1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
Tác giả Đỗ Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 21,23 MB

Nội dung

Từ sự hình thành của chế định nay đặt ra các van dé trong xét xử các vụ án có liên quan hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đặc biệt là các vụ án về tội phạm giết người, liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỖ PHƯƠNG LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội — 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỖ PHƯƠNG LINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

Hà Nội — 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cac

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tải chính theo quy định của Trường Đại học luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thé

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Phương Linh

Trang 4

CHUONG I MOT SO VAN DE CHUNG VE TOI GIẾT NGƯỜI DO

VƯỢT QUA GIỚI HAN PHONG VE CHÍNH ĐÁNG 9

1.1 Lich sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về Tội giết người vượt qua

giới hạn phòng vệ chính dang - - c3 1911231 vn rệt 9

1.2 Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với Tội giết người

do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - 5 555555 *S+++ss+ex+x+2 121.2.1 Khái niệm Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 12

1.2.2 Các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

Chinh dang 111 16

1.2.3 Đường lỗi xử lý đối với Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính dang - - c1 111 TH HH 211.3 Tội giết do vượt quá giới han phòng vệ chính đáng trong luật hình sự một

SỐ THƯỚC .G- St 11111515111 11511111515111111111111111111111111111 11111111111 ExE 221.3.1 Luật hình sự Hoa IK} - G11 19v vn ng ng re, 22 1.3.2 Luật hình sự Cộng hoà Liên bang DUC - - ¿+ «+ ++<s++ees+sxs+ 28 1.3.3 Luật hình sự nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa - 31Kết luận chương 1 2-2 2 <£SE£EE£EE£EEEEEEEEEE211211211221 2121212 re, 34

CHUONG 2 THỰC TIEN ÁP DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VE TOI GIET NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN PHÒNG

VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG GIAI ĐOẠN 2017 -2021 VÀ MỘT SỐ GIẢI

il

Trang 5

PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NAY TRONG THỰC TIEN XÉT XỬ 2 35

2.1 Thực tiễn áp dụng quy định định tội danh và quyết định hình phạt đối vớiTội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trên cả nước trongB1 ;020///202 00001070707 352.1.1 Thực tiễn áp dụng quy định định tội danh đối với Tội giết người do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng trên cả nước trong giai đoạn 2017-2021 352.1.2 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với Tội giết người do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng trong giai đoạn 2017- 202] - «+<«+ 43

2.1.3 Đánh giá những thành công, hạn chế, thiếu sót trong áp dụng các quy

định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và các

nguyên NAN -.- - 6 + s x11 191911 nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nh nhàng 47

2.2 Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm

2015 về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đối với thực tiễn

2.2.1 Về chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với pháp luật hình

sự về Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 59

2.2.2 Về xây dựng hệ thống pháp luật hình sự về Tội giết người do vượt quágiới hạn phòng vệ chính dang - + + 33+ ***EE+EESeerererererereerrreree 62

2.2.3 Về nâng cao kỹ năng giải quyết các vụ án xâm phạm đến sức khoẻ con người của cơ quan và cá nhân có thầm quyền áp dụng pháp luật 64

2.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộluật hình sự năm 2015 liên quan đến tội giết người do vượt quá giới hạnphòng vệ chính dang - (+ vn TH TH HH nh nh tr 672.3.1 Về hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục pháp luật cho công dân,

cá nhân trong toàn xã hội - . - ¿+ 32+ E311 3+ E*EEESEEEereEereerrrerererrreerre 67

1H

Trang 6

2.3.2 Hoạt động đóng góp ý kiến của nhân dân đối với việc xây dựng hệ thong pháp luật hình sự - 2-2 2 E+2E+EE£EESEEE2EE2E12E12E12E1271217Erkcre, 69

2.3.3 Các biện pháp quản lý của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác trong xã6) 5 56-552 2s E2 1 E112111711211711211111 211111111111 T1 HE HH1 1 1 net 69K6t Wun ChUON 2 NNợN.'ồ.ồ” ầồ'-3 71

KET LUẬN CHUNG ooieccecceccsscsscssesssssssssessessesseesessessecssssesssessessessesseeseeseeseess 72 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 2 2 s+£x+£xezszzz 74

1V

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tat Từ viết đầy đủ

BLHS năm 2015 Bộ tật hình sự năm 2015 sửa

đôi, bô sung năm 2017 BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX Hội đồng xét xử

TAND Toa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao

TNHS Trách nhiệm hình sự PVCĐ Phòng vệ chính đáng TGPL Trợ giúp pháp lý

VKS Viện kiểm sátKSV Kiểm sát viênHTND Hội thâm nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Tống số vụ án và bị cáo được Toà án cấp sơ thâm xét xử về tội giết người

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong giai đoạn 2017-2021 36Bảng 2.2: Tổng số vụ án, bị cáo bị Toà án sơ thẩm cả nước đã xét xử về tội giếtngười vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng giai đoạn 2017 — 2021 37

Bảng 2.3: Tổng số vụ án, bị cáo bị Trả lại hồ sơ cho Viện Kiểm sát về tội giết

người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng giai đoạn 2017 — 2021 38Bảng 2.4: Tổng số quyết định hình phạt của Tội giết người vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng từ giai đoạn 2015 — 2 Ï7 - «+ x+seeesseeseees 46

VỊ

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là yếu tố cơ bản không những được Pháp luật quốc gia

mà còn được Pháp luật quốc tế bảo hộ và công nhận Trong đó, nước ta đã ghi

nhận và quy định quyền con người ngay trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiênkhai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945 và luôn được kế thừa,sửa đôi, bố sung cho đến tận ngày nay Với tư cách là đạo luật co bản đầu tiên

của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, Hiến pháp 1946 ra đời, ghi nhận quyền con người là một trong những nội dung cơ bản nhất của Hiến pháp Ké từ

đó, tư tưởng về nhân quyền của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thé hiện xuyênsuốt qua các bản Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013 hiện hành

Có thể nói, các quy định về quyền con người đều xuất phát từ sự tự do,

quyền được sống và an toàn về thân thẻ, từ đó, phòng vệ chính đáng được coi

là một trong những quyền lợi cơ bản của cá nhân dé bảo vệ an toan cho banthân, cho quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi

ich của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức khi chống trả một cách cần thiết hành

vi xâm hại đến các lợi ích nói trên Đây được coi là quyền lợi cơ bản của bảnthân mỗi cá nhân không phải nghĩa vụ pháp lý đối với đối tượng, tô chức, hay

bất kì cá nhân nào khác Chế định này ra đời nhằm khuyến khích mỗi cá nhân

bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của bản thân và ngăn chặn, hạn chế các hành

vi xâm phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích này Phòng vệ chính đángđược Nhà nước ghi nhận là chế định pháp luật cho phép cá nhân bị tan côngthực hiện hành vi chống trả lại và gây thiệt hai cho người có hành vi tan công

một cách cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại xấu nhất xảy ra xâm phạm đến quyên và lợi ích của cá nhân bị tan công.

Chế định phòng vệ chính đáng chính thức được ghi nhận trong Bộ luật

hình sự (BLHS) đầu tiên năm 1985 và trước đó đã được áp dụng từ văn bản

Trang 10

hướng dẫn về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của

người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hànhcông vụ tại Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 về việc xét xử các

hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ do Toà án nhân dân

Tối cao ban hành

Có thé thay ngay từ những ngày đầu xây dựng hệ thống pháp luật quốc

gia, Nhà nước ta đã ghi nhận sự hình thành của chế định phòng vệ chính đáng

từ rất sớm, bảo đảm cho quyền lợi pháp lý cơ bản này cho con người, công

dân của quốc gia Dựa trên sự thay đổi của tình hình mới, thực tiễn áp dụngquy phạm pháp luật và tính kế thừa các quy định của BLHS 1985, BLHS

1999, BLHS 2015 ra đời, là lần pháp điển hoá thứ ba đối với chế định phòng

vệ chính đáng tạo cơ sở pháp lý phù hợp, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn ápdụng pháp luật hiện hành.

