1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Trường học Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự 2
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 139,33 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển của nhân loại ngày càng đi lên, tình hình kinh tế xã hội của thế giới ngày càng phát triển, loài người có những bước tiến vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đời sống, an sinh xã hội. Đó là những dấu hiệu tích cực không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả đất nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên nó cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: lạm phát, phân hóa giàu nghèo, vấn đề môi trường,…Trong đó tình hình tội phạm trong xã hội cũng có xu hướng phức tạp hơn trước, đặc biệt là cá tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản – một trong những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ từ rất lâu trong tất cả các Bộ luật hình sự của nước ta.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

_   _

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 2

Đề tài: “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài

sản?”

Hà Nội, tháng 5 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

I Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản 2

1 Mặt khách thể của tội phạm 2

2 Mặt khách quan của tội phạm 2

3 Mặt chủ quan của tội phạm 4

4 Mặt chủ thể của tội phạm 4

5 Hậu quả và mối quan hệ nhân quả 4

II Phân biệt tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 5

1 Đối với tội cướp giật tài sản 5

2 Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 6

3 Sự khác nhau giữa tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 7

4 So sánh hình phạt của tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.8 5 Tình huống cụ thể phân biệt tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 9

C KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển của nhân loại ngày càng đi lên, tình hình kinh tế xã hội của thế giới ngày càng phát triển, loài người có những bước tiến vượt bậc trong tất

cả các lĩnh vực đời sống, an sinh xã hội Đó là những dấu hiệu tích cực không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả đất nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta Tuy nhiên nó cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: lạm phát, phân hóa giàu nghèo, vấn đề môi trường,…Trong đó tình hình tội phạm trong xã hội cũng có xu hướng phức tạp hơn trước, đặc biệt là cá tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản – một trong những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ từ rất lâu trong tất cả các Bộ luật hình sự của nước ta

Trong những tội nằm trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu thì “cướp giật tài sản” là tội thường xuyên xảy ra và có những diễn biến phức tạp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Tội cướp giật tài sản - một trong những vấn đề lí luận và thực tiễn - là một trong những đề tài được nhiều nhà khoa học, tác giả quan tâm Qua công tác nghiên cứu phát hiện ra dấu hiệu pháp lý của tội này khá phức tạp Mặc

dù Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có quy định về tội phạm này nhưng Bộ lẫn với các tội khác, đặc biệt dễ gây nhầm lẫn với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản lại không quy định dấu hiệu pháp lý cụ thể nên dẫn đến việc xác định tội bị gặp nhiều khó khăn và nhầm lẫn Nhận thức được tầm quan trọng của việc này nên em xin

chọn đề tài: “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt

tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?”, để qua đó có cách

hiểu đúng đắn về tội phạm này, từ đó có thể phân biệt tội này với các tội khác

Trang 4

B NỘI DUNG

I Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Theo đó tội “cướp giật tài sản” là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang chịu sự quản lí của người có trách nhiệm về tài sản mà không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lí tài sản

1 Mặt khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu của Nhà Nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Trong một số trường hợp diễn ra trong thực tiễn, hành vi cướp giật có thể cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây ra những hậu quả rất nghiệm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại như các vụ cướp giật của người đang điều khiển xe đạp, xe máy làm cho những người này ngã xe gây tai nạn Mặc dù thiệt hại về tính mạng, sức khỏe không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện, không quan tâm đến việc hậu quả có thể xảy ra Cũng chính vì vậy Bộ luật hình sự năm 2015 khi quy định tội cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt

2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản thể hiện ở hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản, là việc người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể giữ được hoặc

Trang 5

giằng lại được, hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý mà không dùng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), không đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người

bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai, nghĩa là người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình đối với người quản lý tài sản

Có thể nói, đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi giật, tức là giằng mạnh lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng (ngay tức khắc) Thông thường do hành vi giật mang tính nhanh chóng và bất ngờ nên làm cho người quản lý tài sản không thể giữ lại được tài sản Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân khối lớn để cướp giật…) Tuy nhiên trong một số trường hợp, dù người phạm tội muốn tạo yếu tố bất ngờ cho nạn nhân nhưng hành vi của người phạm tội không làm cho người quản lý tài sản bị bất ngờ

Do đó không thể thực hiện được thành công hành vi chiếm đoạt được tài sản

Tính công khai của hành vi cướp giật tài sản của người phạm tội cũng là một đặc trưng để phân biệt với những trường hợp phạm tội khác như hành vi trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có tính công khai, trắng trợn

Để thực hiện được hành vi phạm tội của mình, người phạm tội sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, tạo ra những cơ hội tiếp cận tài sản rồi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người bị hại Ví dụ: Do được người khác nhờ nổ máy hoặc dắt hộ xe máy, người phạm tội đã phóng xe bỏ chạy; người phạm tội giả vờ hỏi mua vàng rồi không trả tiền mà nhanh chóng cầm vàng bỏ chạy…

Trang 6

Trong các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng, có một số thủ đoạn mà hành

vi dễ gây nhầm lẫn với các nhóm tội liền kề như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu không xem xét kĩ hành vi khách quan Thủ đoạn phạm tội cướp giật tài sản cũng chính là dấu hiệu đặc trưng

để phân biệt tội cướp giật tài sản với các tội phạm khác gần kề

3 Mặt chủ quan của tội phạm

Tội cướp giật tài sản được thực hiện với lỗi cố ý Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng xuất hiện trước khi hành vi cướp giật được thực hiện, mục đích chiếm đoạt không thể xuất hiện sau bởi vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của mình, thấy trước hậu quả của hành vi của mình, mong muốn chiếm đoạt được tài sản

4 Mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171, vì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cần phải chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 171 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình

sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự

5 Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Trang 7

Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác Mặc dù điều luật không quy định, nhưng về lý luận tội cướp giật tài sản là tội phạm

có cấu thành vật chất, do đó, chỉ khi nào người phạm tội chiếm đoạt được tài sản thì tội phạm mới hoàn thành, nếu đã có hành vi phạm tội nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt chứ không xem là tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên nhà làm luật không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm như đối với các tội khác như tội trộm cắp, tội công nhiên chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Do đó người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất nhỏ (hoa tai giả, dây chuyền giả) vẫn là phạm tội cướp giật tài sản Tuy nhiên, nếu chiếm được tài sản có giá trị lớn thì thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 hoặc 4 của Điều 171 tùy theo giá trị của tài sản bị chiếm đoạt

Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc các thiệt hại khác là những dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản

II Phân biệt tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015) và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS 2015) là hai tội rất hay bị nhầm lẫn trong thực tế vì dấu hiệu hành vi, thủ đoạn phạm tội có những nét tương đồng Nếu các cơ quan chức năng, các cơ quan thực hiện tiến hành việc điều tra, truy tố, xét xử, tiến hành việc

tố tụng mà không xem xét kĩ hành vi khách quan của tội phạm thì rất dễ xảy ra việc nhầm lẫn, từ đó dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt, bỏ sót tội phạm Dưới lý luận pháp luật hình sự Việt Nam thì hai tội này có thể phân biệt qua những điểm khác biệt sau:

1 Đối với tội cướp giật tài sản

Trang 8

Tội cướp giật tài sản đòi hỏi người cướp giật phải có hành vi chiếm đoạt Hành

vi chiếm đoạt tài sản ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các nội dung khác:

- Tội cướp giật tài sản có dấu hiệu công khai Người phạm tội có ý thức công khai và không có ý thức che đậy hành vi phạm tội đó

- Tội cướp giật tài sản có dấu hiệu nhanh chóng: Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản (sơ hở này có thể có sẵn hoặc dó người phạm tội chủ động tạo ra) Nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lần tránh Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản này có thể diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác, hình thức này có thể là nhanh chóng giật lấy giành lấy và tẩu thoát… Với thủ đoạn như vậy thì người phạm tội muốn chủ tài sản không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình và không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản

Chủ thể của tội cướp giật tài sản có thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu người phạm tội thuộc Khoản 2, 3, 4 Điều 171 Bộ luật Hình sự (trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)

2 Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ Hành vi của tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt tài sản của các tội khác dấu hiệu công nhiên Ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì hành vi chiếm đoạt này có tính công khai như hành vi cướp giật nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có dấu hiệu ngăn cản, do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhanh chóng, nhanh chóng chiếm đoạt và lẩn

Trang 9

Cũng có trường hợp Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được

Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không thể trở thành chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản kể cả trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

3 Sự khác nhau giữa tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Cả hai tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản đều giống nhau ở điểm là chúng đều được thực hiện một cách công khai Tuy nhiên, hành vi chiếm đoạt tài sản giữa hai tội này khác nhau ở chỗ:

Thứ nhất, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là ngang nhiên chiếm đoạt tài sản do người khác đang quản lý, bất chấp sự có mặt của chủ tài sản Đặc trưng của tội này là hành vi công khai, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản, khi thực hiện hành vi chiếm đoạt Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội thường lợi dụng người quản lý tài sản không có khả năng, điều kiện để chống trả, bảo vệ tài sản của mình nên khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của mình, người phạm tội không cần nhanh chóng chiếm đoạt cũng như không cần phải nhanh chóng lẩn trốn và không sợ bị bắt giữ vì người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản việc chiếm đoạt Đây là điểm khác biệt đối với tôi cướp giật tài sản Đối với tội cướp giật tài sản, thủ đoạn phạm tội, hành vi phạm tội phải được thực hiện một cách nhanh chóng và phải gây yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hay người đang quản lý tài sản, và sau khi thực hiện được hành vi chiếm đoạt thì người phạm tội phải nhanh chóng thực hiện các thủ đoạn khác để nhanh chóng tẩu thoát

Trang 10

Thứ hai, ở tội công nhiên chiếm đoạt thì không cần thiết phải có hành vi

“nhanh chóng” bởi vì người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan khi mà người đang sở hữu tài sản hoặc người đang quản lý tài sản đang trong tình trạng không có khả năng, điều kiện chống trả để bảo vệ tài sản, đang bị vướng mắc ở một công việc nào đó (ví dụ leo lên cây hay để tỉa cành và để xe máy ở dưới nhưng không rút chìa khóa xe) hoặc do tình trạng thể chất, sức khỏe của chủ tài sản mà không thể ngăn được việc chiếm đoạt tài sản Do đó, người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình một cách ngang nhiên, hành động không cần phỉa nhanh chóng Sau khi thực hiện xong hành vi chiếm đoạt cũng vậy, vì người chủ sở hữu không thể ngăn cản được nên không cần phải nhanh chóng tẩu thoát

Đối với tội cướp giật tài sản, hành vi phải nhanh chóng bởi vì chủ sở hữu vẫn còn có khả năng bảo vệ hoặc giữ lại, giật lại tài sản, bắt giữ người phạm tội

Do đó để thực hiện được thành công hành vi cướp giật của mình, người phạm tội thường sử dụng các thủ đoạn khác để làm cho chủ sở hữu hay người đang quản lý tài sản bị bất ngờ mà không thể chống trả, bảo vệ tài sản để công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản Người phạm tội biết rõ chủ tài sản hoàn toàn có khả năng ngăn cản việc chiếm đoạt, có khả năng lấy lại tài sản nên ngay sau khi công khai chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội nhanh chóng tẩu thoát, lẩn trốn

Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

4 So sánh hình phạt của tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Ngày đăng: 16/07/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w