1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tội giết người - So sánh giữa Bộ luật hình sự Lào và Bộ luật hình sự Việt Nam

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BOUN THAVY SIVILAI

TOI GIẾT NGƯỜI - SO SÁNH GIỮA BỘ LUAT HÌNH SỰ LAO VÀ

BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 2

tin được sử dụng trong luận văn là có nguôn gôc và được trích dân rõ ràng.Tôi hoàn toàn chiu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn.

Tác giả luận văn

Boun Thavy Sivilai

Trang 3

Nam, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ luật học Qua đáy, tôi xin gửi lời

cảm ơn chân thành đến:

Ban giảm hiệu cùng các thay cô trường Dai học Luật Hà Nội đã tận

tình giảng dạy, truyền đạt kiến thúc, kinh nghiệm quý báu, tạo diéu kiện trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hoàng Văn Hùng,

người đã tận tình hướng dan và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận

Tội xin cam on gia đình, ban bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong qua

trình du học tại Việt Nam.

Trang 4

37.90987102 1CHUONG 1 TOI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CUA BLHS VIỆT NAMHIEN HANH ccccccssssssssscesssssssessssesssssssessssssessssssssscscssssssssussessssesssssssessssecssssssesseens 51.1 Dinh nghĩa tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam -. - 51.2 Dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo quy định của BLHS Việt Nam 61.2.1 Khách thể của tội giẾt ñgưtời - St S EEEEEEEEEEE21E11E1111E111 1E xe 61.2.2 Mặt khách quan của tội giẾ! ñgườii - + St EEEEEEererrrrerres 101.2.3 Chủ thé của tội giẾ! ñgười c5 tE EEEEE1E11E1111E1121111E1211 E111 16 161.2.4 Mặt chủ quan của tội Qiet NQUCT oeccececccccecesceseesescesessestesesseseeseesesesseseseeees 201.3 Đường lỗi xử lý đỗi với tội Ziel H;gHỜi - e< se s©secsessEsxeEsekseseesersesre 231.3.1 Trường hợp giết người thông thường (Khoản 2 Diéu 93 BLHS 231.3.2 Các trường hợp giết người có tình tiết định khung tang nặng (Khoản 1Điểu 93 BLHS) St TS EEEE1 121111212111 1111 n1 n1 1211 ng 231.3.3 Hình phạt bổ SUNG - :- St cTE 1E 1512112112121 1112121101111 re 32KET LUẬN CHƯNG -< 5° ° 5£ s2 Ss£ 9s sES2EsEEsEs£EsESsEseEsessrsessesee 34CHƯƠNG 2 TOI GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH CUA BLHS LAO - SOSÁNH VỚI BLHS VIET NAMM 2- 2 << 52s Ss£ s£SsEssEssEsEseEsersessessese 362.1 Định nghĩa tội giết người theo BLHS Lào . s-<-sccscsecsesessessese 382.2 Các dấu hiệu pháp lý cơ ban của tội giết người theo BLHS Lào — So sánh

001 Tiệt NOM ›csnnaeniagdaiaidiEisEA1iNAECidioSbENktádS0Sii0i86168G586640046445004645086/6036865066185/00ã3055g056819085% 39

2.2.1 Khách thé của tội giết người theo BLHS Lào — So sánh với Việt Nam 392.2.2 Mặt Khách quan của tội phạm giết người theo BLHS Lào — so sánh với

Việt ÌNIH 5-5252 2E EEEE1112112112112112111121121121012111212121212121 ng 39

2.2.3 Chủ thể của tội giết người theo BLHS Lào — So sánh với Việt Nam 452.2.4 Mặt chủ quan của tội giết người trong BLHS Lào — so sánh với Việt Nam 46

Trang 5

2.3.2 Các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng — So sánh

VOT BLHS 4/28 50

2.3.3.Truong hợp giết người có tình tiết định khung giảm nhẹ 542.4 Hình phạt Đỗ SUN -5-c°e< se se sex EEEsEseEEketeetsrsersetsrsrrsreersrsssee 352.5 Trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt . -+ $7418 00.90007575 63DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

PHU LUC cesccsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscssssssssssesssssesesssssesssscssssssssssssssssssessssees 69

Trang 7

chính tri va sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, thé giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực chính trỊ, kinh tế, văn hóa, xã hội Đi đôi với sự phát triển

đó, tình hình tội phạm đang diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp trong

những năm gần đây Trong đó, diễn biến phức tạp của các tội phạm xâm

phạm tính mạng sức khỏe của con người là một điều đáng lưu tâm.

Trong số các tội xâm phạm nhân thân, tội giết người là loại tội phạm đặc

biệt nguy hiểm và xảy ra khá phố biến trong xã hội, nó xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con người, tan phá những giá trị đạo đức truyền thống, gây

tâm lý hoang mang trong quan chúng nhân dân, kéo theo sự mắt ôn định trật

tự an toàn xã hội Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy

định về tội giết người và biện pháp xử lý đối với loại tội này trong các chế định pháp lý hình sự Mặc dù những năm gần đây, hoạt động xét xử của ngành tòa án về tội phạm này từng bước được nâng cao, song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế, mà một trong những nguyên nhân là các cơ quan bảo vệ pháp luật không đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội dẫn đến xác định sai tội danh, hoặc xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm Đề khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định của pháp

luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội, từ đó có

đường lối xử lý đúng dan, dam bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật Có thé nói, trong số các tội phạm xảy ra thì tội giết người là tội phạm “nỗi cộm” vẻ tính chất phức tạp, đa dang cũng như ty lệ ngày càng gia tăng Vì vậy, nghiên cứu các quy định về tội giết người là một trong những nghiên cứu có tính cấp thiết trong khoa học hình sự hiện nay.

Trang 8

chế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có quyền bất khả xâm phạm về thân thể luôn luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội Tuy nhiên hiện nay, tình hình tội giết người xảy ra tại Lào ngày càng pho biến, thủ đoạn ngày càng nguy hiểm, tinh vi xảo quyệt Do nhận thức chưa đúng về mặt pháp luật nên tình trạng oan sai còn xảy ra ảnh hưởng đến quyên và lợi ích của người dân.

Từ những lý do đó, tác giả chọn dé tài “7i giết người — So sánh giữa Bộ luật hình sự Lào và Bộ luật hình sự Việt Nam” dé làm đề tài luận văn thạc sỹ

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu.

Tội giết người là một trong những loại tội nguy hiểm va phổ biến cả ở

Việt Nam và Lào Vì vậy đã có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về loại tội này.

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tội giết người khá nhiều, có thé kề đên như:

- Luan văn thạc sỹ luật học “Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà năm 2001;

- Luận văn tiễn sỹ Luật học “Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam va dau tranh phòng, chống loại tội phạm này” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà.

Đây là một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tat

cả các van đề liên quan đến tội giết người dưới góc độ Luật Hình sự và Tội phạm học.

Trang 9

hiệu cơ bản của tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” của tác giả Phạm Văn Cần, tạp chí Kiểm sát số 2/2010; “Phân biệt tội giết người và cỗ ý gây thương tích (trường hợp dẫn đến chết người)” của Th.s Nguyễn Nông trên tạp chí Kiểm sát số 21/2005.

Ở Lào, các công trình nghiên cứu về tội giết người chưa nhiều, nổi bật

chỉ có luận văn thạc sĩ “Tội giết người trong BLHS Lào” của Khít Nạ Pha

Xay Sẻng Xúc và bài viết “So sánh tội giết người và tội xâm phạm thân thể

người khác” của Nang Kham My.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

e_ Muc đích nghiên cứu của dé tài

Việc nghiên cứu đề tài “Tôi giết người — So sánh giữa Bộ luật hình sự

Lào và Bộ luật hình sự Việt Nam” nhằm mục đích sau:

- Phan tích và làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về tội giết người ở BLHS Lào và BLHS Việt Nam.

- Từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định về tội giết người theo BLHS Lào dựa trên những kinh nghiệm của Việt Nam.

e Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những quy định hiện hành về tội giết người của BLHS Việt

- Nghiên cứu quy định hiện hành về tội giết người của BLHS Lao và so

sánh với Việt Nam, tìm ra điểm giống và khác nhau.

- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định về tội giết người theo BLHS Lào dựa trên kinh nghiệm của việt Nam.

Trang 10

người theo BLHS Lào, sau đó đưa ra những nét giống và khác nhau tương

4 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là so sánh luật Ngoài ra

trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa

học khác như: Phương pháp phân tích, phương pháp tong hợp, phương pháp

chứng minh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp

5 Đóng góp mới của luận văn.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về tội giết người trong

BLHS Việt Nam với BLHS Lào, từ đó đưa ra những điểm tương đồng và

khác biệt giữa hai Bộ luật của hai quốc gia Đây là luận văn đầu tiên ở cấp độ

luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tội giết người dưới góc độ so sánh luật của

Việt Nam và Lào.

6 Kết cau của luận văn.

Ngoài phần Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành hai chương.

Chương 1: Tội giết người theo quy định của BLHS Việt Nam hiện hành Chương 2: Tội giết người theo quy định của BLHS Lào — So sánh với BLHS Việt Nam.

Trang 11

trước năm 1999 thì tội giết người bao gồm tất cả các trường hợp giết người được luật hình sự quy định Vì vậy nghiên cứu tội giết người trong các văn bản đó cũng đồng thời là nghiên cứu tội giết người trong nói chung Tuy nhiên, tội giết người được đề cập trong luận văn này chỉ là trường hợp giết người được quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999 Những trường hợp giết người khác như giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS), giết người trong trạng thái tỉnh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) và giết người do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS) chỉ được nghiên cứu ở từng khía cạnh nhất định dé so sánh với tội giết người tại Điều 93.

1.1 Định nghĩa tội giết người

BLHS Việt Nam không quy định định nghĩa tội giết người trực tiếp

trong Bộ luật Tuy nhiên trong khoa học pháp lý hình sự cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau.

Theo quan điểm của tác giả tại cuốn “Hệ thong hóa luật lệ về hình su” thì: “7ội giết người là hành vì cô ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác ” Theo các tác giả này, tội giết người được hiểu rất đơn giản, đó là hành vi “tước đoạt tính mạng của người khác ” Theo cuỗn Đại từ dién Tiếng Việt “tước đoạt tính mạng” là “tước và chiếm lấy sự sống của con người” Như vậy “tước đoạt” đã bao hàm cả sự cô ý nên việc quy định thêm cả cụm từ “có

ý” là không cân thiết.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “7i giết người là hành vi trái pháp luật

của người đủ năng luc TNHS cô y tước bỏ quyên sống của người khác ” Theo

quan điểm này, hành vi giết người là hành vi “cố ý ước bỏ quyên sống của

người khác”, tương tư quan điểm trên, cụm từ tước bỏ cũng đã bao hàm sư cô

Trang 12

nêu được ban chất của tội giết người, đó là hành vi cỗ ý và hậu quả của hành vi phải là làm chết người khác Tuy nhiên, xuất phát từ khái niệm tội phạm theo Điều 8 BLHS 1999 Việt Nam “ t6i phạm là hành vi nguy hiểm cho xã

hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một

cách cô hoặc vô ý, xâm phạm ”, có thé thay các khái niệm về tội giết người

đưa ra trên chưa đầy đủ và chưa chính xác Quan điểm thứ nhất và quan điểm

thứ ba chưa đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS và dấu hiệu tuổi.

Từ phân tích trên có thé đưa ra định nghĩa tội giết người như sau: Tội

giết người là hành vi cố ý gây ra cdi chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực TNHS và du tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực

1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo quy định của BLHS Việt Nam

1.2.1 Khách thé của tội giết người

1 “ Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hai” [20, 78].

Tội giết người trực tiếp xâm phạm dé một khách thé rất quan trọng đó là

quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là một trong những quyền cơ

bản, tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, được ghi nhận tại Điều 20 của Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đôi bổ sung năm 2013) : “Công dan có

quyên bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tinh mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự ”[15, 22]

Trang 13

các quốc gia Khi quyền sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu, động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội sẽ bị triệt tiêu, sẽ không còn ton tại.

Chính vì vậy mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được

đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kỳ và mọi chế độ Từ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quyền sống con người mà tội giết

người được coi là tội nguy hiểm nhất trong các tội xâm phạm tính mạng, sức

khỏe, nhân phẩm, danh sự của con người được quy định tại Chương XII BLHS 1999 và được đặt ngay sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Tội giết người xâm phạm quyền sống của con người thông qua sự tác

động làm biến đổi tinh trạng bình thường của đối tượng tác động — con người đang sống Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng Bởi lẽ nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống của con người nên không phạm tội giết người.

Khái niệm con người đang sống là đối tượng tác động của loại tội phạm này bao gồm tất cả mọi người ton tại với tư cách là một thực thé sống độc lập Vậy thế nào là con người đang sông?

Hiện nay trong BLHS cũng như các văn bản dưới luật khác chưa quy định cụ thé về van dé này Do đó trên thực tế, quan niệm về thời điểm bắt đầu và kết thúc sự sống của con người còn nhiều vẫn đề bàn cãi và tranh luận.

e Quan niệm về thời điểm bắt đầu sự sống của con nguoi

Do cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về thời điểm sinh ra đứa trẻ nên

có nhiêu quan điêm xung quanh về vân dé này như sau:

Trang 14

điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ.

Quan điểm thứ hai cho rằng: chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thé người mẹ và tồn tại độc lập bên ngoài thé giới khách quan Theo quan điểm nay thì thoi điểm bat đầu sự sống của con

người lại là thời điểm kết thúc quá trình sinh.

Trong hai quan điểm trên người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất,

bởi vì kế từ thời điểm bắt đầu sinh ra, đứa trẻ đã tách khỏi bao thai của cơ thé

me Lúc này, đứa trẻ chỉ còn dính với co thé người me qua nhau thai Tat cả mach máu, dây chang, đường dẫn khí và dinh dưỡng từ mẹ vào con đều đã bị “cắt đứt” Do đó có thể coi thời điểm này là thời điểm đứa trẻ đã “tách khỏi cơ thé người mẹ”, chuẩn bị “chui” ra ngoài dé trở thành một thực thé tự nhiên độc lập Nhu vậy có thé cho răng thời điểm bat đầu sự sống của con người là từ thời điểm người mẹ bắt đầu sinh đứa trẻ Quan điểm thứ hai cho răng chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thê

người mẹ, khi đó quyền sống của con người mới được bảo vệ thì sẽ là quá

muộn Thực tế có trường hợp đứa trẻ đang được sinh ra thì đã bị người khác cô ý tước đoạt tính mạng Vu án sau đây là một ví dụ: y tá Nguyễn Thị H phải đỡ đẻ cho một sản phụ khó sinh, H nhận ra sản phụ này chính là người đã

“cướp” chồng minh Dé tra thù, H đã dùng dung cụ y tế cố kẹp mạnh vào đầu

đứa trẻ làm đứa trẻ chết Nếu theo quan điểm thứ nhất “ cuộc sống của con người được bat đầu khi người me đang đẻ, vào thời điểm một phan cơ thé của

thai nhi được nhìn thay từ bên ngoài cửa minh của người me thi H đã phạm

tội giết người, nhưng nếu theo quan điểm thứ hai cho rằng: chỉ được coi là

Trang 15

phạm tội là không thỏa đáng vì rõ ràng H đã cố ý tước đoạt quyền sống của đứa trẻ.

Con người đang sống là đối tượng tác động của tội giết người, quyền sống của con người là khách thê của tội giết người nói chung Tuy nhiên hành vi xâm phạm quyền sống của con người mới được sinh ra trong vòng 7 ngày

tuổi trở lại khi chủ thể của tội phạm là người mẹ và thỏa mãn một số dau hiệu

do luật định lại cấu thành tội phạm khác — Tội giết con mới đẻ được quy định

tại Điều 94 BLHS Việt Nam năm 1999,

e Quan điểm về thời điểm kết thúc sự sống của con người.

Về thời điểm kết thúc sự sống của con người, đa số quan điểm cho rằng:

đó là khi con người đã chết sinh vật, bởi vì đây là giai đoạn cudi cùng của sự

chết Ở giai đoạn này, sự sống của con người không có khả năng hồi phục [25, 11]

Còn theo cuốn giáo trình Giám định pháp y của Trường đại học Y Hà Nội, thì một người bi coi là đã chết sinh vật khi:

(L_ “ Hệ thân kinh bi mất hết tri giác, cảm giác và các phan xa;

(2) Lông ngực không di động, đặt bông vào hai lỗ mũi không thay bông di động, để gương trước mũi không thấy gương mờ và nghe phối không thấy rì rào phế nang;

(3) Dat tay lên ngực trải không thấy tim đập, bat mạch không thấy mach nay và nghe tim không thấy tiếng tim;

(4) Ghi điện tâm đô: trên băng giấy sóng điện tim cho một đường thắng;

Trang 16

(5) Kiểm tra điện não do: trên băng giấy hoàn toàn mat dao động, chỉ còn một đường thang “[23, 11]

Như vậy ké từ thời điểm sự sống của con người kết thúc thì hành vi xâm phạm không bị coi là phạm tội giết người Đối tượng tác động của tội giết người chỉ bao gồm là con người đang sống Tuy nhiên, trong trường hợp người đó đã chết nhưng người thực hiện hành vi tấn công tin rằng người đó van sống thì vẫn bị truy cứu TNHS về tội giết người nếu các yếu tô khác của cau thành tội phạm thỏa mãn (trường hợp chưa đạt vô hiệu) Ví dụ: A và B có

mâu thuẫn từ trước, dé trả thù B, A đã lên kế hoạch lẻn vào nhà B vào buổi

đêm và sẽ bất ngờ dùng dao đâm chết B trong khi B đang ngủ Đêm hôm ấy,

A đã thực hiện trót lọt kế hoạch của mình Nhưng cơ quan giám định lại kết luận rang, B bị cảm và tử vong trước khi A có hành vi phạm tội Tuy nhiên ý

thức chủ quan của A vẫn cho rằng B đang còn sống, lỗi của A trong trường

hợp này là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là phải giết bang được B Do đó, A

vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Như vậy dé thống nhất trong nhận thức và áp dung các cơ quan có thầm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này theo hướng: thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thé của thai nhi đã được nhìn thay từ bên ngoài cửa minh của người mẹ; thời điểm kết thúc sự sống của con người là thời điểm chết sinh vật — khi hoạt động của bộ não đã hoàn toàn chấm dứt [3, 25].

1.2.2 Mặt khách quan của tội giết người

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội

phạm, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả (QHNQ) giữa hành vi và hậu qua Bat cứ tội

phạm cụ thê nào cũng đêu phải có những biêu hiện bên ngoài, không có

Trang 17

những biểu hiện bên ngoài thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm [20, 72] Dấu hiệu hành vi khách quan là dấu

hiệu cơ bản, là nguyên nhân gây thiệt hại cho quyền sống của con người e Hành vi khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật Hành vi tước bỏ tính mạng (quyền sống) của con người được hiểu là hành vi đó có khả năng gây ra cái chết cho con người,

chấm dứt sự sống của họ Những hành vi không có khả năng này không được

coi là hành vi khách quan của tội giết người Ví dụ: X (12 tuổi) băng lời nói đã xúc phạm ông nội mình khiến ông A ức uất bỏ ăn, bỏ uống và ốm chết.

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng ông A của X không thể tước bỏ tính mạng của ông A được nên X không phạm tội giết người.

Hành vi khách quan của tội giết người được thực hiện dưới hình thức

hành động hoặc không hành động Dạng hành vi giết người băng hành động có thé là một hành động diễn ra trong một thời gian ngắn như: dùng dao dé

đâm, dùng súng dé băn nhưng cũng có thé băng nhiều động tác khác nhau như vừa đẫm vừa đá, vừa bóp cô nạn nhân cho đến chết, hoặc thé hiện dưới dạng không hành động Đó là trường hợp người phạm tội có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc nhất định và có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó của mình Ví dụ: Người mẹ không cho đứa con bú làm đứa trẻ chết.

“Hành vi khách quan của tội giết người phải thỏa mãn ba dấu hiệu:

(1) Hành vi này phải có tính nguy hiểm cho xã hội (khi hành vi đó gây ra hoặc

đe dọa gây ra thiệt hại đáng kê cho quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ;

(2) Hanh vi này phải là hoạt động có ý thức và có ý chí (khi sự biéu hiện ra

bên ngoài thế giới khách quan là kết quả hoạt động ý chí của chính họ

chứ không do sự tác động trực tiép của sức mạnh bên ngoài);

Trang 18

(3) Hanh vi khách quan này phải là hành vi trai pháp luật hình sự (là hành vi thỏa mãn đầy đủ những dấu hiêu của hành vi khách quan của tội giết

người được quy định trong BLHS)”

Những hành vi tuy có khả năng gây ra cái chết cho người khác nhưng không trai pháp luật như hành vi phòng vệ chính đáng, thi hành an tử hình, thì đều không phải là hành vi khách quan của tội giết người Hành vi khách quan của tội giết người phải được biểu hiện ra ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể, có sự kiểm soát của ý thức và sự điều

khiển của ý chí Những biểu hiện không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được

ý thức kiểm soát nhưng không được ý chí điều khiển thì không phải là hành vi

khách quan của tội phạm Ví dụ như phản xạ không điều kiện; “biểu hiện” trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế của

“biểu hiện” do rối loạn ý thức là những biểu hiện thuộc loại này.

Về phạm vi tính trái pháp luật của hành vi gây ra cái chết cho người

khác, hiện nay trên thé giới còn có nhiều quan điểm khác nhau Theo pháp luật hình sự Việt Nam, người có hành vi gây ra cái chết cho người mắc bệnh

hiểm nghèo trong mọi trường hợp vẫn bị coi là trái pháp luật hình sự Cụ thê

- Nếu hành vi của người phạm tội có tính chất quyết định đối với cái chết của nạn nhân thì định tội danh là tội giết người Ví dụ: Chị A là một bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối Nghĩ cảnh gia đình mình khó khăn lại thương chồng con suốt ngày phải lo vay mượn tiền chữa bệnh nên chị đã đề nghị với

bác sỹ N (người trực tiếp theo dõi bệnh tình của chị A) tiêm thuốc độc vào cơ

thé của chị dé chấm dứt sự đau đớn của bản thân và sự vất vả của chồng con Nghe thấy cảm động, bác sỹ N đã tiêm thuốc cho chị A Hậu quả là chi A đã

chêt O đây, việc tiêm thuôc độc vào cơ thê của chi A là hành vi trực tiêp và

Trang 19

cũng là quyết định dẫn đến cái chết của chị A Do đó trong tình huống này bác sỹ N phạm tội giết người.

- Nếu hành vi của người phạm tội chi là tạo điều kiện về mặt vật chất

hoặc tinh thần cho người mắc bệnh hiểm nghẻo tự tước đoạt tính mạng của họ

thi phạm tội giúp người khác tự sát Ví dụ: Cũng là nội dung ví dụ trên, nhưng bác sỹ N không tiêm thuốc độc trực tiếp vào co thé của chị A mà lại đưa thuốc độc cho chị uống Hậu quả là sau khi uống chị A đã chết Trong trường hợp này, quyền quyết định uống thuốc hay không uống là thuộc về nạn nhân, bác sỹ N chỉ là người tạo điều kiện về mặt vật chất là đưa thuốc cho chị A mà

thôi Do đó bác sỹ N chỉ phạm tội giúp người khác tự sát.

Như vậy nếu như pháp luật một số nước như Bi, Hà Lan cho rang người có hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người mac bệnh hiểm nghèo trong một

số trường hợp không phạm tội giết người thì pháp luật Việt Nam lại quy định moi trường hợp van bị coi là trái pháp luật, van (có thé) phạm tội giết người.

Hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người Những hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết

người Vi dụ: Hanh vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp

phòng vệ chính đáng (Điều 15 BLHS) hay trong trường hợp thi hành bản án tử hình.

e Hậu quả của tội giết người

Tính nguy hiểm của tội phạm là ở chỗ, tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Sự gây thiệt hại này là một nội dung biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm, chính là hậu quả của tội phạm Hậu quả trong cầu thành tội giết người là sự thiệt hại về

tính mạng do hành vi phạm tội gây ra Vi giết người là tội phạm có cầu thành

vật chất nên thời điểm hoàn thành của tội phạm là thời điểm nạn nhân chết sinh vật — giai đoạn cuôi cùng của sự chêt mà ở đó sự sông của con người

Trang 20

không có khả năng hồi phục [3, 29] Nếu hậu quả chết người đã xảy ra thì tội

phạm được coi là đã hoàn thành.

e Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội giết người

Quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là biểu hiện độc lập so với biểu hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Nó là mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội va hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó gây ra Trong việc áp dụng luật hình sự, dé

buộc chủ thé phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội,

cơ quan áp dụng pháp luật phải chứng minh hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó

là do hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thé gây ra Dé chứng minh điều này, cơ quan áp dụng pháp luật phải xác định sự tồn tại mỗi quan hệ nhân quả [4 73] Chính vì vậy, việc định tội theo cau thành tội giết người không chỉ đòi hỏi phải xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi phải xác định cả mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giết người và hậu

quả nguy hiểm cho xã hội Một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy

hiểm cho xã hội (hậu quả chết người) nếu hậu quả nguy hiểm đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù nguyên nhân và kết qua có thé thấy mối quan

hệ nhân quả của hành vi khách quan của tội giết người và hậu quả của tội giết người thể hiện như sau:

Thứ nhất, hành vi khách quan của tội giết người xảy ra trước hậu quả về

mặt thời gian Ví dụ sau khi bị bắn, nạn nhân chết Tuy nhiên không phải bất

cứ hành vi nào xảy ra trước hâu quả chết người đều là nguyên nhân mà chỉ những hành vi có mối quan hệ nội tại, tất yéu với hậu quả thi mới là nguyên

nhân Mối quan hệ nội tại tất yếu đó thê hiện ở chỗ: khi cái chết của nạn nhân

có sơ sở ngay cả trong hành vi người phạm tội; hành vi của người phạm tội đã

Trang 21

mang trong đó mầm mống sinh ra hậu quả chết người; hành vi của người

phạm tội trong những điều kiện nhất định phải dẫn đến hậu quả chết người

chứ không thể khác được Ví dụ một người dùng súng có đạn bắn vào đầu người khác, tất yếu sẽ dẫn đến cái chết của người này [13, 24].

Thứ hai, hành vi khách quan của tội giết người độc lập hoặc trong mối

liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người “Khả năng này chính là khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người, hay nói cách khác là làm biến đổi

tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm - con người đang

sống” [3, 30] Ví dụ, khả năng gây chết người của hành động dùng súng bắn

vào đầu nạn nhân hay của không hành động không cho trẻ ăn, uống

Thứ ba, hậu quả chết người đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của tội giết người

hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng

tác động — con người đang sống Căn cứ này phải được đặt ra và đòi hỏi phải được kiểm tra vì trong thực tế không phải hành vi nào, dù chứa đựng khả

năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người cũng đều gây ra hậu quả đó và

trong nhiều trường hợp hậu quả chết người đó xảy ra lại là kết quả của hành

vi trái pháp luật khác Vi dụ, A đâm vào vùng ngực của B Trên đường đưa đi

bệnh viên, B bị ô tô do C lái cán tiếp vào làm giập sọ não và B đã chết ngay Giám định pháp y khang định: Việc B chết không phụ thuộc vào vết thương do A đã gây ra; vết thương do A gây ra tuy nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn có thê cứu chữa được Trong trường hợp này hành vi của A có khả năng thực tế làmphát sinh hậu quả chết người nhưng khả năng này chưa phát huy thì hành vi trái pháp luật của C đã xen vào phá vỡ khả năng đó và tạo ra một

mối quan hệ mới [4, 75].

Trang 22

Như vậy, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người ton tại dưới hai dang:

quan hệ nhân quả trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp “Quan hệ nhân

quả trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vì khách quan của tội giết người đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả chết người Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiễu hành vi khách quan của tội giết người đóng vai trò là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người Trong dạng quan hệ nhân quả này, có thể mỗi hành vi khách quan của tội giết người déu có khả năng trực tiếp làm phát sinh hậu quả, nhưng cũng có thé môi hành vi đều chưa có khả năng này Khả năng này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hop với nhaw” [3, 30].

Việc xác định mối quan hệ nhân quả của hành vi khách quan của tội giết người và hậu quả chết người là rất quan trọng Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người không những giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi giết người xảy ra hay không mà còn có thể kết luận ai là người đã thực hiện hành vi đó Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội

phạm giết người trong những năm gan đây cho thấy, không ít trường hợp, do

xác định không đúng mối quan hệ nhân quả nên đã xử oan hoặc bỏ lọt tội

phạm Ngoài ra việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người còn

có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và phân biệt tội giết người với các tội phạm khác cùng dấu hiệu hậu quả chết người.

1.2.3 Chi thể của tội giết người

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự Theo pháp luật hình sự thì chủ thể của tội phạm

nói chung và chủ thể của tội giết người nói riêng là con người có thỏa mãn hai

điều kiện: có năng lực trách nhiệm hình sự (NLTNHS) va đủ tuôi chịu trách

nhiệm hình sự.

Trang 23

NLTNHS là năng lực chủ quan của chu thể, là năng lực nhận thức được

đòi hỏi của xã hội và năng lực điều khiển được xử sự của mình phù hợp với đòi hỏi đó NLTNHS không phải là năng lực bam sinh mà nó là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển của cá thé về mặt tự nhiên

và xã hội BLHS Việt Nam không quy định trong luật thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ gián tiếp quy định các trường hợp không có năng lực

TNHS tại Điều 13 BLHS 1999, đó là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi bị mặc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác

làm mat kha năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi Như vậy có hai dấu

hiệu dé xác định tình trạng không có năng lực TNHS - dấu hiệu y học (mắc

bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh) va dấu hiệu tâm lý (mat năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển) Chỉ khi thỏa mãn

cả hai dấu hiệu này thì người phạm tội mới được xem là không có năng lực TNHS Vì vậy trong thực tế có những trường hợp người phạm tội giết người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi (hoặc có thể bị hạn chế) vẫn phải chịu TNHS Người say rượu mặc dù lúc say rượu họ thực hiện hành vi

phạm tội bị hạn chế hành vi nhận thức, khả năng điều khiến hành vi thậm chí bị loại trừ song họ vẫn phải chịu TNHS vì họ có năng lực TNHS trước khi đặt mình vào tình trạng say Họ đã tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, họ là người có lỗi với tình trạng say của minh va do

vậy họ có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trong khi say Vi vậy, trong trường hợp tước bỏ tính mang của người khác trong tinh

trạng say vẫn phải chịu TNHS như những trường hợp bình thường Ví dụ:

Ngày 11/10/2008, sau khi đi uống rượu say về, Nguyễn Công Thân, 33 tuổi, ở Huyện Hoài Đức (Hà Nội) thấy me đang giuc cháu lên gác học bai.

Thân bước vào quát mắng rồi cam chén uống nước ném về phía đứa cháu.

Biết chú say rượu, đứa cháu sợ hãi chạy lên phòng và khóa bên trong Thân

Trang 24

hùng hỗ đạp vỡ cửa kính và chửi bới ầm ï Mọi người phải nhờ tới công an xã tới giải quyết Thấy đồng chí Nhâm, công an viên xa Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) tới nhắc nhở hành vi say rượu rồi quậy phá, Nguyễn Công Thân đã cầm con dao gây sự với đồng chí Nhâm rồi lừa lúc không để ý, Thân dùng dao dâm vào ngực đồng chí Nhâm gây tử vong Nguyễn Công Thân đã bị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án tù chung thân.

Về độ tuổi, Điều 12 BLHS Việt Nam quy định: “Người từ đủ 16 tuổi

trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa du 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vé tội phạm rất nghiêm trong do CO y hoặc toi phạm đặc biệt nghiêm trọng ”.

Theo Điều 93 BLHS quy định thì tội giết người là tội rất nghiêm trọng

(khoản 2 Điều 93 BLHS) và đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 93 BLHS),

lỗi là lỗi có ý Vì vậy độ tuôi của chủ thé của loại tội này là từ đủ 14 tuổi trở

lên Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm liên quan đến vẫn đề này:

“Quan điểm thứ nhất dé nghị giảm độ tuổi chịu TNHS của người phạm tội giết người xuống 12 hoặc 13 cho rằng, hiện nay do kinh tế - xã hội có sự phát triển nhanh chóng, năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi phù hợp với sự nhận thức của con người được hình thành sớm hơn so với trước Vì vậy, ở lứa tuổi 12 hoặc 13 cũng có thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập về hành vi đó Cho nên, 12 hoặc 13 tuổi là phải chịu NLTNHS về tội rat nghiêm trong do cô ý nói chung và tội giết người

nói riêng Quan điểm thứ hai dé nghị tăng độ tuổi chịu TNHS của người phạm

tội giết người lên 15 hoặc 16 lại cho rằng, mặc dù độ tuổi là điều kiện dé xác định năng lực TNHS, nhưng nó cũng có tính độc lập và là điều kiện thứ hai của chủ thể của tội phạm Tinh độc lap cua độ tuổi thể hiện ở chỗ nó vừa là điều kiện dé con người có năng lực TNHS lại vừa thể hiện chính sách hình sự

Trang 25

và truyền thong lập pháp của một quốc gia trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội Do đó, xã hội ngày càng phát triển thì độ tuổi chịu TNHS càng cao” [3, 37-38].

Theo tac giả, cả hai quan điểm trên chưa thực sự phù hợp với thực tiễn quá trình đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam Bởi lẽ việc hạ thấp độ tuôi chịu TNHS là không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam — một nước có tỷ lệ lao động nông nghiệp trên 50% dân só, trình độ dân trí chưa cao, vì vậy khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội ở độ tuôi 12 hoặc 13 có phan hạn chế hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển Ví dụ như ở Canada là từ đủ 12 tuổi, ở Anh là từ đủ 10 tuéi Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của tội giết người do người chưa thành niên thực hiện, việc tăng độ tuổi chịu TNHS sẽ không đáp ứng được yêu cau đấu tranh, phòng chống tội phạm Vi vậy, việc lựa chọn độ tuổi bắt đầu chịu TNHS về tội giết người

là từ đủ 14 tuổi như quy định tại Điều 12 BLHS Việt Nam là phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Về cách tính tuổi chịu TNHS của tội giết người theo quy định của

BLHS Việt Nam là “đủ 14 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn, kể từ ngày người

đó sinh ra đến ngày người đó thực hiện tội phạm Trường hợp không có điều

kiện dé xác định chính xác ngày sinh thi tính ngày sinh theo ngày cuối cùng

của tháng sinh và nếu không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thi

xác định ngày sinh là 31 tháng 12 của năm sinh Việc xác định độ tuôi của người phạm tội chủ yếu phải căn cứ vào giấy khai sinh của người đó, tuy nhiên thực tiễn lại có nhiều trẻ em không có giấy khai sinh hoặc tuy có ghi trong nhưng tuổi trong giấy khai sinh không phải là tuổi thực Trong trường hợp này không việc xác định đúng tuổi của người phạm tội là hết sức khó

khăn, không đủ cơ sở để xác định đúng tuôi của người có hành vi cỗ ý gây ra cái chết cho người khác, dẫn đến trường hợp không truy cứu TNHS người đã

Trang 26

đủ 14 tuổi hoặc truy cứu TNHS cả những người chưa đủ 14 tuổi về tội giết người Do đó, dé giải quyết tỒn tại và vướng mắc này, việc xác định về mặt

sinh học (giám định xương và giám định sự phát triển cơ thể) để xác định

chính xác tuổi của người phạm tội có một ý nghĩa quan trọng [1, 46] Đồng thời, theo hướng dẫn tại Mục 11 Phan II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về cách tính tuổi chịu TNHS của người phạm tội nói chung và tội giết người nói riêng thì tuổi của bị can bị cáo được xác định như sau: Nếu xác định được tháng cụ thê, nhưng không xác định được ngày nào

của tháng đó thì lay ngày cuối cùng trong tháng đó; nếu xác định được quý cụ

thể của năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó; Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng năm nào trong nửa đầu hay nửa cuối của năm đó thì lấy ngày 30/6 hoặc ngày 31/12

tương ứng trong năm đó; Nếu không xác định được tháng nao, quý nào, nửa

năm nào trong năm thi lay ngày 31/12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo Đây là cách tính tuôi có lợi cho người phạm tội [3, 39].

1.2.4 Mặt chủ quan của tội giết người

Nếu như mặt khách quan của tội phạm là những biéu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan lại là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ, mục đích Việc xác định mặt chủ quan trong tội giết người rất quan trọng vì thực tiễn cho thấy có những hành vi khách

quan giống nhau, hậu quả chết người cũng xảy ra nhưng diễn biến bên trong

của tội phạm khác nhau nên tội danh khác nhau Luật hình sự Việt Nam

không chấp nhận việc “quy tội khách quan” mà không xem xét đến lỗi của

người phạm tdi.

Trang 27

Trong các dau hiệu của mặt chủ quan thi lỗi là dấu hiệu duy nhất bat buộc phải có trong mặt chủ quan của cau thành tội giết người Chủ thé bị coi

là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu họ đã lựa chọn hành

vi đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội “Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã

hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới

dạng cô ý hoặc vô ý” [1, 136] Tội giết người luôn được thực hiện với lỗi có ý, do đó những trường hợp xâm phạm tính mạng người khác do vô ý thì người

thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà

tùy từng trường hợp có thê phạm tội khác như tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS), tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS)

Căn cứ vào thái độ của người phạm tội đối với hậu quả chết người có

thé phân biệt thành hai trường hợp giết người với lỗi cô ý trực tiếp và trường

hợp giết người với lỗi cỗ ý gián tiếp “Theo quy định của Điều 9 và Điều 93 BLHS thì lỗi cô ý trực tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội

nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thé hoặc tất yếu

làm nạn nhân chết và mong muốn nạn nhân chết Lỗi cô ý gián tiếp giết người

là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức dé mặc cho hậu quả xảy ra” [3, 41].

Trong thực tiễn việc xác định và đánh giá lỗi nhiều khi rất phức tạp,

xác định lỗi sai sẽ dẫn đến việc định tội danh sai và quyết định hình phạt

không phù hợp Nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội

phạm giết người sẽ giúp phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác cũng

gây ra hậu qảu chết người như: tội cô ý gây thương tích (dẫn đến chết người);

tội hiếp dâm (làm nạn nhân chết); tội cướp tài sản (làm chết nạn nhân ) Bởi

Trang 28

lẽ trong tội giết người lỗi của người phạm tội đối với hành vi gây ra cái chết cho nạn nhân và đối với hậu quả nạn nhân chết đều là cố ý (mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả chết người) thì trong các tội phạm khác như trên lỗi của người phạm tội chỉ là lỗi có ý đối với hành vi (gây thương tích, hiếp dâm, cướp tài sản ) còn đối với hậu quả chết người thì lỗi của họ chỉ là lỗi vô ý (không thấy trước hậu quả chết người hoặc tuy thấy trước nhưng có ý thức loại trừ hậu quả xảy ra Dé xác định và đánh giá đúng lỗi nhất thiết phải trả lời đúng hai câu hỏi, thứ nhất, người phạm tội có thấy trước hậu quả chết người

không? Và thứ hai là, nếu thay trước thì họ mong muốn, chấp nhận hay loại

trừ khả năng hậu quả này xảy ra? Dé xác định người phạm tội có thấy trước được hậu quả chết người hay không, phải xuất phát từ năng lực nhận thức của

họ cũng như từ những điều kiện nhận thức cu thé và bằng việc phân tích xác

định người đó đã nhận thức được như thế nào từng yếu tố khách quan tạo nên

khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi phạm tội Và dé trả lời câu

hỏi thứ hai cần dựa trên các tình tiết phản ánh sự quan tâm đến hậu quả chết người như sự lựa chọn, chuẩn bị phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như cách thức sử dụng phương tiện, phương pháp, diễn biến thái độ của người phạm tội trong khi thực hiện hành vi phạm tội có thể phản ánh người đó có quan tâm đến hậu quả chết người hay không? [5, 107 - 116].

Khác dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của tội giết người động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc Dấu hiệu động cơ, mục đích trong tội giết người có thể làm thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi

cho xã hội Trong một số cấu thành tăng nặng của tội giết người thì động cơ, mục đích là dấu hiệu định khung hình phạt và trong một SỐ trường hợp vẫn

được xem như là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan dé phân biệt với một SỐ

tội phạm khác cũng có hành vi gây ra cái chết cho nạn nhân, Ví dụ: tội khủng

bố (Điều 84 BLHS), tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97

Trang 29

BLHS), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95

BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96

Tom lai, trong mặt chu quan của tội giét người, lỗi là dau hiệu chính để xác định tội danh nhưng ta phải xem xét, đánh giá lỗi trong mối quan hệ với động cơ, mục đích dé xác định mot cách chính xác khả năng nhận thức của người phạm tội, từ đó mới xác định đúng thái độ chủ quan của họ.

1.3 Đường lỗi xử lý đối với tội giết người

Tội giết người xâm phạm quyên sống của con người — quyên tự nhiên,

thiêng liêng và cao quý nhất Hậu quả của hành vi giết người để lại là rất lớn,

không chỉ tước đi quyền sống của nạn nhân mà còn gây đau thương tang tóc mat mát cho gia đình nan nhân, phá vỡ tế bào của xã hội, gây mat trật tự trị an

ở địa phương và tạo tâm lí hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân Vì vậy, đường lối xử lý của nhà nước ta đối với tội giết người rất nghiêm khắc Tội giết người là một trong những loại tội có hình phạt cao nhất là hình phạt tử hình Theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999 thì tội giết người được chia

làm hại khung: khung cơ bản gồm các trường hợp giết người thông thường

(Khoản 2 Điều 93 BLHS) và khung tăng nặng bao gồm các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 93 BLHS).

1.3.1 Trường hợp giết người thông thường (Khoản 2 Điều 93 BLHS

Giết người thông thường được quy định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS là CTTP cơ bản của tội giết người Theo đó, người nào giết người không thuộc

một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 93 BLHS, tức là không

có tình tiết định khung tăng nặng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

1.3.2 Các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 93 BLHS)

Trang 30

Khoản 1 Điều 93 BLHS quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù

chung thân hoặc tử hình” Gồm 16 tình tiết định khung tăng nặng sau:

e Giết nhiều người (điểm a Khoản I Piéu 93)

Giết nhiều người là trường hợp người phạm tội có ý định giết từ hai người trở lên hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nhiều người chết xảy ra.

Về việc áp dụng hoặc không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “siết

nhiều người” vẫn còn có những quan điểm trái ngược nhau Có quan điểm cho rằng chỉ coi là giết nhiều người nếu có từ hai người chết trở lên, nếu người phạm tội có ý định giết nhiều người, nhưng chỉ có một người chết thì

không coi là giết nhiều người Quan điểm này không có cơ sở khoa học và

thực tiễn Bởi vì thực tiễn xét xủ không ít trường hợp không có ai bị chết cả

nhưng vẫn có người bị xét xử về tội giết người Đó là trường hợp giết người chưa đạt Trong trường hợp giết nhiều người cũng vậy, chỉ cần xác định

người phạm tội có ý định giết nhiều người thì thuộc trường hợp này rồi mà

không nhất thiết phải có nhiều người chết mới là giết nhiều người Ví dụ: A mâu thuẫn với gia đình B nên A có ý định giết cả nhà B Nhằm lúc gia đình B đang quây quần bên mâm cơm, A rút chốt lựu đạn ném vào chỗ cả nhà B đang ăn cơm nhưng lựu đạn không nô [13, 28].

Nếu người phạm tội cỗ ý gián tiếp gây ra cái chết cho nhiều người thì chỉ áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “giết nhiều người” khi hậu quả đã xảy ra, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không áp dụng tình tiết định khung

tăng nặng này Bởi vì, trong trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra cho nên hậu quả

xảy ra đến đâu thì xử người phạm tội đến đó.

e Giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm b khoản 1 Điêu 93 BLHS)

Trang 31

Giết phụ nữ mà biết là có thai theo nội dung điều luật duoc hiểu là

trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai (không ké tháng thứ mấy).

Nếu người bị giết có thai thật, nhưng có căn cứ để xác định người phạm tội không biết họ đang có thai thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội giết

phụ nữ mà biết là có thai Trong trường hợp người phụ nữ bị giết không có thai nhưng người phạm tội tưởng nhằm là có thai và sự lầm tưởng này của

người phạm tội là có căn cứ thì người phạm tội vẫn bị xét xử về tội giết người

trong trường hợp “giết phụ nữ mà biết là có thai”.

Giết phụ nữ mà biết là có thai là dấu hiệu thuộc ý thức chủ quan của người

phạm tội chứ không phải là dau hiệu khách quan như trường hợp phạm tội đối với phụ nữ có thai quy định tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS Trường hợp quy

định tại điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS chỉ cần xác định người bị hại là phụ nữ có thai là đủ căn cứ xác định là tình tiết tăng nặng rồi mà không cần phải xác

định người phạm tội có biết hay không biết rõ người phụ nữ có thai hay không.

e Giét trẻ em (điểm c Khoản 1 Diéu 93 BLHS).

Giết trẻ em là trường hợp người phạm tội cố ý gây ra cái chết cho người dưới 16 tuôi (Theo Điều | Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo duc trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em) Giết trẻ em được coi là trường hợp tăng nặng, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn bảo vệ những người không có khả năng tự bảo vệ mình.

e Giết người dang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

(điểm d khoản 1 Điều 93 BLHS)

Công vụ ở đây được hiểu là những công việc vì lợi ích chung mà việc thực hiện công việc đó đòi hỏi người thi hành phải có những quyền hành nhất định đối với những công dân khác Giết người đang thi hành công vụ là

trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vu, tức là

Trang 32

người bị giết đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thầm quyền giao phó Đối với những người tuy không được giao nhiệm vụ chính

thức nhưng họ được huy động tham gia vào việc g1ữ gìn trật tự an toàn xã hội

ở địa phương trong một số trường hợp nhất định như: dân phòng, tổ tự quan ở địa phương cũng được coi là thi hành công vụ.

Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn

nhân Giết nạn nhân để không cho nạn nhân thì hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ.

Tính nguy hiểm của trường hợp giết người này là ở chỗ nó không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm

trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.

e Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo,cô giáo của mình (điểm đ khoản I Điều 93 BLHS)

Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quạn hệ đặc biệt với người phạm tội Trong mối quan hệ này, người phạm tội phải là người

hơn ai hết biết ơn và kính trọng nạn nhân Với hành vi phạm tội của minh, người phạm tội trong trường hợp này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi

phạm nghiêm trọng truyền thống, đạo lý làm con, cháu, làm trò, làm người

được nuôi dưỡng Do đó, người nào giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Đối với trường hợp giết thay, cô giáo của mình, hiện nay trong nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về tình tiết định khung tăng nặng

này: Quan điểm thứ nhất cho rang,khung tăng nặng giết thầy giáo, cô giáo của mình nếu thỏa mãn hai điều kiện: một là, nạn nhân là thầy giáo, cô giáo của người phạm tội, thuộc hệ thống công lập, dân lập hay các hình thức đào tạo

Trang 33

khác như gia sư, truyền nghề; hai là, người phạm tội giết nạn nhân với động cơ phản trắc [13, 35] Quan điểm thứ hai lại cho rằng, để bảo vệ truyền thống tôn sư, trọng đạo, cứ giết thầy giáo, cô giáo, dù nạn nhân không phải thầy giáo, cô giáo của mình cũng bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này Cả hai quan điểm này đều có có điểm chưa thuyết phục và chưa đầy đủ, phù hop Dé việc xét xử được dé dàng và thống nhất, cơ quan chức năng nên áp

dụng tình tiết định khung tăng nặng giết thầy giáo, cô giáo của mình khi thỏa mãn ba điều kiện sau: một là, nạn nhân là người làm việc trong các cơ sở giáo

dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan có thầm quyền Nhà nước cho phép hoặc công nhận; hai là, nạn nhân đã hoặc đang trực tiếp hay gián tiếp thực hiện chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho người phạm tội; ba là, động cơ giết

người (phải) xuất phát từ mối quan hệ thay trò như: giết thay vi bị thầy cho điểm kém, vì thầy cô không cho thi

e Giét người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản I Điêu 93 BLHS)

Đây là trường hợp người phạm tội phạm hai tội, trong đó có một tội giết người, giữa hai tội này phải thỏa mãn các điều kiện sau: 1) Tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người phải là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; 2) Xét về phương diện chủ quan thì giữa tội giết người và tội

nghiêm trọng khác không có mối liên hệ với nhau Đây là dấu hiệu cơ bản để

phân biệt với tình tiết “giết người để che dấu một tội phạm khác”; 3) Về mặt

thời gian, hành vi giết người trong trường hợp này phải diễn ra liền trước hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác Liền trước hoặc ngay sau đó có nghĩa là hành vi phạm có

thể diễn ra kế tiếp nhau, diễn ra trong một thời gian ngăn, không có sự gián

đoạn đáng kê về mặt thời gian Hành vi này thê hiện tính nguy hiểm cao độ về

Trang 34

nhân thân người phạm tội Nếu hai tội cách xa nhau về mặt thời gian thì

không thỏa mãn dấu hiệu tình tiết này.

e Giết người dé thực hiện hoặc dé che giấu một tội phạm khác (điểm Ø khoản 1 Điều 93 BLHS)

Đây là trường hợp người phạm tội phạm 2 tội, trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội

phạm đó nên người phạm tội đã giết người Giữa hai tội này phải thỏa mãn

các điều kiện sau: 1) Tội phạm khác có thé là bất ký loại tội phạm nao (tội ít

nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng); 2) giữa tội giết người và tội phạm khác có mối liên quan với nhau.

Việc thực hiện tội phạm khác là động cơ thực hiện tội phạm giết nguoi —

nghĩa là người phạm tội cho rằng nạn nhân sẽ là người cản trở, gây khó khăn

cho việc thực hiện tội phạm khác nên đã giết nạn nhân dé thực hiện tội phạm

khác, hoặc nạn nhân sẽ là người tố cáo nên đã giết nạn nhân để che dấu tội phạm đã thực hiện; 3) Khoảng cách thời gian giữa hai tội có thể liên tục hoặc

có thể ngắt quãng.

© Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 93 BLHS)

Đây là trường hop giết người mà động co phạm tội là việc chiếm đoạt bộ

phận cơ thé của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua

bán Động cơ phạm tội trong trường hợp này được xem như loại động co đê

hèn, thể hiện tính ích kỉ cá nhân cao độ trong việc đánh đổi tính mạng người

khác cho việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân [21, 383].

e Thuc hiện tội phạm một cách man ro (điểm i khoản 1 Điêu 93 BLHS)

Thực hiện tội phạm một cach man ro là trường hop giết người một cách

đặc biệt tàn ác, đã man, làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết

(giết người bằng cách hành hạ, tra tắn cho đến chết ) hoặc gây ra cho người

Trang 35

khac su khung khiép, rùng rợn (chặt chan tay, khoét mắt nạn nhân, ) Các hành vi trên, người phạm tội thực hiện trước khi tội pham hoàn thành hoặc

sau khi nạn nhân chết.

e Giết người bằng cách lợi dụng nghệ nghiệp (điểm k khoản I Diéu 93 BLHS)

Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng nghề nghiệp của mình dé làm

phương tiện giết người dé dang và cũng dé dàng che giau tội phạm như: bác sỹ giết bệnh nhân nhưng lại lập bệnh án là nạn nhân chết do bệnh hiểm nghèo;

bảo vệ băn chết người nhưng lại vu cho họ là kẻ cướp Lợi dụng nghề nghiệp

để giết người là phạm tội với thủ đoạn rất xảo quyệt, nên nhà làm luật không

chỉ đừng lại ở quy định là tình tiết tang nặng theo Điều 48 BLHS mà coi thủ đoạn này là tình tiết định khung hình phạt.

Phải xác định rõ người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để

giết người thì mới thuộc trường hợp phạm tội này Nếu người có hành vi giết

người bằng phương pháp có tính chất nghề nghiệp, nhưng đó không phải là nghề nghiệp của y mà lại lợi dụng người có nghé nghiệp đó rồi thông qua

người này thực hiện ý đồ của mình thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

Vi dụ: Một kẻ đã đánh trao ống thuốc tiêm của y ta diéu tri, thay vào đó một ống thuốc giả có nhãn hiệu như ống thuốc thật, nhưng có độc tố mạnh dé mượn tay y tá giết chết bệnh nhân mà y có oán thù.

e Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (điểm

1 khoản 1 Điều 93 BLHS)

Giết người băng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là

trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện

hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người (trong hoàn cảnh cụ thé) Ví dụ: dùng chất nỗ giết nạn nhân dang ở trong nhà cùng với những người khác

Trang 36

Hậu quả của hành vi sử dụng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người có thể chết người mà người phạm tội mong muốn và có thể chết người khác, có thể chết nhiều người và cũng có thê không ai bị chết Do vậy hậu quả chết người có xảy ra hay không, điều đó không phải là nội dung của tình tiết này Nếu không có ai bị chết thì người phạm tội được áp dụng Điều 18 BLHS về trường hợp giết người chưa đạt.

e Thuê giết người hoặc giết người thuê ((điểm m khoản I Điêu 93 BLHS) Thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vật

chất dé họ giết người mà mình mong muốn Cũng giống như trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vì không trực tiếp thực hiện hành vi giết người

nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người.

Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê Thuê giết

người và người giết thuê có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề

của cái kia, thiếu một trong hai cái thì không có trường hợp giết người này

xảy ra.

Giết người thuê là trường hợp người phạm tội lấy việc giết người làm

phương tiện dé kiếm tiền hoặc lợi ích vật chất khác Vì muốn có tiền nên

người phạm tội đã nhận lời với người thuê minh dé giết một người khác Việc trừng trị đối với tội giết người thuê là nhằm ngăn chặn tình trạng đâm thuê

chém mướn, nhất là trong nền kinh tế thi trường như hiện nay.

© Giết người có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS)

Là trường hợp khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường

những nguyên tắc trong cuộc sông, có những hành vi ngang ngược, giết người vô cớ hoặc giết người vì nguyên cớ nhỏ nhặt Ví dụ: giết người vì bị nạn nhân

nhìn đều, giết người vì bị nạn nhân đụng vào người

Khi xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ cần phải có

quan diém xem xét toàn diện, tránh xem xét một cách phiêm diện như chi

Trang 37

nhắn mạnh đến nhân than người phạm tội hoặc địa điểm xảy ra vụ án, hành vi cụ thê gây ra cái chết cho nạn nhân Cần xem xét đến mối quan hệ giữa người

phạm tội đối với nạn nhân Cần xem xét đến mối quan hệ giữa người phạm tội

với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi gây án, nguyên do dẫn đến việc

người phạm tội giết người.

e Giết người có tổ chức (điểm o khoản 1 Điều 93 BLHS)

Là trường hợp nhiều người tham gia vào một vụ giết người, có sự câu kết

chặt chẽ giữa người cùng thực hiện việc giết người, có sự phân công, có kẻ chủ mưu, cầm dau, chỉ huy việc giết người Nếu nhiều người cùng tham gia

vào một vụ án giết người nhưng không có sự câu kết chặt chẽ, mà chỉ có sự

đồng tình có tính chat hoi hot thì không phải là giết người có tổ chức.

e Giết người thuộc trường hợp tai phạm nguy hiểm (điểm p khoản 1 Diéu 93 BLHS)

Là trường hợp trước khi giết người, người phạm tội đã bị kết án về tội

rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án

tích hoặc đã tái phạm và chưa được xóa án tích (khoản 2 Điều 49 BLHS) Ví du: A bị kết án 10 năm tù về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích lại phạm tội giết người Có ý kiến cho rằng không nên coi trường hợp tái phạm nguy hiểm là tình tiết phạm tội bi xử phat theo khoản 1 Điều 93 BLHS vì trong

nhiều trường hợp không thê hiện tính chất nguy hiểm cao của hành vi giết

người Các đặc điểm về nhân thân chỉ nên coi là tình tiết tăng nặng theo Điều 48 BLHS là đủ Nếu coi trường hợp tái phạm nguy hiểm là tình tiết định

khung hình phạt đối với tội giết người thì chỉ nên coi trường hợp tái phạm về tội này, tức là đã bị kết án về tội giết người chưa được xóa án tích mà còn giết

người [13, 46] Theo tác giả thì quan điểm trên là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ

người phạm tội mặc dù đã có hành vi giết người trước đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi giết người mặc dù biết đây là một trong những hành vi đặc

Trang 38

biệt nghiêm trọng, là hành vi tước đoạt sự sống của con người, việc lặp lại

hành vi nói trên thể hiện tính nguy hiểm cao độ rõ hơn so với trường hợp người phạm tội tái phạm về tội khác.

e Giết người vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 93 BLHS)

Giết người vì động cơ đê hèn là trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người

tăng lên một cách đáng kể so với những trường hợp bình thường Động cơ đê hèn là những động cơ xấu xa cao độ, thé hiện sự đôi bai tột cùng của đạo đức.

Thực tiễn xét xử thừa nhận những động cơ phạm tội sau bị coi là động

cơ đê hèn: 1) Giết vợ hoặc chồng dé tự do lay vợ hoặc chồng khác; 2) Giết chồng dé lấy vợ hoặc giết vợ dé lay chồng nạn nhân; 3) Giét người tình mà

biết họ đã có thai với mình dé trốn tránh trách nhiệm; 4) Giết chủ no dé trốn

nợ; 5) Giết người dé cướp của; 6) Giết người là ân nhân của mình Ngoài các

trường hợp được hướng dẫn trên đây, thực tiễn xét xử còn coi những trường

hợp: giết người dé trả thù, giết người 6m đau, bệnh tật dé khỏi phải chăm sóc họ cũng là những trường hợp giết người vì động cơ đê hèn.

1.3.3 Hình phạt bỗ sung

Theo quy định tại khoản 3 Điều 93 BLHS Việt Nam thì người phạm tội còn có thé bị cắm đảm nhiệm chức vu, cắm hành nghề hoặc làm công việc

nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một

năm đến năm năm Đây là hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính mà Tòa án có thé áp dụng trong những trường hop cần thiết.

Riêng đối với hình phạt tù chung thân cũng có ý kiến cho rằng, Tòa án có thé áp dụng hình phạt bổ sung, vì người bị phạt tù chung thân có thé được

giảm thời hạn phạt tù Tuy nhiên, hình phạt tù chung thân là hình phạt tù

không có thời hạn, không ai biết được người phạm tội bị phạt tù chung thân đến khi nào họ chấp hành xong hình phạt, do đó khi tuyên án Tòa án có thể

Trang 39

quyết định cấm cư trú hay quản chế người phạm tội may năm sau khi chấp

hành hình phạt tù Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào hướng dẫn về van dé này nên Tòa án không thé áp dụng hình phạt bồ sung đối với họ.

Để việc áp dụng được dé dàng, các cơ quan có thấm quyền cần ban

hành văn bản theo hướng: hình phạt bổ sung nếu áp dụng với người bị phạt tù

chung thân thì hình phạt bổ sung sẽ duoc thi hành nếu người bị kết án được

giảm hình phạt xuống tù có thời hạn theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Trang 40

KET LUẬN CHUONG 1

1 Tội giét người là loại tội phạm cực ki nguy hiểm, xâm phạm đến quyền thiêng liêng nhất của con người Trong BLHS Việt Nam tội giết người được quy định tại Điều 93- Điều đầu tiên của Chương các tội xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người, sau chương các tội

xâm phạm an ninh quốc gia BLHS không mô tả thế nào là tội giết người

trong Bộ luật Định nghĩa tội giết người được hiểu theo nhiều cách khác nhau

trong khoa học pháp lý hình sự Có thé hiểu, tội giết người là hành vi cố ý gây

ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực

TNHS và đủ tuổi chịu tráchnhiệm hình sự thực hiện BLHS 1999 đã tách tội

giết người năm 1985 thành ba tội: tội giết người (Điều 93), giết con mới đẻ (Điều 94) và giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều

2 Điều 93 BLHS Việt Nam gồm có 3 Khoản, Khoản 1 quy định về

khung tăng nặng bao gồm các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng, Khoản 2 quy định về khung cơ bản bao gồm các trường hợp giết người thông thường Khoản 3 quy định hình phạt bố sung mà người phạm tội có thé bị áp dụng sau khi chấp hành xong hình phạt chính Việc đưa khung tăng nặng lên trước khung cơ bản là điều ít thấy trong BLHS Điều này nhằm

nhân mạnh tinh chat đặc biệt nguy hiểm của các trường hợp giết người có tình

tiết tăng nặng, đồng thời thé hiện chính sách của Việt Nam trong việc nghiêm khắc trừng trị trong các trường hợp này.

3 Người phạm tội bị áp dụng điều 93 BLHS Việt Nam nếu thỏa mãn đầy đủ bốn yếu tố của cấu thành tội phạm Về khách thể, hành vi giết người xâm phạm đến quyên sống của con người, đối tượng của tội phạm phải là con người đang sông Về mặt khách quan, bao gồm: Người phạm tội phải có hành vi tước bỏ tính mang của người khác trái pháp luật, được biểu diễn dưới dang

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w