Từ sự hình thành của chế định nay đặt ra các van dé trong xét xử các vụ

án có liên quan hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đặc biệt là

các vụ án về tội phạm giết người, liệu có phải tất cả những hành vi đáp trả lại

hành vi tấn công của cá nhân gây hậu quả chết người thì đều được pháp luậtcông nhận là hành vi phòng vệ chính đáng? Việc cá nhân tự ý đáp trả người

thực hiện hành vi tấn công gây hậu quả chết người thì đều được coi là tội

phạm? Có hay không trường hợp cho phép cá nhân thực hiện hành vi chốngtrả một cách cần thiết dé bảo vệ lợi ích của mình, của người khác, hoặc lợi ích

của Nhà nước, của cơ quan, tô chức lại được coi là hợp pháp và được khuyến

khích thực hiện? Trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kíchđộng mạnh có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Vậy ranh giới

khác biệt giữa trường hợp tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng và các trường hợp tội phạm khác như thế nào?

Trang 11

Đây là những vấn đề gặp phải khi áp dụng pháp luật hình sự vào thực

tiễn, bên cạnh những ưu điểm trong việc đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm và xác định các trường hợp phải chịu TNHS hay loại trừ TNHS thì còn

có các trường hợp chưa có sự thống nhất về quy định của BLHS khi xác định

ranh giới của tội phạm này với các tội phạm khác, làm hàm oan người vô tội,

bỏ lọt tội phạm, xâm phạm đến chế định bảo vệ quyền con người trong hệ

thống pháp luật quốc gia Vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm cơ sở dé đưa ranhững kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định về tội phạm này là vô

cùng quan trọng Thông qua việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu khoá luận

"Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ViệtNam” góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn hậu quả xấu

nhất của tội phạm gây ra trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt

đối với Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng

2 Tình hình nghiên cứu

Về phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng được các nhà khoa học và thực tiễn nghiên cứu dưới các góc độ khác

nhau, như tâm lý, giáo dục, xã hội học, tội phạm học, khoa học luật hình sự

Dưới góc độ khoa học luật hình sự có các công trình nghiên cứu khoa

học được thé hiện trước hết là trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam(Phần chung) như:

- Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần chung (2021), GS.TSKH Lê

Van Cảm, Nxb DHQGHN;

- Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần chung (2017), GS.TS Nguyễn

Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

- Giáo trình luật hình sự Việt Nam — Phần các tội phạm ”(2018), GS.TS.

Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;

Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu khác thé hiện ở các sách

3

Trang 12

chuyên khảo, bình luận Bộ luật hình sự, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tộigiết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, như: Bình luận khoahọc Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (Phần chung

(2017) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Tư pháp; Bình luận tội

giết người và một số vụ án phức tạp (2018) do TS Đỗ Đức Hồng Hà, NXBLao động: sách chuyên khảo về “Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt

Nam” (2009) do tác giả Hồ Sy Sơn; Luận văn thạc sỹ Luật học: “lội giết

người theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Tỉnh Nam Định” của tác giả

Nguyễn Công Chí, Học viện Khoa học xã hội — Viện hàn lâm khoa học xã hội

Việt Nam; Luận văn Thạc sỹ Luật hoc;’ Luận văn thạc sỹ Luật học:” Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự ViệtNam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ở Tây Nguyên)” của tác giả Trần Thị ThanhTâm, Đại học quốc gia Ha Nội; Luận văn thạc sỹ:””Tội giết người do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự 2015” của tác giả Hoàng Thị Minh Thư, Đại học Luật Hà Nội;

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình

sự về Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và áp dụng trong

thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tộiphạm này trong BLHS hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống va làm sâu sắc một số van dé lý luận về tội giết người do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng trong LHS Việt Nam, như: Khái niệm, đặc

điểm, ý nghĩa của việc quy định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng trong LHS; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng các quy

định về tội phạm nay;

Trang 13

- Khái quát lịch sử LHS Việt Nam quy định tội giết người do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng;

- Phân tích các dấu hiệu pháp của và đường lối hình sự xử lý tội phạm

nay theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đồi, bố sung năm 2017);

- Nghiên cứu LHS một số nước quy định tội giết người do vượt quá giớihạn phòng vệ chính đáng;

- Phân tích thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt của Tòa áncác cấp trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021 và rút ra những hạn chế, thiếusót, nguyên nhân của hạn chế thiếu sót đó;

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015

về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và nâng cao hiệuquả áp dụng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, thực tiễn

pháp luật hình sự Việt Nam quy định về Tội giết người vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng, và thực tiễn áp dụng các quy định này của Tòa án các

cấp ở nước ta hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, đề tài được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luậthình sự.

- Về tội danh, đề tài nghiên cứu Tội giết người vượt quá giới hạn phòng

vệ chính đáng theo quy định của LHS Việt Nam và tập chung vào các quyđịnh của BLHS 2015 sửa đổi, bồ sung 2017

- Về thời gian, đề tài nghiên cứu số liệu và các bản án thực tế trong giai đoạn từ năm 2017 — 2021, gồm các số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.

- Về không gian, đề tài được thực hiện trong phạm vi quốc gia Việt Nam

Trang 14

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Phương pháp luận

Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin.

Nghiên cứu trên cơ sở nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa.

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thểPhương pháp thống kê, phân tích va tổng hợp số liệu dựa trên những ban

án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tong kết của toa án nhân dân tối cao

Phương pháp so sánh pháp luật dé đối chiếu với các quy định của phápluật với nhau nhằm tìm ra những điểm mới trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp tông hop được sử dụng dé đánh giá thực tiễn nhằm rút ra những kết luận tong quát từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp.

Phương pháp phỏng van, phương pháp tham khảo chuyên gia

6 Cơ sở pháp lý của luận văn

Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tông hop tài liệu có liên quan đến Tội giết người do vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng, kết hợp với xem xét vụ án trên thực tế đểchứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu, bao gồm : Bộ luật hình sự qua cácthời kỳ ( BLHS năm 1985, năm 1999, năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017); Cácchỉ thị, văn bản của Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành việc xét

xử ( Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 nhằm hướng dẫn cách phân

biệt các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn PVCĐ, ); Bình luận khoa

học về và Bộ luật hình sự về Tội giết người do vượt quá (Bình luận khoa học

Trang 15

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 - Phan chung (2017)

do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Tư pháp, Bình luận tội giết

người và một số vụ án phức tạp (2018) do TS Đỗ Đức Hồng Hà, NXB Lao

động, sách chuyên khảo về “Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt

Nam” (2009) do tác giả Hồ Sỹ Sơn )

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1 Về phương diện lý luận

Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt là chuyên ngành tư pháp hình sự.

Dựa trên cơ sở phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn về tình hình Tội giết người vượt quá phòng vệ chính đáng để đưa ra những luận giải, căn cứ khoa học, để từ đó đưa ra kết luận thực tiễn trong công tác phòng chống và

ngăn ngừa tội phạm.

7.2 Về phương diện thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc

tìm hiểu thêm về Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói chung và những biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của

Tòa án; luận văn sẽ làm những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập

pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng BIHS hiện hành liên quan đến Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, qua đó góp phần nâng cao hiệu qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

8 Kết cau của Luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm các chương như sau:

Chương 1: Một số van dé lý luận và pháp luật về Tội giết người do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trang 16

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam

về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong giai đoạn từ

năm 2017- 2021 và một số giải pháp tiếp tục hoản thiện và nâng cao hiệu quả

áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử

Trang 17

Trước khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, nước

ta phải chịu sự cai tri của chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân nên

chưa có sự tồn tại hệ thống pháp luật hình sự một cách tự do và dân chủ Khibản Hiến pháp đầu tiên ra đời năm 1946 mang lại ý nghĩa quan trọng trênnhiều phương diện trong đó bản Hiến pháp này được coi là nguồn để định

hướng sự phát triển của pháp luật Hình sự (PLHS) của Việt Nam từ giai đoạn

1945 đến 1959,

Trong giai đoạn này, nguồn trực tiếp của Luật hình sự (LHS) là các văn

bản pháp luật được ban hành trong chế độ thuộc địa trước năm 1945 thuộc

các sắc lệnh số 47/SL Việc phải áp dụng các điều luật phân tán từ nhiềunguồn khác nhau được duy trì đến năm 1959 khi Chỉ thị số 772-TANDTC

ngày 10/07/1959 ra đời.

