1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Của Người Khác Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 2015
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 50,78 MB

Nội dung

Mặc dù nhìn thấy rõ sự cô gắng, nỗ lực của các cấp cán bộ trong công tác phòng, chống tội phạm, tuy nhiên,đặc biệt là trong một vài năm gần đây, khi nên kinh tế thi trường phát triển, ké

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC NAM 2022”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TOI CO Ý GAY THUONG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SUC KHOẺ CUA

NGƯỜI KHAC TRONG BO LUAT HINH SU VIET NAM NAM 2015

Thuộc nhóm ngành khoa học: Luật Hình sự

NAM 2022

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG - St ctE 111111111 111111111111111111111111 1111111111 11x E 0

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 2-2 %+SE+EE+E+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerreee 0

MỞ ĐÂU - 225222221 21Ề212112112112121211211 21111111111 11111111 01111111 1111211111111 1 reo |

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 5-52 SE EESE2EeEeEerkerrree |

2 Tình hình nghiên CỨU - E122 122111335111 91 115 1111 11111111 11T 1H TH ng ngu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - - - 32113321111 EEEEerrrrrrerrreerrrke 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên €ứu 2-2 S2 £SE+E£E+EE2ESEEZEEEEEEEEEEEErkrrervees a

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - - s55 ++++ss++essssesss 5

6 Ý nghĩa của đề tài 5 St E21 1211112112111 11111121121111111 111211111 eare 6

I9 ha nhhễềễi4{4äA4444 7

CHƯNG : 5: 5< SE9E22E2EE21921E3121121717121111112117111111111111111111 112111 1y 8

NHUNG VAN DE LY LUAN VA PHAP LUAT VE TOI CO Y GAY THUONGTÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHÁC 81.1 Khái niệm, đặc điểm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏeCUA NEWOT 41000007008 .aa 81.2 Khái quát lich sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác từ sau cách mạng tháng 8 năm

1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 eee 111.3 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác quy địnhtrong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới 2 2 2 z+x+zx+cs2 17KET LUẬN CHƯNG l 2- 2 52+S£2ESEEEEEE1211217171711121121212111 21.11 T1 xe 28

CHƯNG 2 5 S621 2122121 212212212112112111111111121111111111111111111111111 11 11 He 29

TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUANGƯỜI KHAC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SU NĂM 2015 292.1 Dấu hiệu pháp lý của tội có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của141/018 4 10 n" n "cccddtddẦ 292.2 Hình phạt đối với tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe củaNGHI KIHIG, c.eỲDn he hư sesedinndaaglo seisdalnktsdmlEh rữnduềnhtnu hon oệnAoôngdiip san ie ator 38

Trang 3

với một số tội có dấu hiệu pháp lý gần giống trong Bộ luật hình sự năm 2015 41

THUC TIEN ÁP DỤNG VA MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DUNG DUNG QUYĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 DOI VOI TOI CÓ Ý GAY THUONG

TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE CUA NGƯỜI KHAC TREN DIA

BAN THÀNH PHO HA NOD - 2 St SE EEEEESEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkTkrrkrkers 483.1 Thực tiễn xét xử tội Có ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe củangười khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2017 đến 2021 483.2 Một số giải pháp nhằm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 đốivới tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác trên địabàn thành phố Hà Nộii ¿2-52 E51 ESEEEEE XE 1215112121121511211111121111 1111 1E xe 66KET LUẬN CHUONG 43 St 3E E1 1 111 1111111111111 1111111111111 cty 73KẾT LUẬN - 25-52 2EEE2EEEEEE21E1521211211121511111111111111111111111.11 1 11111 1kg 74DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-2 SS+SE2EE2EEE£EEEEEEEEEErrerkerkered 71PHU LUC 2 80

Trang 4

Số hiệu

Tên bảng Trang bảng

1 Số vu, số người phạm tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho 49

sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2017-2021

2 Số vu, số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho 49

sức khoẻ của người khác bị khởi tố, xét xử trên địa bàn thành phố

Hà Nội giai đoạn 2017 — 2021

3 Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cố ý gây thương tích 51

hoặc gây tốn hai cho sức khoẻ của người khác

4 So sánh tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khoẻ của 51

người khác với số vu, SỐ người phạm tội nói chung trên địa bàn

thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021

5 Số vụ, số người phạm tội bị khởi to, truy tố xét xử trên địa ban 53

thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 — 2021

6 Số vu, số người phạm tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho 53

sức khoẻ của người khác bị khởi tô, truy tô, xét xử trên địa bàn

thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021

Trang 5

BLHS Bộ luật Hình sựCTTP Cấu thành tội phạmHSST Hình sự sơ thầmPLHS Pháp luật hình sựTANDTC Toa án nhân dân tối caoTNHS Trách nhiệm hình sự

Trang 6

MO DAU

1 Tinh cap thiét của việc nghiên cứu dé tài

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm văn hóa, kinh té,chính tri của Việt Nam, nam về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thé sôngHong, diện tích 3.358,6 km2 va dân số Khoảng hon 8 triệu người Hà Nội là thành phố códiện tích lớn nhất Việt Nam và là thành phô đông dân thứ hai, có mật độ dân số cao thứ haitrong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, tuy nhiên phân bố dân số không đồngđều Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã, trong

đó bao gồm quận Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, LongBiên, Thanh Xuân, Hai Bà Trung, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Nam Từ Liêm; huyện Ba Vi,Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức,Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì

và thị xã Sơn Tây và thị xã Sơn Tây.

Trong những nam gần đây, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, giữa sựchao dao của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng với vaitrò là một trung tâm công nghiệp lớn, đã có nhiều nỗ lực trong việc 6n định kinh tế, cảithiện an sinh xã hội, xây dựng đời sống cho nhân dân Thực hiện chủ trương “Thich ung

an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”, một mặt, tình hình dịch bệnh đãđược kiểm soát đáng kế, mặt khác, nền kinh tế, sự tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vựcquý IV/2021 đã có sự phục hỏi tích cực Cụ thé, theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố

Hà Nội trong báo cáo ngày 27 tháng 12 năm 2021, tông sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quýIV/2021 tăng 6,69% so với cùng ky năm trước Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,55%; khu vực công nghiệp và xây dung tăng 8,04%; khu vực dich vụ tăng6,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,92% Tính chung cả năm 2021, GRDPcủa Thành phố ước tăng 2,92%, đạt mức thấp so với kế hoạch Tuy nhiên, trước bối cảnhdịch bệnh Covid 19, đó là cột mốc quan trọng đánh dấu sự quyết tâm, đồng lòng của nhà

Trang 7

nước, của nhân dân, của toàn bộ hệ thông chính tri trong việc thực hiện mục tiêu kép doĐảng và Nhà nước dé ra: vừa phòng, chống dịch vừa dam bảo tăng trưởng nền kinh tế !

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, từ cái nhìn khách quan phải thừa nhận rằng,

đi đôi với sự phát triển không ngừng đó, vẫn còn một số tiêu cực tồn tại Mặc dù nhìn thấy

rõ sự cô gắng, nỗ lực của các cấp cán bộ trong công tác phòng, chống tội phạm, tuy nhiên,đặc biệt là trong một vài năm gần đây, khi nên kinh tế thi trường phát triển, kéo theo sựcạnh tranh ngày càng khốc liệt, cùng với những tiêu cực trong lỗi sống của một bộ phậnkhông nhỏ, diễn biến tình hình tội phạm về an ninh, trật tự lại càng phức tạp hơn, trong đóphải kê đến tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác ” đượcquy định tại Điều 134 BLHS 2015 Đây là loại tội phạm cần hết sức lưu ý bởi tính côn dé,hung hãn cùng những thủ đoạn tỉnh vi, nguy hiểm và liều lĩnh đã và đang gây ra những hậuquả hết sức nghiêm trọng không chỉ cho nạn nhân mà còn xâm hại đến an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thongnhững van dé lý luận và thực tiễn xét xử tội có ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sứckhỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là một vấn đề quan trọng, thiết thực vàmang tính thời sự cao.

2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc đấu tranh phòng, chống tội cô ý gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác đã được đề cập khá nhiều từtrước đên nay Có thê kê đên một sô nghiên cứu như:

Tao Duy Tung (2014), “Các tội xâm phạm đến sức khỏe của con người theo LuậtHình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hod”, Luận văn Thạc sĩ Luậthọc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật

! Cục Thống kê TP Hà Nội (2021), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2021.

Trang 8

Lê Dinh Tĩnh (2014), “Các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại sức khỏe củangười khác trong Luật Hình sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia

Hà Nội, Khoa Luật.

Nguyễn Minh Thu (2013) “Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gay ton hại chosức khỏe của người khác trên địa bàn thành pho Hai Phòng”, Luan văn Thạc sĩ Luật học,Trường Đại học Luật Hà Nội.

Vũ Hoàng Tuan (2016), “Phòng ngừa tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngô Việt Hồng (2005), “Đấu tranh phòng chống tội cô ý gây thương tích hoặc gâyton hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành pho Ha Nội”, Luan văn Thạc sĩLuật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Hoàng Thùy Linh (2013), “Phong ngừa tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, TrườngĐại học Luật Hà Nội.

Ngoài ra, tội cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác cònđược nghiên cứu trong các Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của các

cơ sở đào tạo Luật như Trường Dai học Luật Hà Nội; Khoa Luật - trực thuộc Dai học Quốcgia Hà Nội

Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp đáng kê vào việc phòng, chống tội phạm,

cụ thé là tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người khác, đồng thời

đề xuất được những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả trong công tác Điềutra, xét xử tội phạm Xét giai đoạn 2017-2021, trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội vẫnchưa có nghiên cứu nào tổng quát được những lý luận và thực tiễn về tội phạm này Vì vậy,nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại chosức khée của người khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015” nhằm bỗ sung thêm

Trang 9

vào nguồn tư liệu có sẵn những thông tin đã được nghiên cứu, đồng thời phân tích, làm rõthực tiễn xét xử loại tội này trong giai đoạn 2017-2021, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả của việc áp dụng đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công tác phòng,chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới, đặc biệt là tội cô ý gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu dé tài

Mục đích nghiên cứu đề tài “Tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khéecủa người khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015” là đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả trong việc áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự đối với tội cố ýgây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố HàNội trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu khoa học tập trung vào nhữngnhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những van dé lý luận và pháp luật về tội cô ý gây thương tíchhoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác.

Th hai, phân tích tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của ngườikhác theo Bộ luật Hình sự 2015.

Th ba, đánh giá thực tiễn xét xử tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sứckhỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021

Trang 10

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là những van dé lý luận và pháp luật về tội cố ý gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS 2015 Đề tài cũngnghiên cứu, so sánh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người kháctrong BLHS 2015 của Việt Nam với quy định về tội này của một số quốc gia trên thế giới

như Trung Quốc, Thuy Điển và Liên bang Nga Bên cạnh đó, việc đi từ lý luận đến thực

tiễn là rất cần thiết, vì vậy đề tài cũng đi sâu vào phân tích thực trạng tội phạm, thực tiễnxét xử của tội phạm này trên địa bàn thành phô Hà Nội giai đoạn 5 năm từ năm 2017 - 2021

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng đúng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015đối với tội có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác trên địa bànthành phố Hà Nội, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo quyềnđược bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phâm, danh dự con người.

4.2 Pham vi nghiÊn cứu

Đề tài nghiên cứu các van dé lý luận và thực tiễn của tội cô ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021

Dia bàn nghiên cứu là trên địa bàn thành phố Hà Nội

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác —Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh va quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp vàhoàn thiện các quy định của pháp luật về các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânpham, danh dự con người Phương pháp này không chỉ giúp nghiên cứu về các van đề lýluận chung mà còn đi sâu vào nghiên cứu tình hình thực tiễn áp dụng quy định của pháp

Trang 11

luật đối với tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khoẻ của người khác đượcquy định tại Điều 134 BLHS 2015.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp phân tích — tổng hợp: Trước hết là phân tách những van đề nhỏ, nhữngyếu tố cầu thành trong một dé tài và bàn luận, từ đó có thé hiểu được một cách sâu sắc, chitiết và cụ thé nhất từng khía cạnh khác nhau của dé tài Sau đó là sự tổng hợp dé tóm gonlại những nội dung chính về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe củangười khác theo Điều 134 BLHS

Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh các quy định của tội cô ý gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS của một số nướctrên thế giới, từ đó nhận xét về sự khác biệt giữa các quy định này

Phương pháp thong kê số liệu: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên các số liệu chínhthức của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội về thực trạng tộiphạm, thực tiễn xét xử tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Hà Nội gópphần khiến đề tài trở nên khách quan hơn

6.Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đất nước đang trong thời kỳ phát trién mạnh mẽ, hội nhập toàn cau, kéo theo đó là

sự đổi mới toàn diện, mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó cũngxuất hiện nhiều loại tội phạm, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng Chính vì vậy, việc cải cách

tư pháp cũng như củng cô hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự đóng vai trò vôcùng quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước Cải cách

tư pháp là công cụ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyên xã hội chủ

Trang 12

nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là phương tiện dé bảo đảm trật tự xã hội,bảo đảm công băng cũng như thúc đây và bảo vệ quyên con người.

Một trong những van đề của bảo vệ quyền con người đó là bảo vệ quyền bat khảxâm phạm về tính mạng, sức khỏe theo Hiến pháp 2013, vì vậy việc nghiên cứu tội phạm

có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nằm trong nhóm tộiphạm xâm phạm sức khỏe con người có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao nhận thứccủa toàn thê công dân Việt Nam — đối tượng chính được bảo hộ bởi pháp luật, bảo đảm việc

áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này một cách công bằng, chính xác

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở việc nghiên cứu số liệu thống kê về thực trạng tội phạm cũng như cácbản án được xét xử trong giai đoạn 2017 đến 2021, đề tài đưa ra những nhận xét, kết luậncũng như một số giải pháp, đề xuất hoàn thiện các quy định của BLHS, cũng như nâng cao

ý thức pháp luật, áp dụng đúng đắn quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặcgây tôn hại cho sức khỏe của người khác, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử đốivới loại tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Trang 13

Trong các BLHS Việt Nam từ năm 1895 đến nay, chưa có định nghĩa cụ thê về tội

cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tuy thuộc vào mụcđích nghiên cứu mà trong khoa học pháp lý hình sự xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau

về tội nay được đưa ra như:

“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại sức khỏe của người khác là hành vi cỗ ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà theo tỷ lệ thương tật từ

11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng không thuộc các trường hợp do BLHS quy định ”2

“Tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là hành vi tácđộng trái pháp luật đến thân thể của người khác gây thiệt hại về sức khỏe cho người khácdưới dạng thương tích hoặc tốn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định”

“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác là hành vi

cố ý gây ton hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc ton thương

khác ”“

? Trường Đại học Huế (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,

tr 97.

3 Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh,Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, NXB Hồng Đức, Hội

luật gia Việt Nam, Tp HCM, tr 96-97.

* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội, tr 99.

Trang 14

Nhìn chung, các định nghĩa này đều nêu lên các khía cạnh co ban dé cau thành tội

cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác Tuy nhiên, dé làm sâusắc hơn khái niệm này, cần phân tích những nội dung cụ thé trong đó dé hiểu một cách đúngdan hơn về tội phạm nay, cụ thé là làm rõ khái niệm “sức khỏe” và “gây thương tích, tổnhai cho sức khỏe” Từ dién tiếng Việt định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái không có bệnhtật, cảm thấy thoải mái về thể chất, thư thái về tỉnh thần "5 Người khỏe mạnh là khi người

đó hoàn toàn thoải mái về mặt thê chất (hoạt động thé luc, cơ thé bên trong, hinh dang bénngoài tat cả đều ở trạng thái tốt nhất, phù hợp với độ tuổi của minh) cũng như thư thái vềmặt tinh thần và nhiều mặt khác Vì vậy, sức khỏe của con người là tình trạng sức lực củacon người đang sống trong điều kiện bình thường, ồn định, trạng thái tâm — sinh lý, sự hoạtđộng hài hòa trong cơ thê về cả tỉnh thần và cơ bắp, tạo nên khả năng chống lại bệnh tật.Trên cơ sở này, hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác được hiéu là hành vi dùng tácđộng ngoại lực hoặc bat kỳ hình thức nao gây ra những tốn thương ở các bộ phận trong cơthé, gây bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người đó, làm cho người

đó tôn hại đến khả năng suy nghĩ, sáng tạo, hành động, sinh hoạt hăng ngày,

Còn theo Từ điền luật học thì “cố ý gáy thương tích ” là hành vi cỗ ý xâm phạm thânthé, gây tổn hại cho sức khỏe người khác đưới dang thương tích cụ thể.” Trong 3450 thuậtngữ pháp lý phô thông của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp, “gây ton hại cho sức khỏe của ngườikhác ” được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thé nạn nhân làm mat hoặc giảm

chức năng các bộ phận (cơ quan) trên cơ thê nạn nhan.®

Như vậy, trên cơ sở phân tích, đánh giá các định nghĩa khác nhau về tội cố ý gâythương tích hoặc gây tôn hai cho sức khoẻ của người khác, chúng tôi có thé đưa ra kháiniệm về tội này như sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khoẻ của ngườikhác là hành vi cô ý xâm phạm thân thể, tác động trái pháp luật đến cơ thể của người khácgây ra những ton thương về thé chất dưới dang dạng thương tích hoặc ton hại về sức khoẻ,

> Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Da Nẵng, tr.878.

5 Báo Sức khỏe, “Định nghĩa sức khỏe toàn diện ”

7 Bộ Tư pháp —Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, tr.172.

8 Nguyễn Ngọc Điệp (2009), 3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nxb Giao thông vận tải, tr.59.

Trang 15

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, du tuổi chịu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự.

1.1.2 Đặc điểm của tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe củangười khác

Thứ nhất, tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khácxâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyên sống Tính mang con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước

đoạt tính mạng trái luật” Bat cứ ai đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và đủ

điều kiện được pháp luật Việt Nam bảo hộ thì đều được bảo đảm về sức khỏe, tính mạng.Một khi có hành vi xâm phạm, gây thương tích, gây ton hại cho sức khỏe của người khác

sẽ bị coi là tội phạm được quy định tại Điều 134 BLHS 2015 Điều luật này quy định rõràng về hành vi, thủ đoạn cũng như hình phạt đối với người phạm tội này

Thứ: hai, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động trái pháp luật đếnthân thé của người khác Biểu hiện của chúng rất đa dang, có thé sử dụng công cụ, phươngtiện (dao, mác, gậy, gạch, đá ) hoặc không sử dụng công cụ, phương tiện (dùng tay chândam, đá ) nhằm gây nhăm gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khoẻ của người khác

Thứ ba, hậu quả của tội phạm này là thương tích hoặc tôn hại về sức khỏe Trong

đó, thương tích là những dấu vết vết thương để lại trên co thé người như vết rách, vết bam,gãy chân, tay, mù mắt còn tốn hại cho sức khỏe thé hiện qua sự rỗi loạn hoặc suy giảm

về chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thé mà không dé lại những vết thươngtrên cơ thé, vi dụ như sự rối loạn hệ tiêu hóa, sự suy giảm thính giác Vì tội cố ý gâythương tích hoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người khác có cau thành tội phạm vật chấtnên hậu quả thương tích hoặc tôn hại cho sức khỏe là dấu hiệu pháp lý bắt buộc

Thứ tw, việc định tội danh của tội phạm nay được xét dựa trên tỉ lệ thương tat từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản

? Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoản 3 Điều 19.

Trang 16

1 Điều 134, từ điểm a đến điểm k, bao gồm: Dùng vũ khí, vật liệu nỗ, hung khí nguy hiểmhoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; Dùng axit nguy hiểm hoặc hóachất nguy hiểm; Đối với người đưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, 6m đauhoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông ba, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo củamình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; có tô chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hànhbiện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý viphạm hành chính đưa vào co sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gâythương tích hoặc gây tôn hại sức khỏe do được thuê; Có tính chất côn đồ; Tái phạm nguy

hiêm; Đôi với người đang thi hành công vụ hoặc vi lý do công vụ của nạn nhân.!9

Trường hợp hậu quả dẫn đến chết người được quy định trong Khoản 5 và Khoản 6BLHS 2015, được hiểu là, về mặt chủ quan, người phạm tội chỉ cô ý đối với việc gây thươngtích chứ không mong muốn nạn nhân chết Khi thực hiện tội phạm, người phạm tội khônghoặc chưa nhận thức được hau quả giêt người có thê xảy ra.

1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội có ý gây thươngtích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

1.2.1 Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộluật hình sự năm 1985

Ở giai đoạn 10 năm sau cách mạng tháng Tám (1945 - 1955), Nhà nước Cộng hoàdân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải cùng lúc tổ chức đời sống kinh tế cho nhân dânđồng thời duy trì cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và kiến thiết quốc gia trên nềntảng dân chủ Trong thời gian này, các văn bản quy phạm pháp luật chưa được chính thức

đề cập trong bat kỳ một quy phạm PLHS nao, ngoài một sỐ thông tư, sắc lệnh, nghị định

10 Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015.

Trang 17

đầu tiên của chính quyền Những văn bản này đã đặt nền móng dé xây dựng pháp lý hình

sự về mặt lập pháp, hình thành các quy định của PLHS sau này

Đề duy trì sự ôn định của nhà nước nói chung, trong thời kỳ này nhà nước đã banhành một số Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư Điển hình về văn bản pháp luật của thời kì này

có thê kê đến Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, cho phép thi hành một số luật lệ của chế độ cũ nhưng không tráivới nền độc lập của nước Việt Nam và chính thé dân chủ cộng hòa Một số luật lệ của chế

độ cũ có Bộ Luật Hình An Nam ban bỗ tại Bắc bộ Dụ ngày 25/8/1921 và Nghị định củanguyên Toàn quyên Đông Dương ngày 02/12/1921 cùng những Du và nghị định sửa đổi bộluật ấy sẽ thi hành trong toàn cõi Bắc bộ kê cả Hà Nội và Hải Phòng; Bộ Hoàng Việt HìnhLuật ban bé tại Trung bộ, Du ngày 03/7/1933 và Nghị định của nguyên Toàn quyên ĐôngDương ngày 04/7/1933 cũng những Dụ và nghị định sửa đổi Bộ luật ấy sẽ thi hành trongtoàn cõi Trung bộ kế cả Đà Nẵng: Bộ Hình luật pháp tu chỉnh được ban hành ngày31/12/1912 cùng những sắc lệnh sửa đổi sắc lệnh ay vẫn thi hành ở Nam bộ.!!

Lúc này, các tội về xâm phạm sức khỏe của người khác lần đầu tiên được quy địnhtrong tại Thong tu số 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ Điểm 3 củaThông tư có quy định: “Đánh bị thương phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm”; “đánh bị thương

có tô chức hay gây thành cố tật, hay gây chết người có thể phạt đến 20 nam.” Điều này théhiện bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta và tạo ra nền móng cho các quyđịnh về tội xâm phạm trái phép sức khỏe của người khác sau nay.

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào khôi phục kinh tế, tiến lên chủnghĩa xã hội và tiếp tục dau tranh để thống nhất nước, xuất phat từ hoàn cảnh lich sử cụ thểcủa Việt Nam, Đảng và nhà nước ta nhận định pháp luật hình sự là công cụ không thé thiếu

dé bảo vệ chế độ trong thời kỳ đôi mới Các sắc lệnh, thông tư mới được ban hành phù hợpvới sự phát triển của đất nước, các đạo luật hình sự cũ trước Cách mạng (đã được tạm thờigiữ lại để áp dụng tạm thời trong thời kỳ 10 năm đầu của đất nước từ năm 1945 đến năm

LÍ Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trang 18

1954) đã được hủy bỏ hoàn toàn bằng thông tư, chỉ thị của Nhà nước Việt Nam Dân chủcộng hòa Dé đảm bảo an ninh trật tự và đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới,Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc ludt số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt với 07 loại tội phạm, trong đó cóquy định về các tội xâm phạm sức khoẻ con người !? Cũng trong giai đoạn này, Tòa án nhândân tối cao đã ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật cho các Tòa án các cấp trong cảnước như Chi thi số 07/HS-2 ngày 22/12/1983 của TANDTC “Vẻ thực tiễn xét xử các tộixâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dan do vượt quá giới hạn phòng vệ chính dang

hoặc trong khi thi hành công vụ ”.!3

1.2.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực thi hành đến trướckhi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Dang và Nhà nước ta coi PLHS là công cụ không thể thiếu để bảo vệ chế độ nênviệc pháp điển hóa pháp luật hình sự được đây mạnh trong giai đoạn 1982 — 1986 Dinhcao của nó là sự ra đời của một bộ luật thông nhất, duy nhất xác định tội phạm và hình phạt,BLHS năm 1985 - nguồn duy nhất của PLHS Việt Nam sau pháp điển hóa Đây là BLHSđầu tiên của Việt Nam, được xây dựng dựa trên sự kế thừa, phát triển những thành tựu phápluật đã có từ trước, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thégiới qua quá trình hội nhập hoá toàn cầu BLHS năm 1985 được quy định rõ Phần chung

và Phần riêng gồm 12 chương được chia thành 280 Điều BLHS năm 1985 là bản tong kếtsâu sắc thực tiễn phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của nước ta thời kỳ đó Để theokịp sự phát triển của đất nước, cũng như Điều chỉnh pháp lý hình sự các quan hệ xã hộiđang tỒn tại và đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm, Nhà nước ta đã banhành nhiều đạo luật hình sự để sửa đổi b6 sung các quy định của BLHS năm 1985

!2 Điểm b Điều 5 Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt: “Pham tội cố ý gây thương tích thì bị phat tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 nam”

!3 Tập san Tòa án, số 1/1984, tr.8-15

Trang 19

Trong BLHS 1985, tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác được quy định tại Điều 109:

“]- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khoẻ của người khácthì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm

2- Pham tội thuộc một trong các trường hợp sau day thi bị phạt tù từ hai năm đếnbảy năm:

a) Gây thương tích nặng hoặc gây tn hại nặng cho sức khoẻ của người khác;b) Dé cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Có tính chất côn đô hoặc tái phạm nguy hiểm;

3- Phạm tội gây cô tật nặng dan đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệtnghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm

4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a Khoản 2, ở Khoản 3Điểu này mà do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhânhoặc trong trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ chính dang thi bị phạt cảnh cáo, cải taokhông giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm ”

Tuy nhiên, Điều 109 chỉ nêu tội danh ma không mô tả các dau hiệu pháp lý đặc trưngcủa tội phạm, các điểm Khoản còn chung chung trừu tượng, ví dụ như Khoản 2 quy định

“Gây thương tích nặng hoặc gáy ton hại nặng cho sức khoẻ của người khác ” nhưng khônggiải thích rõ về định nghĩa của thương tích nặng hoặc tôn hại nặng cho sức khỏe, không mô

tả những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm Hình phạt trong mỗi khung tương ứngvới tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, trong đó, mức cao nhất là 20 năm

tù Qua thời gian, nó dan bộc lộ những bat cập trong việc áp dụng pháp luật, gây không ítkhó khăn cho các cơ quan có thâm quyên tiến hành tố tụng Khắc phục tình trạng này,TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, điển hình có:

Trang 20

Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phan TANDTC hướng dan

áp dung 1 số quy định phan các tội phạm của BLHS

Công văn số 03-TATC ngày 22/10/1987 của TANDTC hướng dan thực hiện Diéu 109 BLHSCông văn số 311/HS ngày 04/04/1989 của TANDTC về việc xác định tỷ lệ thương tật củangười bị thương tích

Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 12/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng danviệc bồ sung áp dụng 1 số quy định của BLHS

Công văn số 140/1998/KHXX của TANDTC về việc hướng dan áp dụng Diéu 109

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Bộ luật Hình sự năm 1985 được sửa đối, bồ sung 4 lần,trong đó, các tội xâm phạm sức khoẻ con người được sửa đôi, bô sung hai lân, gôm:

Lan thứ nhất ngày 28/12/1989, sửa đổi, b6 sung về tội cô ý gây thương tích (Điều 109), bổsung thêm một trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Khoản 2 Điều 109 là: “Gaythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiễu người ”;

Lần thứ hai ngày 12/8/1991, đã sửa đôi, bỗ sung về tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏecủa người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 103), cụ thé là tại Khoản 1 cụm từ “sửdung vũ khí” được thay thế băng “dùng vũ lực”; “phạm tội làm chết nhiễu người ” đượcsửa đôi, bổ sung là “phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp nghiêm trọngkhác ” Việc sửa đôi, bố sung này nhằm giải quyết các trường hợp xảy ra trong thực tiễnnhư làm chết nhiều người, làm bị thương nhiều người, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình anninh chính trị, đường lối chính sách của Dang và Nhà nước do hành vi phạm tội gây ra.!

1.2.3 Giai doan Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành

Trong Điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hộinhập quốc tế, trước tình hình thế giới nhiều biến động, Nhà nước đã tiến hành soạn thảo vàthông qua BLHS 1999 tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa X (18/11- 21/12/1999), có hiệulực từ ngày 01/7/2000 Bộ luật này có tất cả 24 chương, 10 chương trong Phần chung với'4 Nguyễn Huy Tài, “Quy định về các tội xâm phạm sức khỏe người khác trong các giai đoạn của lịch sử pháp luật hình sự”, Viện Kiém sát nhân dân tỉnh Hải Dương.

Trang 21

77 Điều, 14 chương trong Phần các tội phạm với 267 Điều, tổng cộng là 344 Điều BLHS

1999 đã thé chế hoá những chủ trương, đường lối, chính sách của Dang và Nhà nước tronggiai đoạn đó So với BLHS 1985 thì BLHS 1999 đã tách một số Điều, cụ thể hoá thànhnhững tội danh mới với những hình phạt tương ứng mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hộitương ứng của hành vi phạm tội Đó là sự cụ thê hóa chính sách hình sự, có lợi cho ngườiphạm tội và đảm bảo tinh công bằng trong áp dụng pháp luật Tội cố ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 1985được tách thành 03 tội và được quy định thành ba Điều luật khác nhau, cụ thé:

Tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác (Piéu 104);

Tội có ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thảitinh than bị kích động mạnh (Điều 105);

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác do vượt qua giớihạn phòng vệ chính đáng (Điều 106)

Đây là biéu hiện của sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật đồng thời cũng tạoĐiều kiện về mặt kỹ thuật dé có thể tiếp tục phân hoá trách nhiệm hình sự qua việc quyđịnh các khung hình phạt khác nhau Khi chỉ là trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ địnhkhung, các nhà làm luật khó có thê xây dựng được các khung hình phạt khác nhau chotrường hợp đó Còn khi đã được tách thành tội riêng thì có thể đễ dàng xây dựng được nhiềukhung hình phạt khác nhau, kế cả khung tăng nặng cũng như khung giảm nhẹ Thêm tìnhtiết tăng nặng mới là “Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo củamình; phạm tội trong thời gian dang bị tạm giữ, tạm giam hoặc dang bị ap dụng biện pháp dua vào cơ sở giáo duc; thuê gáy thương tích hoặc gây thương tích thuê; ` được quy định

ở tội cô ý gây thương tích hoặc gây tồn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104), nhữngtình tiết này có thể được quy định ở một tội danh hoặc ở nhiều tội danh khác nhau của nhómtội này Bên cạnh đó, nêu BLHS 1985 quy định hình phạt tù tối đa là 20 năm thì BLHS

Trang 22

1999 đã tăng mức phạt tù nặng nhất là tù chung thân Điều này thể hiện sự coi trọng đặc

biệt hơn nữa về tinh mang va sức khoẻ con người của Nhà nước Việt Nam.!°

Tuy vẫn còn nhiều bất cập nhưng BLHS qua các thời kỳ đã thể hiện rõ quá trình pháttrién của hệ thống lập pháp Việt Nam, chứng tỏ pháp luật Việt Nam đang ngày càng hoànthiện và luôn đê cao quyên được bảo vệ về sức khoẻ và tính mạng của con người.

1.3 Tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác quyđịnh trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới

1.3.1 Bộ luật hình sự Trung Quốc

BLHS Trung Quốc được thông qua tại Kỳ họp thứ hai của Đại hội đại biéu nhân dântoàn quốc lần thứ năm ngày 01 tháng 7 năm 1979, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

1980 BLHS 1979 bao gồm 2 phần: Phần chung và Phần các tội phạm với 12 chương và

192 Điều Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới,tháng 3 năm 1997 tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòanhân dân Trung Hoa khóa 8 đã thảo luận dé sửa đôi BLHS trên (có hiệu lực từ 01 tháng 10năm 1997) Từ năm 1997 đến nay, Bộ luật Hình sự Trung Quốc tiếp tục sửa đối, bô sungvào các năm 1999 (ngày 25 tháng 12), năm 2001 (ngày 31 tháng 8 và ngày 29 tháng 12), năm 2002 (ngày 28 tháng 12) và năm 2005 (ngày 28 tháng 02).

Hiện nay, BLHS Trung Quốc bao gồm 452 Điều được chia thành 10 chương, trong

đó tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 234 thuộc chương IV - các tội xâm phạmquyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dan:

“Điễu 234 Người nào cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của ngườikhác, thì bị phạt tù có thời hạn không quá ba năm, tạm giữ hoặc giám sát hình sự.

kế Nguyễn Huy Tai, “Quy định về các tội xâm phạm sức khỏe người khác trong các giai đoạn của lịch sử pháp luật hình sự”, Viện Kiém sát nhân dân tỉnh Hải Dương.

Trang 23

Người nào phạm tội nêu ở khoản trên ma gây thương tích nặng cho người khác, thì

bị phạt tù có thời hạn từ ba năm đến không quá 10 năm; người nào làm chết người hoặctàn tật nặng bằng thủ đoạn đặc biệt tàn ác, thì bị phạt tù có thời hạn từ ba năm đến 10nam, bị phạt tù có thời hạn không đưới 10 năm, tù chung thân hoặc tử hình Nếu luật này

có quy định khác, hãy thực hiện theo các quy định đó "15

Như vay, nhận thay có một số điểm khác biệt của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây

tôn hại cho sức khỏe của người khác giữa BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc, cụ thê:

Thứ nhất, BLHS Trung Quốc không quy định rõ ràng, chỉ tiết về các điểm trongKhoản cũng như các yếu tô hậu quả, yếu tố định khung của tội phạm này như BLHSViệt Nam Điều này đôi khi cũng tạo ra sự khó khăn trong việc áp dụng luật dé xét xử cáctrường hợp cụ thể, có thê dẫn đến sự chủ quan trong nhận định Hơn nữa, việc xác định tínhchất nghiêm trọng của tội phạm để quy định mức hình phạt cũng rất khó khăn khi luậtkhông quy định cụ thê về mức độ nguy hiểm tương ứng của tội Như vậy, Việt Nam là quốcgia chiếm ưu thé hơn trong việc phân hoá trách nhiệm hình sự tội có ý gây thương tích hoặcgây tôn hại cho sức khoẻ của người khác.

Thứ hai, về hình phạt, mức hình phạt của Trung Quốc nặng hơn rất nhiều so vớimức hình phạt của Việt Nam Đối với tội này, BLHS Việt Nam quy định mức phạt cao nhất

là tù chung thân, trong khi đó mức phạt cao nhất của Trung Quốc là tử hình Xét riêng vềmức phạt được quy định trong Điều luật này sẽ thấy rằng Trung Quốc có hình phạt nghiêmkhắc hơn Tuy nhiên, nêu xét về quy định chuyên hình phạt từ tử hình thành hình phạt cóthời hạn của BLHS Trung Quốc sẽ thấy đây là một trong những điểm độc đáo, hợp lý vàđáng được nghiên cứu, tiếp thu Theo đó, Điều 49 BLHS Trung Quốc quy định: “Nếu người

bị kết án tử hình được hoãn thi hành, không phạm tội do cô ÿ trong thời gian hoãn thi hành

án, thì sau khi đủ 2 năm, tử hình được thay bằng tù chung thân; nếu như có biểu hiện hồicải lập công, thì sau khi di 2 năm, tử hình có thé được thay bang tù có thời hạn từ 15 năm

‘6 Bộ Luật hình sự nước CHDCND Trung Hoa,

http://www.npc.gov.cn/zprdw/npc/Ifzt/rlys/2008-08/2 1/content_1882895.htm

Trang 24

đến 20 năm; nếu có bằng chứng xác đáng cho thấy người bị kết án cố ý phạm tội mới, thìtheo phê chuẩn của Tòa án toi cao, bản án tử hình được thi hành” Mặc di tội cỗ ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong BLHS Trung Quốc có mứchình phạt cao nhất là tử hình, tuy nhiên hình phạt này cũng chỉ được áp dụng cho tội phạmđặc biệt nghiêm trọng, hơn nữa nêu có biéu hiện hối cải hoặc lập công thì hình phạt nàycũng được chuyên sang phạt tù có thời hạn ra sự công băng, nhân đạo hơn so với mức phạtcao nhất là tù chung thân của Việt Nam.

Theo chúng tôi, hình phạt tử hình cũng nên được cân nhắc, áp dụng trong quy địnhcủa BLHS Việt Nam đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khoẻ củangười khác trong trường hợp gây nguy hại đặc biệt cho xã hội Những năm vừa qua, xuhướng xoá bỏ án tử hình ở các quốc gia tăng lên đáng ké Việt Nam tuy còn giữ lập trường

ở thế trung lập nhưng cũng đã dan thu hẹp phạm vi áp dụng án tử hình, thé hiện qua tuyên

bố tại phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền năm 2019: “Viét Nam còn duy tri

án tử hình nhưng cũng chi áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng” và Việt Namcũng dang “xem xét gia nhập nghị định thư bồ sung Công ước về Quyên dân sự, chính trị

để tiễn tới xem xét bãi bó án tử hình ”! Khoản 1 Điều 40 BLHS 2015 quy định: “7# hình

là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc mộttrong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tinh mạng con người, các tộiphạm VỀ ma tuý, tham nhiing và một số mội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luậtnày quy định ” Như vậy, trường hợp người phạm tội sử dung thủ đoạn gây nguy hai chonhiều người, thể hiện bản chất hung han cao độ, coi thường sức khoẻ, người khác, hau quảlàm chết nhiều hơn 02 người là trường hợp đặc biệt nguy hiểm cần áp dụng hình phạt tửhình, những hình phạt khác không đạt được hiệu quả bởi người phạm tội đã không còn khảnăng cải tao, giáo dục Việc bố sung hình phạt tử hình sẽ đảm bảo được nguyên tắc côngbang trong luật hình sự, đem lai công lý cho nạn nhân, đồng thời thể hiện thái độ coi trọng

sức khoẻ, tính mạng con người, đảm bảo chất lượng cuộc song và an toàn xã hội Mat khác,

hình phạt tử hình cũng không trái với nguyên tắc nhân đạo, không vi phạm nhân quyền

! Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền trước Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.

Trang 25

cũng như không trái với pháp luật quốc thé Thực tế cho thay, tội có ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khoẻ của người khác hiện nay van còn nhiều diễn biến phức tạp cùngnhiều thủ đoạn tinh vi và hành vi hũng han, tỷ lệ phạm tội và mức độ phạm tội vẫn khôngngừng gia tăng Hình phạt này sẽ tác động mạnh lên các thành viên khác trong xã hội, vừa ngăn những người có ý định phạm tội từ bỏ ý định đó, vừa giáo dục những người chưa có

ý định phạm tội ý thức thượng tôn pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm Nhóm tácgiả đồng ý với ý kiến cho rằng: “hình phạt tử hình có hai mục đích chỉnh: ngăn ngừa người

bị kết án phạm tội với và ngăn ngừa người khác phạm tội ”'8 Vì vậy, hình phạt tử hình làbiện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm đối với hành

vi của mình Song, có thé thay, so với hình phạt tù chung thân thì hình phạt tử hình nhìnchung là đỡ tốn kém hơn cho ngân sách nhà nước Thực tế cho thấy hình phạt tù chung thânđối với các phạm nhân đã tạo gánh nặng không nhỏ cho nhà nước khi phải tạo điều kiện thihành án với những người này trong trại giam suốt đời "Tir chối xem xét tác động của hìnhphạt tù chung thân không được ân giảm có nghĩa là ủng hộ hoặc khuyến khích một đạo luật

mà buộc 25 người phải làm việc suốt đời ở nhà tù chỉ dé bảo đảm là một người không bịhành quyết Đây chính là tính thiếu thuyết phục trong quan điểm của những người phảnđối hình phạt tử hình ”1? Như vay, việc xem xét áp dụng hình phạt tử hình là rat cần thiết

Bên cạnh việc quy định áp dụng hình phạt tử hình, còn cần quy định những trường hợp

được ân giảm, tạo động lực cho người phạm tội tự nguyện cải tạo tốt, khuyến khích họ tích cực học tập, rèn luyện, sớm tái hoà nhập cộng đồng Đây cũng chính là mục đích của hìnhphạt trong pháp luật hình sự.

1.3.2 Bộ luật hình sự Liên Bang Nga

Bộ luật hình sự của Liên bang Nga hiện hành được Duma quốc gia Nga (Hạ nghịviện) thông qua ngày 24 tháng 5 năm 1996, được Hội đồng Liên bang (Thượng nghị viện)phê chuẩn ngày 05 tháng 6 năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm

'8 Phạm Van Lợi (2006), “Mét số vấn dé về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình ”, tr.25.

'9 Xem Harvard Law Review (2006), số 119 (6), tr.1838-1854.

Trang 26

1997 Cho đến nay, Bộ luật này đã nhiều lần được sửa đôi, bố sung băng các đạo luật đượcban hành sau đó Bộ luật này bao gồm gồm 361 Điều được chia thành 34 chương, trong đótội có ý gây thương tích được quy định tại chương 16 - các tội xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe con người, cụ thê tại Điều 111, 112 và 115.

Điều 111 Tội cô ý gây tốn hại rất nghiêm trọng sức khỏe của người khác

1 Cố ý gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe, gây nguy hiểm đến tinh mạng hoặc làm chongười bị hại mat khả năng nói, nhìn, nghe hoặc mắt một cơ quan khác hoặc làm những coquan này mat chức năng, sảy thai, rồi loạn thân kinh, bị nghiện ma túy hoặc nhiễm độc,hay làm cho người bị hại thay đổi khác với lỗi sống thường ngày hoặc làm cho người bịhại mat ít nhất một phan ba sức lao động hoặc người phạm tội biết rõ là mat hoàn toànnăng lực chuyên môn thì bị phạt tù từ 2 đến 8 năm

2 Những hành vi trên được thực hiện:

a Doi với một người hoặc với những người thân của người đó trong khi những người đó dang thi hành công vụ hoặc thực hiện trách nhiệm xã hội,

b Đối với người chưa thành niên hoặc với người khác mà doi với người phạm tội biết rõ

họ ở trong tình trạng không được bảo vệ dé có thể chong lai nhitng hanh vi tan bao, nhaobang, hanh ha;

c Bang cách gây nguy hiểm cho xã hội;

d Theo yêu cau thuê mướn;

Trang 27

3 Những hành động đã nêu ở Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này nhưng được thực hiện:

a Bởi một nhóm người hoặc một nhóm người có bàn bạc từ trước, hay một nhóm có tô chức;

b Đối với 2 người trở lên thì bị phạt từ 5 đến 12 năm có hoặc không kèm theo hạn chế tu

do dén 2 nam.

4 Những hành động đã nêu ở Khoản 1, Khoản 2 hoặc Khoản 3 của Diéu này nhưng do

vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 5 đến 15 năm có hoặc không kèm theo hạn chế tự dođến 2 năm

Điều 112 Tội cô ý gây ton hại sức khỏe nghiêm trong sức khỏe của người khác

1 Cô ý gây ton hại sức khỏe ở mức độ trung bình, không nguy hiểm đến tinh mang vàkhông để lại hậu quả như đã nêu trong Điêu 111 của bộ luật này nhưng lam cho người bịhại bị rồi loan sức khỏe lâu dài hoặc mat khả năng lao động dưới một phần ba thì bị phạthạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị tạm giam từ 3 đến 6 tháng, hoặc phạt tù tự do đến 3 năm

2 Những hành vi được thực hiện:

a Đối với 2 người trở lên;

b Đối với người hoặc người thân của người dang thi hành công vụ hoặc thực thi tráchnhiệm xã hội;

c Đối với người chưa thành niên hoặc người khác mà người phạm tội biết là dang trongtình trạng không được bảo vệ dé chống lại sự tàn bạo, lăng nhục hay hành hạ của ngườiphạm lội,

d Bởi một nhóm người hoặc một nhóm người có sự bàn bạc từ trước, hay một nhóm có tô chức;

e Có tinh chat côn đồ;

Trang 28

ƒˆ Với động cơ hận thù về chính trị, tư tưởng, sắc tộc hoặc vì động cơ hận thù đối với mộtnhóm xã hội nào đó thì bị phạt tù đến 5 năm.

Điều 115 Tội cô ý gây ton hại it nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác

1 Cô ÿ gây tổn hại ít nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra ton hại sức khỏe trong thời gianngăn hoặc mat khả năng lao động không đáng kể thì bị phạt tiền đến 40 nghìn rúp hoặcbằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án trong 3 tháng hoặc lao động bắtbuộc từ 180 giò đến 240 giờ hoặc lao động cải tạo đến 1 năm, hoặc bị giam giữ từ 2 thangđến 4 tháng

2 Những hành vì trên được thực hiện:

a Có tính chất côn đô

b Với động cơ hận thù về chính trị, tư tưởng, sắc tộc hoặc vì động co hận thù đối với mộtnhóm xã hội nào đó thì bị phạt lao động bắt buộc từ 120 giờ đến 180 giờ hoặc lao động cảitạo từ 6 tháng đến I năm, hoặc hạn chế tự do đến 2 năm, hoặc phạt giam từ 4 thang đến 6tháng hoặc phạt tù đến 2 nam

Như vậy, có thé thấy TNHS mà người phạm tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác phải gánh chịu theo quy định của BLHS Liên bang Nganhẹ hơn so với quy định tương ứng trong BLHS năm 2015 của Việt Nam Cụ thé, mức phạtnặng nhất được quy định trong BLHS liên bang Nga là 15 năm tương ứng với tội phạm rấtnghiêm trọng, còn mức phạt cao nhất quy định tại khoản 5 Điều 134 BLHS năm 2015 củanước ta là tù chung thân.

Bên cạnh đó, việc đánh giá hậu quả mà tội phạm này gây ra trong quy định của mỗinước cũng có sự khác biệt Theo BLHS Liên bang Nga, tội cỗ ý gây thương tích được chiathành ba mức khác nhau tương ứng với mức độ nghiêm trong của tội phạm: tốn hai rấtnghiêm trọng cho sức khỏe (Điều 111), Tén hại nghiêm trọng cho sức khỏe (Điều 112) va

0 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, https://ru.wikisource.org/wiki/VTOIOBHHÍ Ko/leKc_PoccnlicKoli_(ĐeIepaHmm.

Trang 29

Tổn hại ít nghiêm trọng (Điều 115) Mỗi Điều luật đều đưa ra các tiêu chí dé đánh giá mức

độ cụ thể nhằm xác định một cách rõ ràng hơn về hậu quả thương tích, từ đó định tội cũngnhư định khung hình phạt Về yếu tố này, mặc du mỗi bộ luật có một phương pháp đánhgiá khác nhau nhưng đều đưa ra quy định cụ thé nhằm xét xử một cách công bằng, thuậnlợi hơn.

Điểm g khoản 2 Điều 111 BLHS Liên bang Nga có quy định về hành vi cỗ ý gâythương tích nhằm mục đích sử dụng các bộ phận cơ thể hoặc mô của nạn nhân Đây là điểm

mà theo chúng tôi, BLHS Việt Nam cần học tập Về van đề mua bán nội tạng trái phép ởViệt Nam, uớc tính có đến hàng chục ngàn vụ mua bán nội tạng người trái phép xảy ra hàngnăm, nhưng trên thực tế, con số này có thê lớn hon rất nhiều.?! Vì vậy, việc bố sung quyđịnh về hành vi cố ý gây thương tích nhằm mục đích sử dụng các bộ phận cơ thể hoặc môcủa nạn nhân cũng như đưa ra các hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vicũng như mục đích nêu trên đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống tộiphạm ở Việt Nam hiện nay Cu thé, nhóm tác giả đưa ra kiến nghị rang nên bổ sung quyđịnh: “Người nào gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác nhằmmục đích sử dụng các bộ phận cơ thể hoặc mô của nạn nhân thì bị phạt tù từ 5 đến 10 năm”vào khoản 3 Điều 134 BLHS

Bên cạnh đó, điểm tiễn bộ của BLHS Liên bang Nga còn thé hiện ở Khoản 1 Điều112: “Cố ý gây ton hại sức khỏe ở mức độ trung bình, không nguy hiểm đến tính mang vàkhông để lại hậu quả như đã nêu trong Điêu 111 của bộ luật này nhưng lam cho người bihại bị roi loạn sức khỏe lâu dài hoặc mat khả năng lao động” BLHS Việt Nam có quyđịnh rằng hậu quả thương tích để lại cho nạn nhân đưới 11% nhưng thuộc các quy định từđiểm a đến điểm k khoản 1 thì vẫn phải chịu hình phạt đến 3 năm Tuy nhiên, quy định nàychưa đề cập đến những hậu quả về lâu dài mà nạn nhân có thê sẽ phải chịu Theo chúng tôi,Điều 134 BLHS Việt Nam cần bổ sung thêm về hành vi gây ra hậu quả lâu dai cho nannhân như mat khả năng lao động, thương tật vĩnh viễn sẽ phải chịu hình phat từ 5 năm

?! Phúc Mai (2016), “Vấn đề mua bán nội tạng nhìn từ Việt Nam ”,

https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/van-nan-mua-ban-noi-tang-nhin-tu-viet-nam-228997.html

Trang 30

đến 10 năm bởi đây không chi là hậu quả trước mắt có thé do đếm bang ty lệ thương tích

mà còn ảnh hưởng sâu sac đên cả cuộc đời của nạn nhân.

1.3.3 Bộ luật hình sự Thuy Dién

BLHS Thụy Điển được thông qua vào năm 1962 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1965,được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 01/5/1999

Bộ luật bao gồm 2 phần lớn: Phần những quy định chung và Phần các tội phạm,trong đó có 38 chương, một số chương đã bị bãi bỏ trong những lần sửa đổi mới

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại đến sức khỏe của người khác được quyđịnh tại chương 3 của BLHS Thụy Điền, ở Điều 5, Điều 6 và Điều 7

“Diéu 5 Người nào gây thương tích, gây tốn hai sức khỏe, dau đớn cho người kháchoặc làm suy kiệt sức khỏe dan đến không thé tự làm gì thì bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6tháng đến 02 năm (trường hợp ít nghiêm trọng)

Điều 6 Nếu một hành vi phạm tội được dé cap đến ở Phan 5 được coi là thô bạo, thì

bị kết án tù it nhất một năm sdu tháng và nhiễu nhất là sáu năm Khi đánh giá liệu hành viphạm tội là thô bạo, can cân nhắc liệu hành động đó có de doa tính mạng hay không, vàliệu thủ phạm có gây ra chấn thương nghiêm trọng cho cơ thể hay không Nếu vi phạmđược xem xét là đặc biệt thô bạo thì sẽ bị kết án tù it nhất năm năm và nhiễu nhất là mườinăm Dé đánh giá xem thủ đoạn phạm lội có thô bạo can xem xét thương tích cơ thể là vĩnhviên, hoặc liệu hành động gây ra sự ton thương nghiêm trọng, hoặc thu đoạn đặc biệt tannhân (có hiệu lực năm 2017)

Diéu 7 Trong trường hợp vô tinh gây chết người thì bị kết án tù nhiễu nhất là hainăm hoặc, nẾu vi phạm nhẹ thì phạt tiền Nếu vi phạm là nghiêm trọng thì bị kết án tù ítnhát một năm và nhiêu nhất là sau năm Khi đánh gia hành vi thô bạo dựa vào các yếu to:1 Hành vi là cô ý và biết trước sẽ xảy ra thương tích

Trang 31

2 Thủ phạm có dau hiệu sử dụng rượu bia, chất kích thích (có hiệu lực năm 2010) ”?2

Như vậy, so với BLHS Việt Nam, hình phạt của tội cô ý gây thương tích hoặc gâyton hại cho sức khỏe của người khác theo BLHS Thụy Điền là nhẹ hơn - hình phat nặngnhất ở đây là tù có thời hạn đến 10 năm đối với tội rất nghiêm trọng Trong khi đó, hìnhphạt nặng nhất theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 của nước ta là tù chung thân.Việc quy định về hình phạt này phụ thuộc nhiều vào yêu tô điều kiện, hoàn cảnh cũng nhưthực tiễn thực hiện pháp luật của các nước, bên cạnh đó, Thụy Điển cũng là một trong cácnước không áp dụng hình phạt tử hình Đối với hình phạt về trường hợp vô tình gây chếtngười, Bộ luật này chỉ quy định hình phạt nhiều nhất là 06 năm, trong khi Việt Nam quyđịnh hình phạt cho trường hợp này là 07 đến 14 năm tù có thời hạn Quy định này thé hiệntính chất nghiêm trọng của hai bộ luật được đánh giá khác nhau, khi Thụy Điển đưa ra mứchình phạt khá nhẹ, thậm chí chỉ bị phạt tiền

Về phân hóa trách nhiệm hình sự, trong khi quy định của BLHS Thụy Điền khôngđược chỉ tiết, rõ ràng về yếu t6 hậu quả và các yêu tô để đánh giá mức độ phạm tội thìBLHS Việt Nam có phần cụ thé hơn, thuận lợi hơn cho việc áp dụng trong thực tiễn xét xử

Song, nhóm tác giả đánh giá cao BLHS Thuy Điển ở quy định về hành vi phạm tộithô bạo, đặc biệt thô bạo: “Khi đánh giá liệu hành vi phạm tội là thô bạo, cần cân nhắc liệuhành động đó có de doa tính mạng hay không, và liệu thủ phạm có gây ra chan thươngnghiêm trọng cho cơ thể hay không Nếu vi phạm được xem xét là đặc biệt thô bạo thì sẽ bịkết án tù ít nhất năm năm và nhiễu nhất là mười năm ” Đánh giá về tính chất thô bạo, điều

6 cũng đưa ra các yếu tô như sau: “Dé đánh giá xem thủ đoạn phạm lội có thô bạo can xemxét thương tích cơ thể là vĩnh viễn, hoặc liệu hành động gây ra sự tốn thương nghiêm trọng,hoặc thủ đoạn đặc biệt tàn nhân ” Đây là một trong những quy định rất hợp lý dé đánh giá

về tính chất của hành vi phạm tội BLHS Việt Nam có quy định về hậu quả thương tíchcũng như các tình tiết tăng nặng, nhưng lại chưa đề cập về thủ đoạn tàn nhẫn, thô bạo trongtội phạm này Trong thực tiễn xét xử, có rất nhiều trường hợp người phạm tội thực hiện

22 Bộ luật hình sự Thuy Điền, https://www.legislationline.org/download/id/9097/file/Sweden_CC.pdf.

Trang 32

hành vi với các thủ đoạn tàn bạo như chặt tay, chan, sử dụng vũ khí đặc biệt (tuy hung khínguy hiểm đã được quy định trong điểm a khoản 1 điều 134 nhưng điều này chưa thé hiện

rõ được tính chất tàn bạo của hành vi phạm tội) Vì thế, nhóm tác giả đưa ra kiến nghị rằngBLHS Việt Nam nên có thêm quy định về “hành vi thô bạo, đặc biệt thô bao” và đưa rahình phạt tương ứng đối với tình tiết này Đây là một yếu tố thé hiện sự tàn nhẫn của ngườiphạm tội, việc bô sung thêm quy định về tình tiết này là rất cần thiết

Trên cơ sở đánh giá, phân tích và so sánh quy định về tội có ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác trong BLHS của Trung Quốc, Liên bang Nga vàThụy Điền, có thé rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy những điểm tiễn bộ và sửa đổinhững điêm còn hạn chê so với bộ luật của các nước như sau:

Thứ nhất, tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khácquy định tại Điều 134 BLHS Việt Nam năm 2015 sửa đổi, b6 sung năm 2017 quy định ratchi tiết và rõ ràng về mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội, các dấu hiệu cauthành tội phạm cũng như những hình phạt tương ứng Điều này cho thấy sự phát triển của

kĩ thuật lập pháp nước ta quy định về tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sứckhỏe của người khác ở Điều 134 BLHS năm 2015 nói riêng và các quy định khác nói chung

đã được nghiên cứu sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn Tuy nhiên, cần cân nhắc, học tậpkinh nghiệm của Liên bang Nga và Thuy Điển như đã phân tích trên (bổ sung thêm quyđịnh về hành vi thô bạo, đặc biệt thô bạo, cô ý gây thương tích với mục đích sử dụng bộphận cơ thê nạn nhân hoặc mô của nạn nhân )

Thứ hai, về hình phạt của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏecủa người khác quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 của Việt Nam, so với Liên bangNga và Thuy Điền, hình phạt của chúng ta có phần nghiêm khắc hon Song, chúng tôi chorằng, nhà làm luật Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạmnày như quy định của BLHS Trung Quốc bởi tính hiệu quả cao trong phòng, chống tộiphạm mà nó đem lại, đồng thời cũng quy định về điều kiện giảm án, đảm bảo quyền conngười, quyền công dân và tính nhân đạo nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam

Trang 33

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu so sánh và tìm ra ưu, nhược điểm của quy định

về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác trong một số Bộ

luật hình sự của một số nước như Bộ luật hình sự Trung Quốc, Liên Bang Nga và Thụy

Điền, nhóm tác giả đã tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt so với quy địnhtương ứng trong BLHS năm 2015 của nước ta về loại tội phạm này, từ đó có thê rút ra một

số kinh nghiệm nham hoàn thiện hơn quy định của BLHS năm 2015 về tội có ý gây thươngtích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác.

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Xuyên suốt Chương 1, đề tài tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quan điểm từ các nguồn khác nhau, nhóm tác giảđưa ra khái niệm về tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác.Chương | còn nghiên cứu về lịch sử lập pháp của tội phạm này, phân tích quá trình trưởngthành và phát triển của quy định pháp luật hình sự liên quan đến tội phạm cố ý gây thươngtích Hơn nữa, dé làm rõ hơn cũng như đem đến một cách tiếp cận sâu sắc nhất, toàn diệnnhất, đề tài còn phân tích về các quy định của tội phạm này trong BLHS của một số nước

trên thế giới như Trung Quốc, Liên bang Nga, Thụy Điền, từ đó đưa ra so sánh về sự khác

biệt cũng như ưu thé của mỗi quốc gia

Những van dé lý luận được phân tích trong Chương | đóng vai trò rất quan trong,tạo cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn, cụ thé hơn về quy định của tội “Cố ý gáythương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác ” theo Điều 134 BLHS năm 2015cũng như đánh giá thực tiễn xét xử tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn

2017 — 2021.

Trang 34

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VE

TOI CÓ Ý GAY THƯƠNG TÍCH HOẶC GAY TON HAI CHO SỨC KHỎE

CUA NGƯỜI KHAC

2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏecủa người khác

2.1.1 Dấu hiệu khách thé của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây ton hai cho sứckhỏe của người khác

Khách thê của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tộiphạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới quan hệ đó Theo BLHSViệt Nam năm 2015, khách thé bao gồm “độc lập, chủ quyên, thong nhất, toàn vẹn lanh

thé Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an

toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyên con người, quyên, lợi ich hợp phápcủa công dân "23 Được bảo vệ về tính mang, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự là một trongnhững quyên nhân thân cơ bản và có ý nghĩa hàng đầu của con người Khi quyền được tôntrọng và bảo vệ về sức khỏe của con người bị xâm phạm, trật tự xã hội sẽ bị phá vỡ, khôngg1ữ vững được ôn định an ninh Vì vậy, đây chính là nội dung được dé cao, chú trọng, cũng

là mục tiêu hướng tới của pháp luật nói chung và của luật hình sự nói riêng Hiến pháp

2013 thừa nhận: “Moi người có quyên bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo

hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình haybat kỳ hình thức nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ”

Cu thé, trong Điều 134 BLHS, khách thé của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tonhại cho sức khỏe của người khác là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của ngườikhác - những người đang sống, đang tôn tại dưới dạng thực thé khách quan, được xem là

3 Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình sự Việt Nam, Khoản 1 Điều 8.

Trang 35

đối tượng tác động của tội này Xác định đối tượng của tội phạm cũng là van đề vô cùngquan trọng, nếu hành vi tác động vào đối tượng không phải con người thì sẽ không phải làhành vi xâm phạm quyền con người và cũng không cấu thành tội phạm này Mặt khác,hành vi tác động vào chính mình, tự gây thương tích cho mình vì một lý do nào đó, cũngkhông thuộc đối tượng điều chỉnh theo Điều 134 BLHS năm 2015 Đây là sự khang địnhtầm quan trọng của sức khỏe con người và quyền được bảo vệ một cách tuyệt đối về sứckhỏe của con người.

2.1.2 Dấu hiệu mặt khách quan của tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây tốn hai chosức khỏe của người khác

Mặt khách quan của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác là những biểu hiện của tội này tồn tại bên ngoài thé giới khách quan, bao gồmhành vi khách quan, hậu quả, quan hệ hành vi - hậu quả, công cụ, phương tiện phạm tội

Xét về hành vi khách quan, đây là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất, là biểu hiệncủa con người ra bên ngoài thé giới dưới những hình thức cụ thé, đưới sự điều khién bởi ýchí con người Những hành vi được biểu hiện ra thé giới bên ngoài nhưng không được ýthức kiểm soát hoặc không được ý chí điều khiển thì cũng không phải là hành vi kháchquan được quy định theo Điều luật này Tên Điều luật đã chỉ ra tính chất của hành vi - tínhgây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, đưới ý thức kiểm soát và là kếtqua của hoạt động ý chí con người Những hành vi này có thé là hành động hoặc khônghành động Đây là loại hành vi thể hiện sự nguy hiểm cho xã hội, cho các quan hệ đượcpháp luật bảo vệ, làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động bằng cách tácđộng nhằm gây ra những tôn thương nhất định, làm tôn hại đến sức khỏe con người Nhữnghành vi này có thé được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội nhưng cũng có thékhông dùng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi

Tính nguy hiểm của nó thê hiện ở một số yếu tô khách quan tính chất của hành vi(bao gồm thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm ), tính quan trọng của quan

hệ bị xâm hại - quyền con người, mức độ thiệt hại gây ra, mức độ lỗi Dễ thấy, nếu chủ

thé của tội phạm sử dụng vũ khí gây sát thương cao như dao, kéo, vật sắc nhọn dé tan

Trang 36

công vào những nơi nguy hiểm (không nhằm mục đích giết người), đồng thời lên kế hoạch

tỉ mỉ, cân trọng thì mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với việc không dùng vũ khí vàdùng lực tác động nhẹ khi tấn công Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc địnhtội và định khung hình phạt đối với tội phạm này

Dé cấu thành tội cỗ ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe người khác,hành vi xâm hại nêu trên phải gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể được phápluật hình sự bảo vệ - quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người Việc xácđịnh hậu quả có xảy ra trên thực tế hay không, mức độ, tính chất của hậu quả đó có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo xét xử công bằng, đúng người, đúng tội, đồng thờiđảm bảo việc quyết định hình phạt phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội Thiét hại gây ra được biéu hiện qua sự biến đổi tình trạngbình thường của đối tượng tác động là thực thé con người Điều này thể hiện rõ đưới dangthiệt hại về vật chất là thương tích hoặc tôn hại cho sức khỏe của con người Vì vậy, tộiphạm này được các nhà làm luật xây dựng là cầu thành tội phạm vật chất Hậu quả củahành vi khách quan được miêu tả cụ thể trong Điều luật: “Người nào cố ý gây thương tíchhoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% ”hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ Điểm a đến Điểm

k Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 Cơ quan có thấm quyền đánh giá mức độ thương tíchdựa trên kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày28/08/2019 của Bộ Y tế về việc quy định tỷ lệ phần trăm tôn thương cơ thé sử dung tronggiám định pháp y, giám định pháp y tâm thần Trong trường hợp cần thiết có thê dựa theokết luận của bác sĩ trực tiếp tiếp nhận và điều trị cho nạn nhân Theo quy định, tỷ lệ tonthương cơ thé dưới 11% được coi là thương tích nhẹ, vì vay không phải chịu TNHS Tuy

nhiên, trong một sỐ trường hợp đặc biệt, do tính chất nguy hiểm của tội phạm, dù tỷ lệ

thương tích chưa đến 11% nhưng vẫn phải chịu TNHS Những trường hop đặc biệt nàyđược quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 Cụ thể như sau:

a, Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguyhại cho nhiễu người

Trang 37

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc t6 hợp những phương tiện được chế tạo, sảnxuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, pháhủy kết cấu vật chất Vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng (vũ khí được chế tạo, sản xuất đảmbảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất, được trang bị cho lực lượng vũ trangnhân dân và các lực lượng khác dé thi hành công vụ, trong đó có súng, vũ khí hạng nặng,

vũ khí hạng nhẹ, bom ); súng săn (súng được chế tạo, sản xuất dùng dé săn bắn); vũ khí

thô sơ; vũ khí thé thao và vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự các vũ khí ké trên

Vật liệu nỗ là sản phẩm gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí,phát sáng, tạo ra tiếng nỗ đưới tác động của xung kích ban đầu, bao gồm thuốc né và phụ

kiện né (kíp nô, dây nô, dây cháy chậm, mỗi nô, vật phẩm chứa thuốc nỗ hoặc thiết bị

chuyên dùng có chứa thuôc nô).”?

Hung khí nguy hiểm là những loại công cụ, phương tiện mà khi người phạm tội sửdụng có khả năng cao để lại thiệt hại nghiêm trọng cho nạn nhân, có tính nguy hiểm caohơn các công cụ phạm tội khác, ví dụ như dao nhọn, kéo, búa tạ

Thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là phương thức mà người phạmtội thực hiện hành vi phạm tội không chỉ nhằm xâm hại một người nào đó mà còn có khảnăng gây nguy hại cho nhiều người khác ví dụ như đốt nhà nạn nhân khi có đông ngườitrong nhà, trộn thuốc vào thức ăn của cả gia đình Tình tiết này được quy định là tình tiếtđịnh khung tăng nặng bởi nó thé hiện sự mưu mô, độc ác của chủ thé phạm tội cũng nhưtính nguy hiểm của hành vi phạm tội

b, Dùng a-xit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm

A-xít là một hợp chất hóa học, trong đó a-xít nguy hiểm là a-xít có khả năng caohơn các a-xít khác trong việc gây tôn hại nghiêm trọng cho cơ thê người khi tiếp xúc trựctiếp Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từnguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc nguyên liệu nhân tạo Hóa chất nguy hiểm là những loại

4 Quốc hội (2017), Luật Quản lý, sử dung vũ khí, vật liệu nô và công cụ hỗ trợ, Điều 3.

Trang 38

hóa chất có đặc tính nguy hiểm như dễ nỗ, ăn mòn mạnh, dé cháy, độc cấp tính, gây biếnđổi gen, gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư ?

c, Doi với người dưới 16 tuôi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ôm dau hoặc người khác không có khả năng tự vệ

Đây là trường hợp nạn nhân là đối tượng được xã hội quan tâm và bảo vệ Khi thực

hiện tội phạm, người phạm tội biết rõ đối tượng là người dưới l6 tuôi, phụ nữ có thai,

người già yếu, ôm đau hoặc người không có khả năng tự vệ Việc xác định phụ nữ đang cóthai căn cứ vào việc người phạm tội có thê nhìn thấy rõ người phụ nữ đó đang có thai (đangmang thai ở những tháng cuối cùng của thai kỳ) hoặc chứng minh được người phạm tộibiết thông tin này từ những nguồn tin khác nhau về việc người phụ nữ này có thai Ngoàiphụ nữ có thai, người già yêu, 6m đau hoặc không có khả năng tự vệ được xác định làngười có sức khỏe yếu, gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi lại Hành vi này thê hiện tính vônhân đạo cao độ và buộc người phạm tội phải chịu TNHS về hành vi cũng như hậu quả mà

họ đã gây ra mặc dù tỷ lệ thương tật dưới 11%.

d, Đôi với ông, bà, cha, mẹ, thay giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình

Nạn nhân của chủ thê tội phạm là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội, làngười nuôi nâng, dạy dỗ hoặc chữa bệnh cho mình Trong các môi quan hệ này, xét vê mặtđạo đức, người phạm tội đã vi phạm nghiêm trọng bởi nạn nhân chính là người mà ngườiphạm tội cần phải kính trọng, yêu mến, biết ơn

Trang 39

thực hiện một hoặc một sô hành vi và chịu sự điêu khiên của người cam đâu Mức hìnhphạt được quyết định phụ thuộc vào vai trò của từng người khi tham gia vào tội phạm.

e, Lợi dụng chức vụ, quyên hạn

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ,quyền han là người do bổ nhiệm, do bau cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hìnhthức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công

vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, baogồm: cán bộ, công chức, viên chức; người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanhnghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiệnnhiệm vu, công vụ đó Hanh vi khách quan được quy định tại điểm này là hành vi gắnliền với công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng nó dé thực hiện tội

phạm.

ø, Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đangchấp hành biện pháp tư pháp giáo đục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biệnpháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo đục bắt buộc, đưa vào trường giáodưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bat buộc

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp

phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và

đối với họ đã có quyết định giam giữ Người đang bị tạm giam là bị can, bị cáo bị cơ quan

có thâm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam Người đang chấp hành án phạt

tù là người đang chấp hành theo bản án đã có hiệu lực được quyết định bởi tòa án Biệnpháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưavào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện cũng là do tòa án quyết định áp dụng vớingười chưa thành niên, nếu xét thay không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù đối với họ.Như vậy, người đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đangchấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biệnpháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáodưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những người đang bị quản lý băng những

Trang 40

biện pháp đặc biệt theo quy định của pháp luật Nếu trong thời gian này mà thực hiện hành

vi cỗ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chứng tỏ ngườinày không ăn nan hối cải, không có ý thức cũng như có thái độ không tốt trong việc cảitạo, giáo dục.

h, Thuê gây thương tích hoặc gây ton hai cho sức khỏe của người khác hoặc gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê

Đây là trường hợp dùng lợi ích vật chất dé thuê người một người nào đó cố ý gâythương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác, hoặc cố ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác do được người khác thuê, qua đó mà thu về chomình những khoản lợi ích vật chất nhất định

¡, Có tính chất côn đô

Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao,thực hiện những hành vi dã man nhăm cố ý gây thương tích hoặc ton hại cho sức khỏe củangười khác.

k, Doi với người dang thi hành công vụ hoặc vì ly do công vụ của nạn nhân

Công vụ là “hoat động theo đúng pháp luật mà chủ thé duoc cơ quan nhà nướcgiao nhằm thực hiện nhiệm vu quản lý nhà nước bao gom quản lý hành chính, tô tụng và

thi hành an.” ?5 Người thi hành công vụ là người thực hiện những công việc đó một cách

thường xuyên hoặc tạm thời, do cơ quan có thâm quyền giao cho, có hưởng lương hoặckhông hưởng lương, có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ đó Đây

là trường hợp thực hiện tội phạm mà động cơ của nó gắn liền với việc thi hành công vụ củanạn nhân, có thé là nhằm mục dich dé nạn nhân không thé thi hành công vụ nữa, hoặc cóthé là dé trả thù vì nạn nhân đã thi hành công vụ Nói cách khác, hành vi có thé xảy ra trướchoặc sau khi nạn thân thực hiện công vụ Hành vi này không chỉ xâm phạm đến quyền

6 Nguyễn Ngọc Hòa (2012), “Van đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính dang trong Luật Hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 2/2012.

Ngày đăng: 31/03/2024, 10:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w