vệ lợi ích hợp pháp khi có hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp PVCĐ là quyền nhưng không phải nghĩa vụ pháp lý của công dân Do vậy, khi phát sinh sự xâm hại đến các lợi ích hợp pháp công dân có quyền lựa chọn các

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB%8Bnh_ph%C3%A1p_lu%E1%BA%ADt

Trang 3

xử sự của mình là thực hiện quyền PVCĐ để chống trả lại hành vi xâm hại hoặc không thực hiện PVCĐ là một quyền không phải là một nghĩa vụ của công dân

b) Điều kiện của phòng vệ chính đáng

 Điều kiện thứ nhất: Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ.

PVCĐ phát sinh khi đang có một hành vi tấn công ( hay hành vi xâm hại) đến những lợi ích chính đáng được pháp luật bảo vệ

Hành vi tấn công đó phải là hành vi của con người, đây cũng chính là cơ

sở để phân biệt giữa PVCĐ với tình thế cấp thiết

Hành vi tấn công phải có thật và phải thấy rõ được sự nguy hiểm cho xã hội Hành vi tấn công đó có thể là hành vi phạm tội, nghĩa là thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS như hành vi giết người, hiếp dâm, cướp tài sản,… Hành vi xâm hại làm phát sinh quyền PVCĐ của một người không nhất thiết phải là một hành vi tội phạm mà chỉ cần là hành vi vi phạm pháp luật nói chung nhưng có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể Như vậy, nếu hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng

Bên cạnh đó, hành vi tấn công gây thiệt hại phải đang xảy ra và chưa kết thúc

Hành vi xâm hại chưa xảy ra hoặc chưa đe dọa xảy ra ngay tức khắc cho những lợi ích hợp pháp thì không làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng Trong trường hợp này, nếu một người có hành vi chống trả, gây thiệt hại đối với hành vi của người khác đe dọa sẽ gây thiệt hại trong tương lai được gọi là

“phòng vệ quá sớm” Ví dụ: Nghe tin A chuẩn bị sắp đến đánh mình, B rủ người đến đánh trước, gây thương tích cho A

Nếu hành vi xâm hại đã kết thúc thì không còn cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ Người có hành vi chống trả gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp khi sự xâm hại đã kết thúc thì không được coi là PVCĐ, trường hợp này được gọi là “phòng vệ quá muộn” Ví dụ: A là con của B Sau

Trang 4

khi tan học A bị C đánh bầm tím và trở về mách B B tức giận cầm dao ra chém

C thì lúc này hành vi của B không được coi là PVCĐ

Hành vi “phòng vệ quá sớm” hoặc “phòng vệ quá muộn” về nguyên tắc cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại của mình như những trường hợp hình thường khác

Bên cạnh đó, nếu có một hành vi đe dọa gây thiệt hại thực sự và tức khắc cũng được coi là cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ Ví dụ, A giơ súng lên định bắn B, B có cơ sở để tin rằng nếu không chống trả thì mình sẽ bịn bắn chết, mặc

dù A chưa bắn nhưng lúc này B có quyền PVCĐ

 Điều kiện thứ hai: Nội dung của hành vi phòng vệ

Hành vi PVCĐ không chỉ giới hạn ở việc gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể chủ động tích cực chống lại sự xâm hại từ phía người có hành vi xâm hại

Trong PVCĐ, khi có đủ các điều kiện thuộc về cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ, người phòng vệ có quyền chống trả hành vi tấn công ngay cả khi có có khả năng lựa chọn biện pháp khác để tránh được thiệt hại do hành vi tấn công gây ra Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với trường hợp người tấn công là người chưa đến tuổi chịu TNHS, người không có năng lực TNHS thì hành vi chống trả gây thiệt hại của người phòng vệ chỉ được coi là PVCĐ nếu đó là biện pháp duy nhất để ngăn chặn sự tấn công gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ Trường hợp không thể xác định được người thực hiện hành vi là người chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc người không có năng lực TNHS thì vẫn là PVCĐ (do không có lỗi)