Song hành trong quá trình áp dụng hệ thống luật cũ như giải pháp tình

thé, chính quyền Nhà nước đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật cho chế

độ mới, đáp ứng yêu cau của thực tiễn Day được coi là nguồn bổ sung, chủ

yếu là các sắc lệnh được Chủ tịch nước ban hành cho các vấn đề cấp thiết với cách mạng Việt Nam thời kỳ đó như các đạo luật, chế tài hình sự đảm bảo thực hiện các chính sách được Chính phủ kháng chiến ban hành và nhăm sửa đôi các quy định trong luật cũ cho phù hợp với tình hình thời kỳ, vì vậy, các sắc lệnh được dé cập chung chung “ nếu vi phạm thì sẽ bị truy tố trước Toa

án quân sự”.

Trong giai đoạn 1959-1985, Pháp lệnh và Sắc luật giữ vai trò điều chỉnh

9

Trang 18

quan hệ PLHS, quy định hệ thống và đầy đủ các vấn đề về tội phạm, hình phạt và các vấn đề liên quan khác đến trách nhiệm hình sự (TNHS) của người

phạm tội Hiến pháp mới ra đời quy định sự thành lập của TANDTC nhưng

phải chịu sự chi phối của chiến tranh đến tháng 4 năm 1958, Quốc hội mới

quyết định thành lập TANDTC đánh dấu ý nghĩa quan trọng trong sự pháttriển của pháp luật Việt Nam Nhờ những bản tổng kết hàng năm, tổng kếtchuyên đề của TANDTC, hệ thống PLHS đã có nguồn pháp luật bổ sung quan

trọng từ thực tiễn xét xử, đặc biệt đối với các tội phạm xâm phạm sức khoẻ, tính mạng con người như Bản Tổng kết số 452/SL ngày 10/6/1970; Luật số

103/SL ngày 20/5/1957 của TANDTC quy định về việc giết người do vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng (PVCĐ) Từ những quy định trên khi áp

dụng vào thực tiễn, TANDTC đã đưa ra bản tong kết thực tiễn thông qua Chi

thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 nhằm hướng dẫn cách phân biệt cáctrường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn PVCD, trong đó có Tội giết người

do vượt quá giới hạn PVCD với các trường hợp phạm tội thông thường khác.

Đây được coi là các bản hướng dẫn nghiệp vụ đầu tiên trong việc giải quyết

các vụ án hình sự và là nguồn LHS Việt Nam trong những năm đó, chưa cóquy định cụ thê về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Điều này chỉ thực sự chấm dứt khi có sự ra đời của Bộ luật hình sự (BLHS)

tù từ ba tháng đến ba năm ” Đề làm rõ hơn quy định khi áp dụng vào thực tế,

Hội đồng Thâm phán của TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/HDTP

10

Trang 19

ngày 05/01/1986 để hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm

1985, đề cập đến các vấn đề về PVCĐ như nội dung, điều kiện áp dụng,

trường hợp vượt quá giới hạn PVCĐ, Bộ luật hình sự năm 1985 đã đặt dấu

mốc đầu tiên khi quy định cụ thể về tội phạm này khi đưa ra hình phạt tương ứng, nhưng điều luật sơ khai còn nhiều thiếu sót khi chưa sự chỉnh chu về nội dung quy định, chưa sự hình thành về những khái niệm cụ thể của tội phạm này hay đối với các tình huống có tính chất nghiêm trọng khi xâm phạm đến tính mạng nhiều người trở lên, các dấu hiệu định tội khiến các cơ quan có thâm quyền khó khăn trong quá trình xác định tội danh và đưa ra quyết định

hình phạt phù hợp với người phạm tội.

Đến lần pháp điển hoá thứ hai, BLHS năm 1999 đã quy định tội phạm

này tại Điều 96: “J Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2 Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm ” Qua lần sửa đôi, bỗ sung thứ nhất nay, các nhà làm luật đã khắc phục thiếu sót của điều luật cũ thông qua bé

sung thêm quy định trong trường hợp người phạm tội phạm xâm phạm đếntính mạng, sức khoẻ của nhiều người trở lên và khung hình phạt tương ứngvới tính chất nghiêm trong nay Nhưng Điều luật vẫn chứa những bat cậptrong quá trình đưa vào áp dụng thực tiễn khi chưa có quy định cụ thê khi nào

được áp dụng khung hình phạt “giết nhiều người”.

Chỉ đến khi BLHS 2015 ra đời đã có những quy định mới, sửa đổi những

thiếu sót của BLHS 1999 đối với Tội giết người do vượt quá giới hạn PVCD tại Điều 126: “J Người nào giết người trong trường hợp vượt qua giới han phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức can thiết khi bat

II

Trang 20

giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt

tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2 Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05

năm ” Điều luật đã khắc phục được thiếu sót còn tồn tại của Bộ luật trước,

đưa ra quy định về dấu hiệu định tội danh, điều kiện đưa ra quyết định hình

phạt đối với khung hình phạt mức cao nhất của tội phạm được áp dụng khi

người phạm tội thực hiện tội phạm đối với 02 người trở lên.

Có thể thấy dù qua bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, tính cấp thiết về việc quy định pháp luật hình sự nói chung hay pháp luật hình sự nói riêng về Tội

giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa bao giờ là thiếu và

quy định này luôn cần có sự hoàn thiện dé đáp ứng nhu cầu áp dụng vào thực tiễn xét xử các vụ án về tội phạm có tính chất phức tạp, bảo đảm quyền và lợi ích về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho mọi cá nhân và công dân trong toàn

xã hội.

1.2 Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với Tộigiết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1.2.1 Khái niệm Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được coi là

trường hợp được tách ra thành tội phạm riêng trong các tội phạm về giết

người, dé hiểu rõ hơn thế nào là Tội giết người vượt quá giới hạn phòng vệchính dang, thì trước hết cần tìm hiểu về khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cơbản của tội giết người

Đối với khái niệm của tội giết người hiện vẫn còn nhiều quan điểm khácnhau về khái niệm này như: “Tội giết người là hành vi cô ý tước đoạt trái

pháp luật tính mạng người khác” [11]; hay Tội giết người là hành vi trái pháp

luật của người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sốngcủa người khác”[12].

Dựa theo các cách định nghĩa trên đêu không có sự đê cập đên dâu hiệu

12

Trang 21

năng lực TNHS và độ tuổi chịu TNHS của chủ thể hoặc có nhắc đến dấu hiệu năng lực TNHS nhưng lại không nhắc đến độ tuổi chịu TNHS Cùng với đó, việc sử dụng cụm từ “cố ý tước đoạt tính mạng” chưa chính xác và không đúng theo nghĩa tiếng Việt vì hành vi tước đoạt đã bao hàm hành vi sự cố ý

Từ các quan điểm trên có thể thấy, Tội giết người là hành vi gây nguy

hiểm cho xã hội và được quy định cụ thể trong BLHS do chủ thể có năng lựcTNHS thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến tính mạng của người khác Tội

phạm này có thê gây ra cái chết hoặc chấm dứt sự sống của người khác, được thé hiện bằng hành động hoặc thể hiện dưới dạng không hành động, và tương

tự như vậy những hành vi không tước đoạt tính mạng của người khác thì

không thê coi đó là hành vi khách quan của tội giết người Hậu quả của hành

vi trái pháp luật là chết người, tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu qua chết người xảy ra Trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra do nguyên

nhân khách quan thì hành vi đó được coi là phạm tội chưa đạt do lỗi cô ý trực

tiếp hoặc là tội cố ý gây thương tích do lỗi cố ý gián tiếp.

