1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình vệ sinh phòng bệnh (ngành y sỹ đa khoa trung cấp) trường cao đẳng y tế sơn la

127 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Vệ Sinh Phòng Bệnh
Tác giả ThS Nguyễn Văn Dũng, Vì Minh Phương, Hà Thị Mai Phương
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Chuyên ngành Y Sỹ Đa Khoa
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

[2] Bộ Y tế 2006, Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội [3] Đại học Y Học Y Hải Phòng 2012, Sức khỏe nghề nghiệp, Khoa Y tế Trang 13 BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VỆ SINH PHÒNG BỆNH NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm……

của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)

Sơn La, năm 2020

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình

độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳnTrung Cấp nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo

Với thời lượng học tập 30 giờ, (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 5 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

Môn Vệ sinh phòng bệnh giảng dạy cho học sinh với mục tiêu:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm nguồn nước, cách phòng bệnh thông thường

- Xác định các vấn đề sức khỏe của cộng đồng và cách giải quyết

Do đối tượng giảng dạy là Học sinh trung cấp nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những vấn đề thường gặp ở cộng đồng, tương ứng với nội dung giảng dạy môn Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế

Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau:

Bài 1 Đại cương về môi trường và sức khỏe

Bài 2 Nước và đời sống

Bài 3 Tiêu chuẩn của nguồn nước hợp vệ sinh

Bài 4 Các nguồn nước trong tự nhiên

Bài 5 Phương pháp khai thác các nguồn nước

Bài 6 Xử lý nước

Bài 7 Phòng bệnh theo mùa, bao vây dập tắt dịch

Bài 8 Thu gom và xử lý phân

Bài 9 Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh

Bài 10 Vệ sinh trường học

Bài 11 Vệ sinh nhà trẻ

Bài 12 Phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Bài 13 Vệ sinh cá nhân

Bài 14 Vệ sinh bệnh viện và trạm y tế hộ sinh xã

Bài 15 Xử lý rác

Trang 4

Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Vệ sinh hòng bệnh có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác sĩ về lĩnh vực này như: Vệ sinh phòng bệnh, Bài giảng Sức khỏe môi trường Các kiến thức liên quan đến phòng bệnh chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo

Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc

Trân trọng cảm ơn./

Sơn La, ngày tháng năm 2020

Tham gia biên soạn

1 Chủ biên: ThS Nguyễn Văn Dũng

2 Thành viên: Vì Minh Phương 3.Thành viên: Hà Thị Mai Phương

Trang 5

MỤC LỤC

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 1

BÀI 2: NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG 13

BÀI 3: TIÊU CHUẨN CỦA NGUỒN NƯỚC HỢP VỆ SINH 19

BÀI 4: CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN 27

BÀI 5: CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN 34

BÀI 6: XỬ LÝ NƯỚC 40

BÀI 7: PHÒNG BỆNH THEO MÙA - PHÒNG DỊCH BAO VÂY DẬP TẮT MỘT VỤ DỊCH TẠI CỘNG ĐỒNG 47

BÀI 8: THU GOM VÀ XỬ LÝ PHÂN 55

BÀI 9: TIÊU DIỆT CÔN TRÙNG TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH 63

BÀI 10: VỆ SINH TRƯỜNG HỌC 70

BÀI 11: VỆ SINH NHÀ TRẺ 79

BÀI 12: VỆ SINH LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP 85

BÀI 13: VỆ SINH CÁ NHÂN 93

BÀI 14: VỆ SINH BỆNH VIỆN - TRẠM Y TẾ VÀ HỘ SINH XÃ 100

BÀI 15: XỬ LÝ RÁC 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 6

3.1 Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Y sỹ trung cấp tại trường

Cao đẳng Y tế Sơn La

3.2 Tính chất: Giáo trình này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vệ sinh nước, vệ sinh bệnh viện, vệ sinh trường học, vệ sinh nhà trẻ Nhằm nâng cao kiến thức phòng bệnh nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời môn học còn giới thiệu về các côn trùng trung gian truyền bệnh và các cách tiêu diệt các loại côn trùng trung gian truyền bệnh nhằm cắt đứt vector truyền bệnh từ đó hạn chế được bệnh do các côn trùng trung gian truyền bệnh Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng

3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học: Vệ sinh phòng bệnh là môn học chuyên

môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đông, các cách phòng bệnh, tiêu diệt mầm bệnh tại cộng đồng Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành Nghề

A4 Trình bày được các biện pháp thu gom xủ lý phân từ đó hạn chế được nơi sinh sản của các côn trùng trung gian

4.2 Về kỹ năng:

B1 Thực hiện được các biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sống, để phòng tai nạn và phòng chống dịch