Hành vi chống trả có thể là nhằm vào cơ thể hoặc công cụ mà người tấn công đang sử dụng Tuy nhiên, hành vi chống trả trong PVCĐ phải là hành vi chống trả, gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại Nếu hành vi chống trả gây thiệt hại đến người không phải là người đang có hành vi xâm hại thì không được coi là PVCĐ

 Điều kiện thứ ba: Phạm vi của hành vi phòng vệ

Trang 5

Phạm vi của hành vi chống trả phải là hành vi chống trả một cách cần thiết., nghĩa là hành vi chống trả phải phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại

Để xác định một hành vi thế nào được coi là cần thiết thì cần phải xem xét dựa trên Nghị quyết số 02/HĐTP, ngày 5- 01- 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

- Hành vi đó phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công;

- Khách thể cần bảo vệ, ví dụ bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo

vệ tính mạng,… sẽ quan trọng và cần thiết;

- Đánh giá, so sánh công cụ, phương tiện mà hành vi tấn công với hành vi chống trả;

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm tương quan lực lượng, cường độ, mức độ tấn công của người tấn công;

- Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra;

- Nhân của người xâm hại Ví dụ các yếu tố về độ tuổi, giới tính, người xâm hại là côn đồ, lưu manh,…;

- Yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp , nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ…

c) Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều 22 BLHS 2015 đưa ra những quy định như sau:

“2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

PVCĐ là biện pháp cần thiết, giúp loại bỏ, phòng ngừa được những hành

vi gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của nhà nước và

Trang 6

của toàn xã hội Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ Vì vậy, việc BLHS 2015 quy định về vượt quá giới hạn PVCĐ là rất quan trọng, giúp xác định, phân biệt được giữa PVCĐ với vượt quá giới hạn PVCĐ, từ đó xác định được hành vi PVCĐ vượt quá giới hạn thì phải chịu TNHS như thế nào Luật hình sự Việt Nam đã quy định một số tội phạm do vượt quá giới hạn PVCĐ như: Tội giết người do vượt quá giới hạn PVCĐ (Điều 126), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn PVCĐ (Điều 136) Như vậy, hành vi vượt quá giới hạn PVCĐ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng TNHS phải chịu sẽ nhẹ hơn những hành vi phạm tội thông thường khác

d) Phòng vệ tưởng tượng

Khác với PVCĐ, phòng vệ tưởng tượng là trường hợp do mọt người nhận thức sai lầm nên lầm tưởng là có sự tấn công của người khác nên đã thực hiện hành vi chống trả, gây thiệt hại cho người đó Do đó, phòng vệ tưởng tượng không được coi là PVCĐ, vì vậy, người phòng vệ tưởng tượng có thể sẽ phải chịu TNHS

Phòng vệ tưởng tượng là một dạng sai lầm về sự việc nên vấn đề chịu TNHS đối với người phòng vệ tưởng tượng sẽ được giải quyết theo nguyên tắc xác định TNHS theo sai lầm về sự việc Cụ thể chia làm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Người phòng vệ tưởng tượng không biết và không thể biết

có sự sai lầm trong đánh giá: không có sự tấn công của người khác thì người phòng vệ không bị coi là có lỗi và không phải chịu TNHS Ví dụ, trường hợp A đang đi giữa đường khuya vắng, trong túi có một khoản tiền lớn, đi qua đoạn đường thường xuyên có cướp giật nên A đã để sẵn một con dao găm trong túi B

là bạn A và vì muốn trêu đùa A nên đã nhảy ra giả làm cướp, cầm dao lên dọa

A A tưởng thật nên cầm dao đâm gây thương tích cho B Lúc này, A không có lỗi nên không phải chịu TNHS

Trường hợp 2: Người phòng vệ tưởng tượng có khả năng nhận biết sự sai lầm của mình nếu có sự chú ý, quan tâm, cần thiết đến những lợi ích hợp pháp

Trang 7

thì người phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại sẽ bị coi là có lỗi, phải chịu TNHS.

Ví dụ: A và B hẹn hò với nhau và đang đi dạo trong công viên, A để ý thấy 2 người đàn ông mặt hằm hằm đang ngồi ở ghế đá ở đằng xa nơi A và B chuẩn bị

đi dạo qua Đi gần đến nơi thì thấy 2 người đàn ông đó vùng đứng dậy, A tưởng

2 người đó định cướp tài sản của mình nên đã đánh họ, gây thương tích Nhưng

sự thật, 2 người đó chỉ định đứng dậy đi về Trong trường hợp này, A phải chịu TNHS

II, So sánh giữa phòng vệ chính đáng và các tình tiết loại trừ TNHS khác

1 So sánh giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

 Giống nhau:

- Đều là những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

- Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hoặc phòng vệ chính đáng không phải là hành vi phạm tội

- Nếu vượt quá giới hạn cần thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự

 Khác nhau:

Tiêu chí Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết

Căn cứ pháp

lí và khái

niệm

Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015:

Phòng vệ chính đáng là hành

vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang

có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên

Khoản 1 Điều 23 BLHS 2015: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của

cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

Nguồn nguy

hiểm gây ra

sự cố kỹ thuật… và cũng có thể

Trang 8

là do hành vi của con người Phương

pháp thực

hiện hành vi

nguồn nguy

hiểm

Chống trả lại một cách cần thiết

Gây một thiệt hại khác

Mức độ thiệt

hại của hành

vi

Thiệt hại gây ra không nhất thiết là phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

Nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa

Phạm vi để

thực hiện

hành vi

Chỉ được gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác

Thiệt hại gây ra phải là thiệt hại nhỏ hơn và không được thực hiện hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác

Ưu tiên lựa

chọn khi

thực hiện

hành vi

Không nhất thiết phải là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng

Phải là lựa chọn cuối cùng, không còn cách nào khác để ngăn ngừa thiệt hại thì mới được phép gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại cho xã hội bởi thiên tai, súc vật…

2 So sánh giữa phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

 Giống nhau:

- Đều là những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự

- Đều không phải là hành vi phạm tội

- Đều gây thiệt hại đến những người có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân

- Nếu vượt quá giới hạn cần thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự

Trang 9

Khác nhau

Trang 10

C Kết luận

Có thể thấy rằng, việc quy định chế định phòng vệ chính đáng mang

nhiều ý nghĩa quan trọng Việc thừa nhận phòng vệ chính đáng là một tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự nghĩa là thừa nhận tính hợp pháp của những hành vi phòng vệ chính đáng Pháp luật Việt Nam quy định chế định phòng vệ chính đáng đảm bảo cho mọi công dân có điều kiện để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho mình, bảo vệ những lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức và của cả người khác, phát huy được quyền con người, quyền công dân trong quản

lý Nhà nước và xã hội Bên cạnh đó, việc quy định chế định này nhằm thu hút được đông đảo mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự và

an toàn xã hội Vì vậy, mỗi người dân cần có ý thức học tập, nâng cao hiểu biết

về pháp luật, từ đó tuân thủ đúng những quy định pháp luật đã đề ra, trang bị cho mình những kiến thức về luật pháp để có lựa chọn phù hợp, hợp pháp cho hành vi của mình, góp phần tạo nên xã hội văn minh, tiến bộ

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ luật hình sự năm 2015: BLHS 2015

2 Trách nhiệm hình sự: TNHS

3 Phòng vệ chính đáng: PVCĐ

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ luật hình sự năm 2015.

2 Nghị quyết số 02/HĐTP, ngày 5- 01- 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao

3 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

(Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016

4 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB

%8Bnh_ph%C3%A1p_lu%E1%BA%ADt

Trang 13

MỤC LỤC

A Mở đầu 1

B Nội dung 2

I, Khái quát chung về chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 2015 2

1, Một số khái niệm 2

2, Chế định phòng vệ chính đáng 2

a) Đặc điểm 2

b) Điều kiện của phòng vệ chính đáng 3

c) Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 5

d) Phòng vệ tưởng tượng 6

II, So sánh giữa phòng vệ chính đáng và các tình tiết loại trừ TNHS khác 7

1 So sánh giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết 7

2 So sánh giữa phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội 8

C Kết luận 10

Ngày đăng: 15/07/2024, 10:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w