Dấu hiệu cau thành tội phạm giết người không phải dựa trên mục dich và

động cơ phạm tội của hành vi mà dựa trên hành vi lỗi cố ý trực tiếp hay giántiếp; hậu quả của hanh vi phạm tội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tướcđoạt sinh mạng của người khác và hậu quả gây chết người xảy ra

Dé hiểu rõ khái niệm Tội giết người vượt quá giới hạn PVCD, trước hếtkhông chỉ hiểu được khái niệm và dấu hiệu của tội giết người mà còn phải hiểu rõthé nào là phòng vệ chính đáng và thé nao là vượt quá giới han PVCD

13

Trang 22

Từ thực tế xét xử và PLHS, nhà làm luật đã góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật đề cập đến chế

định phòng vệ chính đáng điển hình như Luật số 103/SL ngày 20/05/1957 và

Ban tổng kết số 452/SL ngày 10/06/1970 của TANDTC về quyền tự do thân

thé, cho phép người thi hành công vụ dùng vũ khí và việc giết người do vượtquá phòng vệ chính đáng: Chỉ thị số 07/CT ngày 22/12/1983 về việc xét xửcác hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác do vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ; hay tại Phần II

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thâm phán TANDTC

hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985 quy định các mức độ,chừng mực những van dé chủ yếu liên quan đến chế định PVCD Qua các văn

bản điển hình ta có thé thấy các quan điểm của hệ thông pháp luật nước ta về

chế định phòng vệ chính đáng, các quan điểm về chế định này chứa đựng cácnội dung cơ bản được GS.TSKH Lê Văn Cảm [3] tổng kết như sau:

Một là, bốn điều kiện dé hành vi không bị coi là tội phạm trong trườnghợp phòng vệ chính đáng:

Mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng ké của hành vi xâm hại;

Hành vi xâm hại cần phải đang ton tại và chưa kết thúc;

Hành vi phòng vệ cần phải được thực hiện bằng việc gây thiệt hại chochính người có hành vi xâm hại, chứ không phải là cho người thứ ba và;

Cường độ của hành vi phòng vệ cần phải tương xứng với cường độ củahành vi xâm hại.

Hai là, phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác ma

người phòng vệ tưởng lầm rằng người khác ấy thực hiện xâm hại nguy hiểm

cho xã hội đối với mình

Ba là, vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong trường hợp thiếu một trong bốn điều kiện đã

14

Trang 23

nêu trên và đặc biệt là, khi các hành vi phòng vệ rõ ràng là quá đáng không tương xứng với hành vi xâm hai.

Từ quan điểm của pháp luật nước ta trong thời kỳ đầu, BLHS đã trải quahai lần pháp điển hoá, từ đó, các nhà làm luật đưa ra các sửa đổi bổ sung phùhợp với pháp luật hiện hành quy định về chế định này thông qua Điều 23

BLHS 2015.

Điều luật đã nêu ra khái niệm pháp lý cho PVCD là hành vi của người

phòng vệ bằng cách chống trả cần thiết người đang có hành vi xâm hại đến các lợi ích được bảo vệ bằng PLHS như quyền, lợi ích chính đáng của người

phòng vệ, của người khác, của Nhà nước hay của xã hội.

PVCD không phải là tội phạm mà là hành vi tự vệ trước sự tấn công trái

pháp luật, nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả của hành vi tấn công trái pháp

luật gây ra hoặc de doa từ thực tế gây ra PVCD không gây nguy hiểm cho xãhội mà nó hoàn toản có tinh chất phù hợp với tư tưởng dé cao trách nhiệm của

công dân góp phan vào việc bảo vệ và củng có trật tự xã hội Vì vậy, việc cho phép các chủ thể có quyền phòng vệ, thực hiện các hành vi các hành vi chống

trả lại các hành vi xâm hại đến quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ là hoàntoàn hợp pháp.

Vượt quá giới hạn PVCĐ được coi là hành vi chống trả quá mức cần

thiết và không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội củahành vi xâm hai.

Người có hành vị vượt quá PVCĐ phải chịu TNHS theo quy định của BLHS.

Luật hình sự quy định chế định PVCĐ nhằm mục đích khích lệ công dân

tích cực tham gia đấu tranh với các hành vi xâm hại đến các lợi ích, quyền

hợp pháp của hệ thông pháp luật quốc gia bảo vệ Đề tránh các trường hợp lợidụng quyền lợi này xâm phạm đến các quyền lợi của cá nhân, tổ chức, BLHS

đã quy định các trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng được coi là tội

15

Trang 24

phạm bằng phương pháp loại trừ nhưng cần có những quy định pháp lý cụ thể

định nghĩa thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng Việc quy định hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng đã được đề cập tới trong Khoản 2 Điều 13

BLHS năm 1985:” Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá

phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Hay cũng có những định nghĩa khác đối với hành vi này như:” Vượt quáphòng vệ chính đáng là trường hợp người phòng vệ có hành vi chống trả quá

mức cần thiết dé ngăn chặn hành vi trái pháp luật [10]” Đề khắc phục những thiếu sót của BLHS 1985, BLHS 1999 (khoản 2 Điều 15) và sau đó được tiếp

thu tại khoản 2 điều 22 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định: “Vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần

thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành

vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Từ khái niệm pháp lý của tội giết người và hành vi vượt quá giới hạn

PVCD ta có thể hiểu khái niệm của tội giết người vượt quá PVCĐ “Id hành vi

cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trong khi thực hiện quyên phòng vệchính đáng, chống trả quá mức can thiết, không phù hợp với tính chất và mức

độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm, đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính

Với mức độ TNHS này, BLHS hiện hành đã tách riêng tội phạm này khỏi Tội

giết người thành một quy định tội danh riêng được quy định cụ thé tại Điều

126 nêu rõ hành vi và quy định hình phạt phù hợp đối với tội phạm tuỳ theo

16

Trang 25

mức độ và tính chất của hành vi mà bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm Đối với trường hợp có tính chất nghiêm

trọng hơn, người bị hại từ 2 người trở lên sẽ chịu mức hình phạt từ 2 năm đến

5 năm.

Về mặt pháp lý, Tội giết người vượt quá giới hạn PVCĐ chứa đầy đủ cácdấu hiệu pháp lý của Tội giết người, chỉ khác Tội giết người khi có thêm dấuhiệu hành vi phạm tội vượt quá giới hạn PVCD.

Chủ thê của Tội giết người vượt quá PVCĐ tương tự như Tội giết người, được quy định tại Điều 12 BLHS 2015, mọi chủ thé phạm tội từ 16 tuổi trở

lên có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực chịu TNHS

Khách thé của tội phạm nay tương tự như khách thể của tội giết người là

quyền được sống của con người được pháp luật Việt Nam bảo vệ bị hành vi

phạm tội xâm hại đến Khách thê của tội phạm là quan hệ nhân thân ma nộidụng cụ thể quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người Bản

chất của hành vi là dùng sức mạnh về thé chất dé tan công nhằm ngăn chặn chủ thể của hành vi xâm phạm khiến người đó không thê tiếp tục thực hiện

hành vi xâm phạm đến quyền lợi, tài sản của người bị buộc tội hay của ngườikhác, chính vì vậy chỉ có thê tác động thê chất để ngăn chặn hành vi xâm phạm

đó Việc ngăn chặn này được coi là hành vi phòng vệ chính đáng Chỉ khi có hau

quả chết người xảy ra xuất phát trực tiếp từ hành vi phòng vệ của người bị buộctội thì mới được coi là yếu tố cầu thành tội phạm này Vì vậy, đối tượng tác độngcủa tội phạm này là tính mạng của chủ thê có hành vi xâm hại

Đối với dấu hiệu về mặt khách quan của Tội giết người vượt quá PVCĐ

Trang 26

dứt sự sống của họ;

Hành vi khách quan bao gồm dạng hành vi hành động (bắn, đâm, chém, ) thuộc những trường hợp chủ thé có nghĩa vụ phải hành động, hoặc

làm những việc nhất định bảo đảm an toàn về tính mạng của người khác;

Đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng là người khác và

người đó đang trong tình trạng còn sống

Mặt khác, hành vi của chủ thể xâm phạm cần ngăn chặn phải là hành vi

mang đủ các dấu hiệu như:

Hành vi xâm hại về lợi ích cần phải bảo vệ và là hành vi tội phạm hoặc

có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

Hành vi xâm phạm dang đe doa hoặc đe doa gây thiệt hại thực sự va

ngay lập tức cho các lợi ích cần bảo vệ:

Hành vi phòng vệ ngăn chặn chống lại sự xâm hại và gây thiệt hại chochủ thé xâm phạm;

Hành vi phòng vệ cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm hại ở mức độ phùhợp, không có sự chênh lệch giữa mức độ phòng vệ và mức độ nguy hiểm củahành vi xâm phạm.