Trang 7

B2 Vận dụng kiến thức đã học vào phòng chống bệnh

4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

C1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập

C2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương

5 Nội dung của môn học

Thực hành/thực tập/ thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

200108 Vi sinh– Ký sinh trùng 2 30 30

Trang 8

200110 Điều dưỡng cơ bản – Kỹ

thuật điều dưỡng

Trang 9

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1 Bài 1 Đại cương về môi trường và

sức khỏe

3 Bài 3 Tiêu chuẩn của nguồn nước

hợp vệ sinh

4 Bài 4 Các nguồn nước trong tự nhiên 2 1 1

5 Bài 5 Phương pháp khai thác các

Trang 10

8 Bài 8 Thu gom và xử lý phân 2 1 1

9 Bài 9 Tiêu diệt côn trùng trung gian

14 Bài 14 Vệ sinh bệnh viện và trạm y tế

6.2 Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng

6.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, bài tập tình huống 6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet

7 Nội dung và phương pháp đánh giá:

7.1 Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

7.2 Phương pháp:

7.2.1 Cách đánh giá

Trang 11

- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư

số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội

- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn

La như sau:

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)

+ Điểm thi kết thúc môn học 60%

7.2.2 Phương pháp đánh giá

Phương pháp

đánh giá Phương pháp tổ chức

Hình thức kiểm tra

Chuẩn đầu ra đánh giá

Số cột

Thời điểm kiểm tra

Thường xuyên Viết/

8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng Y sỹ đa khoa

hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La

Trang 12

8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học

8.2.1 Đối với người dạy

+ Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống

+ Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai

+ Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong

nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm

8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được

cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu )

- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau

- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ

đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về

1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm

- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ

- Tham dự thi kết thúc môn học

- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học

9 Tài liệu tham khảo:

[1] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số

54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội

[2] Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

[3] Đại học Y Học Y Hải Phòng (2012), Sức khỏe nghề nghiệp, Khoa Y tế

công cộng

Trang 13

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE

 GIỚI THIỆU BÀI 1

Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về sức khỏe môi trường chức năng của môi trường, sự mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển;các nguyên lý sinh thái học; ô nhiễm môi trường và khuynh hướng hiện nay về môi trường; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ; các đặc điểm và phương pháp nghiên cứu sinh học để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác

2 Trình bày được các nguyên lý sinh thái học

3 Trình bày được ô nhiễm môi trường và khuynh hướng hiện nay về môi trường

4 Trình được bày ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ; đặc điểm và phương pháp nghiên cứu sinh học

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

Trang 14

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 15

NỘI DUNG BÀI 1

1 Đại cương

1.1 Khái niệm về môi trường:

- Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và

sự kiện đó Có nghĩa là cái bao quanh vật thể đó

- Trong nghiên cứu về các cơ thể sống: Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ thể này

- Đối với con người thì môi trường quan trọng nhất là môi trường sống của con người Đó là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và

có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người

1.2 Phân loại môi trường:

1.2.1 Môi trường tự nhiên:

Các nhân tố thiên nhiên, vật lý, hoá học tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người (môi trường đất, nước, không khí)

1.2.2 Môi trường xã hội:

Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các nhân tố và cộng đồng con người

1.2.3 Môi trường nhân tạo:

Bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, sinh vật, xã hội do con người tạo nên và chịu chi phối của con người

1.3 Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển:

- Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người Phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ Môi trường là địa bàn, là đối tượng của phát triển Phát triển là nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường

- Đối với môi trường, các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt: Lợi và hại Tương tự như vậy đối với sự phát triển của con người, môi trường thiên nhiên cũng luôn có hai mặt: Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đồng thời lại là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người

VD: Lợi ích kinh tế do khai thác tài nguyên đi đôi với tàn phá, suy thoái trầm trọng về môi trường

- Bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng tới cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khao khát khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi quốc gia

- Hiện nay các vấn đề về môi trường được Liên Hiệp Quốc quan tâm là:

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu, dâng cao mực nước biển và đại dương

+ Đa dạng sinh học

+ Ô nhiễm môi trường

+ Môi trường và phát triển, ngh o khó và môi trường

Trang 16

+ Môi trường và văn hoá đạo đức của xã hội loài người

- Tại Việt Nam:

+ Nạn suy thoái tài nguyên rừng cùng các tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, nước và các giá trị cảnh quan khí hậu liên quan

+ Sự suy giảm số lượng bình quân theo đầu người và chất lượng của tài nguyên đất

+ Việc sử dụng không hợp lý tài nguyên nước

+ Việc lãng phí tài nguyên khoáng sản

+ Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và suy thoái tính đa dạng sinh học

+ Sự suy thoái chất lượng môi trường sống của con người tại các đô thị và các khu công nghiệp, cũng như một số vùng nông thôn

+ Các hậu quả lâu dài về môi trường của chiến tranh

1.4 Chức năng của môi trường đối với cơ thể

- Môi trường là không gian sống của con người

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

1.5 Khái niệm sức khoẻ

- Sức khoẻ: Là trạng thái thoải mái về tinh thần, thể chất, và xã hội chứ không

bó hẹp ở nghĩa là không có bệnh tật

- Sức khoẻ còn được hiểu theo nghĩa:

+ Sức khoẻ luôn ở trạng thái động (thay đổi) theo quy luật nhịp sinh học: Nhịp ngày - đêm, nhịp mùa vv

+ Sức khoẻ có lực tác động: Đó là lực tác động qua lại giữa con người và môi trường Bình thường lực tác động của môi trường vào cơ thể và lực chống đỡ của cơ thể với môi trường ở trạng thái cân bằng nhau Khi lực này mất cân bằng cơ thể bị ảnh hưởng

VD: Khi lực tác động của môi trường mạnh hoặc lực chống đỡ của cơ thể yếu, sức khoẻ bị giảm sút

- Con người phụ thuộc vào môi trường bao bọc và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ sự cân bằng động của nó Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người đảm bảo một cuộc sống yên lành về thể chất và tinh thần

- Môi trường bên trong của cơ thể sống là dịch thể trung gian giữa các tế bào và các mô như máu, bạch huyết

- Mỗi điều kiện hay hiện tượng của môi trường bên ngoài hay môi trường bên trong cơ thể sống đều tác động với mức độ nhất định đến sức khoẻ - Có sức khoẻ tức

là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường Ngược lại bệnh tật là sự biểu hiện không

Trang 17

thích ứng Như vậy sức khoẻ là một tiêu chuẩn sự thích ứng, và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường

- Do vậy phương hướng bảo vệ sức khoẻ hiện nay là:

+ Giảm các lực tác động của môi trường

+ Tăng lực chống đỡ của cơ thể

2 Các nguyên lý sinh thái học

2.1 Định nghĩa sinh thái học:

- Là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các vật sống với môi trường sống của chúng bao gồm các điều kiện tự nhiên và các vật sống khác bao quanh

2.2 Cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm 4 phần cơ bản:

2.2.1 Môi trường:

Gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học bao bọc quanh sinh vật, môi trường cung cấp tất cả các nhân tố, các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn tại và phát triển

2.2.2 Vật sản suất:

Gồm vi khuẩn và cây xanh Sinh vật này có khả năng tổng hợp được chất hữu

cơ cần cho sự sống từ những chất vô cơ môi trường cung cấp

2.2.3 Vật tiêu thụ:

Gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản suất mà chúng không tự sản suất được chất hữu cơ từ chất vô cơ Dựa vào cách sử dụng mà chia vật tiêu thụ thành: Động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp

3 Ô nhiễm môi trường

3.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi các tính chất lý học, hoá học, sinh vật học do thải vào môi trường những chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép

+ Chất ô nhiễm là những chất có thể rắn, thể khí, thể lỏng gây nhiễm bẩn môi trường tới mức độc hại

Trang 18

+ Chất thải là những chất được thải ra trong quá trình sinh hoạt hoặc sản xuất

+ Ô nhiễm môi trường là có sự thay đổi tính chất ban đầu của môi trường

3.2 Một số biến đổi về môi trường sống hiện nay trên thế giới và chiến lược bảo vệ môi trường

3.2.1 Sự biến đổi toàn cầu

- Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử loài người đặc trưng là sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính

- Vào thập niên 60 giáo sư bent bolin tiên đoán rằng: “Hiệu ứng nhà kính” do

số lượng dioxitcacbon (CO2) tăng trong khí quyển dẫn đến những thay đổi khí hậu quan trọng trên trái đất Lúc đó người ta cho rằng những lời tiên đoán của ông chỉ là những chuyện khoa học viễn tưởng Nhưng hiện nay thì họ đều thừa nhận là trong vòng 50 năm tới lượng Dioxitcacbon trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi từ 0,03% đến 0,06% và nhiệt độ toàn cầu tăng lên 20 c

- Người ta có thể nghĩ rằng nhiệt độ toàn cầu tăng lên 20c có lẽ như không đáng kể nhưng ảnh hưởng ở các địa phương lại có thể lớn hơn nhiều Các nhà nghiên cứu môi trường dự đoán đến năm 2025 ở các vùng địa cực nhiệt độ tăng lên 100c và ở miền bắc châu âu sẽ tăng lên 40c Sau đó nữa đến năm 2050 mực nước biển sẽ tăng 0,5

- 1,5 m và ảnh hưởng đến những vùng trũng trên Thế giới Tuy nhiên một số vùng thực sự có lợi khi có những thay đổi về nhiệt độ không khí cao hơn, có thể làm cho vụ trồng trọt kéo dài hơn Đối với người bắc âu họ sẽ thoải mái hơn khi nhiệt độ tăng lên Nhưng lại có nhiều vùng bị ảnh hưởng và tác hại như miền nam hoa kỳ mùa hè nóng hơn, luợng mưa ít hơn, ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp, ở vùng địa trung hải có thể khô ráo và nóng hơn hiện nay rất nhiều

- Tóm lại các nhà khoa học nghiên cứu đều công nhận “hiệu ứng nhà kính” sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho khí hậu của trái đất Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng hơn

- Cơ chế gây tác hại của dioxitcacbon do hiệu ứng nhà kính:

