1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình giải phẫu sinh lý (tài liệu dành cho trung cấp y

135 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Giải Phẫu Sinh Lý
Tác giả BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh, BS.CKI. Nguyễn Sanh Tâm, BS.CKI. Nguyễn Kim Ngân, BS. Võ Thành Sơn
Người hướng dẫn BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
Trường học Trường Trung Cấp Y Tế Tây Ninh
Chuyên ngành Y Học Cơ Sở
Thể loại Tài Liệu
Năm xuất bản 2016
Thành phố Tây Ninh
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

Về kiến thức: - Mô tả hình thể ngoài, hình thể trong và các cấu trúc liên quan của các cơ quan trong cơ thể; - Trình bày chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người và hoạt động

Trang 2

BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ

      

CHỦ BIÊN

BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

GIÁO VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN

BS.CKI Nguyễn Sanh Tâm BS.CKI Nguyễn Kim Ngân

BS Võ Thành Sơn

MINH HỌA - TRÌNH BÀY

BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

5 Giải phẫu vùng đầu mặt cổ và thân mình 27

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Với mục tiêu hoàn chỉnh bộ công cụ giảng dạy và lượng giá, phục

vụ tốt công tác đào tạo, năm 2003 Nhà trường đã tổ chức biên soạn bộ giáo trình Giải phẫu sinh lý, phục vụ chương trình giảng dạy môn Giải phẫu sinh lý cho đối tượng Điều dưỡng và Hộ sinh trung cấp

Trong quá trình áp dụng, chúng tôi luôn cập nhật và điều chỉnh nội dung theo từng năm Năm 2014, thực hiện Quy chế đào tạo mới theo Thông tư 22/2014/TT- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/7/2014, chúng tôi tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh tất cả tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo đang triển khai tại Trường Trường theo hướng Tinh gọn – Sát hợp – Chất lượng

Với tinh thần đó, năm 2016 chúng tôi điều chỉnh chương trình chi tiết tất cả các ngành đào tạo để đảm bảo tính đồng bộ Bộ giáo trình Giải phẫu sinh lý điều chỉnh lần này tập trung chủ yếu cung cấp các kiến thức

cơ bản, bổ sung một số hình ảnh giúp học sinh dễ nhận dạng trực quan các chi tiết giải phẫu, lược bớt một số nội dung để phù hợp với các đối tượng

Y sỹ, Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật xét nghiệm bậc học trung cấp

Trong mỗi nội dung chúng tôi cố gắng chọn lọc những chi tiết cần thiết và liên quan mật thiết đến chức năng, nhiệm vụ nghề nghiệp, bổ sung những nội dung sát hợp với thực tế để đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo của đối tượng trung cấp đặc thù tại Tây Ninh

Mặc dù được bổ sung và chỉnh lý lại nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn học sinh, quý đồng nghiệp và Hội đồng đào tạo Nhà trường góp ý để bộ giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

Nhóm Giáo viên biên soạn

Trang 5

CHƯƠNG TRÌNH GIẢI PHẪU SINH LÝ

- Trình bày chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người và hoạt động

điều hòa chức năng các cơ quan đó

2 Về kỹ năng:

- Nhận định được các cấu trúc giải phẫu trên mô hình;

- Vận dụng kiến thức đã học về giải phẫu sinh lý trong hoạt động chuyên môn

2 Cấu tạo và chức năng da-cơ-xương-khớp 3 3 0 0

3 Giải phẫu vùng đầu mặt cổ và thân mình 6 3 2 0

4 Giải phẫu vùng chi trên và chi dưới 6 3 2 0

12 Sinh lý nội tiết và điều hòa thân nhiệt 3 3 0 0

Trang 6

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

▪ Yêu cầu giáo viên:

- Giáo viên là Bác sỹ, Cử nhân điều dưỡng hoặc hộ sinh

▪ Phương pháp giảng dạy:

- Lý thuyết: thuyết trình, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực

- Thực hành nhận dạng (TN): thực hành tại lớp học hoặc phòng giải phẫu Lớp học chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 25-30 học sinh Thực tập xem và nhận định các cấu trúc giải phẫu trên tranh, mô hình

- Thực hành thao tác (TT): thực tập tại phòng Vi sinh Lớp học chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tư 12-18 học sinh Thực tập thao tác xác định nhóm máu của từng học sinh

▪ Trang thiết bị dạy học:

- Lý thuyết: có thể sử dụng máy Overhead, Projector

- Thực hành: Sử dụng mô hình, tranh, tiêu bản

▪ Đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 02 cột điểm

- Kiểm tra định kỳ: 02 cột điểm

- Thi kết thúc học phần:

• Lý thuyết: bài thi trắc nghiệm 50 câu trong thời gian 40 phút (hệ số 3)

• Thực hành: nhận định chi tiết giải phẫu dưới hình thức OSPE (hệ số 1)

▪ Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Văn Thịnh và giáo viên Trường TCYT Tây Ninh, 2015 Giáo trình Giải phẫu

sinh lý, Tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh

- Trịnh Văn Minh, 2004 Giải phẫu người Bộ môn giải phẫu, Đại học Y Hà Nội, Nhà

Trang 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ

BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Trình bày đặc điểm của cơ thể sống

2 Mô tả cấu trúc và chức năng của tế bào

3 Trình bày phân loại về mô

4 Nêu những quy ước chung về giải phẫu học

ĐẠI CƯƠNG

Giải phẫu học người (human anatomy) là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc

cơ thể người Trong y học, giải phẫu học đóng vai trò là môn học cơ sở Kiến thức

giải phẫu học không những giúp ta hiểu được hoạt động của cơ thể con người mà

còn là nền tảng kiến thức căn bản của tất cả các chuyên ngành lâm sàng

Sinh lý học là một ngành của sinh học, nghiên cứu hoạt động chức năng của

cơ thể sống Nghiên cứu sinh lý học giúp chúng ta hiểu được hoạt động của cơ thể,

hiểu được sự điều hòa chức năng từng cơ quan và mối liên quan toàn vẹn giữa các

cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài Kiến thức của sinh

lý học là cơ sở của các môn học như sinh lý bệnh, dược lý, bệnh học …

Giải phẫu sinh lý là môn học tích hợp nghiên cứu cả về cấu trúc và chức năng

của cơ thể người Đây là môn học trang bị kiến thức nền tảng cho tất cả những

môn học khác trong toàn bộ chương trình đào tạo điều dưỡng và hộ sinh trung

cấp

ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG

Hình 1.1 Các đặc điểm của cơ thể sống

CƠ THỂ SỐNG

CHUYỂN HÓA

SINH SẢN CHỊU KÍCH THÍCH

Trang 8

Trước khi xuất hiện sự sống đã có những biểu hiện về khả năng của chất sống như khả năng tồn tại bền vững và chuyển hóa

Hiện nay, tuy có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc sự sống nhưng tất

cả đều thống nhất rằng quá trình xuất hiện sự sống là một khoảng thời gian rất dài, sự tồn tại và phát triển của sinh vật trải qua nhiều thế hệ với những đặc điểm chung là chuyển hóa vật chất, chịu sự kích thích và sinh sản

1.2 Dị hóa:

Là quá trình phân giải các chất thành những chất đơn giản trong đó sinh ra chất cặn bã như CO2, H2O … để thải ra ngoài cơ thể Quá trình này cần có Oxy để phục vụ cho các phản ứng Oxy hóa và phát sinh ra năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động được Hai quá trình trên tương phản nhau nhưng liên hệ mật thiết với nhau qua hệ thống men (Enzyme)

2 Tính chịu kích thích:

Là khả năng của cơ thể đáp ứng được với các tác nhân kích thích từ nội tại (mô, cơ quan nội tạng, thành mạch máu …) hoặc từ ngoại môi (môi trường bên ngoài cơ thể)

Những tác nhân kích thích có thể là cơ học như châm, cắt, sang chấn … lý học như lửa, tiếng động, ánh sáng … hay hóa học như acid, base …

- Cường độ kích thích vừa đủ đạt đến ngưỡng kích thích: cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng một quá trình gọi là hưng phấn, tạo nên phản xạ

- Cường độ kích thích rất lớn, quá mức chịu đựng: gây ra quá trình tương phản với

hưng phấn, đó là quá trình ức chế

- Cường độ kích thích dưới ngưỡng sẽ không đủ để gây đáp ứng Tuy nhiên, nhiều kích thích dưới ngưỡng tác động cùng lúc hay liên tục nối tiếp nhau cũng gây

được đáp ứng, đây là hiện tượng cộng hưng phấn

Một số tế bào có thể tự động hưng phấn mà không cần đến kích thích bên ngoài như tế bào trung tâm hô hấp ở hành tuỷ, các nút thần kinh tim

Hai quá trình hưng phấn và ức chế tương phản nhau nhưng lại phối hợp nhau làm cho cơ thể thích nghi và thống nhất với ngoại cảnh

Trang 9

3 Sự sinh sản:

Sinh sản là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống loài Sinh vật

sinh sản theo 2 cách: vô tính và hữu tính Con người thuộc loại sinh sản hữu tính

Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tức là có sự

kết hợp giữa các nhiễm sắc thể của cả tế bào bố và mẹ Vì vậy, con cái vừa mang

đặc tính của bố, vừa mang đặc tính của mẹ, nghĩa là chúng có tính di truyền

Tính di truyền không phải bất di bất dịch, nó có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sự

thay đổi của điều kiện môi trường Sự thay đổi di truyền của sinh vật gọi là biến dị

Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hóa của mọi sinh vật

ĐẠI CƯƠNG VỀ TẾ BÀO

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo và thực hiện chức năng của cơ thể Kích

thước tế bào rất nhỏ, thay đổi từ 5 - 200m

Ở người, neuron của tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất và noãn là tế bào có kích

thước lớn nhất

Hình dáng của tế bào thay đổi tuỳ theo vị trí và chức năng của chúng:

- Các tế bào máu có hình tròn hoặc hình đĩa dẹt

- Tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột có hình trụ

- Tế bào các tuyến có hình vuông

- Tế bào thần kinh có hình tháp hoặc hình sao …

1 Cấu tạo:

Protid tạo nên những cấu

trúc cơ bản của tế bào Lipid

tham gia cấu tạo màng tế bào,

màng nhân, ty thể và là nguồn

dự trữ năng lượng của tế bào

Glucid chủ yếu tạo nguồn năng

lượng, tham gia cấu tạo các

men của tế bào Muối khoáng

thường có tỷ lệ hằng định, duy

trì áp suất thẩm thấu của tế

bào Nước kết hợp với protid

và các chất hữu cơ tạo ra một

khối dung dịch keo

Mỗi tế bào đều có 3 bộ

phận: màng, bào tương và

Hình 1.1 Cấu trúc của tế bào

1.Bào tương 2.Ribosom 3.Màng tế bào 4.Bộ Golgi 5.Lysosom 6.Hạt nhân 7.Ty thể 8.Màng nhân 9.Không bào 10.Lưới nội bào

Trang 10

1.1 Màng:

Là màng kép bao quanh tế bào, liên tiếp với lưới nội nguyên sinh và màng nhân Màng tạo bởi 2 lớp phospholipid xen kẽ những phân tử protein

1.2 Bào tương:

Hay còn gọi là chất nguyên sinh Bao gồm:

- Lưới nội nguyên sinh: là hệ thống gồm những ống, túi nhỏ có vai trò dẫn lưu, chuyển hoá

- Ribosom: bào quan nhỏ chứa ARN, có tác dụng tổng hợp protein

- Hệ tiểu vật (ty thể): chứa đầy men hô hấp, có nhiệm vụ hô hấp, tích luỹ và cung cấp năng lượng

- Lưới Golgi: gồm những túi dẹt, có chức năng chế tiết các chất

- Không bào: những túi nhỏ, chứa các chất do tế bào tạo ra

- Lysosom: những vật nhỏ hình trứng, chứa nhiều men, làm tiêu huỷ những chất

hữu cơ lạ xâm nhập vào tế bào

- Bào tâm: gồm một hay hai tiểu thể trung tâm Đóng vai trò trong sự phân chia tế

bào và chi phối cho sự vận động của tế bào

Đây là những thành phần chung, ở những tế bào đặc biệt còn chứa thêm những thành phần khác như: sợi tơ cơ, hạt sắc tố …

1.3 Nhân tế bào:

Nằm giữa tế bào, hình cầu hay bầu dục Gồm có:

- Màng nhân: màng kép, có những lỗ thủng để chất nguyên sinh thông thương giữa nhân và bào tương

- Chất nhân: phần chất lỏng có thể hữu hình, bao gồm hạt nhân và thể nhiễm sắc

- Hạt nhân: là một khối cầu tạo bởi ARN

- Thể nhiễm sắc: thể nhỏ hình vòng xoắn, cấu tạo bởi ADN gắn với protid ADN giữ

mã thông tin di truyền của loài Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở người cố định là 23 * 2, riêng ở tế bào sinh dục là 23

Trang 11

2.2 Gián phân:

Là cách phân chia cao cấp trong tiến hóa Quá trình này diễn biến qua 4 thời

kỳ:

Hình 1.2 Quá trình phân chia tế bào

- Tiền kỳ: có 3 hiện tượng cần chú ý: các thể nhiễm sắc xuất hiện rõ ràng hình chữ

V hay chữ U Bào tâm chia đôi, chạy về 2 cực tế bào sau đó màng nhân biến đi

- Biến kỳ: các thể nhiễm sắc xếp thành vòng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào và

mỗi thể nhiễm sắc tách dọc thành 2 thể nhiễm sắc con

- Hậu kỳ: có 3 hiện tượng xảy ra: đầu tiên hai thể nhiễm sắc con tiến về 2 cực tế

bào sau đó hai nhóm thể nhiễm sắc này vây quanh 2 bào tâm con rồi tế bào thắt

lại

- Chung kỳ: có 2 hiện tượng xảy ra: hai nhân con hình thành ở 2 cực và tế bào cắt

hẳn thành 2 tế bào con

Như vậy, nhân của mỗi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi,

tức là có 2n nhiễm sắc thể Vì vậy, quá trình này gọi là gián phân nguyên số

Riêng các tế bào sinh dục trải qua quá trình phân chia riêng và kết quả là số

nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, tức chỉ còn n Quá trình đặc biệt này gọi là gián

phân giảm số

ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔ

Mô là tập hợp những tế bào đã biệt hóa giống nhau để đảm nhiệm một chức

năng nhất định Dựa vào cấu tạo và chức năng của các tổ chức, người ta phân

chúng thành 2 loại chính:

1 Biểu mô:

Là những mô mà tế bào đứng sát nhau, không có chất gì chen vào giữa

chúng Có 2 loại biểu mô:

Trang 12

1.1 Biểu mô phủ:

Phủ mặt ngoài cơ thể hay lót ở thành các khoang Có 6 loại:

- Biểu mô lát đơn: cấu tạo bởi một lớp tế bào đa diện dẹt Loại này có ở màng phổi, màng tim …

- Biểu mô lát tầng: cấu tạo bởi

nhiều lớp tế bào đa diện, càng

lên phía trên tế bào càng dẹt

dần Loại này có ở thực quản, âm

đạo, mặt trước của giác mạc Có

những nơi lớp trên cùng trở

thành những lá sừng sau đó

bỐng đi như biểu bì ở da

- Biểu mô vuông đơn: gồm một

lớp tế bào hình khối vuông, lót ở

phế quản

- Biểu mô vuông tầng: gồm nhiều lớp tế bào vuông đơn, là cấu tạo của ống bài xuất tuyến mồ hôi

- Biểu mô trụ đơn: cấu tạo bởi

một lớp tế bào trụ, loại này có

mặt ở lớp lót mặt trong dạ dày

và ruột

- Biểu mô trụ tầng: cấu tạo bởi

nhiều lớp tế bào, trong đó lớp

trên cùng có hình trụ Loại này

có mặt ở đường hô hấp như hốc

mũi, khí qủan, phế quản lớn …

1.2 Biểu mô tuyến:

Là tập hợp tế bào thích ứng với chức năng chế tiết hay bài xuất Theo cách bài xuất, người ta chia làm 2 loại tuyến:

a Tuyến ngoại tiết:

Là những tuyến mà chất chế tiết của nó được bài xuất trực tiếp ra ngoài cơ thể hay vào các khoang để thông ra ngoài Cấu tạo của tuyến ngoại tiết gồm 2 phần: phần túi đóng vai trò chế tiết và các ống bài xuất

Theo hình thể, chia làm 2 loại:

- Tuyến ống: tuyến mồ hôi, các tuyến ở dạ dày, ruột

- Tuyến túi: phần chế tiết phình thành những túi, còn gọi là tuyến chùm Cấu trúc này có ở tuyến nước bọt, tuyến tuỵ ngoại tiết

Hình 1.4 Biểu mô trụ đơn Hình 1.3 Biểu mô lát tầng

Trang 13

b Tuyến nội tiết:

Là những tuyến mà chất tiết ngấm thẳng vào máu, không qua ống dẫn nào

Gồm 3 loại:

- Tuyến lưới: các tế bào xếp thành những dây, các dây nối với nhau thành mạng

lưới Hầu hết các tuyến trong cơ thể thuộc loại này: thượng thận, hoàng thể,

thuỳ trước tuyến yên, tuỵ nội tiết …

- Tuyến tản mác: các tế bào đứng tản mác hoặc họp thành đám nhỏ trong mô liên

kết như tuyến kẽ của tinh hoàn

- Tuyến túi: các tế bào tập họp thành túi, xen kẽ với lưới mao mạch: tuyến giáp

2 Mô liên kết:

Mô liên kết là những mô có tác dụng chống đỡ cho cơ thể Các tế bào trong

mô liên kết không xếp sát nhau mà đứng rải rác trong chất gian bào Chất gian bào

gồm chất căn bản và các loại sợi có nhiều mô liên kết như mô sụn, xương, cơ, thần

kinh … Nói chung, mô liên kết có 3 chức năng chính: dinh dưỡng, bảo vệ và tạo

thành hệ thống đệm cho các cấu trúc khác Cấu tạo mô liên kết gồm 2 thành phần:

- Tế bào liên kết: có nhiều loại tế bào liên kết như tế bào sợi, tế bào võng, mô bào,

đại thực bào … trong đó tế bào sợi là chủ yếu

- Chất gian bào: gồm chất căn bản nền và sợi tạo keo, sợi chun, sợi võng

Có 3 loại mô liên kết chính thức:

- Mô liên kết thưa: có tác dụng đệm và dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong

việc bảo vệ cơ thể và sự hàn gắn vết thương Mô mỡ là hình thái đặc biệt, là nơi

dự trữ mỡ và có tác dụng chống rét cho cơ thể

- Mô liên kết màng: bao bọc các cơ quan như màng bụng, màng phổi, màng tim

các màng này thường có cấu tạo 2 lá: lá tạng bao sát các tạng và lá thành bọc

bên ngoài, ở giữa thường có lớp thanh dịch để giảm cọ sát

- Mô liên kết có hướng nhất định: các tế bào liên kết và sợi đều xếp theo chiều tác

động của lực như gân, dây chằng …

Mô da Mô sụn Mô cơ

Hình 1.5 Các loại mô liên kết

Trang 14

CÁC QUY ƯỚC VỀ GIẢI PHẪU

1 Tư thế giải phẫu:

Để đảm bảo các mô tả giải phẫu rõ ràng và chính xác và mang tính thống nhất, người ta quy ước tư thế giải phẫu như sau:

- Đứng thẳng, đầu, mắt và các ngón chân hướng ra trước

- Các gót chân và ngón chân áp sát nhau

- Hai tay buông thõng ở hai bên, lòng bàn tay hướng ra trước

Hình 1.6 Tư thế giải phẫu

Trang 15

2 Các mặt phẳng giải phẫu:

Mô tả giải phẫu dựa trên 4 loại mặt phẳng cắt qua cơ thể ở tư thế giải phẫu

quy ước Tác dụng chính của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và

Trang 16

Lưu ý rằng có nhiều mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang nhưng chỉ có một phẳng đứng dọc giữa

3 Các từ chỉ mối quan hệ so sánh:

Có nhiều tính từ để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần trong cơ thể ở tư thế giải phẫu bằng cách so sánh vị trí tương đối của hai cấu trúc với nhau, của một cấu trúc với bề mặt giải phẫu hay với các cực cơ thể

3.1 Gần (proximal) và xa (distal):

Vị trí nằm gần hơn hoặc xa hơn so với thân hay điểm gốc (nguyên uỷ) của cấu trúc như mạch máu, thần kinh, chi …

3.2 Trên (superior/cranial/cephalic) và dưới (inferior/caudal):

- Trên là nằm gần hơn về phía đầu, dưới là nằm gần hơn về phía bàn chân, phía đuôi

- Trên và dưới là 2 vị trí đối lập với mặt phẳng nằm ngang

3.3 Trước (anterior) và sau (posterior):

- Trước là ở phía bụng (ventral), gần mặt trước cơ thể hơn Sau là ở phía lưng (dorsal), nằm gần mặt sau cơ thể hơn

- Trước và sau đối lập so với mặt phẳng đứng ngang

3.4 Bên (lateral) và giữa (medial):

- Nằm xa hoặc gần mặt phẳng dọc giữa hơn: giữa là nằm gần mặt phẳng giữa, bên là nằm xa mặt phẳng giữa

- Bên và giữa là so sánh 2 vị trí theo chiều ngang ở cùng bên mặt phẳng đứng dọc giữa

3.5 Phải (dexter) và trái (sinister):

Là hai phía đối lập mặt phẳng đứng dọc giữa

Trang 17

3.6 Nông (superficial) và sâu (deep):

So sánh vị trí nằm gần hay xa hơn so với bề mặt:

- Nông là nằm gần bề mặt

- Sâu là nằm sâu bên trong của cơ quan

3.7 Bên trong (internal) và bên ngoài (external):

So sánh vị trí ở gần hay xa hơn về phía trung tâm của cơ quan hơn

- Bên trong: nằm gần phía trung tâm của cơ quan

- Bên ngoài: nằm xa phía trung tâm của cơ quan

3.8 Trụ (ulnar) và quay (radial):

Đồng nghĩa với giữa và bên:

- Trụ là ở gần mặt phẳng giữa hơn

- Quay là ở xa mặt phẳng giữa hơn

Trang 18

5 Mô mỡ thuộc loại:

A Biểu mô tuyến

B Mô liên kết thưa

C Mô liên kết màng

D Mô liên kết có hướng nhất định

6 Quá trình gián phân giảm nhiễm tạo ra:

B Phải hay trái

C Trong hay ngoài

D Trụ hay quay

Trang 19

CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG DA - CƠ - XƯƠNG - KHỚP

BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Mô tả cấu tạo và các chức năng của da

2 Mô tả cấu tạo và phân loại cơ, xương, khớp

3 Nêu chức năng và hoạt động sinh lý của cơ, xương, khớp

CẤU TẠO - SINH LÝ DA

Da, các tổ chức dưới da và các phần phụ như lông, tóc, móng … tạo nên vỏ

bọc cho cơ thể Da có chức năng bảo vệ, bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt và là cơ

quan xúc giác của cơ thể

biểu hiện này rõ

hơn đối với

1 Lớp sừng 2 Tuyến mồ hôi 3 Lớp TB gai

4 Lông 5 Tuyến bã 6 M.máu-t.kinh

Trang 20

CẤU TẠO - SINH LÝ XƯƠNG

Xương được cấu tạo bởi mô liên kết rắn, tạo nên bộ khung, giúp tạo dáng, nâng đỡ, bảo vệ và làm chỗ dựa cho toàn bộ cơ thể Xương phối hợp với hệ cơ giúp

cơ thể vận động được Ngoài ra xương còn là nơi sản sinh các tế bào máu và là kho

dự trữ chất khoáng và chất béo cho cơ thể

Hình 2.2 Bộ xương người

Xương sọ

Đốt sống cổ Xương đòn

Xương vai Xương cánh tay

Xương trụ Xương quay

Xương ức

Lồng ngực Đốt sống ngực

Trang 21

Bộ xương người gồm 206 xương, chia làm 2 phần:

- Bộ xương trục: gồm 80 xương, trong đó có 22 xương sọ, 1 xương móng, 6 xương

nhỏ của tai, 26 xương cột sống, 24 xương sườn và 1 xương ức

- Bộ xương phụ: gồm 126 xương còn lại, bao gồm xương vai, xương đòn, xương

chi trên, xương chậu và xương chi dưới

1 Cấu tạo xương:

- Màng ngoài xương: màng liên kết dai, giàu mạch máu, bọc quanh bề mặt xương,

trừ nơi có sụn khớp Màng gồm 2 lớp: lớp ngoài là mô sợi, lớp trong chứa tế bào

sinh xương Màng xương giúp xương phát triển về chiều rộng, bảo vệ, nuôi

dưỡng và giúp liền xương khi bị gãy

tâm bao bọc ở xung

quanh Ống Havers là nơi

chứa nhiều mạch máu,

bạch huyết và thần kinh

- Mô xương xốp: do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt tạo thành mạng lưới

vây quanh các khoang nhỏ Khoang nằm giữa các bè xương chứa tuỷ đỏ là nơi sản

xuất các tế bào máu

- Ổ tuỷ: là khoang rỗng bên trong thân xương dài chứa tuỷ vàng, chứa nhiều tế bào

mỡ

Xương được cung cấp máu bởi các động mạch nuôi xương và động mạch

màng xương

2 Phân loại xương:

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và hình thể ngoài có thể chia xương thành 4 loại

chính:

- Xương dài: có chức năng chính là vận động, gồm các xương ở chi trên, chi dưới,

phù hợp với những động tác vận động với biên độ rộng Xương dài gồm một thân

và 2 đầu xương Giữa đầu và thân xương có tấm sụn đầu xương

Sụn khớp Xương xốp Sụn đầu xương

Trang 22

- Xương ngắn: có cấu tạo giống như đầu xương dài nhưng mô xương xốp chiếm

ưu thế Gồm các xương cổ tay, cổ chân, phù hợp với những động tác hạn chế nhưng mềm dẻo khi phối hợp đồng bộ

- Xương dẹt: gồm 2 bản xương đặc kẹp giữa một lớp xương xốp Chức năng chính

là bảo vệ Gồm các xương của hộp sọ, xương bả vai, xương chậu

- Xương vừng: là những xương nhỏ, chêm trong gân cơ, thường đệm vào các ổ khớp, có chức năng giảm mật độ ma sát, giúp cơ hoạt động tốt hơn Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất trong cơ thể

3 Sự phát triển của xương:

Hầu hết các xương hình thành từ sụn Các tế bào tạo xương tiết ra chất cốt giao, chất này ngấm muối calci và biến thành xương Quá trình này gọi là sự cốt hóa

Các tấm sụn đầu xương giúp xương phát triển theo chiều dài qua quá trình chuyển sụn thành xương Khi tốc độ cốt hóa sụn lớn hơn tốc độ tăng sinh sụn thì sụn dần dần được thay thế hết bằng xương và xương ngừng phát triển về chiều dài

Sự tăng trưởng của xương màng về cơ bản là quá trình bồi đắp thêm xương trên bề mặt và các bờ xương Đây là quá trình đóng dần các thóp của xương sọ

Sự cốt hóa bao gồm hai quá trình diễn ra đồng thời: quá trình kiến thiết nhờ các tạo cốt bào và quá trình phá huỷ nhờ các huỷ cốt bào Sự phá huỷ xương tạo ra các hốc tuỷ ở xương xốp, ổ tuỷ của xương dài và các ống Havers của mô xương

Khi xương bị gãy thì ở đầu và giữa 2 đoạn đoạn gãy phát triển thành khối mô liên kết Sau ít lâu, muối calci lắng đọng lại, mô liên kết biến thành xương qua quá trình cốt hóa trực tiếp mà không qua giai đoạn sụn Chỉ trong trường hợp 2 đoạn xương gãy không ghép lại gần nhau mới có mô sụn Mô này không bao giờ hóa xương nên chỗ gãy có một khớp giả

CẤU TẠO - SINH LÝ KHỚP

Khớp là nơi liên kết giữa 2 hay nhiều xương, giữa xương và sụn hoặc giữa xương và răng Cùng với cơ và xương, các khớp giúp cơ thể cử động và di chuyển được

Dựa vào cấu tạo, các khớp được chia thành 3 loại: khớp sợi, khớp sụn và khớp hoạt dịch Dựa vào mức độ hoạt động, các khớp cũng được chia làm 3 loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp động

1 Khớp sợi:

Đây là những khớp không có ổ khớp, các xương được giữ rất chặt với nhau bằng mô liên kết sợi

Có rất ít hoặc hầu như không có cử động giữa các xương tiếp khớp Do đó đa

số loại này thuộc loại khớp bất động như khớp sọ, khớp răng-huyệt răng …

Trang 23

2 Khớp sụn:

Các xương tiếp khớp được liên kết chặt với nhau bằng sụn trong hoặc sụn

sợi Giống như khớp sợi, khớp sụn cũng không có ổ khớp và chỉ cho phép một mức

cử động hạn chế hoặc hoàn toàn không có cử động nào

- Khớp sụn trong: là cấu trúc tạm thời chỉ có ở bộ xương chưa trưởng thành, vật

liệu liên kết là sụn trong Đây là khớp bất động, gồm: khớp sụn sườn -ức, khớp

xương cánh chậu, xương ngồi, xương mu …

- Khớp sụn sợi: là khớp mà các đầu xương được phủ bằng sụn trong và kết nối

bằng một đĩa sụn sợi Đây là cấu tạo của các khớp nằm trên đường giữa cơ thể

như khớp mu, cán ức-thân ức, khớp giữa các thân đốt sống … các khớp này

thuộc loại khớp bán động

3 Khớp hoạt dịch:

Là khớp có một khoang gọi là ổ khớp Ổ này chứa chất hoạt dịch làm trơn

khớp, cho phép khớp cử động tự do Tất cả khớp hoạt dịch đều là khớp động Đây

là dạng khớp phổ biến ở các chi, các khớp sườn-đốt sống

3.1 Cấu tạo khớp hoạt dịch:

Tất cả các khớp hoạt dịch đều cấu tạo từ những thành phần sau:

- Mặt khớp: là bề mặt tiếp khớp của các xương và được phủ bằng sụn trong

- Các dây chằng: là phương tiện giữ cho khớp vững chắc thêm Các cơ và gân đi qua

khớp không những có chức năng vận động mà còn có vai trò giữ khớp

- Thần kinh và mạch máu: chi phối chung cho khớp và cơ vận động khớp

3.2 Phân loại khớp hoạt dịch:

- Khớp phẳng (hay khớp trượt): là loại khớp không trục Mặt tiếp khớp của 2

xương phẳng hoặc hơi cong, chỉ cho phép chúng trượt lên nhau một cách hạn

chế Dạng này gồm khớp ức-đòn, cùng vai-đòn, khớp giữa các xương ở cổ tay, cổ

chân

Màng xơ Màng hoạt dịch Màng ngoài xương

Ổ khớp

Sụn khớp

Hình 2.4 Cấu tạo của khớp

Trang 24

- Khớp bản lề (hay khớp ròng rọc): là loại khớp đơn trục Mặt khớp của một xương lồi hình ròng rọc, mặt khớp của xương kia là một khuyết lõm Khớp loại này chỉ có

cử động gấp và duỗi như bản lề cánh cửa Gồm: khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp gian đốt ngón tay, ngón chân

- Khớp trục: là khớp đơn trục Mặt khớp tròn hoặc nhọn của một xương tiếp khớp với một vòng xương sợi Khớp trục cho phép cử động xoay tròn quanh trục dọc, gồm khớp quay-trụ, khớp đội-trục giữa

- Khớp chỏm cầu: là khớp đa trục Mặt khớp của một xương hình cầu (gọi là chỏm), mặt khớp xương kia lõm sâu Loại này có tầm cử động rộng: gấp, duỗi, dạng, khép, quay, xoay tròn Khớp vai, khớp hông thuộc loại này

- Khớp lồi cầu (hay khớp soan): là khớp lưỡng cực vì cử động quanh 2 trục Mặt khớp lồi hình oval khớp với mặt khớp lõm hình oval khác, gồm khớp đốt bàn tay-đốt ngón tay II đến V

- Khớp yên: mặt khớp hình yên ngựa, là dạng biến thể của khớp lồi cầu và có cử động tự do hơn: Khớp giữa xương thang với xương đốt bàn tay thứ nhất

GIẢI PHẪU - SINH LÝ CƠ

Tế bào cơ là những tế bào biệt hóa có chức năng co rút, tham gia nhiều chức năng vận động trong cơ thể Có 3 loại mô cơ khác nhau về mô học, vị trí và sự chi phối thần kinh

Có mặt ở thành các cấu trúc rỗng như mạch máu, đường dẫn khí và hầu hết

cơ quan trong ổ bụng, các nang lông ở da … dưới kính hiển vi, tế bào cơ trơn có hình thoi với duy nhất một nhân ở trung tâm và không có vân ngang

1.3 Cơ tim:

Chỉ có ở thành của tim Sợi cơ tim cũng có vân ngang như cơ vân nhưng các sợi nhánh nối với nhau thành một phiến chứ không phải tập hợp những sợi cơ riêng

lẻ Các sợi cơ tim cũng do thần kinh tự chủ chi phối

Cơ tim có khả năng tự co bóp

Trang 25

Cơ cánh tay quay

Cơ gan tay

Cơ may

Cơ thẳng đùi

Cơ chày trước

Cơ gan chân

Cơ rộng ngòai

Cơ rộng trong

Cơ bụng chân

Trang 26

2 Cấu trúc cơ xương:

tạo của cơ vân là

các sợi cơ Các sợi

cơ hợp lại thành

Cơ bám vào xương ở hai đầu: đầu cố định gọi là nguyên uỷ và đầu di động gọi

là bám tận

Ơ các chi, đầu nguyên uỷ thường là đầu gần so với gốc chi, đầu bám tận ở phía xa so với gốc chi

3 Cách gọi tên:

Các cơ xương được chia thành nhiều loại dựa vào hình dạng, số đầu nguyên

uỷ, số bụng cơ, cách sắp xếp và chức năng của chúng

- Theo hình dạng, cách sắp xếp bó sợi: cơ delta, cơ trám, cơ thẳng, cơ tam giác, cơ vuông, cơ vòng

- Theo số đầu nguyên uỷ: như cơ nhị đầu cánh tay, cơ tam đầu cánh tay, cơ tứ đầu đùi …

- Theo chức năng: cơ khép, cơ dạng, cơ xoay, cơ gấp, cơ duỗi, cơ sấp ngửa, cơ đối chiếu, cơ thắt, cơ giãn …

- Theo vị trí: cơ thái dương, cơ chày sau, cơ gian đốt, cơ gian sườn … theo vị trí bám: cơ ức đòn chũm, cơ quạ cánh tay …

Mỗi cơ cụ thể được gọi tên dựa vào cách phân loại như trên kết hợp với các đặc điểm về vị trí, kích thước và hướng sợi cơ

Hình 2.6 Cấu tạo của cơ

Xương gần Nguyên ủy

Bám tận

Bụng cơ

Động tác gập

Cân cơ Động tác duỗi Xương xa

Trang 27

4 Sự phối hợp giữa các cơ và nhóm cơ:

Một động tác bất kỳ của cơ thể đều là kết quả của sự hoạt động phối hợp

nhịp nhàng của nhiều cơ Hầu hết cơ xương xếp thành những cặp đối kháng nhau,

trong đó có một cơ chủ vận khi co gây cử động mỐng muốn và cơ đối kháng giãn ra

và tuân theo những tác động của cơ chủ vận

Cơ chủ vận và cơ đối kháng nằm ở phía đối ngược nhau, chúng có thể hoán

đổi vai trò cho nhau tuỳ theo các động tác khác nhau

Một số cơ gọi là cơ cố định, co đồng thời với cơ chủ vận để giữ vững nguyên

uỷ và giúp cơ chủ vận hoạt động có hiệu quả

5 Thần kinh chi phối cơ:

Thần kinh chi phối cơ là thần kinh hỗn hợp gồm cả sợi vận động, cảm giác và

sợi giao cảm

Sợi vận động xuất phát từ neuron vận động ỡ não hoặc tuỷ sống, chia thành

nhiều nhánh tới nhóm sợi co, tiếp xúc với sợi cơ tại tấm thần kinh-cơ, phình to

thành bọng tận cùng synap

Sợi cảm giác xuất phát từ thoi cơ hoặc thoi gân Những đầu tận này được

kích thích bởi sức căng của cơ khi cử động Sợi cảm giác có chức năng truyền thông

tin về độ căng cơ đến não

Sau khi đến não, thông tin này được não xử lý và đáp trả theo sợi vận động,

giúp duy trì trương lực cơ và tư thế cơ thể cho việc thực hiện các động tác phối hợp

theo ý muốn

Các sợi giao cảm phân phối vào cơ trơn của thành các mạch máu chi phối

nuôi dưỡng cơ

Trang 29

GIẢI PHẪU VÙNG ĐẦU - MẶT - CỔ VÀ THÂN MÌNH

BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Mô tả các cấu trúc giải phẫu vùng đầu, mặt, cổ và thân mình

2 Nêu chức năng các cấu trúc giải phẫu vùng đầu, mặt, cổ và thân mình

GIẢI PHẪU VÙNG ĐẦU - MẶT - CỔ

1 Xương vùng đầu mặt:

Các xương đầu mặt chia làm hai phần: Khối xương sọ có 15 xương tạo thành

hộp sọ não và khối xương mặt gồm 8 xương tạo thành sọ mặt

1.1 Khối xương sọ:

- Xương trán: nằm trước hộp sọ,

gồm phần mũi và ổ mắt Mặt

ngoài trán ở hai bên đường giữa

có ụ trán, cung mày; bên trong có

hai xoang trán, ngăn cách bởi một

vách xương mỏng

- Xương sàng: ở phần trước nền sọ,

gồm có mảnh sàng nằm ngang và

mảnh thẳng đứng tạo một phần

vách mũi và hai mê đạo sàng Mỗi

mê đạo sàng có các xoang sàng ở

bên trong và hai xương xoăn trên

và giữa ở mặt trong, tạo với mặt

này các ngách mũi trên và giữa

- Xương bướm: hình con bướm

nằm giữa nền sọ, gồm thân, hai

đôi cánh bướm lớn và nhỏ và

mỏm chân bướm Mặt trên thân

bướm là hố yên có chứa tuyến

yên nằm trong Bên trong thân

xương bướm là xoang bướm

- Xương chẩm: ở sau dưới hộp sọ, có lổ lớn xương chẩm thông giữa hộp sọ và ống

Trang 30

- Xương thái dương: là xương đôi có 3 phần:

• Phần trai: là phần tạo nên thành bên của hộp sọ tiếp khớp với xương gò má

- Xương khẩu cái có 2 mảnh: mảnh thẳng và mảnh ngang

• Mảnh ngang: tạo thành sau vòm miệng và nền mũi

• Mảnh thẳng: tạo thành ổ mũi

- Xương gò má: có hình 4 cạnh không đều tạo nên một cung nối mặt với sọ gọi là cung gò má Mặt ngoài có vài cơ bám

- Xương mũi: là mảnh xương hình chữ nhật, ở giữa, phía trước, tạo nên sống mũi

- Xương lệ: xương nhỏ và mảnh nhất trong khối xương mặt Xương lệ nằm phần trước thành trong ổ mắt, có mào le, rãnh lệ tạo nên một phần ống lệ-mũi

- Xương xoăn mũi dưới: là lá xương mỏng được treo lơ lững ở thành mũi ngoài, giữa xương với thành này là ngách mũi dưới

- Xương lá mía: là một xương dẹt mỏng có hình tứ giác không đều, tạo nên phần sau và dưới của vách mũi

- Xương hàm dưới: là xương lớn nhất và khỏe, gồm một thân nằm ngang, hình móng ngựa, bờ trên thân có nhiều huyệt răng, mặt ngoài có nhiều gờ là nơi bám của cơ cắn

- Xương móng: xương này thực ra không thuộc khối xương sọ mặt nhưng được

mô tả cùng với khối xương sọ cho tiện Xương có hình chữ U, nằm ở trước cổ, giữa xương hàm dưới và thanh quản Xương có một thân và hai cặp sừng lớn và nhỏ, có nhiều cơ ở vùng cổ bám vào xương

Trang 31

Cơ vùng đầu mặt chia làm 5 nhóm:

2.1 Nhóm cơ trên sọ:

- Cơ chẩm trán: kéo da đầu

ra trước và sau, nhướng

mày (sự ngạc nhiên)

- Cơ thái dương - đỉnh: làm

căng da đầu, kéo da vùng

thái dương ra sau

2.2 Nhóm cơ quanh tai:

Gồm cơ tai trước, cơ

tai trên và cơ tai sau Các cơ

- Cơ cau mày: kéo mày xuống dưới vào trong, diển tả sự đau đớn

- Cơ hạ mày: kéo mày xuống dưới

2.4 Nhóm cơ ở mũi:

- Cơ mũi: làm nở cánh mũi

- Hạ vách mũi: làm hẹp lổ mũi

2.5 Nhóm cơ quanh miệng:

- Cơ nâng môi trên cánh mũi: kéo môi lên trên, nỡ mũi

- Cơ nâng môi trên: kéo góc miệng lên trên, phần gò má, kéo môi trên ra ngoài và

lên trên

- Cơ nâng góc miệng: kéo góc miệng lên trên

- Cơ gò má bé: kéo môi trên và ra ngoài

- Cơ gò má lớn: kéo góc miệng lên trên và ra sau khi cười

- Cơ cười: kéo góc miệng sang ngang

- Cơ hạ môi dưới: kéo môi dưới xuống dưới, ra ngoài, biểu hiện sự mỉa mai

- Cơ hạ góc miệng: kéo góc miệng xuống dưới biểu hiện sự buồn bã

- Cơ cằm: đưa môi dưới lên trên ra ngoài, nhăn da cằm, biểu hiện sự nghi ngờ hoặc

Trang 32

- Cơ vòng miệng: rất quan trọng trong việc phát âm, ăn uống, mím môi, ép răng vào lợi, đưa môi ra trước

- Cơ mút: thực hiện động tác nhai, mút, thổi kèn …

3 Nhóm cơ nhai:

Đặc điểm chung là bám tận vào xương hàm dưới tại khớp thái dương-hàm dưới, có vai trò chủ yếu trong động tác nhai và do nhánh thần kinh hàm dưới vận động

Nhóm này gồm có 4 cơ:

- Cơ thái dương: nâng hàm dưới lên, ra sau

- Cơ cắn: nâng hàm dưới

- Cơ chân bướm trong: đưa hàm lên trên, ra trước

- Cơ chân bướm ngoài: đưa hàm ra trước và hạ thấp, tạo cử động há miệng

4 Nhóm cơ ở vùng cổ:

4.1 Nhóm cơ nông vùng cổ bên:

- Cơ bám da cổ: là phiến cơ rộng, do thần kinh mặt vận động

- Cơ ức đòn chũm: do thần kinh phụ vận động Cơ ức đòn chũm tạo ra các động tác cúi, ngửa, xoay về một bên cổ và nâng lồng ngực lên

4.2 Nhóm cơ trên móng và dưới móng:

Có 2 cơ mỗi bên cổ, tên

của các cơ này là những từ

ghép vị trí của 2 đầu cơ bám

- Các cơ trước cột sống: có tác dụng làm gấp đầu và cổ

- Các cơ bên cột sống: có tác dụng làm nghiêng đoạn cổ của cột sống sang bên và nâng xương sườn I hoặc II

4.4 Nhóm dưới chẩm: gồm các cơ thẳng đầu và chéo đầu

Cơ gối

Cơ nâng vai

Cơ thang

Cơ ức móng

Cơ ức đòn chũm

Cơ hai bụng

Hình 3.3 Cơ vùng cổ

Trang 33

5 Mạch máu vùng đầu mặt cổ:

5.1 Động mạch:

Cung động mạch chủ là phần tiếp theo của động mạch chủ trên, có 3 nhánh

tách ra từ mặt trên của cung:

- Thân động mạch cánh tay đầu

Cả hai động mạch dưới đòn trái và phải đi đến nền cổ tới phía sau điểm giữa

xương đòn thì đổi tên thành động mạch nách cung cấp máu cho chi trên ở mỗi bên

Động mạch cảnh chung trái lên cổ chia thành động mạch cảnh ngoài cung cấp

máu cho toàn bộ vùng đầu mặt (từ não bộ) và động mạch cảnh trong cung cấp máu

cho não bộ và nhãn cầu

5.2 Tĩnh mạch:

Tĩnh mạch chủ trên nhận máu từ đầu mặt cổ, chi trên và phần trên ngực do

thân tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái hợp thành Thân tĩnh mạch cánh tay đầu lại

nhận máu từ tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn

Máu tĩnh mạch từ các vùng sâu của não tập trung đổ về các xoang tĩnh mạch

Tĩnh mạch cảnh trong nhận máu từ vùng đầu mặt cổ và các xoang màng cứng ở

trong sọ

Các tĩnh mạch đầu gồm có:

- Tĩnh mạch nông: mặt, sau hàm, mặt chung và cảnh ngoài

- Tĩnh mạch sâu: đi theo các động mạch tương ứng

GIẢI PHẪU VÙNG THÂN MÌNH

1 Cột sống:

Cột sống là một cấu trúc vừa mềm dẻo vừa vững chắc, có thể vận động linh

hoạt, bao bọc và bảo vệ tuỷ sống, nâng đỡ cho đầu và tạo chỗ bám cho các xương

sườn, đai chậu và các cơ vùng lưng

Cột sống là một xương dài, có nhiều đoạn cong, kéo dài từ mặt dưới xương

chẩm đến xương cụt

Cột sống do 26 xương tạo nên, gồm xương cùng, xương cụt và 24 đốt sống

Trang 34

1.1 Đốt sống:

24 đốt sống chia làm 3 nhóm: 7 đốt sống

cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng

Các đốt sống ghép lại với nhau thành ống sống

bao bọc tủy gai bên trong

Mỗi đốt sống có cấu tạo như sau:

- Thân đốt sống: hình trụ có hai mặt trên và

dưới, hơi lõm ở giữa, có vành xương đặc bao

xung quanh

- Cung đốt sống: Mọc ra từ phần sau trên của

thân đốt sống Hai đốt sống khớp với nhau

các khuyết trên thân đốt sống tạo thành lỗ

gian đốt sống để dây thần kinh gai sống chui

qua Trên mỗi thân đốt sống có 1 mỏm gai, 2

mỏm ngang và 4 mỏm khớp: 2 trên và 2 dưới

- Lỗ đốt sống: do cung và thân đốt sống tạo

Xương cùng là khối xương do 5

đốt sống cùng dính lại với nhau

Xương có hình tháp, dẹt trước sau

Xương có 5 lỗ cùng cho các dây thần

kinh gai sống chui qua Xương cùng

khớp với đốt sống thắt lưng 5 tạo

thành một góc lồi gọi là ụ nhô (đây là

mốc để đo các đường kính của khung

chậu trong sản khoa)

Ụ nhô

X Cụt

Nhìn thẳng Nhìn nghiêng

Trang 35

2 Xương lồng ngực:

Ngực tạo bởi khung xương sụn gồm xương ức, xương sườn và các đốt sống

ngực Khung này có hình nón có hai lỗ trên và dưới Lỗ dưới có cơ hoành bít lại ngăn

kiếm Mỗi bờ bên xương có 7

khuyết sườn để khớp với sụn

của 7 xương sườn

2.2 Xương sườn:

Có 12 đôi, là xương dài,

dẹt, cong ở hai bên lồng ngực

Giữa hai xương sườn kế tiếp

nhau là khoang gian sườn, dọc

theo bờ dưới ở mặt trong thân

có rãnh sườn để chức mạch máu

và thần kinh gian sườn

Sụn sườn nối thân sườn với xương ức ở các khuyết sườn Có 7 sụn sườn bám

trực tiếp vào xương ức, 3 sụn sườn thứ 8, 9, 10 bám gián tiếp qua sụn sườn thứ 7

Hai xương sườn 11 và 12 không có sụn mà lơ lửng nên gọi là xương sườn cụt Nhờ

các sụn sườn mà thành ngực có tính đàn hồi, các cử động hô hấp dễ dàng hơn

3 Nhóm cơ vùng lưng:

3.1 Nhóm cơ vùng lưng đích thực:

Đây là những cơ riêng của lưng, gồm các cơ sâu nằm cạnh cột sống, tạo

thành khối cơ phức tạp từ chậu hông đến xương sọ Nhóm cơ này do các nhánh sau

của thần kinh sống chi phối, tạo động tác duỗi, nghiêng và xoay cột sống

- Các cơ dựng sống: gồm cơ chậu sườn, cơ dài, cơ gai

- Các cơ gai ngang: gồm cơ gối đầu, cơ gối cổ

- Các cơ ngang gai: gồm cơ nhiều chân, cơ bán gai, cơ xoay

- Cơ gian gai và gian ngang

3.2 Nhóm cơ vùng lưng không đích thực:

Nhóm này gồm những cơ ở vùng lưng nhưng có tác dụng tạo vận động cho

chi trên Gồm cơ ở gáy, lưng và thắt lưng Thần kinh vận động cho các cơ ở lớp sâu

của lưng - gáy là nhánh sau của thần kinh gai sống

Hình 3.6 Nhóm cơ vùng lưng

Trang 36

Có 3 lớp từ nông đến sâu:

- Lớp 1: cơ thang, cơ lưng rộng

- Lớp 2: cơ nâng vai, cơ trám

- Lớp 3: cơ răng sau trên, sau dưới

4 Nhóm cơ vùng ngực:

4.1 Các cơ ở thành ngực:

Có tác dụng nâng và hạ sườn Các cơ này xếp thành 3 lớp:

- Lớp ngoài: cơ gian sườn ngoài

- Lớp giữa: cơ gian sườn trong

- Lớp trong: cơ dưới sườn, cơ ngang ngực, cơ nâng sườn

Ngoài ra còn có một số cơ góp phần tạo nên lồng ngực như cơ ngực lớn, cơ ngực bé và cơ răng trước

5 Cơ chéo bụng trong 6 Cơ tháp

Trang 37

Nhóm này gồm các cơ thắt lưng lớn, cơ thắt lưng bé, cơ chậu và cơ vuông

thắt lưng

5 Cơ hoành:

Là một vách cơ sợi hình vòm, mặt lõm hướng về phía bụng, ngăn cách giữa

lồng ngực và ổ bụng Cơ hoành có nhiều lỗ để các cấu trúc của ngực và bụng đi qua

như: lỗ tĩnh mạch chủ, lỗ thực quản, lỗ động mạch chủ…

Cơ hoành là cơ hô hấp chính, làm thay đổi thể tích và áp lực lồng ngực khi hít

thở Cơ hoành cùng với cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng khi rặn đẻ hay đại,

tiểu tiện

6 Mạch máu vùng thân mình:

6.1 Động mạch chủ ngực:

Có các nhánh bên, nhỏ như động mạch phế quản, động mạch trung thất,

động mạch thực quản, động mạch hoành trên và 9 cặp động mạch gian sườn cung

cấp máu vào 9 khoang gian sườn cuối cùng của lồng ngực

6.2 Động mạch chủ bụng:

Có những nhánh bên quan trọng cấp máu cho các tạng ở ổ bụng như: động

mạch hoành dưới, động mạch thượng thận giữa, động mạch thân tạng, động mạch

mạc treo tràng trên, động mạch thận và động mạch sinh dục

Động mạch chủ bụng chạy tới ngang mức đốt sống thắt lưng IV thì chia làm

hai nhánh động mạch chậu chung phải và trái Động mạch chậu chung của mỗi bên

lại chia đôi thành chậu trong và chậu ngoài

- Động mạch chậu trong: cấp máu cho các cơ quan trong chậu hông như bàng

quang, sinh dục…

- Động mạch chậu ngoài: đi thẳng xuống chi dưới đổi tên thành động mạch đùi, cấp

máu vùng chi dưới

6.3 Tĩnh mạch:

Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu ở các phần cơ thể từ cơ hoành trở xuống do 2

tĩnh mạch chậu chung hợp thành, đi từ mặt trước đốt sống thắt lưng IV lên cơ

hoành đổ về tâm nhĩ phải

- Tĩnh mạch chậu trong: nhận máu từ các tạng trong chậu hông

- Tĩnh mạch chậu ngoài: là phần tiếp theo tĩnh mạch đùi, nhận máu toàn bộ vùng chi

dưới

Mỗi tĩnh mạch chậu chung nhận máu từ tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài

Trên đường đi tĩnh mạch chủ dưới nhận máu các nhánh bên như tĩnh mạch thắt

lưng, tĩnh mạch thận phải, trái…

Trang 38

D Xương khẩu cái

2 Đặc điểm của nhóm cơ nhai:

Trang 39

GIẢI PHẪU VÙNG CHI TRÊN VÀ CHI DƯỚI

BS Võ Thành Sơn BS.CKI Nguyễn Văn Thịnh

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Kể tên các cấu trúc giải phẫu thuộc vùng chi trên và chi dưới

2 Nêu chức năng các cấu trúc giải phẫu thuộc vùng chi trên và chi dưới

GIẢI PHẪU VÙNG CHI TRÊN

1 Các xương vùng chi trên:

1.1 Xương vai:

Là một xương dẹt hình tam giác, gồm 2 mặt: mặt lưng có gai vai, ngoài gai vai

có mỏm cùng vai; mặt trên có mỏm quạ, góc ngoài có ổ chảo khớp với chỏm xương

cánh tay

1.2 Xương đòn:

Là xương dài, cỐng hình chữ S, có 1

thân và hai đầu Đây là xương duy nhất của

chi trên nối với bộ xương trục Đầu trong

khớp xương ức, đầu ngoài tiếp khớp xương

vai

1.3 Xương cánh tay:

Là xương dài nhất chi trên, có một

thân và hai đầu Đầu trên có chỏm xương,

củ lớn và củ bé Đầu dưới có mỏm trên lồi

cầu ngoài, lồi cầu trong và rãnh ròng rọc

Phía trước có hố vẹt, phía sau có hố mỏm

khuỷu

1.4 Xương cẳng tay: gồm xương trụ và

xương quay:

- Xương trụ: nằm phía trong cẳng tay, có

một thân và hai đầu Đầu trên có mỏm

khuỷu, khuyết ròng rọc, mỏm vẹt Đầu

dưới có mỏm trâm trụ, chỏm xương trụ

- Xương quay: nằm phía ngoài xương trụ,

có 1 thân và hai đầu Đầu trên có chỏm

xương quay, lồi củ quay Đầu dưới có

mỏm trâm quay

X đòn

X vai

X quay X trụ

X cổ tay Đốt bàn Đốt ngón

X cánh tay

Hình 4.1 Xương chi trên

Trang 40

1.5 Xương bàn tay:

Gồm xương cổ tay và xương đốt bàn tay

- Xương cổ tay: gồm 8 xương xếp thành hai hàng

- Hàng trên: có 4 xương: thuyền, nguyệt, tháp, đậu

- Hàng dưới có 4 xương: thang, thê, cả, móc

- Xương đốt bàn tay: có 5 xương được đánh số thứ tự từ ngoài vào trong

- Xương ngón tay: mỗi ngón có 3 đốt là đốt gần, giữa và xa Riêng ngón cái chỉ có hai đốt gần và xa

2 Các cơ vùng chi trên:

2.1 Các cơ ở vai:

Gồm 6 cơ: cơ denta phủ

phía ngoài khớp vai, cơ dưới vai

bám vào mặt trước xương vai

Bốn cơ còn lại bám ở mặt sau

xương vai gồm cơ trên gai, dưới

gai, tròn bé và tròn lớn

Nhóm này có tác dụng

dạng, xoay, khép cánh tay Nhóm

này do thần kinh nách (thần kinh

mũ) và đám rối cánh tay chi phối

2.2 Các cơ cánh tay trước:

- Cơ nhị đầu cánh tay: nằm nông,

cơ có hai đầu Đầu trên bám

xương vai, đầu dưới bám vào lồi

củ quay Cơ có tác dụng gấp

cẳng tay vào cánh tay

- Cơ quạ cánh tay: nằm trong cánh tay, từ mỏm quạ đến xương cánh tay Cơ có tác dụng gấp và khép cánh tay

- Cơ cánh tay: nằm sâu dưới cơ nhị đầu cánh tay, bám từ nửa dưới xương cánh tay đến mỏm vẹt xương trụ Cơ có tác dụng gấp cẳng tay

- Tất cả các cơ vùng cánh tay trước do thần kinh cơ bì vận động

2.3 Các cơ ở cánh tay sau:

Chỉ có một cơ duy nhất là cơ tam đầu cánh tay Đầu dài bám vào xương vai, hai đầu còn lại bám mặt sau xương cánh tay Cơ có tác dụng duỗi cẳng tay và do thần kinh quay vận động

Hình 4.2 Các cơ chính vùng cánh tay

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN