ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG NAM
TỌI CÓ Y GAY THUONG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SUC
KHỎE CUA NGƯỜI KHAC DO VƯỢT QUA GIỚI HAN PHONGVE CHÍNH DANG TRONG LUAT HÌNH SỰ VIET NAM
HÀ NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HOÀNG NAM
TỌI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC
KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN PHÒNG
VỆ CHÍNH DANG TRONG LUẬT HINH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRINH TIEN VIỆT
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cua riêng
tôi Các số liệu, thông tin sử dụng và phân tích trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, và được cấp theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từng được công bồ trong bat kỳ luận văn nào khác.
Tác giả
Hoàng Nam
Trang 4LOI CAM ON
Lời đầu tiên của luận văn, xin cho phép tôi được trân trọng cảm ơn các thây cô giáo Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện giúp đố tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trịnh Tiến Việt, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ, góp ÿ kiến và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành
luận văn của mình.
Dong thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vu Tổng hợp và Vụ Pháp
chế & Quản lý Khoa học Tòa án nhân dân toi cao, Phòng Hành chính-Tư pháp thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân các địa phương và
các Tham phán, thư ký tòa án, các Luật gia công tác tai các cơ quan trên cả nước đã giúp tôi có điều kiện gặp gỡ, khảo sát, đóng góp những ÿ kiến và thông
tin vô cùng quí báu dé tôi có thêm tư liệu, điều kiện hoàn thành nghiên cứu dé tài luận văn nay.
Xin tran trọng cảm on!
Tac gia
Hoang Nam
Trang 5MỤC LỤC
PHAN MỞ DAU LUẬN VĂN -ccSssss<<<ssssssss 01
CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG VỆ CHÍNH DANG VA TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SUC KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN PHÒNG VỆ CHÍNH DANG TRONG LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM 11
1.1 Khái niệm, khái quát các điều kiện của phòng vệ chính đáng 11
1.2 Khái niệm, các dau hiệu pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ
Chính đáng o0 G5 2s 5 59999 9 099.9 0000 09.00000049 8 06 20
1.3 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội có ý
gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính áng << s5 55 9 5 555999 9999949595889 3.95 956 25 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE
TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC
KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN PHÒNG VE CHÍNH DANG VÀ THỰC TIEN XET XỬ -.s-5- 5° 5 <sese<s se 32
2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ
Chính đáng o0 G5 G 2< 5 59999 9.9099 0004 00.0.0000 0000000009060 8 06 32
2.3 Một số ton tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử những vụ án có liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng và các nguyên nhân cơ DAN co co s5 556 9 5 589994 %9 5999994 9599559589699% 49
Trang 6Chương 3 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VE TOI CÓ Ý GAY THUONG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUA GIỚI HAN PHONG VE
CHÍNH DANG VA CÁC GIẢI PHAP DAM BẢO ÁP DỤNG 57
3.1 Quan điểm hoàn thiện quy dinh của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội
cô ý gây thương tích hoặc gây tén hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính dang và các giải pháp bao đảm áp dụng 57
3.2 Noi dung hoan thién quy dinh cua Bo luat Hinh su nam 2015 về tội cô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang và các giải pháp bao đảm áp dụng 62
3.3 Các giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đắng co s s «« «5s sssss 68
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BLHS Bộ luật hình sự
TAND Tòa án nhân dân
TNHS Trach nhiém hinh su
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
TBBA Toàn bộ bản án
KC Kháng cáo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 8DANH MỤC CAC BANG TRONG LUẬN VAN
Bảng 2.1: Thống kê công tác thụ ly vụ án, xét xử tội danh quy định tại
Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 của Tòa án nhân dân các cấp trong giai đoạn 05 năm (2018 — 2022) - 46
Bảng 2.2 Thống kê công tác thụ lý vụ án, xét xử các vụ án có kháng cáo về tội danh quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội trong giai đoạn 05 năm (2018 - 2022) 47
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai
Quyền con người (Human rights, Droits de LHomme) là những quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, được pháp luật quốc tế cũng như pháp
luật của các tất cả các quốc gia tôn trọng và bảo vệ Những quyền cơ bản nhất trong hệ thống quyền con người là quyền được sống, quyền được tự do và
quyên được bảo vệ an ninh cá nhân.
Trên phương diện quốc tế, ké từ sau hai cuộc Chiến tranh thé giới, nhân
loại đã chứng kiến quá nhiều hy sinh và mất mát Vì vậy, các quốc gia đều
thấy rằng thế giới cần phải có một tổ chức liên hợp các quốc gia, có nhiệm vụ duy trì hòa bình thế giới, giải quyết tranh các chấp quốc tế và bảo đảm những
quyền cơ bản của con người, đó là Hội Quốc Liên được thành lập từ năm
1920 và sau đó là Liên Hợp Quốc ( United Nation- UN) được thành lập vào ngày 26/6/1945 Ké từ khi được thành lập tới nay, Liên Hợp Quốc và các 16
chức thành viên đã ban hành nhiều văn bản với mục đích bảo vệ quyền con người trên khắp, trong đó, Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người của Liên
Hợp quốc năm 1948 đã khang định: “Moi người đêu có quyển sống, quyén tự
do và an ninh cá nhân”
Tại Việt Nam, trải qua gần 70 năm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và
tự do, an ninh cá nhân cho mỗi một người dân, đến nay, Khoản | Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “7 Moi người có quyển bat kha xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tan, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bat ky hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thé, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân pham ”.
Trang 10Vì lẽ đó, bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người nói chung,
cũng như quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói riêng đều bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trong thực tiễn xét xử, kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bé sung năm 2017 có hiệu lực đến nay, những quy định về nhóm tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phâm đã được các cơ quan tiễn hành tố tụng áp dụng ngay lập tức vào trong thực tế và mang lại nhiều kết quả tốt trong công tác xét xử cũng như hiệu ứng tích cực trong dư luận Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng cho thấy sự biến tướng ngày một tinh vi, manh
động của các loại tội phạm xâm hại đên thân thê, sức khỏe của người khác.
