1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY VIETTEL VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

28 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu môi trường làm việc của công ty Viettel và kỹ năng cần có trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Tác giả Đặng Tiến Pháp, Nguyễn Văn Huy
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Quốc Anh
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 107 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu Môi trường làm việc và các kỹ năng cần có trong lĩnh vực côngnghệ thông tin giúp hiểu rõ môi trường làm việc trong công nghệ thông tin, xác địnhcác kỹ năng quan trọng, ph

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

- 

-TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY VIETTEL

VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Sinh viên thực hiên: Đặng Tiến Pháp - 2251120175

Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Quốc Anh

Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC 5

1.1 Môi trường làm việc là gì ? 5

1.3 Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng 6

2 MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VIETTEL 10

2.1 Giới thiệu chung 10

2.2 Lĩnh vực hoạt động của Viettel 10

2.3 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel 11

2.4 Điều lệ tổ chức và hoạt động 12

2.5 Điểm mạnh của Viettel 12

2.6 Điểm yếu của Viettel 17

2.7 Cơ hội của Viettel 18

2.8 Thách thức của Viettel 19

3 CÁC KĨ NĂNG CẦN CÓ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 20

3.1 Kỹ năng công nghệ thông tin (IT) là gì? 20

3.2 Những kỹ năng CNTT quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm 21

3.2.1 Kỹ năng viết mã 21

3.2.2 Kĩ năng giao tiếp 21

3.2.3 Mạng kiến thức và máy tính 22

3.2.4 Quản lý thời gian và dự án 23

3.4 Làm thế nào để đạt được kỹ năng CNTT 24

4 TỔNG KẾT 25

4.1 Đối với môi trường viettel: 25

4.2 Đối với các kỹ năng cần có trong lĩnh vực công nghệ thông tin: 25

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường Đại học Giao Thông Vận Tải, nhữngngười đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Đặc biệt,

em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Quốc Anh - người đã trực tiếp giảngdạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sựquan tâm sâu sắc

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bàilàm khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý củaquý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 5

Thế giới đã bước vào thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ(KH - CN) Ngày nay KH - CN được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống của conngười Đặc biệt, ứng dụng tri thức KH - CN trong phát triển kinh tế xã hội là mộthướng đi đúng.

Ở các nước phát triển hiện nay, nền kinh tế phát triển có ứng dụng tri thức KH

-CN Đối với Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hướngXHCN, mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong 30 năm đổi mới vừa qua,song nền kinh tế vẫn còn kém phát triển so với các nước khu vực và thế giới, đồngthời đang gặp phải những thách thức không nhỏ: đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn vềkinh tế so với nhiều nước trong khu vực do xuất phát của Việt Nam quá thấp, lạiphải phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt Sự khác biệt về trình độ côngnghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, nhìn chung công nghệ nước

ta tục hậu so với trình độ chung của thế giới khoảng 3, 4 thập kỷ Quá trình CNH HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động giữa các ngành, đặcbiệt là sự chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch

-vụ Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là đẩy mạnhnhanh quá trình đổi mới kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, mở rộng các khu côngnghiệp, khu chế suất đưa Việt Nam trở thành một nước có trình độ KTCN ở trungbình tiên tiến so với các nước trong khu vực Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của nông nghiệp trongGDP Hội nhập nền kinh tế thế giới đang là một xu thế tất yếu của thời đại Vì vậybên cạnh sử dụng năng lực nội sinh, các nước đang phát triển như Việt Nam, không

có con đường nào khác phải biết vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ

và phải bắt kịp tri thức mới để phát triển nhanh nền kinh tế Vì vậy vấn đề đặt racho Việt Nam hiện nay là phát triển nguồn nhân lực có tri thức, trình độ, tay nghềcho sự phát triển nền kinh tế Do đó KH - CN được coi là nền tảng và động lực của

sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam Nhiệm vụ phát triển tri thức KH - CN là mộtnhiệm vụ cấp thiết hiện nay, và gắn chặt hơn nữa KH - CN với phát triển kinh tế xãhội

Trang 6

Việc nghiên cứu Môi trường làm việc và các kỹ năng cần có trong lĩnh vực côngnghệ thông tin giúp hiểu rõ môi trường làm việc trong công nghệ thông tin, xác địnhcác kỹ năng quan trọng, phát triển chương trình đào tạo, tạo ra tri thức mới, hỗ trợquản lý tài nguyên nhận sự,….Tóm lại nghiên cứu về môi trường làm việc và kỹnăng trong lĩnh vực CNTT không chỉ mang lại hiểu biết sâu sắc về ngành mà còngiúp tạo ra những chiến lược và giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển tri thức tronglĩnh vực KH - CN

1 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

1.1 Môi trường làm việc là gì ?

Môi trường làm việc được hiểu đơn giản là các điều kiện xung quanh, bao gồmmọi hoạt động của một nhân viên Cụ thể hơn, môi trường bao gồm cả nhữngđiều kiện vật chất như: không gian làm việc, thiết kế văn phòng, các thiết bị bổtrợ cho công việc,… và các điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội tại nơilàm việc (gồm tương tác với đồng nghiệp, các lãnh đạo cấp trên và nhân viên),văn hóa công ty, quy trình và thái độ - tinh thần làm việc trong tổ chức, Môitrường làm việc lý tưởng trước tiên là môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất hạtầng, máy móc và trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho công việc Bên cạnh đó,đây cũng là nơi tràn đầy năng lượng tích cực, luôn đem đến và duy trì cho nhânviên sự hứng khởi và động lực để cống hiến hết mình cho công ty

1.2 Lợi ích khi có môi trường tốt

Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên Môi trường làm việc được đánh giá

là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng côngviệc của nhân viên Khi được làm việc trong môi trường như mong đợi, mỗinhân viên sẽ cảm thấy kích thích, có nhiều cảm hứng sáng tạo, được truyền thêmđộng lực để hoàn thành tốt nhất công việc của mình Hơn nữa, môi trường làmviệc tốt còn tạo ra cảm giác gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp, tác độngtích cực đến sức khỏe và tinh thần làm việc của họ Ngược lại, làm việc trongmột môi trường kém sẽ khiến nhân viên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, khiến kết

Trang 7

quả công việc không được cao, thậm chí còn mất niềm tin vào ban lãnh đạo vàrời bỏ công ty.

Giúp công ty xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên vững mạnh Trong cuộcchiến thương trường khốc liệt, các công ty không chỉ cạnh tranh về thị phần,khách hàng, nhà cung ứng mà còn cạnh tranh về nguồn nhân lực Để nắm giữ vịthế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân tài các công ty cần quan tâmđến một trong những yếu tố then chốt là môi trường làm việc Đôi khi lương,thưởng không phải là yếu tố quan trọng nhất khiến một nhân viên quyết địnhgắn bó lâu dài với công ty mà là môi trường làm việc có tốt, có phù hợp haykhông Nhận thức được điều này, công ty cần chú trọng tạo dựng một môitrường làm việc mà nhân viên có thể xem như mái nhà thứ hai - nơi họ có thểtìm được cảm hứng bất tận trong công việc và phát huy hết năng lực của bảnthân Khi xây dựng được môi trường làm việc lý tưởng, công ty sẽ được các ứngviên chú ý tới Và thay vì phải vật lộn để cạnh tranh nhân tài thì chính nhân tài

sẽ cạnh tranh với nhau để được làm việc trong công ty

1.3 Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng.

Để có một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp ban lãnh đạo không ngừngcải thiện môi trường hoạt động trong doanh nghiệp về mặt chất và lượng Sẽ rấtkhó để tìm ra hướng đi mới, ý tưởng cải thiện môi trường làm việc giúp cho đờisống nhân viên được cân bằng Dưới đây là 9 tiêu chí hỗ trợ công ty cải thiệnmôi trường làm việc:

1.3.1 Cải thiện không gian làm việc

Một văn phòng được trang trí bắt mắt, hợp lý tạo tác động lớn đến nhân viêncủa bạn Không gian làm việc sáng tạo giúp nhân viên được truyền thêm cảmhứng bứt phá trong tư duy Vì vậy, hãy xây dựng một môi trường làm việcsạch sẽ, thoải mái, thân thiện, có thiết kế đẹp mắt để cải thiện năng suất vàtâm trạng của nhân viên.Thêm vào đó, công ty cũng nên khuyến khích tính

cá nhân hóa trong môi trường làm việc và thiết kế một không gian tách biệtgồm đầy đủ tiện ích cho nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn Bên cạnh việc cố

Trang 8

định khu vực làm việc chính, công ty có thể cung cấp vườn trẻ, phòng gym,lớp yoga, thực phẩm và đồ uống lành mạnh Điều quan trọng là cho nhânviên thấy công ty quan tâm đến họ như những cộng sự chứ không đơn thuầnchỉ là những người làm thuê

1.3.2 Tạo dựng niềm tin với nhân viên

Những gì mà người lãnh đạo nói và làm tác động trực tiếp đến sự gắn kết vàtham gia của nhân viên vào các hoạt động của công ty Vì vậy, niềm tin cấptrên tạo dựng được ở nhân viên sẽ có ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả vàhiệu quả hoạt động của công ty Là một nhà lãnh đạo, bạn phải chứng minhcho nhân viên của mình thấy những điều bạn nói luôn đi đôi với hành động,bạn là người “nói được làm được” Nhân viên không bao giờ đặt niềm tinvào một người sếp thường xuyên thất hứa, kể cả những việc nhỏ nhất

1.3.3 Tạo các cơ hội thăng tiến và đào tạo phát triển bản thân

Một môi trường làm việc lý tưởng không thể thiếu các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên Khi công ty trân trọng và muốn giúp họ phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp, công ty cũng sẽ có một lực lượng lao động chất lượng hơn nhiều Một khảo sát của Bridge đã chỉ ra rằng văn hóa ham học hỏi trong một tổ chức là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự nhiệt huyết và lòng trung thành của nhân viên

Có 2 loại kỹ năng mà bạn cần liên tục đào tạo cho nhân viên là kỹ năng cứng

kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm Điều này mang lại lợi ích to lớn cho

cả công ty và nhân viên, cụ thể là giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với sự thay đổi chóng mặt của thời đại và nhân viên cũng được phát triển bản thân mình, gia tăng cơ hội thăng tiến trong công việc Ngoài ra, thực hiện đào tạo

và phát triển cho nhân viên còn hạn chế tỷ lệ thay thế nhân viên trong doanh nghiệp

1.3.4 Giao tiếp với nhân viên thường xuyên và hiệu quả hơn

Giao tiếp là cách bạn chia sẻ suy nghĩ, trao đổi thông tin với đối phương giúptăng sự hiểu biết lẫn nhau và cải thiện mối quan hệ giữa hai bên Thông qua

Trang 9

việc trao đổi những suy nghĩ, nhân viên của bạn mới tin tưởng hoàn toàn vàocấp trên, cảm thấy được tôn trọng hơn họ và từ đó, tạo nên môi trường làm việc thoải mái Hãy để nhân viên biết rằng bạn luôn ở đó lắng nghe những vấn đề của nhân viên và trở thành người đáng tin cậy với họ Bạn có thể làm điều này thông qua các buổi thăm dò, khảo sát nhân viên định kỳ, đề xuất ẩndanh Nhân viên chính là những người trực tiếp trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp bạn mỗi ngày và biết nên thay đổi điều gì để cải thiện nó Vì vậy, lắng nghe và thấu hiểu họ chính là một trong những cách hiệu quả nhất để

mở đường cho những nỗ lực của bạn trong việc cải thiện môi trường làm việc

1.3.5 Áp dụng chế độ đãi ngộ tốt

Theo tâm lý chung của những người tìm việc thì lương, thưởng, chế độ phúc lợi chính là một trong những tiêu chí hàng đầu để xem xét môi trường làm việc lý tưởng và đưa ra quyết định gắn bó lâu dài Việc đưa ra mức lương, thưởng dựa trên hiệu suất và thái độ làm việc chính là cách hợp lí nhất để thỏa mãn nhân viên của bạn

Khi người ta làm việc gì đó tốt, họ muốn được mọi người công nhận điều đó.Một văn hóa công sở thường xuyên công nhận thành tích của mọi người thường sẽ là tạo một môi trường làm việc tích cực Mỗi khi bạn khen, thưởngnhân viên của mình, bạn cần nêu cụ thể những gì họ đã làm để xứng đáng nhận được sự công nhận đó Điều này vừa giúp tăng hiệu quả công việc bởi nhân viên được truyền thêm động lực để cống hiến

1.3.6 Trao quyền tự chủ cho nhân viên

Trao quyền tự chủ là một trong những cách tốt nhất để tạo ra môi trường làmviệc tích cực cho nhân viên Thay vì quản lý khắt khe, chi tiết, bạn nên để họ

tự đưa ra một số quyết định, tự quản lý khối lượng công việc của mình, đónggóp ý tưởng và làm việc mà không phải chịu sự giám sát liên tục Kết quả là những nhân viên được trao quyền sẽ cảm thấy hạnh phúc, năng nổ hơn, góp phần tạo nên một không gian làm việc tích cực hơn Một nghiên cứu trên

Trang 10

20,000 nhân viên trong 2 năm cho thấy rằng những người có nhiều quyền tự quyết hơn trải nghiệm mức độ thỏa mãn cao hơn và cảm xúc tốt hơn trong công việc.

1.3.7 Quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới

Thúc đẩy bình đẳng giới trong việc thực hiện các chính sách nhân sự là yếu

tố then chốt giúp nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, đồng thời làm tăng

sự gắn bó, kết nối của nhân viên với doanh nghiệp

Lao động nữ hiện đang chiếm một tỉ lệ khá lớn trong doanh nghiệp khi gần 49% nữ giới tham gia lực lượng lao động Theo sự đánh giá từ các chuyên gia, đạt được bình đẳng giới hay thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích toàn diện về hiệu quả kinh doanh,

sự thu hút nhân tài nhờ môi trường làm việc đáng mơ ước, đảm bảo điều kiện

để nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình

1.3.8 Trao đổi về sứ mệnh công ty và cho nhân viên biết tầm quan trọng của mình

Khi nhận thức được tầm quan trọng của mình và cảm thấy mình là một phần của tổ chức, nhân viên sẽ thực sự tận tâm làm việc cho tổ chức đó Một môi trường làm việc lý tưởng là nơi mà ở đó bạn được tôn trọng, những ý kiến đóng góp của bạn được ghi nhận và xem xét Đó chính là động lực để họ phấn đấu và gắn bó lâu dài với công ty Một công ty muốn phát triển vững mạnh thì cần có những nhân viên tận tâm, đặt lợi ích chung của công ty lên hàng đầu Nhân viên là chính là những người lao động trực tiếp làm việc và tạo ra lợi nhuận cho công ty Vì vậy, cần làm cho họ hiểu được sứ mệnh, mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới, giúp họ nhận ra được mục đích

và ý nghĩa thực sự của công việc họ đang làm Điều đó thúc đẩy họ phấn đấu

để đạt được mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất Xem thêm: Đa dạng và bao trùm trong môi trường làm việc

1.3.9 Khuyến khích phát triển tinh thần “Đoàn kết là sức mạnh”

Trang 11

Vì vậy, phát triển tinh thần đồng đội trong doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó với tổ chức Nhờ đó, mỗi hành động, việc làm của từngngười sẽ đề cao lợi ích của công ty, của tập thể hơn là lợi ích của cá nhân ấy Tăng cường các hoạt động theo nhóm sẽ củng cố sự gắn kết cũng như thúc đẩy tinh thần hợp tác, chia sẻ giữa các nhân viên trong công ty Hoạt động đó

có thể là tổ chức một chuyến dã ngoại, một buổi tiệc tập thể, Và lợi ích nhận được sẽ là một môi trường làm việc thân thiện, tích cực và vui vẻ Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ là vũ khí lợi hại giúp cho doanh nghiệp thu hút nhân tài và giữ chân được nhân viên trung thành, có năng lực

2 MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VIETTEL

2.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ của Viettel là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Đây làdoanh nghiệp quốc phòng, an ninh được thành lập từ năm 1989 với 100% vốnđiều lệ của Nhà nước

Cho đến nay, tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cảnước khi cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ

và Châu Phi Trong đó, Viettel đạt được hơn 1.78 triệu tỷ đồng doanh thu, 334nghìn tỷ đồng lợi nhuận, 134 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu

Năm 2019, tập đoàn được vinh danh là Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thếgiới xét về số thuê bao cũng như lọt Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giớixét theo doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel cũng được xác định vàokhoảng 4.3 tỷ USD – tương đương với Top 500 thương hiệu lớn nhất trên toànthế giới

Hiện tại, Viettel có 63 chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành Việt Nam, 3 chi nhánhđại diện ở nước ngoài Tập đoàn cũng có 17 công ty con với vốn điều lệ từ 50%đến 100% cùng 10 công ty liên kết hợp tác kinh doanh

2.2 Lĩnh vực hoạt động của Viettel

Những lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn Viettel là:

Trang 12

- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin

- Xây lắp các công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, công nghệ,truyền hình đa phương tiện

- Hoạt động bưu chính, chuyển phát giao nhận hàng hóa

- Cung cấp dịch vụ tài chính, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ

- Kinh doanh hàng lưỡng dụng phục vụ nhiều mục đích như quốc phòng, dân sự

- Nghiên cứu, phát triển thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ quốc phòng, an ninh

2.3 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel được quy định tại Điều 39 Điều lệ tổ chức vàhoạt động của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Banhành bên cạnh Nghị định 05/2018/NĐ-CP

Theo đó, cơ cấu tập đoàn bao gồm các vị trí:

- Chủ tịch/Tổng Giám đốc

- Các Phó Tổng Giám đốc

- Kiểm soát viên

- Kế toán trưởng

- Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ

Số lượng Phó Tổng giám đốc không được vượt quá 5 người Trong trường hợpdoanh nghiệp cần bổ sung nhân sự quản lý cần làm đơn đề nghị lên Bộ Quốcphòng để báo cáo Thủ tướng xem xét

Những cá nhân đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc do Nhà nước, quân đội tuyểnchọn, đề cử Ví dụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đươngnhiệm năm 2022 là Đại tá Tào Đức Thắng Ông đã gắn bó nhiều năm tại Viettelvới các vị trí quan trọng như Phó Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel,Tổng Giám đốc – Tổng Công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc Tổng Công

ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm

2015

Theo báo cáo chuyên đề tái cơ cấu Viettel đến năm 2015, tập đoàn từng minhchứng tính ưu việt của mô hình trên Cụ thể, ban giám đốc là bộ phận chỉ đạotrung tâm, điều hành xuyên suốt mọi hoạt động từ tập đoàn xuống các cấp cơ sở

Trang 13

Từ đó, công ty mẹ không chỉ trực tiếp sản xuất kinh doanh mà còn định hướng,kiểm soát đơn vị thành viên thông qua chính sách tài chính, nhân sự, đầu tư…

2.4 Điều lệ tổ chức và hoạt động

Trong tương lai, Viettel hướng tới kinh doanh đa ngành nghề, lấy viễn thông,công nghệ thông tin làm trọng tâm và tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ quốcphòng, an ninh

Về quốc phòng, an ninh, Viettel nhận nhiệm vụ xây dựng, quản lý hạ tầng mạngviễn thông Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi, dự phòngsẵn sàng an ninh thông tin trong thời bình và ứng phó khi có yêu cầu quân sựhoặc chiến tranh

Về kinh doanh, tập đoàn gắn kết chặt chẽ công tác sản xuất, kinh doanh với khoahọc, công nghệ Viettel sẽ đẩy mạnh tổ chức kinh doanh các ngành, nghề mớinhưng vẫn duy trì tỷ trọng cơ cấu ngành cùng cơ cấu vốn đầu tư không thấp hơn70/30 Đáng chú ý, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm một số lĩnh vực mang về

tỷ suất lợi nhuận cao như sản xuất thiết bị điện tử, phân phối, bán lẻ, tham giathương mại điện tử hoặc truyền hình, nội dung thông tin…

2.5 Điểm mạnh của Viettel

2.5.1 Nguồn tài chính dồi dào, ổn định

Yếu tố tài chính của Viettel rất dồi dào và ổn định Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% nguồn vốn nhà nước, có tổng số vốn điều lệ là

50 nghìn tỷ đồng (trong đó chỉ có khoảng 6 nghìn tỷ đồng còn nợ để mua thiết bị trả chậm) Những hoạt động đầu tư của Viettel chủ yếu là nguồn vốn

tự kiếm, rất ít khi phải vay ngân hàng

2.5.2 Văn hóa của Viettel

Ngay từ khi mới thành lập, Viettel đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa công ty Không chỉ dừng lại ở những giá trị chung chung có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào, mà những giá trị này được ra đời nhờ

Trang 14

đội ngũ tư vấn luôn không ngừng quan sát, nghiên cứu và thích nghi với thời cuộc Tại Viettel văn hóa công ty bắt buộc phải thay đổi.

Điều này được thể hiện rõ trong sự thay đổi giá trị cốt lõi Trước kia, văn hóa Viettel chỉ được gói gọn trong 3 giá trị: Caring (Quan Tâm),

Innovative (Sáng Tạo) và Passionate (Khát khao) Giờ đây cả ba giá trị này

đã được kết tinh thành một triết lý thương hiệu sâu sắc là Diversity (Cộng hưởng tạo sự khác biệt)

Trước sự phát triển của công nghệ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, Viettel đã đối mới giá trị của mình để mang tới văn hóa doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo môi trường làm việc trẻ trung, năng động Đảm bảo những giá trị

cũ sẽ không bao giờ bị mất đi, mà chỉ được hòa trộn, để giúp phát triển mạnh

mẽ trong tương lai

2.5.3 Văn hóa doanh nghiệp Viettel được thể hiện ở 8 giá trị cốt lõi sau:

- Thực tiễn chính là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

- Trưởng thành lên qua những thách thức và thất bại

- Sáng tạo là nguồn sống

- Thích ứng nhanh chóng là sức mạnh cạnh tranh

- Tư duy hệ thống (toàn thể)

- Kết hợp văn hóa Đông Tây

- Xây dựng truyền thống và cách làm của người lính

- Chung sống trong ngôi nhà chung mang tên Viettel

2.5.4 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất

Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện Viettel quan tâm, lắng nghe và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng Để cùng họ cải thiện vàsản xuất ra các sản phẩm – dịch vụ ngày càng chất lượng hơn

Theo khảo sát trên tổng số 1000 khách hàng (trong đó, 510 khách hàng đang

sử dụng dịch vụ viễn thông di động của Viettel và 490 khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng khác) của NielsenIQ được tiến hành vào ngày

Ngày đăng: 29/03/2024, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w