+ Sự cân bằng động của môi trường thiên nhiên thể hiện: Sinh vật thải khí

CO2, các nguyên liệu bị đốt cháy thải khí CO2 vào khí quyển, được cây cối hấp thụ và biến khí này thành o2 trở lại cung cấp cho nhịp sống của loài người

+ Sự cân bằng này trong tự nhiên bị đảo lộn do các trạm điện, nhà máy, xe hơi hoạt động, đốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ bay vào trong khí quyển hàng ngày Hàng năm có tới 18 tỷ tấn khí

CO2 trong khí quyển Việc chặt, tàn phá rừng đã dẫn tới quá trình chyển khí CO2 thành khí O2 cũng ít hơn, nên mất cân bằng giữa khí CO2 và khí O2

Trang 19

+ Tác hại của khí CO2 gây nóng toàn cầu: Khi ánh nắng xuyên qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên một phần nhiệt này bốc trong không gian, phần còn lại bị khí CO2 giữ lại, khí này có tác dụng giống như thuỷ tinh của nhà kính,

để cho nhiệt và ánh sáng mặt trời xuyên chứ không cho nhiệt toả trở lại, vì thế mà gây tăng nhiệt độ của trái đất Đồng thời khi nhiệt độ tăng lên, lượng hơi nước trong không khí sẽ tăng và chính hơi nước này cũng sẽ hấp thu nhiệt của trái đất nhiều hơn Các đại dương cũng sẽ nóng lên và tích nhiệt nhiều hơn đó cũng là làm tăng hiệu ứng

3.2.2 Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng

- Nhiễm bẩn cả ở các nước tiên tiến, các nước đang phát triển, các nước lạc hậu, đó là tình trạng nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn nguồn nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt.vv

- Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ các động cơ đốt nhiên liệu Các khí này gồm khí CO2 CO, S, Cl, N vv ở nơi đô thị càng phát triển mạnh thì ô nhiễm không khí càng nhiều hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí làm thủng tầng ô zon, làm cho khả năng ngăn các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời giảm

- Ô nhiễm nước càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở một số nước nằm ở khu vực lượng mưa thấp, thiếu nước Nhiễm bẩn nước dẫn tới hiện tượng thiếu ô xy do quá trình ô xy hoá các chất hữu cơ dưới ảnh hưởng của men hiếu khí

- Các chất diệt cỏ, diệt côn trùng, hoá chất bảo vệ thực vật, chất phóng xạ ngày càng được sử dụng rộng rãi

- Biển hiện nay vẫn được coi là thùng chứa rác của con người Biển chứa nhiều thứ thải của con người: nước thải, dầu, hoá chất, chất phóng xạ

- Gần đây con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm tổn thất đa dạng sinh học: Phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm làm nhiều chủng sinh vật bị tiệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại vật nuôi cây trồng truyền thống đã bị huỷ bỏ để thay thế những giống mới

- Tất cả những điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại môi trường nặng nề

4 Khuynh hướng hiện nay về môi trường

4.1 Ảnh hưởng của phát triển khoa học kỹ thuật đối với vệ sinh môi trường

- Khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi bộ mặt của các nền văn minh và mức sống của nhiều địa phương, nhiều hậu quả ảnh hưởng đến môi trường: Con người có khả năng nhiều hơn, phương tiện phân tích, chẩn đoán, phát hiện ngày càng chính xác, hoàn chỉnh hơn

4.2 Những yêu cầu vệ sinh môi trường đang thực hiện của các nước nông nghiệp

- Trong đa số các nước đã công nghiệp hoá, các nội dung vệ sinh môi trường như: điều kiện nhà ở, cung cấp nước uống, giải quyết phân rác đã được thực hiện tương đối đầy đủ

Trang 20

- Công việc hiện nay cần thực hiện ở các nước này là: giải quyết ô nhiễm không khí, ô nhiễm do hoá chất, phòng ngừa tai nạn, ô nhiễm do tiếng ồn, cải thiện điều kịên sống ở đô thị Các chương trình môi trường nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ về mặt tinh thần, xã hội, đồng thời với khía cạnh thể chất

- Đối với các nước đang phát triển, vấn đề chính vẫn là cung cấp nước sạch, giải quyết vệ sinh chất thải, vấn đề vệ sinh thực phẩm

4.3 Phạm vi hoạt động của vệ sinh môi trường

- Cung cấp nước sạch cho cộng đồng

- Xử lý nước thải và kiểm soát ô nhiễm nước

- Thu gom xử lý và đào thải rác hợp vệ sinh

- Bài trừ côn trùng trung gian truyền bệnh

- Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm do phân

- Vệ sinh nhà ở, trường học, bệnh viện, công sở

- Đô thị hoá và kế hoạch phân vùng

- Vệ sinh môi trường các phương tiện chuyên chở công cộng

- Đề phòng tai nạn

- Vệ sinh môi trường nơi tập trung công cộng

- Vệ sinh môi trường đáp ứng thiên tai

- Biện pháp dự phòng bảo vệ môi trường chung

5 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ

5.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới sức khoẻ

* Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất:

- Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt gồm: Chất thải trong sinh hoạt khu trú trong gia đình, khu dân cư của đô thị

+ Tác hại:

Chất thải bỏ làm ô nhiễm môi trường xung quanh

Chất thải bỏ chứa nguồn mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường

Tạo điều kiện cho ruồi nhặng phát triển nhanh

+ Mục tiêu biện pháp phòng chống ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ của con người:

Trang 21

Cắt đứt một trong 3 khâu của chu kỳ dịch tễ: Cắt đứt nguồn truyền nhiễm - Đường truyền nhiễm - Tăng khả năng chống đỡ của cơ thể cảm thụ

Hạn chế khả năng tiếp xúc và xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể

- Ô nhiễm đất bởi sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật

+ Tác hại:

Gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính cho người

Tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật đọng trong đất có ảnh hưởng lâu dài tới quá trình trồng trọt, nuôi trồng, và tồn dư trong thực vật

Làm thay đổi một phần cấu trúc hệ sinh thái: Phun thuốc bảo vệ lúa làm cho các động vật khác như cá, cua bị chết

- Ô nhiễm đất bởi chất thải trong sản xuất công nghiệp:

Các chất thải do các nhà máy thải ra

5.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới sức khoẻ

- Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu Đó là biến đổi tính chất lý, hoá và sinh vật học Sự có mặt của chúng ở trong nước làm cho nước trở thành độc

Ô nhiễm nước gồm:

- Ô nhiễm về mặt lý học: Thay đổi về mầu, mùi, vị, độ trong

- Ô nhiễm về mặt hoá học: Các chất hữu cơ, vô cơ, hoá chất

- Ô nhiễm về mặt sinh vật học: Tăng vi khuẩn hoại sinh, vi khuẩn, vi rút gây bệnh hoặc xuất hiện vi khuẩn gây bệnh mới

* Tác hại:

- Nước truyền bệnh về đường tiêu hoá

- Nước truyền bệnh đường da, niêm mạc

- Nước gây một số bệnh về răng

- Nước gây ngộ độc khi nhiễm chất phóng xạ

5.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ

* Nguyên nhân:

- Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: do các hiện trạng tự nhiên gây ra: núi lửa, sói mòn, bão lụt,

- Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người:

+ Khói, khí thải của các nhà máy công nghiệp

+ Do hoạt động giao thông vận tải

+ Do hoạt động trong sinh hoạt của con người gây ra: Bếp than

* Tác hại:

- Kích thích đường hô hấp

Trang 22

- Ngạt

- Viêm nhiễm đường hô hấp

- Bệnh mãn tính đường hô hấp, bụi phổi, ung thư

5.4 Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường

- Quản lý và kiểm soát môi trường: xây dựng luật, những quy định nhằm hạn chế ô nhiễm, thường xuyên kiểm tra giám sát những đơn vị sản xuất gây ô nhiễm môi trường

- Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp hợp lý

- Tăng cường trồng cây xanh bảo vệ môi trường

- Xử lý chất thải độc trước khi thải ra môi trường

- Hạn chế thải các khí thải ra môi trường

6 Phương pháp nghiên cứu của vệ sinh học

6.1 Điều tra cơ bản:

- Điều tra cơ bản về tình hình thể lực, sức khoẻ bệnh tật của con người ở từng

địa phương

- Vệ sinh học phải tham gia công tác quản lý sức khoẻ, nhằm góp phần phối hợp các biện pháp phòng bệnhvà chữa bệnh, các hoạt động y tế và xã hội trong việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân

- Điều tra cơ bản về tình hình môi trường: Các nguồn nước, đất, không khí, chất thải Tìm hiểu vệ sinh các cơ sở sản xuất như nhà máy, nông trường, các cơ sở phục

vụ đời sống như trường học, bệnh viện Tìm hiểu các điều kiện ăn uống, ở, học tập, lao động về mặt vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch

6.2 Kiểm tra theo dõi:

- Kiểm tra dự phòng: Tiến hành với những cơ sở đang xây dựng nhằm đảm bảo những yêu cầu vệ sinh trước khi thi công

- Kiểm tra y tế hiện hành: Tiến hành đối với những cơ sở đang được sử dụng hoặc hoạt động

Ví dụ: Có nhiều Ecoli trong nước chứng tỏ nước bị nhiễm phân

6.4 Những phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thực nghiệm trên súc vật

- Phương pháp sinh lý học

Trang 23

- Phương pháp lâm sàng

- Phương pháp thống kê

Trang 24

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Trình bày khái niệm về môi trường, khái niệm về sức khoẻ, chức năng của môi trường, sự mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển?

Câu 2 Trình bày các nguyên lý sinh thái học?

Câu 3 Trình bày ô nhiễm môi trường và khuynh hướng hiện nay về môi trường? Câu 4 Trình bày ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ?

Câu 5 Trình bày đặc điểm và phương pháp nghiên cứu sinh học?

Trang 25

BÀI 2: NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG

 GIỚI THIỆU BÀI 2

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về vai trò của nước, tác hại của nước không hợp

vệ sinh đối với đời sống con người để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác vệ sinh và phòng bệnh tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 2

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

1 Trình bày được các nhiệm vụ của nước

2 Trình bày được các tác hại của nước không hợp vệ sinh

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

Trang 26

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 27

NỘI DUNG BÀI 2

- Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh lý

- Nước không trong, sạch còn là môi trường truyền một só dịch bệnh cho con người (Bệnh Tả, bệnh Lỵ, bệnh Thương hàn…)

- Ngoài ra nước còn rất cần cho các nghành sản xuất: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…

2 Nhiệm vụ của nước:

2.1 Vai trò sinh lý:

- Nước là thành phần quan trọng của cơ thể: Nước là một loại thức uống không

thể thiếu được đối với cơ thể chúng ta Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và nó phân phối khắp nơi trong cơ thể như: Máu, cơ bắp, xương tủy, phổi… Một số bộ phận trong cơ thể có tỉ lệ nước cao: Da 70%, Thận 83,5 %, Huyết tương 90-92% là nước Chúng ta có thể nhịn ăn vài tuần, thậm chí vài tháng nhưng không thể chịu khát được vài ngày Các vai trò cụ thể như:

+ Nuôi dưỡng tế bào: Nước cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày thường chứa một lượng đáng kể các chất khoáng có lợi cho sức khỏe

+ Chuyển hoá và tham gia các phản ứng trao đổi chất: Nước là dung môi sống của các phản ứng hóa học trong cơ thể Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào Nhờ việc hòa tan trong dung môi mà các tế bào có thể hoạt động và thực hiện được các chức năng của mình

+ Đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố mà các cơ quan, tế bào từ chối đồng thời thông qua đường nước tiểu và phân

+ Ổn định nhiệt độ cơ thể: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể Nước cho phép cơ thể giải phóng nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường cao hơn so với nhiệt độ cơ thể

+ Giảm ma sát: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…

- Nước còn cung cấp cho cơ thể các vi yếu tố

- Nước được đưa vào cơ thể bằng các con đường: ăn, uống và đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá, tiết niệu, mồ hôi hơi thở

- Cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng giữa cung cấp nước và đào thải nước

Trang 28

- Sự cần nước của cơ thể biểu hiện bằng cảm giác khát trung bình mỗi ngày mỗi người cần từ 1.5 đến 2.5 lít nước vào cơ thể

2.2 Nước đối với đời sống sinh hoạt

Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các

lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe:

2.2.1 Nước đối với đời sống sinh hoạt:

Nước phải đáp ứng các nhu cầu: Tắm, gội, giặt rũ quần áo, cọ rửa đồ đạc,đường phố làm cho môi trường sạch sẽ

2.2.2 Đối với nông nghiệp:

Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt Thiếu nước, các loại cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…

2.2.3 Đối với công nghiệp:

Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn

2.2.4 Đối với du lịch:

Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như ở nước

ta

2.2.5 Đối với giao thông:

Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy

mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia

Có thể thấy phần lớn các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên nước Giá trị kinh tế của nước không phải lúc nào cũng có thể quy đổi thành tiền, bởi vì tiền không phải là thước đo giá trị kinh tế, có những dịch vụ của nước không thể lượng giá được nhưng lại có giá trị kinh tế rất lớn

3 Tác hại của nước không hợp vệ sinh:

3.1 Tạo cảm giác xấu khi dùng để ăn uống, tắm giặt:

- Nước ao, hồ thường có vị tanh

- Nước có nhiều sắt có mùi tanh không dùng để ăn uống và tắm giặt được

- Nước mềm (nước mưa) khi dùng với xà phòng (tắm, giặt rũ quần áo…) gây nhờn (cảm giác không sạch)

- Nước mặn không dùng để ăn uống được (Nước biển)

3.2 Nước không hợp vệ sinh là nguyên nhân của một số bệnh:

- Thiếu I ốt gây bệnh bướu cổ

Trang 29

- Thiếu hay thừa Fluo gây ra nhiều bệnh về răng và xương

- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và

mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày

càng tăng Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại

bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản

- Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và

ăn uống

- Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa

- Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu

3.3 Là yếu tố truyền nhiễm của nhiều bệnh

- Khi môi trường nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc khi nước trở thành môi trường cho các vật trung gian truyền bệnh phát triển thì có thể gây

ra nhiều loại bệnh

- Truyền một số bệnh nhiễm khuẩn lây theo đường tiêu hoá: Bệnh Tả, bệnh Lỵ, bệnh thương hàn, Viêm gan A bệnh bại liệt

- Bệnh lây qua đường da niêm mạc: Đau mắt hột, Leptospirose…

- Là nơi tồn tại và phát triển của một số loài muỗi gây các bệnh dịch nguy hiểm: Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não…

Trang 30

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Trình bày vai trò sinh lý của nước?

Câu 2 Trình bày vai trò của nước với đời sống? Câu 3 Trình bày tác hại của nước ô nhiễm?

Trang 31

BÀI 3: TIÊU CHUẨN CỦA NGUỒN NƯỚC HỢP VỆ SINH

 GIỚI THIỆU BÀI 3

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn cuả nguồn nước hợp vệ sinh để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác vệ sinh và phòng bệnh tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 3

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

1 Trình bày được tiêu chuẩn về lượng của nước hợp vệ sinh

2 Trình bày được tiêu chuẩn về chất của nước hợp vệ sinh

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

Trang 32

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 33

NỘI DUNG BÀI 3

1 Tiêu chuẩn về lƣợng:

Là yêu cầu cần cung cấp nước với số lượng đủ để phục vụ cho các hoạt động của con người và của xã hội bao gồm

- Dùng cho ăn uống và vệ sinh cá nhân

- Dùng cho vệ sinh công cộng và sản xuất

- Căn cứ vào cách tiêu thụ nước, người ta tính lượng nước cần thiết cho một người trong 24h Lượng nước này còn tuỳ thuộc vào trình độ vệ sinh, khả năng cung cấp nước của xã hội, tỉ lệ tập trung dân cư

- Nước phải trong, độ trong của nước ít nhất là 30 cm

Nước đang trong mà bỗng bị đục chứng tỏ là có sự thẩm lậu của các chất bẩn hoặc do nhiễm khuẩn vào nguồn nước

- Nước đục là do có những chất lơ lửng trong nước (đất, cát…) đối với nước

bề mặt, chất sắt đối với nước ngầm

3.1.2 Mầu

- Nước hợp vệ là nước không mầu, có mầu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường

- Nước hồ, ao, thường có mầu vì có lẫn chất mùn hoặc rêu, tảo

- Nước ngầm sâu thường có mầu vàng gỉ của chất sắt, khi thấy nước có mầu phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó

3.1.3 Mùi vị

Nước hợp vệ là nước không mùi vị gì đặc biệt, nếu có thường là do bị nhiễm

- Do các chất khoáng như muối, sắt.v.v

- Do khí hoà tan như H2S, Cl2 thừa

- Do thực vật thối rữa hoặc đang bị phân huỷ

3.1.4 Nhiệt độ

- Nước hợp vệ là nước có nhiệt độ tương đối ổn định, thường khoảng 150c

Trang 34

- Với nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định

Mọi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (nhất là đối với nguồn nước ngầm nông)

có thể giúp ta nghi ngờ có sự nhiễm bẩn ở ngoài vào

2.2 Hoá học:

- Trong nước không có chất độc

- Các hoá chất không quá tiêu chuẩn cho phép

2.2.1 Về chất hữu cơ

- Sự có mặt của chất hữu cơ chứng tỏ là mẫu nước bị nhiễm bẩn

- Chất hữu cơ là sản phẩm của sự thối nát

+ Cuả các tổ chức động vật và thực vật

+ Các chất thải bỏ (Phân, nước thải xí nghiệp.v.v )

- Về nguồn gốc có 2 loại chất hữu cơ

+ Chất hữu cơ thực vật

+ Chất hữu cơ động vật

Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm, vì sự có mặt của nó còn kèm theo các vi khuẩn gây bệnh

- Tiêu chuẩn cho phép: tiêu chuẩn cho phép < 4mg O2/l nước

- Tiêu chuẩn cho phép:

2.2.2 Về dẫn xuất của nitơ (Amoniac, Nitrit, Nitrat)

- Đó là những chất do quá trình vô cơ hoá của chất hữu cơ mà ra

- Tuỳ theo đậm độ cao thấp của Amoniac, Nitrit, Nitrat mà định đó là giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của hiện tượng vơ cơ hoá

- Từ đó có thể xác định là mẫu nước đã bị nhiễm bẩn như thế nào

Khi nhận định cần phải kết hợp với đậm độ của chất hữu cơ và chất clorua thì mới có thể khẳng định tính chất nhiễm bẩn của mẫu nước

* NH 3

- Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, Amoniac xuất hiện đầu tiên

- Có Amoniac chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu thối rữa

- Tiêu chuẩn cho phép là từ 0 – 3 mg NH3 trong 1 lít nước

Trang 35

* NO 3 (Nitrat)

- Sau một thời gian, chất nitrit bị oxy hoá và trở thành nitrat

- Chất nitrat là giai đoạn cuối cùng của sự phân huỷ các chất hữu cơ chứa N

- Nếu trong nước chỉ có Nitrat không có Nitrit và NH3 người ta cho rằng nước

đó bị nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hoá Nếu có thêm NH3 và NO2 là trong dòng nước vẫn còn chất hữu cơ

- Nếu lượng nitrat quá nhiều trong nước có thể nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh,

vì nó gây bệnh Mêthêmô globin ở máu

- Tiêu chuẩn qui định cho phép lên tới 5mg Nitrat trong 1lít nước

+ Hoà tan fe++ (fe(hco3))

+ Không hoà tan fe+++ (fe2o3)

- Tiêu chuẩn cho phép là không quá 0.3mg fe++/1lít nước

2.3.1 Khái niệm vi khuẩn trong nước

- Nước dùng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn Vi khuẩn sinh bệnh sống trong nước một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh cho một người, một nhóm người hoặc thành dịch, bởi vì nhiều người cùng dùng chung một nguồn nước

- Trong nước ứ đọng và nước lạnh, vi khuẩn sống dễ dàng hơn trong nước chảy và nước nóng Nước giếng bị nhiễm bẩn là do ô nhiễm đất vì nước thải, vì gần hố

xí không hợp vệ sinh Nếu nước bị nhiễm phân thì có thể nguy hiểm, vì trong số người

Trang 36

khoẻ cũng có thể có người mang vi khuẩn Nguời ta tìm những vi khuẩn sau đây để làm chỉ số cho sự nhiễm phân của nước:

+ Vi khuẩn Escherichia coli

+ Vi khuẩn yếm khí có nha bào

+ Thực khuẩn thể

2.3.2 Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh của E.coli

- E.coli sống ở trong ruột người, nhiều nhất trong ruột già

- Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn echoli có trong nước, chứng tỏ:

+ Nước mới bị nhiễm phân

+ Trong nước có thể có vi khuẩn gây bệnh khác: Lỵ, thương hàn vv

- Tiêu chuẩn cho phép:

+ Chỉ số Coli titre: Là thể tích nước nhỏ nhất có chứa 1 con vi khuẩn ecoli Tiêu chuẩn cho phép đa số ở các nước là: > 100 ( tức là trong >100 ml nước có chứa một con vi khuẩn e coli), riêng liên xô yêu cầu cao hơn: >333ml

+ Chỉ số coli index: Là lượng e coli trong một lít nước:

VD: Chỉ số Coli Index là 3 có nghĩa là có 3 con vi khuẩn E coli trong 1 lít nước

- Tiêu chuẩn cho phép ở việt nam: Dưới 20 con/lít nước

2.3.3 Ý nghĩa vệ sinh của Cl.welchi

Cl.welchi là vi khuẩn kỵ khí Nước có Cl.welchi chứng tỏ nước đã bị nhiễm bẩn từ lâu Trong nước sạch tiêu chuẩn không có Cl.welchi

2.3.4 Ý nghĩa vệ sinh chỉ tiêu của thực khuẩn thể

Thực khuẩn thể là những vi rút được nuôi bởi những vi khuẩn đặc hiệu Bởi vậy nếu có thực khuẩn của loại vi khuẩn gây bệnh trong nước, thì chứng tỏ loại vi khuẩn gây bệnh đó đang có ở trong nước hoặc trước đây đã có ở trong nước và đã bị tiêu diệt bởi vi rút Như vậy vi rút dùng làm chuẩn để xét sự nhiễm bẩn của nước bởi

Trang 37

Nước uống là một trong những nguồn chính cung cấp cho cơ thể người nhiều chất quan trọng về phương diện sinh học Ngày nay người ta còn thấy rõ ảnh hưởng của một số vi yếu tố đối với sức khoẻ của con người

- Trong nước lượng iốt trung bình là 5 – 6 mg trong 1lít càng xa biển tỷ lệ đó

sẽ giảm hoặc không có iốt trong nước

* fluo

- Các hợp chất thiên nhiên của fluo không có tác dụng về phương diện sinh vật học, trừ các chất dễ hoà tan trong nước như natri fluorua ( naf )

- Trong nước mạch ngầm có nhiều fluo hơn nước bề mặt

- Nếu nồng độ fluo trong nước ở dưới 0.5mg/lít thì dễ gây sâu răng, nhưng nếu

ở trên 1.5mg/lít sẽ làm hoen ố răng làm cho răng có mầu thẫm

2.5.2 Các kim loại nặng trong nước

* Chì (Pb)

nước có các khí CO2 tự do và O2 dưới dạng hoạt tính có thể hoà tan ít chì ở các ống dẫn nước, ở các bình hoặc dụng cụ bằng chì Lượng chì này có thể nguy hại cho sức khoẻ

* Đồng (Cu)

- Một lượng nhỏ đồng trong nước cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ

- Lượng tối đa không quá 1mg/l

- Nước thải công nghiệp là nguồn mang đồng đến các nguồn nước

* Thạch tín (As)

- Tiêu chuẩn cho phép không được quá 0,05mg/l

- Asen có trong thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (thuộc da, nhuộm…)

Trang 38

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Trình bày tiêu chuẩn về lượng của nước hợp vệ sinh? Câu 2 Trình bày tiêu chuẩn về chất của nước hợp vệ sinh?

Trang 39

BÀI 4: CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN

 GIỚI THIỆU BÀI 4

Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về chu trình của nước và các nguồn nước hợp

vệ sinh trong tự nhiên để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác vệ sinh và phòng bệnh tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 4

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

1 Trình bày được chu trình của nước

2 Trình bày được các nguồn nước trong tự nhiên

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

Trang 40

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN