Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm/bạn là gì? Học ngành Quản Trị Kinh Doanh QTKD là một quá trình quan trọng vàcó ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của cá nhân và sự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH
- -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY VIETTEL
Nhóm sinh viên thực hiện : 10
Thành viên nhóm Trần Hải Đường – 23012495
Nguyễn Thị Thu Hoài – 23012653 Nguyễn Ngọc Huyền – 23012553
Lê Thị Huyền – 23012598
Ngành : Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Quý Thuấn
Trang 2Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu mục tiêu học phần
2 Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Viettel
1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Viettel
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Viettel
1.3 Giới thiệu mục tiêu học phần
1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
1.5 Định hướng phát triển của Viettel
2 Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
2.2.1 Phòng Kinh doanh
2.2.2 Phòng kế toán
2.2.3 Phòng Marketing
2.2.4 Phòng dịch vụ khách hàng
Trang 32.3 Mô tả hoạt động kinh doanh và tính hấp dẫn của ngành nghề kinh doanh của
Viettel
3 Mô tả những vị trí việc làm chính
3.1 Giám đốc kinh doanh
3.2 Giám đốc marketing
PHẦN 2 BÀI HỌC RÚT RA CỦA NHÓM SINH VIÊN VỀ ĐỢT TRẢI NGHIỆM
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu mục tiêu học phần
Hiểu rõ về chương trình Quản trị kinh doanh
Định hướng việc lập kế hoạch học tập cá nhân
Hướng dẫn nghiên cứu khoa học
Các phương pháp học ở Đại học
Hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho học tập, nghiên cứu và giao tiếp
2 Lý do học ngành quản trị kinh doanh của nhóm/bạn là gì?
Học ngành Quản Trị Kinh Doanh ( QTKD ) là một quá trình quan trọng và
có ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của một người khi bước chân vào thị trường lao động Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh, nhóm sinh viên chúng tôi hiểu rằng ngành đem lại rất nhiều lợi ích Đầu tiên, nó cung cấp kiến thức toàn diện, giúp ta hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, về các khía cạnh cơ bản của kinh doanh như quản lí, marketing, tài chính, kế toán, chiếc lược và quản trị nguồn nhân lực Kiến thức này cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về các cách tổ chức hoạt động và tương tác trong môi trường kinh doanh
Được phát triển toàn diện kỹ năng, có tư duy tổng hợp, toàn vẹn về tất cả các vấn đề của một doanh nghiệp như các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, tư duy logic Học được cách lãnh đạo, quản lý thời gian, tạo ra các chiến lược hiệu quả, và giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh đa dạng Học quản trị kinh doanh tại Phenikaa được khuyến khích tư duy sáng tạo, giúp sinh viên phát triển rất nhiều kĩ năng một cách linh hoạt và sáng tạo
Quản Trị Kinh Doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp Với kiến thức về quản trị kinh doanh, em có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các
Trang 4doanh nghiệp, từ quản lý dự án đến chiến lược kinh doanh Có kiến thức và
kỹ năng vững chắc về Quản Trị Kinh Doanh là yếu tố quan trọng để chúng tôi có thể tiến xa trong sự nghiệp
Giúp ta hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của kinh doanh trong xã hội, kinh doanh không chỉ là việc tạo ra lợi nhuận mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho xã hội Hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với cộng đồng, môi trường và xã hội giúp chúng tôi thấu hiểu và tham gia vào các chiến lược phát triển bền vững
Đặc biệt, khi chúng tôi ra có ý định hay ra quyết định khởi nghiệp, việc hiểu
về quản trị kinh doanh là vô cùng quan trọng Ngành cung cấp cho ta cơ sở vững chắc để xây dựng và quản lý doanh nghiệp thành công từ việc lên kế hoạch, chiếc lược, quản lý tài chính đến quản lý nhân sự
Tóm lại, Ngành Quản Trị Kinh Doanh không chỉ cung cấp kiến thức vững vàng về kinh doanh mà còn còn phát triển triển kĩ năng quan trọng để thành công trong sự nghiệp và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội Hành động này không chỉ làm giàu thêm cho bản thân mà còn mang lại giá trị lớn cho cộng đồng và nền kinh tế nói chung
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETTEL
1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của Công ty
Trang 5H1.1 Trụ sở chính của Viettel ( Ảnh : Internet )
Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công Nghiệp – Viễn Thông Quân đội của Viettel được thành lập vào ngày 01/06/1989, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc Phòng thực hiện quyền chủ sở hữu Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc Viettel là một
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ
Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân Sản
phẩm nổi bật của Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel là mạng di động Viettel Mobile và Viettel Telecom
Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch
vụ viễn thông Việt Nam Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch
vụ số
Năm 2019, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tập đoàn, tòa nhà lịch sử với kiến trúc độc đáo chính thức đi vào hoạt động Thiết kế của trụ sở chính lấy cảm hứng từ logo Viettel - đại diện cho thương hiệu, triết lý kinh doanh và các giá trị cốt lõi của
Tập đoàn Trụ sở có địa chỉ tại Lô D26, Khu đô thị mới Yên Hòa, quận Cầu
Giấy, được xây dựng trên diện tích 18.121 m2 Toàn bộ mái của công trình được
phủ xanh, vuốt cong từ dưới chân mái lên đỉnh theo hình logo thể hiện khát vọng vươn cao, vươn xa của Viettel
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Viettel 1.0 – Công ty xây dựng công trình cột cao ( 1989 – 1999 )
01.06.1989 : Thành lập Tổng Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin ( Sigelco ), tiền thân của Viettel
1990 : Xây dựng tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam
1995 : Đổi tên thành Công ty Điện Tử Viễn thông Quân đội
1999 : Hoàn thành dự án cáp quang Bắc – Nam
Viettel 2.0 – Phổ cập dịch vụ di động ở Việt Nam ( 2000 – 2009 )
2000 : Phá thế hệ độc quyền viễn thông bằng dịch vụ VoIP 178
2004 : Khai trương dịch vụ di động Việt nam với đầu số 098
2008 : Trở thành doanh nghiệp viễn thông có thị phần lớn nhất Việt Nam
2009 : Vươn ra quốc tế với hoạt động kinh doanh tại Lào và Campuchia
2009 : Xây dựng hạ tầng mạng lưới 3G lớn nhất Việt Nam
Trang 6Viettel 3.0 – Tập đoàn công nghệ toàn cầu ( 2010 – 2019 )
2016 : Lọt Top 30 Hãng Viễn thông lớn nhất thế giới
2017 : Trở thành nhà mạng đầu tiên kinh doanh 4G trên toàn quốc
2018 : Khai trương thị trường quốc tế thứ 10, phủ sóng dịch vụ khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi
2018 : Chính thức đổi tên thành “Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội”
Viettel 4.0 – Tập đoàn toàn cầu tiên phong kiến tạo xã hội số ( 2019 – nay )
2019 : Top 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ kết nối vạn vật BNB – loT
2019 : Trải nghiệm thành công cuộc gọi 5G đầu tiên của Việt Nam
2021 : Tái định vị thương hiệu với sứ mệnh mới “Tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số”
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Viettel hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài mảng viễn thông, doanh nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác rất đa dạng như :
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế
Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các dịch vụ ứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình
Cung ứng dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, dịch
vụ trò chơi điện tử, mà Viettel cung cấp
Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, xây dựng, lập dự án, quản lý đầu tư, xây lắp, điều hành, vận hành khai thác, cho thuê công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông và đồ dùng hữu hình khác ở trong và người nước
Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo dưỡng, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, trang thiết
bị quân sự, phương tiện, kỹ thuật, , công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, nhập khẩu hàng lượng dụng
Nghiên cứu phát triển, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng
Trang 7 Hoạt động quảng cáo, nghiên cứu thị trường
Hoạt động tư vấn, quản lý, tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại
Hoạt động kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc
Hoạt động thể thao, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài của Tập đoàn Viettel
1.4 Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: “Sáng tạo để phục vụ con người” (Caring Innovator)
Mỗi cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm & lắng nghe, thấu hiểu và phục
vụ một cách riêng biệt Viettel luôn hướng tới những giá trị thực tiễn, đặt cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu, liên tục đổi mới sáng tạo với hy vọng cùng khách hàng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ một cách hoàn hảo Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo
Tầm nhìn:
Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu; duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn Thông & Công nghiệp công nghệ cao
Góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030
Giá trị cốt lõi :
Thực tiễn – Thách thức – Thích ứng – Sáng tạo – Hệ thống – Đông tây – Người lính – Ngôi nhà chung Viettel
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý : Việc rút ra kinh
nghiệm thông qua quá trình thực tiễn là một hình thức đánh giá mà Viettel áp dụng trong văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Vì chỉ
có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai Phương châm hành động của Viettel là liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại : Con người không
sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa chữa sai lầm đó Nhưng đâu ai ngờ rằng sai lầm là cơ hội lớn để cho ra
sự phát triển tiếp theo và Viettel là Tập đoàn dám đối mặt với thất bại,
Trang 8động viên những ai thất bại mà vực dậy bản ngã như triết lý “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh : Sự cạnh tranh xuất hiện
ở mọi nơi và sẽ nhấn chìm những ai không dám đứng lên và thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường và người của Viettel liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu tổ thức cho phù hợp “Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi” và tự nhân thức để thay đổi tạo ra động lực thúc đẩy phát triển, bứt phá giới hạn
Sáng tạo là sức sống : Phương châm hành động của Viettel là “suy nghĩ
không cũ về những gì không mới và trân trọng tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất” Viettel xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người Viettel hàng ngày có thể sáng tạo
Tư duy hệ thống : là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp vì đặc tính
của môi trường kinh doanh là sự phức tạp
Kết hợp Đông – Tây : Việc kết hợp văn hóa Đông Tây cũng có nghĩa là
luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề nhưng không có nghĩa là pha trộn với nhau Viettel kết hợp tư duy, sự ổn định và cải cách, sự cân bằng và động lực cá nhân để góp phần đa dạng hoá văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel
Truyển thông và cách làm người lính : Với tính chất là Tập đoàn công
nghiệp viễn thông Quân đội, văn hóa “Người lính” là một điều không thể thiếu trong 8 giá trị cốt lõi Viettel và cũng là lý do văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viettel phát triển vượt bậc như ngày hôm nay Sự can trường, không ngại gian khó, kiên định trong tư tưởng và sự tín nhiệm đã làm nên sức mạnh và sự khác biệt của Viettel
Viettel là ngôi nhà chung : Mỗi nhân viên đều là thành viên trong ngôi
nhà chung Viettel, được xây dựng và phát triển vững chắc bởi những viên gạch là những cá thể riêng biệt, qua nhiều thế hệ, trung thành, đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân
Đầu năm 2021, Viettel tuyên bố tái định vị thương hiệu Với 8 giá trị cốt lõi trên tiếp tục được duy trì, làm kim chỉ nam, Viettel bổ sung thêm giá trị cốt lõi mới là Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu
1.5 Định hướng phát triển của Công ty
Trang 9- Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghệ thông tin
- Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới, top 10 nhà đầu tư viễn
thông toàn cầu
- Nhà sản xuất thiết bị CNTT-VT hàng đầu khu vực
- Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng cách bình dân hóa dịch
vụ, đưa CNTT-VT vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội
2 Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 10(H2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viettel – Nguồn : tailieuhust.com )
Dựa vào sơ đồ trên ta nhận thấy Viettel được lãnh đạo bởi ông Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cùng với 4 phó tổng giám đốc gồm ông Nguyễn Thanh Nam, ông Nguyễn Đình Chiến, ông Đỗ Minh Phương và ông Đào Xuân Vũ
Với việc phủ sóng rộng khắp cả nước, Viettel có ba trung tâm viễn thông tại ba miền Bắc, Trung, Nam điều hành các trung tâm viễn thông các tỉnh thành thuộc khu vực ba miền Mỗi trung tâm sẽ có các phòng ban khác nhau chịu trách nghiệm
về các hoạt động của công ty Tiếp đến gồm chi nhánh tại các quận, huyện chịu sự quản lý của các trung tâm viễn thông của từng tỉnh thành Cấp thấp hơn sẽ gồm các cửa hàng, trung tâm bảo hành sẽ duy trì các hoạt động của công ty Tại mỗi khu vực địa lý, Ban lãnh đạo doanh nghiệp giao quyền cho nhà quản trị đứng đầu bộ phận đảm nhiệm tất cả các chức năng
Ngoài ra trên thế giới, mỗi quốc gia Viettel đều có 1 cơ quan riêng Ví dụ:
- Tại Campuchia có nhà mạng Metfone
- Tại Lào thì có nhà mạng Unitel
- Tại Mozambique thì có nhà mạng Movitel
2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
2.2.1 Phòng kinh doanh
Hoạch định, xây dựng các chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh, thực hiện triển khai kinh doanh các sản phẩm, phát triển doanh thu, khách hàng mới, chăm sóc khách hàng
Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có
Thực hiện kế hoạch doanh số tháng/quý/năm
Phối hợp cùng các phòng ban giải quyết các khiếu nại của khách hàng (nếu có) và thường xuyên thực hiện các công tác chăm sóc khách hàng
Thu nhập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh và đưa ra đề xuất, kiến nghị
Tham mưu tư vấn, hỗ trợ cho Ban giám đốc các hoạt động kinh doanh nhằm hoàn thành chỉ tiêu của Tổng Công ty
Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của giám đốc