1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải phẫu sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Phẫu Sinh Lý Hoạt Động Thần Kinh Cấp Cao
Tác giả Thái Sơn Hà
Thể loại Tiểu Luận Cuối Khóa
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 571,27 KB

Nội dung

ĐỀ BÀICâu 1: Dịch nội dung được yêu cầu.Câu 2: Trình bày hiểu biết theo văn phong của anh/chị về các vùng não bộ liên quanđến trí nhớ.Câu 3: Các kiến thức của học phần GPSLHĐTKCC hỗ trợ

Trang 1

GIẢI PHẪU

SINH LÝ

HOẠT

ĐỘNG

THẦN

KINH

CẤP CAO

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ

THÁI SƠN HÀ

lOMoARcPSD|38837747

Trang 2

1 ĐỀ BÀI

Câu 1: Dịch nội dung được yêu cầu

Câu 2: Trình bày hiểu biết theo văn phong của anh/chị về các vùng não bộ liên quan đến trí nhớ

Câu 3: Các kiến thức của học phần GPSLHĐTKCC hỗ trợ gì cho các học phần anh chị đã và đang học?

2 CÁC VÙNG NÃO LIÊN QUAN ĐẾN TRÍ NHỚ

2.1 Trí nhớ

2.1.1 Định nghĩa

Trí nhớ là khả năng lưu trữ và phục hồi thông tin của con người theo thời gian Thông tin bao gồm hình ảnh, âm thanh, ngữ cảnh, chữ, số, ngữ nghĩa,…

Ba chức năng chính trí nhớ bao gồm:

 Mã hóa (encoding): là quá trình ta biến đổi những gì chúng ta nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận thành ký ức lâu dài

 Lưu trữ (storage): là quá trình duy trì thông tin trong trí nhớ theo thời gian

 Khôi phục (retrieval): quá trình ghi nhớ thông tin đã mã hóa và lưu trữ trước đó

2.1.2 Mô hình trí nhớ

Vào năm 1968, Atkinson và Shiffrin đã đưa ra mô hình trí nhớ có ảnh hưởng quan trọng trong tiến trình nghiên cứu trí nhớ, gồm nhiều giai đoạn với những khoảng thời gian khác nhau Những giai đoạn được gọi là cấu trúc đặc biệt Thông tin được di chuyển qua một số giai đoạn để lưu trữ và truy xuất khi cần thiết

Có 3 cấu trúc chính:

 Trí nhớ tạm thời (sensory memory): vài giây hoặc phần giây

 Trí nhớ ngắn hạn (short-term memory): 15 – 30 giây

 Trí nhớ dài hạn (long-term memory): nhiều năm, nhiều thế kỷ

Trang 3

Hình 1: Mô hình trí nhớ (sách Psygology, Schacter, Gilbert, Wegner)

Hệ thống trí nhớ gồm quá trình điều khiển như nhắc lại để nhớ hay liên hệ kiến thức liên quan Các giai đoạn của trí nhớ chứa thông tin riêng lẻ nhưng không hoạt động riêng lẻ mà kết hợp với nhau Khả năng trí nhớ của chúng ta phục thuộc vào các giai đoạn này làm việc với nhau

2.1.2.1 Trí nhớ tạm thời

Trí nhớ tạm thời (sensory memory) là sự ghi nhớ trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích thích vào giác quan Ví dụ như vệt sáng được tạo ra khi ta di chuyển nhanh ánh sáng đèn pin Vệt sáng được tạo ra trong tâm trí và giữ ở

đó trong vài phần giây Sự lưu trữ ánh đèn trong tâm trí được gọi là sự dai dẳng của thị giác (persistance of vision)

2.1.2.2 Trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ ngắn hạn (short-term memory) là sự ghi nhớ thông tin được nhận từ trí nhớ tạm thời, là nơi thông tin được nhẩm lại để đưa vào trí nhớ dài hạn và mang thông tin từ trí nhớ dài hạn ra để sử dụng khi cần thiết Thông tin hoặc vào trí nhớ ngắn hạn hoặc mất đi trong 30 giây

2.1.2.3 Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn (Long-term memory) là nơi cho phép lưu trữ thông tin trong khoảng thời gian dài và sức chứa của nó là không giới hạn

lOMoARcPSD|38837747

Trang 4

Hình 2 Các loại trí nhớ dài hạn (sách Psygology, Schacter, Gilbert, Wegner)