Có đủ các điều kiện trên thì hành vi của chủ thể tấn công mới được coi làhành vi có tính xâm phạm các quyền và lợi ích chính đáng của người khác,theo đó hành vi của người bị buộc tội mới có đủ căn cứ là hành vi mang tinhchất phòng vệ Khi xét đến tính khách quan của hành vi phòng vệ thì hành vi

phòng vệ phải dap ứng được các yếu tô về việc hành vi chống trả có cần thiết

hay không, hành vi nhằm mục đích phòng vệ ngay lập tức phải dựa vào các

yếu tố của vụ án như khách thể cần được bảo vệ, mức độ thiệt hại mà hành vi

xâm phạm gây ra hoặc sắp gây ra, phương tiện và phương pháp hành vi phòng

vệ và hành vi tấn công sử dụng, nhân thân của người bi xâm hại, mức độ của

sự phòng vệ và tân công, hoàn cảnh xảy ra vụ án, va yêu tô tâm lý của chu

18

Trang 27

thé bị xâm phạm và chủ thé tan công khi xảy ra tình huống của vụ án dé đưa

ra sự lựa chọn về phương pháp phòng vệ phù hợp, nhất là trong trường hợp bị

tấn công bất ngờ, hoặc sự tan công có sự chuẩn bị trước Có thé thấy, khi xem

xét các yếu tố nêu trên chủ thể thực hiện hành vi phòng vệ lựa chọn phương pháp, phương tiện có tính chất rõ ràng quá mức độ cần thiết và gây ra thiệt hại

quá mức so với mức độ hành vi xâm phạm thì hành vi phòng vệ đã trở thành hành vi vượt quá giới hạn PVCĐ.

Đối với hậu quả của tội phạm này, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc khi hành vi vượt quá PVCĐ vượt quá mức cần thiết Nếu hậu quả chết

người chưa xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi này được coi là hành vi PVCĐ Hoặc trong trường hợp mức độ của hành vi này vượt quá mức

PVCĐ mà chưa gây ra hậu quả chết người thì hành vi thuộc tội cố ý gây

thương tích khi lỗi của chủ thé là lỗi cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích xảy

ra đủ cau thành tội phạm này Trong đó, hành vi phòng vệ của người bị buộctội là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của chủ thé xâm phạm Đây là hậu

quả bắt buộc phải có dé nhận định hành vi của người bị buộc tội thuộc tội

phạm này Cái chết này phải do hành vi của người phòng vệ trực tiếp tác động

và những tác động này dẫn đến cái chết của nạn nhân không qua tác nhântrung gian nào Nếu hành vi phạm tội không có hậu quả chết người xảy ra thìkhông thể nhận định hành vi của người bị buộc tội thuộc tội danh này mà mức

độ vượt quá PVCĐ sẽ được nhận định là tội danh thuộc khung tội phạm khácnhư cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ ngườikhác tại Điều 134 BLHS 2015

Đối với dấu hiệu vượt quá PVCD, hành vi phạm tội phải được thực hiện trên cơ sở áp dụng quyền PVCD của bản thân nhưng lại vượt mức cần thiết gây ra hậu quả chết người Hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã xâm phạm

các quyên và lợi ích của người phạm tội hoặc của người khác, từ đó, người

19

Trang 28

phạm tội đã thực hiện hành vi chống trả lại nhưng mức độ của hành vi rõ rang

vượt quá mức cần thiết của hành vi PVCD, theo đó hau qua chết người không

cần thiết Xảy ra dé ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ich của nạn nhân

Đề đánh giá hành vi vượt quá mức độ cần thiết, phải xem xét một cách khách quan, toàn diện đối với các tình tiết liên quan như:

Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công có thể gây ra của nạn nhân;

Mức độ của hành vi tấn công từ nạn nhân;

Tính chất quan trọng của quyền và lợi ích bị xâm hại hoặc de doa xâm hại; Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân trong hoàn cảnh.

Về dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chếtngười của Tội giết người vượt quá giới hạn PVCD thì chủ thể thực hiện hành

vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác khi vượt quá mức phòng vệthì phải chịu TNHS về hậu quả chết người nếu hành vi đã thực hiện là nguyênnhân của hậu quả chết người xảy ra Việc xác định mỗi quan hệ nhân quả là

điều kiện bắt buộc để buộc tội người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.

Ngoài ra dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm này bao gồm các dauhiệu về lỗi, mục đích, động cơ

Trong đó, dấu hiệu về lỗi của chủ thể, đây là hành vi PVCD nhưng lại

vượt quá mức cần thiết nên dấu hiệu lỗi của tội phạm này xảy ra trong trườnghợp lỗi có ý gián tiếp, cố ý không xác định với mục đích nhằm thực hiện hành

vi PVCD Với trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, chủ thé đã có thé thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc họ chấp nhận cho hậu quả đó xảy ra nhưng

vi mong muốn đạt được mục dich PVCD nên vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

Về mục đích và động cơ của tội phạm này được xác định dựa trên hành

vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp

của chủ thé phạm tội, hay của người khác do nạn nhân thực hiện Từ đó dẫn

20

Trang 29

tới mục đích của hành vi chống trả lại hành vi xâm phạm của người phạm tội

vì mục đích phòng vệ chính đáng.

Tội phạm này được thực hiện với động cơ ngăn chặn lại hành vi xâm haigây ra cái chết cho nạn nhân nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tô chức

hoặc lợi ích cua cá nhân minh hay của người khác Động cơ này được coi là

yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm của tội phạm này để xácđịnh hành vi của người bị tội là hành vi PVCĐ quá mức chứ không phải hành

vi cố ý gây thương tích, cố ý giết người, trong trường hợp lợi dụng việc bị

xâm hại về lợi ích, người phạm tội thực hiện hành vi tan cong dé giải quyết việc

trả thù, xích mích từ trước thì không được coi đó là thuộc trường hợp phòng vệ

và không được coi là phạm tội giết người do vượt quá giới han PVCD, từ đóphải chiu sự truy cứu TNHS tương ứng với hành vi đã thực hiện.

1.2.3 Đường lỗi xử lý đối với Tội giết người do vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng

Kế thừa và phát huy những quy định của các BLHS trước đó, BLHS

2015 hiện hành ra đời sửa đổi những bắt cập còn tồn tại đối với tội phạm vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng và khái niệm vượt quá giới hạn phòng vệ

cụ thể như quy định tại Điều 22:

Tại khoản 1, Điều 22 BLHS 2015, “Phòng vệ chính đáng là hành vi củangười vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặclợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức ma chống trả lại một cách cầnthiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chínhđáng không phải là tội phạm.”

Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp vớitính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người cóhành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự

21

Trang 30

theo quy định của Bộ luật này”

Từ đó, Tội giết người do vượt quá giới hạn PVCD tại Điều 126 được

điều chỉnh cụ thé như sau :

” 1 Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm

tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thángđến 02 năm

2 Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

Đối với trường hợp tội phạm giết người xuất phát mục đích phòng vệ

nhưng hành vi phòng vệ lại vượt quá giới hạn gây hậu quả chết người thì bịphạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trong trường hợp người phạm tội gây chết người từ 02 người trở lên thì

tai sản của bị cáo Thế nhưng trường hop nay không bi coi là tội phạm như

tội ngộ sát hoặc tội giết người ở các mức độ nghiêm trọng Hệ thống tư phápHoa Kỳ công nhận quyền của một người dé bảo vệ bản thân họ khỏi bị tổnhại Để áp dụng biện pháp tự vệ, bị cáo phải tin rằng mình đang có nguy cơ

bị tổn hại sắp xảy ra và việc sử dụng và mức độ vũ lực mà họ đã sử dụng là cần thiết hợp lý dé bảo vệ sự an toàn của họ hoặc của người thứ ba.

