Ngày sinh viên nhận yêu cầu BÀI TẬP LỚN Hạn nộp bài lần … Nếu quá hạn, sinh viên chỉ đạt điểm tối đa là Đạt Thời điểm nộp bài của sinh viên 1 tuần sau khi bắt đầu học kỳ - Phần 1 Bài tậ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN MÔN : QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHỦ ĐỀ : Phân tích thực trạng rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và xuất giải pháp quản trị phù hợp
Nhóm : 04
Thành viên :
Trịnh Tuyết Nhi - 23A4010487
Vũ Thị Kim Anh - 23A4010070
Tạ Thuý Ngân - 23A4010451
Đặng Diễm Quỳnh - 23A4010547
Hoàng Thu Huệ - 23A4010264
Lê Lan Hương - 23A4010296
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ tên Mã sinh viên Nhiệm vụ được phân công Điểm
II Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại BIDV gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
II Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại BIDV gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
3 Tạ Thúy Ngân 23A4010451 3.3.Khả năng bù đắp rủi ro
Mở đầu Kết luận Tổng quan tình hình dư nợ của BIDV
4 Hoàng Thu Huệ 23A4010264 1.Tỷ lệ nợ quá hạn
2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên nhóm nợ
4 Mức độ tập trung rủi ro tín dụng
II Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại BIDV gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
5 Đặng Diễm
Quỳnh
23A4010547 2.3 Tỷ lệ nợ xấu trên VCSH
Phần 2: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với bối cảnh kinh doanh của ngân hàng TMCP BIDV
Trang 3Nhóm xác nhận rằng nhóm đã tự làm và hoàn thành bài tập này Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài tập này đã được nhóm tham chiếu một cách rõ ràng
Chữ ký nhóm trưởng
Nhi
Trịnh Tuyết Nhi
6 Lê Lan Hương 23A4010296 2.1 Tỷ lệ nợ xấu
Phần 2: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với bối cảnh kinh doanh của ngân hàng TMCP BIDV
Trang 4YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN NĂM HỌC 2023-2024
1 Thông tin chung:
Áp dụng cho đào tạo trình
Áp dụng cho 01 bài kiểm tra
tích luỹ học phần đối với đào
tạo trình độ đại học, cao đẳng
phần
Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh
viên (có thể ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng
(Nếu quá hạn, sinh viên
chỉ đạt điểm tối đa là
- Phần 2 Bài tập lớn: kết thúc tuần 14
………
Tiêu đề bài tập lớn Phân tích thực trạng rủi ro tập trung tín dụng tại một
NHTM Việt Nam và xuất giải pháp quản trị phù hợp cho
Ngân hàng đó
2 Yêu cầu đánh giá: Bảng sau chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn của sinh
viên theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra
Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn của sinh viên theo hướng
đánh giá đạt chuẩn đầu ra
Nội dung yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá theo chuẩn đầu ra học phần
Thứ
tự phần
áp dụng
Chỉ dẫn trang viết trong bài tập lớn của sinh
Điểm số tối
đa với từng yêu cầu chuẩn đầu
ra
1 Xác định
được những 1.1
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nhóm 1 2
Trang 5dấu hiệu rủi
1.2
Xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tập trung tín dụng của Ngân hàng đó Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng đó gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
2
3 (+1 điểm trình bày, format và hoàn thiện bài)
Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:
Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này Bất cứ nguồn tài liệu tham
khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng
Trang 6Chữ ký xác nhận của học viên (*): Ngày tháng
năm ……
Ngoài các tiêu chí ĐẠT ở trên, sinh viên có thể tham khảo hướng dẫn sau cho
các tiêu chí đạt điểm KHÁ, GIỎI và XUẤT SẮC
Mô tả cấp độ
điểm Yêu cầu chung từng cấp độ
Yêu cầu cụ thể từng cấp độ đối với bài tập lớn/ tiểu luận
Điểm C:
Áp dụng phần 1 BÀI TẬP LỚN: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ (VD: Nợ xấu, Nợ quá hạn, Tỷ
lệ dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu )
Áp dụng phần 2 BÀI TẬP LỚN: Đề xuất được
giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung
Các chỉ dẫn chi tiết (nếu có) của giảng viên gắn với học phần
lệ dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ) Xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín
dụng tập trung của một Ngân hàng
Áp dụng phần 2 BÀI TẬP LỚN: Đề xuất được
giải pháp quản trị rủi ro tập trung tín dụng phù hợp nhưng chưa phân tích được
Các chỉ dẫn chi tiết (nếu có) của giảng viên gắn với học phần
và tình huống
Trang 7Điểm A:
Áp dụng phần 1 BÀI TẬP LỚN: Phân tích
thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ (VD: Nợ xấu, Nợ quá hạn, Tỷ
lệ dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ) Xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tập trung của một Ngân hàng Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng đó gắn với bối cảnh phát triển của ngành
trong nền kinh tế
Áp dụng phần 2 BÀI TẬP LỚN: Đề xuất được
giải pháp quản trị rủi ro tập trung tín dụng phù hợp và phân tích được khả năng ứng dụng của những giải pháp đó hoặc điều kiện thực hiện những giải pháp đó
Các chỉ dẫn chi tiết (nếu có) của giảng viên gắn với học phần
và tình huống
TÓM TẮT NỘI DUNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP LỚN:
Tiêu đề bài tập lớn Phân tích thực trạng rủi ro tập trung tín dụng tại một NHTM
Việt Nam Đề xuất giải pháp quản trị phù hợp với Ngân
hàng đó
Nội dung tình huống áp dụng cho bài tập lớn:
- Phần 1: Lựa chọn một Ngân hàng để thực hiện nghiên cứu Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ (VD: Nợ xấu, Nợ quá hạn, Tỷ lệ dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ) Xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tập trung của Ngân hàng đó Phân tích các dấu hiệu rủi
ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng đó gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
- Phần 2: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với bối cảnh kinh doanh của Ngân hàng lựa chọn
Chuẩn đầu ra và tiêu chí đánh giá áp dụng cho phần 1 BÀI TẬP LỚN: 1.1 và 1.2
Trang 8Chuẩn đầu ra và tiêu chí đánh giá áp dụng cho phần 2 BÀI TẬP LỚN: 2.1 và 2.2
Thứ tự phần
BÀI TẬP LỚN
Tóm tắt yêu cầu đạt chuẩn đầu ra học phần đối với từng bài tập,
gắn với tình huống áp dụng cho bài tập lớn
Phần 1 BÀI
TẬP LỚN
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng mà nhóm lựa
chọn thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ (VD: Nợ xấu,
Nợ quá hạn, Tỷ lệ dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu )
- Xác định các dấu hiệu nhận biết rủi ro tập trung tín dụng tại
Ngân hàng mà nhóm lựa chọn thông qua các chỉ tiêu đánh giá rủi
ro tập trung tín dụng của Ngân hàng đó Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại Ngân hàng đó gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế
- Chuẩn bị bản word và 8-12 slides trình bày trước lớp
Phần 2 BÀI
TẬP LỚN
- Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với
bối cảnh kinh doanh của Ngân hàng lựa chọn
- Phân tích khả năng ứng dụng của những giải pháp đó hoặc điều
kiện thực hiện những giải pháp đó
- Chuẩn bị bản word và 12-18 slides tổng hợp cuối cùng trình bày
trước lớp
Trang 9YÊU CẦU CÔNG VIỆC:
1 Mỗi nhóm tối đa 6 người
2 Nộp bản mềm (2 file word, 2 file powerpoint) vào email của giảng viên:
- Yêu cầu 1: Kết thúc tuần 9
- Yêu cầu 2: Kết thúc tuần 14
CHỈ DẪN TRÌNH BÀY VỚI BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN:
1 BÀI TẬP LỚN được giao nên có trang bìa bao gồm tên bài tập, số lượng bài, tên khóa học, tên học phần, tên giảng viên/ người hướng dẫn và họ tên sinh viên
2 Đảm bảo có chữ ký xác nhận thông tin bạn đã khai là đúng
3 BÀI TẬP LỚN ghi rõ là áp dụng cho từng sinh viên/ hoặc theo nhóm sinh viên
4 BÀI TẬP LỚN cần có mục lục (danh sách đề mục/ tiêu mục được tô đậm và đánh số trang)
5 BÀI TẬP LỚN được đánh máy và trình bày chuyên nghiệp, sử dụng font chữ Arial hoặc Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14
6 BÀI TẬP LỚN của bạn nên được làm trên word và không nên vượt quá 15 trang A4
7 Sử dụng hệ thống tài liệu trích dẫn/ tham khảo theo quy định của Học viện
8 Bảng biểu, phụ lục nằm ngoài quy định giới hạn từ đối với BÀI TẬP LỚN
9 BÀI TẬP LỚN bao gồm danh sách của bất kỳ tài liệu tham khảo nào được sử dụng
LƯU Ý ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHI NỘP BÀI TẬP LỚN:
1 Kiểm tra cẩn thận ngày nộp bài và các hướng dẫn được đưa ra đối với bài tập lớn Bài tập nộp muộn sẽ không được chấp nhận
2 Nếu bạn không thể hoàn thành BÀI TẬP LỚN đúng hạn và có những lý do hợp
lệ như ốm đau bệnh tật, sinh viên có thể áp dụng (bằng văn bản) để xin gia hạn
3 Không đạt được cấp độ “ĐẠT”, sinh viên sẽ nhận được kết quả là cấp độ
“CHƯA ĐẠT”
4 Hãy lưu ý rằng nếu sử dụng tác phẩm hay ý tưởng của người khác trong BÀI TẬP LỚN, sinh viên hãy tự trích dẫn trong bài làm và trong phần tài liệu tham khảo
5 Nếu bị bắt lỗi đạo văn, các chính sách và quy định chống đạo văn của Học viện
sẽ được áp dụng
Trang 10YÊU CẦU VỀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1-2
Tuần 3-4
Tuần
5
Tuần 6-7
Tuần 8-9
Tuần 10-
11
Tuần
12
Tuần 13-
14
- Lập nhóm, lựa chọn Ngân
hàng
- Thu thập các tài liệu cần
thiết về về chủ đề nghiên cứu
liên quan đến ngân hàng
thương mại được lựa chọn
biết rủi ro tập trung tín dụng
tại Ngân hàng mà nhóm lựa
chọn thông qua các chỉ tiêu
đánh giá rủi ro tập trung tín
dụng của Ngân hàng đó
- Phân tích các dấu hiệu rủi ro
tập trung tín dụng tại Ngân
hợp với bối cảnh phát triển
của Ngân hàng lựa chọn
- Phân tích khả năng ứng
dụng của những giải pháp đó
hoặc điều kiện thực hiện
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
Trang 13MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Phần 1: Phân tích thực trạng và xác định các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng của Ngân hàng BIDV 2
I Phân tích thực trạng và xác định dấu hiệu rủi ro tín dụng của BIDV thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ 2
1 Tỷ lệ nợ quá hạn 3
2 Tình hình nợ xấu 3
3 Khả năng bù đắp rủi ro 7
4 Mức độ tập trung rủi ro tín dụng 9
II Phân tích các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng tại BIDV gắn với bối cảnh phát triển của ngành trong nền kinh tế 14
PHẦN 2: Đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với bối cảnh kinh doanh của BIDV 15
2.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng TMCP BIDV về quản trị rủi ro tín dụng 15
2.1.1 Mục tiêu phát triển chung 15
2.1.2 Định hướng phát triển hoạt động quản trị tín dụng 15
2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP BIDV 16
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 14MỞ ĐẦU
Sự phát triển kinh tế tạo ra cơ hội cho các NHTM dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng điều đó tạo ra một thị trường tài chính đầy tiềm năng và cũng chứa đựng nhiều rủi ro Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động tín dụng Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được nợ khi khoản vay đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng Đặc biệt là rủi ro tập trung tín dụng là khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao Chính vì vậy, việc phân tích thực trạng rủi ro tập trung tín dụng tại NHTM là một điều rất cần thiết để từ đó đề xuất giải pháp quản trị phù hợp cho Ngân hàng
Vận dụng các kiến thức đã học cùng với sự tìm hiểu thực tế, nhóm 04 trình bày về
chủ đề “Phân tích thực trạng rủi ro tập trung tín dụng tại ngân hàng BIDV và xuất
giải pháp quản trị phù hợp cho ngân hàng BIDV” dưới góc độ phân tích thực trạng
và xác định các dấu hiệu rủi ro tín dụng thông qua tính toán các chỉ số từ đó đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tập trung phù hợp với bối cảnh kinh doanh của BIDV
Trang 15NỘI DUNG
Phần 1: Phân tích thực trạng và xác định các dấu hiệu rủi ro tập trung tín dụng của Ngân hàng BIDV
thông qua các chỉ số phản ánh chất lượng Nợ
Dư nợ (triệu VND) Tỷ lệ nợ /tổng dư nợ(%)
Nguồn: BCTC của BIDV
Tổng dư nợ của BIDV, năm 2021 đạt 1.319.980.438 triệu đồng, tăng 11,98% so với năm 2020 Năm 2022, tổng dư nợ đạt 1.488.150.500 triệu đồng, tăng 12,74% so với năm 2021 BIDV vẫn tiếp tục duy trì nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh tốt,
Trang 16khả năng trả được nợ đúng hạn cao đồng thời nhóm nợ xấu duy trì ổn định Nền kinh
tế tăng trưởng chậm, khách hàng gặp áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ đến
hạn nên ngân hàng cơ cấu lại các khoản vay để chia sẻ gánh nặng với khách hàng
Nguồn: BCTC của BIDV
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV trong giai đoạn 2020-2022 có sự biến
động Năm 2021 tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,67% so với năm 2020 trong khi đó tổng dư
nợ năm 2021 lại cao hơn so với năm 2020 là 141.296.980 triệu đồng Như vậy có thể
thấy chất lượng các khoản cho vay năm 2021 có phần tốt hơn so với năm 2020 Đến
năm 2022 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,73%( tăng 0,78% so với năm 2021) có nghĩa là cứ trên
100 đồng dư nợ hiện hành có 2,73 đồng đã quá hạn Tỷ lệ này tăng chủ yếu do số dư
nợ quá hạn năm 2022 tăng so với năm 2021 trong khi tổng dư nợ không biến động quá
nhiều Dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của doanh
nghiệp giảm sút, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng điều này đã tác động đến
khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng So sánh tỷ lệ này với VietinBank một ngân
hàng có quy mô tổng dư nợ khá tương đồng với BIDV trong giai đoạn 2020-2022
nhóm chúng em thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV năm 2020 cao hơn so với
VietinBank là 1,42% Đến năm 2021-2022 tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV có xu hướng
thấp hơn VietinBank lần lượt là 0,38% và 0,87%
Trang 17Chỉ số Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tổng dư nợ 1.178.683.458 1.319.980.438 1.488.150.500
Nguồn: BCTC của BIDV
Tỷ lệ nợ xấu chung của BIDV vẫn được kiểm soát tốt dưới 2% trong giai đoạn
2020-2022
Số liệu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu năm 2020 kiểm soát ở mức là 1,66% chứng tỏ BIDV
đã có chính sách tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên tỷ lệ này là khá cao so với một số ngân hàng khác, cụ thể tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2020 cao gấp gần 1,8 lần so với Vietinbank ( tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank năm 2020 là 0,93%)
Cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu là 0,93% (giảm 0,73% so với cuối năm 2020) đảm bảo mục tiêu NHNN giao năm 2021 (<1,6%) Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2020 cho thấy BIDV đang có những chính sách quản lý nợ hiệu quả trong tình hình dịch bệnh, trong khi đó tại ngân hàng Vietinbank tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,93% (năm 2020) lên 1,27% (năm 2021)
Tỷ lệ nợ xấu năm 2022 là 1,12% (tăng 0,19%) so với năm 2021 và thấp hơn so với ngân hàng Vietinbank (tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietinbank năm 2022 là 1,24%), nguyên nhân lớn nhất được cho là do khó khăn của các doanh nghiệp Trong đó có yếu tố xuất phát từ đại dịch COVID-19 và các cuộc xung đột Nga – Ukraine hay gần đây là xung đột tại Trung Đông đẩy phí nguyên liệu lên rất cao, làm tăng chi phí của doanh nghiệp Chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV năm 2022 cũng được kiểm soát trong giới hạn với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,12%, hoàn thành kế hoạch đại hội đồng cổ đồng giao, đảm bảo mục tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước (<1,6%)
Nhìn chung tại ngân hàng BIDV, dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn được kiểm soát dưới 3% nhưng tỷ lệ nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) lại tăng mạnh Áp lực nợ xấu sẽ gia tăng trong năm 2023 do kinh tế phục hồi chậm lại, tăng trưởng thấp hơn, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khó khăn hơn do đơn hàng giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp nhất là dệt may, da giày, điện tử, gỗ… dẫn đến nợ xấu tiềm ẩn gia tăng
2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên nhóm nợ