Vì vậy, dé bảo đảm quyền con người, bảo dam an ninh xã hội, an ninh cá
nhân, bảo đảm quyền được loại trừ trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phòng vệ và chống trả lại những hành vi nguy hiểm cho sức khỏe của mình
cũng như của người khác, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định trong
Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là vô cùng cấp thiết, giúp tạo ra cơ sở để định tội danh và quyết định hình phạt một cách
chính xác, tác động trực tiếp vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm.
2 Tình hình nghiên cứu
* M6t số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
[1] Ashworth, Principles of Criminal Law (Các nguyên tắc của luật hình sự), Nxb Oxford University Press, Inc., 1995 Cuốn sách này đề cập đến các
van đề cơ bản trong luật hình sự bao gồm: 1) Những nguyên tắc và chính sách lên quan đến sự hình thành của pháp luật hình sự; 2) Việc áp dụng nguyên
Trang 11tắc của các cơ quan lập pháp, Tòa án, cơ quan cải cách pháp luật vào thực
tiễn xã hội; 3) Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là hai trường hợp
được loại trù TNHS.
[2] Jerome Hall, Criminal Law (Luật hình sự), Nxb Bobbs Merrill
Company, 1947, tái bản năm 2005 Cuốn sách tập trung đề cập đến cơ sở lý luận nền tảng của luật hình sự như: 1) Các nguyên tắc của luật hình sự; 2) Vấn đề về trách nhiệm hình sự của tội phạm và hình phạt; 3) Các lý thuyết
vận dung; 4) Phòng vệ chính đáng và tình trạng khan cấp với tư cách là hai trường hợp loại trừ TNHS.
[3] Michael Bogdan editor, Swedish Law in the New Millennium (Luật hình sự Thụy Dién trong giai đoạn mới), Norstedts Juridik, Printed in Sweden
by Elanders Gotab, Stockholm, 2000 Trong đó có chương sách đã đề cập đến các trường hợp miễn TNHS, nhưng các trường hợp đó lại mang bản chất của một số trường hợp loại trừ TNHS theo luật hình sự Việt Nam như: 1) Phòng vệ chính đáng; 2) Tình thế cấp thiết; 3) Thi hành mệnh lệnh của cấp trên
* Những công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên khoa học, giáo trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng chỉ ở mức gián tiếp, không đi quá sâu vào
các vân đê côt lõi như.
[1] Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2020;
Trang 12[2] Trịnh Tiến Việt, Tổng quan về Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia Sự thật, Hà Nội, 2022;
[3] Trmh Tiến Việt, Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc Gia sự thật, Hà Nội, 2022;
Ngoài ra còn có một sô công trình luận án tiên sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về các tội xâm phạm đên tính mạng, sức khỏe con người và các tội phạmdo vượt quá phòng vệ chính đáng như:
[1] Nguyễn Duy Hữu, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, đề tài “Các tội xâm phạm sức khỏe của người khác theo luật
hình sự Việt Nam ”, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017;
[2] Nguyễn Văn Hải, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hình sự và Tố
tụng hình sự, đề tài “Mộ số vấn dé lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính
đáng trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nội dung của các công trình nghiên cứu này đều đã phân tích cơ bản các vấn đề liên quan đến khái niệm, đặc điểm và các điều kiện áp dụng quy định của pháp luật về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang theo quy đmh cua Bộ luật Hình sự năm 2015 Tuy nhiên, có thể thấy rằng, từ khi Bộ luật Hình sự
năm 2015 được sửa đổi, bố sung vào năm 2017 và chính thức có hiệu lực vào năm 2018 đến nay, không có những công trình tập trung nghiên cứu về một
tội phạm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cụ thể như tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng Như vậy, trên phương diện nghiên cứu lý luận
Trang 13chuyên sâu và có hệ thống, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015
chưa được quan tâm một cách đúng mức, đặc biệt là chưa được đánh giá,
phân tích cụ thể thực tiễn xét xử và tìm ra những hạn chế trong quy định của pháp luật Vì vậy, trong luận văn này, học viên muốn tiếp tục kế thừa những tri thức trong công trình khoa học, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp, từ đó giúp các cơ quan tiễn hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh việc bắt giữ, xét xử oan người vô tội, đồng
thời tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự trong tương lai.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện và khách quan
có hệ thống tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” cũng như quy định về
tội này trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng
quy định của pháp luật về loại tội phạm này trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân Trên cơ sở đó, luận văn sẽ chỉ ra được những ưu điểm của quy định hiện hành cũng như những hạn chế để có thé đóng góp, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự cũng như nâng cao hiệu quả
trong thực tiễn xét xử.
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra và giải quyêt các nhiệm vụ sau đây:
1) Phân tích khái niệm, các đặc điểm, điều kiện của hành vi phòng vệ chính đáng và tội gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, qua đó làm sáng tỏ được
những điểm khác nhau cơ bản giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
2) Khái quát lịch sử phát triển quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng giai đoạn từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến giai đoạn Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đôi bố sung năm 2017 được chính
thức có hiệu lực
3) Phân tích quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, b6 sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
4) Đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp đối với tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Từ đó chỉ ra được những điểm còn tồn tại, hạn chế trong các quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn xét xử, nêu rõ các
nguyên nhân cơ bản.
5) Đề xuất một số giải pháp nhăm tiếp tục hoàn thiện quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá
Trang 15giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và đưa ra những giải pháp bảo đảm áp dụng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tội
phạm này của Tòa án nhân dân các cấp giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại
cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được
quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bố sung năm 2017 Luận văn được nghiên cứu và lấy số liệu trên phạm vi toàn quốc, thời gian số liệu là 05 năm (2018 - 2022).
5 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở nền tảng, cốt lõi là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và những quan điểm, định hướng, chính sách pháp luật của Dang về Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, về chính sách hình sự và cải cách tư pháp; quan điểm, đường lối xử lý của Nhà nước đối với nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phâm của con người nói chung.
Trang 166 cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu6.1 Cơ sở lý luận
Luận văn kế thừa và tổng hợp quan điểm khoa học của những nhà khoa học, nhưng luật gia được thé hiện trong các công trình nghiên cứu về pháp
luật như sách, báo, tạp chí chuyên môn trong và ngoải nước.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu
Dé trực tiép giải quyêt các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, học
viên xin được sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Phương pháp so sánh, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước để làm sáng tỏ tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này
2) Phương pháp nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
3) Phương pháp thu thập thông tin, thống kê, khảo sát án, phỏng vấn để xử lý các tài liệu, số liệu do Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Tòa án nhân dân các cấp cung cấp, qua đó làm sáng tỏ thực
tiễn xét xử.
4) Phương pháp tổng hợp giúp tìm ra những khó khăn trong thực tiễn xét
xử cũng như những nguyên nhân cơ bản của những khó khăn đó Từ đó, luận
văn đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
Trang 177 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7.1 Y nghĩa khoa học
Đây là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học Ngoài ra,
luận văn còn phân tích thêm những quy định về chế định phòng vệ chính
đáng trong Bộ luật hình sự.
7.2 Y nghĩa thực tiễn
Luận văn đóng góp trực tiếp vào quá trình áp dụng chế định phòng vệ chính đáng trong thực tiễn xét xử, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh, quyết định hình phạt đúng người, đúng tội và đúng pháp luật đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận an gôm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Một số vấn dé lý luận về phòng vệ chính dang và tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe người của khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng và thực tiễn xét xử.
Trang 18Chương 3: Hoàn thiện quy dinh của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng và các giải pháp bảo đảm áp dụng.
10
Trang 19CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÒNG VỆ CHÍNH
DANG VA TỘI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN
PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm, khái quát các điều kiện của phòng vệ chính đáng.
Trong khoa học luật hình sự, khi thực hiện việc nghiên cứu về một loại tội
phạm, người nghiên cứu cần nam rõ được nguyên nhân, gốc rễ của tội phạm
đó Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có xuất phát điểm là hành vi phòng vệ
của con người trước những nguy hiểm mà các cá nhân khác gây ra cho bản thân mình Vì vậy, trước khi nghiên cứu về loại tội phạm nay, chúng ta cần phải năm rõ được khái niệm,bản chất và các điều kiện của hành vi phòng vệ
chính đáng.
1.1.1 Khái niệm phòng vệ chính đáng.
Ngay từ khi xã hội loài người chưa phân chia giai cấp, chưa hình thành nhà nước thì hành vi phòng vệ trước những nguy hiểm đã xuất hiện ở một hình
thức nôm na nhất, đó là “ vệ” Trong xã hội nguyên thủy, dựa vào bản năng sinh tồn của mình, con người đã biết tự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản
thân, của gia đình dòng tộc trước sự đe dọa của thiên nhiên, của những người,
nhóm người khác Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của xã hội loài người, với sự ra đời của pháp luật hình sự nói chung và chế định phòng vệ chính đáng nói riêng, an toàn tính mang và sức khỏe của con người ngày càng được dé cao
và bảo vệ
11
Trang 20“Phòng vệ” có thể được hiểu là hành động chống trả lại những nguy hiểm do người khác thực hiện Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi
người thực hiện hành vi phòng vệ đang trong ở trong hoàn cảnh cần thiết phải
chống trả lại những hành vi vi phạm pháp luật, cường độ chống trả mà người đó thực hiện là phù hợp với những hành vi nguy hiểm đang diễn ra Đồng thời, hành vi phòng vệ ấy cũng phải xảy ra vào đúng thời điểm người phòng vệ đang
phải đối diện với nguy hiểm, với những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của những người xung quanh.
Phòng vệ chính đáng là một trong các trường hợp được loại trừ trách
nhiệm hình sự Trach nhiệm hình sự là một thuật ngữ trong khoa học luật hình
sự, là một trong những van đề căn bản, cốt lõi nhất của luật hình sự Có thé hiểu Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất,
là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm Khi một chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và bị kết tội dựa trên phần quyết định của một bản án có hiệu lực pháp luật thì cá nhân, pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng
nghĩa với việc phải chịu những chế tài xử lý, các biện pháp cưỡng chế, trừng
phat của Nhà nước, của pháp luật hình sự PGS TS Trinh Tiến Việt định nghĩa
khái quát trách nhiệm hình sự như sau: “ Trach nhiệm hình sự là một dạng
trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm Trách nhiệm hình sự được thể hiện thông qua việc Nhà Nước áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ
luật Hình Sự đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội ` [67]
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định và thực hiện theo một
trình tự thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định Theo quy dinh
của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, ca nhân và pháp nhân thương mại
12
Trang 21phạm tội đều phải chị trách nhiệm Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện một hành vi nguy hiểm bị Bộ luật hình sự quy đmh là tội phạm Tuy
nhiên, không phải cứ thực hiện tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình Sự là
phải chịu trách nhiệm hình sự Việc xác định một người có phải chịu trách
nhiệm hình sự hay không còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như vấn đề nhân thân, yếu tố lỗi Có những cá nhân thực hiện tội phạm nhưng không phải chịu
trách nhiệm hình sự, cũng có trường hợp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự hiện hành
chưa quy đmh đó là tội phạm Tóm lại, trách nhiệm hình sự là cơ sở pháp lý dé
các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toa án dau tranh phòng, và chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Trở lại vấn đề phòng vệ chính đáng, như đã khăng định, phòng vệ chính
đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự Dựa
trên thực tiễn xét xử, Bộ luật hình sự của các quốc gia cũng có nhiều cách định
nghĩa thế nào là phòng vệ chính đáng Trong Bộ luật hình sự liên bang Nga
năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2010, khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định tại điều 37:
“Điều 37 Phòng vệ chính đáng
1.Không phải là tội phạm khi gây thiệt hai trong trang thái phòng vệ
chính đáng trước người có hành vi nguy hiểm, xâm hại đến cá nhân, đến quyên
và lợi ích hợp pháp của người phòng vệ hoặc những người khác, của xã hội
hoặc nhà nước nếu sự xâm hại này sử dụng vũ lực hoặc trực tiếp đe dọa dùng
vũ lực gây nguy hiểm cho tính mạng người phòng vệ hoặc người khác ” [50] Như vậy, Bộ luật hình sự của liên bang Nga đã loại trừ tính nguy hiểm cho xã
13
Trang 22hội (tính tội phạm) của hành vi gây thiệt hại mà người phòng vé tạo ra cho
người có hành vi nguy hiểm khi mà tính mạng của người phòng vệ hoặc người khác bị đe dọa (hoặc có khả năng bị đe dọa trực tiếp) bởi những hành vi này.
Không những thế, khoản 3 điều 37 Bộ luật này còn quy định “ Những hành
động của người phòng vệ được coi là không vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng nếu người này đã không thể đánh giá đúng mức tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tan công do sự xâm hại xảy ra quá bat ngờ” [50] Quy định này tiết tục loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phòng vệ bởi sự nguy hiểm
ập đến quá bất ngờ, ngay cả trong trường hợp hành vi chống trả của họ có thể
vượt quá mức can thiết.
Giống như Liên bang Nga, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997, sửa đổi bổ sung 2005 cũng có quy định về phòng vệ chính đáng trong phần chung “tội phạm và trách nhiệm hình sự”: “Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bat hợp pháp xâm hại các lợi ích cua Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tai sản và các quyên khác của mình hoặc của người khác, gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại bat hợp pháp, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự” và “ Người
có hành vi phòng vệ đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiến dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết
người phạm lội, không thuộc trường hợp vượt quả giới hạn phòng vệ, khôngphải chịu trách nhiệm hình sự” [28] Như vậy phòng vệ chính đáng trong phápluật hình sự Trung Hoa cũng là trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự,
và sự phòng vệ không chỉ để nhăm bảo vệ sức khỏe và an ninh cá nhân mà còn
bảo vệ cả các quyên lợi liên quan đên tài sản và các quyên khác.
14
Trang 23Tại Việt Nam, chế định về phòng vệ chính đáng xuất hiện từ rất sớm.
Trong lịch sử, từ bộ luật Hồng Đức, chế định phòng vệ chính đáng đã xuất hiện
khi có những điều luật giảm nhẹ tội cho người phòng vệ, cụ thê như trong bộ
luật quy dinh: “Hai bên đánh nhau cùng bị thương, thì sẽ tùy theo nặng nhẹ ma
chiếu luật bắt tội cả hai; kẻ đánh sau mà lý lại phải thì được giảm tội hai bậc; nếu đánh chết thì không được giảm” (Điều 7 chương đâu tụng) [32]; hay “Những kẻ ban đêm vô có vào nhà người ta, thì xử tội đỗ; chủ nhân đánh chết ngay lúc ấy thì không phải tội; nếu đã bắt được mà đánh chết, đánh bị thương, thì phải tội đánh nhau chết hay bị thương, mà giảm ba bậc ” (Điều 40 chương đạo tặc) [32]; Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con chau đánh lại mà
không bị qué gãy, bị thương, thì không phải toi; bị thương qué thì phải tội kém
tội đánh bị thương người thường ba bậc; đánh chết thì bị tội nhẹ hơn luật
thường một bậc” ( Điều 21 chương đấu tụng) [32] Đến sau khi nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời, quy định về phòng vệ chính đáng cũng
được quan tâm nghiên cứu Lần đầu tiên vấn đề phòng vệ chính đáng được đưa vào Bộ luật hình sự Việt Nam là tại khoản 1, Điều 13 Bộ Luật Hình sự năm
“Phong vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập
thể, bảo vệ lợi ích chính dang của minh, của người khác mà chống trả lại một
cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm ”
Đến Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đôi bổ sung năm 2009, quy định về phòng vệ chính đáng cũng được sửa đổi bổ sung khi từ “#ương xứng” được
thay bang từ “cẩn thiét” bởi trong quy định trước đấy, từ “twong xứng” dễ gây hiểu lầm rằng người gây thiệt hại hoặc có ý muốn gây thiệt hại hành động
15
Trang 24thế nào thì người bị đe dọa quyền, lợi ích chính đáng, người đang ở trong thế
tự vệ cũng chỉ được có hành động tương đương để đáp trả, hay hiểu đơn giản là mức nghiêm trọng của thiệt hại do người phòng vệ gây ra không được lớn
hơn mức thiệt hại do đối tượng xâm hại có ý định gây ra Nguyên Chánh án Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao, Thạc sĩ Đinh Văn Quế có nhận định về yếu tổ “cần thiết” này trong bài viết “Mot số vấn dé phòng vệ chính đáng và
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” như sau:
“Can thiết không có nghĩa là ngang bang theo cách xác định của toán
học như: Bên xâm phạm gây thiệt hại như thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ
được gây thiệt hại như thé như: A đấm B vào mặt hai cái thì B cũng chỉ được đấm A vào mặt hai cái hoặc A gây thương tích cho B 23% thì B cũng chỉ được gây thương tích cho A 23%, mà trong hoàn cảnh cụ thể người có hành vi xâm
phạm có thé chỉ mới đe doa gây thiệt hại ngay tức khắc cho người phòng vệ
hoặc cho người khác nhưng người phòng vệ có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ cho người xâm hại cũng được coi là cần thiết Ví dụ: A đang dùng súng uy hiếp những người trên xe ô tô dé cướp tài sản thì bị một chiến sĩ cảnh sát được trang bị vũ khí (Súng K54) là một trong những hành khách trên xe nỗ súng ban chết tên cướp thì hành vi bắn chết tên cướp được coi là chống trả
cần thiết” [53]
Sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, đến lần pháp điển hóa thứ ba, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bố sung năm 2017 có quy định rõ ràng về van đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 22, khắng định
rõ phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm:
“ Diéu 22 Phòng vệ chính đáng.
16
Trang 25I Phong vệ chính dang là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích cua Nha
nước, của tổ chức, bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chong trả lại một cách can thiết người đang có hành vi xâm phạm
các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức can thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu tráchnhiệm hình sự ”
Ngoài quy dinh trong các Bộ luật Hình sự, tại Việt Nam, nhiều học giả cũng đưa ra định nghĩa của mình về phòng vệ chính đáng GS.TSKH Lê Văn Cảm định nghĩa Phòng vệ chính dang là “hành vi chống trả của người phòng vệ để gây thiệt hại cho người dang có hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp
pháp của mình hoặc của những người khác, cũng như của xã hội hay của Nhà
nước, nếu hành vi chống trả tương xứng với hành vi xâm hại” [24] Như vậy, GS.TSKH Lê Văn Cảm nhắn mạnh phòng vệ chính đáng thực chất là hành vi chống trả của người đang ở trong tư thế phòng vệ, chống trả một cách tương xứng và ngược trở lại đối với người định gây nguy hiểm đến mình và người khác Định nghĩa này nêu lên những đặc điểm cốt lõi của phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả của người phòng vệ mà hành vi đó có gây ra thiệt hại cho người đang có hành vi xâm phạm tới các quyền cơ bản của mình cũng như
quyên lợi của Nhà nước, tập thể, cá nhân khác.
17
Trang 261.1.2 Khái quát các diéu kiện của phòng vệ chính đáng.
Như đã dé cập trong phần khái niệm, phòng vệ chính đáng là hành vi
chống trả sự xâm hại một cách cần thiết Hành vi phòng vệ chính đáng không
bị pháp luật hình sự Việt Nam coi là tội phạm và người thực hiện hành vi nay
được loại trừ trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn, có thé thay được điều khó khăn nhất khi áp dụng chế định về phòng vệ chính đáng vào xét xử các vụ án hình sự về tội phạm xâm hại sức khỏe, tính mạng người khác là
việc xét xem hành vi phỏng vệ của người đó có thực sự là chính đáng hay
không Hay nói theo một cách khác đó là việc xác dinh các điều kiện của
phòng vệ chính đáng.
Có nhiều định nghĩa về phòng vệ chính đáng, nên việc xác định phòng vệ chính đáng cũng khác nhau Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, có bốn điều kiện cơ bản để xác định một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng và không phải là
tội phạm, đó là:
- Mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng ké của hành vi xâm hại; - Hành vi xâm hại cần phải đang tôn tại và chưa kết thúc;
- Hành vi phòng vệ cần phải được thực hiện bằng việc gây thiệt hại
cho chính người có hành vi xâm hai, chứ không phải là cho người thứ
- Cường độ của hành vi phòng vệ phải tương xứng với cường độ
của hành vi xâm hại;
Dựa trên dinh nghĩa về phòng vệ chính đáng của Bộ luật Hình sự Việt Nam, PGS TS Trịnh Tiến Việt cũng đưa ra các điều kiện cơ bản của hành vi
phòng vệ chính đáng như sau:
18
Trang 27- Có hành vi trái pháp luật đang xâm hại đến các lợi ích hợp pháp;
- Hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp pháp phải đang diễn ra, đang
hiện hữu và có thật, chứ không phải do suy đoán tưởng tượng;
- Hành vi phòng vệ chính dang phải gáy thiệt hai cho chính người
đang có hành vi tan công- nguon gây nguy hiểm dé bảo vệ các lợi ích
hợp pháp;
- Hành vi phòng vệ được coi là chính đáng, khi đó hành vi chong trả là cần thiết.
Cả hai quan điểm này đều xác định rõ, để một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng, cần phải thỏa mãn ba điều kiện cơ ban, dé nhận ra nhất đó là nhất đó là: 1) Tính nguy hiểm của hành vi xâm hại liền trước đó; 2) mỗi nguy hiểm phải thực sự tồn tại, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
người phòng vệ nếu không có sự chống trả; 3) Sự tác động ngược trở lại của
hành vi phòng vệ phải nhắm vào chính nguồn gây ra nguy hiểm chứ không phải nhằm vào người, sự vật khác để nhằm mục đích chấm dứt sự nguy hiểm.
Điều kiện thứ 4 của GSTSKH Lê Cảm đề cập đến van đề “cường độ phòng vệ phải tương xứng”, còn PGSTS Trịnh Tiến Việt cũng nhắc tới “hành vi chống trả can thiết Đây đều là những khái niệm thé hiện rang việc phòng vệ phải ở trong một mức giới hạn nhất định, không nhất thiết phải tương đương một cách
máy móc với hành vi xâm hại, nhưng cũng không được vượt quá mức, nếu không hành vi phòng vệ sẽ không phải phòng vệ chính đáng và người thực
hiện phòng vệ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự Trong thực tiễn, việc xác định
điều kiện thứ 4 này là khó khăn nhất trong số 4 điều kiện, bởi để xem đâu là
mức giới hạn cho hành vi phòng vệ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
tính bât ngờ của sự xâm hại, thời gian, địa điểm, mục đích của người phòng
19
Trang 28vệ Chính vì vậy, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và các tội phạm do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất nhỏ.
1.2 Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
1.2.1 Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe
của người khác do vượt qua giới hạn phòng vệ chính dang.
Phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách
nhiệm hình sự, dù hậu qua của hành vi này là những tốn hại về sức khỏe, tính
mang của người thực hiện hành vi xâm hại Tuy nhiên, trong mục 1.1, chúng ta
có thé thấy răng có tới 4 điều kiện để xác định 1 hành vi là phòng vệ chính đáng Trong nhiều trường hợp, hành vi phòng vệ trước những nguy hiểm từ bên ngoài không đáp ứng đủ 4 điều kiện trên, khi đó hành vi phòng vệ có thể
sẽ trở thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Giới hạn giữa
phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất khó xác dinh, bởi khi thực thực hiện hành vi phòng vệ (mà bản chất vẫn là một hành vi
gây tôn hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác), người phòng vệ khó có thé có đủ thời gian, kinh nghiệm dé xác định được những gi phải làm dé chống trả một cách phù hợp những nguy hiểm đang bất ngờ ập tới Vì vậy, người thực
hiện hành vi chống trả sự nguy hiểm từ người khác rất dễ trở thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự, Vượ quá giới hạn phòng vệ
chính đáng là hành vi chong trả vượt quá mức cần thiết, cường độ và sự mãnh
liệt của hành vi chống trả cũng không phù hợp cường độ của hành vi xâm hại Cụm từ “vượt quá giới hạn” cũng đã thể hiện những biện pháp phòng vệ nói
20
Trang 29chung đã không còn chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp của bản thân mà còn nhằm mục đích gây nguy hiểm đến
sức khỏe, tính mạng đối với người tấn công mình.
Căn cứ quan trọng nhất để xác định một hành vi là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải căn cứ vào mức độ tan công, cường độ tấn công của người đang thực hiện hành vi phòng vệ, đồng thời so sánh với mức độ, cường độ của hành vi xâm hại Theo Từ điển Tiếng Việt, thì “Mức” là tiêu chuẩn định tính để xác định cho hành động Xác định mức độ của hành vi phòng vệ có vượt quá giới hạn hay không cần phải phụ thuộc vào các yếu tổ như
cường độ chống trả (độ mạnh của lực); Cách thức chống trả (liên tiếp tấn công hay chỉ tự vệ, khống ché, ); Vị trí trên cơ thé của người gây nguy hiểm (có phải là là các vị trí trọng yếu như như vùng đầu, vùng ngực, bụng hay không) và
phương tiện, vũ khí được sử dụng dé chống trả hành vi gây nguy hiểm ( là tay
không, dao, kiếm, súng ) Ngoài ra, cơ quan tiến hành tố tụng cũng cần phải xem xét toàn diện những tình tiết khác có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thé cần bảo vệ; mức độ thiệt hai do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; nhân thân của người xâm hại; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc, yêu tô tâm ly của người phải phòng vệ
có khi không thê có điều kiện dé bình tinh lựa chọn được chính xác phương pháp,
phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất
ngờ Sau đó mới có thể kết luận một hành vi là vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng.
Có thể chia vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ra làm hai tội: Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Theo Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978
21
Trang 30của Tổ chức Y Tế thế giới, “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm
hon, về thể xác, về xã hội” [31], vậy có thé hiểu cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác là hành vi có tình sử dụng ngoại lực tác động vào người khác, gây ra những ton thương tới thé xác, tới các bộ phận trên cơ thé,
gây ra có tích, bệnh tật cho người khác.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ià hành vi chống trả quyết liệt quá
mức, không phù hợp của một người nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại đến
quyên và lợi ích của bản thân, của Nhà nước, tổ chức, và gây ra hậu quả là
những ton thương về sức khỏe của người thực hiện hành vi gây nguy hiểm theo
mức độ do luật định là từ 31% trở lên.
Về bản chat, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra khi người phòng vệ biết rõ hành vi gây nguy hiểm tới sức khỏe, an toàn của bản thân mình không cao, nhưng vì nhiều nguyên nhân ( có thé là do phòng vệ quá sớm, phòng vệ tưởng tượng, có tình lợi dụng việc được
pháp luật hình sự loại trừ tính tội phạm để phạm tội ) mà vẫn cố ý gây ra
những tổn hại về sức khỏe quá mức cần thiết cho người thực hiện hành vi đó.
1.2.2 Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội co ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác do vượt qua giới hạn phòng vệ chính
Các dấu hiệu pháp lý hình sự là tong hop những dấu hiệu đặc trưng của một loại tội phạm cụ thé Khi nghiên cứu về một tội phạm, việc nghiên cứu
các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi
trong dấu hiệu pháp lý hình sự sẽ thể hiện đầy đủ bản chất và các dấu hiệu
đặc trưng của loại tội phạm này Dấu hiệu pháp lý hình sự gồm bốn mặt: mặt
22
Trang 31khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thé của tội phạm và khách thé của tội phạm.
Đối với tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể là tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác, dấu hiệu pháp lý hình sự cũng được thể hiện rõ ràng Đây là loại tội vừa mang những
dấu hiệu pháp lý của tội vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vừa có đủ cau thành của nhóm tội cố ý gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe của người khác Dấu hiệu pháp lý hình sự chính là ranh giới căn bản nhất để xác định,
phân biệt giữa đâu là hành vi phòng vệ chính đáng và đâu là tội phạm xâm hại
tới sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: tội cỗ ý gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ
về sức khỏe của con người (trong đó đối tượng tác động chung là con người);
Hành vi xâm phạm về sức khỏe con người là những tác động vật lý làm cho người đó mat đi một phan hay toàn bộ sức lực có sẵn của chính người đó, làm
cho họ phải chịu những ton thương cơ thé, chan thương hoặc chan thuong, và
gặp khó khăn trong cử động, sinh hoạt so với trước khi họ bị tác động Giống
với phòng vệ chính đáng, người (hoặc nhóm người) phải chịu hậu quả do hành
vi phạm tội này gây ra lại chính là người đã tạo ra nguồn nguy hiểm liền trước hành vi phòng vệ Như vậy, nếu chỉ dựa vào khách thể của tội phạm, chúng ta khó có thé phân biệt được phòng vệ chính đáng với tội phạm cố ý gây thương
tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm: Tội cỗ ý gây thương tích, gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thuộc vào nhóm tội cô ý gây thương tích, là một tội xâm phạm trực tiếp tới sức
23
Trang 32khỏe của người khác, nên hành vi của tội này là hành vi trực tiếp tác động vật
lý vào cơ thể người khác, tức là có hành động phạm tội (khác với một số tội
phạm được thực hiện dưới dạng không hành động) Sự tác động vật lý có thé là
dùng sức mạnh vật chất như chân, tay để đấm, đá, đạp, tát hoặc các loại vũ khí, các công cụ phương tiện hỗ trợ như dao kiếm, súng, gậy Trong luật hình sự hiện hành, thiệt hại cho nạn nhân của tội này thể hiện ở mức độ thương tật từ 31% trở lên ( Điều 136 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bồ sung năm 2017).
