1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tội lây truyền HIV cho người khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯPHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ HƯƠNG TRA

TỘI LÂY TRUYEN HIV CHO NGƯỜI KHÁC

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯPHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

LÊ HƯƠNG TRA

TỘI LÂY TRUYEN HIV CHO NGƯỜI KHÁC

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NAM2015

LUAN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Oanh

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 3

LỜI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatiêng tôi

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nao khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rổ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm vẻ tính chính xác và trung thực của Luậnvăn nay.

Tac giả luận văn

Lê Hương Trà

Trang 5

1 Tinh cấp thiết của đề tài 2 Tình hình nghiên cứu đề tài.

3.Déi trong nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4, Mue dich và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn,

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

T.Bố cục của luận văn.

Chương 1 NHỮNG VAN BE CHUNG VE TOI LAY TRUYEN HIV CHO NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 111.Khái quát chung về tội lây truyền HIV cho người khác 7 LLL Khái niệm về tội lây truyén HIV cho người khác ~T 1.12 Cơ sở của việc quy định tội lay truyền HIV cho người khúc trong Bộ Int Hình sự năm 2015 10

1.2.Tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định của Bộ luật Hình.

sự năm 2015 18 12.1 Các din hiệu pháp lý của tội lây truyên HIV cho người khác 18 1.2.2 Hình phạt và các tình tiếể định Klug hành phat tăng nặng 37

1.3.Phan biệt tội lây truyền HIV cho người khác với một số tội phạm.

13.2 Phân biệt Tội lây truyền HIV cho người khác với một

fink duc trong trường hợp có áp dung tinh tết định kiumg lành phạt tăng A nặng “biét mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm

Trang 6

KET LUẬN CHƯƠNG 1 50

Chương 2 THỰC THEN AP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO HEU

QUA AP DỤNG QUY ĐỊNH VE TỘI LÂY TRUYEN HIV CHO NGƯỜI KHAC SL 3.1.Thục tiễn áp dụng quy định về tội lây truyền HIV cho người khác 51.

3.1.1 Khai quát về tinh hành xét xử sl 3.12 Những ton tai, vướng mắc cùng nguyên nhân 55 2.2.Giai pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về tộ

cho người khác sn

a2662.2.1, Hoàn thiện quy định của pháp luật hành sự

2.2.2, Ban hành văn bản hướng dan áp dung pháp luật.

2.23 Nang cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và tinh độc lập của điêu tra viên, liêm sút viên, thâm phán, hội thẫm 66 KET LUẬN CHƯƠNG 2 68KET LUẬN 60DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 7

MỞĐÀU 1, Tính cấp thiết của đề tài

Hồi chứng suy giém miễn dich mắc phải ở người ~ HIV/AIDS là một căn bênh vô cùng nguy hiểm Nhân loại còn đặt cho nó một cái tên khác là “căn bệnh thé kỉ” Bởi vi, ké từ khi được phat hiện vào những năm 80 của thể kỉ XE cho đến nay, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng cia hơn 35 triệu người trên toán thé giới Sư nguy hiểm của đại dich HIV/AIDS không chi đừng lại ở việc nó là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho con người ma nó còn gây ra nhiêu tác động sảu lên đời sống kinh tế - sã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước Những hậu quả ma HIV/AIDS đem lại sẽ còn tiếp diễn trong tương lai gan, bởi vì cho đến thời điểm hiện nay, đã khoảng bồn thập niền nhân loại phải đương đầu với căn bệnh chết người nay, với sự tiến bộ ngây cảng cao của nên y học, nhưng chúng ta vẫn chưa chính thức có được vắc-xin phòng ngừa HIV cũng như chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS HIV/AIDS trở thành đại dịch toàn cầu, đại dich của toàn nhân loại, là vẫn nan chung của mỗi một quốc gia trong do có Việt Nam.

Ngay khí phát hiện được ca nhiễm HIV đầu tiên vào đâu những năm 1990, Đăng ta đã sớm nhân thấy mỗi đe doa to lớn vẻ nhiễu mat của dai dich HIV/AIDS nên đã kip thời có những quan tâm chi đạo cu thé thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS Không chỉ để ra các chủ trương, chính sach ngăn chăn, dy Iti dai dich ma Đảng ta còn chú trong vao công tác truyền. thông, giao duc nhằm nâng cao nhân thức của người dân vẻ căn bệnh nay Tuy nhiên, do phương thức lây truyền của HIV thường gắn với những tệ nan xã hồi (mai dâm, tiêm chich ma túy ) đồng thời cũng chưa có vắc-zin vàthuốc chữa khối nên các biên pháp ma Đăng ta thực hiện chỉ có thể ngăn chăn, giảm thiểu số lượng người nhiễm HIV ma không thé nao đẩy lùi được toản bộ đại dich nay Sự lây nhiễm trong cộng đông ngày cảng gia tăng, thâm.

Trang 8

chi lả xuất hiện hiện tượng những người bi nhiễm HIV lợi dung tình trang nhiễm bệnh của minh để đe doa người khác hoặc có y lây truyền HIV cho người khác Để đầu tranh chống lại, rin de nghiêm tri hành vi có nguy cơ lam lây lan một trong những dich bệnh nguy hiểm nhất đối với con người, pháp luật hình sự Việt Nam đã lần đầu tiên quy định tội lây truyền HIV cho người khác trong BLHS năm 1999 Sau đó, tội danh nay được tiếp tục kế thừa, sửa đổi va bd sung ghi nhận trong BLHS năm 2015 hiện hành.

Dù đã được quy định trong BLHS, nhưng việc xử lý hình sự đổi với ‘hanh vị lây truyền HIV chưa thật sự đạt được hiệu quả cao Vẫn còn rat nhiều hành vi như vay xảy ra trên thực tế nhưng lại không thé đưa ra truy cứu TNHS được Nguyên nhân chủ yêu của tinh trạng nghịch ly như vậy chính là do việc chứng minh một số déu hiệu pháp lý của tôi danh nảy quá khó khăn din đến không đủ chứng cứ buộc tôi Việc phòng ngừa, đầu tranh chống lại tôi pham. lây truyền HIV cho người khác đặt ra yêu cầu có tính cắp thiết lả can sớm hoàn thiên những điểm bắt cập trong BLHS năm 2015, cũng như cin có văn ban hướng dẫn về tôi phạm nay nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tôn dong Do vay, tác giả lựa chon dé tai: “ Tội lay fruyền HIV cho người khác rong Bộ luật Hinh sự năm 2015” làm đề tài luận văn thạc si của minh,

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

"Tội lây truyền HIV cho người khác 1a một tội danh khá là đặc thù, còn it được quan tâm, nghiên cửu đến Do đó, không có quá nhiều công trình. nghiên cửu dé cập đến loại tôi pham nay Hơn nữa, nếu cỏ nghiên cứu đến thì chủ yếu chi tiếp côn ỡ mức độ khái quát chung nhất vẻ tội lây truyền HIV chongười khác đưới góc đô là một tôi pham thuôc nhóm tôi sâm hai tính mang, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người hoặc các công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn thi nghiên cửu về quy định của BLHS đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại Cụ thể

Trang 9

Nhóm các công tình nghiên cửu tiép cận ở mức độ khát quát chung nhất về tội lây truyền HIV cho người khác là một số sách đã được xuất bản tiêu biểu như Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam — Phần các tôi phạm Quyễn 1, Nguyễn Ngoc Hoa (chủ biên, 201), Trường đại học Luật Hà Nỗi, Nzb Công an nhân dân, Ha Nội, Bi

được sửa đổi sung năm 2017 - Phân các tôi phạm Quyên 1, Nguyễn Ngọc Hoa (chủ biên, 2018), Nab Tư pháp, Hà Nội, Binh ñuận Bộ Iuật Hình sự năm 2015 - Phin thứ hai: Các tội phạm Chương XIV: Cúc tôi xâm phạm tính Iuận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015

mang sức khỏe, nhân phẩm danh de của con người (Bình luận ciuyên sâu),Dinh Văn Qué (2018), Nab Thông tin và Truyền thông, Hà Nội; Binh luậnhoa học Bồ luật Hình sic năm 2015 (Thực hiện từ 01/7/2016), Cao Thi Oanh,Lê Đăng Doanh (chủ biên, 2016), Nzb Lao động, Hà Nội Trong các công,trình nghiền cứu khoa học nay, phẩn nghiên cứu vẻ tôi lây truyền HIV chongười khác đười góc độ luật hình sự chưa chuyên sâu, chủ yêu có tinh chất khái quất lam “nên” cơ sở cho việc nghiên cửu cụ thé hơn.

Nhóm các công trình nghiên cứu cụ thể hơn vẻ các dâu hiệu pháp lý của tôi lây truyén HIV cho người khác được quy định trong BLHS: Bài viết“Xữ lý hình sw đổi với các hành vi làm lây truyền HIV" của tác giả Anh Tuần.trong Tạp chi Dân chủ và Pháp luật số 9 năm 2000; Khoa luận tốt nghiệp của tác giã Cảm Hang Ha (2012) - Trường đại học Luật Ha Nội với để tai “Tôi lây truyền HIV cho người khác trong BLHS Việt Nam năm 1999”; Luận văn.thạc sf của tác gia Vương Thị Phương Anh (2012) ~ Khoa luật Đại học Quốc.gia Hà Nội với để tai "Các tội có liên quan đến HIV trong luật Hình sự VietNam” Các công trình nghiên cứu này đều đã đạt được những thành tựunhất định trong công cuộc nghiên cứu các quy đính của BLHS năm 1999 vẻtôi lây truyền HIV cho người khác, đánh giá những bắt cập, han chế trongViệc áp dung vào thực tế thời gian đó Tuy nhiên, trong bối cảnh BLHS năm.

Trang 10

2015 đã thay thé cho BLHS năm 1900 thi một số nội dung thuộc những công trình nghiên cứu trên đã không còn phù hợp với thực tiến Béng thời chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào vé những quy định vẻ tôi lây truyền HIV cho người khác trong BLHS năm 2015 Do đó, việc nghiền cứu tội lây truyền HIV cho người khác về phương điện lý luận va thực tiễn là điều cần thiết

Thông qua việc nghiên cứu, tác giả luận văn di sâu tìm hiểu toàn điện vẻ tội lây truyén HIV cho người khác đưới góc đô luật hình sự, bao gồm những đầu hiệu pháp lý, chính sách hình sự thể hiện qua các khung hình phạt của tôi này theo quy định BLHS năm 2015 và thực trang áp dung các quy định của pháp luật hình sự trên thực tiễn Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, để xuất nhằm hoàn thiện hơn những quy dinh vẻ tôi lây truyền HIV cho ngườikhác, nâng cao hiệu quả áp dung chúng trên thực tế trong thời gian tới

3 Đối trong nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn.

"Đổi tượng nghiên cứu: Luận văn có đôi tượng nghiên cứu chủ yếu la các quy định của BLHS năm 2015 về hành vi lây truyền HIV cho người khác Đông thời, để có cơ sở thực tiễn thì luân văn cũng nghiên cửu ban án về tôi lây truyền HIV cho người khác.

“Pham vi nghiên cứu: những nội dung thuộc BLHS năm 2015 cia Việt Nam có liên quan đến hành vi phạm tôi lây truyền HIV cho người khác Các ‘ban an về tội lây truyền HIV cho người khác được giới han là các bản án từ01/01/2011 cho đến 01/9/2020

4 Mục dich va nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

"Mục dich của luận văn là làm rõ những vẫn dé lý luận, đánh giá quyđịnh của BLHS năm 2015 về tội lay truyền HIV cho người khác va để xuất ý kiến giúp cho việc áp dụng những quy định nảy trong thực tiễn được hiệu quả hơn.

Trang 11

Để đạt được mục đích trên, tác giã tập trung nghiên cứu, giãi quyếtcác nhiệm vụ sau đây.

-Nghién cứu cơ sở vì sao lại quy định hành vi lây truyền HIV chongười khác trong BLHS năm 2015,

Phan tích các dầu hiệu pháp lý và đâu hiệu định hung tăng năng hình phạt của tôi lây truyén HIV cho người khác trong BLHS năm 2015,

- Đánh giá thực tiến áp dung quy định của pháp luật hình sự vẻ tôi lây truyền HIV cho người khác trong BLHS năm 2015,

~ Chỉ ra nguyên nhân tại sao còn tổn tại những khó khăn, vướng mắc.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được tác giã thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoahọc của chi ngiãa duy vật biện chứng vả duy vật lịch sit

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luôn văn gồm" Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sảnh, phương pháp liệt kê, phương pháp thống kê Phương pháp phân tích được tác gia sử dụng xuyên suốt trong các chương, mục của luận văn, đắc biệt la trong mục 1.2.1 va mục 1.2.2 của Chương 1 khí phân tích về các dẫu hiệu pháp lý và các dấu hiệu định khung hình phat tăng năng của tôi lây truyền HIV cho người khác theo BLHS năm 2015 Phương pháp so sánh được ap dụng khi phân biết giữa tôi lây truyền HIV cho người khác và tôi cổ ý truyền HIV cho người khác Phương pháp tổng hợp được sử dung tại phan kết luân của mỗi chương và kết luận của luận văn.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.

Vé mặt khoa học: Đây là công tình khơa học nghiên cứu ở cấp đồ thạc si một các tương đối đây dit các vấn để vẻ tôi lây truyền HIV cho người khác theo quy định của BLHS năm 2015 Luận văn góp phan kam rõ hơn, hoản thiện hệ thông lý luận vẻ tội lây truyén HIV cho người khác trong pháp luật

Trang 12

tình sự Việt Nam Đông thời luận văn có thé sử dung lam tai liệu tham khão phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học luật hình sự.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cửu của luận văn là nguồn tải liệu tham khảo, phục vụ thực tiễn định tôi danh vả quyết định hình phạt đối với tôi lây truyền HIV cho người khác Những kiến nghị, để xuất được nêu trong, luận văn gop phén nâng cao hiệu qua áp dung các quy định cia BLHS năm. 2015 về tội lây truyền HIV cho người khác trong thực tiễn trong thời gian tới.

1 Bố cục của luận văn.

Ngoái phén Mỡ đâu, Kết luận vả Danh mục tai liệu tham khảo, luânvăn được kết cầu gm 2 chương:

Chương 1: Những van dé chung vẻ tôi lây truyền HIV cho người khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

Chương 2: Thực tiễn áp dụng vả giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự vẻ tội lây truyền HIV cho người khác

Trang 13

Chương 1

NHUNG VAN DE CHUNG VE TỘI LÂY TRUYEN HIV (CHO NGƯỜI KHAC TRONG BỘ LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM 11 Khái quát chung về tội lây truyền HIV cho người khác

if Khái niệm về tội lây truyều HIV cho người khúc

Khoản 1, Diéu 8 BLHS năm 2015 quy định: “Tội phaơn là hành vi ng Tiễm cho xã hội được quy hi trong Bộ luật hùnh sục do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiên một cách cố ÿ ode vô ÿ, xâm pham độc lâp, chủ quyền thẳng nhất, toàn ven lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chỗ độ chính tri, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an nh, trật tực cr toàn xã hội quyằm lợi ich hop pháp cũa tổ chức, xâm phamquyễn cơn người, quyển lợi ích hợp pháp của công dân, xâm pham nhữngTĩnh vực khắc cia trật he pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo uy dinh cũa Bộiật này phải bi xử If hình su

Đây là quy định có tính khoa học, thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nha nước ta vẻ tôi phạm Từ quy định mang tính định hướng nay có thể đưa ra đính ngiĩa về tội pham như sau: "7õi pharm 1

1 có lỗi, được guy dra trong luật hình suc do người có năng lực INES in và phải chịu hình phat’ t_ Có thé thay là trong định nghĩa này đã thể hiện rất rõ 05 đặc điểm cia hành vi bi coi là tội pham gồm Đặc điểm

hành vi nguy

Tiưực h

nguy hiểm cho xã hội, Đặc điểm có lỗi (có ý hoặc vô ý), Đặc điểm được quy định trong luật hình sự (tinh trái pháp luật hình sự), Đặc điểm do người có năng lực TNHS thực hiện, Đặc điểm phải chịu hình phạt

Tội lây truyền HIV cho người khác lẫn đầu tiên được quy định tại Điều 117 BLHS năm 1909, sửa đổi b sung năm 2009 (BLHS năm 1999) Qua 18

` Nguyễn Ngoc Hòa (clit biên, 2019), Giáo win Luật Hình sự Việt Non Phin chung, Trường đại

doe Luật Hà Nội Nab Công an nhân din, Hà Nội, tr 61

Trang 14

nm thi hảnh, những quy định về tôi lây truyền HIV cho người khác được tiếp tục kế thửa, sửa đổi va bỗ sung tại Điều 148 Chương XIV BLHS năm 2015,

sung năm 2017 (BLHS năm 2015) như sau:“Điều 148 Tội lập tuyễn HIV cho người khác

1 Người nào biết mình bt nhiễm HIV mà cé § lập truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nan nhân đã biết về tinh trạng nhiễm HIV chia người bt HIV và tự nguyện quan hệ tình duc, thi bt phat tì từ 01 năm đến 03 năm.

3 Phạm tội thude một trong các trường hop sam đập, thi bị phát từ từ. 03 năm đắn 07 năm.

a) Đỗi với 02 người trở lên,

9) Đối với người dưới 18 tiỗi, néu Rhông thuộc trường hợp quy đi tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ iuật này,

¢) Đối với pin nứt mà biết là có thai;

4) Đồi với thây thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho minh; 3) ĐI với người dang thi hành công vu hoặc vi I do công vụ củanam nhân"

Nhu vay, tôi lây truyền HIV cho người khác 1a một loại tối phạm cụ thể, đo đó nó sẽ có đây đủ các đặc điểm của tội phạm được nêu trong định nghĩa trên Có thể hiểu khái quát tội lay truyền HIV cho người khác là hành vi nguy hiểm cho xã lội, do người có năng lực INES thực hiện một cách cổ ý, xâm phạm quyền cơn người mà theo quy dinh của BLHS phải bị vie hình sue Để có thể đưa ra một định nghĩa chính xác hơn vẻ tôi lây truyền HIV cho người khác, chúng ra cân tìm hiểu rõ hơn về HIV và sự lây truyền HIV.

HIV là chữ viễt tất của cụm từ tiếng anh: Human Immmedeficiency Virus (có ngiãa là vi rút gây suy giảm mign dịch ở người), Nó là một loại vi nit có khả năng gây hôi chứng suy giảm miễn dich mắc phải (AIDS - Acquired Immunodeficiency Syndrome) ~ một tinh trang ma hé miễn dich của con người

Trang 15

‘bi suy giảm dan dan, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội va ung thư phat triển manh làm de doa đến tính mang của người bị nhiém.

‘Nov vậy, co thể hiểu một cách đơn giản: HIV ià một loại vi rit làm mat dần sức đề kháng (khả năng chỗng lat bệnh tật) của cơ thé con người Vĩ rút HIV tan công vào hệ miễn địch của cơ thé con người, gây tổn thương va làm cho sức dé kháng của cơ thé bị suy yêu, không còn kha năng chúng lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người - những bệnh ma người có hệ miễn địch hoạt đông bình thường khó có thể mắc phải HIV được phát hiên vào năm 1959, nhưng phải đến đâu những năm 1980 thi HIV mới được khẳng định là ‘vénh truyền nhiễm No đã nhanh chóng lan rộng ra toản cầu với tóc độ và quy.

mô khủng khiép, trở thành một dai dich nguy hiểm nhất trên toàn thể giới 1ây truyền HIV được hiểu là việc vi rút HIV iây từ co thé này qua cơ thể khác, từ nguồn truyền nhiễm sang một cơ thé mới, làm cho cơ thể mới trở thành một nguồn truyền nhiễm khác Rat nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Bệnh nhân AIDS va người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV, không có ö chứa nhiễm trùng ở động vat HIV có thể được phân lập từ máu, địch tiết ở cơ quan sinh duc, nước bọt, nước mất, sửa mẹ vả các dịch khác của cơ thể người bệnh Do đó, có 03 đường lây truyền chính, đóng vai tro chủ chốt lây truyền HIV:

Một Ja, qua đường quan hệ tình dục không an toản Các dich thé (máu, dich tiết sinh duc) từ người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể người không nhiễm HIV.

‘Hai là, truyền qua máu hay các chế phẩm của máu có nhiễm HIV (tiếp xúc với các vật dụng dính máu, truyền máu nhiễm HIV, ghép mô, ghép tạng ).

X nh cinco td tc bi nợ ye Kế đo

Tổng độc bre cia ee loi vi nh vật Ví đụ: viêm phời, ao, nim ung the

Trang 16

Ba là, truyền tir người me bi nhiễm HIV sang con (mau của me bi nhiễm HIV qua rau thai sang cơ thé thai nhi, nước Gi, dich tử cung, sữa me )

Doi chiếu giữa các quy định của BLHS vẻ tôi phạm, ôi lây truyền. HIV cho người khác va những phân tích về HIV va lây truyền HIV ở trên, tác lội lây truyền HIV cho người khác như sau: Tội idy truyền HIV cho người khác là hành vì của người biết minh bị nhiễm giã luận văn đưa ra định nghĩa

HIV và cô năng lực TNHŠ cố ÿ thực hiện việc lây truyền vi rtt HIV từ cơ thé mình sang cơ thé người khác, làm cho nạn nhân bị nhiễm HIV, qua đỏ xâm phạm đến quyền con người được pháp luật hinh sự bảo vệ.

1.12 Cơ sỡ của việc quy địnhB6 luật Hình sự năm 20151121 Cøsõÿ

HIV/AIDS [a một căn bệnh truyền nhiễm vô củng nguy hiểm, nó đã trở Tay truyền HIV cho người khác trong

thành đại dich có quy mô toàn cẩu, gây ra nhiễu tác đồng xdu lên đời sống,kinh t xã hội của mỗi quốc gia trên thể giới.

Về mặt kinh té: Sô người nhiễm HIV chủ yêu thuộc độ tuổi lao động Khi nhiều người bị nhiễm HIV va bị chết vi AIDS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao đông làm ra của cải, vật chất của mỗi quốc gia Số lượng người ‘bi nhiễm HIV/AIDS cảng lớn thi thiệt hại về kinh tế cho mỗi gia đình, cho công đông cảng cao, kéo theo đó lả sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài ra, những chi phí tôn kem ma mỗi quốc gia, công đồng, gia đình phải gánh chịu cho việc điêu trị, chăm sóc những người ‘bi nhiễm HIV/AIDS cũng như cho công tác phòng, chống căn bệnh này thật sự là một gánh năng không hé nhẹ

Tổ chức Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP - United Nations Development Programme) chi ra: những gia đình cỏ người bị nhiễm

Trang 17

HIV/AIDS đòi sống sẽ gặp khó khăn, kinh tế gia đình giảm xuống, Có những gia đình đang trong hoàn cảnh kinh tế khá gia, có mức sống én định, nhưng khi bi HIV/AIDS tấn công đã trở thành những gia đình nghèo mới UNDPnhân xét, HIV/AIDS đã đưa con người ta dén nghèo đói cùng cực, mat khác, nghèo đói cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV Va cho rằng, các gia đình nghèo, ít được học hảnh, trình độ văn hóa thấp, hiểu biết có han dé dang nghiện ma túy, không muồn sử dụng biên pháp bảo hộ trong quan hệ tình duc đã lam tăng nguy cơ lây nhiễm HIV Thực tế lả, nguy cơ lây nhiễm HIV thường trực ở moi nơi, moi lúc, trong moi hoàn cảnh, ở tắt cả mọi người, moi

đổi tượng, không trừ một ai 9)

Về mặt y tế: Số lượng người bị nhiễm HIV lớn dẫn đến hệ thống y tế ở nhiễu quốc gia bi qua tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế Chưa có thuốc đặc trị và vắc-xản phòng bệnh nhưng vẫn phải tiên ‘hanh điều tn cho các bệnh nhân bi nhiém HIV/AIDS dẫn đến chi phi cho việc điều tri lớn nhưng không đạt hiệu quả, vẫn có bệnh nhân tử vong,

Ve mặt tâm If xã hội: Do đấc điểm lây truyền của HIV và hâu quả khủng khiếp mả nó mang lại khiến cho tâm lý con người sinh ra sư sơ hãi, lo lắng Những người bị nhiễm HIV/AIDS dé bi phân biệt đổi xử trong đời sông công ding và ở mỗi gia đính Cuộc sống ở gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ trở nên nặng né, căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn vả dan tiến tới sự mất ôn định, cuộc sống bị xáo trộn.

Vé xã lội: Đại dich HIV/AIDS làm giảm tuổi thọ trung tình ở mỗi quốc gia Đặc biệt là ở những quốc gia có tỉ lệ nhiễm HIV cao như tại khu vực Nam Sahara ở Châu Phi, thì số người chết vì HIV/AIDS đã khiến cho tuổi tho trùng bình của người dân trong khu vực giảm 5 năm HIV/AIDS cũng

` Xem thine Nguyễn Văn Trung (2005), “Quin lý nhà nước va vai hồ của các 18 chức xã bội

"rong phòng, ching HIVIAIDS ở moc ta", Tp chí Quân ý nhà nước, (162), tr 43,

Trang 18

lâm tăng các ginh năng xã hội va lam nảy sinh nhiều hâu quả năng né như tăng ti lê chết sơ sinh, tỉ lệ chết me, các vẫn dé vẻ trễ mé côi, van để ly hôn, van dé an sinh 24 hội, van để chính sich xã hôi đối với các nan nhân của đại

Đôi với mỗi cá nhân con người, HIV/AIDS trực tiếp gây tổn hai cho sức khỏe, đe dọa đến tính mang của người bị nhiễm vả kéo theo nhiều hệ luy đã cùng

Về sức khỏe, một người tình thường (không mang trong minh vi rút HIV) khi bị HIV xâm nhập vào cơ thé thì hệ thẳng miễn dich sẽ bi phá hủy dân dẫn Sức để kháng đối với bệnh tật của người này sé yếu di, sức khỏe suy giảm Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thi cơ thể dé bi nhiễm trùng co hội và mắc bệnh ung thư rồi dẫn đến tử vong.

Về cuộc sống, một người tình thường có thể sông lâu dai, thanh nhàn, ‘vui vẻ, nhưng khi bị nhiễm HIV cuộc sông của họ sẽ thay đổi rất nhiêu Trong tâm trí của mình, họ sẽ luôn phai đâu tranh với bản thân nhằm quên đi suy nghĩ về cái chết Họ phải có đủ nghị lực, nghị lực rat lớn để đương đầu với bệnh tật và dư luận xã hội zung quanh Đời sống tỉnh cảm sẽ gặp khó khăn.hơn người khác Nêu ai côn độc thân thi sẽ khó lập gia định, không cảm nhận.được niềm hạnh phúc của người làm cha, làm me Nêu có gia đỉnh rồi thì phi uôn cần thân tránh lây vi rút cho ban đời cia mình.

Hiện nay, nhờ có sự tuyên truyền kiến thức vé vi rút HIV cũng như người nhiễm HIV/AIDS ma góc nhìn của xã hồi, của những cá nhân trong sã hội đã chuẩn zác, đúng đắn hơn Tuy nhiên, sự kỷ thi va phân biệt đổi xử đối với những, người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn còn xây ra ở nhiêu nơi Có nhiều người biết đẳng cảm và chia sẽ, thì cũng có nhiều người thiểu hiểu biết sẽ xa lánh, thậm chí là miệt thi người bị nhiễm HIV/AIDS, lam cho họ dé bi mặc căm, tự ti, cuộc sống ip khó khăn, không thé sinh hoạt va lam việc như trước nữa.

Trang 19

, hiện nay người bị HIV/AIDS được diéu trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV), đây được coi như la điều trị đặc hiểu bởi vi ARVlâm ức chế sự nhân lên cia vi rút HIV, duy trì được lượng vi rút thấp nhấttrong máu, thông qua đó cũng duy trì được tinh trang bình thường của hệ mién dịch “ ARV có thé lam châm tiến trình của bệnh và kéo dai tuổi thọ

Ve kinh t

của người bệnh thêm 8-12 năm, thâm chí lâu hơn nhiễu nêu uỗng déu đặn và đủ liêu Nhờ có thuốc ARV mà rat nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã tránh được kết cục từ vong sớm Tuy nhiên, chi phí điêu tri HIV, chỉ phí cho thuốc ARV 1ä một con số không hé nhõ Nó lả một gánh năng kinh tế rất lớn cho người bị nhiễm HIV.

Những hau quả ma HIV/AIDS gây ra cho cá nhân người nhiễm bệnh là vô cùng nghiêm trọng, Do đó, hành vi lây truyền HIV cho người khác - hành. ‘vi khiển cho nạn nhân phải đổi mặt với nguy cơ bi lây nhiễm HIV, đối mặt với những hậu quả phãi gảnh chiu néu bị nhiễm là một hành vi mang tính chất nguy hiểm Không chỉ như vay, hành vi lây truyền HIV cho người khác còn là một nhân tô khiến đại dich HIV/AIDS lan rông trong công đồng, sẽ làm trim trọng thêm hậu qua ma đại dich nay gây ra đối với sự phat triển của xã hội, của đất nước

1122 Cơ số pháp ip

Hanh vi lây truyền HIV cho người khác de doa xâm hai đến sức khỏe,đến tinh mang cia con người Ma sức khỏe, tinh mang của con người déu la

nhếm HIV Vậy tác đụng của tinge ARV là ake thế mào?”

“hp raze gov.rafPFÄQJDebd/Toi-agbe-noe-ARV-}eEeoe-dieo-ti-cho-slng.nguoknhiencHTV.“Yay-ae-dnne cua thnoc-AR-]sslm-thế nao -], ngày uy cập 02/05/2020,

Trang 20

‘Dat nước ta đã trai qua 05 bản Hiển pháp va ca năm bản Hiền pháp đó, đủ ỡ mức độ khác nhau thi đều ghi nhận về van dé quyền con người Đặc biệt, trong Hiển pháp 2013 thi quyển con người được coi là điểm sáng, điểm nhân trong bản Hiển pháp nảy Khoản 1 Điển 14 Hiển pháp 2013 ghi nhận: Ở nước Công lòa xã hội chủ ngiĩa Việt Nam các quyên con người được công nhận tôn trong bảo võ bảo đâm theo Hiến pháp và pháp luật Cu thé hơn, Điều 19 Hiển pháp 2013 quy định: “Moi người có quyền sống Tỉnh mang con người được pháp luật bảo hộ Khong ai bì tước đoạt tinh mang trải luật” và tại khoản 1, Điều 20 quy dink: “Moi người có quyền bắt khả xâm phạm về thân thé, được pháp luật bảo lộ

bị tra tắn, bao lực, truy bức, nhục

te khoŠ, danh dự và nhiên phẩm: Khônginh lap

xâm phạm thân thé, sức khỏe, xúc phạm danh đực nhân phẩm”.

Như vậy, hành vi lây truyền HIV cho người khác là hảnh vi vi hiển Không chỉ như vậy, hành vi nay còn đi ngược lại với quan điểm về phòng, chống HIV/AIDS của Đăng và Nha nước ta That vay, ngay tử đầu những năm 1990, Đăng ta đã sớm nhận thay mỗi de dọa to lớn về nhiều mất của đại dich HIV/AIDS nên đã kịp thời có những quan tâm chỉ đạo cu thể để tăng cường sự lãnh đạo phòng, chồng HIV/AIDS bằng các văn bản như Chỉ thi số52-CT-TW ngày 11/03/1905 của Ban Chấp hành Trung ương Đăng Cộng sin 'Việt Nam về công tác phòng, chông AIDS, Pháp lệnh của Uy ban thường vụ Quốc hội vẻ phòng, chống nhiễm vi rút gay ra hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31/05/1995; Nghỉ định số 34/CP của Chính phủ ngay 01/06/1996 hướng dẫn thi hanh Pháp lệnh trên đã thể hiện sự cam kết manh mế của Bang và Nha

nước trong công tác phỏng chống HIV/AIDS Tại Điều 1 Pháp lệnh quy dink: “Phong chống nhiém HIVIAIDS là trách nhiệm cita mỗi người, của inh thức đỗi xử nào khác

mỗi gia đình và cũa toàn xã hội Nhà nước có chính sách và biên pháp kip thời dé bảo adm việc phòng, chéng nhiễm HIV/AIDS có hiệu qua’.

Trang 21

Sau hơn 10 năm thi hành, đã có thêm nhiễu văn ban pháp luật mới ra đời thay thé các văn bản pháp luật cũ để triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS sao cho phù hop với tỉnh hình thực tế của đất nước.

Chỉ thi số 54- CT/TW của Ban Bi thư Trung wong Đăng khóa IX ngày 3/11/2005 vé tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Có thé nói, Chi thị số 54 la sự tiếp tục va phát triển nội dung của Chi thị số 52 của Ban Bi thư Trung ương khóa VII Chi thi đã chỉ rõ:

ở nước ta tình hình lây nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tue diễn biển phúc tap, “HIV/AIDS đã xuất hiện ở tắt cả các tĩnh, thành phd và có xu hướng ngày căng lan rộng" Chi thị 54 đã yêu cầu các cấp ủy đăng tăng cường lãnh dao công,

thành dai dich ở nước ta gây ảnh hưởng cho sự phát triển kinh té, x8 hội củađất nước,

Tai khoản 2 Điều 10 Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội ching suy giảm miễn dich mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 cũng đã khẳng định HIV/AIDS sẽ dem lai hau quả đối với sức khỏe, tinh mang con người va sự phát triển lanh tế - xã hội của dat nước Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ỡ Việt Nam đến năm 2020 va tâm nhìn 2030 được phê duyệt banhành ngày 25/5/2012 đã tiếp tục nhắn mạnh: “Dich HIV/AIDS là đại dich nguy hiểm, là mét hiém họa đối với sức khỏe, tính mang của con người và tương lai nòi giống của dân tộc Phong chỗng HIV/AIDS phải được cot là một nhiệm vụ quan trong, lâu đài, cần có sự phối hợp liên ngành của tat cả các cấp y Dang các Bộ, ngành chính quyền các cắp và ia bỗn phận trách nhiệm của mỗi người đân, mỗi gia đình và mỗi cộng

nước nhưng Đảng va Nha nước ta van luôn giữ vững quan điểm về phòng, chống HIV/AIDS la trách nhiệm của cả công đồng, của moi gia đính, moi cá nhân và của toán zã hội

Trang 22

1123 Cơ sỡ thực

Nhu đã nói ở trên, HIV/AIDS đã trỡ thành mét dai dich có quy mô toản.cấu và trong gin 40 năm qua, nó đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu ngườitrên thé giới Theo thông kê của Chương trình phối hop của Liến hợp quốc vềHIV/AIDS (UNAIDS), hiện trên toàn thể giới có hơn 37,9 triệu người đang sống chung với vi rút HIV Tai Việt Nam, kể tử khi người nhiễm HIV đu tiên được phát hiện tại thành phó Hé Chí Minh vào thang 12 năm 1990, dich HIV/AIDS đã nhanh chóng lan rông và xây ra ở tat cả các địa phương trên.toàn quốc, đặc biệt là 6 các tinh, thành phổ lớn và các tinh khu vực phía Namvà phía Bắc Theo Báo cáo cia Bd Y ta, tính đến ngày 18/12/2019, số trường hop nhiễm HIV đã được phát hiện va còn sống là 210.051 người, số bênh nhân AIDS hiện tại là 97.015 người, số người nhiễm HIV tử vong 98.512 trường hợp So với tháng 11/2019, số trường hợp nhiễm HIV tăng 23 trường hop, số bênh nhân AIDS được báo cáo tăng 20 trường hop, sé tử vong tăng 25

trường hợp “) Không chi vay, có hơn 60% số người bị nhiễm HIV ở Việt ‘Nam có độ tuổi từ 16 đến 39 tuổi, đây là độ tuổi tham gia tích cực vào hoạt đông lao động, sản xuất, công tác xã hội và công đồng, HIV/AIDS ảnh hưởng trực tiếp đến lực lương lao động chủ yêu của đắt nước, làm giảm khả năng lao đông của những người nhiễm bệnh vi thé năng suất lao đông giảm sút, ảnh hưởng đền thu thập va làm tăng ti lệ đói nghèo trong dân cư

Bên canh đó, HIV còn ảnh hưỡng trực tiếp đến chất lượng dân sổ và sự đuy tỉ và phát triển của nòi giống dân tộc Do những người tử vong vì HIV/AIDS chủ yếu thuộc độ tuổi trẻ va trung niên nên sẽ lam giảm tuổi tho trung bình của người dân Hơn nữa là đại dịch nay còn lêm thay đổi cơ câu

ˆ Phương Nam C019), “Cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS vẫn còn gian nạn", Báo ảnh Dân

ốc và Miễn sồi, fa ia chỉ le dantoenienas valcwoe-chienchong-dai-dih hivais-ran-com-san 780837 bind ngày buy cập 30/5/2020

"BG y C019), Báo cáo Tổng kế cổng tá y nimm 2010 và nhậm vụ, giã pháp chỉ ấu năm

2020, Hà Nội tr 3

Trang 23

dân số của quốc gia cụ thể lả thay đổi cơ cầu dân số về giới tinh va lửa tuổi theo hướng bat lợi va làm ting tỉ lệ người giả và phụ nữ, ting tỉ lệ người bị lễ thuộc, giảm chất lượng lao đông Điều này thể hiện qua thống kế của Cục ống HIV/AIDS: Dịch HIV ở Việt Nam tập trung chi yéu ở nam giới Phòng

(chiếm 75%) vả đang co xu hướng gia tăng trong những năm gan đây 7)

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc tị có thể chữa khỏi hoàn toản HIV/AIDS, do do hệ luy tử việc nhiễm bệnh là vô củng năng né, tổn hại đến sức khöe va de doa đến tính mang của bin thân người bi nhiễm và những người xung quanh Với tính chất nguy hiểm rõ rệt như vậy, tao cho bat cứ ai khi đổi mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV đều sợ hãi, lo ling Chính vì thé ma trong thực té đã có ít trường hop sử dụng tỉnh trang nhiễm HIV cia ban than minh như lả một công vu để đe doa, cưỡng bức người khác thực hiện theo ý muốn cia mình, dé đe doa, chống lai người thi hành công vụ, thâm chí la dùng dé trả thủ người khác Cũng không thiểu những trường hợp khi biết minh bị nhiễm HIV, nhiêu người do thiểu hiểu biết đã rơi vao tinh trạng tiêu cc, bat cần đời mà cô ý thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác với mong muốn người khác cũng bị nhiễm bệnh như minh.

Mỗi con người trên thé giới hay mỗi người dân trên dat nước Việt Nam thì déu mong muỗn được sống trong một môi trường lành manh, được phát triển toàn diện về thé chất và tinh thân Hanh vi lây truyền HIV cho người khác có tinh chất nguy hiểm ở mức đáng kế cho cá nhân, cho xã hội, không những là nhân tổ lam gia tăng nguy cơ bùng phát dich HIV/AIDS ma nó còn. đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của mỗi con người Đồng thời hanh vi lây truyén HIV cho người khác cổng là mét hành vi vi hiển Do đó, việc cổ

Trang 24

` thực hiện hành vi nay cần phải bi nghiêm cầm thực hiện,trong BLHS

BLHS năm 1999 đã lần déu tiên quy định Tội lây truyén HIV chongười khác tại Biéu 117 thuộc Chương XII Các tôi xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ©) Việc bd sung này đánh dau một được quy định

"bước phát triển mới của pháp luật nói chung hay pháp luật hình sự của nước ta nói riêng, khẳng định sự kiên quyết của Dang và Nha nước ta trong việc xử lý nghiêm khắc những người cổ ý lam lây lan căn bệnh thé kỉ này Cùng với các biên pháp tuyên truyén, vân đông, va các biện pháp kinh tế, x8 hội khắc, việc chính thức quy định tôi lây truyền HIV cho người khác sẽ góp phan tăngcường giáo dục ý thức chấp hanh nghiêm chỉnh các quy định pháp luật vẻ phòng, chẳng HIV/AIDS Qua đó từng bước ngăn chăn va day lùi sự lây lan của đại dich, bảo vệ công đỏng, bảo vệ tương lai nòi giống các dân tộc Việt Nam va các thành quả phát triển lanh tế xã hội của đất nước Qua 18 năm thi "hành, đến nay BLHS năm 2015 đã thay thé cho BLHS năm 1999, những quy định vẻ tôi lay truyền HIV cho người khác tại Điều 117 được tiếp tục kế thửa, sửa đổi và bỗ sung tại Điều 148 BLHS năm 2015.

1.2 Tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định của Bộ luật Hình.

sự năm 2015

12.1 Các din lệu pháp lý của tội lây truyén HIV cho người khác.

Theo lý luận về luật hình sự, cầu trúc của tội phạm được hợp thánh bởi những yếu tố nhất định, tổn tại không tách rời nhau nhưng có thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau “Những yếu tố đỏ, theo khoa học luật hình sue Tiệt Nam là khách thé của tôi pham mặt khách quan của tội phạm chủ thé

‘ahd.

Trang 25

của tội phạm và mặt chai quan của tội phạm” ©) Như vậy, có thé hiểu với bat cử loại tội phạm nào, có mức độ nghiêm trong ra sao thì déu được cau thanh từ 4 yếu td: chủ thể thực hiện hành vi phạm tôi, hành vi pham tội do chủ thé của tôi phạm thực hiện, dién biến tâm lý bên trong của chủ thể, đổi tượng hướng tới để gây thiệt hại.

'hi nghiên cứu vẻ một tôi phạm cụ thé trong luật hình sự, người nghiên cứu sé phải chi rổ những dâu hiệu phan ánh nội dung của 4 yếu tố nêu trhay cũng chính la các dầu hiệu pháp lý được mô tả trong CTTP của tôi đó.Tương tự như vậy, tác giả luận văn nghiên cứu vẻ tội lây truyền HIV chongười khác trong BLHS năm 2015 cũng sẽ nghiên cứu về các dầu hiệu pháplý được mô tả trong CTTP của tôi pham nay trung BLHS năm 2015

12.11 Khách thé của tôi phan

Hanh vi phạm tội cũng là một dạng hành vi cia con người, vi thể nó sẽ hướng vào đối tượng nhất định, tuy nhiên không phải là để cải biến mà la nhằm gây thiệt hai cho đối tương đó Những đổi tượng nay được gọi la khách thể của tội pham Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thé hiện qua việc gây thiệt hai hoặc đe doa gây thiệt hai cho khách thể, Luật hình sự Việt Nam ác định những quan hệ zã hội cần được bảo vệ Í) _ chính là những khách thé bảo vệ của luật hình sự Khi những khách thé nảy bị xâm hai

xâm hại

xa hôi được lật nh ae bio vệ sồm độc lip,nh Tuật Hình sự Vie Nam Phan chong, Trường dai"học Lait Hà Nội Nab Công an nhân dân, Hà Nội, tr 102.

Trang 26

Hanh vi pham tôi xâm hai các quan hệ sã hội thông qua sự tác động đến bộ phân cụ thể của chúng, Đó có thể là chủ t

người), nôi dung của quan hệ sã hôi (hoạt đông bình thường của chủ thé) hoặc đối tương của quan hê x4 hội (đối tượng vat chất) Bộ phên bị tác đôngnay được gọi là đối tượng tác động của tội phạm Đồi với tối lây truyền HIV cho người khác, ngay trong tội danh cũng đã thể hiện đổi tượng tác động của cia quan hệ xã hội (con.

tội nay chính 1a con người — chủ thé của quan hệ xd hội Cụ thể hơn là con người khöe manh với nghĩa họ không mang trong minh vi rút HIV Hiện nay, về khách thể trực tiếp của tôi lây truyền HIV cho người khác có nhiễu quan điểm khác nhau:

Quan điểm của một nhóm các nha nghiên cứu cho rằng khách thé của tôi lây truyén HIV cho người khác là quyển sống, quyển được tôn trong và vào vệ tinh mang TM Quan điểm nảy dựa trên cơ sở xuất phát từ hậu quả nguy hiểm của việc bị lây nhiễm HIV Cho đến nay, y học thé giới van chưa tim ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS, nó vẫn là một nguyên nhân có khả năng tất cao dẫn đến tit vong cho con người Ngay cả người thực hiện hành vi lây truyền và nan nhân déu có thé ý thức rõ về nguy cơ thiết hại vẻ tính mang của người bị nhiễm HIV, nhiễm HIV coi như là “bản án tử hình” của cuộc đời.

Ngược lại theo quan điểm của mét số nha nghiên cứu khác thi khách thể của tội danh nảy là quyền được bảo hộ về sức khõe của con người t3) Lap luận cho quan điểm nay, xuất phát từ tính chất va thực tiễn của tình trang nhiễm HIV hiện nay ở Việt Nam Khi vi rút HIV xâm nhập vao cơ thể, nó sé tân công hệ miễn dich của con người HIV không trực tiếp gây ra cái chết cho

Nguyễn Ngọc Hòa (chi biện 2019), Giáo tink Tuật Hình sự Vit Nam Fhẩn các tãi pham

Quyến 1, Trường đại học Luật Hà Néi, Neb Công an nhân dan Ha Nật 5354,

Cao Thị Oanh, L Đăng Doanh (chi biên, 2016), Bink luận Kioa học Bổ luật Hồh sự năm

2015, Neb Lao đồng, Hà Nes, tr 233

Boan Tân Mink, Nguyễn Ngọc Diệp (2018), Phương pháp Anh tôi danh với 538 tội dank rongB8 huật Hinh sự năm 2015 được sta đối bổ mg năm 2017, Neb Lao động, Ha Nei, tr NI.

Trang 27

nan nhân, ma nó lam suy yếu hệ thống miễn dich, sức khde suy giảm Bạn nhân chết vì không còn kha năng chồng choi với các bệnh nhiễm trùng cơ hội Ngoài ra, ngay nay với sự zuất hiện của thuốc khang HIV đã giảm tỉ lệ từ vong do nhiễm HIV đi rất nhiều Có những trường hợp, nếu người bị nhiễm HIV được điều trị bằng ARV liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị thì có thể phục hỗi sức khoẻ, phục hi khả năng lao đồng va làm việc tự nuôi sống ban thân một cách bình thường

Nhìn chung, khi một người khi bi nhiễm HIV thì cả tinh mang, sức khöe của người đó déu bị xâm hại ở các mức độ khác nhau Đâu tiên, rổ nétnhất chính sức khöe cũa nan nhân bị ảnh hưởng, bị suy giảm Sau do là tính mạng bi đe dọa nghiêm trong, có thể tử vong cúng có thé không Ngoai ra, không thé phủ phận là sẽ có những tac động năng né dén tâm lý của nan nhân Ho phải đầu tranh với suy nghĩ kết thúc cuộc đối, phải có nghỉ lực sống tiếp đương đầu với bệnh tật và có thé la phải đổi mặt với những định kiến, sự kỉ thi của những người xung quanh Tuy nhiên, đổi tương bi tac đồng đâu tiên va chủ yêu nhất van Ja sức khỏe của nạn nhân, do sức khöe bị tổn hại mới dan đến những ảnh hưởng đến tính mạng vả danh dự, nhân phẩm Như vậy, khách thể của tôi lây truyền HIV cho người khác là quyén được bão hộ về sức khỏe

của con người.

12.12 Mặt khách quan của tội phạm

Mất khách quan của tôi pham nói chung hay của tối lây truyền HIV cho người khác nói riêng déu la những biểu hiện diễn ra hoặc tổn tai bên ngoài thé giới khách quan, có thể nhận biết được bằng các giác quan trực tiếp hay bang tư duy logic Những biểu hiện đó là hành vi khách quan có tính gây thiệt hai cho xế hội, hâu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân qua giữa hành vikhách quan va hậu quả thiệt hai, các điều kiện bên ngoài gắn liền với hành vi khách quan như công cụ, phương tiên, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tôi

Trang 28

Trong đó, hành vi khách quan 1a biểu hiện cơ bản và quan trong nhất, lả tiểu hiện đuy nhất được mô ta ở tat cả CTTP trong BLHS Các biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ được phản ánh trong những CTTP nhất định, có thể là CTTP hình thức, CTTP vat chất hoặc CTTP cơ bản, CTTP ting năng, giảm nhẹ

Mất khách quan của tôi lây truyền HIV cho người khác có day dit đặc điểm, nội dung giống mặt khách quan của tôi phạm nói chung:

Thứ nhất, về hành vì khách quan: hành vi nôi clnmg hay hành vị Khách quan nói riêng duoc hiểu ia biểu hién của con người ra bên ngoài thé giới khách quan đưới hình tine cụ thé nhằm đạt được muc đích có chi dink và mong muốn ` Hành vi khách quan của tôi phạm 1a trung tâm “kết nối” các. yếu tô của một tội phạm Có hành vi khách quan thì các biểu hiện khác của mặt khách quan như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tôi mới có ý nghĩa Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biển đổi tình trang của đối tượng tác đông cũng chính lả nguyên nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội (khách thé của tội pham) Nó cũng la “câu nổi” giữa chủ thé và khách thé của tôi phạm Moi tôi pham cu thể đều là hảnh vi khách quan do chủ thể thực hiện với hình thức lỗi vô ý hoặc có ý trong hoản cảnh không gian và thời gian khác nhau bằng phương pháp, thủ đoạn, công cu, phương tiện khác nhau, do động cơ, mục đích thúc đẩy, lam thay đổi tinh trạng của đổi tượng tác đồng ở các mức độ va hình thức khác nhau, gây ra các hậu quả khác nhau Hanh vi khách quan cia tôi pham có ba đặc điểm: có tính gây thiết hai cho xã hội, tính được quy định trong luật hình sự, tinh có ý thức và có ý chi của chủ thể Về hình thức thể hiện, hanh vi khách quan của tội phạm được thể hiện qua việc han động hoặc không hành đông.

ˆ° Nguyễn Ngọc Hòa (cai biên, 2019), Giáo mình Lut Hink sự Vệ Neon Phd chưng, Trồng đại

"học Laat Hà Nội, Neb Cong an nhân dân, Hà Nội, 118.

Trang 29

Hanh vi khách quan của tội lây truyền HIV cho người khác là hành vi lâm cho vi rút HIV lây từ cơ thể người thực hiện hanh vi sang cơ thể của người khác (chưa bí nhiếm HIV) bằng các hình thức khác nhau có kha năng làm cho nạn nhân bi nhiễm HIV Những hình thức nảy dua trên các con đường lây truyền cia vi nit HIV, theo đó có 03 dạng hành vi tương ứng:

Đối với lây truyền qua đường quan hệ tình dục không được bảo vệ, đây chính 1a con đường phổ biển nhất làm lây truyền HIV/AIDS Vi du lả một người khi biết mình bị nhiễm HIV đã hân đời, có suy nghĩ rằng minh sẽ chết, muốn có thêm người bi nhiễm giống minh và chết theo nên đã có quan hệ tình đục bua bãi với nhiêu người khác, khiến cho họ bị nhiễm HIV Ngoài ra, trong thực tế có những trường hợp người chồng bị nhiễm HIV nhưng không dám thửa nhân tinh trang bệnh của mình, má lại che dẫu và vẫn quan hệ tình duc với vợ như bình thường, Thâm chỉ có những trường hop “sg bi vợ bỏ rơi” hay muốn vợ “đồng cam công khổ" mà người chồng cổ tỉnh quan hệ tình dục để lây truyền HIV cho vợ mảnh Tuy nhiên, những hành vĩ như vậy bị đem ra xét xử rất ít, Bởi vi người vợ sau khí biết chuyên thường sẽ cam chịu, chấpnhận hay xuất phát từ ngiấa vợ chồng mà sẽ không tô cáo hảnh vi của người chéng Mặc đủ vậy, hành vi nay van thể hiện rõ rang và đây đủ bản chất nguy hiểm của việc lây truyền HIV cho người khác

Đối với lây truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV Chi cần tiếp xúc trực tiếp với máu hay các sản phẩm tử máu có nhiễm HIV thì người tiếp xúc sẽ rat dé bi nhiễm HIV, tỉ lệ lên đến hơn 90%, Người phạm tội thường thực hiện các hảnh vi như ding kim tiêm đâm vào người minh hoặcrút máu của mình rồi đâm vào người khác, dùng dao, mảnh chai rạch tay,chân minh cho máu đính vào rồi rạch véo người khác.

Đổi với lây truyền từ người me bị nhiễm HIV sang con HIV có thé lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỷ mang thai, trong quá trình sinh con, hoặc.

Trang 30

thông qua việc cho con bú Vấn để đặt ra là nếu một người phụ nữ biết mình ‘bi nhiễm HIV nhưng vẫn có tinh mang thai và sinh con (đứa con sinh ra bị nhiễm HIV) thi có bi coi là pham tôi lây truyền HIV cho người khác (đứa con) hay không? Trong trường hợp nảy có sự lây truyền HIV từ mẹ sang connhưng cằn phải xem xét rổ là người me có cổ ý hay không

Chính sách pháp luật Viết Nam hiện nay bảo hộ quyển lâm mẹ của người phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ") Ho có quyển mang thai, nạo phá thai, quyển sinh con và quyển nuôi con Theo quy định tại Điểu 35 Luật Phong, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, phụ nữ nhiễm HIV mang thai sẽ được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; được theo dối và điều trị, có thể được cấp miễn phí thuốc kháng HIV Khi người me thực hiên tốt các biên pháp nhằm giảm sự lêy nhiễm HIV từ me sang con thi ti lệ lây nhiễm qua con đường nay có thể giảm thiểu xuống còn 1% Thực tế cũng cho thấy rằng, có những đứa tré sinh ra từ người me bi nhiễm HIV nhưng không bị nhiễm HIV Thiên tính làm me lả khát vong là quyển của người phụ nữ ngay cả khi ho bị nhiễm HIV, không mét người phụ nữ, người mẹ nao muôn đứa con minh mang thai va sinh ra bị nhiễm HIV Do vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ma vẫn mang thai va sinh con không phạm tội lây truyền HIV cho người khác

Thứ hai, về hậu qua thiệt bai cho xã hội Tội phạm có tính nguy hiểm khách quan là ở chỗ nó có thể gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hai cho quan hệ xã hội được luật hình sự bao vê Sư gây thiết hại nay chính la hậu quả cia tội phạm — hậu qua của hanh vi nguy hiểm cho x4 hội Mọi tội pham đều có thể gây ra hau quả thiết hai, nhưng không phải tất cả các CTTP mô 18 tôi

`" Nguyễn Thị Lan C013), "Quyền của phụ at nhốm HIVIAIDS tong quan hệ hôn nhân và gia

inh, Tạp chí hột học, (9, tr 40-45.

Trang 31

pham trong BLHS déu phản anh nôi dung nay, ma chỉ có một số CTTP nhấtđịnh mới có đầu hiệu bau quả - những CTTP vat chất Ngược lại, ở nhữngCTTP mã dẫu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu pháp lý bắt buộc thì được gọi là CTTP hình thức Về bản chất, hậu quả của tội pham là thiệt hai gây ra cho quan hệ xã hội nhưng vẻ hình thức biểu hiện, dau hiệu hấu quả trong CTTP vật chất được mô tả la các sự biến đổi tinh trạng bình thường hoặc sự biển đỗi vẻ chất, lượng cia đối tượng tác đồng của tôi pham Cho nên, trong thực tiễn áp đụng, việc xác định, đánh giá tính chất và mức độ của hậu quả được thực hiên dua trên việc xác định, danh giá tính chất và mức đồ biển đổi tinh trang bình thường, tinh chất và mức độ biển về chất hoặc lượng của đổitương tác đồng của tôi phạm.

Hau qua của hành vi lây truyền HIV cho người khác là sự thiét hại choquan hé nhân thân (quyền được bảo đảm an toàn vẻ tinh mang, sức khỏe, thân. thể của cá nhân) được biểu hiện la việc sức khée của nan nhân bi ảnh hưởng, tính mang bi đe dọa khi ho đã bị nhiễm HIV Thực tiễn vận dung va trao đổi trong học tập, nghiên cứu pháp luật hình sự hiện nay cho thay, vẫn còn nhiễu ý kiến tranh luận về hậu qué này liệu có phải là dầu hiệu bất buộc của tôi lâytruyền HIV cho người khác hay không.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: hậu quả không phải là dầu hiệu pháp lý bất buộc trong mặt khách quan của tôi lây truyền HIV cho người khác, điều nay đồng nghia với việc tôi danh nay có CTTP hình thức Thời điểm tôi phạm ‘hoan thành kể từ khi người bị nhiễm HIV đã cé ý thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác, bắt kể người khác có bị nhiễm HIV hay không "6 Quan điểm này dựa trên cơ hai cơ sỡ: Về luật định “Người nào biết minh bị nhiễm HIV mà cổ ÿ idy truyền HIV cho người khác ” chỉ cho thay hành vi khách.

“Tyan Văn Layén, Phùng Thể Vic, Lê Văn Thar, Nguyễn Mai Bộ, Phạm Thanh Bình, Nguyễn.

"Ngọc Ha, Pham Tha Tin (2018), Bk luận khoa hoe Bổ luật Hin sự năm 2015 (sữa đốc bổ singnian 2017)- Pn các tội phạm, Neb Công an nhân dan, Hà Nột, 95.

Trang 32

quan chi không mô tà hâu quả của hanh vi khách quan là khiến cho người khác bị lây truyền HIV, Vẻ thực tiễn, không phải mọi trường hợp nan nhân của hanh vi lây truyền HIV cho người khác déu bị nhiễm HIV nhưng tinh chất nguy hiểm cũng như yêu cầu truy cửu TNHS cần đặt ra ngay từ khi thực hiện xong hành vi khách quan, bat

nhân bị nhiễm HIV hay chưa 7)

hành vi đô đã gây ra hậu quả lam cho nan.

Quan điểm thứ hai cho rằng: hậu quả xảy ra lam người khác bị nhiễm HIV từ người pham tội là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tôi lây truyền.

HIV cho người khác '*) Những lập luận bảo vệ quan điểm nay như sau:

'Về luật định, ngay cả khi trong CTTP không mô t hậu quả của hành vikhách quan thì không có nghĩa la tội pham có CTTP hình thức Xét đưới góc đô 16 thuật thé hiện quy phạm, trong BLHS năm 2015 có những tôi pham truyền thống khác cũng áp dung kĩ thuật thể hiện tương tự, chỉ mô ta hanh vi khách quan, không mô tả hậu quả của hành vi nhưng CTTP nay là CTTP vậtchất và hậu quả xảy ra là dấu hiệu pháp lý bắt buộc Đơn cử như tôi giétngười @iéu 123 BLHS năm 2015), diéu luật không mô tả hậu quả làm nan nhân chết nhưng trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử, bao lâu nay vẫn nhìn nhận hậu qua là dầu hiệu bắt buộc trong CTTP của tôi giét người Tôi giết người có CTTP vật chat.

'Về thực tiễn, đã có Tòa án nhận thức và xét xử tội lây truyền HIV cho người khác theo hướng tôi danh này có CTTP vật chất Tôi phạm chỉ hoàn thảnh khi có hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV Chẳng hạn như vao tháng 4 năm 2006, tai UBND thi trấn Nông trường Trần Phú, Toa án nhân dân huyện.

`” Ash Tuân 2000), “Sử ý nh sự đối với các ảnh vi làm ly tray HIV", Tạp chí Dân ch vàPhap bật, G) te 33

-°° Nguyễn Đức Mai (ii biển 2018), Bình luận khoa lọc Bộ Inde Hình sự (itn hin) (Sữa đất

bổ sung năm 2017), Nab Cha bị Quốc gia Sự thit, Hà Nội te 336.

"Phạm Manh Hing (2019), Bin hận Boa học Bổ luật Hinh sự năm 2015 được sữa đỗ: 63suowg năm 2017, Nob Lao đông, Bà Nột b 117

Trang 33

‘Van Chân, tinh Yên Bai đã mỡ một phiên téa lưu đông công khai xét xử sơ thấm bi cáo Vũ Mạnh Đông với tôi “Lay truyền HIV cho người khác" ở giai đoạn pham tội chưa đạt và tuyên phat Vũ Mạnh Đông 3 năm 6 tháng tù 0) Nội dung cia vụ án như sau: Vũ Mạnh Đông (sinh năm 1980, trú tại khu 9,thị trấn Nông trường chè Trần Phú tinh Yên Bái) nghiên hút ma tủy và bị nhiễm HIV Để có tiền thỏa mãn nhu cầu hút, chích ma túy, Vũ Mạnh Đông đã có những hành vi đùng xe máy vận chuyển lâm sản (gỗ pom) trái phép va sau khi Tram phúc kiểm lâm sản Cau Gỗ (Thượng Bảng La, huyện Văn Chan) phát hiện đã bi thu giữ phương tiện Ngày 26/8/2005, Vũ Mạnh Đông đến gấpanh Vũ Trọng Huân, Tram trưởng Tram phúc kiểm lâm sản Cau Gỗ, người trực tiếp đang giải quyết việc thu giữ xe của Đông, để xin lại chiếc xe máy, Khi di, Đông mang theo một xơ ranh có kim tiêm trong chứa dung dich máu. với ý đô sẽ ding lam công cụ khống chế cán bộ để lấy lai xe Sau khi anh Huân giải thích rổ việc lâm vi phạm của Đông và việc thu giữ phương tiện vipham là hoan toàn đúng quy định của pháp luật Không đạt được ý muốn, Vũ.‘Manh Đông đã ding bơm tiêm đâm vào vai phai của anh Vũ Trọng Huân gâya một vết thương nhö có chay máu Ngay sau đó, anh Vũ Mạnh Huân đãđược đưa di sét nghiệm trong trang thi hoang mang, lo sợ, khủng hoăng vẻtinh than Kết luận giám định dung dich máu chứa trong chiếc xơ ranh dùngđêm anh Huân là của là của Vũ Mạnh Đồng va cho kết qua đương tính với vinit HIV Các xét nghiêm HIV của anh Huân sau nay cho kết quả âm tính, rấtmay là chưa xy ra hâu quả nghiêm trọng cho anh Huân, đây là việc nằm. ngoài ý muốn của bi cáo Vũ Mạnh Đông Téa án nhân dân huyện Văn Chân để tuyên bi cáo Vũ Mạnh Đông phạm tôi “Lay truyền HIV cho người khác” (Điều 117 BLHS năm 1999) ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và xử phạt Vũ ‘Manh Đông 3 năm 6 tháng tù.

Ngoc Giang Sơn (2006), Sở Te pháp Yên Bái, *Yên Bát Kế tiêm min có HIV vào nguời Mác

‘bi phạt KP, Báo điện fr Tiên Phong, fai dia chỉ: http Ihr Benghong vafpbap-hatenbadle-‘Sem-man-co-luv-vao-nguoi-khac bi-phat-ti-45526 po, ngày tuy cập 07162020

Trang 34

Ngoái hai quan điểm trên, có quan điểm khác cá biết hon: “Ngưởi bt lây truyền HIV đã bị nhiễm HIV thì người phạm tội mới bi truy cứa TNHS về tội lập truyền HIV cho người khác Nếu người phạm tội đã thực hién hành vi lây trayén HIV cho người khác, nhưng nan nhân lai không bị nhiễm HIV thì núi chung không nên truy cửu INHS đối với người phạm tội Tuy nhiên, nếu nan nhân chưa bt nhhễm HIV mà người pham tôi lại pham tôi trong những trường hợp quy đình tại khoản 2 Điều 148 BLHS thi người phạm tội vẫn có thé bị truy cửa INHS về tôi phạm này nhưng 6 giai đoạn chưa đạt" TM Có thể thấy là tác giả đưa ra quan điểm chỉ truy cứu TNHS về tôi lây truyền HIV cho người khác khi có hậu quả nạn nhân bi nhiễm HIV xay ra Tiếp do, tác giả dua ra ý kiền về trường hợp nêu nạn nhân không bị nhiễm HIV, khi đó, phạm tội thuộc khoăn 1 Điểu 148 BLHS năm 2015 thì không nên truy cửu TNHS, pham tội thuộc khoản 2 Điểu 148 BLHS năm 2015 thì có thể bị truy cửu TNHS vé tôi danh nay ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Quan điểm như vay chưa được hợp lý cũng như chưa thực sự có sức thuyết phục Bởi vì chưa có sự thông nhất trong cách xử lý giữa khoản 1 vả khoản 2 Hơn nữa, với những, tôi có CTTP vat chất, khi người phạm tôi đã thực hiện xong hành vi được môtả trong CTTP nhưng hậu quả không xy ra như mong muôn do nguyên nhân. khách quan, thi vẫn phải bị truy cứu TNHS đối với tội danh tương ứng ở giai đoan phạm tôi chưa đạt, chứ không phải không bi truy cứu TNHS Do vậy, dù. pham tội ở khoản 1 hay khoản 2 Điều 148 BLHS năm 2015, nên nạn nhân không bị nhiễm HIV thi người phạm tôi vẫn bị truy cứu TNHS vẻ tội lây truyền HIV cho người khác ở giai đoạn phạm tôi chưa đạt

Từ những nhận định nêu trên, có thé thấy quan điểm: hậu quả xảy ra lâm người khác bi nhiễm HIV từ người pham tội là dâu hiệu bắt buộc trong

Igo clapn su), Nab Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr 315

Trang 35

CTTP của tội lây truyền HIV cho người khác là hop lý hơn Tác gia luận văn cũng đồng tình với quan điểm nảy.

Thứ ba, mỗi quan hé giữa hành vi va hêu quả của tôi phạm Trong việc áp dung pháp luật hình sự, để buộc chủ thể phải chiu TNHS vẻ hậu quả thiệt hại cho xế hội, ta phải chứng minh được hậu quả thiệt hại này 1a do hành vigây ra Nghĩa là phải chứng minh được, giữa hu quả thiệt hai và hành vi nguy hiểm cho xã hội tồn tại mỗi quan hệ nhân quả.

Như vay, trong trường hợp có hậu quả nạn nhân bi nhiễm HIV, dé có thể buộc chủ thể chịu TNHS về tdi lây truyền HIV cho người khác, ta phải chứng mảnh được hành vi lây truyền HIV của chủ thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nạn nhân bi nhiễm HIV (do bị lây truyền tử chủ thể) nguy hiểm cho xã hội của chủ tt

Việc chứng minh này dựa trên một số căn cứ như: hành vi lây truyền HIV cho nan nhân của chủ thể phải xảy ra trước khi nạn nhân bị nhiễm HIV,

hành vi này phải chứa đựng khả năng làm lây truyền HIV; trước và sau đó,không có hiện tương chứa dung khả năng làm lây truyền HIV nào khác tácđộng lên nan nhân.

12.13 Chủ thé của tội phạm

Chủ thé của tôi phạm là người có năng lực INHS bao gỗm năng luc nhận thức, năng lực điều Muẫn hành vi theo đòi hôi của xã hội và đạt độ tudt chim trách nhiệm theo luật dink khi thục hiện hành vi phạm toi."

‘Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm lả người đã thực hiện hành vi phạm tôi được quy định trong luật hình sự và chỉ có thé la con người cụ thể ) Người có thể là chủ thé của tôi phạm phải thỏa mãn ít nhất hai đặc

"Nguyễn Ngọc Hòa (cat biên, 2019), Giáo mình Lut Hình sự Vệ Nom Phần chưng, Trồng đại

"học Laật Ha Nội, Nab Céng an nhân din, Hà Nei, tr 14“Con người la chủ th tare hiện hành va nham ôi

tực Miện Pháp niên ương mai không phải l clẽ thể của ti ghem mã ch là chủ thể clan TNHS

Trang 36

điểm: cỏ năng lực lỗi va dat độ tuổi chu TNHS Người théa mn cả hai đặc điểm này được coi là người có năng lực TNHS Ngoài ra, ở một số tôi pham đặc biệt, thực hiện được hành vi khách quan của tôi pham hay để phản ánh chính sách hình sự riêng của Nha nước, chỉ coi là chủ thể của tôi pham khi có thêm các dầu hiệu đặc biét khác Muc dich cia việc quy định chit thể đặc biệt ở một số tội phạm nhất đính là nhằm zác định chỉ người nhất địnhmới có thể thực hiện được hành vi nguy hiểm cho xế hội, giới hạn phạm vi đổi tương cân bị xử lý theo luật hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định ©)

ễ có tl

Từ lý lun chung về chủ thé của tội phạm, chủ thể của tôi lây truyềnHIV cho người khác được thể hiện dưới những nội dung sau

Thư nhất, về đặc điểm có năng lực lỗi Đây lả năng lực nhân thức được su đôi hồi của xã hội đối với hành vi trong những trường hợp cu thể và năng lực điêu khiển được hành vi của minh sao cho phủ hợp với sự doi hỏi đó Chỉ khi có năng lực lỗi thì chủ thé mới nhận thức được hanh vi của bản thân la đúng hay là sai, là có lỗi hay không có lỗi vả khi đỏ mới có thể phải chịu trách nhiệm về hành vi có tính gây thiết hai cho xế hội của mình Năng lực lỗi có thể được coi là một loại năng lực "tự nhiên” của con người vì năng lực này và đô có năng lực này không phụ thuộc vào quy định của pháp luật Nó được hình thành va phat triển trong quá trình phát triển của

mmặt tự nhiên và xế hội Tuy nhiên, những con người nay phải được phát triển i con người về

trong môi trường xã hôi, phải trải qua quá trình được giáo dục và tư giáo duc nhất định Khi đó, họ mới có thé nhân thức được đòi hỏi của ã hội, trên cơ sở nhận thức đỏ có khả năng điều khiển hành vi của bản thân sao cho phù hop

với đòi hỏi của xã hội

nên thỏa mãn các điều kiện cha TNHS của pháp nhân thương mai và khi đ zể bị coi là đã treTiện tôi pam

` Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tất pham và ấu hành tối pham, Nab Công an nhân din, Hà Nội,tren

Trang 37

‘N&ng lực lỗi hình thanh va phát triển trong qua trình phát triển của mỗi con người có nghĩa lé: trong trường hợp bình thường, khi con người đạt đến ôi nhất định nao đó thì mặc nhién được thừa nhân la có loại năng lực nảy vả không can thiết phải thực hiện việc kiểm tra Trong những trường hop đặc biệt, sẽ thực hiện việc kiểm tra khi có nghỉ ngờ chủ thể không có năng lực 1ối do mắc bệnh dan đền não bộ không hoat động bình thường.

Chủ tmột độ

của tôi lây truyền HIV cho người khác phải la người có năng lực lỗi, phải nhận thức được hành vi của minh đi ngược lại đời hõi xử sự của xã hội Từ khi HIV/AIDS xuất hiện tại nước ta thì Đăng và Nhà nước đã thựchiện việc tuyên truyền rat nhiễu vé hau quả của dai dich cũng như vận đông toán dân, toàn xã hội thực hiện phòng, chống HIV/AIDS, Hanh vi lây truyền HIV cho người khác đi ngược lại công cuộc phòng, chéng này đông nghĩa vớiGi ngược lại với cách xử sự chung của xã hội

Thứ hai, về độ tuổi chiu TNHS Đây là một mốc tuổi do luật hình sự quy định, khi đạt dén mốc tuổi này thì người thực hiện hành vi pham tôi phải chiu TNHS đổi với hành vi do mình thực hiên Tuổi chiu TNHS phan ảnh chính sách hình sự của Nhà nước vào từng thời điểm khác nhau về việc truy cứu TNHS người chưa thảnh niên có hank vi phạm tôi.

Độ tuổi chịu TNHS và độ tuổi để có năng lực lỗi là hai độ tuổi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau Tuổi chịu TNHS được quy đính trong luật tình sự chỉ có thé bằng hoặc lớn hơn độ tuổi có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hanh vi theo đòi hỏi của xã hội °® Do vậy, khi chủ thé đạt đô tuổi chịu TNHS sẽ mặc nhiên được coi 1a đủ tuổi để có năng lực lỗi, trừ trường hop cá biệt do mắc bệnh ma không có năng lực lỗi Như đã chỉ ra ở ‘bén trên, người thỏa mãn được hai đặc điểm có năng lực lỗi vả đạt độ tuổi

°9 Nguyễn Ngọc Hòa C014), "Năng lực TNHS — t lý tuyết én oy thể hiện tong BLHS Việt

Man, Tạp ch Lud học, (04), 26.33,

Trang 38

chiu TNHS được coi là người có năng lực TNHS Dựa váo mỗi quan hệ như vậy, ta có thể hiểu rằng: luật hình sự Việt Nam ác định người có năng lực ‘TINHS 1a người di tuổi chiu TNHS và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS (tinh trạng mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển han ‘vi của minh ~ nghĩa là không có năng lực lối).

‘Theo Diéu 12 BLHS năm 2015, người chưa di 14 tuổi sẽ không bi truy cửu TNHS; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sur vẻ tôi phạm rất nghiêm trọng, tôi phạm đặc biết nghiêm trong Có thé thay 1a BLHS không chỉ xác định đồ tuổi chịu TNHS mà còn phân hóa TNHS của người chưa thành niên có hảnh vi phạm tôi theo hai mốc: Từ đũ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS vẻ tất cả các tôi pham, từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS đối với những tội có tinh chất nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nghiêm trong và đặc biệt nghiêm trong.

Dua trên tính chất, mức đô nguy hiểm cho sã hội ma tội pham đượcphân thành tôi pham ít nghiêm trong, tối pham nghiêm trọng, tội pham rấtnghiêm trong va tội phạm đặc biệt nghiêm trong Việc phân loại tội phạm nayđược quy định tại khoản 1 Điểu 9 BLHS năm 2015, tại đây cũng chỉ rõ dâu hiệu để chúng ta co thể xác định một tội pham cụ thể sẽ thuộc loại tội pham tảo trong 04 loại trên Dau hiệu nhận biết này chỉnh lả mức cao nhất của khung hình phạt được quy định đối với loại tội phạm đó Cụ thể: Tôi phạm ít nghiêm trong có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định đối với tôi ấy là phạt tiên, phat cải tao không giam giữ hoặc phat tù đến 03 năm, Tôipham nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt được quy địnhtương ứng từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù, Tôi pham rất nghiêm trong là từtrên 07 năm tù đến 15 năm tù va mức cao nhất của khung hình phat cho tôipham đặc biết nghiêm trong từ trên 15 năm tù đến 20 năm tủ, tủ chung thân. hoặc tử hình Từ đó, áp dung để sắc định loại tôi pham của tôi lây truyền HIV cho người khác.

Trang 39

Theo quy định tại Điểu 148 BLHS năm 2015, mức hình phạt cao nhấtcủa khung hình phat đổi với tôi lây truyén HIV cho người khác la phạt tủ 03 năm đối với khoản 1 và phat tủ 07 năm đối với khoản 2 Do đó, tội lây truyền HIV cho người khác thuộc tôi phạm ít nghiêm trọng (khoăn 1) va tôi pham.nghiêm trong (khoăn 2), Vay d6 tuổi chịu TNHS của chủ

HIV cho người khác là tir di 16 tuổi trở lên Chủ thé nay được ác định lảngười có năng lực TNHS (không thuộc trường hợp cá biét)

Thứ ba, về dẫu hiệu đặc biệt Việc quy định chủ thể đặc biết không phải là để truy cửu TNHS đổi với người có đặc điểm nhất định về nhân thân 14 nhằm truy cứu TNHS đổi với hành vi nguy hiểm cho zã hội Tuy nhiên, chỉ những người có đặc điểm nhất định về nhân thân mới có thể thực hiên được những hảnh vi đó Do vậy, những người như thé được gọi là chit thể đặc biết

Chiếu theo quy đính tại Điều 148 BLHS năm 2015 thì chủ thể của tôi lây truyền HIV cho người khác là chủ

những điểu kiên vẻ tuổi chiu TNHS và không ở trong tinh trang không có năng lực TNHS, thi chủ thể của tôi danh nay còn phải có dầu hiệu la người bị nhiễm vi rút HIV và quan trọng nhất là người nảy phải biết minh bị nhiễm HIV Đây là một dầu hiệu đặc biệt quan trọng trong đặc điểm nhân thân người pham tôi Han vi lây truyền HIV chỉ có thé được thực hiện bởi người mang trong mình loại vi rút nảy Chỉ những ai biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn thực hiện hành vi lây truyền HIV mới có thể trở thành chi thể cia tôi lây truyền HIV cho người khác Ngược lại, người bi nhiễm HIV nhưng không tiết tình trạng nhiễm vi rút của minh mà lây truyền HIV cho người khác thì ma

é đặc biệt Ngoài việc thỏa min

không phãi chủ thể của tôi phạm nảy.

Nhu vậy, chủ thể của tội lây truyền HIV cho người khác phải la người từ đã 16 tuổi trở lên, không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015 và la người biết mình bi nhiễm vi rút HIV

Trang 40

12.14 Mặt chit quan cũa tội phạm

Nour đã dé cập bên trên, mặt khách quan lä những biểu hiến bên ngoài của tôi pham, ngược lại mặt chủ quan chính lả hoạt động tâm lý bên trong củangười pham tôi Mặt khách quan va mặt chủ quan gắn liên với nhau, không tách rời nhau Thể thống nhất giữa chúng tạo nên tội phạm Mặt chủ quan của tôi phạm nói chung hay của tôi lây truyền HIV cho người khác nói riêng lả những dién biển tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm lỗi, động cơ ‘va mục đích pham tội Trong đó, lỗi 1a biểu hiện quan trọng nhất, là yêu tổ được phan ánh trong tat cä các CTTP, bat cứ một CTTP nào déu không thể thiếu dầu hiệu này.

Theo luật hình sự Viết Nam, người phải chiu TNHS không chỉ đơn.thuần là đo họ thực hiện hành vi có tinh gây thiết hại hoặc đe doa gây thiệt hai cho 24 hội mâ còn la vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó Có lỗi được hiểu là khi ở trong điều kiện, trong kha năng có thé lựa chon giữa hanh vi có tính gây thiết hại hoặc đe doa gây thiệt hại cho xã hội va cách xử sựkhác phù hợp với đòi hồi của 2 hội, chủ thể đã phủ định cách xử sự khác, lựachọn thực hiện cách xử sư thực hiên hành vi có tinh gay thiệt hại hoặc de doa gây thiết hại cho zã hội Chủ thể đã đi ngược lại với đồi hdi của xã hội cũng chính là các đòi hỏi cụ thé của luật hình sự Như vậy có thể hiểu, lối là thái độ tâm ly cia con người đối với hành vi có tính gây thiết hai hoặc de doa gâythiệt hại cho xã hội của ban thân mình và đổi với hậu quả do hành vi may gây, ra Léi được biểu hiện đưới hình thức cổ ý hoặc vô ý, gồm hai yếu tổ là lí trí và ý chi Li trí thể hiện năng lực nhận thức, ý chi thể hiện năng lực điều khiển hành vi dựa trên cơ sỡ của sự nhận thức ~ Đây 1a hai yếu tô tam lý cần thiết

của mọi hành vi của con người

Luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành hai loại gồm: Lỗi cổ ý (có hai tình thức là cổ ý trực tiếp và cổ ý gián tiếp) và lỗi vô ý (hình thức võ lý vì quá

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w