1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình bệnh học nội khoa (ngành y sỹ đa khoa trung cấp) trường cao đẳng y tế sơn la

255 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Bệnh Học Nội Khoa
Tác giả Ths. Hà Thị Thu Trang, Bs. Lường Thị Hà
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Chuyên ngành Y sĩ đa khoa
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản năm 1
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Tính chất: môn học này cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và cách nhận định, đƣa ra chẩn đoán..  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC NỘI KHOA NGÀNH: Y SĨ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm……

của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)

Sơn La, năm

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Căn cứ theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng và Ban giám hiệu nhà trường thông qua

Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã xây dựng chương trình mới đào tạo trình độ cao đẳng Thực hiện chủ trương của nhà trường về xây dựng tài liệu dạy/học theo chương

trình đã thay đổi, chúng tôi biên soạn giáo trình “Bệnh nội khoa” dựa theo mục tiêu,

chương trình khung đã được phê duyệt

Giáo trình “Bệnh nội khoa” dành cho đối tượng là sinh viên Cao đẳng , được các

giảng viên của Bộ môn Lâm sàng- Đông y cùng Giảng viên Bộ môn Y học lâm sàng - Đông y Trường Cao đẳng Y tế Sơn La biên soạn

Nội dung giáo trình gồm những bài sau:

Bài 1 Viêm khớp dạng thấp

Bài 2 Đái tháo đường

Bài 3 Basedow

Bài 4 Thiếu máu

Bài 5 Triệu chứng học và thăm khám bộ máy hô hấp

Bài 6 Viêm phế quản cấp – mạn

Bài 7 Viêm phổi

Bài 8 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài 9 Tràn dịch màng phổi

Bài 10 Hen phế quản

Bài 11 Phần tuần hoàn

Triệu chứng học và thăm khám bộ máy tuần hoàN

Bài 12 Suy tim

Bài 13 Tăng huyết áp

Bài 14 Nhồi máu cơ tim

Bài 15 Triệu chứng học và thăm khám bộ máy tiết niệu

Bài 16 Viêm bể thận

Bài 17 Viêm cầu thận mạn

Bài 18 Suy thận cấp

Bài 19 Nguyên tắc chung trong xử trí ngộ độc cấp

Bài 20 Say nắng – say nóng

Bài 21 Shock phản vệ

Bài 22 Ngộ độc thuốc trừ sâu

Bài 23 Ngộ độc ma tuý nhóm opi

Trang 4

Bài 24 Rắn độc cắn

Bài 25 Triệu chứng học bộ máy thần kinh

Bài 26 Tai biến mạch máu não

Bài 27 Triệu chứng học và thăm khám bộ máy tiêu hoá

Bài 28 Xuất huyết tiêu hoá

Bài 29 Loét dạ dày – tá tràng

Bài 30 Xơ gan

Bài 31 Viêm túi mật

Bài 32 Viêm tuỵ cấp

Bài 33 Điện giật

Bài 34 Ung thƣ phổi

Bài 35 Đái ra máu, mủ, dƣỡng chấp, đái rắt, đái buốt

bí đái, vô niệu

Bài 36 Ung thƣ gan

Bài 37 Suy thận mạn

Trong quá trình biên soạn, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,

chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, thầy cô và các sinh

viên để giáo trình “Bệnh nội khoa” này đƣợc hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

Bài 1 VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 15

Bài 2 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 20

Bài 3 BASEDOW 27

Bài 4 THIẾU MÁU 33

Bài 5 TRIỆU CHỨNG HỌC VÀ THĂM KHÁM BỘ MÁY HÔ HẤP 38

Bài 6 VIÊM PHẾ QUẢN CẤP – MẠN 47

Bài 7 VIÊM PHỔI 53

Bài 8 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 59

Bài 9 TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI 65

Bài 10 HEN PHẾ QUẢN 73

Bài 11 TRIỆU CHỨNG HỌC VÀ THĂM KHÁM BỘ MÁY TUẦN HOÀN 79

Bài 12 SUY TIM 87

Bài 13 TĂNG HUYẾT ÁP 94

Bài 14 NHỒI MÁU CƠ TIM 102

Bài 15 TRIỆU CHỨNG HỌC VÀ THĂM KHÁM BỘ MÁY TIẾT NIỆU 109

Bài 16 VIÊM BỂ THẬN 114

Bài 17 VIÊM CẦU THẬN MẠN 119

Bài 18 SUY THẬN CẤP 124

Bài 19 NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP 133

Bài 20 SAY NẮNG – SAY NÓNG 140

Bài 21 SHOCK PHẢN VỆ 145

Bài 22 NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU 151

Bài 23 NGỘ ĐỘC MA TUÝ NHÓM OPI 157

Bài 24 RẮN ĐỘC CẮN 162

Bài 25 TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY THẦN KINH 168

Bài 26 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 178

Bài 27 TRIỆU CHỨNG HỌC VÀ THĂM KHÁM BỘ MÁY TIÊU HOÁ 185

Bài 28 XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ 194

Bài 29 LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG 201

Bài 30 XƠ GAN 208

Bài 31 VIÊM TÚI MẬT 215

Bài 32 VIÊM TUỴ CẤP 220

Trang 6

Bài 33 ĐIỆN GIẬT 226

Bài 34 UNG THƢ PHỔI 231

Bài 35 ĐÁI RA MÁU, MỦ, DƢỠNG CHẤP, ĐÁI RẮT, ĐÁI BUỐT 238

BÍ ĐÁI, VÔ NIỆU 238

Bài 36 UNG THƢ GAN 244

Bài 37 SUY THẬN MẠN 250

Trang 7

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

1 Tên môn học: BỆNH NỘI KHOA

2 Số thứ tự môn học: 12

Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (40 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 32 giờ;

Kiểm tra: 03 giờ)

3 Vị trí, tính chất của môn học:

3.1 Vị trí: môn Bệnh Nội khoa nằm trong khối kiến thức chuyên môn ngành,

nghề

3.2 Tính chất: môn học này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về

nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển, biến chứng và cách nhận định, đưa ra chẩn đoán Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành tại lâm sàng

3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học:

- Giáo trình “Bệnh nội khoa” gồm 37 bài, giảng viên biên soạn d ng để sinh viên

học tập theo quy định của chương trình đào tạo sinh viên hệ Y sĩ đa khoa

- Ở m i bài đều có mục tiêu học tập, nội dung bài học và các câu hỏi tự lượng giá, giúp sinh viên bám sát vào nội dung cơ bản và việc tự học trở nên tốt hơn

4 Mục tiêu môn học:

4.1 Về kiến thức:

A1 Trình bày được các nguyên nhân, triệu chứng, phân loại bệnh, giai đoạn bệnh

và tiến triển của bệnh nội khoa

A2 nguyên tắc điều trị của các bệnh nội khoa thường gặp

Trang 8

5 Nội dung của môn học

Trang 10

5.2 Chương trình chi tiết môn học

5 Bài 5: Triệu chứng học và thăm khám bộ máy hô

8 Bài 8: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 2 2 0

11 Bài 11: Triệu chứng học và thăm khám bộ máy

15 Bài 15: Triệu chứng học và khám bộ máy tiêt

Trang 11

22 Bài 22: Ngộ độc thuốc trừ sâu 2 1 1

25 Bài 25: Triệu trứng học bộ máy thần kinh 3 1 2

27 Bài 27: Triệu trứng học bộ máy tiêu hoá 3 1 2

6 Điều kiện thực hiện môn học:

6.1 Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn

6.2 Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng

6.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, bài tập

6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet

7 Nội dung và phương pháp đánh giá:

7.1 Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 12

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)

