TRẦN ĐÌNH QUANG Trang 2 Bài luận kết thúc học phầnHOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở HỌC SINH TIỂU HỌCChủ đề 2: Anh/chị hãy phân tích các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện, từđó rú
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở HỌC
SINH TIỂU HỌC
Người thực hiện: TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG
Mã học viên: 228140101100006
Lớp: CH30 A2 (UD)
Cán bộ giảng dạy: TS TRẦN ĐÌNH QUANG
NGHỆ AN - 2023
Trang 2Bài luận kết thúc học phần HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
Chủ đề 2: Anh/chị hãy phân tích các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện, từ
đó rút ra những ứng dụng trong giáo dục học sinh tiểu học Cho 03 ví dụ minh họa
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Trang 3Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, I.P.Pavlov đã phát minh ra học thuyết phản xạ có điều kiện hay học thuyết hoạt động thần kinh cao cấp, còn gọi là hoạt động tinh thần, đó là sự tổng hợp các dạng hoạt động rất phức tạp của vỏ các bán cầu đại não và các cấu trúc dưới vỏ, nhờ đó
mà cơ thể động vật đáp ứng được với những điều kiện bên ngoài và “cân bằng” được với ngoại môi
Nhờ hoạt động thần kinh cấp cao mà cơ thể động vật thích nghi được với những điều kiện luôn thay đổi của môi trường sống Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm tất cả những động vật phát triển cao trong môi trường sống của chúng và hình thành những đặc tính mới được gọi là tập tính gồm việc nhớ các dấu hiệu nguy hiểm hay cách thức tìm thức ăn, khả năng có được kinh nghiệm sống, còn ở người
là sự học tập và hình thành ý thức Phản xạ có điều kiện được hình thành trong tự nhiên hay do con người tạo ra đều giúp cho động vật nói chung và con người nói riêng phản ứng để thích nghi tốt với môi trường, đồng thời để tồn tại và phát triển Học thuyết về phản xạ có điều kiện của Pavlov được nhiều nhà khoa học Liên Xô
và trên thế giới nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sinh học, tâm lý học, giáo dục học, nông nghiệp…
Để tìm hiểu về các ứng dụng vào công tác giáo dục ở trường tiểu học, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về phản xạ có điều kiện Với hiểu biết của mình, tôi hiểu phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh để thích ứng với môi trường Ngoài những phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập, thì còn có những phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm – gọi là phản xạ có điều kiện
2 NỘI DUNG
2.1 Phản xạ có điều kiện
a) Phản xạ
2
Trang 4Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong của cơ thể Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành cung phản xạ:
+ Bộ phận cảm thụ: Các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp, thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể
+ Dây thần kinh truyền vào: Dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật + Trung tâm thần kinh
+ Dây thần kinh truyền ra: Dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật + Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến
b) Phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là một phương thức phản xạ của dộng vật bậc cao, lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết và công bố bởi nhà khoa học Nga là I.P.Paplop thông qua các thí nghiệm với chó và được công bố năm 1897 Phương thức phản xạ này cũng xảy ra ở người
Khoảng cuối những năm 1890, Pavlov nghiên cứu chức năng dạ dày của loài chó bằng cách quan sát sự tiết dịch vị của chúng, sau đó ông tính toán và phân tích dịch vị của chó và phản xạ của chúng dưới các điều kiện khác nhau Ông để ý rằng chó thường tiết dịch vị khi phát hiện ra các tín hiệu báo hiệu sự xuất hiện của thức ăn
