1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Phòng vệ chính đáng trong Luật Hình sự Việt Nam

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng vệ chính đáng trong Luật Hình sự Việt Nam
Tác giả Pham Quốc Hung
Người hướng dẫn Tiến sĩ Vừ Khỏnh Vinh Phú
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 47,94 MB

Nội dung

Chế định phòng vệ chính đáng được Luật Hình sự quy định như là một cơsở để mọi người có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ quyền,lợi ích của người khác cũng như các l

Trang 1

PHAM QUỐC HUNG

PHONG VE CHINH DANG TRONG LUAT HINH SU VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự

Mã số: 50514

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Võ Khánh Vinh

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứuNhà nước và Pháp luật

¬ i ~=Sa ten

HÀ NỘI, NAM 20011 ĐT Lan ERT EE

| 1110 Si

Trang 2

Chế định phòng vệ chính đáng được Luật Hình sự quy định như là một cơ

sở để mọi người có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bảo vệ quyền,lợi ích của người khác cũng như các lợi ích của Nhà nước trước những hành vixâm hại Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay vấn đềphòng vệ chính đáng đang đặt ra một số vướng mắc về mặt lý luận cũng như thựctiên áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu, xem xét

Trong thực tiễn xét xử hiện nay, việc áp dụng chế định phòng vệ chínhđáng trong những trường hợp cụ thể còn rất nhiều vướng mắc, có nhiều ý kiến

khác nhau trong việc xác định mức độ thế nào là cần thiết để quyết định là có hay

không có phòng vệ chính đáng Hơn nữa, việc áp dụng chế định phòng vệ chínhđáng đối với các trường hợp người có hành vi phòng vệ là người đang thi hànhcông vụ mà có hành vi vượt quá thì trường hợp nào phải định tội là vượt quá giớihạn phòng vệ chính đáng, trường hợp nào phải định tội là phạm tội trong khi thihành công vụ? Đó là những vấn đề mà thực tiễn xét xử đang đặt ra

Mat khác, các văn bản hướng dẫn về phòng vệ chính đáng hiện nay cònchưa đầy đủ và chưa đồng bộ, chủ yếu các văn bản này đã ra đời từ rất lâu do đó

cần có sự nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định cũng như

những đòi hỏi hiện nay của nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm

Từ thực tiễn trên, cùng với một hiện tượng xã hội hiện nay là rất nhiềungười có thái độ thờ ơ trước những hành vi vi phạm xâm hại tới lợi ích của người

khác cũng như các lợi ích chung thì việc nghiên cứu và phổ biến rộng rãi quy

Trang 3

nâng cao nhận thức pháp luật về phòng vệ chính đáng trong nhân dân để mọi

người hiểu được quyền cũng như nghĩa vụ của mình khi đứng trước một hành vi

vi phạm từ đó khuyến khích họ tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh phòngchống tội phạm Day chính là lý do mà chúng tôi đã lựa chon đề tài " Phòng vệ

chính đáng trong Luật Hình sự Việt Nam " để nghiên cứu.

2 - Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định phòng vệ chính đáng là một chế định rất quan trọng trong LuậtHình sự Việt Nam, do vậy cần có sự nghiên cứu phân tích về mặt lý luận cũngnhư tổng kết thực tiễn xét xử về vấn đề này Tuy nhiên, có thể nói chưa có nhiềucông trình nghiên cứu về chế định này

Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về phòng vệ chính đáng

như: " Về vấn đề phòng vệ chính đáng” của tác giả Dang Văn Doãn; " Vấn déhoàn thiện các quy định về những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hànhvi" cua tác gia Lê Cảm; " Phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam" cuatác gia Giang Sơn hay " Phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật Hình sựnăm 1999" của tác giả Nguyễn Đức Mai Tuy nhiên, các công trình đó nghiêncứu về phòng vệ chính đáng hoặc là theo các quy định cũ hoặc mới chỉ mới tậptrung phân tích về mặt lý luận mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện

cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng vệ chính đáng trong giai

đoạn hiện nay

Trang 4

phạm vi bản luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề về lý luận vàthực tiễn liên quan tới khái niệm, ý nghĩa, cơ sở lý luận của chế định phòng vệchính đáng; thực tiễn áp dụng chế định này hiện nay Những nội dung này theochúng tôi là cơ bản, quan trọng và là những vấn đề cấp bách cần nghiên cứu.

Mục đích của luận văn là trên cơ sở của việc nghiên cứu lý luận, của việcphân tích đánh giá các quy định của pháp luật hình sự, cũng như thực tiễn ápdụng pháp luật về phòng vệ chính đáng sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiệncác quy định về phòng vệ chính đáng cũng như nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác áp dụng pháp luật về phòng vệ chính đáng trong thực tiễn

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu khaí niệm, ý nghĩa, cơ sở lý luận của phòng vệ chính đáng

thông qua các quy định của pháp luật hiện hành

- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng

- Đánh giá thực tiễn áp dụng chế định phòng vệ chính đáng, rút ra nhữngvướng mac mà thực tiễn áp dụng pháp luật đang đặt ra

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định phòng vệ chính đángcũng như nhằm nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật về phòng vệchính đáng trong thực tiễn

Trang 5

Mác- LêN¡n, các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy

vật lich sử Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể như phân

tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử

5 - Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Luận văn là một công trình nghiên cứu một cách tập trung những vấn đề lýluận về phòng vệ chính đáng cũng như thực tiễn áp dụng chế định này trong hoạtđộng xét xử với mục đích đưa ra những phương hướng hoàn thiện chế định này

về mặt lập pháp đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả củacông tác áp dụng pháp luật về phòng vệ chính đáng trong thực tiễn

6 - Cơ cấu của luận văn

Luận văn gồm có: mở đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo

Trang 6

1.1 KHÁI NIEM VA Ý NGHĨA CUA PHÒNG VỆ CHÍNH DANG

1.1.1 Khái niệm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậtHình sự, điều đó có nghĩa là một hành vi của một người nào đó thoả mãn các dấuhiệu của một tội được Bộ luật Hình sự quy định thì hành vi đó bị coi là tội phạm

và bị trừng phạt Ví dụ: hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác mộtcách trái pháp luật sẽ cấu thành tội giết người theo Điều 93 của Bộ luật Hình sựhay hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ cấu thành tội cố ý gây thương

tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 Bộ luật Hình

su.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một hành vi tuy có các dấu hiệu củamột tội phạm, có nghĩa là xét về bề ngoài hành vi đó cũng có đầy đủ các dấu hiệucủa cấu thành tội phạm của một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự nhưng

trong một số điều kiện cụ thể thì hành vi đó không bị coi là tội phạm mà thực tế

hành vi đó cần được khuyến khích, động viên vì nó phù hợp với đòi hỏi của xãhội Ví dụ: hành vi của một người để bảo vệ tính mạng cho một đứa trẻ đang bịmột người tâm thần tấn công, không còn cách nào khác buộc phải gây thương

tích cho kẻ tấn công thì không thể cho là người này phạm tội cố ý gây thương

tích hay hành vi của một người vì để tránh cho đám cháy không lan hết cả khu

Trang 7

Trong lý luận hình sự, trong pháp luật hình sự và trong thực tiễn xét xử,khi nghiên cứu về những trường hợp không phải là tội phạm người ta thường

dùng các thuật ngữ như " những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm của hành

vi", " những trường hợp không phải là tội phạm " hay " các yếu tố loại trừ tính tộiphạm" Về thuật ngữ, có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng xét về bảnchất chúng ta thấy rằng chúng đều giống nhau ở chỗ là đều có tình tiết hoặc yếu

tố loại trừ tính tội phạm của hành vi Luật hình sự Việt Nam quy định các yếu tốhoặc tình tiết đó bao gồm: phòng vệ chính đáng ( Điều 15 Bộ luật Hình sự ), tìnhthế cấp thiết ( Điều 16 Bộ luật Hình sự ) và trong thực tiễn xét xử chúng ta cònthừa nhận các tình tiết như bắt giữ người phạm tội, thi hành mệnh lệnh, rủi ronghề nghiệp Ngoài ra, pháp luật hình sự nước ta còn quy định hai trường hợpkhông phải chịu trách nhiệm hình sự là sự kiện bất ngờ ( Điều 11 Bộ luật Hìnhsự) và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự ( Điều 13 Bộ luật Hình

Sự)

Phòng vệ chính đáng là một trong những điều kiện làm cho tính chất tộiphạm của hành vi không còn nữa mà trái lại nó được coi là có ích và được xã hộikhuyến khích Để hiểu thế nào là phòng vệ chính đáng chúng ta sẽ nghiên cứuquy định về phòng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự của một số nước trênthế giới và quy định của Luật Hình sự Việt nam về vấn đề này

Chế định phòng vệ chính đáng được quy định trong luật hình sự của cácnước có sự khác nhau Những nét đặc thù này phản ánh chế độ chính trị và xã

Trang 8

tranh phòng và chống tội phạm.

Trong Bộ luật Hình sự của Cộng hoà liên bang Nga, tại Điều 38 quy địnhhành vi phòng vệ cần thiết như sau:

" Không phải là tội phạm việc gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm

hại thân thể và các quyền của người phòng vệ hoặc của người khác, xâm phạm

các lợi ích của xã hội hay nhà nước, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích nói trên,nếu trong khi gây thiệt hại không vượt quá giới hạn phòng vệ cần thiết

Mọi người đều có quyền phòng vệ cần thiết không tuỳ thuộc vào việc họ

có được đào tạo chuyên môn hay không và họ giữ cương vị công tác gì Quyềnphòng vệ cần thiết không tuỳ thuộc vào khả năng thoát ra khỏi hành vi xâm hạihoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác hay của cơ quan chính quyền"

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà liên bang Nga thì kháiniệm được dùng ở đây là quyền phòng vệ cần thiết Pháp luật hình sự của Ngaquy định quyền này rất rộng cho người có hành vi phòng vệ để bảo vệ lợi íchchính đáng của mình, của người khác hay của xã hội Tuy nhiên, trong những

trường hợp cụ thể, nếu hành vi phòng vệ rõ ràng vượt quá giới hạn của phòng vệ

cần thiết thì người có hành vi phòng vệ vượt quá này sẽ phải chịu trách nhiệmhình sự Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Hình sự Cộng hoà liên bang Nga quy định:”

Trang 9

Vấn đề phòng vệ chính đáng trong luật hình sự nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa được quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự Theo quy định của Điều

20 thi" Người thực hiện hành vi trong tình trạng phòng vệ chính đáng nhằm ngănchặn hành vi bất hợp pháp xâm hại các lợi ích của nhà nước, xã hội, các quyềnnhân thân, tài sản, các quyền khác của mình hoặc của người khác gây thiệt hạicho người có hành vi xâm hại bất hợp pháp, thì không phải chịu trách nhiệm hìnhsu" Tuy nhiên, để tránh việc lam dụng quyền phòng vệ chính đáng, khoản 2Điều 20 Bộ luật Hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: " Nếu hành viphòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thìphải chịu trách nhiệm hình sự” Vì hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi rấtđáng khuyến khích và trên thực tế thì ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượtquá giới hạn phòng vệ chính đáng rất khó xác định rõ ràng nên luật hình sự của

Trung Quốc quy định trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

thì tuỳ theo tình tiết mà cân nhắc cho được hưởng hình phạt nhẹ hơn hoặc đượcmiễn hình phạt

Để thể hiện sự quyết tâm đấu tranh đối với các tội về bạo lực như: giết

người, cướp của, gây thương tích, hiếp dâm, bắt cóc và các tội bạo lực, nhằmkhuyến khích mọi người dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống các loại tộinày, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: " Hanh

vi phòng vệ đối phó với bọn tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếpdâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết ngườiphạm tội, thi không phải chịu trách nhiệm hình sự” Đây là một đặc trưng của Bộ

Trang 10

Khi nghiên cứu luật hình sự của Nhật Bản, chúng ta thấy rằng vấn đềphòng vệ chính đáng được quy định trong Bộ luật Hình sự của Nhật Bản được

quy định hết sức ngắn gọn Tuy nhiên, nội dung của chế định này vẫn được thể

hiện rõ ràng và qua đó cũng thể hiện rõ chính sách hình sự của nhà nước NhậtBản đối với trường hợp phòng vệ chính đáng cũng như trong trường hợp vượt quágiới hạn phòng vệ chính đáng Điều 36 Bộ luật Hình sự Nhật Bản quy định:

" Hành vi bất kha kháng được thực hiện nhằm mục đích bảo vệ quyền lợicủa bản thân hay của người khác để chống lại sự xâm hại bất chính trong tình thế

_ cấp thiết thì không bị xử phạt.

Hành vi vượt quá mức độ phòng vệ, tuỳ theo tình tiết, có thể được giảmnhẹ hay miễn trừ hình phạt”

- Trong Bộ luật Hình sự của Thuy Điển thì vấn đề phòng vệ chính đáng

được quy định dưới khái niệm hành vi tự vệ Tại Điều 1, Chương 24 Bộ luật Hình

sự Thuy Điển quy định:

" Người nào thực hiện một hành vi để tự vệ thì không bị xử phạt Một người hành động để tự vệ là người tìm cách:

- Ngăn chặn một số tấn công hiện thực hoặc ngay tức khắc của người phạmtội đối với con người hoặc tài sản;

Trang 11

- Có hành động cưỡng ép đối với một người dùng vũ luc hoặc de dọa dùng

vũ lực hoặc có hành động khác cản trở việc thu hồi tài sản khi bị bắt quả tang:

- Ngăn chặn một người xâm nhập trái phép một căn phòng, ngôi nhà, tàu

thuyền;

- Đuổi khỏi căn phòng, ngôi nhà, tàu, thuyền, người đã xâm nhập trái phéphoặc trong trường hợp người đó không chịu rời khỏi một nhà ở khi đã có lệnhbuộc phải rời khỏi;

- Quy định trên áp dụng trong trường hợp hành động tự vệ rõ ràng là có thể

biện hộ được ( tương xứng ) khi xét tính chất của sự tấn công và tầm quan trọngcủa đối tượng bị tấn công”

Một trong những nước mà chế định phòng vệ chính đáng được quy địnhkhá rõ ràng và cụ thể trong Bộ luật Hình sự là Cộng hoà Pháp Điều 122.5 vàĐiều 122.6 Bộ luật Hình sự của Cộng hoà Pháp quy định như sau:

Điều 122.5: " Người đứng trước một sự tấn công không có căn cứ đối vớimình hoặc người khác, đã thực hiện cùng lúc ấy một hành vi cần thiết để bảo vệmình hoặc người khác, không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ khi có sự khôngtương xứng giữa các biện pháp phòng vệ và tính nghiêm trọng của sự tấn công

Người để ngăn chặn việc thực hiện một trọng tội hoặc khinh tội đối với tài

sản, đã có một hành vi phòng vệ, không phải là cố ý giết người, khi hành vi ấythật cần thiết để đạt mục đích phòng vệ và các biện pháp sử dụng tương xứng với

Trang 12

2 Để chống cự lại những kẻ trộm cắp hoặc cướp có dùng vũ lực”.

Như vậy, trong pháp luật hình sự của các nước đã phân tích ở trên, mặc dù

có quy định khác nhau nhưng tựu trung lại trong Bộ luật Hình sự của các nướcnày đều tồn tại một điều luật quy định hành vi để bảo vệ lợi ích của nhà nước ,

xã hội, của mình hoặc của người khác mà chống trả lại người có hành vi xâmphạm đến các lợi ích đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu mức độ củahành vi chống trả là tương xứng Đây chính là ban chất của phòng vệ chính đáng

Ở Việt Nam, chế định phòng vệ chính đáng được xây dựng trên cơ sở lý

luận và thực tiễn xét xử ở nước ta từ trước tới nay, có sự tham khảo luật hình sựcủa các nước trên thế giới Theo đó, mặc dù có đầy đủ các yếu tố cấu thành nhưmột tội phạm, nhưng thực chất phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm bởi

vì nó đã hoàn toàn mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Điều 15 Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đưa rađịnh nghĩa về khái niệm phòng vệ chính đáng như sau: " Phòng vệ chính đáng là

Trang 13

hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi

ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cầnthiết người đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm."

Vì sao pháp luật lại cho phép và hơn thế nữa, lại khuyến khích mọi người

tự mình chống trả lại hành vi trái pháp luật của người tấn công mình hoặc tấncông người khác bằng cách gây thiệt hại cho chính người đó ? Dé trả lời câu hỏi

này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của chế định phòng vệ chính đáng.

1.1.2 Ý nghĩa của chế định phòng vệ chính đáng

Với việc cho phép người bị tấn công có quyền có hành vi chống trả lại vàgây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, phải chăng pháp luật cho phép mọingười có quyền tự xử lý các mối quan hệ của mình mà không cần tới các cơ quan

nhà nước như cơ quan công an, kiểm sát, toà án? Vấn dé không phải là như vậy.

Chúng ta biết rằng trong lịch sử loài người, trước khi xã hội phân chiathành giai cấp và xuất hiện bộ máy nhà nước, khi có các hành vi nguy hiểm nhưgiết người, gây thương tích, hiếp dâm, cướp của xảy ra, thì đó là việc giữa các cánhân, họ tự giải quyết với nhau; việc chống lại những hành vi nói trên là việcriêng của cá nhân người bị hại hoặc của gia đình họ mà xã hội không hề canthiệp Cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhà nước ra đời, bằng bộ máy cưỡngchế của mình, nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng có lợi cho giai

cấp thống trị, việc trừng trị những hành vi nguy hiểm cho xã hội lúc này không

Trang 14

nhân người bị thiệt hại hoặc gia đình họ không có quyền tự xử lý, không cóquyền tự báo thù, trừng trị tội phạm, mặc dù tội phạm xảy ra đã gây thiệt hại chochính bản thân họ Lúc này, người bị thiệt hại chỉ có thể yêu cầu các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền can thiệp để trừng trị kẻ phạm tội và buộc kẻ phạm tội phải

bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị hại Việc cá nhân tự ý trả thù, tự ý

trừng trị kẻ phạm tội mà không thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

sẽ bị pháp luật cấm vì nếu để tình trạng như vậy xảy ra thì trật tự xã hội sẽ khôngthể duy trì được

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật cho phép các cá nhân tự

xử lý mà không cần có sự can thiệp của nhà nước do tính chất cấp thiết của nó để

bảo vệ các lợi ích xã hội mà sự bảo vệ của pháp luật cũng hướng tới Phòng vệ

chính đáng là một trong những trường hợp như vậy Để tránh một hậu quả bất lợi xảy ra, pháp luật cho phép mỗi người, để bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền, lợi ích

hợp pháp của mình hoặc của người khác, có hành vi chống trả một cách cần thiết

người có hành vi vi phạm tới các lợi ích nói trên, hành vi phòng vệ này là hợp

pháp và được pháp luật khuyến khích vì nó phù hợp với đòi hỏi của xã hội Trênthực tế, hành vi này hỗ trợ cho nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội Việc ghinhận chế định phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự có một ý nghĩa rấtquan trọng; việc quy định này nhằm khuyến khích mọi công dân tham gia đấu

tranh chống lại các hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn chặn hoặc hạn chế những

thiệt hai do những hành vi đó de doa gây ra

Cần phải khẳng định rằng phòng vệ chính đáng là quyền mà pháp luật quy

định cho mỗi công dân nhưng không phải là nghĩa vụ buộc họ phải thực hiện,

Trang 15

điều đó có nghĩa là mọi người có thể không sử dụng quyền đó của mình Tuy vậy, sống trong xã hội, mỗi người không thể thờ ơ, lãnh đạm trước các hành vi vi

phạm pháp luật mà cần phải có trách nhiệm tham gia đấu tranh chống mọi hành

vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến tính mang của bản thân hay người khác, xâmhại đến lợi ích của nhà nước và xã hội Những hành động đấu tranh dũng cảm đó

là sự tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên các lĩnh vực hoạtđộng kinh tế và đời sống xã hội Đối với những người có chức vụ, những người

có trách nhiệm bảo vệ các lợi ích chung của xã hội thì việc bảo vệ lợi ích đó lại lànghĩa vụ pháp lý và nếu họ không hành động theo quy định của pháp luật thì có

thể bị xử lý kỷ luật, xử lý về mặt hành chính và nếu hậu quả xảy ra nghiêm trọng thì họ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu tỉnh thần trách

nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự

Phòng vệ chính đáng là việc Nhà nước cho phép mọi công dân được quyền

tự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác hay lợi ích của xã hội

trước những hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, phòng vệ chính đáng không có

nghĩa là tự xử lý ở đây, quyền xử lý các hành vi trái pháp luật thuộc về Nhànước Chính vì vậy, phòng vệ chính đáng cũng có những giới hạn nhất định Một

hành vi chỉ được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện để chứng

minh rằng sự phòng vệ là cần thiết, phù hợp với lợi ích của xã hội và phải tuântheo những quy định của pháp luật hình sự

Để tránh những trường hợp lợi dụng việc phòng vệ chính đáng trên thực tế

để thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật hình sự nước ta cũng như pháp luật hình

sự của một số nước trên thế giới quy định khá chặt chẽ các điều kiện của phòng

Trang 16

phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Với ý nghĩa hết sức quan trọng của phòng vệ chính đáng, việc quy địnhchế định này trong Bộ luật Hình sự là hết sức cần thiết Tuy nhiên, trước khi đivào phân tích các điều kiện của phòng vệ chính đáng, chúng ta cần phải phân tích

rõ cơ sở lý luận của phòng vệ chính đáng hay nói một cách khác là cần tìm hiểu

rõ lý do tồn tại của chế định này

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Xét về mặt hình thức, hành vi phòng vệ chính đáng cũng có đầy đủ các dấuhiệu của một cấu thành tội phạm, tuy nhiên, hành vi này lại được coi là hợp phápmặc dù hành vi đó là cố ý gây thương tích hoặc thậm chí là cố ý tước đoạt sinh

mạng của kẻ có hành vi trái pháp luật Về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm

giải thích khác nhau

Có ý kiến cho rằng trong trường hợp phòng vệ chính đáng, hành vi phòng

vệ không bị coi là một tội phạm vì người phòng vệ chính đáng đã hành động

trong điều kiện bị cưỡng bức về tinh thần ( vì bị tấn công một cách trái phép vàbất ngờ, nên buộc phải hành động chống trả, trường hợp này người phòng vệhành động vì tình thế bức bách chứ không tự do quyết định và do đó không còn

có trách nhiệm hình sự) Khi xem xét quan điểm này, chúng ta thấy rằng quan

điểm này chưa toàn diện, chưa khái quát được hết tất cả các trường hợp phòng vệ

chính đáng vì theo họ thì chỉ có thể chấp nhận có phòng vệ chính đáng khi có sự

Trang 17

tấn công trái phép vào chính cá nhân người phòng vệ Vì chỉ có trong trường hợp

đó mới có thể nói đến cưỡng bức về tinh thần.

Để tìm hiểu nguyên nhân loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợpphòng vệ chính đáng chúng ta sẽ xem xét lý luận về vấn đề tự do, trách nhiệm vàvấn đề lỗi trong luật hình sự

Hoạt động của con người cũng như tất cả các hiện tượng của thực tại kháchquan đều được quy định bởi một hoặc nhiều hiện tượng khác Điều đó có nghĩarằng hoạt động của con người cũng bị ràng buộc, bị quy định bởi những điều kiện

sinh hoạt vật chất, bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất Tuy nhiên, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, điều này lý giảitại sao trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau nhưng vẫn có những xử sựkhác nhau, thậm chí là trái ngược nhau Moi xử sự của con người đều chịu sự chiphối của quy luật khách quan nhưng con người nhờ hoạt động có ý thức có khảnăng nhận thức được quy luật và lợi dụng quy luật để thực hiện mục đích Đó là

sự tự do của con người

Tự do của con người là việc nhận thức được quy luật và hành động theo

quy luật

Tất cả những xử sự của con người đều là kết quả của sự tác động qua lạigiữa điều kiện khách quan bên ngoài của cuộc sống xã hội và điều kiện chủ quan

bên trong của chủ thể Các diéu kiện kinh tế, xã hội quy định xử sự của con

người nhưng phải thông qua lăng kính chủ quan của lợi ích và nhu cầu, của kinhnghiệm và tri thức, của phẩm chất tâm lý và thái độ Xử sự của con người không

Trang 18

của sự lựa chọn, quyết định và thực hiện một biện pháp xử sự trong số nhữngbiện pháp xử sự khách quan đã nhận thức được Con người có tự do đối với xử sựcủa mình có nghĩa là có tự do lựa chọn, tự do quyết định và tự do thực hiện xử

sự Mặc dầu vậy, việc lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự chỉ có thể là tự do

thực sự khi xử sự đã lựa chọn, đã quyết định , đã thực hiện phù hợp với quy luật.Trái lại, nếu con người đã lựa chọn, quyết định và thực hiện một xử sự không phùhợp với quy luật thì có nghĩa họ đã tự tước bỏ khả năng tự do của mình Đối vớichủ nghĩa Mác -Lénin, không có thứ tự do tuyệt đối, chỉ có tự do trong sự nhận

thức và vận dụng đúng quy luật Tự do không có nghĩa là tuỳ ý lựa chọn hoặc tuỳ

ý bác bỏ

Xã hội khi đã đảm bảo cho mỗi cá nhân được tự do, thì đồng thời và cũngchính vì thế xã hội cũng đòi hỏi cá nhân trên cơ sở của tự do phải đáp ứng những

đòi hỏi của xã hội Đó chính là trách nhiệm của cá nhân trong xã hội Ở đây,

trách nhiệm này hoàn toàn phù hợp với tự do Những đòi hỏi của xã hội, của nhà

nước đặt ra cho mỗi công dân là nhằm thực hiện sự tiến bộ, sự phát triển của xã

hội theo tất yếu khách quan, là phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động Việcthực hiện những đòi hỏi đó, do vậy, cũng chính là sự thực hiện tự do Con người

có tự do để thực hiện trách nhiệm và ngược lại, việc thực hiện đầy đủ trách nhiệmcũng là sự thực hiện quyền tự do

Mọi người trong xã hội đều có khả năng thực tế để tự do nhưng điều đó

không có nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội đều đã sử dụng khả năng thực tế

của xã hội dành cho để tự do Trong xã hội vẫn có những hành vi đi ngược lại

những đòi hỏi của xã hội, của nhà nước và người ta gọi những xử sự này là những

Ị5

4110 |TT ate

P"" làn:` ` xa aU

Trang 19

xử sự mù quáng Đó là những hành vi phạm tội, những hành vi vi phạm va nhữnghành vi trái đạo đức Đối với những người đã có những hành vi như vậy, xã hội vànhà nước có quyền phản ứng, có quyền lên án và có quyền buộc họ phải gánhchịu trách nhiệm ( trách nhiệm vi đã không thực hiện day đủ những nghĩa vụ trên

cơ sở quyền hạn đã có, trên cơ sở của tự do) Con người phải gánh chịu tráchnhiệm về những hành vi mù quáng xã hội của mình vì con người có khả năng lựachọn, khả năng đánh giá xử sự của mình và vì họ có đủ điều kiện để thoả mãnnhững đòi hỏi của xã hội, của nhà nước hay nói một cách khác là vì họ có tự do

thực sự

Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra cho một người khi

họ có tự do Con người tự tước bỏ tự do của mình, xử sự trái với đòi hỏi của xãhội, của nhà nước có nghĩa là họ có lỗi Trách nhiệm chỉ đặt ra khi có lỗi

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm; lỗi đòi hỏi phảiđược xác định trong mọi trường hợp khi áp dụng luật hình sự Về mặt hình thứccấu trúc tâm lý, lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý bên trong của kẻ phạm tội khithực hiện tội phạm Xét về mặt nội dung thì một người bị coi là có lỗi khi thựchiện hành vi phạm tội nếu họ đã thực hiện hành vi đó trong khi có đủ điều kiện

lựa chọn thực hiện hành vị khác không gây thiệt hại cho xã hội

Theo cách hiểu này, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành

vi gây thiệt hại cho xã hội của mình trong trường hợp người đó đã lựa chọn hành

vi này khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác không gây thiệt hai cho xã hội

Đó là những trường hợp có lỗi

Trang 20

người mặc dù có hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng sự lựa chọn hành vi gâythiệt hại đó của chủ thể phù hợp với lợi ích của xã hội ( được xã hội chấp nhận)

thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự vì trong trường hợp này chủ thể

đã thực hiện đúng tự do của mình Đây chính là lý do lý giải tại sao người cóhành vi phòng vệ chính đáng mặc dù gây thiệt hai cho kẻ tấn công nhưng không

bị coi là thực hiện tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không

có lỗi

Nhu Héghen, nhà triết học Đức nổi tiếng đã nhận định: " Tấn công là phủnhận pháp luật, phòng vệ là sự phủ nhận sự phủ nhận ấy, tức là áp dụng pháp

luật" Ở đây, người phòng vệ mặc dù gây thiệt hại cho kẻ tấn công nhưng họ đã

sử dụng một quyền mà pháp luật cho phép Trước hành động tấn công, xâm hại

hay đe doa xâm hại lợi ích của xã hội, người phòng vệ không nên và không thể chờ sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cần phải phản ứng

kịp thời mới bảo vệ được trật tự xã hội, bảo vệ được tính mạng, sức khỏe hay tàisản của mình hoặc của người khác Người phòng vệ đã hành động nhân danh xãhội, thực hiện một quyền mà pháp luật cho phép, đó chính là quyền phòng vệ.Chính vì vậy, hành vi chống trả của người phòng vệ mặc dù có thé gây thươngtích hoặc thậm chí dù làm chết kẻ tấn công nhưng hành vi đó đã góp phần lập lạitrật tự xã hội bị hành vi tấn công làm xáo trộn Do hành động phù hợp với lợi íchcủa xã hội nên hành động đó là hợp pháp, hơn nữa là đáng khuyến khích, vì vậy

không thể coi là tội phạm và cũng không thể nói là tha miễn tội phạm vì người

phòng vệ đã hành động mà không có lỗi, họ hành động để bảo vệ lợi ích xã hội,bảo vệ lợi ích của mình hay của người khác Hành vi phòng vệ chống trả lại mộtcách dũng cảm hành vi tấn công trái pháp luật chứng tỏ người phòng vệ thiết tha

Trang 21

bảo vệ lợi ích chung của xã hội Đạo đức xã hội chủ nghĩa phê phán thái độ thờ ơ,

lãnh đạm trước cảnh lợi ích xã hội bị xâm phạm, đồng thời cổ vũ, khuyến khích

những hành động dũng cảm bảo vệ lợi ích đó, ngăn ngừa sự xâm hại của kẻ cóhành vi trái pháp luật Khuyến khích hành vi phòng vệ sẽ có tác dụng tích cựctrong việc phòng ngừa tội phạm và làm giảm hành vi hung han của kẻ xâm hai

Đồng thời, đông đảo quần chúng khi hiểu rõ thế nào là phòng vệ chính đáng,

thấy rằng việc chống trả một cách hợp lý, tương xứng với hành vi xâm hại dù cógây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của những tên lưu manh, côn đồ thì hành vi

đó vẫn được dư luận ủng hộ và pháp luật cho phép, từ đó họ sẽ tích cực hơn trong

việc tham gia đấu tranh chống tội phạm

Căn cứ vào khái niệm lỗi về mặt nội dung chúng ta cũng hoàn toàn có thể

lý giải được vì sao trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,người có hành vi phòng vệ vượt quá lại phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người phòng vệ

đã lựa chọn một cách chống trả rõ ràng là không tương xứng với hành vi tấn công

trong khi họ hoàn toàn có thể lựa chọn và có điều kiện để thực hiện một cách chống trả khác có thể gây ra một thiệt hại nhỏ hơn.

Ví dụ: một người bị một kẻ tâm thần tấn công bằng tay không, trong khi

người này hoàn toàn có thể chạy tháo thân, và nếu anh ta chạy thì kẻ tâm thần sẽ

không tiếp tục tấn công được nữa; nhưng anh ta đã không chạy mà lại dùng gậy

để chống trả lại kẻ tâm thần và hậu quả là đã gây ra cái chết cho kẻ tâm thần.

Trong trường hợp này, người này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giếtngười do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trang 22

Như vay, nhà nước va xã hội tao điều kiện cho moi công dân thực hiện cácquyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình Nếu một người nào đó không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì nhà nước và xãhội có những biện pháp buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ đó Nói một cách khác,người đó phải chịu trách nhiệm về việc đã không thực hiện đúng các quy định màpháp luật đòi hỏi.

Tóm lại, cơ sở lý luận để một người không phải chịu trách nhiệm hình sựtrong trường hợp phòng vệ chính đáng là vì trong trường hợp này họ đã thực hiện

một hành vi mà pháp luật cho phép và khuyến khích Mặc dù hành vi phòng vệ

có thể gây ra những thiệt hại cho kẻ tấn công nhưng ở đây, người phòng vệ chínhđáng hoàn toàn không có lỗi Chính vì vậy, hành vi phòng vệ chính đáng không

bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng không phải

chịu trách nhiệm hình sự

Trang 23

CHƯƠNG 2DIEU KIEN CUA PHONG VE CHINH DANG

Để dé phòng những trường hợp lợi dụng việc phòng vệ chính đáng dé

phạm tội, đồng thời để khuyến khích cũng như hướng dẫn công dân thực hiện

quyền phòng vệ chính đáng và qua đó phát huy được tính tích cực của chế địnhphòng vệ chính đáng, Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ quy định phòng vệ chính đáng không phải là

tội phạm mà còn quy định cụ thể cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền phòng vệchính đáng như sau:

"Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà

nước , của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người

khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các

lợi ích nói trên”

Hành vi đã thoả mãn đầy đủ những dấu hiệu về cơ sở, nội dung và phạm vicủa quyền phòng vệ chính đáng là hành vi hoàn toàn phù hợp với lợi ích xã hội,

là hành vi thực sự nhằm ngăn chặn sự tấn công bất hợp pháp, hạn chế những thiệthại do sự tấn công này gây ra hoặc đe dọa gây ra Đó là trường hợp phòng vệ

chính đáng thực sự

Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 và

Nghị quyết số 02/HDTP ngày 5/1/1986 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân

dân Tối cao, các điều kiện của phòng vệ chính đáng có thể được chia làm hailoại, đó là:

Trang 24

- Những điều kiện thuộc về tính chất của sự xâm hại;

- Những điều kiện thuộc về tinh chất của hành vi bảo vệ

2.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUỘC VỀ TÍNH CHẤT CỦA SỰ XÂMHẠI

Theo quy định của Điều 15 Bộ luật Hình sự, cơ sở làm phát sinh quyềnphòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của

Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân Như

vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đanggây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hại cho xã hội Những điều kiện thuộc về tinhchất của sự xâm hại cụ thể là:

2.1.1 Hành vì xâm hại phải là hành vi trái pháp luật và là hành vi nguy

hiểm cho xã hội ở một mức độ đáng kế.

Trong thực tế quyền phòng vệ chính đáng được đặt ra khi một người đứngtrước một hành vi trái pháp luật dang đe dọa lợi ích của xã hội, lợi ích chính dangcủa chính họ hay của người khác Hành vi này có thể xâm phạm đến lợi ích của

Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của người phòng vệ Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là quyền nhân thân, quyền sở

hữu, v v Những quyền hoặc lợi ích hợp pháp này chủ yếu bị xâm phạm thôngqua những hành động tấn công của con người ( đâm, chém, hiếp dâm, ); trong

Trang 25

thực tế, hầu như không gặp các trường hợp phòng vệ đối với loại tội phạm được

thực hiện dưới dạng không hành động

Hành vi tấn công là một hành vi trái pháp luật, điều đó có nghĩa là hành vi

tấn công có thể là có đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm, chẳng hạn như hành

vi của một người bình thường cầm dao để đâm, chém một người khác Tuy nhiên,

đó không phải là điều kiện bắt buộc để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng Bởi

lẽ, có những hành vi tuy không cấu thành tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi phải được

ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại cho xã hội như hành vi đâm, chém của trẻ

em, của người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần

hoặc mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội khác chưa đến mức là tội phạm Hơn nữa, khi đứng trước một sự tấn công, một người công dân bình thường khó có thể luôn luôn khẳng định được ngay đó là tội phạm hay không phải là tội phạm Mặc

dù vậy, trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử của hầu hết các nước thìmọi người đều cho rằng khi hành vi xâm hại không mang tính chất tội phạm thìngười phòng vệ không được quyền sử dụng biện pháp mạnh mẽ nhất nếu chỉ cần

sử dụng một biện pháp nhẹ nhàng hơn cũng có thể đẩy lùi được sự xâm hại.Trong pháp luật hình sự nước ta cũng vậy, đối với những xâm hại không mangtính chất tội phạm ( thường gặp nhất trong thực tế là trường hợp người xâm hại làngười điên hoặc trẻ em), xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa,trong các trường hợp nếu biết hành vi tấn công là do người điên hoặc do trẻ em

thực hiện thì chỉ nên ngăn chặn, khắc phục sự nguy hiểm bằng cách như né tránh

hoặc yêu cầu người khác giúp đỡ mà không cần thiết gây thiệt hại cho người

đó; chỉ khi không thể áp dụng được các biện pháp này thì mới sử dụng các biện pháp cần thiết khác để tự vệ và cố gắng hạn chế thiệt hại ở mức độ tối thiểu cho

người người tấn công Trong thực tiễn, ở nước ta đã có trường hợp một người đàn

Trang 26

Việc xảy ra ở một khu phố đông người và một người đã bắn chết người điên này

vì xét thấy để bảo vệ cho những người xung quanh thì không còn có cách nào

khác là phải ban chết anh ta Hành vi bắn chết người bị điên này là hành vi phòng

vệ chính đáng Tuy nhiên, nếu còn có cách tránh được sự xâm hại của người điên

này bằng một biện pháp khác nhẹ nhàng hơn ( như lừa nhốt anh ta lại nếu có thể,

hoặc người bị tấn công có thể bỏ chạy thoát được) thì phải dùng biện pháp nhẹ

nhàng, không được dùng biện pháp mạnh mẽ nhất Đó chính là nguyên tắc nhânđạo xã hội chủ nghĩa, một trong những nguyên tắc lớn xuyên suốt lý luận pháp lý

xã hội chủ nghĩa

Cơ sở của phòng vệ chính đáng ở đây là hành vi nguy hiểm của con người.

Sự tự vệ chống lại các hành vi nguy hiểm do súc vật tấn công thì không được coi

là phòng vệ chính đáng mà là tình tiết thuộc về tình thế cấp thiết Tuy nhiên,trong thực tế có những trường hợp con người sử dụng súc vật làm công cụ tấncông, ví dụ: hành vi huýt chó tấn công người khác Trong trường hợp này, nếuhành vi phòng vệ gây thiệt hại cho súc vật ( con chó dùng làm công cụ tấn công)

là thiệt hại về tài sản cho người xâm hại thì hành vi đó vẫn phải được coi là

Trang 27

Mặc dù vậy, trên thực tế có những trường hợp hành vi của nhà chức tráchlại là hành vi bất hợp pháp Vậy, hành vi chống trả lại hành vi bất hợp pháp củanhà chức trách có được coi là phòng vệ chính đáng hay không? Về vấn đề này,các nước trên thế giới có các cách xử lý khác nhau Có quan điểm cho rằng hành

vi của nhà chức trách dù là hành vi bất hợp pháp thì cũng không ai có quyềnchống cự lại Hành vi chống cự lại mọi hành vi (dù là bất hợp pháp ) của nhà cầmquyền không bao giờ được coi là phòng vệ chính đáng Như vậy hành vi của nhà

chức trách khi thi hành nhiệm vu được suy đoán là hợp pháp va không ai có

quyền chống cự lại

Cũng có quan điểm cho rằng cần phân biệt rõ các trường hợp: nếu nhà

chức trách khi thực hiện công vụ của mình mà có lệnh viết thì dù lệnh đó là bấthợp pháp thì không ai có quyền chống lại nhà chức trách, mọi hành vi kháng cựlại trong trường hợp này đều bị coi là chống người thi hành công vụ Ngược lại,nếu nhà chức trách không có lệnh viết và nếu hành vi là bất hợp pháp thì côngdân có quyền không tuân theo mệnh lệnh và kháng cự lại, trường hợp này được

coi là phòng vệ chính đáng

Pháp luật Việt Nam chưa có si hướng dẫn cụ thể các trường hợp như thé

này, tuy nhiên trong thực tế nếu có trường hợp như vậy xảy ra thì có thể vận dụng

Trang 28

thân trước một hành vi nguy hiểm cho xã hội của nhà chức trách Trong trường

hợp này, mặc dù là hành vi của người thi hành công vụ nhưng hành vi đó rõ ràng

là trái pháp luật Chính vì vậy, việc kháng cự là cần thiết và người có hành vi

kháng cự phải được coi là hành vi phòng vệ chính đáng Song, để tránh mọi sự

lạm dụng dẫn tới việc cản trở người thi hành công vụ thực thi nhiệm vụ của mìnhthì đòi hỏi trong trường hợp chống lại hành vi của người thi hành công vụ vì chorằng hành vi của người này là trái pháp luật thì tính trái pháp luật đó phải rõ ràng,

ai cũng thấy được Nếu chưa rõ ràng là trái pháp luật thì tất cả mọi người đềuphải tuân theo mệnh lệnh của người thi hành công vụ để đảm bảo trật tự xã hội

chung

Trong thực tế cũng có trường hợp nhầm lẫn, đó là trường hợp người cóhành vi chống lại hành vi của người thi hành công vụ vì cho rằng hành vi củangười thi hành công vu là trái pháp luật nhưng thực tế hành vi thi hành công vụkhông phải là hành vị trái pháp luật Trong trường hợp này hành vi chống lạihành vi hợp pháp của ngươi thi hành công vụ không thể được coi là phòng vệchính đáng mặc dù về mặt chủ quan thì người có hành vi chống lại nghĩ rằnghành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật, tuy nhiên sự nhận thức của

họ trong trường hợp này là sai lầm Ở những trường hợp như thế này nếu suy nghĩ

của người chống cự là có cơ sở ( mặc dù là sai lầm), có nghĩa là có những dấu

hiệu mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể suy đoán hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật thì hành vi chống cự lại có thể được miễn

trách nhiệm hình sự vì đây là một trường hợp sai lầm về sự việc Nếu việc chorang hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật nhưng hoàn toàn không

có căn cứ của việc trái pháp luật mà là do người kháng cự nhận thức hoàn toàn

Trang 29

chu quan thì trong trường hợp nay người có hành vi chong cự lại người thi hành

công vụ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình

Một trong những đặc điểm hết sức quan trọng của hành vi xâm hại để phânbiệt giữa trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng với những trường hợp phạm tội thông thường, đó chính là

tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi xâm hại Như ở trên đã trình bày,hành vi xâm hại không buộc phải thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạmthì mới phát sinh quyền phòng vệ chính đáng mà chỉ cần hành vi xâm hại có tínhnguy hiểm cho xã hội cần phải phòng ngừa Nói như vậy cũng không có nghĩa

rang bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng có thể làm phát sinh quyền phòng vệ

chính đáng mà đòi hỏi hành vi xâm hại phải có tính nguy hiểm đáng kể Quyềnphòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi và chỉ khi có hành vi rõ ràng là nguy hiểmđáng kể cho xã hội xâm hại đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ Trong thực tế

đã có rất nhiều vụ án cố ý gây thương tích, giết người xảy ra từ những va chạmrất nhỏ trong cuộc sống đời thường và trong những va chạm đó một phần có lỗicủa người bị hại Ví dụ như chỉ bị xô đẩy hoặc bị tát mà kẻ phạm tội sẵn sàngdùng dao đâm chết người đã xô đẩy hoặc tát mình, những trường hợp như vậykhông thể coi là phòng vệ chính đáng hoặc giết người do vượt quá phòng vệchính đáng được mà những trường hợp này phải bị coi là phạm tội giết người.Hoặc cũng có thể là hành vi của người chủ nha bắn chết tên trộm đang hái trộmmấy trái cây trong vườn nhà, đang lấy trộm một vật gì đó trong quầy hàng đều

không được coi là phòng vệ chính đáng Mot vụ án mới đây mà Toà án nhân dân

thành phố Hà Nội vừa xét xử bi cáo N cùng đồng bon đã đánh chết phạm nhân Ttại trại giam Hà Nội là một ví dụ chứng minh điều này Nội dung vụ án như sau:

Trang 30

giam Hà Nội Sáng ngày 19/11/2000, khi tất cả phạm nhân trong buồng giam

đang ăn cơm thì phạm nhân T, do mắc bệnh, đã đi tiểu tiện ra quần ngay tại nơi

ăn cơm Thấy vậy, N đã bảo T: " Tại sao mày lại tiểu tiện ở day" T trả lời: " Tao

buồn thì tao di" và T có day N một cái Sự việc chỉ có vậy song N va ba phạm

nhân khác cùng buồng giam đã xông vào đánh T cho đến chết Trong trường hợp

này, chúng ta không thể coi hành động của N và đồng bon là có tính chất phòng

vệ Chính vì vậy, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xử sơ thẩm vụ án và kếttội N và đồng bọn phạm tội giết nguoi theo Điều 93, Bộ Luật Hình sự

Như vậy, để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng thì điều kiện đầu tiên là

hành vi xâm hại phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội

2.1.2 Hanh vi xâm hại phải là dang gay thiệt hại hoặc de doa gáy thiệthại thực sự và ngay tức khắc

Quyền phòng vệ chính đáng của công dân bắt đầu khi hành vi gây thiệt hại

đã bat đầu hoặc sẽ thực hiện ngay sau đó, trực tiếp de doa các lợi ích được phápluật bảo vệ và tồn tại cho đến khi hành vi xâm hại kết thúc Điều kiện này cho

phép chúng ta xác định chính xác thời điểm bắt đầu và kết thúc tình trạng phòng

vệ và sử dụng quyền phòng vệ chính đáng của công dân Sự xâm hại có hiện thờithì hành vi phòng vệ bang cách gây thiệt hai cho người xâm hai mới có ly do tồn

tại; người phòng vệ phải phản ứng nhạy bén để đối phó ngay cho kịp thời để tránh nguy hiểm cho mình, cho người khác hay để bảo vệ các lợi ích của xã hội.

Trang 31

Thông thường hành vi phòng vệ được sử dụng dé chong tra lại một hành

vi xâm hai đang xảy ra và chưa chấm dứt Ví dụ: A cùng dong bọn xông vàođánh B bọn chúng đang hành hung thì C là người đi đường thấy vậy đã xôngvào đánh lại A và đồng bọn cua A để cứu B Tuy nhiên nêu chi coi thời điểm batdau tình trạng phòng vệ chính đáng khi hành vi xâm hai trên thực tế đã xảy ra thìquyền phòng vệ chính đáng chang còn ý nghĩa vì sự phòng vệ khi đó sẽ khôngthực hiện được hoặc tuy có thực hiện được thì cũng không hiệu quả Ví dụ: trongmột vụ án cướp của, người bị tấn công cần phải phòng vệ ngay khi tên cướp đangđịnh rút dao ra đâm mà không cần phải đợi đến khi kẻ tấn công có hành vị đâmmình vì nếu cứ đợi như vậy thì nhiều khi không thực hiện được hành vi phòng vệ

Có thể hành vi xâm hại chưa xảy ra, nhưng có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc thi

quyền phòng vệ chính đáng đã phát sinh Trường hợp này khác với trường hợpmột hành vi xâm hại chưa xảy ra ma cũng không có nguy cơ xảy ra ngay tứckhắc, nếu có thì phải tới một thời gian nào đó mới xảy ra Ví dụ: Anh N thườngthấy M là đối tượng nghiện hút thường hay lai vãng gần nhà mình có ý muốntrộm cắp tài sản Một đêm, khi N đang ngủ thi M da phá được khoá cửa và lén

vào trong nhà N, N bất ngờ tỉnh day thấy M đang tiến tới phía tủ có dể tiền, tiện

có con dao ở đầu giường, N đã chém bị thương M Trường hợp này, mặc dù Mchưa có hành vi trộm cắp tài sản của N nhưng đã có nguy cơ xảy ra ngay tức khắcviệc trộm cắp tài sản Trong trường hợp vừa nêu, nếu N chỉ nghe thấy mọi ngườinói rằng M muốn trộm cap tài sản của mình và chỉ mới thấy M quanh quan ở

cạnh nha mà N đã có hành vi gây thương tích cho M thì chưa được coi là phòng

vệ chính đáng vì sự xâm hại chưa phải là hiện thời

Sự phòng vệ vẫn được coi là chính đáng ngay cả trong các trường hợp khihành vi xâm hại đã kết thúc nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, do yếu tố tâm lý của

Trang 32

tiếp tục chống trả, nhất là trong những trường hợp họ bị tấn công bất ngờ Tuyvậy, chỉ chấp nhận là phòng vệ chính đáng nếu sự phòng vệ đó đi liền ngay sau

sự tấn công và có thể khắc phục được thiệt hại do sự tấn công gây ra Ngay sau

khi bị xâm hại và chiếm đoạt mất tài sản, nếu người bị hại hay người khác tiếptục kháng cự để giành lại tài sản đó và gây thiệt hại cho người cố tình chiếm giữthì hành vi kháng cự này vẫn được coi là phòng vệ chính đáng Bởi vi, trong

trường hợp này, mac dù hành vi của người xâm hai đã hoàn thành và cấu thànhtội phạm ( chẳng hạn tội trộm, cướp ) đã thoả mãn, nhưng đối với người bị hại

thì lợi ích của họ vẫn tiếp tục bị xâm hại và nếu chống lại thì vẫn có thể khắcphục được thiệt hại do tấn công gây ra

Không thể coi là phòng vệ chính đáng hành vi của người phòng vệ đã gây

thiệt hại cho người có hành vi xâm hại sau khi sự xâm hại đã được ngăn chặn

hoặc đã chấm dứt ( ví dụ: kẻ phạm tội đã giết chết người, đã lấy được vật mà ycần lấy ) Lúc này, người bị xâm hại cũng như mọi người khác không ai được

lấy lý do phòng vệ chính đáng để xâm hại đến người đã có hành vi trái pháp luật

nữa Nếu có thì hành vi của người phòng vệ trong trường hợp này chỉ là sự trả thù

và phải chịu trách nhiệm hình sự về lỗi cố ý theo quy định của pháp luật Bản ángiám đốc thẩm số 43/HS-GĐT ngày 30/12/1980 của Toà án nhân dân tối cao sẽdẫn chứng cho trường hợp này:

Chiều ngày 29/9/1979, Thạch Y cùng các anh Ð và T và một số người nữa

đi nhổ mạ thuê Sau đó cùng rủ nhau đi ăn nhậu Ăn xong ra về, mọi người đềusay rượu chếnh choáng T rủ Y đấu võ, Y từ chối, nói nếu T có đấu thì đấu vớianh Ð Nhưng T không đồng ý và nói muốn đấu với Y ngay tại chỗ Anh Ð can

Trang 33

không được nên đã bỏ về trước T cảm ghế nhổ mạ, nhào vào đánh Y, Y đỡ được

và giang ghế khỏi tay T T tay không nhảy vào tiếp tục đánh Y, Y liền đùng chân

phế nhổ mạ vụt đúng vào đầu T, làm T ngã xuống Y vụt liên tiếp mấy cái nữa,

thấy T nằm im, Y bỏ về nhà ngủ và không biết là sau đó T đã chết Khi công anđến bat Y thì Y vẫn còn ngủ và còn say rượu

Tòa án nhân dân tỉnh C đã xử phạt Thạch Y 7 năm tù về tội giết người dovượt quá giới hạn phòng vệ cần thiết Bản án được kháng nghị và Toà Hình sự

Toà án nhân dân Tối cao nhận định:

" Vụ án xảy ra bắt nguồn từ chỗ nạn nhân chủ động tấn công bị cáo mộtcách trái phép, mặc dù bị cáo đã nhiều lần từ chối không muốn đấu võ với nạn

nhân

Khi bị nạn nhân dùng ghế nhổ mạ đánh, bị cáo đã gạt được ra nhưng nạn

nhân vẫn xông vào đánh, buộc bị cáo phải đánh trả, dùng chân ghế nhổ mạ đánh

trúng đầu nạn nhân, làm nạn nhân ngã, nhưng bị cáo lại dùng chân ghế nhổ mạ đánh tiếp mấy cái nữa Việc đánh tiếp như vậy là vượt quá mức cần thiết để

phòng vệ Vì vậy, bị cáo Thạch Y đã phạm tội giết người vượt quá giới hạnphòng vệ cần thiết"

Xét tính chất và mức độ thực hiện tội phạm của bị cáo, kết hợp xem xétnhân thân của bị cáo, Toà án nhân dân Tối cao đã hạ mức án cho Thạch Y xuống

15 tháng tù

Trong ví dụ này rõ ràng là bị cáo, sau khi đánh ngã nạn nhân, không cầnthiết phải đánh thêm nữa Đánh thêm như vậy, rõ ràng là bị cáo đã vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng

Trang 34

có hay không có phòng vệ chính đáng trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải xem

xét đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, các điều kiện, hoàn cảnh xảy

ra vụ việc Sự phòng vệ khi chưa có hành vi xâm hại hoặc chưa có sự đe doa bịtấn công ngay tức khắc cũng như hành vi phòng vệ sau khi hành vi xâm hại đãchấm dứt đều không được coi là phòng vệ chính đáng, do vậy, đều phải chịutrách nhiệm hình sự Sự phòng vệ khi chưa có hành vi tấn công và cũng chưa có

sự de doa sẽ bị tấn công ngay tức khắc được gọi là phòng vệ quá sớm, trongtrường hợp này chưa có cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ Còn sự phòng vệsau khi hành vi tấn công đã thực sự chấm dứt được gọi là phòng vệ quá muộn,trong trường hợp này cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ không còn nữa Việc

gây thiệt hại cho người xâm hại trong các trường hợp phòng vệ quá sớm cũng

như phòng vệ quá muộn đều không được coi là hợp pháp và người " phòng vệ”phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện theo quy định của phápluật

Khi phân tích những điều kiện thuộc về tính chất của hành vi xâm hại,chúng ta nói rằng hành vi xâm hại phải đang gây thiệt hại hoặc đe doa gây thiệthại thực sự và ngay tức khắc, điều đó có nghĩa là hành vi xâm hại đang xảy rahoặc de doa xảy ra ngay tức khắc trên thực tế và người phòng vệ nhận thức đượcđiều này Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp mặc dù không có sự xâmhại cũng như đe doạ xâm hại ngay tức khắc xảy ra nhưng người " phòng vệ” vẫncho rằng có hành vi xâm hại và đã chống trả lại sự tấn công tưởng tượng đó Đâyđược gọi là trường hợp phòng vệ tưởng tượng

Ở đây, chúng ta thấy rằng phòng vệ tưởng tượng chỉ giống với phòng vệ

chính đáng ở một điểm duy nhất đó là mục đích và động cơ khi thực hiện hành vi

Trang 35

đều nhằm chống trả hành vi xâm hại, bảo vệ các lợi ích hợp pháp Để xác định

trách nhiệm hình sự trong trường hợp phòng vệ tưởng tượng cần phải phân biệt rõcác trường hợp, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và các tình tiết trong từngtrường hợp cụ thể để xác định người có hành vi phòng vệ tưởng tượng không phải

chịu trách nhiệm hình sự hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý Cụ thể

`

là:

Nếu căn cứ vào các tình tiết khách quan mà thấy rằng sự lầm tưởng khôngphải do lỗi của bản thân người phòng vệ mà là do hoàn cảnh, điều kiện phức tạptạo ra làm cho người đó thấy có đủ căn cứ cho rằng mình bị tấn công và quyếtđịnh chống trả Hay nói một cách khác, việc nhận định sai lầm của người " phòng

vệ " trong trường hợp này là có lý do chính đáng Ở trường hợp này, người "

phòng vệ" không nhận thức được và không thể nhận thức được về sự lầm tưởng

của mình, kể cả khi thận trọng, không những người này hành động hoàn toàn có

thiện ý mà bất cứ một người nào khác ở trong hoàn cảnh của họ cũng sẽ bị lầmtưởng

Ví dụ: Anh A là người rất nhát, đi đâu buổi tối cũng rất sợ, vì vậy khi đi

tối, anh ta luôn mang bên mình một cây gậy Một hôm, anh đi qua một đoạnđường rất vắng, có một người bạn là B biết tính của A nên đã nấp ở ven đường rồithình lình xông ra giả vờ định tấn công anh A, anh A tưởng là có người tấn côngmình thật và đã chống trả lại và kết quả là anh A đã dùng gậy đánh chết anh B

Trong trường hợp này, hành vi phòng vệ cua A mặc dù là phòng vệ tưởngtượng, vì thực chất không có sự tấn công nhưng vẫn được coi là phòng vệ chính

đáng vì trong điều kiện, hoàn cảnh như vậy A không biết và không thể biết được

người đó là B và B chỉ định trêu đùa mình Như vậy, trong trường hợp này, nếu

Trang 36

đáng thông thường thì người có hành vi " phòng vệ” không phải chịu trách nhiệmhình sự Tuy nhiên, về mặt dân sự, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệthại gây ra cho nạn nhân Nếu hành vi " phòng vệ” trong trường hợp này vượt qua

giới hạn cho phép như trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

thông thường thì người có hành vi phòng vệ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội phạm tương ứng do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nếu các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể xảy ra chưa đủ căn cứ để cho rằng có

sự tấn công, việc gây thiệt hai là do người " phòng vệ” thiếu suy nghĩ thận trọng,

vội vàng, thiếu khách quan trong nhận định nên đã lầm tưởng hành vi hợp pháp

của nạn nhân là sự tấn công nên đã chống trả, thì việc nhầm lẫn của người "phòng vệ" là do cau thả, trong những điều kiện, hoàn cảnh như thế nếu ngườikhác ở vào địa vị của anh ta sẽ không nhận định như vậy Do đó, họ phải chịu

trách nhiệm về hành vi của mình.

Ví dụ: Gần đây, xí nghiệp X thường hay mất trộm một số thiết bi, A là bao

vệ của xí nghiệp, A cho rằng kẻ trộm chỉ có thể đi qua chỗ hàng rào sát với khu

vực bờ đê để vào ăn cắp nên buổi tối A đã cầm súng ngồi rình ở khu vực đó Buổi tối hôm đó có ba thanh niên đi chơi tối về muốn đi tiểu tiện nên họ đã đi về phía hàng rào của xí nghiệp X để đi tiểu Tưởng rằng đó là những người vào ăn trộm

tài sản của xí nghiệp nên A đã nổ súng về phía họ và kết quả là làm một người bị

thương

Trong trường hợp nói trên, chưa có căn cứ để A nghĩ rằng ba người kia

định vào để ăn cắp tài sản của xí nghiệp, chính vì vậy, hành vi phòng vệ tưởng tượng của A là không thể xem là phòng vệ chính đáng vì A đã có sai lầm khi

Trang 37

đánh giá hoàn cảnh mà nếu thận trọng và chú ý hơn thì A sẽ không mắc phải.Nếu chỉ đánh giá hành vi thì phải nói rằng trong trường hợp này, A đã có hành vi

cố ý gây thương tích Tuy nhiên, để đánh giá tội danh cho thật chính xác, chúng

ta thấy rằng lỗi của A trong trường hợp này là lỗi vô ý cầu thả A cố ý bắn bịthương nạn nhân nhưng A không nghĩ rằng mình phạm tội cố ý gây thương tích

cho người khác, A đã không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho

xã hội và cho rằng hành vi của mình là hợp pháp nhằm bảo vệ tài sản của xí

nghiệp, do vậy A phạm tội vô ý gây thương tích

Việc xác định như ở trên là sự vận dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật.Pháp luật hình sự của nước ta chưa quy định về chế định sai lầm thực tế, do đó,trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử thường gặp khó khăn, vướng mắc khi xử

lý các trường hợp phòng vệ chính đáng

2.1.3 Hành vi xâm hại xảy ra không do sự khiêu khích của người phòng

vệ

Phòng vệ chính đáng được hiểu là sự chống trả tích cực của người phòng

vệ Nó được thể hiện ở sự ngăn chặn một cách kiên quyết, ở sự phản công và gâythiệt hại nhất định cho kẻ thực hiện hành vi xâm hại các lợi ích được pháp luậtbảo vệ Chỉ có sự chống trả tích cực ấy mới đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả các

thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra cho xã hội Với ý nghĩa là một chế

định của luật hình sự nhằm khuyến khích, động viên mọi người tham gia vào việc

đấu tranh chống tội phạm và chống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, để mọi người khi thấy có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra ngay trước mắt thì tự

mình ngăn ngừa hành vi đó bằng cách gây thiệt hại cho người đang có hành vi

xâm hai để bảo vệ các lợi ích hợp pháp Người có hành vi phòng vệ chính đáng

Trang 38

có hành vi xâm hại vì người phòng vệ chính đáng không nguy hiểm cho xã hội

mà ngược lại, họ đã làm một việc có ích cho xã hội, được xã hội khuyến khích.Chính vì vậy, nếu hành vi xâm hại xảy ra là do có sự khiêu khích của ngườiphòng vệ hay nói cách khác, người phòng vệ đã có lỗi đối với việc phát sinh hành

vi xâm hai thì lúc này hành vi phòng vệ không còn ý nghĩa vì mục đích của hành

vi phòng vệ là ngăn chan, hạn chế những thiệt hại gây ra cho các lợi ích được

pháp luật bảo vệ Trong trường hợp này người " phòng vệ” không được coi làphòng vệ chính đáng vì chính người " phòng vệ” đã chủ động gây ra tội phạm,nếu không có hành vi khiêu khích của họ thì sẽ không có hành vi tấn công

Ví dụ: Biết được mẹ của B ngoại tình với ông C, A đã cố ý trêu gheo B về

việc này trước mặt rất đông bạn bè Vì quá bực tức, B đã xông vào đánh A nhưng

do A to khỏe hơn nên B không đánh được A mà bị A đánh trọng thương

Trường hợp này không thể coi hành vi đánh trọng thương B của A là hành

vi phòng vệ chính đáng mặc dù nếu xét về hành vi sử dụng vũ lực thì B là ngườitấn công trước và ở đây, nguồn gốc của việc B tấn công A là do A đã có hành vixúc phạm B trước mặt bạn bè, do vậy, hành vi của A phải bị coi là cố ý gây

thương tích

Như vậy, cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là phải có hành

vi trái pháp luật xâm phạm tới các lợi ích được pháp luật bảo vệ Hành vi trái

pháp luật có thể là tội phạm nhưng cũng có thể không phải là tội phạm, tuy nhiên, hành vi đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kể, đồng

thời, hành vi xâm hại này phải đang diễn ra hoặc de doa diễn ra ngay tức khắc

Trang 39

xâm hại tới các lợi ích được pháp luật bảo vệ và hành vi xâm hại xảy ra không do

sự khiêu khích của người của người phòng vệ, chỉ khi nào có đủ các điều kiệnnhư vậy thì quyền phòng vệ mới phát sinh

Vậy, hành vi phòng vệ như thế nào là chính đáng? phải chăng khi có hành

vi xâm hại người phòng vệ có thể gây bất cứ thiệt hại nào cho người có hành vixâm hại? Luật hình sự Việt Nam bên cạnh việc quy định các điều kiện thuộc vềtính chất của hành vi xâm hại còn quy định các điều kiện thuộc về tính chất củahành vi phòng vệ nhằm đảm bảo cho chế định phòng vệ chính đáng đạt đượcđúng mục đích của nó là nhằm khuyến khích mọi người tham gia đấu tranhchống tội phạm và chống những hành vi nguy hiểm cho xã hội

2.2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUỘC VỀ TÍNH CHẤT CỦA HÀNH VI

PHÒNG VỆ

Khi có hành vi xâm hại đang hiện hữu xâm phạm tới lợi ích của nhà nước,lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân sẽ phát sinhquyền phòng vệ chính đáng Theo quy định của Điều 15 Bộ luật Hình sự năm

1999 thì các điều kiện thuộc về tính chất của hành vi bảo vệ, cụ thể là:

2.2.1 Hành vi đó nhằm bdo vệ lợi ích của nhà nước, của tap thé, lợi ích

chính đáng của bản thân mình hoặc người khác

Đây là một điều kiện rất quan trọng, thể hiện mục đích của chế định phòng

vệ chính đáng Phòng vệ chính đáng là nhằm ngăn chặn một cách tích cực sự tấncông, hạn chế những thiệt hai do sự tấn công đó đe doa gây ra nhằm bảo vệ các

Trang 40

mục đích nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể hay quyền, lợi ích

hợp pháp cua ban thân hoặc của người khác trước sự gây thiệt hại hoặc đe doagây thiệt hại của hành vi xâm hại Hành vi của một người gây thiệt hại cho người

có hành vi xâm hại nhưng không phải vì mục đích nhằm bảo vệ những lợi ích hợppháp mà vì những mục đích khác (trả thù) thi trong trường hợp này, hành vi gây

thiệt hai không được coi là phòng vệ chính đáng

Ví dụ: Thấy A đang đánh B, C đã xông vào đánh A và kết quả là gây

thương tích cho A

Trong ví dụ này, nếu C xông vào đánh A nhằm giải thoát cho B và hành vicủa C là cần thiết, tương xứng nhằm đẩy lùi sự tấn công của A thì hành vi gây

thương tích của C được coi là phòng vệ chính đáng

Tuy nhiên, cũng cùng một hành vi như trên, nếu C xông vào đánh A nhưngkhông phải là nhằm giải thoát cho B mà lại nhằm trả thù A vì trước đó giữa A và

C có sự xích mích thì trong trường hợp này, hành vi gây thương tích của C khôngđược coi là phòng vệ chính đáng Sở dĩ hành vi của C không được coi là phòng vệ

chính đáng bởi vì mục đích gây thương tích cho A không phải nhằm đẩy lùi sự tấn công của A để cứu B mà là nhằm trả thù cá nhân.

2.2.2 Hành vi phòng vệ phải gáy thiệt hại cho chính người có hành vi

xâm hại

Ngày đăng: 28/05/2024, 23:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w