Thứ ba, về chủ thể của tội phạm: Tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tôn
hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là
tội thuộc nhóm tội cô ý gây thương tích, gây tốn hại cho sức khỏe của người khác, lại có xuất phát điểm là hành vi phòng vệ trước sự tấn công hoặc đe dọa tấn công xảy ra trước nên chủ thé của tội này phải là cá nhân có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, về mat chủ quan cua tội phạm: Nếu như mặt khách quan của tội phạm là những yếu tố bộc lộ ra bên ngoài của một tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm có thé hiểu là những thái độ, tâm lý của cá nhân, pháp nhân
thương mại khi thực hiện tội phạm ấy Đây là một trong những yếu tố quan
trọng nhất, là cơ sở để xác định một hành vi vi phạm pháp luật có phải tội
phạm không cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự người, pháp nhân thương
mại Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mặt chủ quan là mau chốt dé phân biệt phòng vệ chính đáng đối với tội phạm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Đây là tội thuộc nhóm tội cố ý gây thương tích, nên có thé khang định rằng đây là hành vi phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp Đối với trường hợp nay, mục đích của việc gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe của người khác
24
Trang 33không chỉ đơn thuần là để bảo vệ an toàn cho bản thân giống như phòng vệ
chính đáng thông thường mà còn khiến để cho người có ý định gây nguy hại cho mình gặp phải những tôn hại về sức khỏe, thậm chí có thé là tính mạng Như vậy, đây là căn cứ chính dé phân biệt phòng vệ chính đáng với tội cố ý
gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Khi tiến hành điều tra và xử lý vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ mặt chủ quan của hành vi phòng vệ để xác định xem đó là hành vi phòng vệ chính đáng hay là tội phạm cố ý gây thương tích.
1.3 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1.3.1 Giai đoạn từ sau Cách mang tháng Tam năm 1945 đến trước lần pháp điển hóa thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Như đã trình bày, pháp luật hình sự Việt Nam từ giai đoạn quân chủ đã có
những điều luật ủng hộ cho việc người dân được thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng Đến giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, vấn đề phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng lại càng được chú trọng trong các lần pháp điển hóa luật
Hình sự Trong bối cảnh những năm 40 của thế kỷ trước, khi thé giới đang có
nhiều biến động lớn do Chiến tranh thế giới thứ hai, nước ta thì đang ở trong giai đoạn vừa phải chịu ảnh hưởng từ chế độ cũ lạc hậu, vừa chịu ách đô hộ
của hai cường quốc là Pháp và Nhật Bản, Cách mạng tháng Tám năm 1945 nỗ
ra và thành công là một dau mốc mang ý nghĩa chính trị - lich sử to lớn, giúp khai smh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời đánh dấu một mốc
25
Trang 34quan trọng trong trong lịch sử lập pháp hình sự ở Việt Nam Trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, các quyền con người luôn bị thu hẹp, hạn chế, người lao động giống như nộ lệ cho giai cấp thống trị Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước non trẻ của chúng ta lại phải đối mặt với nhiều thách
thức, đe dọa do quân Tưởng ở phía Bắc và quân Đồng Minh giải giáp quân đội
Nhật ở phía Nam, tạo điều kiện dé quân Pháp quay trở lại nước ta Dé ôn định
tình hình “ngàn cân treo sợi tóc” lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành Sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụng pháp luật của chế độ cũ, với điều kiện phù hợp với tình hình nước nhà và không trái với nguyên tắc độc lập dân tộc Ba vùng Bắc, Trung, Nam ở nước ta vẫn tiếp tục áp dụng theo ba văn bản pháp luật hình sự khác nhau Sau khi giành đại thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đến ngày 30/6/1955, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 19/VHH-HS
dé thay thé Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945, Tòa án nhân dân tối cao cũng
ban hành Chỉ thị số 772/TATC ban hành ngày 10/7/1959, từ đó đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của dé quốc và phong kiến, từng bước ban hành các văn bản
pháp luật phù hợp với tình hình lúc bấy giờ Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trong giai đoạn này đã có nhiều phát triển lớn, dần hướng tới
việc đề cao quyền tự do và an ninh cá nhân Tới năm 1975, khi cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta thắng lợi hoàn toàn, miền Nam được giải phóng, ,
dưới sự lãnh Đạo của Đảng, đất nước ta bước vào thời kỳ hoàn toàn mới, một thời kỳ của độc lập, tự do, quyên và lợi ích co bản của người dân được pháp
luật hình sự tôn trọng và bảo vệ.
Trong bối cảnh ấy, những nhà lập pháp ở nước ta nhận thấy vấn đề phòng
vệ chính đáng và tội phạm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là vấn đề
quan trọng, có tác động lớn đến thực tiễn điều tra, xét xử các loại tội phạm
26
Trang 35xâm phạm đến tự do thân thể của con người Ngày 22/12/1983, Tòa án Nhân
dân tối cao tiếp tục ra Chi thị số 07/CT va sau này là Nghị quyết số
02/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Theo đó, hanh vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ
chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
- Hành vi xâm hại những loi ích cần phải bao vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
- Hanh vi nguy hiển cho xã hội dang gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt
hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích can phải bao vệ;
- Phòng vệ chính dang không chỉ gat bỏ sự de doa, đầy lài sự tấn công, mà còn có thé tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người
xâm hại;
- Hanh vi phòng vệ phải can thiết với hành vi xâm hai, tức là không có sự chênh lệch qua đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi xâm hai.
Trong sắc lệnh cũng đề cập rõ đến trường hợp cố ý gây thương tích do
hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết: Tội có ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là loại tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người
khác có tình tiết được giảm nhẹ đặc biệt Đối với trường hợp phạm tội thuộc
loại này, tày theo mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang Toa an có
thể áp dụng Sắc luật 03 ngày 15-3-1976 (điều 5, khoản b, đoạn 1) phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
27
Trang 361.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 đến
trước pháp điển hóa lan thứ hai- Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Khi pháp luật hình sự ở nước ta được pháp điển hóa lần thứ nhất với việc
Bộ luật Hình sự năm 1985 được áp dụng, khái nệm vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng được quy định tại khoản 2 điều 13: “ Néu hành vi chống trả rõ
ràng là qua dang, tức là vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người cóhành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự ”
Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 4 Điều 109: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2, ở khoản 3 Điêu này mà do bị kích động mạnh vì hành
vi trai pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt qua
giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm Theo đó, khi phạm tội có ý
gây thương tích trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây
ra hậu quả là thương tích nặng hoặc ton hại sức khỏe ( điểm a khoản 2) hoặc gây ra có tật nặng dẫn đến chết người ( khoản 3), người thực hiện hành vi
phòng vệ sẽ phải chịu mức hình phạt tương ứng là cải tạo không giam giữ một
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm Mức hình phạt này nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi cố ý gây thương tích bình thường ( phạm tội theo khoản 2 Điều 109 bị phạt tù từ 02 đến 07 năm, khoản 3 từ phạt tù từ 05 đến 15 năm) Điều này cho thấy sự khoan hồng và tính hợp lý của pháp luật, bởi thực chất, dù cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm nhưng hành vi này xảy ra sau khi người thực hiện hành vi bị tấn công, bị đe dọa từ nguồn gây nguy hiểm khác.
28
Trang 371.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 đến
trước pháp điền hóa lan thứ ba- Bộ luật Hình sự năm 2015.
Năm 1986, nước ta bước vào thời ky Đổi mới, với mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xóa đói, giảm nghèo, đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh
tế-thị trường định hướng xã hội nghĩa Với việc mở cửa nền kinh tế nhằm mục
đích phát triển và hội nhập với thế giới, đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội nước ta có nhiều biến chuyển tích cực Song song với những phát triển ấy, hàng loạt những tội phạm mới dần xuất hiện và diễn biến phức tạp, đe dọa đến đời sống bình yên của nhân dân và trật tự trị an của xã hội Dé có những biện pháp kip thời nhằm đấu tranh, phòng chống những loại tội phạm mới, các nhà làm luật
đã pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ hai với Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong đó, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang được dinh nghĩa là
“hành vi chống trả quá mức cân thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại” ( khoản 2 Điều 15) Khái niệm này
rõ ràng, dé hiểu, dé áp dụng hơn so với định nghĩa “hành vi chống trả rõ ràng
la quá đáng” theo quy dinh tại Bộ luật hình sự năm 1985, bởi gud mức cần thiết là có một thước đo cụ thể, giống như hành vi chống trả tương xứng, còn
hành vi rõ ràng quá đáng lại là một mức đánh giá trừu tượng hơn, bởi việc xác
định thé nào là gud đáng trong những trường hợp cả 2 bên đang có những hành
động liên tiếp gây nguy hiểm cho đối phương là rất khó khăn Việc thay đổi
gần như hoàn toàn định nghĩa về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng so với Bộ luật năm 1985 thé hiện bước phát triển về cách thức lập pháp và cách sử
dụng ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 106:
29
Trang 38Người nào có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm Với việc quy định rõ mức độ thương tật tối thiểu do vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang, việc xử lý các hành vi này trong thực tế có thuận lợi hơn so với trước kia Về khung hình
phạt, người phạm tội này cũng phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn, khi
có thể phải cải tạo không giam giữ đến 2 năm (so với 1 năm như trong quy
dinh của Bộ luật Hình sự năm 1985).
30
Trang 39Tiểu kết chương Í
Như vậy, thông qua những phân tích trong chương này, chúng ta có thể rút ra một số nhận định sau:
Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người nhằm bảo vệ quyền hoặc
lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tô chức, của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người dang
có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Một hành vi phải đáp ứng đủ 04 điều
kiện để được xác định là phòng vệ chính đáng: (1) Có hành vi trái pháp luật đang xâm hại đến các lợi ích hợp pháp;(2) Hành vi xâm hại đến các lợi ích hợp
pháp phải đang diễn ra, đang hiện hữu và có thật, chứ không phải do suy đoán
tưởng tượng.(3) Hanh vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hai cho chính
người đang có hành vi tấn công- nguồn gây nguy hiểm dé bảo vệ các lợi ích
hợp pháp; (4) Hành vi phòng vệ được coi là chính đáng, khi đó hành vi chống
trả là cần thiết.Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là khi người phòng vệ thực hiện hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết so với hành vi xâm hại, gây
ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người thực hiện
hành vi tan công mình Cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có đầy đủ cau thành
của một tội phạm, được quy dinh trong pháp luật hình sự của Việt Nam từ sau
Cách mạng tháng Tám và liên tục được sửa đổi, bố sung.
31
Trang 40CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE TOI CÓ Ý GAY THUONG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE
CUA NGƯỜI KHÁC DO VƯỢT QUÁ GIỚI HAN PHÒNG VỆ CHÍNH
DANG VÀ THUC TIEN XÉT XỬ.
Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện kỹ thuật lập pháp và khả năng dự
đoán, phòng ngừa các loại tội phạm rất phát triển so với các văn bản pháp luật trước đó Tuy nhiên, khi toàn thế giới bước sang thé kỉ 21 với rất nhiều tiến bộ về khoa hoc- kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông, kéo theo đó là những tệ nạn mới, những loại tội phạm mới khiến cho bộ luật năm 1999 không thể điều chỉnh được hết những quan hệ xã hội Đến năm 2009, Bộ luật Hình sự
được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn không thé bắt kịp sự phát triển thực tế Vi
vậy, sau l6 năm phát triển mạnh mẽ, với chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 ngày 2005 của Bộ Chính trị pháp luật hình sự tiếp tục được pháp điển hóa lần thứ ba với sự ra đời của Bộ luật Hình sự năm 2015 Sự ra
đời của Bộ luật này, đặc biệt những sửa đổi bổ sung kip thời năm 2017 đánh
dấu một bước tiếp theo trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện luật
hình sự, thể hiện sự quan tâm, những nỗ lực của những người hoạt động trong
bộ máy chính quyền trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
Quy định về phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm
2017 tiếp tục được hoàn thiện Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trong các tình tiết để
32