1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các dấu hiệu của Đồng phạm

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tội phạm là một vấn đề quan trọng trong khoa học luật hình sự. Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý tham gia thực hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát triển thành “phạm tội có tổ chức”.

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CÁ NHÂNMÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1

Đề bài: Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm

Hà Nội - Tháng 12, năm 2021

Trang 2

1.2 Khái niệm dấu hiệu đồng phạm 2

2 Dấu hiệu của đồng phạm 2

2.1 Dấu hiệu về mặt khách quan 2

2.1.1 Dấu hiệu về số lượng người tham gia vào việc thựchiện tội phạm 2

2.1.2 Dấu hiệu về tính liên kết về hành vi 3

2.1.3 Dấu hiệu về hậu quả trong đồng phạm 4

2.1.4 Dấu hiệu về thời điểm trong đồng phạm 5

2.2 Dấu hiệu về mặt chủ quan 5

2.2.1 Dấu hiệu lỗi 5

2.2.2 Dấu hiệu về mục đích và động cơ 6

II Việc áp dụng lý luận dấu hiệu về đồng phạm trong thực tiễnhiện nay 7

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Tội phạm là một vấn đề quan trọng trong khoa học luật hình sự Tội phạmcó thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện Khi tộiphạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên hệmật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm So với tội phạm do mộtngười thực hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm ngườicùng cố ý tham gia thực hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổchức và cách thức thực hiện, phát triển thành “phạm tội có tổ chức”.

Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tộiphạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm thường xuyên, cấp báchluôn được quan tâm và chú trọng Do đó, việc nghiên cứu về những loại ngườiđồng phạm trong khoa học và việc áp dụng nó trong thực tiễn để trên cơ sở đóđưa ra những giải pháp hoàn thiện, phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống tộiphạm, ngăn chặn và hạn chết tối đa hậu quả của tội phạm gây ra Đây là một vấnđể có ý nghĩa to lớn không chỉ riêng về mặt lí luận mà còn cả về mặt thực tiễn

Vì những lí do trên, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích cácdấu hiệu của đồng phạm” Qua đó không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn những

vấn đề lý luận về dấu hiệu đồng phạm mà còn là tiền đề để áp dụng vào thựctiễn công việc sau này.

Do tài liệu và khả năng nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế, vì vậy kínhmong thầy/cô góp ý để bài làm của em được tốt hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

B NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận về các dấu hiệu đồng phạm 1 Khái niệm

1.1 Khái niệm đồng phạm

Tại khoản Điều 17 BLHS quy định về đồng phạm như sau: “Đồng phạm

là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Thông

qua quy định này, có thể định nghĩa đồng phạm một cách rõ ràng hơn đó là:Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên, lỗi của những người đồng phạmlà lỗi cố ý, trong đó có sự tiếp thu ý kiến của nhau để thực hiện một tội phạm.

1.2 Khái niệm dấu hiệu đồng phạm

Dấu hiệu là những hiện tượng để tỏ rõ một điều gì đó Theo đó, dấu hiệuđồng phạm là những tình tiết, chi tiết, hiện tượng để ta xác định đâu là một vụ ánđồng phạm

2 Dấu hiệu của đồng phạm

Dựa trên cơ sở định nghĩa pháp lý về khái niệm đồng phạm được quy địnhtại Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, có thể thấy, đồng phạm đòi hỏiphải có những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ về mặt khách quan và chủ quangiữa những người tham gia thực hiện tội phạm.

2.1 Dấu hiệu về mặt khách quan

Dấu hiệu về mặt khách quan là những biểu hiện của đồng phạm diễn rahoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Dấu hiệu về mặt khách quan baogồm số lượng người trong vụ án, dấu hiệu thể hiện tính liên kết về hành vi vùngthực hiện một tội phạm và dấu hiệu hậu quả do vụ án đồng phạm gây ra.

2.1.1 Dấu hiệu về số lượng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm

Dấu hiệu về mặt khách quan thứ nhất của đồng phạm là dấu hiệu về sốlượng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm Đây là yếu tố bắt buộc vềmặt khách quan của đồng phạm, nếu thiếu dấu hiệu về số lượng người tham gia

Trang 5

thực hiện tội phạm thì sẽ không có đồng phạm Có nghĩa là, chỉ khi có từ haingười trở lên tham gia vào việc thực hiện tội phạm chung và hai người này phảicó đủ điều kiện của chủ thể tội phạm thì mới có sự cùng bàn bạc và cùng nhauhành động, lúc này mới có thể là trường hợp đồng phạm.

Như vậy, có thể nói trường hợp phạm tội được coi là đồng phạm phải cótừ hai người trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự tham gia Điều nàyđã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017

như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện

một tội phạm” Ở đây, khi nói đến chi tiết “hai người trở lên”, các nhà làm luật

chỉ nêu giới hạn tối thiểu là hai mà không có giới hạn tối đa Vì vật tùy vào hìnhthức đồng phạm và loại tội phạm được thực hiện mà số lượng người trong tộiphạm có thể khác nhau

Số lượng người tham gia vào vụ đồng phạm cũng được coi là một cơ sởđể quyết định tính chất của tội phạm Sự tham gia của nhiều người đã làm chotội phạm có sự thay đổi về chất và có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so vớitrường hợp phạm tội riêng lẻ Khi tội phạm có nhiều người cùng tham gia thìnhững người phạm tội có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể nên liều lĩnh, táo bạohơn, quyết tâm phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng cao hơn.

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào có nhiều người cùng thamgia vào một tội phạm đều bị coi là đồng phạm Trong một số trường hợp tộiphạm được thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì chỉ khi thỏa mãn một sốdấu hiệu đặc trưng đó những người tham gia vào vụ đồng phạm mới được coi làchủ thể của tội phạm Ngoài ra, khi tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủthể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người đồng phạm là người thực hành

2.1.2 Dấu hiệu về tính liên kết về hành vi

Trong vụ án đồng phạm, các chủ thể luôn có sự liên kết hành động nhằmthực hiện tội phạm Như đã nói ở trên, không phải cứ có từ hai người trở lêncùng tham gia thực hiện một tội phạm, cùng xâm hại một khách thể là có đồng

Trang 6

phạm Để có đồng phạm thì những người tham gia phải có sự cùng chung hànhđộng, hay cùng thực hiện tội phạm.

Tại khoản 1 Điều 17 đã quy định về đồng phạm là việc “cùng thựchiện một tội phạm” Ở đây, nhà làm luật quy định những ngườiđồng phạm phải hành động phối hợp thống nhất với nhau đểđạt được kết quả chung Hành vi của người này là điều kiện có ýnghĩa cho việc thực hiện hành vi của người khác, là một khâucần thiết của hành động phạm tội chung của họ Mỗi ngườitrong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tộiphạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết vớinhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi củangười khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đềunằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đíchchung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm Vì vậy, sẽ khôngđược coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện mộttội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người nàykhông có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau màhành vi của từng người đều thực hiện độc lập.

Việc cố ý cùng thực hiện tội phạm đòi hỏi mỗi người đồngphạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành visau: Hành vi thực hiện tội phạm Người có hành vi này được gọilà người thực hành; Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm Ngườicó hành vi này được gọi là người tổ chức; Hành vi xúi giục ngườikhác thực hiện tội phạm Người có hành vi này được gọi là ngườixúi giục; Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm Ngườicó hành vi này được gọi là người giúp sức.

Nếu không có một trong những hành vi này thì không thểcoi là cùng thực hiện, vì vậy không phải là người đồng phạm.

Trang 7

Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gianhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ cómột loại hành vi tham gia Người đồng phạm có thể tham giavới một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loạihành vi khác nhau Trong đó, hành vi của người thực hành lànguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả, còn hành vi của nhữngngười đồng phạm khác thì thông qua hành vi của người thựchành mà gây ra hậu quả.

2.1.3 Dấu hiệu về hậu quả trong đồng phạm

Bằng những hành vi cụ thể như trên, những người đồngphạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội Những hành vi đóđược thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau Hậu quảcủa tội phạm là kết quả của sự nỗ lực tham gia hoạt động phạmtội của tất cả những người đồng phạm.

Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả chung do hoạtđộng của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tộiphạm đưa lại Có nghĩa là giữa hành vi của mỗi người và hậuquả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả.

Mỗi người đồng phạm có thể đều thực hiện hành vi đượcquy định trong cấu thành tội phạm, nhưng cũng có thể họ chỉthực hiện một phần trong chuỗi hành vi để tạo thành một hànhvi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm.Điều này có nghĩa, trong trường hợp hành vi của từng ngườiđồng phạm chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thìquan hệ nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành viđó với nhau thành một thể thống nhất

Trang 8

2.1.4 Dấu hiệu về thời điểm trong đồng phạm

Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vinhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau.Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tộiphạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

Tóm lại, thời điểm thực hiện hành vi tội phạm trong đồngphạm phải là trước khi tội phạm kết thúc.

2.2 Dấu hiệu về mặt chủ quan

Về mặt chủ quan, đồng phạm đòi hỏi những người cùngthực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý Ngoài ra, đối với những tộicó dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồngphạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có mục đíchphạm tội đó.

2.2.1 Dấu hiệu lỗi

Đồng phạm không đặt ra đối với những trường hợp tộiphạm được thực hiện với lỗi vô ý Bởi lẽ, trong trường hợp này,những người phạm tội không có ý định cùng phạm tội chung,không có sự bàn bạc, thỏa thuận cùng nhau thực hiện tội phạm,không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.Giữa họ không có sự cùng cố ý nên trong trường hợp này khôngthể có đồng phạm xảy ra.

Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau: * Về lý chí

Thứ nhất, mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây

thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác có hành vi như vậycùng với mình Luật hình sự không đòi hỏi mỗi người phải biết

Trang 9

được số lượng cụ thể và hành vi của những người đồng phạmkhác mà chỉ cần họ nhận thức được có sự tham gia của ngườikhác và hành vi của người đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội,cùng chung phối hợp để thực hiện một tội phạm.

Nếu chỉ biết mình có hành vi có tính nguy hiểm cho xã hộimà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với mình thìchưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm, do vậykhông có đồng phạm

Thứ hai, mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu

quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình và hậu quảchung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

Như vậy, mỗi người đồng phạm không chỉ nhận thức đượchành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quảdo hành vi của mình gây ra mà còn phải nhận thức được có sựtham gia phạm tội của người khác cùng thực hiện tội phạm Mỗingười đồng phạm đều thấy trước hậu quả của hành vi của mìnhvà hậu quả chung của tội phạm mà họ cùng tham gia.

* Về ý chí

Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt độngchung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc chohậu quả thiệt hại xảy ra Điều này có nghĩa, trong trường hợpđồng phạm, có thể có hình thức lỗi cố ý gián tiếp

Những trường hợp tội phạm có sự tham gia đông ngườinhưng những người tham gia không mong muốn có cùng chunghành động phạm tội để gây ra hậu quả tội phạm chung thìkhông được coi là đồng phạm.

Trang 10

2.2.2 Dấu hiệu về mục đích và động cơ

Dấu hiệu mục đích phạm tội và động cơ phạm tội trongđồng phạm là dấu hiệu không bắt buộc Trong một số cấu thànhtội phạm có quy định dấu hiệu mục đích phạm tội, động cơphạm tội là dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể thì để xácđịnh có đồng phạm của tội phạm đó đòi hỏi phải xác định đượctất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích, động cơphạm tội, hoặc những người tham gia phạm tội không có cùngmục đích, động cơ phạm tội nhưng đã biết và tiếp nhận mụcđích, động cơ phạm tội của nhau Ví dụ: Đồng phạm những tộithuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu được môtả trong cấu thành tội phạm, nếu không thỏa mãn dấu hiệucùng mục đích sẽ không có đồng phạm Trong trường hợp này,những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự độc lập vớinhau

II Việc áp dụng lý luận dấu hiệu về đồng phạm trong thực tiễn hiện nay

1 Tình huống pháp lý cụ thể

Bộ luật hình sự đã đưa ra các quy định pháp lý để xác địnhđồng phạm rõ ràng Tuy nhiên đây là vấn đề mới, cần đượcnghiên cứu và áp dụng lý luận vào thực tiễn một cách thậntrọng và đúng với quy định của pháp luật Ở đây, em xin nêumột vụ án có sự xung đột quan điểm giữa các cơ quan tố tụngtrong việc xác định đồng phạm đối với trường hợp phạm tội củacá nhân:

Nội dung vụ án: Sau khi biết trong trạm phát sóng của mộtchi nhánh viễn thông Viettel có máy phát điện, A nói cho B biết,

Trang 11

hai người hẹn nhau 22 giờ ngày hôm sau có mặt tại trạm phátsóng để lấy trộm, B nói sẽ rủ thêm C cùng đi Tối hôm sau, B rủC và nói: “Tí nữa A sang rồi 03 người cùng đi lấy máy phátđiện” Tuy nhiên, sau đó B, C không đợi A đi cùng mà cả 02 đitrước lên trạm phát sóng, mang theo 02 cờ lê, 01 kìm và 01thanh gỗ Đến nơi khoảng 20 giờ, C đứng dưới cảnh giới còn Blên trạm phát sóng dùng kìm, cờ lê phá khoá cửa nhà trạm.Không phá được, B bảo C về nhà lấy cái gì để phá khoá, C vềnhà lấy 01 thanh sắt đưa cho B, rồi tiếp tục đứng dưới cảnh giới.Sau đó B, C lấy được 01 máy phát điện mang về nhà C cất giấu

Do uống rượu say nên A ngủ ở nhà tới gần 22 giờ mới dậy,khi sang nhà C thì hai người vừa khiêng máy phát điện về Ahỏi: “Chúng mày lấy được máy phát điện này à?” C và B trả lời:“Ừ”; C nói: “Dưới đó còn nhiều bình ắc quy lắm” A mượn B 02cờ lê, rồi một mình đi lên trạm phát sóng, dùng cờ lê tháo ốc vítlấy trộm được 02 bình ắc quy B và C sau khi lấy được máy phátđiện ai về nhà nấy đi ngủ và không biết A có lấy được gì haykhông 02 bình ắc quy trộm cắp được, A bán lấy tiền tiêu xài cánhân Tài sản bị chiếm đoạt qua định giá xác định: máy phátđiện trị giá 49.000.000đ, 02 bình ác quy trị giá 9.000.000đ

A và C bị bắt giữ còn B bỏ trốn nên cơ quan tố tụng đãtách vụ án để điều tra, xử lý ở vụ án khác Quá trình điều traxác định: từ khi B và C lấy được máy phát điện cho đến khi vụviệc bị phát hiện (khoảng 02 tháng), việc cất giấu, xử lý máyphát điện như thế nào A không được bàn bạc và cũng khônghay biết.

* Quan điểm của Viện kiểm sát

Trang 12

Viện kiểm sát truy tố A và C về tội “Trộm cắp tài sản” theokhoản 1 Điều 138 BLHS về hành vi chiếm đoạt máy phát điện(đồng phạm); A còn bị truy tố về tội “Phá huỷ công trình quantrọng về an ninh quốc gia” theo khoản 1 Điều 231 BLHS (chiếmđoạt 02 bình ắc quy).

Viện kiểm sát xác định A là người khởi xướng, rủ rê, lôi kéocác đối tượng đi trộm cắp, B tiếp nhận ý chí từ A, rủ rê C cùngphạm tội B và C là người thực hành; A là người khởi xướng nênphải chịu trách nhiệm chính trong vụ án

Tại phiên toà, A thay đổi lời khai: A biết trong trạm phát sóng cómáy phát điện nên nói với B, nghe thấy vậy B rủ rê A đi lấy trộmmáy phát điện, đồng thời B nói sẽ rủ thêm C cùng đi B mới làngười rủ rê, khởi xướng việc lấy trộm máy phát điện

Đối với C: Trước CQĐT và tại phiên tòa có lời khai thốngnhất: C chỉ biết qua lời nói của B là A sẽ cùng đi lấy trộm, nhưngthực tế A có đi hay không thì C không biết Giữa A và C khôngcó sự trao đổi, bàn bạc nào về việc đi lấy máy phát điện (B bỏtrốn nên không có lời khai trong hồ sơ vụ án).

A và C đều biết người kia sẽ tham gia thực hiện việc lấymáy phát điện với mình A tới nhà C, nhưng tới nơi thì B, C đãlấy được máy phát điện mang về Điều đó chứng tỏ trong ý thứcchủ quan của mình, A muốn thực hiện việc lấy máy phát điệnnhư đã bàn bạc từ trước với B Việc B và C không bàn bạc, chiaphần khai thác, sử dụng chiếc máy phát điện chiếm đoạt đượccho A là do B, C “bội ước”, và điều này không làm thay đổi bảnchất pháp lý của hành vi mà A đã thực hiện trước đó: Cùng bàn

Ngày đăng: 15/07/2024, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w