Như BLHS Hoa kỳ tiêu dé 18 USC [9] Chuong 505, 506, 507 su dung

vii luc dé tu bao vé, dé bao vé người khác, bảo vệ tai sản có đề cập đến nội

dung quy định bị cáo sử dụng các vũ lực dân đên chêt người nêu bị cáo có

22

Trang 31

niềm tin rằng vũ lực là cần thiết để ngăn chặn:” Cái chết sắp xảy ra; Có sự

tan công làm tổn hại lớn đến cơ thé, chang hạn như biến dang vĩnh viễn

nghiêm trọng, mat hoặc suy giảm chức năng kéo dài của bat kỳ bộ phận co

thể hoặc cơ quan nào của cơ thể, hoặc có tổn thương nghiêm trọng khác, bao

gồm cả hiếp dâm; Bắt cóc”

Và việc sử dụng việc phòng vệ dẫn đến chết người được coi là không chínhđáng khi :

Người thực hiện với ý định gây ra cái chết hoặc thương tật nghiêm trọng

đã kích động việc sử dụng vũ lực đối với mình trong cuộc gặp gỡ; hoặc

Chủ thé thực hiện biết rằng có thê tránh được sự cần thiết của việc sửdụng vũ lực đó bằng cách rút lui, ngoại trừ người đó không có nghĩa vụ rút

lui khỏi nơi ở hoặc nơi làm việc của mình, trừ khi chủ thé đó gây han ban

đầu hoặc bị tan công tại nơi làm việc của mình

Có tác nhân là niềm tin hợp lý cho rằng vũ lực chết người là cần thiết

ngay lập tức để bảo vệ bản thân khỏi cái chết, thương tật nghiêm trọng, bắt

cóc hoặc giao cầu bằng vũ lực hoặc đe doạ nếu cả hai các điều kiện sau tồn

tại như:

Nạn nhân bi vũ lực xâm phạm trong quá trình xâm nhập bat hợp pháp, hoặc

đã xâm nhập bất hợp pháp và có mặt ở trong nơi cư trú hoặc phương tiện bị

chiếm đóng; hoặc bị hại bị vũ lực xâm phạm trong quá trình xâm phạm bathop pháp hoặc cưỡng ép người khác trái ý muốn của họ ra khỏi nơi cu trúhoặc phương tiện bị chiếm đóng

Có tác nhân hoặc lý do để tin rằng việc xâm nhập hoặc hành động bat

hợp pháp hoặc cưỡng bức dang diễn ra, hay đã xảy ra.”

Ngoài quy định chung về việc công nhận những trường hợp công dân Hoa Kỳ được quyền sử dụng chế định tự vệ băng vũ lực dé bảo vệ bản thân, người khác và tài sản thì một số bang của Hoa kỳ công nhận “học thuyết lâu

23

Trang 32

đài” để bảo vệ nơi cư trú của chủ thể thực hiện hành vi chống lại kẻ xâm nhập thông qua vũ lực chết người Về độ hợp lý hành vi dùng vũ lực ở các tiểu bang, việc sử dụng vũ lực cần phải phù hợp với hoàn cảnh, trong trường hợp

bị đơn không chứng minh được mình thật sự ở trong tình thế nguy hiểm tớisức khỏe và tính mạng khi phạm tội thì họ không được dùng "nguyên tắc lâuđài" dé bào chữa cho hành vi gây chết người của mình Dé đảm bao chủ nhàkhông tùy ý giết người và thoát tội bằng nguyên tắc lâu đài, mọi bang ở Mỹđều quy định nghĩa vụ chứng minh mình vô tội thuộc về bị cáo, không phải

công tổ viên Bị cáo cần phải đưa ra được bang chứng cho thấy minh đã hành

động chính đáng và hợp pháp Đặc biệt tại một số bang như Floria, với quyđịnh có tính chất mở rộng phạm vi của nguyên tắc lâu đài, chế định này được

gọi ”là luật tử thủ”, theo đó, khi đang ở nơi ở hợp pháp kế cả trong nhà hay

ngoài trời, nơi công cộng thì một người bị tan công không có nghĩa vụ phảilan trốn, né tránh mà có thé sử dụng vũ lực, kế cả vũ lực gây chết người dé

đáp trả kẻ tan công nếu can thiết để ngăn chặn đối phương có hành vi giết

người, gây thương tích nghiêm trong

Trong một sé truong hop nhất định, khi bi cáo nhận thức một cách kháchquan có mối de doa gây tôn hại về thé chất, họ còn có thé dùng quyền tự vệ

không hoàn hảo áp dụng vũ lực đối với sự gây hại đó, nhưng quyền tự vệ

không hoàn hảo không giúp bị cáo được miễn tội sử dụng bạo lực hay các tội

danh khác mà chỉ có thể làm giảm các tội danh và hình phạt liên quan Đốivới hình phạt của loại tội phạm này, tuỳ thuộc quy định của lãnh thé, khu vực

áp dụng chế định mà chủ thê hành vi phải chịu những hình phạt tương ứng.

Tại một số bang của Hoa kỳ còn quy định, việc sử dụng vũ lực gây chết

người được công nhận khi ngăn chặn cướp Trong khi đó, một số bang cho

phép sử dụng vũ lực gây chết người đối với các trọng tội khác như trộm cắp, đốt phá, ngoải mục đích tự vệ.

24

Trang 33

Có thê thấy việc quy định về “luật tử thủ” hay quyền được sử dụng vũ lực trong một SỐ trường hợp được pháp luật khu vực quy định đã tạo điều kiện bảo vệ cho quyền công dân của quốc gia này một cách triệt để ngay từ khi quyền sở hữu tài sản và chỗ ở của công dân chưa bị xâm phạm Mặt khác, quy định này lại tạo cơ hội cho công dân có quyền áp dụng vũ lực một cách phổ

biến bất cứ khi nào bản thân công dân đó cho rằng đang có mối nguy hiểm đedoạ Điều này sẽ tạo cơ hội cho những nhận định thiếu khách quan của cả

công dân lẫn cá nhân và cơ quan có quyền áp dụng pháp luật trong quá trình xác định tình tiết các vụ án, đánh giá van dé dù chưa xét tới hành vi phòng vệ

của cá nhân bị xâm phạm có vượt quá giới hạn cần thiết về mức độ, cường độ,

và tính chất của hành vi sử dụng vũ lực đó hay không Vô hình chung, điều

này khiến quyền con người của cả người phạm tội lẫn nạn nhân càng dễ dàng

bị xâm phạm.

Đối với cấp tiểu bang, mỗi tiểu bang có những quy định khác nhau vềloại tội phạm này như hình phạt, mức độ nghiêm trọng của tội pham,

Như tại tiểu bang Alabama, Bộ luật Hình sự của Alabama tiêu đề

13A-3-23 [7] đã quy định trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ đượccoi là hợp pháp khi tự vệ hoặc bảo vệ người khác trong các tình huống xâm

nhập bất hợp pháp và cưỡng bức, hoặc đã xâm nhập bất hợp pháp nơi cư trú,

tài sản kinh doanh, phương tiện bị chiếm đóng hoặc cơ sở điện hạt nhân đượcliên bang cấp phép;

Các Đạo luật sửa đối của Arizona [8] quy định tội phạm sử dụng vũ lực gây chết người là cần thiết ngay lập tức khi bảo vệ bản thân, người khác và tài sản được công nhận là hợp pháp theo Điều B phần 13-407, khoản 2 Điều A

phần 13-405, phần 13-406 Arizona tô chức kết án theo một số trường hợp

Đối với người phạm tội lần đầu bị kết án có thể bị phạt tù; một năm với các

yêu tô giảm thiêu; một năm sáu tháng là mức tôi thiêu tôi thiêu nêu không có

25

Trang 34

các yếu tô giảm nhẹ; hai năm sáu tháng là số tiền giả định mà toà án thường

đưa ra; ba năm là mức tối thiểu nếu không có tính tiết tăng nang; ba năm chintháng với tình tiết tăng nặng

Bộ luật Hình sự California 197 PC [5] định nghĩa tội giết người do tự vệchính đáng là giết một người nào đó để tự vệ hoặc đề bảo vệ người khác nếu kẻ tấncông đang có gang giết hoặc làm bị thương nặng ai đó trong các trường hợp sau:

“ (1) Khi chống lại mọi nỗ lực sát hại bất kỳ người nào, hoặc phạmtrọng tội, hoặc gây thương tích lớn cho cơ thé bat kỳ người nào

(2) Khi được thực hiện dé bảo vệ nơi ở, tài sản hoặc con người, chống

lại kẻ rõ ràng có ý định hoặc cố găng, bang bao lực hoặc bat ngờ, phạm trọng

tội, hoặc chống lại kẻ rõ ràng có ý định và cô găng, trong một bạo lực, náoloạn hoặc náo động đề xâm nhập nơi cư trú của người khác với mục đích gây

bạo lực cho bất kỳ người nào trong đó.

(3) Khi được cam kết bảo vệ hợp pháp cho người đó, hoặc cho

vợ/chồng, cha mẹ, con cái, chủ, tình nhân, hoặc người hầu của người đó, khi có

căn cứ hợp ly dé quy kết tội phạm trọng tội hoặc làm một việc lớn thương tích

cơ thể, và nguy hiểm sắp xảy ra khi thiết kế như vậy được hoàn thành; nhưng

người đó hoặc người mà người đó thay mặt bào chữa, nếu ho là kẻ tấn công hoặc tham gia chiến đấu lẫn nhau, phải thực sự và thiện chí đã cô gắng từ chối bất kỳ

cuộc đấu tranh nào nữa trước khi vụ giết người được thực hiện

(4) Khi nhất thiết phải cam kết, băng những cách thức và phương tiện

hợp pháp, bắt giữ bất kỳ người nào về bất kỳ trọng tội nào đã phạm, hoặc trong việc tran áp hợp pháp bat kỳ cuộc bạo động nao, hoặc trong việc giữ gìn

và bảo vệ hòa bình một cách hợp pháp.”

Và theo sự bảo vệ của Học thuyết Lau dai của bang, việc giết kẻ đột nhập

vào nhà cũng là hợp pháp nếu kẻ đột nhập rõ ràng có ý định thực hiện một hành động bạo lực đối với một người nào đó bên trong.

Có thê thấy Hoa Kỳ là quốc gia trao cho công dân quyền dân chủ ở phạm vi

26

Trang 35

khá rộng Với những quy định cho phép công dân có quyền tự vệ được phép sử

dụng vũ lực gây chết người khi người đó có nhận định rằng kẻ tan công có hành

vi giết người, gây thương tật nghiêm trọng và người đó có quyền sử dụng vũ

lực “tương ứng” với sự xâm phạm đó, thì ranh giới dé nhận định, đánh gia VIỆC

sử dụng vũ lực “tương xứng” đó được coi là hành vi phòng vệ chính dang hay làhành vi đã vượt quá giới hạn tự vệ trở nên vô cùng mong manh Ngoai ra, một sốtrường hợp với sự nhận định thiếu khách quan của người bị tan công thì họ đã có

quyền hợp pháp sử dụng vũ lực gây chết người đề đối kháng với việc bị tấn công,

đột nhập vào nơi hợp pháp của bản thân Bên cạnh việc nhận định mức độ hành

vi thiếu chính xác của người bị tấn công, pháp luật quốc gia còn hợp pháp việcmột người cũng có thé tự vệ ngay cả khi sự tan công chưa xảy ra nhưng họ có

niềm tin rằng sự tan công đó sẽ xảy ra, có thé thấy nếu trường hợp niềm tin đó

sai lệch, không diễn ra như mức độ được nhận định thì việc tự vệ đó và mức

độ tự vệ gây chết người đó sẽ trở thành tội danh giết người theo cấp độ tuỳthuộc vào tình tiết vụ án Việc pháp luật Hoa kỳ chưa quy định rõ ràng về mức

độ nhận định, đánh giá về giới hạn tự vệ của công dân này đã gây ra nhiều tranh

cãi trong dư luận đối với các vụ án tự vệ gây chết người Trên thực tế đã xảy rakhông ít những trường hợp lợi dụng các chế định tự vệ sử dụng vũ lực gây chết

người, luật lâu đài hay luật tử thủ dé dụ đối phương tan công và thoát tội, đặc biệt

trong các vụ án người làm chứng duy nhất đã bị sát hại

Việc lợi dụng các chế định này không phải là hiếm, như vụ án tại bangMinnesota [6] ngày 22/12/2012 , vì bực tức nhà riêng bi đột nhập nhiều lần, cụông 65 tuổi Byron Smith phục kích dưới tang ham và bắn nhiều phát giết chết

hai thiếu niên có hành vi trộm cắp Cụ ông chờ một ngay sau mới báo cảnh sát, khang dinh rang minh tự vệ theo chế định luật lâu đài Trong quá trình điều tra vụ án, công tố viên đã phát hiện Byron Smith đã dé lại dau vết đậu xe

của bản thân tại nhà hàng xóm và giả vờ mình đã văng nhà đê dụ kẻ trộm Từ

27

Trang 36

đó, ông cụ đã thừa nhận đã nô súng rất nhiều lần vượt quá mức cần thiết Ngày

29/02/2014, Toa án đã tuyên xử ông mức án chung thân không ân xá với tội

danh giết người cấp độ 1 vì có yếu tô lên kế hoạch và hậu qua gây chết người.

Có thể thấy sự quy định về chế định này của Mỹ trong quy định tại các Bang trao cho công dân quyền tự chủ động trước trong việc bảo vệ bản thân

mang lại cả hiệu quả tích cực ngăn ngừa các mối hiểm hoạ đe doạ đến sức khoẻ

và tính mạng có thé lường trước lẫn mặt tiêu cực như sự lợi dụng pháp luật vi

mục đích xấu xa Qua sự tham khảo pháp luật của quốc gia này, ta có thé thay trước nếu trao cho công dân quyền dân chủ rộng rãi sẽ mang lại nhiều tác dụng ngược với mục đích bảo vệ công dân ban đầu.

1.3.2 Luật hình sự Cộng hoà Liên bang Đức

Quy định quyền tự vệ được Cộng hoà liên bang Đức quy định tại Bộ luật

hình sự của Cộng hoà liên bang Đức [4] tại mục thứ tư về phòng vệ khẩn cấp

khác Nếu xảy ra trường hợp quá mức tự vệ, bị cáo sẽ không bị trừng phạt nếu

họ có hành vi vượt quá mức độ cần thiết do nguyên nhân bối rối, sợ hãi hoặckhủng bố khi đang diễn ra cuộc tan công bat hợp pháp đó

và nguyên tắc tại Đức [15], pháp luật cho phép tự vệ trước một cuộc tấn

công bất hợp pháp Nếu không có khả năng nào khác đề phòng thủ, người bị

tấn công được phép sử dụng vũ lực thậm chí sử dụng vũ lực chết người mà

không phải thực hiện nghĩa vụ rút lui nhưng bị giới hạn ở mức độ cần thiết

Một hành động được coi là tự vệ là hành vi được giới hạn trong một phạm vi

cần thiết nhất có thê cùng với các phương tiện hiệu quả tương đương phù hợp

28

Trang 37

để kết thúc cuộc tấn công một cách an toàn Cùng với đó, người thực hiện không có nghĩa vụ phải chấp nhận rủi ro bằng chi phi của minh dé bảo vệ kẻ

tan công và cũng không có nghĩa vụ phải chạy trốn khi cuộc tan công xảy ra

Vì vậy, không có nghĩa là họ không phải cân nhắc giữa tỉ lệ của phương tiệnphòng thủ với phương tiện thực hiện việc tấn công Và đặc biệt trong trườnghợp sử dụng súng cầm tay, người bị tấn công phải bắn cảnh cáo khi bảo vệ tàisản vật chat

Với điều luật này, việc quy định sẽ tính đến trạng thái tâm trạng đặc biệt của người bị tấn công bất hợp pháp Mặt khác, đây được coi là lý do để bào

chữa cho người bị cáo buộc có quyền tự bảo vệ bản thân khách quan vượt quánhững gì cần thiết Việc từ bỏ hoàn toàn lời buộc tội trên thực tế được giảm

hai lần Bên cạnh đó, hành động trong tình huống tự vệ làm giảm sự bất công,

vì tỉ lệ mà thủ phạm đáng lẽ được phép bào chữa khi cần thiết phải được trừkhỏi sự bất công của một hành vi tương ứng, và giảm sự bất công này cũngdẫn đến một tình tiết giảm nhẹ tội tương ứng Ngoai ra, những ảnh hưởng

được đề cập trong Điều 33 mô tả một trạng thái tâm lý khẩn cấp làm giảm

đáng ké khả năng điều khiển hành vi cá nhân của người bị buộc tội theochuẩn mực hành xử Đôi khi với quy định về khả năng tự vệ quá mức đượcbiện minh với những cân nhắc về mục đích trừng phat

Vi dụ, thám tử D đã quang tay qua cô tên trộm cực kỳ ngoan cố X màanh ta đã bat được bằng hành vi bóp cô Cuối cùng, X bat tinh do luéngkhông khí giảm và ngừng dam đá D trước đó D không nhận ra điều này vìanh ta đang trong tình trạng hoảng loạn, hậu quả là anh ta không buông X ra

và X tiếp tục bị sặc, hậu quả là X tử vong sau đó Có luồng ý kiến rằng,

không thé áp dụng Điều 33 ở đây , vì Điều 33 thực sự yêu cầu một tình huéng

tự vệ, tuy nhiên, đã không còn xuất hiện từ thời điểm X bất tỉnh Theo quan

điểm đối lập, đây là sự tự vệ quá mức sau đó dẫn đến trường hợp theo Điều

29

Trang 38

33, vì D đã hành động trong hoảng loạn và điều này đã không buông tha X.

Hình phạt đối với những người bị buộc tội này ban đầu không phải là các

biện pháp phòng ngừa đặc biệt và chung chung, bởi vì họ được coi là nạn

nhân của những cuộc tấn công bat hợp pháp, người có đặc điểm lo lang, đáng

sợ và là một công dân hoà nhập với xã hội và không cần có sự phòng ngừa

đặc biệt Vì vậy, hình phạt được áp dụng cũng không cần thiết vì các lý dophòng ngừa chung Ngoài ra, không áp dụng hình phạt không chỉ vì tội của bị cáo được giảm nhẹ do ảnh hưởng của tâm ly ma còn vì ngoài việc giảm tội

còn được giảm oan ở chỗ người bị buộc tội đã tự bảo vệ được bản thân trước

tội ác và có thê phòng ngừa tấn cùng một lúc

Ngoài ra khi áp dụng Điều 33 của BLHS Đức, người ta còn tranh cãi về

tình huống khả năng tự vệ rộng rãi (hành vi tự vệ được sử dụng trong tình

huống trước và sau khi cuộc tấn công xảy ra về mặt thời gian) hay không?Theo ý kiến phổ biến, Điều 33 nay sẽ không được áp dụng đối với những

trường hợp này, điều này đã được chứng minh bởi thực tế, tình huống tâm lý

lo sợ, sợ hãi chỉ xuất hiện khi có cuộc tấn công bắt hợp pháp diễn ra và có sự hiện diện của thủ phạm tại thời điểm đó Ngoài ra, không có sự bất công nào

xuất hiện trong trường hop nay do tính hợp pháp của hành vi tự vệ quá mức

được đưa ra trước khi xảy ra cuộc tấn công bất hợp pháp và tại các thời điểm

đó quyền tự vệ của bị cáo chưa xuất hiện Mặt khác, khi cuộc tấn công đã xảy

ra thì người bị buộc tội chưa thích nghi và nhận định rang nó đã kết thúc thì

có thé áp dụng Điều 33 với tâm lý lo hãi, hoảng sợ đó

Không chỉ vậy Điều 33 này cũng không được áp dụng với trường hợp quá mức tự vệ giả định (xảy ra khi các điều kiện tiên quyết để thực hiện

quyền tự vệ không đáp ứng như: hành vi tan công bat hợp pháp, mức độ tự vệ

tương xứng với mức độ tấn công, mức độ tự vệ là cần thiết, nhưng người

người tự vệ lại nhằm lẫn chúng và lựa chọn hành động tự vệ không cần thiết

30

Trang 39

hoặc không được khuyến khích) vì Điều 33 được áp dụng khi xảy ra một tình huống tự vệ, ít nhất là một tình huống tự vệ đã có trước đó Tuy nhiên điều

này lại không xuất hiện trong trường hợp tự vệ giả định quá mức cần thiết

Ví dụ, T chỉ muốn hỏi đường S Tuy nhiên, dựa vào dáng vẻ và tư thế

của mình, S đã nhầm tưởng rang minh đang bị tan công và trong lúc hoảng

loạn, S lập tức bắn phát súng chí mạng S có lỗi và đã làm nhiều hơn những gìđược pháp luật cho phép, với kết quả là hành động của anh ta sẽ không được

biện minh ngay cả khi những gì được trình bày đã thực sự xảy ra Vì vậy,

Điều 33 cũng không được áp dụng trong trường hợp này.

Có thể thấy việc Đức quy định trường hợp tự vệ quá mức được miễn trừTNHS khi tình huống do tâm lý của người bị cáo buộc hành động xuất phát từ

trạng thái khó kiểm soát đã đặt ra rất nhiều tranh cãi khi xem xét liệu đó có phải

là hành động bộc phát do tâm lý hay một sự tan công chứa các yếu tố không phùhợp đối với quyền tự vệ của cá nhân, hành động sử dung vũ lực có còn chứa yêu

tố phòng vệ hay không hay đã vượt qua danh giới được coi là hành vi phòng vệ

tính mang cho bản thân Quy định này tao cho các cơ quan có thâm quyền giải

quyết các vụ án về tội phạm giết người có yếu tô phòng vệ chính đáng sẽ rất khókhăn khi xác định tội danh phù hợp đối với tội phạm đó

1.3.3 Luật hình sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung HoaPháp luật hình sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần đầu được banhành vào năm 1979, và được sửa đổi vào năm 1997, 1999, 2001, 2002 Và bộluật hiện hành được ra đời vào năm 2005 Trong đó, quy định trường hợp

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thuộc Điều 20 va 21 mục 1 về tội

phạm và trách nhiệm hình sự, chương II về tội phạm quy định Điều 20:7”

Không chịu TNHS đối với hành vi phòng vệ chính đáng được thực hiện

nhằm ngăn chặn hanh vi xâm phạm trái pháp luật đến lợi ích của nha nước vàcông cộng hoặc quyên của người, tài sản hoặc các quyên khác của chủ thê

31

Trang 40

hoặc của người khác và gây thiệt hai cho người vi phạm bat hợp pháp.

TNHS phải chịu khi khả năng phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạncần thiết một cách rõ rệt và gây thiệt hại lớn Tuy nhiên, việc áp dụng hình

phạt giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt sẽ được xem xét.”

“Điều 21Không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phòng vệ đượcthực hiện chống lại hành vi tấn công thân thê đang diễn ra, giết người, cướp,

hiếp dâm, bắt cóc và các tội phạm bạo lực khác gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an toàn cá nhân gây thương tích hoặc tử vong cho người vi phạm bat hop

pháp vì hành vi đó không phải là phòng thủ quá mức.

Không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những thiệt hại do hành

vi ngăn chặn nguy hiểm khân cấp phải được thực hiện nhằm ngăn chặn nguy

cơ xảy ra hiện tại cho nhà nước hoặc lợi ích công cộng hoặc quyền của conngười, quyền tài sản hoặc các quyền khác của diễn viên hoặc của nhữngngười khác.

Chiu trách nhiệm hình sự khi việc ngăn chặn nguy hiểm khẩn cấp

vượt quá giới hạn cần thiết và gây ra thiệt hại không đáng có Tuy nhiên, sẽđược xem xét tùy theo trường hợp đề áp dụng hình phạt giảm nhẹ hoặc miễnhình phạt.

Các quy định của khoản đầu tiên liên quan đến việc ngăn ngừa nguyhiểm cho ban thân không áp dụng cho một người chịu trách nhiệm cụ thé

trong chức vụ hoặc nghề nghiệp của mình.”

Từ quy định của Trung Hoa đã xác định một số trường hợp cụ thể nếu

hành vi chống trả luôn được công nhận là hành vi phòng vệ chính đáng baogồm hành hung, giết nguoi, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực

khác, có thé thay rằng các hành vi chống trả lại các hành vi trong tình huéng

bạo lực luôn được công nhận là phòng vệ chính đáng Và vì vậy, họ không

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng số vụ án và bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử về tội giết - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng số vụ án và bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm xét xử về tội giết (Trang 44)
Bảng 2.4: Tổng số quyết định hình phạt của Tội giết người vượt quá giới - Luận văn thạc sĩ luật học: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam
Bảng 2.4 Tổng số quyết định hình phạt của Tội giết người vượt quá giới (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w