+ Điểm thi kết thúc môn học 60%

Chuẩn đầu

ra đánh giá

Số cột

Thời điểm kiểm tra

Thường xuyên Viết Tự luận

A1, A2 B1, B2, C1, C2

1 Sau khi học xong bài 10

2

Sau khi học xong bài 20 kiểm tra tự luận, sau khi học xong bài

26 kiểm tra làm bài tập

Kết thúc môn

Tự luận cải tiến

A1, A2 B1, B2, C1, C2

Trang 13

8 Hướng dẫn thực hiện môn học

8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh

viên Y sĩ Đa khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La

8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học

8.2.1 Đối với người dạy

- Lý thuyết: Thuyết trình, động não

- Thực hành, bài tập: Trả lời câu hỏi

Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm

tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm

8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được

cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu )

- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau

- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ

đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành M i người học sẽ chịu trách nhiệm về

1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm

- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ

- Tham dự thi kết thúc môn học

- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học

9 Tài liệu tham khảo:

[1] Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Nội khoa cơ sở, NXB y học Hà Nội

[2] Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Bệnh học Nội khoa, NXB Y học Hà Nội

Trang 14

Bài 1 VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

 GIỚI THIỆU BÀI 1

Bài 1 là bài tổng quan về các triệu chứng, biến chứng trong bệnh viêm khớp dạng thấp Từ đó giúp người học phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán, vận dụng

vào chẩn đoán, xử trí và xây dựng phác đồ điều trị trên lâm sàng

 MỤC TIÊU BÀI 1

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được triệu chứng, biến chứng của viêm khớp dạng thấp

- Phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán

- Trình bày được hướng xử trí ở tuyến cơ sở và phác đồ điều trị nội khoa

 Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để thăm khám và hỏi bệnh

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu các kiến thức về điều trị bệnh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học Làm bài tập theo cá nhân

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 15

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 16

NỘI DUNG BÀI 1

1 Đại cương

- Là một bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong viêm khớp mãn Bệnh tiến triển dai dẳng dẫn tới biến dạng và dính các khớp dẫn tới tàn phế Bệnh thường gặp ở nữ, tuổi trung niên

- Bản chất tổn thương trong viêm khớp dạng thấp là tổn thương mãn tính màng hoạt dịch, nguyên nhân chính do tự miễn

2 Triệu chứng

2.1 Lâm sàng

2.1.1 Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

- Có thể viêm 1 hoặc nhiều khớp với tính chất:

+ Vị trí: Khớp bàn ngón, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối

+ Có tính chất đối xứng

+ Chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ… Hạn chế vận động v ng khớp bị viêm lâu có thể xuất hiện các dấu hiệu, nổi hạt dưới da ở xung quanh khớp, teo cơ phụ cận, cứng khớp, tràn dịch khớp gối

- Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng ngày càng rõ và kéo dài từ 1 đến vài giờ

- Có thể thấy tế bào Aprgrave

- Test muxin (++) Dịch khớp tế bào tăng cao

- Sinh thiết màng hoạt dịch có hình ảnh tổn thương

- X-quang: Hình ảnh loãng xương, hẹp khe khớp, sau c ng dính khớp, biến dạng, lệch trục

3 Chẩn đoán

3.1 Chẩn đoán xác định

- Dựa vào tiêu chuẩn hội khớp học Việt Nam

- Nữ tuổi trung niên

- Viêm các khớp nhỏ ở 2 bàn tay (cổ, tay, bàn, ngón gần) – Phối hợp khớp gối, cổ chân, khuỷu

Trang 17

- Đối xứng

- Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài quá 1 giờ

- Diễn biến kéo dài quá 2 tháng

3.2 Chẩn đoán phân biệt

- Thấp khớp cấp

- Hội chứng Reiter

- Thoại khớp – gouhe

4 Điều trị: Điều trị kiên tŕ và kết hợp: Nội, ngoại, vật lí chỉnh hình

4.1 Nghỉ ngơi trong thời gian viêm cấp

- Khi ổn định tăng cường luyện tập, vận động, xoa bóp tránh dính khớp, teo cơ

- Chế độ ăn tăng đạm, Vitamin, Calci, giảm cân nếu thừa cân

4.2 Thuốc

- Chống viêm giảm đau:

+ Aspirin 0,5g:Uống từ 4 – 6 viên/ ngày

+ Indomethacin 0,025g:Uống 4 viên/ ngày Uống 2 lần sau bữa ăn

- Nếu đau nhiều d ng thuốc tiêm:

+ Voltaren 0,05g x 1 – 2 ống/ ngày Tiêm 3 ngày… thuốc viên Nếu giảm chậm phối hợp Corticoid

+ Prednisolon 0,005g x 8 viên/ ngày Giảm liều dần d ng trong thời gian ngắn

- Các thuốc tác dụng chậm:

+ Delagyl: uống từ 1- 2 viên/ ngày Từ 10 – 15 ngày m i đợt

- Ức chế miễn dịch như: Chloranbuxin, Cyclophosphapmid

4.3 Đông y- Vật lí trị liệu: Chạy tia, chỉnh hình, châm cứu, xoa bóp

5 Phòng bệnh

- Hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng

- Cách sử dụng thuốc, theo dõi các biến chứng thuốc

Trang 18

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Em hãy mô tả các triệu chứng, biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp? Câu 2 Em hãy trình bày phác đồ điều trị của bệnh viêm khớp dạng thấp?

Trang 19

Bài 2 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

 GIỚI THIỆU BÀI 2

Bài 2 là bài tổng quan về các triệu chứng, biến chứng trong bệnh đái tháo đường

Từ đó giúp người học phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán, vận dụng vào

chẩn đoán, xử trí và xây dựng phác đồ điều trị trên lâm sàng

 MỤC TIÊU BÀI 2

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được triệu chứng, biến chứng của đái tháo đường

- Phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán đái tháo đường

- Trình bày được hướng xử trí ở tuyến cơ sở và phác đồ điều trị nội khoa đái tháo

đường

 Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để thăm khám và hỏi bệnh bệnh nhân đái tháo đường

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị đái tháo đường trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu các kiến thức về điều trị bệnh đái tháo đường

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học Làm bài tập theo cá nhân

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

Trang 20

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 21

NỘI DUNG BÀI 2

1 Đại cương

Đái tháo đường là 1 bệnh do rối loạn chuyển hoá Glucid chiếm 70% các bệnh nội tiết, trong đái tháo đường có tình trạng tăng Glucose trong máu và có Glucose trong nước tiểu

- Là một bệnh có tốc độ gia tăng đường huyết nhanh, theo WHO năm 2000 thế giới có khoảng 1.573 triệu người mắc

- Nguyên nhân của đái tháo đường:

+ Type I chủ yếu do tự miễn có kháng thể kháng đảo tụy và kháng Insulin

+ Type II thường do tăng trọng lượng và có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền

2 Triệu chứng

2.1 Triệu chứng lâm sàng

2.1.1 Đái tháo đường type I

Gặp ở người trẻ tuổi < 40 tuổi và trẻ em, triệu chứng rầm rộ biểu hiện:

- Uống nhiều 4 - 5 lít/ ngày luôn khát nước và thèm nước ngọt

- Đái nhiều nước tiểu có ruồi bâu, kiến đậu

- Ăn nhiều

- Gầy sút có thể hàng chục kg trong vài tháng

- Mệt mỏi kéo dài

2.1.2 Đái tháo đường type II

- Thường gặp ở người trên 40 tuổi

- Tiến triển âm thầm, nhiều khi không có triệu chứng lâm sàng và 70% phát hiện qua xét nghiệm Có khi bệnh nhân đến vì các biến chứng của bệnh

2.1.3 Đái tháo đường thai kỳ

Thường gặp ở phụ nữ có thai lần đầu và thường mất sau đẻ, có đường huyết tăng cao hoặc giảm dung nạp glucose

Trang 22

- Xét nghiệm đường máu lúc đói tăng cao > 7,2 mmol/l thường type I tăng cao hơn type II