Các loại trí nhớ dài hạn

 Trí nhớ rõ ràng: Là loại trí nhớ dài hạn cho những kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân, yêu cầu nhớ lại có ý thức

o Trí nhớ ngữ nghĩa: Là loại trí nhớ liên quan những thực tế trong cuộc sống, ví dụ lá cờ việt nam, bảng hiệu giao thông

o Trí nhớ tình tiết: Là loại trí nhớ liên quan đến trải nghiệm cá nhân, ví

dụ đi chơi tàu lượn ở đầm sen, đá bóng

 Trí nhớ ẩn: Là loại trí nhớ có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi của chúng ta, không yêu cầu phải nhận thức về nó Ví dụ khả năng lái xe, sử dụng tivi

o Trí nhớ phương thức: Là trí nhớ có liên quan đến phương thức vật lý, khả năng nhận thức

o Priming: Khả năng xác định lại vật thể hay từ ngữ đã lưu trong trí nhớ khi tiếp xúc lại

2.2 Các vùng não liên quan đến trí nhớ

Hầu hết các bộ phận trong não bộ đều đóng góp vào việc xây dựng và vận hành trí nhớ Tuy nhiên có một số bộ phận trong não được xem là có liên quan nhiều đến trí nhớ

Trang 5

Hình 3 Các bộ phận của não liên quan đến trí nhớ (sách Psygology and life,

Richard J.Gerrig)

2.2.1 Hệ viền

Hệ viền điều chỉnh những hành vi có động lực, các trạng thái tình cảm và quá trình nhớ Nó cũng điều hoà thân nhiệt, áp lực máu và lượng đường trong máu

và góp phần hỗ trợ các hoạt động khác Hệ viền bao gồm các thành phần: Hồi hải

mã, hạch hạnh nhân và vùng dưới đồi

Hình 4 Hệ viền (sách Psygology and life, Richard J.Gerrig)

lOMoARcPSD|38837747

Trang 6

2.2.2 Hồi hải mã

Là bộ phận lớn nhất trong các cấu trúc của hệ viền, đóng vài trò quan trọng trong sự ghi nhận của trí nhớ Nhiều bằng chứng lâm sàng cho ta thấy được chức năng của hồi hải mãi với trí nhớ Tiêu biểu như các lý thuyết sau:

Hồi hải mã và trí nhớ rõ ràng vào năm 1992, Larry Squire đề xuất rằng hồi

hải mã rất quan trọng đối với trí nhớ rõ ràng, đặc biệt là trí nhớ tình tiết Bằng các thực nghiệm trên chuột ví dụ như cho con chuột đào thức ăn ra khỏi năm đống cát, mỗi món có mùi khác nhau Sau đó, nó được lựa chọn giữa hai mùi trong các mùi

và được thưởng nếu nó đi về phía mùi mà nó đã ngửi trước Chuột bình thường học

và phản ứng chính xác hơn về thời gian và địa điểm Ký ức về một sự kiện cụ thể chính là trí nhớ tình tiết Chuột bị tổn thương vùng hồi hải mã thực hiện nhiệm vụ này kém hơn (theo Fortin, Agster và Eichenbaum, 2002; Kesner, Gilbert, & Barua, 2002)

Hồi hải mã và trí nhớ không gian là giả thuyết được quan tâm tiếp theo từ

giới khoa học Khi môt người thực hiện các nhiệm vụ về không gian, chẳng hạn như tưởng tượng đường đi tốt nhất từ ngôi nhà này đến môt ngôi nhà khác, kết quả fMRI cho thấy hoạt động ở hồi hải mã được tăng cường (theo Kumaran & Maguire, 2005)

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quét PET trên não của tài xế taxi London khi họ trả lời các câu hỏi như, "Đường đi ngắn nhất từ khách sạn Carlton Tower đến Bảo tàng Sherlock Holmes là gì?" Trả lời câu hỏi về tuyến đường đã kích hoạt hồi hải mã của họ nhiều hơn khi trả lời các câu hỏi không liên quan đến không gian Ảnh chụp MRI cũng cho thấy các tài xế taxi có vùng sau hồi hải mã lớn hơn trung bình và tài xế nào càng có tuổi nghề cao thì phần sau của hồi hải mã càng lớn (Maguire et al., 2000)

Hồi hải mã và trí nhớ ngữ cảnh là giả thuyết thứ ba cho rằng vùng này hải

mã rất quan trọng để ghi nhớ các chi tiết và ngữ cảnh Ký ức gần đây, thường phụ thuộc vào hồi hải mã, bao gồm nhiều chi tiết Khi thời gian trôi qua, trí nhớ trở nên

ít chi tiết hơn, ít phụ thuộc vào hồi hải mã và phụ thuộc nhiều hơn vào vỏ não (theo Takehara-Nishiuchi & McNaughton, 2008) Ở người, nhớ lại một ký ức gần đây (thường bao gồm các chi tiết và bối cảnh) sẽ kích hoạt hồi hải mã Nhớ lại một ký

ức thực tế cũ có thể kích hoạt hoặc không thể kích hoạt hồi hải mã, nhưng những ký

ức theo từng giai đoạn, bởi vì chúng phải bao gồm một số chi tiết ngữ cảnh, sẽ kích hoạt hồi hải mã

Trang 7

2.2.3 Hạch hạnh nhân

Nằm trong hệ viền, hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc và thông tin về những ký ức tình cảm Cùng với hồi hải mã chịu trách nhiệm chính đối với trí nhớ rõ ràng (sự kiện, ngày tháng, tên tuổi, ), hình thành và truy xuất các ký ức có ý nghĩa xúc cảm Do có chức năng kiểm soát này nên những tổn thương ở khu vực hạch nhậnh nhân có thể ảnh hưởng nhẹ đến những người có tinh thần yếu

Tuy nhiên, tổn thương đến các vùng trong hạch nhân cũng làm tê liệt khả năng nhận biết những biểu hiện tình cảm trên nét mặt (theo Adolph và những cộng sự,1994) Những người bị tổn thương ở hạch nhân hầu hết sẽ bị suy kém về biểu hiện cảm xúc đặc biệt là sự sợ hãi Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra ý kiến cho rằng hạch hạnh nhân có vai trò quan trọng trong việc đạt được và sử dụng kiến thức của con người liên quan đến nguy hiểm, sinh tồn

2.2.4 Hạch nền

Hạch nền là một tập hợp các cấu trúc trong não bao gồm các thể vân (nhân đuôi, nhân bèo sẫm, nhân cầu nhạt), chất đen và nhân dưới đồi Các cấu trúc này nằm sâu trong mỗi bán cầu đại não Hạch nền có vai trò tích hợp các dự báo từ vỏ não và truyền thông tin qua đồi thị đến vỏ não vận động để lên kế hoạch và thực

hiện các cử động phức tạp Thể vân thuộc hạch nền dường như là cơ sở trong hình

thành thói quen và những quan hệ phản ứng kích thích Cùng với những bộ phận khác đóng vai trò quan trọng trong các tác vụ học tập ngầm hay hình thành thói quen Bằng những phương pháp lặp đi lặp lại giúp cho những hạch cơ bản học được những tác vụ mới mà hình thành thói quen

Cùng với nhau, những kết quả này cho thấy rằng hồi hải mã (hippocampus) quan trọng hơn đối với trí nhớ khai báo (trí nhớ rõ ràng) và hạch nền (basal ganlia) quan trọng hơn cho trí nhớ tiến trình Tuy nhiên, các nhà tâm lý học không còn tin vào sự tách biệt chặt chẽ giữa các nhiệm vụ ở vùng hải mã và hạch nền Gần như tất

cả các tác vụ đều kích hoạt cả hai vùng.(theo Albouy et al., 2008) và có thể chuyển

từ loại ghi nhớ này sang loại ghi nhớ khác, ngay cả đối với cùng một tác vụ

lOMoARcPSD|38837747

Trang 8

2.2.5 Tiểu não

Tiểu não gắn liền với cuống não có vai trò kết hợp các chuyển động của cơ

thể, kiểm soát các động tác và duy trình sự thăng bằng Tổn thương vùng tiểu não làm gián đoạn, cản trở, không hài hoà giữa các chuyển động Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ phương thức, được hình thành nhớ sự lặp lại và phản ứng ứng có điều kiện cổ điện cũng như trong việc học các kỹ năng cần chuyển động cơ thể

2.2.6 Não

Não lớn hơn các bộ phận khác trong sọ, chiếm 2/3 toàn bộ hộp sọ Nó có vai

trò điều hành các chức năng tình cảm và nhận thức cao hơn của não Phần não này được hàng tỉ tế bào trong một lớp dày khoảng 2,54cm được gọi là vỏ não tạo thành

Trong phần này được chia ra làm các thuỳ chính là thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ thái

dương, thuỳ chẩm Trong phạm vi của câu hỏi ta chỉ xem xét các phần có liên quan

đến trí nhớ Vùng vỏ não chịu trách nhiệm đối với trí nhớ giác quan và liên kết giữa

những cảm giác

Hình 4 Các thuỳ não (nguồn: Internet)

Thuỳ đỉnh chịu trách nhiệm về những cảm nhận xúc giác, sự đau đớn và

nhiệt độ, nằm sau rãnh trung tâm Mỗi vùng não nhận cảm từ các vùng da nhất định

ở đối bên cơ thể, vùng da càng nhạy cảm thì càng chiếm nhiều vùng não Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu hai bệnh nhân bị tổn thương thùy đỉnh để mô tả các sự kiện

Trang 9

khác nhau từ quá khứ Kết quả cho thấy trí nhớ tình tiết của họ xuất hiện thưa thớt, gần như không có chi tiết Nhưng về tổng thể vẫn có thể hiểu được cho thấy người

bị tổn thương thuỳ đỉnh quá trình liên kết các mảnh ký ức bị suy yếu

Thuỳ thái dương chịu trách nhiệm về các tiến trình xử lý thính giác và xử lý

ngôn ngữ, nằm ở dưới khe nứt sau, hai bên bán cầu não Người bị tổn thương ở vùng trước và dưới của thùy thái dương bị mất trí nhớ ngữ nghĩa Các khái niệm về

sự vật, sự việc bị mất hoàn toàn ở bệnh nhân Những bệnh nhân như vậy không thể nhớ màu sắc điển hình của trái cây và rau quả thông thường hoặc sự xuất hiện của các động vật khác nhau Khu vực này lưu trữ một số thông tin và phục vụ như một

"trung tâm" để giao tiếp với các khu vực não khác để tập hợp một khái niệm đầy đủ (theo Patterson, Nestor, &Rogers, 2007) Những người bị tổn thương vỏ não thái dương ở một bán cầu thực hiện xấp xỉ bình thường

Thuỳ trán liên quan đến việc kiểm soát các hoạt động nhận thức và vận

động, chẳng hạn như: lên kế hoạch, đưa ra quyết định và đặt mục tiêu, nằm ở khe nức sau và trước rãnh trung tâm Đảm nhiệm tư duy trừu tượng, chức năng thi hành, trí nhớ, trí năng và tương tác xã hội Có liên quan đến hình thành trí nhớ theo phần thưởng và hình phạt Vỏ não trước trán phản ứng nhanh hơn với các sự kiện gần đấy nhất Nếu bạn phải thực hiện một phản ứng, các tế bào trong vỏ não trước trán vùng dưới đồi phản ứng dựa trên phần thưởng được mong đợi, dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ Các tế bào trong vỏ não trước trán phản ứng dựa trên cách phần thưởng đó so với các lựa chọn có thể khác

Các bộ phận khác của não như đồi thị, phần cơ bản của não trước, phần vỏ não trước trán,… được xem như là các trạm hình thành các ký ức đặc biệt Các phần làm trong não phối hợp làm việc với trong việc mã hoá, lưu trữ và truy xuất ký ức khi cần thiết

lOMoARcPSD|38837747

Trang 10

3 KIẾN THỨC CỦA MỖI GPSLHĐTKCC HỖ TRỢ CÁC HỌC PHẦN ĐÃ

VÀ ĐANG HỌC KHÁC

Về tổng thể các kiến thức của môn Giải Phẫu Sinh Lý Hoạt Động Thần Kinh Cấp Cao đã cung cấp cho em cùng với lớp một kiến thức sinh học cơ thể, thần kinh người Đặt nền tảng khoa học sinh học cho những tiếp cận lý giải về các hoạt động tâm lý con người như cảm giác, cảm xúc, trí nhớ, học tập, giấc ngủ, ngôn ngữ,… Cùng với đó có những kiến thức thực tiễn có thể áp dụng cho chính mình hay giúp

đỡ người khác trong quá trình tiếp xúc và làm việc cùng Cụ thể những điểm gì từ môn GPSLHDTK đã hỗ trợ các học phần đã và đang học:

3.1 Môn Lịch Sử Tâm Lý Học (Đã học)

Giúp em dễ dàng nhận thấy những điểm khác biệt của những học thuyết tâm

lý thời kỳ trước và sau khi có sự can thiệp nghiên cứu y sinh cơ thể, thần kinh người Hầu hết các học thuyết thời cổ đại trước đều đến từ, quan sát, đúc kết và chiêm nghiệm của những nhân vật có tên tuổi Tuy nhiên hướng tiếp cận của tâm lý học hiện đại đã cởi mở hơn khi đón nhận thêm những bằng chứng, nghiên cứu của sinh học cơ thể, thần kinh người như một yếu tố có ảnh hưởng và được đưa vào để cùng lý giải các hoạt động tâm lý người

Những học thuyết của thời kỳ tâm lý học hiện đại đến từ những nghiên cứu, thực nghiệm của những nhà khoa học như Wilhelm MaximillianWundt (1832-1920), Hermann Ebbinghaus (1850-1909), Charles Darwin (1809-1882) Vì từ giai đoạn này các học thuyết được kiểm chứng và đưa vào thực nghiệm nên đã chính thức mang ngành tâm lý học trở thành một ngành khoa học chính thức Các bằng chứng đến từ sinh học phần nào củng cố thêm tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những luận điểm khiến giới khoa học phải đưa lên bàn để xem xét lại những học thuyết tâm lý hiện đại

3.2 Môn Tâm Lý Học Thần Kinh (Đã học)

Môn Tâm Lý Học Thần Kinh có thể nói là môn học song hành và bổ trợ cho nhau với môn GPSLHDTKCC nhất Vì trong môn này em được học tổng quan về não bộ ở mức căn bản sau đó được nghiên cứu thêm về một số chứng rối loạn như

Trang 11

Trầm Cảm, Lo Âu, Loạn Thần Qua đến môn GPSLHTCC em được có thêm kiến thức chi tiết về ảnh hưởng sinh lý của cơ thể đến hoạt động tâm lý như:

 Chi tiết về giải phẫu não bộ, các thành phần, chức năng chính của từng bộ phận

 Cấu tạo, chức năng, các hoạt động sinh lý của neuron, các chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động tâm lý

 Cơ chế hoạt động sinh học đằng sau các hoạt động thần kinh cấp cao ở người như cảm giác, trí nhớ, học tập, hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ, giấc ngủ

Cùng với môn Tâm Lý Học Thần Kinh, mông GPSLHĐTKCC đã giúp em cùng với lớp có góc nhìn trực quan hơn về các hoạt động tâm lý người dựa trên các ảnh hưởng của yếu tố sinh lý người

3.3 Môn Tâm Lý Học Đại Cương (Đã học)

Môn này giúp cho sinh viên có góc nhìn tổng quan nhất về các hoạt động tâm lý ở con người Môn GPSLHTKCC giúp em có góc nhìn sinh học cụ thể hơn về những hoạt động ở người như:

 Cảm giác, tri giác, trí nhớ, ý thức, học tập, ngôn ngữ, tư duy

 Xúc cảm và động lực

 Yếu tố nào ở sinh học có góp phần xây dựng nhân cách người

 Yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể người

 Nền tảng sức khoẻ và hạnh phúc

3.4 Môn Tâm Lý Học Phát Triển và Tâm Lý Học Nhân Cách (Đang học)

Trong giai đoạn hiện tại em và lớp đang tham gia 2 môn này ở những buổi đầu tiên Những kiến thức nền tảng từ môn GPSLHĐTKCC giúp cho em và lớp thêm phần tự tin để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chủ đề về tâm lý con người không ở 2 môn này mà cho những môn sau

4 LỜI CẢM ƠN

Cuối cùng em xin gửi đến cô Hà một lời cảm ơn về những bài giảng cô đã cố hết mình truyền tải cho em cùng với cả lớp VB2K09A Những kiến thức này sẽ là

lOMoARcPSD|38837747

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w