Sau này Paclov đã xây dựng lên định luật cơ bản mà ông gọi là “phản xạ có điều kiện” dựa trên hàng loạt thí nghiệm mà ông tiến hành trước đó Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó làm thí nghiệm đã được huấn luyện lâu dài, còn với những chú chó mới sinh ra và chưa qua huấn luyện thì không được
3
Trang 5Pavlov cho rằng đây là một loại phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài, ông gọi nó là “phản xạ có điều kiện” của động vật Phản xạ có điều kiện dễ mất đi nếu không được củng cố thường xuyên Sau này Pavlov còn đi đâu sâu nghiên cứu
về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của mình Vì những thành tựu này, ông đã nhận được giải thưởng Nobel năm 1904 (Nobel Prize in Physiology or Medicine)
Phản xạ có điều kiện là thuật ngữ dịch từ tiếng Nga do chính I.P.Paplop đề xuất, dùng để chỉ loại phản xạ chỉ có thể có sau khi cá thể động vật nào đã được tập luyện, hoặc trải qua, mặc dù sinh ra chưa có; còn cá thể nào không trải qua học tập thì không thể có
Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyện tập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phản xạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện
Hay, phản xạ có điều kiện là phản ứng linh hoạt của cơ thể, giúp có thể thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, đảm bảo sự thăng bằng cơ thể và môi trường, giúp đề phòng trước những tai nạn, biết hướng tìm kiếm thức ăn, biết đường phát triển bản thân trong cuộc sống
Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định
2.2 Các điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện
a) Điều kiện thứ nhất
Chọn kích thích, phải có sự phối hợp giữa kích thích trung tính và kích thích không điều kiện Cần có sự trùng lặp về mặt thời gian giữa tác động của kích thíchcó điều kiện (tín hiệu) với tác nhân củng cố không điều kiện Trong trường hợp này, tác nhân củng cố không điều kiện xuất hiện khi tín hiệu vẫn còn tác dụng
4
Trang 6nên việc hình thành phản xạ có điều kiện sẽ dễ dàng hơn, không đòi hỏi phải củng
cố nhiều lần Nếu ta kéo dài khoảng cách về mặt thời gian giữa thời điểm tác động của tín hiệu với thời điểm xuất hiện của tác nhân củng cố không điều kiện lên thì phải củng cố nhiều lần mới tạo ra được đường liên hệ thần kinh tạm thời Phản xạ
có điều kiện thành lập được cũng kém bền vững hơn so với trường hợp thứ nhất Thức ăn tác động lên khoang miệng là một kích thích không điều kiện Việc cho
ăn của Chó dược phối hợp với tín hiệu là ánh sáng mà trước đây không có quan hệ
gì với thức ăn thì ánh sáng là kích thích trung tính, sau nhiều lần lặp lại phối hợp với thức ăn thì ánh sáng sẽ trở thành kích thích có điều kiện của phản xạ tiết nước bọt Khi có ánh sáng, ở con chó thí nghiệm sẽ tiết nước bọt mà không cần phải có thức ăn (I.P.Paplop)
b) Điều kiện thứ hai
Tác động của kích thích có điều kiện phải xảy ra trước kích thích không điều kiện, trong ví dụ trên ánh sáng phải xảy ra trước sau đó mới cho vật thí nghiệm ăn Thời gian giữa hai kích thích phải hợp lý Trong trường hợp tín hiệu và tác nhân củng cố xuất hiện cùng một lúc thì phản xạ có điều kiện khó thành lập hơn khi tín hiệu xuất hiện trước Còn trong trường hợp tác nhân củng cố xuất hiện trước, sẽ không thể tạo được phản xạ có điều kiện Sự xuất hiện của tín hiệu đòi hỏi cơ thể phải chuẩn bị để tiếp nhận tác động của kích thích không điều kiện một cách tốt nhất Chính vì vậy, một khi tín hiệu xuất hiện sau tác nhân củng cố không điều kiện thì tính chất báo hiệu của nó sẽ không còn nữa
c) Điều kiện thứ ba
Là cơ thể phải ở trong tình trạng tỉnh táo, các trung tâm tương ứng của phản xạ phải có tính hưng phấn cao Trạng thái hoạt động của vỏ não là điều kiện quan trọng để xây dựng các phản xạ có điều kiện ở con người, kể cả việc tập luyện các
kỹ năng kỷ xảo và các động tác thể thao Để có được những điều kiện này, phải loại
5
Trang 7trừ ảnh hưởng của các kích thích không cần thiết tác động lên cơ thể nhằm giải phóng vỏ bán cầu đại não khỏi ảnh hưởng của các tác động không cần thiết cho quá trình tình hình phản xạ có điều kiện Chính vì vậy, các thí nghiệm tạo phản xạ có điều kiện phải được tiến hành trong các căn phòng nhất định, không bị ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài tác động lên cơ thể, trong các phòng cách âm hay
đặc biệt
d) Điều kiện thứ tư
Là tránh kích thích không cần thiết để có thể gây những phản xạ không được dự định, các kích thích gây nhiễu như nói chuyện, tiếng ồn, nóng, lạnh… ảnh hưởng xấu tới việc hình thành phản xạ có điều kiện Ví dụ: Đang gõ nhịp thì có tiếng động mạnh Ba là, kích thích không điều kiện, về mặt ý nghĩa sinh học, phải mạnh hơn
so với kích thích có điều kiện thì mới tạo được phản xạ có điều kiện
Ví dụ: Khi con chó quá đói thì có thể tạo được phản xạ tiết nước bọt với kích thích gây đau Con chó sẽ tiết nước bọt cả ngay khi có tác động của dòng điện mạnh làm bỏng chân nó Trong trường hợp này, phản xạ bỏ chạy (phản xạ
tự vệ vận động) sẽ không xuất hiện vì ý nghĩa sống còn của nó không mạnh bằng thức ăn
2.3 Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện
Phản xạ có điều kiện là hoạt động sinh lý rất quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh cấp cao Nếu như các phản xạ không điều kiện đảm bảo sự thích nghi của cơ thể chỉ trong điều kiện ổn định, thì các phản xạ có điều kiện không phải luôn luôn được ổn định vững chắc, mà mang tính tạm thời, có thểthay đổi nên có tác dụng giúp cho cơ thể con vật hay con người có khả năng thay đổi nhanh chóng các phản ứng hay các tập tính của nó khi các điều kiện sống của môi trường thay đổi Phản xạ có điều kiện có ở tất cả các loài động vật, kể
từ những động vật đơn giản nhất đến con người Ở người hoạt động phản xạ có
6
Trang 8điều kiện là chức năng của toàn bộ não bộ và đặc biệt là vỏ của các bán cầu đại não Lý thuyết về phản xạ có điều kiện có ý nghĩa về nhiều mặt, đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong đời sống hằng ngày của con người
2.4 Ứng dụng trong giáo dục học sinh tiểu học
a) Hoạt động phản xạ ở trẻ tiểu học
Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh tiểu học dễ thích nghi
và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp
lý Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các
em biết xem xét, biết lắng nghe
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầu hứng
7
Trang 9thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau
đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn
Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường lớp ghép
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng
8
Trang 10phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới Vì vậy trong môi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh
b) Các phản xạ cơ bản cần thiết cho học sinh tiểu học bao gồm:
+ Phản xạ đầu tiên: Tập trung chú ý
+ Phản xạ thứ hai: Nhận thức và hiểu biết
+ Phản xạ thứ ba: Ghi nhớ và tái hiện thông tin
+ Phản xạ thứ tư: Giải quyết vấn đề
+ Phản xạ thứ năm: Tư duy sáng tạo
c) Phương pháp xây dựng các phản xạ cho học sinh
+ Sử dụng trò chơi và hoạt động thực tế để giúp trẻ tập trung chú ý và phát triển khả năng giải quyết vấn đề
Ví dụ như trong môn toán, 3 + 5 = 8 chỉ mang tính lý thuyết đối với trẻ 6 tuổi khi chỉ sử dụng các con số và ký hiệu; tuy nhiên, nếu hỏi còn bao nhiêu quả trứng trong rổ, sau khi khi lấy một quả trứng gà ra và thêm quả trứng vịt vào, trẻ có thể hiểu "+" nghĩa là gì và những con số đại diện cho điều gì Bởi vì có 1 sự liên hệ trừu tượng của các con số và ký hiệu với một thứ các em đã biết: trứng
+ Sử dụng các câu hỏi và bài tập để khuyến khích trẻ suy nghĩ và phát triển khả năng nhận thức và hiểu biết
9