+ Hôn mê do nhiễm toan Ceton

+ Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

- Biến chứng nhiễm khuẩn: hay gặp nhiễm khuẩn da, niêm mạc, tiết niệu sinh dục, phổi lao phổi, abces phổi

- Biến chứng thoái hoá: Suy vành, viêm tắc động mạch chi dưới, tăng huyết áp, suy thận, tổn thương thần kinh gây liệt, teo cơ, bệnh lý võng mạc

4.2 Cận lâm sàng

- Soi đáy mắt có tổn thương

Trang 23

- Xét nghiệm nước tiểu có Protein niệu

- Điện tâm đồ có suy vành

- Xét nghiệm máu: Khi có biến chứng suy thận Ure, Creatinin

5 Điều trị

5.1 Tuyến cơ sở

Đái tháo đường chỉ phát hiện được khi có sự chẩn đoán kết hợp với xét nghiệm máu, ở tuyến cơ sở khó có điều kiện để phát hiện kịp thời Khi phát hiện hoặc nghi ngờ khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xác định

5.2 Phác đồ điều trị

5.2.1 Chế độ ăn

* Đối với type I

Chế độ ăn không quá khắt khe cần đảm bảo trong thời gian đầu bệnh nhân có thể trọng bình thường Chế độ ăn cung cấp 1800 Kcal m i ngày

* Đối với type II

Việc điều trị bệnh đái tháo đường type II dựa trên chế độ ăn thích hợp

- Một chế độ ăn ít calo giảm khoảng 20-30% nhu cầu năng lượng m i ngày Chế

độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type II có cân nặng bình thường cung cấp khoảng 1500-1600 Kcal/ngày

- Cân bằng năng lượng: 50% glucid, 30% lipid, 20% protid

- Các loại đường nhanh phải giảm thiểu hay loại trừ

- Hạn chế chất béo

5.2.2 Theo dõi

- Các triệu chứng lâm sàng, cân nặng, tai biến của thuốc đái tháo đường

- Quá trình điều trị nên định lượng đường máu

5.2.3 Thuốc

a) Các nhóm thuốc hạ đường huyết

- Type I: Insulin có các loại: Insulin tác dụng nhanh, Insulin tác dụng trung bình, Insulin tác dụng chậm

Isulin protamin (chậm) liều 0,5–0,7ĐV/kg/24h hoặc 20–40 ĐV/24h tiêm trước bữa

ăn 15 phút, chia làm 2 lần (sáng 2/3, chiều 1/3) Tiêm dưới da và luôn thay đổi vị trí, khi đường máu trở về bình thường d ng liều duy trì điều trị lâu dài

+ Vị trí tiêm: Trên đ i, bụng, cánh tay

+ Isulin được bảo quản trong nhiệt độ 4 – 80C

+ Chống chỉ định: dị ứng với các insulin bò hoặc lợn hoặc các thành phần khác của chế phẩm Không d ng Insulin đơn thuần trong các trường hợp toan máu và hôn

mê đái tháo đường

Trang 24

- Type II: Hạ đường máu

Chủ yếu dung các thuốc viên các thuốc này kích thích tế bào tụy tiết Insulin Có thể d ng 1 trong các thuốc sau:

+ Nhóm Sunfamid hạ đường huyết: Diamicron (Gliclazid) 0,08g uống 1–4

viên/ngày (1 viên trong đái tháo đường nhẹ; 4 viên trong đái tháo đường nặng hơn)

Chống chỉ định phụ nữ có thai, nhiễm ceton nặng tiền hôn mê, nhiễm khuẩn nặng, suy gan thận nặng

+ Daonil 5mg: 1- 3viên/ 24h

+ Glucobay 0,02g có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ ruột vào máu

b) Các thuốc phối hợp

- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn khi có biến chứng này

- Giảm mỡ máu: Lypanthil 0,1g uống c ng bữa ăn, liều 200mg/24h – 300mg/24h

c Luyện tập

Rất quan trọng nhất là với đái tháo đường type II Không luyện tập khi đường máu tăng quá cao, có Ceton niệu, có thai

Trang 25

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Câu 1 Em hãy mô tả các triệu chứng, biến chứng của bệnh đái tháo đường? Câu 2 Em hãy trình bày phác đồ điều trị của bệnh đái tháo đường?

Trang 26

Bài 3 BASEDOW

 GIỚI THIỆU BÀI 3

Bài 3 là bài tổng quan về các triệu chứng, biến chứng trong bệnh basedow Từ đó giúp người học phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán, vận dụng vào chẩn

đoán, xử trí điều trị trên lâm sàng

 MỤC TIÊU BÀI 3

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được triệu chứng, biến chứng của basedow

- Phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán basedow

- Trình bày được hướng xử trí ở tuyến cơ sở và phác đồ điều trị nội khoa basedow

 Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để thăm khám và hỏi bệnh

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu các kiến thức về điều trị bệnh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học Làm bài tập theo cá nhân

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 27

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 28

NỘI DUNG BÀI 3

Yếu tố được đề cập đến nhiều nhất hiện nay là: Miễn dịch đó là tự kháng thể LATS được sinh ra kích thích tuyến giáp tăng tiết tiết Thyroxin

2 Triệu chứng

2.1 Lâm sàng

Trường hợp điển hình bệnh biểu hiện:

2.1.1 Hội chứng nhiễm độc giáp

- Nhịp tim: Bao giờ cũng có nhịp tim nhanh thường từ 90 - 100 lần/phút hoặc hơn

có thể có loạn nhịp như loạn nhịp ngoại ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn, có thể thấy các triệu chứng suy tim khi bệnh nhân đến muộn

- Huyết áp: Bình thường hoặc hơi tăng

- Toàn thân: Gầy sút 5 - 10 kg hoặc hơn sau 1 vài tháng chiếm > 90% các trường hợp

- Rối loạn vận mạch: Sợ nóng, giãn mạch làm mặt đỏ bừng hoặc tái đi, bàn tay nóng ẩm, mất nước

- Tiêu hoá: Ăn nhiều luôn đói, đi ngoài phân lỏng nát

- Các dấu hiệu cường giáp:

+ Run tay thường run đầu ngón biên độ nhỏ tần số lớn, không theo ý muốn tăng lên khi xúc động

+ Thay đổi tính nết: Cáu gắt, bồn chồn, lo lắng

2.1.2 Bướu cổ

- Hầu hết có bướu cổ kích thước bướu không to lắm tương ứng độ II, với đặc điểm bướu mạch: Mật độ mềm, sờ có rung mưu nghe có tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục

- Có khi là bướu giáp trạng ngầm: Nhờ X-quang chụp nhấp nháy mới thấy rõ bướu

Trang 29

Có thể có dấu hiệu ph trước xương chày, xạm da, bạch biến, rụng lông tóc

2.1.5 Các dấu hiệu khác

Đau xương khớp

Rối loạn sinh dục: Rối loạn kinh nguyệt, liệt dương

* Tóm lại trong Basedow 5 Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là:

Đo phóng xạ I131- Độ tập trung tăng nhanh

Định lượng T3 , T4 trong máu tăng cao (bình thường 1-3 nmol%)

Cholesterol máu giảm

3 Chẩn đoán

3.1 Chẩn đoán xác định

- Dựa vào lâm sàng có 5 triệu chứng chính: mạch nhanh, gầy sút, run tay, mắt lồi, bướu mạch

- Dựa vào cận lâm sàng: Hoocmon T3, T4 tăng, chuyển hoá cơ bản tăng > +25

3.2 Chẩn đoán phân biệt

- Cường thần kinh giao cảm trên bướu cổ đơn thuần trường hợp này không có dấu hiệu cường giáp

- Một số trường hợp khác như cường giáp phản ứng, bệnh Iod Basedow do điều trị bướu cổ bằng Iod

Trang 30

Kháng giáp trạng tổng hợp: MTU, PTU, BTU

Chỉ định thể nhẹ, vừa: Lúc bệnh bắt đầu bướu to vừa không có nhân, bệnh nhân có điều kiện điều trị ít nhất 18 tháng với sự theo dõi của y tế, điều trị theo 3 giai đoạn: Liều tấn công: 200 - 300 mg/ngày, uống chia 2 lần thời gian điều trị từ 4-6 tuần khi đẳng giáp chuyển sang liều củng cố

Liều củng cố: bằng 1/2 liều tấn công, duy trì liều củng cố trong 2 tháng

Liều duy trì: 1/4 liều tấn công trong 18 tháng

* Chú ý:

Khi dùng kháng giáp trạng phải theo dõi tác dụng phụ 1 tháng xét nghiệm công thức máu 1 lần khi bạch cầu dưới 4 G/l thì ngừng thuốc Không dùng cho phụ nữ có thai

- Dung dịch Lugol 5% XXX giọt/ngày thường d ng cho phụ nữ có thai, thể nhẹ chuẩn trước phẫu thuật

- Các thuốc phối hợp: Chẹn Beta giao cảm:

+ Propanolon 0,04g d ng từ 1 - 2 viên/ ngày, từng đợt 15 ngày, mạch 70 lần/ phút thì ngừng

+ An thần: Seduxen 0,05g hoặc Rotunda liều hai viên/ngày, m i đợt 10 ngày

- Điều trị suy tim nếu có biến chứng suy tim

4.2.2 Điều trị Iod phóng xạ

Chỉ định bướu nhu mô to vừa lồi mắt nặng, tái phát sau phẫu thuật, không phẫu thuật được Điều trị nội khoa thất bại, chống chỉ định những người trẻ tuổi, phụ nữ có thai, nghi ngờ ung thư giáp

4.2.3 Điều trị ngoại khoa

- Khi điều trị nội khoa thất bại Bướu giáp quá to, có nhân tái phát sau điều trị nội

- Có nhiều tai biến khi điều trị nội khoa

Trang 31

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Em hãy mô tả các triệu chứng, biến chứng của Basedow? Câu 2 Em hãy trình bày phác đồ điều trị của bệnh Basedow?

Trang 32

Bài 4 THIẾU MÁU

 GIỚI THIỆU BÀI 4

Bài 4 là bài tổng quan về các triệu chứng, biến chứng trong bệnh thiếu máu Từ

đó giúp người học phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán, vận dụng vào

chẩn đoán, xử trí và xây dựng phác đồ điều trị trên lâm sàng

 MỤC TIÊU BÀI 4

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được triệu chứng, biến chứng của bệnh thiếu máu

- Phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán

- Trình bày được hướng xử trí ở tuyến cơ sở và phác đồ điều trị nội khoa

 Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để thăm khám và hỏi bệnh

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu các kiến thức về điều trị bệnh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học Làm bài tập theo cá nhân

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 33

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 34

NỘI DUNG BÀI 4

2.1 Thiếu máu do mất máu

- Mất máu cấp như: Chấn thương ngoại khoa, các xuất huyết nội tạng, chảy máu

2.3 Thiếu máu do rối loạn sự tạo hồng cầu

Các bệnh máu (suy tuỷ, Lơxemi) ức chế tạo hồng cầu của tuỷ xương

Các bệnh gây nhiễm độc: Phóng xạ, chì, ben zen

Các bệnh nội khoa: Viêm thận mạn, suy tuyến giáp

2.4 Các bệnh gây tan máu

Hồng cầu bị vỡ hàng loạt gặp trong các bệnh: Sốt rét, tan máu bẩm sinh, nhiễm độc các thuốc đặc biệt thuốc sốt rét

3 Cách khám bệnh nhân thiếu máu

3.1 Hỏi bệnh

Mục đích là để xác định nguyên nhân

Làm nông nghiệp có d ng phân tươi không

Công nhân nhà máy in, nhà máy hoá chất tiếp xúc với hoá chất như: Chì, benzen Chế độ ăn có đủ dinh dưỡng không

Các bệnh gây thiếu máu: Trĩ, u xơ, các bệnh rối loạn hấp thu

Các thuốc d ng trong điều trị chú ý: Cloramphenicol

Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, buồn nôn, ỉa lỏng,

Rối loạn sinh dục: Nữ rối loạn kinh nguyệt, nam thiểu năng sinh dục

Trang 35

Thực thể: Tim có thổi tâm thu cơ năng ở mỏm, nhịp tim nhanh, nếu thiếu máu

nặng có dấu hiệu suy tim: Ph , gan to, tĩnh mạch cổ nổi

3.2.2 Cận lâm sàng

Các xét nghiệm hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm:

+ Số lượng hồng cầu bình thường người trưởng thành 3,8-4,2 triệu/mm3

+ Định lượng Hb bình thường nam: 16±2g/100ml, nữ 14±2g/100ml

Các xét nghiệm tìm nguyên nhân: Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc, siêu âm, nội soi dạ dày, trực tràng

4 Điều trị

4.1 Điều trị nguyên nhân

Rất quan trọng như: Tẩy giun móc, cắt u xơ, thắt trĩ, điều trị các bệnh nội khoa gây thiếu máu

+ Truyền đạm khi cần thiết

+ Điều trị suy tim nếu có

4.3 Chế độ ăn nghỉ

- Nghỉ tại giường khi hồng cầu < 2 T/ l

- Điều trị tốt các bệnh nhân nhiễm khuẩn kí sinh tr ng, các bệnh nội khoa

- Thực hiện chế độ bảo hộ lao động cho công nhân tiếp xúc với chất độc: Chì, benzen, X_Quang

- Không d ng phân tươi bón rau

Trang 36

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ Câu 1 Em hãy mô tả các triệu chứng, biến chứng của thiếu máu?

Câu 2 Em hãy trình bày phác đồ điều trị của bệnh thiếu máu?

Trang 37

Bài 5 TRIỆU CHỨNG HỌC VÀ THĂM KHÁM BỘ MÁY HÔ HẤP

 GIỚI THIỆU BÀI 5

Bài 5 là bài tổng quan về các triệu chứng, biến chứng trong bệnh hô hấp Từ đó giúp người học phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán, vận dụng vào chẩn

đoán, xử trí và xây dựng phác đồ điều trị trên lâm sàng

 MỤC TIÊU BÀI 5

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được triệu chứng, biến chứng của bệnh hô hấp

- Phân tích được các yếu tố chính trong chẩn đoán

- Trình bày được hướng xử trí ở tuyến cơ sở và phác đồ điều trị nội khoa

 Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để thăm khám và hỏi bệnh

- Vận dụng được kiến thức và kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu các kiến thức về điều trị bệnh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học Làm bài tập theo cá nhân

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 38

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 39

NỘI DUNG BÀI 5

+ Ho khan: Sau ho không khạc đờm

Trang 40

+ Do bệnh đường hô hấp như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, K phổi, K phế quản…

+ Trong bệnh tim mạch ho thường do tăng áp lực tiểu tuần hoàn, gặp trong: hẹp van hai lá, suy tim trái

+ Đờm nhày, màu trong gặp trong hen phế quản, màu rỉ sắt trong viêm phổi

+ Đờm mủ màu vàng xanh hoặc nâu gặp trong abces gan vỡ lên phổi

+ Đờm mủ nhày gặp trong giãn phế quản, đờm thường có ba lớp

+ Đờm bã đậu là loại đờm thường gặp trong lao phổi do tổ chức phổi bị nhuyễn hoá đào thải ra ngoài

+ Sau ho ra máu những ngày sau lượng máu ho ra ít dần, màu đỏ thẫm, nâu, đen lại gọi là đuôi khái huyết

- Chẩn đoán phân biệt:

+ Nôn ra máu: Máu lẫn thức ăn đỏ thẫm, sau nôn bệnh nhân ỉa phân đen

+ Chảy máu cam hoặc chảy máu ở trong miệng

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN