1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình giải phẫu sinh lý (ngành y sỹ đa khoa trung cấp) trường cao đẳng y tế sơn la

222 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Giải Phẫu Sinh Lý
Tác giả ThS Phạm Hồng Thắng, ThS Hà Thị Thu Trang, BS Lường Thị Hà
Trường học Trường Cao Đẳng Y Tế Sơn La
Chuyên ngành Y Sỹ Đa Khoa
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 12,65 MB

Cấu trúc

  • Bài 2. GIẢI PHẪU CÁC XƯƠNG VÀ KHỚP (25)
  • Bài 3. GIẢI PHẪU CƠ – MẠCH MÁU – THẦN KINH (50)
  • Bài 4. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN (74)
  • Bài 5. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP (97)
  • Bài 6. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA (112)
  • Bài 7. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU (141)
  • Bài 8. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC (155)
  • Bài 9. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH (179)
  • Bài 10. SINH LÝ MÁU (199)
  • Bài 11. GIẢI PHẪU SINH LÝ NỘI TIẾT (212)

Nội dung

Môn Giải phẫu sinh lý giảng dạy cho học sinh với mục tiêu: - Cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về đặc điểm giải phẫu của của các cơ quan trong cơ thể ngƣời.. Tính chất: Môn học

GIẢI PHẪU CÁC XƯƠNG VÀ KHỚP

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về hình thể và sự liên kết của các xương đầu mặt, xương thân mình và các xương của chi; cấu tạo và hoạt động chức năng của các khớp chính trong cơ thể

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả được sơ lược hình thể và sự liên kết của các xương đầu mặt, xương thân mình và các xương của chi

- Mô tả đƣợc cấu tạo và hoạt động chức năng của các khớp chính trong cơ thể

- Chỉ được trên tranh, mô hình giải phẫu các chi tiết giải phẫu của các xương và khớp

- Đối chiếu được các các chi tiết giải phẫu của các xương và khớp lên đó cơ thể sống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Sọ được cấu tạo do 22 xương hợp lại, trong đó có 21 xương gắn lại với nhau thành khối bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khối xương trên bằng một khớp động

- Sọ thần kinh hay sọ não, tạo nên một khoang rỗng, chứa não bộ Hộp sọ có hai phần là vòm sọ và nền sọ

- Sọ tạng hay sọ mặt, có các hốc mở ra phía trước: hốc mắt, hốc mũi, ổ miệng

1 Xương sọ não: Gồm có 8 xương

* Xương trán (có 1 xương): Nằm ở phía trước của hộp sọ, được chia làm hai phần:

- Phần đứng: Tạo nên vầng trán Trong xương trán có những hốc rỗng gọi là xoang trán Có hai xoang trán ở phần đứng, tương ứng với đầu trong hai cung mày, ngăn cách với nhau bởi vách xoang trán Xoang trán thông với ngách mũi giữa

- Phần nằm ngang: ở hai bên là xương mỏng tạo nên trần của hai hốc mắt, giữa hai trần hốc mắt là một khuyết nhỏ để mảnh ngang xương sàng lắp vào

Nằm ở phía sau hộp sọ, phần đứng thuộc về vòm sọ và có ụ chẩm Phần ngang thuộc về nền sọ và có lỗ chẩm để hành não đi qua

* Xương thái dương (có 2 xương): Nằm ở hai bên hộp sọ, khớp với xương đỉnh, xương bướm, xương gò má và xương chẩm Xương thái dương gồm 3 xương hợp thành là: xương trai, xương đá, xương chũm

* Xương đỉnh (có 2 xương): hình tứ giác nằm ở phía trên hộp sọ Phía trước 2 xương đỉnh khớp với xương trán, phía sau khớp với xương chẩm, hai bên khớp với xương thái dương, ở trên hai xương đỉnh khớp với nhau Hai xương tạo nên phần trên của vòm sọ

Nằm ở nền sọ trước, ở phần ngang xương trán Có ba phần hợp với nhau giống nhƣ một cái cân có dây treo

- Phần ngang: Là một mảnh xương có nhiều lỗ nhỏ để cho tế bào thần kinh khứu giác đi qua

- Phần đứng: Tạo nên vách ngăn giữa của hốc mũi cùng với xương lá mía

- Hai khối bên (mê đạo sàng): Dính ở dưới mảnh sàng và phần ngang của xương trán

* Xương bướm (có 1 xương): Nằm ở nền sọ giữa, gồm có thân xương bướm và 3 đôi mỏm xương là: 2 cánh bướm lớn, 2 cánh bướm nhỏ và hai chân xương bướm Mặt trên của thân xương bướm có hố yên, trong hố yên có tuyến yên

Gồm có 14 xương nằm quanh hàm trên và hợp với các xương của nền sọ tạo thành ổ miệng, lỗ mũi và hốc mắt

+ Mặt trong góp phần tạo thành lỗ mũi và vòm miệng

+ Mặt ngoài nối khớp với xương gò má, bờ dưới có các huyệt răng

- 2 xương gò má: Là xương hình tứ giác không đều, tạo nên phần nhô ở hai bên mặt, ngay dưới ổ mắt

- 2 xương lệ: Là 2 xương rất nhỏ ở thành trong ổ mắt, góp phần tạo nên hố túi lệ và ống lệ mũi

- 2 xương xoăn mũi dưới: Nằm ở thành trên của lỗ mũi

- 2 xương mũi: Là 2 bản xương nhỏ, góp phần tạo nên sống mũi

- 2 xương khẩu cái: Mỗi xương có hai phần:

+ Mảnh ngang: Cùng với mỏm khẩu cái xương hàm trên tạo thành vòm miệng

+ Mảnh thẳng: Góp phần tạo thành thành bên của hốc mũi

- Xương lá mía: Là một xương phẳng có hình tứ giác không đều, góp phần tạo nên vách ngăn hai lỗ mũi

- Xương hàm dưới: Tiếp khớp với xương thái dương tạo thành khớp thái dương hàm, là sự di động duy nhất ở vùng đầu

- Xương móng: Là một xương nhỏ ở nền miệng thuộc vùng cổ và nằm phía trên thanh quản Xương có hình móng ngựa gồm có 1 thân và 4 sừng:

Thân xương gồn có 2 mặt, 2 bờ và 2 đầu

Sọ được xem như một khối xương gồm sáu mặt (trên, dưới, trước, sau, 2 bên) Các xương sọ não khớp với nhau bởi các khớp bất động tạo thành hộp sọ

Mặt trong nền sọ được chia thành 3 tầng (hay ba hố) trước, giữa và sau:

- Tầng sọ trước hay hố sọ trước: Từ phần đứng xương trán đến rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm

- Tầng sọ giữa hay hố sọ giữa: Giới hạn từ rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ xương bướm cho đến bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm

- Tầng sọ sau hay hố sọ sau: Giới hạn từ bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm đến phần đứng xương chẩm

Là một khớp lưỡng lồi cầu do lồi cầu, ổ chảo xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới tạo thành Về sinh lý, khớp thái dương hàm là một khớp quan trọng trong động tác nhai Về bệnh lý, thường hay xảy ra sai khớp gọi là sái quai hàm

- Lồi cầu và ổ chảo xương thái dương

- Lồi cầu xương hàm dưới

- Bao khớp: Là một bao sợi bao quanh khớp

- Dây chằng Động tác chính của khớp là há và ngậm miệng nên các dây chằng bên là chính, còn các dây chằng khác chỉ là phụ trợ

4.3 Bao hoạt dịch: Có 2 bao cho mỗi tầng ở khớp, 2 bao này không thông với nhau

4.4 Liên quan phía trước và dưới ống tai ngoài có tuyến nước bọt mang tai nằm áp vào ngành lên của xương hàm dưới, nên khi tuyến bị viêm gây ra hạn chế động tác của khớp

Lỗ ống thần kinh hạ thiệt

Lỗ ống tĩnh mạch cảnh

Lỗ tròn to Cánh bướm lớn Khe bướm Cánh bướm nhỏ

Mảnh sàng các lỗ sàng Mào gà

Phần đá xương thái dương

- Đƣa hàm sang bên khi nhai

- Đưa hàm dưới ra trước và sau, động tác này hạn chế

- Trong một số trường hợp nếu ngáp quá mạnh hay bị va chạm quá mạnh hàm dưới có thể bị sai khớp lúc này củ lồi cầu xương hàm dưới nằm ở trước lồi cầu xương thái dương nên ngậm miệng lại được Muốn chữa phải kéo xương hàm dưới xuống dưới rồi đẩy ra sau để lồi cầu khớp với sụn chêm như cũ

Gồm hai phần chính là xương cột sống và xương lồng ngực

1 Xương cột sống: Gồm có 32 - 34 đốt sống và được chia làm 5 đoạn:

- Đoạn cổ: Gồm 7 đốt sống (k ý hiệu C 1 - C 7 )

- Đoạn ngực: Gồm 12 đốt sống (k ý hiệu D 1 - D 12 hoặc Th 1 - Th 12 )

- Đoạn thắt lƣng: Gồm 5 đốt sống (k ý hiệu L 1 - L 5 )

- Đoạn cùng: Gồm 5 đốt sống (k ý hiệu S 1 - S 5 )

- Đoạn cụt: Gồm 3 - 5 đốt sống (k ý hiệu Co 1 - Co 5 )

- Riêng đốt sống cùng với đốt sống cụt tạo thành một mảng xương gọi là tấm xương cùng cụt

1 Lồi cầu xương thái dương

5 Lồi cầu xương hàm dưới

1.1.Tính chất chung của các đốt sống:

- Mỗi đốt sống đều có hai phần chính là thân đốt và cung đốt , phần cung đốt có các mỏm đốt sống

Các phần của một đốt sống điển hình

+ Thân đốt: Nằm ở phía trước, hình trụ dẹt, có hai mặt trên và dưới, hai mặt này lõm để khớp với các đốt sống trên và đưới bằng đĩa sụn liên đốt sống

GIẢI PHẪU CƠ – MẠCH MÁU – THẦN KINH

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về cơ trơn, cơ vân, cơ tim; sự phân bố và cách gọi tên, các thành phần phụ thuộc và chức năng của cơ Giải phẫu cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu mặt cổ, thân mình, chi trên và chi dưới

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày sơ lƣợc về cơ trơn, cơ vân, cơ tim; sự phân bố và cách gọi tên, các thành phần phụ thuộc và chức năng của cơ

- Mô tả đƣợc sơ lƣợc giải phẫu cơ, mạch máu, thần kinh vùng đầu mặt cổ, thân mình, chi trên và chi dưới

- Chỉ đƣợc một số cơ, mạch máu, thần kinh chính trên tranh, mô hình giải phẫu

- Đối chiếu đƣợc số cơ, mạch máu, thần kinh chính lên cơ thể sống

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý số cơ, mạch máu, thần kinh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý cơ, mạch máu, thần kinh và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người Hoạt động của các cơ là co rút do bị kích thích và do đó con người cử động được

- Cơ trơn các thành của nội tạng, mạch máu Các tế bào cơ trơn có hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất mảnh Hoạt động không tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc, sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát triển thành cơ thắt, cơ trơn co rút chậm chạp, sợi ngắn, không có vân ngang

- Cơ vân (còn gọi là cơ xương)

Tế bào cơ vân có những dải sáng và tối xen kẽ ( gọi là vân) Cơ vân bám vào da, vào xương, được bố trí ở đầu, mặt, cổ, thân mình và tứ chi Sự co giãn của cơ vân phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, do thần kinh động vật chi phối

+ Cơ vân có cấu trúc phức tạp gồm các sợi cơ dài, ngắn khác nhau, chúng xếp song song với nhau tạo thành từng bó, mỗi cơ vân đƣợc tập hợp từ nhiều bó cơ nhƣ vậy, các bó sợi cơ và toàn thể cơ vân đƣợc bọc trong một mô liên kết gọi là cân, cân tập trung tại các đầu cơ tạo thành gân để bám vào xương

+ Mạc: là mô liên kết dày che phủ một nhóm cơ, nó có nhiệm vụ ngăn cản cơ không đƣợc chuyển dịch khỏi vị trí bám khi cơ hoạt động

Hầu hết các cơ vân đều vắt qua một hoặc hai khớp, vì vậy khi chúng co lại làm cho các khớp này cử động

Cơ tim co bóp ngoài ý muốn nhƣng lại có cấu trúc giống cơ vân nên gọi là cơ vân đặc biệt

Nuôi dƣỡng cho các cơ là các mao mạch đƣợc tách ra từ động mạch Chi phối cho sự hoạt động của cơ là các dây thần kinh vận động hay cảm giác

* Phân bố và cách gọi tên cơ

Cơ thân mình: gồm các cơ ở phía sau cột sống do ngành sau của thần kinh sống chi phối

Cơ đầu mặt cổ: do thần kinh sọ chi phối

Cơ chi: gồm cơ gấp và duỗi do thần kinh sống chi phối

- Cách gọi tên cơ: Dựa vào:

+ Vị trí: Cơ thái dương

+ Theo số lƣợng thân và gân cơ: cơ nhị đầu, tam đầu, tứ đầu

+ Chỗ bám: ức đòn chũm

+ Hình dáng: Cơ vuông, cơ thang

+ Hướng : Cơ thẳng, cơ vòng

+ Chức năng: Cơ gấp, duỗi

+ Cấu tạo: Bán mạc, bán gân

* Các thành phần phụ thuộc

- Cân cơ: Là một tổ chức liên kết bao bọc một cơ hay nhóm cơ hay tất cả cơ ở một vùng, một khu Các khu cơ ngăn cách bởi vách liên cơ, cơ càng nở nang thì cân càng dầy và chắc

- Gân cơ: hai đầu cơ, là chỗ bám vào xương

- Bao hoạt dịch: Là một túi thanh mạc bao bọc gân, gồm hai lá: Lá trong bao bọc gân và lá ngoài sát bao sợi, ở hai đầu bao hai lá liên tiếp nhau tạo lên một túi kín chứa hoạt dịch làm cho cơ co rút đƣợc dễ dàng

- Ròng rọc: chỗ gân thay đổi hướng thì thường có một ròng rọc để gân đi qua đó

- Xương vừng: Nằm ở trong gân, làm tăng góc bám, tăng sức mạnh của gân

Hệ cơ có chức năng quan trọng trong cử động, di chuyển và làm đảm bảo hoạt

52 động của cơ quan: sinh sản, hô hấp, dinh dƣỡng, bài tiết, tiếng nói và sự biểu lộ tình cảm của con người, ngoài ra còn tạo ra hình dáng biểu thị sức mạnh của cơ thể

Cơ có chức năng sinh nhiệt Khi cơ hoạt động (trạng thái căng cơ) trong cơ có quá trình trao đổi chất và quá trình trao đổi năng lƣợng (phân huỷ chất hữu cơ giải phóng năng lƣợng) Khi cơ vận động nhiều, máu chảy tới nhiều gấp 4-5 lần lúc thường, acid Lắctic được tiết ra, đọng lại làm cho người mệt mỏi (vì nguyên sinh chất cứng lại thành Myosin) hoặc co cứng (chuột rút) Sau khi chết 3-6 giờ thì tử thi co cứng (albumin đông đặc) và mềm lại khi hiện tƣợng tan rã bắt đầu

Phần lớn các cơ chủ yếu nằm ở vùng mặt, còn ở vòm sọ thì dưới lớp da đầu là một lá cân mỏng, rộng gọi là cân đỉnh sọ (còn gọi là cân Galia), cân này dính chặt vào da đầu và dính ít vào màng xương

Các cơ ở vùng mặt đƣợc chia làm hai nhóm:

1.2 Các cơ làm thay đổi nét mặt:

Các cơ này bám vào xương đầu và da ở vùng mặt, khi co sẽ làm thay đổi nét mặt

- Cơ chẩm trán: nằm ở dưới lớp da đầu, phía trước và phía sau là cơ, ở giữa là cân, khi co làm trán nhăn

- Cơ vòng mi: bao bọc quanh mí mắt, khi co làm nhắm mắt

- Cơ vòng môi: bao quanh môi, khi co làm cho môi mím lại

- Cơ mút: nằm ở dưới má khi co làm cho má áp sát vào răng

- Cơ nâng môi trên: đi từ hàm trên, xương gò má tới da môi trên cạnh nếp cánh mũi, khi co làm kéo môi trên lên

- Cơ vuông cằm: bám vào xương hàm dưới và da môi dưới, khi co có dụng làm kéo môi dưới

Các cơ này một đầu bám vào xương sọ còn một đầu bám vào xương hàm dưới

- Cơ nhai: đi từ cung gò má tới góc ngoài xương hàm dưới

- Cơ thái dương: bám vào xương thái dương tới mỏm vẹt của xương hàm dưới

- Cơ chân bướm ngoài: đi từ chân xương bướm tới mỏm khớp của xương hàm dưới

- Cơ chân bướm trong: đi từ chân xương bướm tới mặt trong của xương hàm dưới

Các cơ ở mặt có 3 đặc điểm sau:

Bám vào da mặt và xương đầu

Do dây thần kinh số VII chi phối

Đƣợc sắp xếp ở quanh môi, mắt, mũi

Nuôi dưỡng cho vùng mặt là các động mạch thái dương nông, nhánh tai sau được tách ra từ động mạch cảnh ngoài

Chi phối cho sự hoạt động của vùng mặt là dây thần kinh mặt (dây số VII), và dây số V

Các cơ ở cổ đƣợc chia làm bốn nhóm:

- Các cơ bám da cổ: là một lớp mỏng nằm dưới da mặt bên cổ, khi co làm kéo căng da cổ và hạ mép

- Cơ ức đòn chũm: là cơ lớn nhất ở cổ, đi từ xương đòn và xương ức tới mỏm châm chũm của xương thái dương, khi co làm quay đầu, ngửa cổ

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN

Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về hình thể, cấu tạo và liên quan của tim, hình ảnh đối chiếu của tim lên lồng ngực, các điểm nghe tim; giải phẫu các mạch máu chính và vòng đại tuần hoàn, vòng tiểu tuần hoàn Sinh lý của tim và sinh lý tuần hoàn động mạch, tĩnh mạch, mao mạch trong cơ thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc hình thể, cấu tạo và liên quan của tim Mô tả đƣợc hình ảnh đối chiếu của tim lên lồng ngực, các điểm nghe tim

- Mô tả đƣợc giải phẫu các mạch máu chính và vòng đại tuần hoàn, vòng tiểu tuần hoàn

- Trình bày đƣợc sinh lý của tim và sinh lý tuần hoàn động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ tuần hoàn trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc các bộ phận lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ tuần hoàn

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ tuần hoàn và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG BÀI 4 GIẢI PHẪU HỆ TUẦN HOÀN

- Tuần hoàn là sự lưu thông máu trong cơ thể, diễn ra trong một vòng khép kín

Do tim và các mạch máu hợp thành theo một chiều nhất định và có chu kỳ

- Về giải phẫu bộ máy tuần hoàn bao gồm:

+ Tim: Là bộ phận chủ yếu của bộ máy tuần hoàn, nó hoạt động giống nhƣ một cái bơm, vừa hút máu vừa đẩy máu Sự vận chuyển máu trong cơ thể thực hiện đƣợc nhờ sự co bóp của tim

+ Mạch máu: Là hệ thống ống dẫn máu đàn hồi co bóp được, có đường kính khác nhau, xuyên khắp và vận chuyển máu tới các nơi trong cơ thể

I Hình thể ngoài và liên quan:

- Tim là bộ phận chính của hệ tuần hoàn, tim là khối cơ rỗng nằm trong lồng ngực giữa hai lá phổi, ở trung thất trước

- Tim có màu hồng, mật độ chắc, kích thước của tim bằng nắm tay từng người, nặng chừng 260-270gram

- Tim hình tháp, trục của tim hướng xuống dưới ra trước và sang trái Tim có 3 mặt (mặt trước, dưới, trái), có một đỉnh và một đáy

1.1 Mặt trước (mặt ức sườn) gồm có:

* Rãnh ngang (rãnh vành trước, rãnh liên nhĩ thất trước):

- Phía trên rãnh có tiểu nhĩ phải, tiểu nhĩ trái, động mạch chủ, động mạch phổi

- Phía dưới rãnh là hai tâm thất

* Rãnh dọc (rãnh liên thất trước) :

- Chia tâm thất thành 2 phần phải và trái

- Trong rãnh có động mạch vành trái, thần kinh và bạch mạch

Liên quan: Mặt trước tim liên quan với thành ngực trước bên (xương ức và xương sườn), phổi lách vào che một phần thành ngực

Mặt này ép lên cơ hoành có hai rãnh:

- Rãnh ngang (rãnh liên nhĩ thất sau): ở trong rãnh có một phần động mạch vành phải, động mạch liên nhĩ thất trái và tĩnh mạch vành lớn, xoang tĩnh mạch vành

- Rãnh dọc (rãnh liên thất sau):

Trong rãnh có tĩnh mạch vành sau (tĩnh mạch tim nhỡ) và động mạch vành phải

Tâm thất trái Đỉnh tim

TM vành lớn ĐM vành trái ĐM phổi trái Quai ĐM chủ

Tiểu nhĩ phải ĐM vành phải

Thân ĐM cánh tay đầu ĐM cảnh gốc trái ĐM dưới đòn trái

Thân ĐM cánh tay đầu ĐM cảnh gốc trái ĐM dưới đòn trái

Quai ĐM chủ ĐM phổi trái

TM chủ trên ĐM phổi phải

TM phổi phải Tâm nhĩ phải

TM chủ dưới ĐM vành phải

Mặt dưới và đáy tim

Lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim, liên quan với cơ hoành và dây thần kinh hoành trái

- Đỉnh tim hướng xuống dưới, ra trước và sang trái

- Đối chiếu lên thành ngực: Đỉnh tim ở khoang liên sườn V đường giữa đòn bên trái

3 Đáy tim: Đ áy tim hướng lên trên sang phải và ra sau, gồm hai tâm nhĩ:

- Tâm nhĩ phải: Hướng sang phải có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào, liên quan tới dây thần kinh hoành phải

- Tâm nhĩ trái: Hướng ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào Tâm nhĩ trái liên quan trực tiếp với thực quản Trong suy tim, tâm nhĩ trái to đè vào thực quản và dây thần kinh hoành trái gây khó nuốt và nấc

II Hình thể trong của tim:

Tim đƣợc chia làm hai nửa phải và trái bằng vách ngăn dọc (bên trái mang máu đỏ tươi bên phải mang máu đỏ thẫm), mỗi nửa lại được chia làm 2 phần (trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất), hai phần thông với nhau bởi lỗ nhĩ thất, lỗ nhĩ thất có van đậy, lỗ bên phải có van 3 lá (van tổ chim), lỗ bên trái có van 2 lá (van mũ ni) Nhiệm vụ của các van tim chỉ cho máu đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất

Thành mỏng nhẵn, ở giữa 2 tâm nhĩ có vách liên nhĩ, khi còn bào thai 2 tâm nhĩ thông nhau qua lỗ Bô-tal, khi trẻ ra đời lỗ này đƣợc bịt kín dần lại

Sơ đồ hình thể trong của tim

- Tâm nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào

- Tâm nhĩ trái có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào

- Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải, giữa 2 tâm thất có vách liên thất

- Tâm thất phải thông với động mạch phổi và có van tổ chim đậy (van 3 lá)

- Tâm thất trái thông với động mạch chủ có van tổ chim đậy Nhiệm vụ của các van này chỉ cho máu từ tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi

III Cấu tạo của tim:

Kể từ ngoài vào trong tim gồm 3 lớp:

1 Màng ngoài tim (ngoại tâm mạc):

Bao bọc ngoài tim gồm 2 lá:

- Lá ngoài dày gọi là lá thành

- Lá trong gọi là lá tạng: Lá này dính vào sát cơ tim

Giữa hai lá có ít thanh dịch làm cho tim co bóp đƣợc trơn và dễ dàng hơn

- Là loại cơ đặc biệt vì cơ tim vừa có đặc tính của cơ vân là co bóp nhanh và mạnh, vừa có tính của cơ trơn là co bóp tự động

- Cơ tim gồm hai loại sợi cơ:

Tạo nên thành tâm nhĩ, tâm thất, một phần các van tim, dây chằng van tim và vách tim

2.2 Sợi cơ mang tính chất thần kinh:

Tạo nên một hệ thống dẫn truyền tự động của tim Gồm:

Hệ thống dẫn truyền tự động của tim

- Nút Keith-Flack hay nút xoang nhĩ, nằm ở cạnh lỗ tĩnh mạch chủ trên

- Nút Aschoff-Tawara hay nút nhĩ thất, nằm cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành

- Bó His hay bó nhĩ thất, nằm gần vách nhĩ thất, gồm 2 bó His phải và trái

- Mạng lưới Purkinje, nằm ở dưới lớp nội tâm mạc của 2 buồng tâm thất

3 Màng trong tim (nội tâm mạc):

Mỏng nhẵn lát toàn bộ mặt trong các buồng tim, phủ các van và nối tiếp mặt trong của các mạch máu lớn

IV Mạch máu - thần kinh:

Tim đƣợc nuôi dƣỡng bởi 2 nguồn động mạch: Động mạch vành phải và động mạch vành trái, tách ra từ sát gốc động mạch chủ, nối với nhau ở đỉnh tim Khi động mạch bị tắc gây nhồi máu cơ tim

Gồm hai hệ thống tĩnh mạch:

- Tĩnh mạch vành lớn: Thu máu từ các tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải qua xoang tĩnh mạch vành

- Tĩnh mạch vành nhỏ: Đổ vào tâm nhĩ, tâm thất phải và xoang tĩnh mạch vành

Chi phối cho tim là đám rối thần kinh tim phổi (do dây thần kinh phế vị và dây thần kinh giao cảm hợp thành)

V Hình chiếu của tim lên thành ngực:

Tim đối chiếu lên thành ngực là một tứ giác gồm:

- Góc trên bên phải: ở khoang liên sườn II cách bờ ức phải 1cm

Hệ thống động mạch vành tim

Nhánh gian thất trước ĐM vành phải

Nhánh gian thất sau ĐM chủ lên ĐM vành trái Nhánh vành

- Góc trên bên trái : ở khoang liên sườn II cách bờ ức trái 1cm

- Góc dưới bên phải: ở khoang liên sườn V sát bờ ức phải

- Góc dưới bên trái : ở khoang liên sườn V trên đường giữa đòn trái

VI Các điểm nghe tim:

- Nghe van 3 lá ở góc dưới phải

- Nghe van 2 lá ở góc dưới trái

- Nghe van động mạch phôi ở góc trên bên trái

- Nghe van động mạch chủ ở góc trên bên phải

Muốn khám 1 van tim nào thì đặt ống nghe vào ổ van tim tương ứng với van đó

VII Áp dụng thực tế:

- Có thể ép tim ngoài lồng ngực bằng cách ép tim giữa xương ức với cột sống hoặc xoa tim qua cơ hoành trong ổ bụng

- Khi tim to ra do bệnh l ý, trên lâm sàng có thể xác định đƣợc hình chiếu của tim bằng cách gõ tìm diện dục tương đối của tim hoặc chụp chiếu X.quang

Hình chiếu tim, vị trí nghe các ổ van tim Điểm nghe lỗ ĐM phổi

Lỗ nhĩ thất trái Ttrtráitrái Điểm nghe của lỗ nhĩ thất trái Điểm nghe của lỗ nhĩ thất phải

Lỗ ĐM chủ Điểm nghe lỗ ĐM chủ

- Động mạch là những mạch máu dẫn máu từ tâm thất đi ra đến lưới mao mạch Nhánh động mạch càng đi xa tim càng nhỏ gọi là tiểu động mạch Thành động mạch dày gồm 3 lớp:

+ Lớp ngoài: Là lớp mô liên kết có nhiều sợi dây thần kinh

+ Lớp giữa: Quan trọng nhất gồm nhũng sợi cơ chun xen lẫn những sợi cơ trơn, làm cho động mạch đàn hồi, để điều hoà lưu lượng máu giúp cho dòng máu chảy liên tục và đều đặn

+ Lớp trong: Là lớp nội mạc liên tiếp với màng trong tim

- Các động mạch của cơ thể phần lớn nằm trong sâu hoặc nằm ở lớp sâu giữa các cơ, chỉ có vài động mạch nhỏ nằm ở nông và sát xương

- Là những mạch máu rất nhỏ chỉ nhìn thấy đƣợc qua kính hiển vi, nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP

Bài 5 là bài giới thiệu tổng quan về hình thể, cấu tạo và liên quan của mũi, họng, thanh - khí - phế quản, màng phổi, phổi; chức năng của các bộ phận trong hệ hô hấp và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc hình thể, cấu tạo và liên quan của mũi, họng, thanh - khí - phế quản, màng phổi, phổi

- Trình bày đƣợc chức năng của các bộ phận trong hệ hô hấp và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người

- Trình bày đƣợc hiện tƣợng cơ học của các động tác hô hấp, sự trao đổi khí ở phổi và ở mô, hoạt động của trung tâm hô hấp và điều hoà hô hấp

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ hô hấp trên tranh, mô hình giải phẫu

- Đối chiếu đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ hô hấp lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ hô hấp

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ hô hấp

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ hô hấp và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG BÀI 5 GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP

Căn cứ vào chức năng của từng phần trong bộ máy hô hấp, người ta chia làm 2 phần:

- Phần dẫn khí gồm: Mũi  Họng  Thanh quản  Khí quản  Phế quản

- Phần trao đổi khí: Là các phế nang ở phổi

- Mũi là phần đầu tiên của bộ máy hô hấp, đồng thời vừa là bộ phận phân tích khứu giác

- Có 2 hốc mũi, được cấu tạo bởi các xương và sụn gồm: Xương hàm trên, xương khẩu cái, xương lệ, xương sàng và xương bướm, các xương xoăn mũi trên, giữa, dưới

- Xương xoăn mũi dưới cùng với mặt trong của mũi tạo vách mũi dưới, có ống lệ tỵ đổ vào Hai hốc mũi đƣợc thông với các xoang:

+ Xoang hàm trên ở thành ngoài

+ Xoang trán và xoang bướm ở trần ổ mũi

+ Các xoang sàng ở phần trên của thành ngoài

- Hai hốc mũi được ngăn cách với nhau bởi phần đứng của xương sàng và sụn lá mía Niêm mạc mũi bao phủ các thành bên trong của mũi đƣợc chia làm 2 phần:

+ Phần trên: Là phần khứu giác, ở đây có các tế bào thần kinh khứu giác

Hình thể trong của mũi

+ Phần dưới: Là phần hô hấp có lông và các tuyến tiết dịch để ngăn cản bụi, vi khuẩn và tạo độ ẩm (do có nhiều mạch máu), nó còn có tác dụng sưởi ấm không khí khi hít vào

Họng là ngã tƣ thông giữa mũi và thanh quản, miệng và thực quản

2.1 Hình thể ngoài và liên quan

Họng là một ống cơ màng đi từ đáy sọ tới đốt sống C 7 , dài khoảng 15 cm, phần trên rộng khoảng 4 - 5 cm, phần dưới hẹp khoảng 2cm Giới hạn:

- Phía trước là hốc mũi, ổ miệng, thanh quản

- Phía sau tương ứng với các đốt sống cổ

- Hai bên là các cơ và bó mạch thần kinh cổ

- Đầu trên tương ứng với nền sọ

- Đầu dưới thông với thực quản ngang đốt sống C 6

Họng đƣợc chia làm 3 phần:

- Thành trước tương ứng với 2 lỗ mũi sau

- Thành sau trên tƣng ứng với nền sọ, có hạnh nhân hầu (V.A)

- Hai thành bên có lỗ của vòi tai (vòi nhĩ Eustats) đi từ tai giữa xuống, quanh vòi Eustats có hạnh nhân vòi

- Thành dưới thông với họng miệng có màn hầu ngăn cách

Hình thể trong của họng

- Thành trước thông với miệng qua eo họng

- Thành sau tương ứng với đốt sống cổ C 1 - C 4

- Hai bên có hai trụ trước và trụ sau, ở giữa có hạnh nhân khẩu cái (Amydal)

- trên thông với họng mũi

- dưới thông với họng thanh quản

- Thành sau tương ứng với đốt sống cổ C 4 - C 6

- Thành trên là sụn nắp thanh quản

- Hai bên là cơ và bó mạch thần kinh cổ

- trên thông với họng miệng

- dưới thông với thực quản

Thanh quản là một phần của đường hô hấp và là bộ phận chủ yếu của sự phát âm Thanh quản ở giữa cổ, dưới xương móng và trên khí quản

3.1 Khung sụn: gồm có 7 sụn chính:

- Các sụn đơn: sụn giáp, sụn nhẫn, sụn nắp thanh quản

- Sụn kép: Hai sụn phễu và hai sụn sừng

3.2 Các khớp và dây chằng

- Các khớp chính gồm: Khớp nhẫn giáp và khớp nhẫn phễu

- Dây chằng gồm: các dây chằng nối thanh quản với các bộ phận phụ cận và dây chằng nối các sụn của thanh quản với nhau

Nhờ có dây chằng và các khớp này mà thanh quản thực hiện đƣợc động tác trƣợt, nghiêng, nâng, hạ thanh quản

3.3 Các cơ của thanh quản

- Các cơ từ thanh quản tới các bộ phận lân cận có tác dụng nâng hạ thanh quản

- Các cơ riêng của thanh quản có tác dụng làm căng dây thanh âm, mở rộng thanh môn và làm hẹp thanh môn

- Phủ toàn bộ mặt trong của thanh quản, có chỗ lồi lên tạo thành 2 dây thanh âm trên và dưới, các dây này tham gia vào sự hình thành phát âm

* Khi bị viêm thanh quản gây phù nề do vậy bệnh nhân có thể bị khàn tiếng hoặc mất tiếng, cũng có thể gây tắc thanh quản như trong bệnh bạch hầu thanh quản

Khí quản là ống dẫn khí nối tiếp với thanh quản ngang đốt sống C 6 , tận cùng chia thành 2 nhánh ngang đốt sống D 4 Khí quản dài khoảng 15 cm, có 16 - 20 vòng sụn hình móng ngựa, nằm ngang và chồng lên nhau Thành sau khí quản có các màng liên kết dính với khí quản

+ Phía trên: Liên quan với eo tuyến giáp

+ Phía dưới: Liên quan với quai động mạch chủ

Hình thể ngoài của khí quản

- Mặt sau: Liên quan với thực quản và nằm bên phải thực quản

+ Phía trên: Liên quan với thùy bên tuyến giáp, bạch mạch, thần kinh cổ và dây thần kinh X quặt ngƣợc

+ Phía dưới: Bên phải liên quan với dây thần kinh phế vị phải, bên trái liên quan với dây thần kinh phế vị trái, động mạch dưới đòn trái và động mạch cảnh gốc trái

Khi bị tắc đường hô hấp có thể mở khí quản bằng cách rạch các vòng sụn đầu tiên, cho ống thông (Canuyn) vào để không khí đi qua vào phổi

- Phế quản bắt đầu từ chỗ phân đôi, khí quản đi xuống dưới ra ngoài và ra sau, qua rốn phổi vào phổi Tại đó chia thành những phế quản có đường kính nhỏ hơn

- Có hai phế quản gốc là phế quản gốc phải và phế quản gốc trái

+ Phế quản gốc phải: Rộng, ngắn, dốc hơn phế quản gốc trái, phế quản gốc phải chạy chếch xuống dưới, ra ngoài và ra sau, đến rốn phổi chia thành 3 nhánh để vào 3 thùy của phổi phải

+ Phế quản gốc trái: đến rốn phổi chia thành 2 nhánh vào hai thùy của phổi trái

- Mỗi phế quản gốc hợp với động mạch phổi, tĩnh mạch phổi cùng bên tạo thành cuống phổi (rốn phổi)

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA

Bài 6 là bài giới thiệu tổng quan về cấu tạo, hình thể, liên quan của miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan và tụy; chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người Giới thiệu về hoạt động tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hóa và các chức năng của gan trong co thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc sơ lƣợc cấu tạo, hình thể, liên quan của miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan và tụy

- Trình bày đƣợc chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người

- Trình bày đƣợc hoạt động tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hóa Trình bày đƣợc các chức năng của gan

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ tiêu hóa trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc các bộ phận lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 6 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 6 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: viết)

NỘI DUNG BÀI 6 GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA

Bộ máy tiêu hoá gồm có: ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

- Ống tiêu hoá dài chừng 6 - 10m gồm các phần: Miệng – Hầu (Họng) – Thực quản – Dạ dày – Ruột non (tá tràng, hỗng và hồi tràng) – Ruột già (Manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng Sigma, trực tràng và hậu môn)

- Tuyến tiêu hoá: Ngoài ống tuyến tiêu hoá ở lớp cơ niêm còn có một số tuyến ngoài ống tiêu hoá như gan, tụy, nước bọt cũng tham gia vào quá trình tiêu hoá

- Thành ống tiêu hoá có 4 lớp:

+ Trong cùng là lớp niêm mạc

+ Lớp cơ niêm, trong lớp này có các ống tuyến tiêu hoá để tiết ra dịch tiêu hoá

+ Lớp thanh mạc (phúc mạc) ở ngoài cùng

Sơ đồ hệ tiêu hóa

+ Có nếp hãm môi trên và dưới ở chính giữa mặt trong của môi và má

+ Có lỗ Stenon ở ngang mức răng hàm số 7 mặt trong của má là nơi ống tuyến nước bọt của tuyến mang tai đổ vào

1.1 Ổ miệng: Đƣợc giới hạn bởi

- Phía trước và 2 bên là cung lợi, răng

- Phía trên là vòm miệng

- Phía dưới là sàn miệng

- Phía sau thông với eo họng

Là bờ dưới của xương hàm trên và bờ trên của xương hàm dưới, ở đó có các lỗ chân răng (huyệt răng), có lợi phủ ở ngoài đến cổ răng

+ Hình thể ngoài: Răng màu trắng ngà, rắn chắc và có 3 phần

Chân răng là phần cắm vào lỗ chân răng

Giữa là cổ răng Ổ miệng

Trên là thân răng (vành răng)

+ Hình thể trong: Bổ dọc răng đi từ ngoài vào trong gồm có

Men răng rất cứng màu trắng bóng bọc ở bên ngoài thân răng

Ngà răng, cứng màu vàng tiếp theo men răng

Trong cùng là tuỷ răng nơi có nhiều mạch máu và thần kinh

Chất Xê-măng (cemen) rất cứng bọc ở ngoài phần chân răng

+ Các phương tiện giữ răng gồm có lỗ chân răng và các dây chằng hốc răng

+ Tên gọi và đánh số: Mỗi một nửa hàm tính từ nếp hãm môi gồm răng cửa có 2 chiếc (số 1- 2), tiếp đến là răng nanh (số 3), 2 răng hàm nhỏ (số 4 - 5), 2 răng hàm lớn (số 6 - 7), và một răng khôn (số 8)

+ Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời bắt đầu mọc từ khi trẻ đƣợc 6 - 12 tháng tuổi, khi đủ có 20 răng, gồm có 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm nhỏ

Thiết đồ bổ dọc qua răng

+ Răng vĩnh viễn: trẻ thay răng từ lúc 6 - 11 tuổi bằng răng vĩnh viễn, khi đủ có

28 - 32 răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ, 8 răng hàm lớn và 4 răng khôn

- Mặt trên còn gọi là mu lƣỡi hay lƣng lƣỡi, có 2 loại gai (còn gọi là nhú), gai chỉ và gai đài làm nhiệm vụ xúc giác và vị giác

- Mặt dưới có niêm mạc mỏng, nhẵn bóng và nhiều tĩnh mạch, chính giữa có nếp hãm lƣỡi

- Loại nhỏ, nằm rải rác khắp niêm mạc của môi, má và lƣỡi

- Loại to gồm có 3 tuyến, các tuyến này có ống dẫn đổ vào miệng

+ Tuyến mang tai: đổ nước bọt vào miệng qua lỗ Sternon

+ Tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm: đổ nước bọt vào ổ miệng qua 2 bên nếp hãm lƣỡi

Thực quản là một ống dẫn thức ăn từ miệng qua họng đến dạ dày

* Vị trí: Đi sau khí quản Đầu trên tương ứng với đốt sống C 6 , đầu dưới thông với dạ dày qua lỗ tâm vị tương ứng với D 11

* Kích thước, hình thể, cấu tạo:

- Hình thể: Thực quản màu hồng nhạt, có 3 chỗ thắt hẹp gọi là eo

- Cấu tạo thực quản có 3 lớp, không có lớp thanh mạc

- Đoạn cổ từ C 6 đến D 1 thực quản ở nông đi gần cột sống

- Đoạn ngực từ D 1 đến D 10 liên quan với khí quản, động mạch chủ ngực, thần kinh X

- Đoạn hoành là đoạn chui qua cơ hoành ở ngang mức D 10 , nó nằm phía trước động mạch chủ

- Đoạn bụng dài 2 - 3 cm đi ở mặt sau thuỳ trái của gan

- Động mạch thực quản đƣợc nuôi dƣỡng bởi 3 nhánh động mạch thực quản trên, giữa và dưới

- Thần kinh chi phối do 2 dây thần kinh X phải và trái

- Dạ dày là một phần to nhất của ống tiêu hoá phía trên thông với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới thông với tá tràng qua lỗ môn vị

- Dạ dày dài 25cm, rộng 12cm, dày (trước sau) 8cm, dung tích khoảng 1,5 - 2 lít

- Dạ dày nằm bên trái cột sống, ở tầng trên ổ bụng sát cơ hoành

- Hình thể ngoài thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, tuỳ theo lúc nằm hay ngồi, lúc no hay đói

Lỗ động mạch chủ Thực quản

Phế quản gốc trái Quai ĐM chủ

- Khi mở vào ổ bụng thấy dạ dày trông giống nhƣ một cái tù và, hơi dẹt theo chiều trước sau, đầu to ở trên, đầu bé ở dưới, hướng đi hơi chếch sang phải và ra trước

- Dạ dày có 2 mặt: Trước, sau

- Hai bờ cong: Nhỏ, lớn

- Hai lỗ: Tâm vị và môn vị

3.2 Liên quan của dạ dày:

+ Phía trên dạ dày liên quan với cơ hoành và giữa cơ này với màng phổi, phổi bên phải, cơ thành ngực

+ Thuỳ gan trái ở bên phải Đáy vị Đáy vị Thực quản

Bờ cong nhỏ Môn vị

Hình thể ngoài của dạ dày ĐM thân tạng

Tá tràng Đầu tụy Đại tràng lên

Bờ cong lớn Đại tràng ngang Đại tràng xuống Thận trái

Liên quan của dạ dày

+ Thành bụng trước ở phía dưới

+ Phình vị lớn liên quan với vòm hoành bên trái và đƣợc cố định vào cơ hoành bởi dây chằng hoành vị

+ Phần dưới (thân vị) liên quan với hậu cung các mạc nối và qua hậu cung, dạ dày áp sát lên tỳ (lách), tuyến thƣợng thận, thận bên trái, và đặc biệt liên quan với khối tá tụy ở phía dưới

- Bờ cong nhỏ: Đƣợc nối với gan bởi mạc nối nhỏ có vòng động mạch bờ cong nhỏ nằm áp sát bờ cong nhỏ

- Bờ cong lớn: Đƣợc nối với lách bởi mạc nối vị tỳ, nối với kết tràng ngang bởi mạc nối lớn, ở đây có động mạch bờ cong lớn

Thành dạ dày cũng có 4 lớp

- Động mạch: Có 2 vòng cung động mạch cấp máu nuôi dƣỡng cho dạ dày

+ Vòng cung động mạch bờ cong nhỏ: do động mạch vị phải, vị trái tạo nên + Vòng động mạch bờ cong lớn: do động mạch vị mạc nối phải và trái tạo nên

- Tĩnh mạch: Luôn đi kèm với động mạch và đổ và tĩnh mạch cửa

- Thần kinh: do dây thần kinh số X chi phối

4 Tá tràng (còn gọi là ruột tá):

Hệ thống mạch máu nuôi dƣỡng dạ dày ĐM vị tá tràng ĐM môn vị (ĐM vị phải) ĐM gan riêng ĐM thân tạng ĐM lách ĐM vành vị (ĐM vị trái)

Lách ĐM vị mạc nối trái Tâm vị ĐM vị mạc nối phải

Là phần đầu của ruột non đi từ môn vị tới góc tá hỗng tràng, chiếm một vùng phía sau ổ bụng ngang mức L 1 đến L 4

Tá tràng hình chữ C, dài 25 - 30 cm chia làm 4 khúc

- Khúc I (đoạn ngang trên) dài 5cm, nằm dưới gan chạy chếch sang phải, lên trên và ra sau, có hành tá tràng là chỗ phình của tá tràng và là đoạn di động

* Cấu tạo: Cũng có 4 lớp

- Khúc II (đoạn xuống) dài khoảng 8cm, nằm trước thận phải và chạy dọc theo bờ phải của cột sống thắt lƣng, có bóng Water nơi có ống mật chủ và ống dẫn tụy chính đổ vào

- Khúc III (đoạn ngang dưới) dài khoảng 6cm, nằm vắt ngang mặt trước L 4 , đè lên động mạch chủ, tĩnh mạch chủ dưới

Sơ đồ ống tiết của gan vàtuỵ vào tá tràng

Khúc 2 tá tràng Khúc 1 tá tràng

Tá tràng và tụy (nhìn trước)

- Khúc IV (đoạn lên) dài khoảng 6cm, chạy ngƣợc lên trên, hơi chếch sang trái tới góc tá hỗng tràng, góc này ở sườn L 2

* Liên quan: Tá tràng và đầu tụy là 2 tạng không thể tách rời nhau về phương diện giải phẫu, sinh lý cũng nhƣ bệnh lý

Hỗng hồi tràng đi từ góc tá hỗng tràng tới ruột tịt, chiếm một khoảng giữa và dưới của ổ bụng

* Hình thể ngoài, kích thước:

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

Bài 7 là bài giới thiệu tổng quan về hình thể và liên quan của thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo nam và nữ Chức năng của các bộ phận trong hệ tiết niệu và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người Quá trình lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận và động tác tiểu tiện ở người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc hình thể và liên quan của thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo nam và nữ

- Trình bày đƣợc chức năng của các bộ phận trong hệ tiết niệu và mối liên quan của chúng với các hệ cơ quan trong cơ thể người

- Trình bày đƣợc chức năng của thận, quá trình lọc ở cầu thận, tái hấp thu và bài tiết ở ống thận và động tác tiểu tiện

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ tiết niệu trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc các bộ phận lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ tiết niệu

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 7 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 7 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU

Bộ máy tiết niệu gồm hai quả thận, hai niệu quản, một bàng quang và một niệu đạo

Gồm hai quả thận nằm ở ngoài phúc mạc, trong hai hố thận, sát hai bên cột sống thắt lưng, trong một góc tạo bởi xương sườn XI và cột sống

1 Hình thể ngoài và liên quan

- Thận hình hạt đậu, nặng khoảng 130 - 135 gam, màu hồng, ở 1/3 giữa rỗng gọi là xoang thận - chứa các đài thận, bể thận

Sơ đồ hệ tiết niệu

Tm chủ dưới Đm chủ bụng

Tuyến tiền liệt Hoành niệudục

Cơ hành xốp Hành dương vật ĐM chậu ngoài Tuyến thượng thận

+ Bờ trong lõm, chỗ lõm nhất gọi là rốn thận

- Hai cực: Cực trên là cực trên và cực dưới

- Thận đƣợc bao bọc trong một bao xơ và nằm trọng một ổ đầy mỡ gọi là ổ thận

- Mặt trước thận phải liên quan với tá tràng, đại tràng lên và mặt dưới của gan

- Mặt trước của thận trái liên quan với lách (tỳ) và đại tràng góc lách

- Mặt sau cả hai thận đều liên quan với xương sườn XI - XII, với cơ hoành, cùng đồ màng phổi và khối cơ thắt lƣng

- Cực trên cả hai thận đều có tuyến thƣợng thận đè vào

- Bờ trong của thận phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, bờ trong của thận trái liên quan với động mạch chủ bụng

Liên quan mặt trước của thận

Liên quan mặt sau của thận

Liên quan mặt sau và trong của thận

Trên mặt cắt đứng, ta thấy xoang thận ở giữa, nhu mô thận ở xung quanh

- Xoang thận: Chứa các đài thận, mỗi thận có 3 đài lớn, mỗi đài lại tiếp nhận từ 2 đến 3 đài con đổ vào, cuối cùng đổ vào bể thận

- Nhu mô thận có 2 vùng, ngoài là vùng vỏ thận (nơi có các đơn vị thận), trong là vùng tủy thận (chứa các ống thận)

+ Màng lọc cầu thận gồm ba lớp: lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận, màng đáy cấu tạo gồm các sợi Collagen và Proteoglycan tạo ra lưới lọc, lớp tế bào có chân của bọc Bowmann Màng lọc cầu thận không cho các tế bào máu đi qua, các chất tan trong nước thì các chất có kích thước và trọng lượng phân tử nhỏ hoặc bằng 5200 sẽ đi qua màng lọc hoàn toàn nhƣ: Glucose, Acid amin, Ure, Creatinin và các Ion Các

Protein của máu không qua đƣợc màng lọc cầu thận trừ một số Protein có trọng lƣợng phân tử nhỏ có thể qua màng lọc cầu thận, nhƣ Abumin có trọng lƣợng phân tử thấp

+ Tiếp với bọc Bowmann là ống lƣợn gần gồm một số tế bào nằm trên màng đáy có cấu trúc phù hợp với chức năng hấp thu, rồi đến quai Henle gồm có ngành xuống và lên chạy song song với nhau, tiếp theo là ống lƣợn xa có cấu trúc gồm một tế bào có khả năng hấp thu và bài tiết Các ống lƣợn xa tập trung lại thành ống góp, các ống góp tập trung lại đổ vào bể thận

- Thần kinh: Chi phối cho sự hoạt động của thận là các nhánh tách ra từ đám rối dương, thần kinh nằm sau động mạch thận

3 Mạch máu và thần kinh

- Thận nhận đƣợc rất nhiều máu, 1/4 máu từ tim chảy qua thận ống góp ống góp ống lượn gần ống lượn gần ống lượn xa ống lượn xa

- Động mạch: gồm có hai động mạch phải và trái, đều đƣợc tách ra từ động mạch chủ bụng, khi đến bể thận thì phân làm 2 nhánh (trước và sau), sau đó chia làm các nhánh nhỏ để đi vào thận, tận cùng là các nhánh tận cùng của cầu thận

- Tĩnh mạch: Bắt nguồn từ nhu mô thận đổ vào vòng tĩnh mạch ngoài thận, sau cùng đổ vào tĩnh mạch chủ dưới

- Bạch mạch: Chạy ở phía trước và phía sau tĩnh mạch thận (nằm dưới rốn thận)

Gồm có hai niệu quản phải và trái, làm nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang

- Vị trí: Niệu quản nằm ở ngoài (sau) phúc mạc, nằm sâu ở vùng thắt lƣng, vùng chậu hông lớn và rất sâu ở vùng chậu hông nhỏ

- Hướng đi: Lúc đầu chạy sát mỏm ngang đốt sống thắt lưng, sau đó bắt chéo động mạch chậu vào trong để đi sát thành bên chậu hông nhỏ Khi tới gần đáy chậu, niệu quản chuyển hướng chạy ra trước vào trong để đổ vào đáy bàng quang

- Động mạch: Nuôi dƣỡng cho niệu quản là các nhánh tách ra từ động mạch thận, động mạch chủ bụng, động mạch mạc treo tràng dưới và động mạch bàng quang

- Thần kinh: Chi phối cho niệu quản là các nhánh tách ra từ dây thận, dây bàng quang dưới

- Bàng quang là một túi chứa nước tiểu, nằm sau ổ phúc mạc, trong chậu hông bé, nằm sau xương mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng

- Dung tích bàng quang chứa đƣợc khoảng 250 - 350 ml thì mới gây mót đi tiểu Khi bí đái, khi bàng căng, dung tích có thể lên tới 2 - 3 lít

Vị trí các đoạn của niệu quản

Chỗ nối bể thận, niệu quản

Thận ĐM chậu gốc trái ĐM chậu trong phải phải Xương cùng ĐM chậu ngoài (phải) Bàng quang

- Phần phía trên bàng quang là phần di động, chun giãn nhiều, khi nước tiểu đầy thì phần này lồi lên trên phía ổ bụng, vượt qua bờ trên xương mu gọi là cầu bàng quang

- Đáy bàng quang là phần cố định, có 2 lỗ niệu quản, hai lỗ cách nhau 2,5 cm và một lỗ niệu đạo; ba lỗ này tạo thành 3 góc của một tam giác bàng quang

Bàng quang và niệu đạo nam (trên thiết đồ đứng dọc)

Thiết đồ cắt đứng dọc qua chậu hông nữ Ụ nhô Vòi trứng

Cơ thắt ngoài hậu môn

Túi cùng tử cung bàng quang Buồng trứng

- Động mạch: Nuôi dƣỡng cho bàng quang là các nhánh tách từ động mạch hạ vị, động mạch bàng quang dưới, động mạch bàng quang trước

- Thần kinh: Chi phối cho sự hoạt động của bàng quang là các nhánh thần kinh tách từ đám rối thần kinh hạ vị

- Niệu đạo nam dài khoảng 16 cm, đi từ cổ bàng quang, chạy xuyên qua tuyến tiền liệt, cong ra trước, lên trên để ôm lấy bờ dưới xương mu Khi tới bờ trước xương mu niệu đạo cong xuống dưới để chạy vào trong dương vật, nơi cong đó là giới hạn giữa niệu đoạn niệu đạo cố định và niệu đạo di động

- Về phương diện phẫu thuật, niệu đạo có 2 đoạn là đoạn sau cố định và đoạn trước di động

- Về phương diện giải phẫu niệu đạo có 3 đoạn:

+ Đoạn tiền liệt dài 2,5 - 3 cm, chui qua tuyến tiền liệt

+ Đoạn xốp dài khoảng 12 cm nằm trong vật xốp của dương vật

- Lúc bình thường niệu đạo chỉ là một khe thẳng, lúc đi tiểu, niệu đạo có 3 chỗ phình là: hố huyền, hố hành và xoang tiền liệt Có 4 chỗ hẹp là lỗ sáo, đoạn xốp, đoạn màng và cổ bàng quang

Niệu đạo nữ đi từ cổ bàng quang tới âm hộ, dài khoảng 3 cm, hướng chếch xuống dưới, ra trước, song song với âm đạo, gồm hai đoạn là đoạn chậu hông và đoạn đáy chậu không có đoạn nào di động

Thận có hai chức năng chính là:

- Bài tiết hầu hết các sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá ra khỏi cơ thể, nhƣ Ure, Creatinin, Amoniac,

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ SINH DỤC

Bài 8 là bài giới thiệu tổng quan về đặc điểm giải phẫu của hệ sinh dục nam giới và nữ giới; chức năng của tinh hoàn và hiện tƣợng phóng tinh ở nam; chức năng của buồng trứng và đặc điểm của tuổi mãn kinh, tuổi dậy thì ở nữ giới

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc đặc điểm giải phẫu của hệ sinh dục nam giới và nữ giới

- Trình bày đƣợc chức năng của tinh hoàn và hiện tƣợng phóng tinh ở nam; Trình bày đƣợc chức năng của buồng trứng và đặc điểm của tuổi mãn kinh, tuổi dậy thì ở nữ

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ sinh dục nam và nữ trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc các bộ phận lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ sinh dục nam và nữ

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ sinh dục

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 8 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 8 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ sinh dục và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

NỘI DUNG BÀI 8 GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC NAM

Hệ sinh dục nam bao gồm: Tinh hoàn và bìu, đường dẫn tinh, dương vật và các tuyến phụ thuộc

1 Tinh hoàn Đƣợc coi nhƣ là một tuyến nội ngoại tiết, nó sản xuất ra tinh trùng và các nội tiết tố ở nam giới

Tinh hoàn nằm trong hạ nang, bên trái thường xuống thấp hơn bên phải Tinh hoàn thường phát triển nhanh vào tuổi dậy thì, nặng 15 gam, dài 4,5cm, rộng 2,5cm và được bọc trong 1 vỏ thớ dầy gọi là vỏ trắng, mặt ngoài tinh hoàn thường nhẵn, có mật độ rắn chắc, có cảm giác đau đặc biệt khi nắn bờ sau trên của tinh hoàn có mào thu tinh giống như vành lưỡi trai đầu dưới có dây bìu cột tinh hoàn vào bìu

2 Đường dẫn tinh Đường tinh đi từ ống sinh tinh tới niệu đạo Gồm có: ống thẳng, mạng tinh, nón xuất (nằm trong tinh hoàn), mào tinh, ống tinh, túi tinh và ống phóng tinh

Các ống sinh tinh chập lại thành 1 ống ngắn và thẳng

Mạng tinh ở phần dưới của vật Highmore, ống thẳng và mạng tinh được xẻ ngay trong vật Highmore nên không có thành riêng biệt mà chỉ có một lớp nội mô

Sơ đồ các cơ quan sinh dục nam

Tuyến tiền liệt Bàng quang

Túi tinh Ống phóng tinh Tuyến hành niệu đạo Ống dẫn tinh

Mào tinh Tinh hoàn Bìu

Từ mạng tinh tách ra độ 12-15 ống nhỏ, mỗi ông cuộn lại thành 1 nón; ống nọ xắp xếp sau ống kia và đổ vào đầu mào tinh, ống ở phía trước nhất nối với ống tinh

Là 1 ống dài 6 m cuộn lại chụp lên đầu sau trên của tinh hoàn, gọi là mào gà Mào gà có 3 phần:

- Đầu mào gà dính vào tinh hoàn và liên tiếp với nón xuất bên trong tinh hoàn

- Thân ở giữa không dính vào tinh hoàn

- Đuôi mào thì dính vào tinh hoàn bởi các thớ sợi và liên tiếp với ống tinh

2.5 Ống tinh Ống tinh đi từ đuôi mào tinh, ống tinh quặt ngƣợc lên chạy vào thừng tinh chui qua ống bẹn vào chậu hông và tới ống phụt tinh ở sau bàng quang Dài 45cm, rộng 2mm, nhưng trong lòng ống rất hẹp, đường kính 0,5mm Dựa vào đường đi chia thành

* Đoạn mào thu tinh: Ống tinh chạy phía trong mào thu tinh và dọc theo bờ sau trên của tinh hoàn, đoạn này ở phía ngoài tinh mạc

Thiết đồ dọc qua tinh hoàn và mào tinh

Bó mạch của tinh hoàn Đầu mào tinh Cực trên tinh hoàn

Các ống xuất mào tinh

Lớp áo trắng Cực dưới tinh hoàn Đuôi mào tinh

Thân mào tinh ống dẫn tinh

Khi tới đầu trên của tinh hoàn, gấp lại để lật thẳng lên, chạy vào thừng tinh Trong thừng tinh có các thành phần sau:

- giữa: Là ống tinh, động mạch ống tinh và dây chằng Cloquet

- trước: đám rối tĩnh mạch (ĐRTM) tinh trước, động mạch (ĐM) tinh và thần kinh

- sau: có đám rối tĩnh mạch tinh sau

Tất cả các thành phần trên gọi là thừng tinh và đƣợc bọc trong 1 bao thớ gọi là bao thớ thừng tinh (do mạc ngang bụng tạo nên) Đi kèm theo thừng tinh và ở ngoài bao thớ còn có cơ bìu ngoài và trong, các dây thần kinh sinh dục của thần kinh sinh dục bụng và sinh dục đùi và động mạch nuôi cho bao thớ

Sau khi thừng tinh đi qua ống bẹn tới lỗ bẹn sâu các thành phần của thừng tinh phân tán tới:

- Thành bụng sau: gồm động mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh trước, cùng với bạch mạch thần kinh chạy ra phía ngoài tận hết ở thành bụng sau

- Lỗ bẹn sâu: dây chằng Cloquet

- Bó mạch thƣợng vị: động mạch bao thớ và đám rối tĩnh mạch tinh sau

- Chậu hông: ống tinh chạy vòng phía trên của quai tĩnh mạch thƣợng vị rồi chạy vào chậu hông, ống tinh chạy dưới phúc mạc và dính vào phúc mạc

2.5.4 Đoạn chậu hông: thành chậu hông, ống tinh bắt chéo bó mạch chậu ngoài, rồi quặt vào trong để xuống tới mặt sau bàng quang

2.5.5 Đoạn sau bàng quang: đây ống tinh phình to thành bóng ống tinh và trước khi tới mặt sau bàng quang nó bắt chéo phía trước trên niệu quản

Là 2 túi tách ra ở phần cuối của ống tinh để dự trữ tinh dịch, giống hình quả lê con, dài 5- 6cm, rộng 1,5cm, dầy 0,5cm Mặt ngoài hình xù sì và nằm dọc theo bờ ngoài của ống tinh Nên giữa 2 túi tinh ở mặt sau bàng quang tạo thành 1 tam giác liên túi tinh, ở trong có tam giác liên ống tinh Hai túi tinh và 2 ống tinh liên quan ở phía trước với bàng quang và ở phía sau với trực tràng

2.7 Ống phóng tinh Đƣợc tạo nên do ống tinh và túi tinh chụm lại, nằm trong tuyến nhiếp hộ, chạy chếch xuống dưới và ra trước để đổ vào niệu đạo ở 2 bên ụ núi bởi 2 lỗ nhỏ, mỗi lỗ ở một bên ụ núi

2.8 Mạch máu, thần kinh chung của bộ tinh

- Động mạch tinh: Tách từ động mạch chủ bụng, ngang mức đốt sống LII-III Chạy ở thành bụng bên, dưới phúc mạc Khi tới lỗ bẹn sâu, chui vào thừng tinh và cùng với thừng tinh qua ống bẹn tới bìu, tới đầu trên tinh hoàn chia làm 2 nhánh: nhánh mào tinh và nhánh tinh hoàn

GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH

Bài 9 là bài giới thiệu tổng quan về cấu tạo giải phẫu của tủy sống, hành não, cầu não, tiểu não, não giữa, não trung gian, đại não, 12 đôi dây thần kinh sọ não và hệ thần kinh thực vật Sinh lý neuron thần kinh và chức năng của tuỷ sống, thân não, gian não, tiểu não và vỏ não trong cơ thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Mô tả đƣợc sơ lƣợc cấu tạo giải phẫu của tủy sống, hành não, cầu não, tiểu não, não giữa, não trung gian, đại não, 12 đôi dây thần kinh sọ não và hệ thần kinh thực vật

- Trình bày đƣợc sinh lý neuron thần kinh

- Trình bày đƣợc chức năng của tuỷ sống, thân não, gian não, tiểu não và vỏ não

- Chỉ đƣợc các chi tiết giải phẫu của hệ thần kinh trên tranh, mô hình giải phẫu, đối chiếu đƣợc một số bộ phận lên cơ thể sống

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của hệ thần kinh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu về giải phẫu sinh lý hệ thần kinh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 9 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 9 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý hệ thần kinh và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

 Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra thực hành (hình thức: vấn đáp)

NỘI DUNG BÀI 9 GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH

- Hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà toàn bộ hoạt động của cơ thể, làm cho cơ thể họp thành một khối thống nhất và thích nghi đƣợc với ngoại cảnh

- Cơ sở cấu tạo nên hệ thần kinh là các mô thần kinh bao gồm các Nơron và các tế bào thần kinh đệm

- Hệ thần kinh gồm có:

Thần kinh trung ƣơng (não bộ và tuỷ sống), thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh, các hạch thần kinh và đám rối thần kinh thực vật)

- Não bộ và tuỷ sống bao gồm một số lƣợng lớn các nơron, các sợi thần kinh và tế bào thần kinh đệm, cắt ngang não bộ và tuỷ sống thấy có 2 phần chất trắng và chất xám

- Dây thần kinh cũng có 2 loại chính:

+ Dây thần kinh sọ não có 12 đôi

+ Dây thần kinh tuỷ sống có 31 đôi

- Tuỷ sống là một cột thần kinh dài khoảng 50 cm, nằm trong ống sống, trên chui qua lỗ chẩm để tiếp với hành não, dưới tận cùng tuỷ sống ngang mức L2

- Tuỷ sống có 2 chỗ phình

+ Phình đoạn cổ tương ứng vơí đám rối thần kinh chi trên

+ Chất trắng đƣợc cấu tạo bởi các sợi thần kinh hợp thành từng bó đó là các đường dẫn truyền thần kinh

+ Ống tuỷ sống là một ống nhỏ nằm giữa chất xám, đầu trên thông với não thất

IV, trong ống này chứa dịch não tuỷ

4 Dây tận cùng của màng mềm

5 Dây tận cùng ngoài của màng cứng

7 Tận cùng của túi màng cứng

* Hình thể ngoài, liên quan:

- Hành não và cầu não là hai bộ phận thần kinh liền nhau, cầu não ở trên tiếp với trung não, hành não ở dưới tiếp với tuỷ sống, phía sau của hành não và cầu não là tiểu não, hành não và cầu não là nơi xuất phát của 8 đôi dây thần kinh sọ não cuối cùng (từ đôi V đến đôi dây XII)

- Hành não nằm ngang mức đốt đội của cột sống, trên phình to nằm trong hộp sọ, dưới thon nhỏ chui qua lỗ chẩm để tiếp với tuỷ sống Mặt trước có rãnh trước, 2 cột chất trắng ở 2 bên (tháp trước), bên ngoài tháp trước là trám hành

- Cầu não nằm vắt ngang trên của hành não và ở phía dưới của trung não, mặt sau cầu não là hố hình trám (não thất IV), mặt trước cầu não có rãnh dọc ở giữa trong đó có động mạch thân nền

- Nơi hành não và cầu não tiếp nhau có một rãnh ngang gọi là rãnh hành cầu

Dây TK tuỷ sống Sừng trước

Rãnh giữa sau Rãnh bên sau

Rễ vận động Sừng sau

Hình 2-5 Hình thể ngoài tủy sống

Hành não và cầu não

Cắt ngang hành não và cầu não có các phần chất xám ở ngoài gồm các nhân xám, chất trắng ở trong, bao gồm các đường dẫn truyền cảm giác và vận động

Não thất IV và tiểu não

Cầu não Cống Sylvius Cuống đại não

- Tiểu não nằm phía sau cầu não và hành não, phía dưới của bán cầu đại não

- Gồm có 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên, thuỳ giun ở giữa

- Hai bán cầu tiểu não có nhiều rãnh ngang, tiểu não nối với các bộ khác bởi các cuống tiểu não

- Tiểu não có lớp xám mỏng ở bên ngoài, chất trắng ở trong, trong chất trắng lại có các nhân xám xen kẽ

- Não giữa nằm phía trên, trước cầu não, gồm 2 cuống đại não ở phía trước, củ não sinh tƣ ở phía sau

- Hình thể trong: Cuống đại não ở phía trước là chất trắng do các bó dây thần kinh vận động tạo nên (bó tháp, bó vỏ nhân)

- Đại não là phần lớn nhất của hệ thần kinh, tập hợp một số lƣợng rất lớn các nơron (khoảng 17 tỷ), ở người trưởng thành đại não nặng khoảng 1360 g

- Gồm có 2 bán cầu đại não bên phải và bên trái, ngăn cách nhau bởi một rãnh dọc ở giữa gọi là rãnh gian bán cầu, mỗi đại não có 3 mặt (Ngoài, trong và dưới)

- Hai bán cầu đại não nối với nhau bằng thể trai ở trên, thể tam giác ở dưới

- Trong mỗi bán cầu có một khoảng rỗng gọi là buồng não bên

- Bên ngoài đại não có màng não bao phủ (Màng cứng ở ngoài nằm sát xương tiếp đến là màng nhện, trong cùng là màng nuôi có nhiều mạch máu nó nằm sát tổ chức não, giữa màng nhện và màng nuôi là khoang dưới nhện trong có chứa dịch não tuỷ)

- Bên ngoài đại não là một lớp vỏ xám có nhiều nếp gấp (Các khe, các rãnh) tạo ra những thuỳ, hồi não diện tích tổng cộng khoảng 1700 cm 2 , bên trong là chất trắng

Hệ thống các não thất

 Khe Sylvius, ở mặt ngoài, dưới

 Khe Rolando ở mặt ngoài trên khe Syvius

 Khe thẳng góc ngoài ở mặt ngoài

 Khe thẳng góc trong ở mặt trong

 Khe dưới trán ở mặt trong

 Thuỳ thái dương có 5 hồi

- Vỏ đại não là một lớp chất xám dày 2 – 4 mm và có tới 14 tỷ nơron vận động, cảm giác và trung gian

- Chất trắng tạo thành các bao xen kẽ với các chất xám đó là các đường dẫn truyền thần kinh quan trọng

7 Mười hai đôi thần kinh sọ não

Dây thần kinh sọ não cũng có 3 loại

- Loại cảm giác có dây I, II, VIII

- Loại vận động có dây III, IV, VI, VII, XI, XII

- Dây hỗn hợp có dây V, IX, X

Bắt đầu từ những sợi của tế bào thàn kinh khứu giác ở niêm mạc mũi về trung tâm khứu giác ở thuỳ thái dương, dây này thu nhận cảm giác về mùi (Ngửi)

SINH LÝ MÁU

Bài 10 là bài giới thiệu tổng quan về đặc tính của máu, các chức phận của máu; số lƣợng, chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các giai đoạn của quá trình cầm máu trong cơ thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc các đặc tính của máu, các chức phận của máu

- Mô tả đƣợc số lƣợng, chức năng của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các giai đoạn của quá trình cầm máu

- Giải thích đƣợc các cơ sở phân loại nhóm máu, ứng dụng trong truyền máu của hệ thống nhóm máu ABO

- Vận dụng đƣợc trong thực hành định nhóm máu và các kỹ thuật liên quan đến tế bào máu và các xét nghiệm chẩn đoán trên người bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về sinh lý máu

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 10

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 10 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 10) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 10

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý máu và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 10

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Máu là một chất lỏng, quánh, màu đỏ lưu thông liên tục trong hệ thống tuần hoàn, chuyên chở các chất dinh dƣỡng cho tế bào, nhận chất cặn bã sản phẩm của chuyển hoá mang đến cơ quan đào thải

Các tế bào của máu được sinh ra ở tuỷ xương từ tế bào gốc, từ tế bào gốc của tuỷ xương sẽ biệt hoá để sản sinh ra dòng hồng cầu, dòng bạch cầu, dòng tiểu cầu là các tế bào của máu Máu là nguồn gốc tạo ra các loại dịch trong cơ thể Máu và các loại dịch hợp thành nội môi Vì thế xét nghiệm máu là những xét nghiệm cơ bản dùng đánh giá tình trạng sức khoẻ và chẩn đoán bệnh theo dõi và điều trị bệnh

1 Những đặc tính của máu

- Khối lƣợng riêng: Máu chiếm khoảng 6 đến 8% trọng lƣợng cơ thể

- Thể tích máu ở người trưởng thành bình thường khoảng 4 – 5 lít ở nữ giới và 5

- Màu sắc: Máu có màu đỏ tươi khi nhận đủ oxy và đỏ thẫm khi thiếu oxy

- Độ nhớt: Độ nhớt của máu toàn phần là 4.5 và của huyết tương là 2.2, Độ nhớt tăng khi Protid, hồng cầu tăng

- pH: Bình thường pH của máu bằng 7,35 - 7,45 và rất ít thay đổi do các hệ đếm trong máu, thận và phổi

- Thể tích máu: ở người trưởng thành

- Tốc độ lắng huyết cầu: Cho máu chống đông vào một ống nghiệm có chia độ, để thẳng đứng và giữ yên một thời gian thì các tế bào máu sẽ lắng xuống đáy ống Kết quả đọc đƣợc sau 1 giờ và 2 giờ là:

Tốc độ lắng huyết cầu bình thường:

- Hematocrit: là tỷ lệ giữa thể tích huyết cầu và thể tích máu toàn phần

Khi cho máu vào trong ống nghiệm có chất chống đông, sau một thời gian máu được chia làm hai phần, phần dưới đỏ sẫm khoảng 45% thể tích là huyết cầu, phần trên lỏng màu vàng chiếm 55% thể tích là huyết tương Huyết cầu gồm có bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu

Phần chất lỏng của máu gọi là huyết tương Huyết tương có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước, tan trong nước là protein nồng độ 82 - 83 g/lít Trong đó gồm có: Albumin 45 - 50 g/lít, Globulin 25 - 30 g/lít,

Thành phần cấu tạo của huyết tương gồm:

- Muối khoáng (chất vô cơ): muối khoáng ở huyết tương tồn tại dưới hình thức điện giải

+ Gốc acid: HCO 3 - , SO 4 , HPO 4

Nồng độ điện giải trong huyết tương được tớnh bằng àmol/l

+ Na + + K + + Ca 2+ + Mg 2+ + Cl - - Các chất hữu cơ: bao gồm: Protid, Lipid, Glucid

* Protid huyết tương: Nồng độ 80 – 82g/l, trong đó gồm:

+ Albumin 51 g/l Quyết định áp lực keo của huyết tương

+ Globulin 31 g/l gồm kháng thể, men

+ Fibrinogen 3 – 4 g/l chức năng tham gia quá trình đông máu

+ Urờ nồng độ 0,2 – 0,4g/l hoặc 1,7 –8,3 àmol/l: Khi suy thận urờ tăng cao gõy nhiễm độc bệnh nhân có thể đi vào hôn mê

* Glucid: Chủ yếu là Glucose, với nồng độ 3,6 – 6,4 àmol/l, khi tăng cao gõy bệnh đái đường

* Lipid: Nồng độ 5 – 8 g/l trong đó có Cholesterol với nồng độ 1,8 – 2,5g/l

Ngoài ra, trong huyết tương còn có các vitamin, các yếu tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm

- Hồng cầu là những tế bào không nhân, hình đĩa lõm hai mặt, đường kính từ 7 -

8 àm, chiều dày ở trung tõm là 1àm và ngoại vi là 2-2,5 àm, nhờ cú hỡnh dạng nhƣ vậy mà hồng cầu có khả năng biến dạng dễ dàng khi đi qua các mao mạch, tăng diện tích tiếp xúc với chất khí

- Trên màng hồng cầu có các kháng nguyên của nhóm máu Thành phần chủ yếu trong bào tương của hồng cầu là hemoglobin, ít bào quan

- Số lƣợng, thay đổi bệnh lý, sinh lý hồng cầu:

Người Việt Nam bình thường có số lượng hồng cầu:

Số lượng này thường ổn định song có nhiều trường hợp sinh lý và bệnh lý làm thay đổi

+ Tăng hồng cầu sinh lý: sau khi lao động nặng, người sống vùng núi cao lâu ngày, trẻ sơ sinh Khi mới sinh một phần hồng cầu bị tiêu huỷ gây hiện tƣợng vàng da sinh lý

+ Giảm hồng cầu sinh lý: sau khi ăn, trong khi ngủ

+ Tăng hồng cầu bệnh lý: Trong bệnh đa hồng cầu, mất nước nhiều do nôn, ỉa chảy, bỏng nặng (máu bị cô đặc)

- Giảm hồng cầu bệnh lý: Trong bệnh thiếu máu, do thiếu yếu tố tạo máu, do nhiễm ký sinh trùng, do suy tuỷ xương v.v

* Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển khí, thực hiện chức năng này là nhờ hoạt động chức năng của Hemoglobin

Là thành phần chính của Hồng cầu, làm cho máu có màu đỏ Hemoglobin là một protein màu gồm có một nhân Hem và bốn chuỗi globin Nhân Hem cấu tạo bởi một nguyên tử Fe hoá trị 2 và bốn vòng porphirin, hem giống nhau cho tất cả các loài Phần globin là một protein, khác nhau ở các loài

* Nồng độ: người trưởng thành bình thường nồng độ Hemoglobin trong 100ml máu :

- Chức năng chính là vận chuyển khí

+ Vận chuyển oxy từ phổi đến mô: Hb kết hợp với O2 theo phản ứng:

O 2 gắn lỏng lẻo với Fe ++ không làm thay đổi hoá trị của sắt Đây là phản ứng thuận nghịch Chiều phản ứng phụ thuộc chủ yếu vào phân áp O 2 Cứ 100 ml máu có khoảng 15g Hb và cứ 1g Hb vận chuyển đƣợc 1,34 ml O2 Nhƣ vậy 100 ml máu vận chuyển tối đa 20 ml O 2 (bão hoà oxy)

+ Vận chuyển CO 2 từ mô đến phổi nhờ sự kết hợp của nhóm Amin (Globin) với

CO 2 , Hb Chỉ vận chuyển khoảng 20% CO2 trong máu còn lại do muối kiềm vận chuyển

Hb + CO 2 HbCO 2 (Cacbamino hemoglobin)

Do đặc tính trên của Hb mà hồng cầu vận chuyển O 2, từ phổi đến cho tế bào, vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi thải ra ngoài Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều phản ứng chủ yếu do phân áp oxy quyết định, khi phân áp oxy cao phản ứng theo chiều thuận và ngƣợc lại khi phân áp oxy thấp phản ứng theo chiều nghịch ở phổi máu tiếp xúc với phân áp oxy cao, máu nhận oxy còn ở mô phân áp oxy thấp máu nhường oxy cho mô Mỗi gam Hb gắn được khoảng 1,34 ml oxy, trong 100 ml máu chứa khảng 15g Hb chỉ có khả năng vận chuyển tối đa 20 ml oxy, đó là mức bão hoà oxy máu động mạch

- Tham gia chức năng đệm, điều hoà độ pH trong máu: Hb tham gia điều hoà cân bằng acid, Base trong máu, tác dụng đệm của Hb chiếm 70% của máu toàn phần

* Các trường hợp gây thiếu Hb trong máu:

- Hb có ái tính rất mạnh với CO (Cacbon Monoxit) Khí hít phải không khí có nhiều CO thì phản ứng xảy ra

+ Hb + CO -> HbCO (cacboxy hemoglobin)

+ Hb có ái lực với CO mạnh gấp 200 lần O 2 Lúc này Hb không còn khả năng vận chuyển O2 (ngộ độc cacbonmonoxit)

GIẢI PHẪU SINH LÝ NỘI TIẾT

Bài 11 là bài giới thiệu tổng quan về vị trí, chức năng sinh lý, dấu hiệu bệnh lý khi rối loạn chức năng tuyến nội tiết của tuyến yên, tuyến thƣợng thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức trong cơ thể người

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc vị trí, chức năng sinh lý của tuyến yên, tuyến thƣợng thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức và sự liên quan của chúng trong cơ thể người

- Mô tả những dấu hiệu bệnh lý khi rối loạn chức năng tuyến nội tiết

- Áp dụng đƣợc các kiến thức đã học về chức năng sinh lý, rối loạn chức năng của tuyến yên, tuyến thƣợng thận vào chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

- Áp dụng đƣợc các kiến thức đã học về chức năng sinh lý, rối loạn chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức vào chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về sinh lý nội tiết

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 11

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 11 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 11) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 11 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 11

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh/mô hinh giải phẫu sinh lý nội tiết và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: trắc nghiệm)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Tuyến nội tiết là những tuyến có chức năng chế tiết ra các hoocmon Tuyến nội tiết là những tuyến về cấu tạo không có ống dẫn chất tiết ra ngoài tuyến, các tuyến chất tiết ra được ngấm ngay vào máu từ trong lòng tuyến rồi theo máu lưu thông khắp cơ thể

Các chất do tuyến tiết ra có tác dụng kích thích hoặc điều hoà cơ thể gọi là kích tố (hoocmon)

Mỗi tuyến nội tiết tiết ra một hay nhiều loại kích tố các tuyến liên hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống nội tiết, các tuyến nội tiết trong cơ thể gồm: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ, tuyến thƣợng thận, tuyến sinh dục

Các tiết tố đƣợc sản xuất tuỳ hoạt động sinh lý và nhu cầu của cơ thể: Có chất được bài tiết thường xuyên, có chất được bài tiết nhất thời như Prolactin, có chất được bài tiết theo chu kỳ nhƣ các hoocmon sinh dục

Tuyến yên nặng 0,5g nằm trong hố yên, ở đáy não dài 8 - 10mm, tuyến yên là một tuyến nội tiết đặc biệt vì:

- Liên hệ mật thiết với thần kinh trung ƣơng và các tuyến nội tiết khác

- Có hai thuỳ: Thuỳ trước là thuỳ tuyến, thuỳ sau là thuỳ thần kinh

2.1 Các kích tố thuỳ trước tuyến yên

Thuỳ trước tuyến yên bài tiết nhiều Hormon trừ GH có tác dụng lên hầu hết các mô Song các Hormon khác đều tác động đặc hiệu lên một cơ quan hoặc một mô nào đó Mô hoặc cơ quan chịu tác dụng đặc hiệu của hormon tuyến yên gọi chung là tuyến đích:

2.1.1 Nhóm tác dụng với chuyển hoá

* Nhóm kích tố phát triển cơ thể (GH): Tác dụng của nhóm này gồm:

+ Tăng số lượng và kích thước tế bào,

+ Kích thích phát triển mô sụn ở các đầu xương dài, làm các tế bào ở sụn liên hợp tăng cường tạo mô xương., làm dầy màng xương ở những xương đã cốt hoá

- Tác dụng lên chuyển hoá Protid: Tăng vận chuyển các Axít amin vào trong tế bào, Kích thích quá trình đồng hoá Protid làm cơ bắp phát triển, giảm quá trình thoái hoá Protein ở tế bào

- Chuyển hoá Lipid: Tăng thoái hoá Lipid ở mô mỡ, giải phóng A xít béo do đó làm tăng mỡ máu

- Chuyển hoá Glucid: Làm tăng nồng độ đường máu do giảm vận chuyển đường qua màng tế bào

- Nếu tuyến yên tiết nhiều chất này (thường do khối u) tuỳ độ tuổi sẽ gặp các dấu hiệu:

+ người chưa trưởng thành cơ thể phát triển quá mức bệnh nhân rất cao cơ bắp cũng phát triển gọi là bệnh khổng lồ

+ người trưởng thành cơ thể không lớn lên (do cốt hoá sụn) nhưng nhiều bộ phận to ra như: Xương sọ, đầu, chi, xương hàm và bệnh to đầu cực

Sơ đồ hoạt động của các tuyến

214 hai bệnh trên thường kèm theo bệnh loãng xương và đái đường

- Ngƣợc lại khi tuyến yên tiết ít chất này:

+ Trước trưởng thành do thiếu yếu tố tăng trưởng cơ thể không lớn lên được gây bệnh lùn yên, bệnh nhân nhỏ bé cao trên dưới 1m nhưng cân đối

+ Sau trưởng thành không gây lùn đi nhưng cơ thể teo đét, gầy đi, suy kiệt gọi là bệnh gầy đét Xim môn

* Kích hắc tố: Ảnh hưởng độ tập chung hay phân tán của hắc tố Melanin Khi thiếu gây bệnh bạch tạng, bệnh nhân trắng toát: Lông mày - tóc cũng trắng, sức khoẻ và trí tuệ bệnh nhân bình thường

2.1.2 Nhóm kích thích các tuyến nội tiết khác

Các tuyến chịu ảnh hưởng của thuỳ trước tuyến yên gọi chung là tuyến đích Kích tố thuỳ trước tuyến yên tác động lên tuyến đích và ngược lại nồng độ hoocmon của tuyến đích cao hay thấp sẽ tác động trở lại tuyến yên

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN