1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình y tế cộng đồng (ngành y sỹ đa khoa trung cấp) trường cao đẳng y tế sơn la

118 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Y Tế Cộng Đồng
Tác giả ThS Nguyễn Văn Dũng, Vì Minh Phương, Hà Thị Mai Phương
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Chuyên ngành Y Sỹ Đa Khoa
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Với thời lượng học tập 30 giờ 28 giờ lý thuyết; 2 giờ kiểm tra Môn Y tế cộng đồng giảng dạy cho học sinh với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhận định đánh giá sức khỏe cộ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y TẾ CỘNG ĐỒNG NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm……

của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)

Sơn La, năm 2020

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã

tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳnTrung Cấp nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo

Với thời lượng học tập 30 giờ (28 giờ lý thuyết; 2 giờ kiểm tra)

Môn Y tế cộng đồng giảng dạy cho học sinh với mục tiêu:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhận định đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách thực hiện một kế hoạch can thiệp về

y tế, cách giải quyết các vấn đề sức khỏe, các loại sổ sách báo cáo tại trạm y tế để tạo tền đề cho sau này người học có thể tự tin hơn trong việc thực hiên can thiệp về

y tế tại cộng đồng

- Xác định các vấn đề sức khỏe của cộng đồng và cách giải quyết

Do đối tượng giảng dạy là Học sinh trung cấp nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những vấn đề thường gặp ở cộng đồng, tương ứng với nội dung giảng dạy môn Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế

Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau:

Bài 1 Chẩn đoán cộng đồng

Bài 2 Viết kế hoạch hoạt động y tế xã

Bài 3 Thực hiện kế hoạch y tế cơ sở

Bài 4 Đánh giá các hoạt động y tế cơ sở

Bài 5 Giám sát

Bài 6 Huy động sự tham gia của cộng đồng

Bài 7 Làm việc theo nhóm

Bài 8 Sức khỏe gia đình

Bài 9 Thăm gia đình

Bài 10 Điều trị ngoại trú và chăm sóc sức khỏe tại nhà

Bài 11 Quản lý sức khỏe cộng đồng

Bài 12 Các loại sổ sách báo cáo ở trạm y tế cơ sở

Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Vệ sinh hòng bệnh có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác sĩ về lĩnh vực này như: Điều dưỡng cộng đồng, Bài giảng Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bài giảng

Tổ chức quản lý y tế Các kiến thức liên quan đến cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp y tế tại cộng đồng chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy

Trang 4

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo

Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc

Trân trọng cảm ơn./

Sơn La, ngày tháng năm 2020

Tham gia biên soạn

1 Chủ biên: ThS Nguyễn Văn Dũng

2 Thành viên: Vì Minh Phương 3.Thành viên: Hà Thị Mai Phương

Trang 5

MỤC LỤC

BÀI 1: CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG 1

BÀI 2: VIẾT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ XÃ 11

BÀI 3: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ CƠ SỞ 18

BÀI 4: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ 27

BÀI 5: GIÁM SÁT 33

BÀI 6: HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 45

BÀI 7: LÀM VIỆC THEO NHÓM 55

BÀI 8: SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH 66

BÀI 9: THĂM HỘ GIA ĐÌNH 72

BÀI 10: ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ – CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI NHÀ 81

BÀI 11: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG 86

BÀI 12: CÁC LOẠI SỔ SÁCH BÁO CÁO Ở TRẠM Y TẾ CƠ SỞ 92

Trang 6

3.1 Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Y sỹ trung cấp tại trường

Cao đẳng Y tế Sơn La

3.2 Tính chất: Giáo trình này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản

về cộng đồng Biết được khái niệm chẩn đoán cộng đồng, cách xác định các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để viết kế hoạch hoat động y tế xã Đánh giá được các hoạt động y tế cơ sở Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng

3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học: Y tế cộng đồng là môn học chuyên

môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cộng đồng, cách nhận điịnh chẩn đoán cộng đồng cách lập kế hoạch can thiệp về y tế để giải quyết các vấn đề sức khỏe, các sổ sách báo cáo tại cộng đồng Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành Nghề

4 Mục tiêu môn học:

4.1 Về kiến thức:

A1 Trình bày được khái niệm chẩn đoán cộng đồng so sánh các đặc điểm khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

A2 Trình bày được các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

để viết kế hoạch hoat động y tế xã

A3.Trình bày được cách đánh giá các hoạt động y tế cơ sở

4.2 Về kỹ năng:

B1 Thực hiện được các biện pháp cơ bản nhằm thực hiện được cacscan thiệp

để hỗ trợ và giải quyết vấn đề sức khỏe tại cộng đồng

B2 Vận dụng kiến thức đã học vào công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng

4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

C1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập

C2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác y tế tại cộng đồng

5 Nội dung của môn học

Trang 7

5.1 Chương trình khung

Mã môn

Số tín chỉ

THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ)

Tổng

số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/

thực tập/

thí nghiệm/

bài tập/thảo luận

Thi/ Kiểm tra

II Các môn học chuyên môn 82 2.130 572 1479 79

210110 Điều dưỡng cơ bản – Kỹ

thuật điều dưỡng

Trang 8

Thực hành, thí nghiệm,

Kiểm tra

Trang 9

thảo luận, bài tập

2 Bài 2 Viết kế hoạch hoạt động y tế xã 3 3

3 Bài 3 Thực hiện kế hoạch y tế cơ sở 2 2

4 Bài 4 Đánh giá các hoạt động y tế cơ sở 2 2

6 Bài 6 Huy động sự tham gia của cộng

10 Bài 10 Điều trị ngoại trú và chăm sóc

11 Bài 11 Quản lý sức khỏe cộng đồng 2 2

12 Bài 12 Các loại sổ sách báo cáo ở trạm y

6 Điều kiện thực hiện môn học:

6.1 Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn

6.2 Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng

6.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, bài tập tình huống 6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet

7 Nội dung và phương pháp đánh giá:

7.1 Nội dung:

- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

Trang 10

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

7.2 Phương pháp:

7.2.1 Cách đánh giá

- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông

tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau:

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)

+ Điểm thi kết thúc môn học 60%

7.2.2 Phương pháp đánh giá

Phương pháp

đánh giá Phương pháp tổ chức

Hình thức kiểm tra

Chuẩn đầu ra đánh giá

Số cột

Thời điểm kiểm tra

Trang 11

8 Hướng dẫn thực hiện môn học

8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng Y sỹ đa

khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La

8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học

8.2.1 Đối với người dạy

+ Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống

+ Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai

+ Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên

trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm

8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài

liệu )

- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30%

số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau

- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển

và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm

- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ

- Tham dự thi kết thúc môn học

- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học

9 Tài liệu tham khảo:

[1] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số

54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội

[2] Bộ Y tế (2000), Chăm sóc Điều dưỡng tại cộng đồng tập I, II, Nhà xuất

bản Y học, Hà Nội

[3] Bộ Y tế (1998), Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

[4] Tổ chức Y tế thế giới (1981), Nhân viên y tế cộng đồng, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội

-

Trang 12

BÀI 1: CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG

 GIỚI THIỆU BÀI 1

Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về sự khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng.một số phương pháp sử dụng trong chẩn đoán cộng đồng.những chỉ số chính cần có để chẩn đoán cộng đồng.tiêu chẩn để xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác y tế tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 1

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Trình bày được sự khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

- Mô tả một số phương pháp sử dụng trong chẩn đoán cộng đồng

- Liệt kê được những chỉ số chính cần có để chẩn đoán cộng đồng

- Sử dụng các tiêu chẩn để xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

Trang 13

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 14

NỘI DUNG BÀI 1

1 Cộng đồng và chẩn đoán cộng đồng

1.1 Định nghĩa cộng đồng

Cộng đồng là nhóm người chung sống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung

một số đặc điểm và quyền lợi dựa vào nhau để cùng phát triển, cộng đồng có thể nhỏ như một thôn, một xóm, một cụm dân cư đến những vùng rộng, lớn, những quốc gia đông đúc

Các đặc điểm khác biệt giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng

Sự khác nhau giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng

Chẩn đoán

Đối tượng chẩn đoán Cá nhân người bệnh Cả cộng đồng

Mục đích chẩn đoán Phát hiện bệnh tật Phát hiện các vấn đề sức khỏe Mỗi quan hệ CBYT và người bệnh Nhóm CBYT và cộng đồng

Ai đến với ai Người bệnh đến với

Chữa bệnh Lựa chọn vấn đề ưu tiên để

can thiệp bằng các biện pháp thích hợp

Kết quả Người bệnh khỏi, tàn phế

Trang 15

3.1 Nghiên cứu sổ sách, báo cáo

Các sổ sách, báo cáo thống kê của:

- Trạm y tế, phòng khám bệnh viện

- Chính quyền xã, đội sản xuất

- Cấp trên

3.2 Quan sát trực tiếp

- Dùng bản kiểm điểm để quan sát một sự vật, một địa điểm

Ví dụ: Tình trạng vệ sinh môi trường của các thôn ấp, chất lượng của các giếng nước ăn

- Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc một bệnh tiềm ẩn

Ví dụ:

+ Dùng thước dây đo vòng cánh tay cho trẻ1-5 tuổi để phát hiện suy dinh dưỡng

và nguy cơ suy dinh dưỡng

+ Đo chiều cao cho thai phụ, phát hiện những người có chiều cao dưới 145cm

để gửi tới khoa sản bệnh viện tuyến trên có nguy cơ đẻ khó

- Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và điều tra tỷ lệ mắc một bệnh nào đó trong cộng đồng

Ví dụ: Xét nghiệm giun đũa, sốt rét thiếu máu, nhiễm HIV

3.3 Vấn đáp với cộng động

- Phỏng vấn các cá nhân, cá hộ gia đình, các cán bộ y tế, cán bộ quản lý

- Gửi bản câu hỏi viết sẵn thu thập các câu trả lời

Vì phải làm việc với số đông, hai phương pháp này đều phỉa chuẩn bị trước các

“Bảng câu hỏi” và phỉa chọn ngẫu nhiên, xác định cỡ mẫu, sau đó phải sử lý các kết quả

Trang 16

1000 50 5%

Bảng số ngẫu nhiên để chọn mẫu:

(Nhắm mắt, chọn đầu bút vào bảng để tìm số đầu tiên, sau đó xác định các số sau theo

Có 4 loại chỉ số cần thu thập:

4.1 Chỉ số về dân số

- Số dân trung bình, số dân theo giới và theo lứa tuổi(Quan trọng nhất là số trẻ

em dưới 1 tuổi và phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi)

Trang 17

- Tỷ suất tử vong thô, tỷ suất tử vong đặc trưng theo giới và theo lứa tuổi ( Quan trọng nhất là tỷ suất tử vong dưới 1 tuổi và tử vong mẹ)

4.2 Chỉ số về kinh tế, văn hoá, xã hội

- Phân bố nghề nghiệp trong xã

- Số người đủ ăn và thiếu ăn trong xã

- Thu nhập bình quân trên đầu người

- Bình quân ruộng vườn trên đầu người

- Tỷ lệ gia đình có nghề phụ

- Tỷ lệ người mù chữ/ dân số và tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động

- Tỷ lệ gia đình có phương tiện truyền thông như Radio, tivi, báo chí

- Số gia đình lễ bái, cầu cúng khi có người ốm

- Số trường hợp trẻ suy dinh dưõng

- Số trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g

- Số phụ nữ có thai không tăng trọng đủ 9kg

4.4 Chỉ số về phục vụ y tế

- Số cán bộ y tế các loại và người hành nghề y tế tư nhân

- Kinh phí y tế được cấp theo đầu dân

- Số người đến khám và mua thuốc của tư nhân

- Số lượt người được giáo dục sức khoẻ

- Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt

- Số phụ nữ được khám thai đủ 3 lần và tiêm phòng uấn ván

- Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 10 loại vắc xin

- Số sản phụ đẻ có và không có cán bộ chuyên môn hỗ trợ

- Số gia đình có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh

5 Xác định vấn đề sức khoẻ

Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các vấn đề sức khoẻ Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn

Trang 18

Người ta khảng định rằng “ Có vấn đề sức khoẻ” bằng cách đối chiếu vấn đề ấy với 4 tiêu chuẩn sau (dùng thang điểm để đo cho điểm từng tiêu chuẩn):

Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khoẻ Điểm

Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã quá mức bình thường

Cộng đồng đã biết tên của vấn đề áy và đã có phản ứng rõ ràng

Đã có dự kiến của nhiều ban, ngành, đoàn thể

Ngoài cán bộ Y tế trong công đồng đã có một nhóm người khá

thông thạo về vấn đề đó

Cộng :

- Cách cho điểm:

+ 3 điểm: Rất rõ ràng; 1 điểm: Có thể không rõ ràng lắm ;

+ 2 điểm: Rõ ràng; 0 điểm: Không rõ, không có;

- Cách nhận định kết quả:

+ Từ 9-12 điểm: Có vấn đề sức khoẻ ấy trong cộng đồng

+ Dưới 9 điểm: Vấn đề sức khỏe chưa rõ

6 Lựa chọn ƣu tiên

Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề sức khoẻ Lúc này bạn phải lựa chon ưu tiên, vì không thể coi các vấn đề như nhau và không thể giải quyết ngay mọi vấn đề được

Để lựa chon ưu tiên, người ta cũng sử dụng một bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn:

Mức độ phổ biến của vấn đề

Gây tác hại lớn (Tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế, xã hội)

Ảnh hưởng đến lớp người khó khăn

Đã có kỹ thuật phương tiện giải quyết

Kinh phí chấp nhận được

Cộng đồng sãn sàng tham gia giải quyết

Cộng :

- Cách cho điểm:

Trang 19

Như phần xác định các vấn đề sức khoẻ (4 mức độ: 3 điểm, 2 điểm, 1 diểm, 0 điểm )

- Yếu tố C: Hiệu quả của chương trình can thiệp

8 Phương pháp phân tích một vấn đề sức khỏe

8.1 Vẽ cây căn nguyên theo sơ đồ xương cá

Dựa vằo những sổ liệu cụ thể; kết hợp Với kinh nghiệm cá nhân và cách làm việc theo nhóm có thể vẽ cây cân nguyên cho một vấn đề Sơ đồ xương cá cho thấy mối quan hệ giữa hậu quả (vấn đề tồn tại) với các nhóm nguyên nhân độc lập Trong mỗi nhóm nguyên nhân có các nguyên nhân hoàn toàn độc lập hoặc quan hệ lẫn nhau qua tác động âm tính hoặc dương tính

Ví dụ: Về cây căn nguyên dẫn đến tình trạng các trạm ỵ tế xã ít bệnh nhân đến khám chữa bệnh của tỉnh A Trong sơ đổ này, cần chú ý là có nhiều nguyên nhân khi

đã nêu ra phải lượng hoá bằng các chỉ số để tránh các nhận định chung chung, thiếu căn cứ Vì vậy, cần phải sử dụng tối đa các nguồn số liệu từ hệ thống báo cáo hiện nay

để có bằng chứng khi đưa ra các nhận định cũng như quyết định: Khi nói trạm y tế xã thiếu trang thiết bị, phải lượng hoá từ “thiếu” bằng chỉ số: Tỷ lệ trạm có đủ trang thiết

bị Có những nguyên nhân khó có thể lượng hoá trực tiếp như: Dân chưa tin, thái độ kém, kỷ luật lao động kém thường phải qua các cuộc điều tra nghiên cứu mới đưa ra nhận định

8.2 Cách phân tích nguyên nhân bằng kỹ thuật đặt câu hỏi "Nhưng vì sao vậy?"

Trước khi bước vào phân tích các nguyên nhân, ta đều biết không thể giải quyết mọi nguyên nhân có thể can thiệp được Để làm được kỹ thuật này cần Nêủ rõ hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản (BPRS) Từ vấn đề xác định được, đặt câu hỏi "Nhưng tại sao vậy" hoặc "Tại sao" lại dẫn đến vấn đề này? Sau câu hỏi đầu, ta có một sô' câu trả lời Chọn trong sộ các câu trả lời những lý do có thể can thiệp được, rồi đặl câu hỏi tiếp

"Tại sao" Còn những câu trả lòi không đưa ra được lý do giải quyết được ngay hãy tạm thời gác lại Cứ tiếp tục đặt các câu hỏi "Tại sao" cho các câu trả lời sau được chọn cuối cùng sẽ tìm được công việc cần làm hay giải pháp cần can thiệp đổ đưa vào bản kế hoạch hành động Ví dụ sử dụng cây căn nguyên và kỹ thuật "Nhưng tại sao" phân tích nguyên nhân dẫn đến "Tỷ lệ nhiễm HIV tăng"

Trang 20

Nếu ở một cơ sở y tế tạm thời dừng ở lần thứ 2 đặt câu hỏi "tại sao" và gác lại các nguyên nhân không trong phạm vi trách nhiệm của ngành y hoặc điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất chưa cho phép xét nghiệm máu cho tất cả các bà mẹ có thai xem

có nhiễm HIV không Cần tìm được các số liệu minh họa, chứng minh cho nhận định trên từ hộ thống thông tin, báo cáo Một khi có số liệu minh họa, việc đặt mục tiêu sẽ

cụ thể hơn, dễ dàng hơn và nhất lâ khả thi hơn Ngành y tế không tác động được (gác lại không phân tích)

Sau khi phân tích có thể liệt kê được những việc cần thực hiệp để giảm nhiễm HIV trong cộng đồng là:

- Cung cấp bao cao su rộng rãi qua tiếp cận xẵ hội

- Tổ chức nói chuyện tại địa phương, đãng tái các chương trinh về tình dục an toàn trên các phương tiện truyền thông đại chúng

- Đào tạo cán Bộ Y tế để có đủ cán bộ có thể xét nghiệm tìm HIV trước khi trúyền máu

- Tăng nguồn kinh phí để làm các xét nghiệm và phân bố lại ngân sách sách, ưu tiên cho xét nghiệm HlV ở các cơ sở truyền máu

- Khi đưa những vấn đề trên vào kế hoạch hành động năm tới, chúng ta đã hi vọng gịảm nguy cơ nhiễm HIV Kỹ thuật "Nhưng tại sao" này được sử dụng trong nhiều tình huống khác, có thể tới ,5*6 tầng đặt câu hỏi "Tại sao" :

Không phải lủc nào cũng cần phân tích vấn đề tổn tại bằng vẽ cây căn nguyên hay dùng kỹ thuật "Nhưng tại sao" như trên, cách làm trên tập tho người quản ly cách xem xét, tìm hiểu một vấn đề cặn kẽ trước khi đưa ra quyết định Việc phối hợp sử dụng số liệu thống kê báo cáo cũng như các bằng chứng thực tế khác với cách phân tích trên sẽ làm cho người quản lý có thêm công cụ khoa học, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực y tế

Trang 21

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Trình bầy các đặc điểm khác nhau giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng?

Câu 2 Trình bày cách thu thập chỉ số và cho ví dụ minh hoạ?

Câu 3 Trình bày 4 loại chỉ số cần thu thập?

Câu 4 Trình bày các tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khoẻ, tự cho ví dụ để xác định?

Câu 5 Trình bày các tiêu chuẩn để xét ưu tiên và tự cho ví dụ để xét?

Trang 22

BÀI 2: VIẾT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ XÃ

 GIỚI THIỆU BÀI 2

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về lập kế hoạch y tế các định nghĩa, mục đích, mục tiêu, chỉ số, hoạt động mục đích, mục tiêu, chỉ số về y tế theo năm tháng Cách

để viết và lập kế hoạch y tể để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác y tế tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 2

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Trình bày được các định nghĩa, mục đích, mục tiêu, chỉ số, hoạt động

- Xây dựng được mục đích, mục tiêu, chỉ số về y tế theo năm tháng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

Trang 23

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 24

NỘI DUNG BÀI 2

1 Các định nghĩa:

- Mục đích: là điều bạn muốn đạt được

Ví dụ:

+ Tăng cường số lượng và chất lượng chăm sóc bà mẹ

+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong xã

- Mục tiêu: Là đích bạn mong muốn đạt được nhưng cụ thể hơn do đó có thể đo được kết quả và có giới hạn về thời gian

Ví dụ:

+ Tăng tỷ lệ đẻ có hỗ trợ do cán bộ được đào tạo thực hiện từ 45% trong năm nay lên 50% vào năm sau

+ Hoàn thành 4 khoá đào tạo tại chức cho cán bộ y tế xã, thôn trong năm nay

- Chỉ số: là những số đo cụ thể các kết quả đạt được để xem mục tiêu có đạt không?

Ví dụ:

+ Đẻ có hỗ trợ trong tổng số đẻ

+ Bà mẹ có thai đi khám trong tổng số bà mẹ có thai

+ Số lớp đào tạo tại chức trong tổng số lớp dự kiến

+ Số trường hợp mắc lao được phát hiện

- Hoạt động: Là những bước hoặc việc làm phải được tiến hành để đạt được mục tiêu

Ví dụ:

+ Hướng dẫn kiến thức khoa học cho các mụ đỡ vườn

+ Tổ chức những chiến dịch giáo dục sức khoẻ trong quá trình khám lâm sàng trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẻ có hỗ trợ

+ Khám những người có tiếp xúc với bệnh nhân lao

+ Tổ chức điều tra trọng điểm ở những khu vực có tỷ lệ mắc mới cao

+ Đào tạo cán bộ soi đờm, soi phân

2 Tại sao chúng ta cần mục đích và các mục tiêu

- Mục đích và các mục tiêu chỉ phương hướng cho những hoạt động của chúng

ta

- Hàng ngày chúng ta luôn luôn bận rộn giải quyết những công việc bất chợt nảy sinh vì vậy thường quên mục đích chính công việc của mình Mục đích và mục tiêu cũng giống như một bản đồ mà bạn, nhân viên của bạn và cấp trên của bạn có thể tham khảo bất cứ lúc nào để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng trên con đường mục tiêu Nghĩ

về những việc đang làm và quyết định điều gì quan trọng nhất trong công việc và bạn

sẽ phải sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý như thế nào để đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả

Trang 25

quan trọng của khám thai

4 Tới cuối năm sau 80% trẻ dưới 1

tuổi được tiêm chủng đủ liều DPT

5 Làm một số test chẩn đoán giang

mai

6 Xây dựng thời gian biểu năm cho

một số phòng khám sức khoẻ bà mẹ

trẻ em

7 Giảm 25% số ngày ốm của cán bộ

so với năm ngoái

8 Tăng cường sức khoẻ bà mẹ trẻ

3 Xây dựng kế hoạch hành động để đạt đƣợc các mục tiêu và viết kế hoạch

- Sau khi xác định được “những vấn đề ưu tiên” hoặc “những vấn đề y tế” phải giải quyết, bạn phải lập 1 kế hoạch hành động để đạt ra mục tiêu đề ra

- Việc đầu tiên là phải đề ra mục tiêu có khả năng thực thi, nghĩa là phù hợp với các nguồn lực của địa phương (trong đó bao gồm nguồn tài trợ giúp từ bên ngoài địa phương) Mục tiêu ban đầu đôi khi không thể thật sát, vì vậy trong quá trình thực hiện

ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp

- Khi đã xác định được vấn đề phải giải quyết, bạn phải phân tích tại sao lại có vấn đề đó, tức là tìm những nguyên nhân Thí dụ có vấn đề “ Tỷ lệ tăng dân số ở xã

Trang 26

cao” Những nguyên nhân là: dân thích có nhiều con, phải có con trai, thiếu vòng, thiếu bao cao su, không chấp nhận biện pháp kỹ thuật, thiếu cán bộ có trình độ triển khai biện pháp kỹ thuật, chính quyền không quan tâm, tôn giáo Trong nhiều nguyên nhân như vậy, bạn chỉ lên chọn những nguyên nhân nào mà địa phương bạn có khả năng tác động có hiệu quả Thí dụ đào tạo cán bộ có khả năng đặt vòng giỏi, không để thiếu vòng tránh thai

- Khi đã quyết định là tác động vào nguyên nhân nào đó bạn phải nêu các giải pháp, có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân Phải chọn những giải pháp thích hợp (có khả năng thực thi) Ví dụ: Với nguyên nhân “ nhân viên kỹ thuật đặt vòng kém” giải pháp chọn là đào tạo lại kỹ thuật đặt vòng

- Sau khi đã chọn giải pháp thích hợp bạn phải nêu ra những hoạt động cụ thể trong giải pháp đó Thí dụ: “để đào tạo lại” phải có những hoạt động: chuẩn bị tài liệu, mời giảng viên, tổ chức thực hành, chọn học viên, dự trù kinh phí, mua dụng cụ cần thiết

- Từng hoạt động/nhiệm vụ lại được phân tích như sau: Ai chịu trách nhiệm chính, người/cơ quan phối hợp, khi nào làm các nguồn lực cần thiết, khi nào song, dự kiến kết quả Thí dụ hoạt động “mời giảng viên”, chịu trách nhiệm chính: Trưởng trạm, cán bộ phối hợp, nữ hộ sinh Khi nào làm: Tuần đầu tháng 4 nguồn lực: 1000.000đ Bao giờ xong: Tuần thứ 2 tháng 4 Dự kiến kết quả: Mời được 2 giảng viên giỏi

- Cứ như vậy bạn đã viết kế hoạch hành động cụ thể Với những vấn đề y tế lớn hơn hoặc phức tạp, đòi hỏi nhiều giải pháp, nhiều nguồn lực và thời gian, cần phân tích ra nguyên nhân và chọn giải pháp thích hợp tưng ứng Bạn sẽ có kế hoạch nhỏ trong tổng thể

MẪU KẾ HOẠCH THƯỜNG ĐƯỢC ÁP DỤNG

- Tên vấn đề phải giải quyết

Nguồn lực cần thiết

Dự kiên kết quả B.đầu K.thúc

Trang 27

động B.đầu K.thúc hiện phối hợp cần thiết kết quả

Trang 28

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Trình bày các định nghĩa: Mục đích, mục tiêu, chỉ số, hoạt động?

Câu 2 Trình bày nội dung xây dựng kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu

và viết kế hoạch?

Trang 29

BÀI 3: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ CƠ SỞ

 GIỚI THIỆU BÀI 3

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về những nội dung công việc của trạm y tế nội dung quản lý vật tư và trang thiết bị; nội dung hực hiện giám sát các hoạt động y tế Cách xây dựng lịch tuần, lịch công tác cho cá nhân, trạm, bản mô tả chức trách công việc để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác y tế tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 3

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Mô tả được những nội dung công việc của trạm y tế

- Trình bày được nội dung quản lý vật tư và trang thiết bị

- Trinh bày đươc nội dung hực hiện giám sát các hoạt động y tế

 Về kỹ năng:

- Làm được một bản chức trách công việc

-Lập được loại lịch công tác cho cá nhân và cho trạm

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng và thực tập nghề nghiệp

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

Trang 30

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 31

NỘI DUNG BÀI 3

1 Mô tả nhiệm vụ chủ yếu của trạm y tế cơ sở

Trong hoạt động hàng ngày, người cán bộ y tế cơ sở thường xuyên phải giải quyết những nội dung công việc chính như sau:

1.1 Kiện toàn mạng lưới y tế

1.2 Y tế thôn ấp:

Là cán bộ y tế thôn, ấp vào hoạt động có nề nếp duy trì sinh hoạt đều hàng tháng với những nội dung cụ thể cho từng người Tổ chức tập huấn theo kế hoạch để nâng cao trình độ của y tế thôn, bản

1.3 Y tế xã, phường:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế xã Phấn đấu mọi người đều có thể chuyên sâu 1 việc nhưng biết nhiều việc trong hoạt động của y tế xã để thay thế và hợp tác khi cần thiết

- Xây dựng kế hoạch hoạt động: xác định những vấn đề ưu tiên, lồng ghép các hoạt động y tế, nhu nhập thông tin, định kỳ đánh giá các hoạt động của y tế xã để báo cáo với y tế tuyến trên và ủy ban nhân dân

- Chăm lo xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất của trạm y tế cũng như đời sống vật chất tinh thần và các quyền lợi khác của nhân viên y tế trong trạm, y tế thôn, bản

- Lôi cuốn lực lượng y tế tư nhân trong địa bàn vào cuộc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân

1.4 Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ

- Có các nội dung cụ thể về giáo dục sức khoẻ cho nhân dân, lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày của từng nhân viên y tế trong trạm

- Xây dựng góc tuyên truyền về sức khoẻ tại nơi cò khám chữa bệnh

- Tổ chức các buổi tuyên truyền đối với những đối tượng đặc biệt trên địa bàn như: Lãnh đạo xã, thôn ấp, các thầy cô giáo, học sinh phổ thông, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, các cụ phụ lão, các nhà sơ sãi, thầy tu

1.5 Nước sạch và vệ sinh môi trường

- Chủ động tham gia giải quyết các vấn đề vệ sinh, cải tạo môi trường sống, tham gia cung cấp nước sạch và bảo vệ nguồn nước sạch

- Hướng dẫn việc xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình vệ sinh

- Định kỳ hàng tháng, quý kiểm tra vệ sinh hoàn cảnh tại trường học, cửa hàng

ăn uống, các nơi công cộng khác

1.6 Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình

- Quản lý được số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và số phụ nữ có thai trên địa bàn Tổ chức khám chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ

- Quản lý tốt các phương tiện tránh thai (thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy, dụng cụ tử cung, bao cao su) và vận động các đối tượng trong diện thực hiện các biện pháp tránh thai thích hợp

Trang 32

- Dự đoán được số phụ nữ có thai hàng năm, tổ chức tốt dịch vụ khám thai và hướng dẫn họ các kiến thức cần thiết về nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi Phát hiện những trường hợp đẻ khó để chuyển viện kịp thời

- Đỡ đẻ thường tại trạm, tại nhà, đảm bảo vô trùng và an toàn cho sản phụ và thai nhi

1.7 Bảo vệ sức khoẻ trẻ em

- Cùng các bà mẹ tổ chức theo dõi tăng trưởng cho các cháu dưới 3 tuổi theo biểu đồ tăng trưởng vận động các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng gói ORS khi cháu bị tiêu chảy

- Hướng dẫn các bà mẹ nuôi con theo khoa học, phòng chống suy dinh dưỡng và Vitamin A

1.8 Tiêm chủng mở rộng phòng chống 10 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em

- Quản lý các cháu trong độ tuổi tiêm chủng để xây dựng kế hoạch năm, quý, tháng

- Tổ chức tiêm chủng có chất lượng (đảm bảo vô trùng, bảo quản văcxin đúng

kỹ thuật, tiêm đủ liều, đúng đối tượng, đúng lịch )

- Theo dõi tỷ lệ mắc, chết trẻ em đối với 10 bệnh truyền nhiễm được tiêm chủng

1.10 Chữa bệnh tại nhà, tại trạm và xử trí các vết thương thông thường

- Tổ chức tốt công tác khám và chữa bệnh tại trạm, tại nhà

- Thăm khám sức khoẻ tại nhà cho những đối tượng ưu tiên thương binh nặng, các cụ cao tuổi, phụ nữ mới đẻ

- Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện dụng cụ thuốc men cần thiết để cấp cứu, sơ cứu thông thường hàng ngày

- Kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh, áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

- Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người tàn tật giúp họ trở lại với sinh hoạt của cộng đồng

1.11 Đảm bảo thuốc thiết yếu:

- Đảm bảo nhu cầu về thuốc thiết yếu cho nhân dân trên địa bàn Tổ chức những điểm bán thuốc thông thường cho nhân dân, phối hợp quản lý các cơ sở bán thuốc tư nhân

- Chú trọng phát triển những cây thuốc nam có sẵn có trên địa bàn Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý và an toàn

Trang 33

1.12 Quản lý sức khoẻ

- Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn trước hết ưu tiên đối tượng đặc biệt như trẻ em dưới 5 tuổi, thương binh nặng, những người cao tuổi, phụ

nữ có thai

- Tổ chức khám định kỳ hàng năm, ưu tiên các đối tưọng trên

2 Quản lý theo công việc

Nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở là khá nhiều, trong khi số cán bộ lại có hạn, do đó trước hết trạm trưởng, phải tiến hành phân công nhiệm vụ cho cán bộ của mình theo nguyên tắc một cán bộ có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và một nhiệm vụ có thể có nhiều cán bộ cùng tham gia nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính

Sau khi phân công nhiệm vụ xong trạm trưởng yêu cầu cán bộ của mình lập bản chức trách công việc cho cá nhân theo nội dung sau:

- Danh hiệu, chức vụ Ví dụ: Y tá điều dưỡng trung cấp

- Thời gian: Thời gian mà bản chức trách có hiệu lực, thường là 6 tháng hoặc một năm

- Tóm tắt chức trách: Nêu ngắn gọn những trách nhiệm chính mà chức vụ phải gánh vác

- Công việc: Đây là phần chủ yếu của bản chức trách, phải ghi rõ những công việc phải làm, việc nào độc lập việc nào làm phối hợp, việc nào chịu trách nhiệm chính

+ Tiêm phòng 10 bệnh cho trẻ em

+ Chăm sóc sức khoẻ tại nhà và y tế học đường

+ Cải tạo và chăm sóc vườn cây thuốc nam

- Hỗ trợ các công việc sau:

+ Khám bệnh tại trạm

Trang 34

+ Vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch

+ Tham gia ngày sức khoẻ, ngày tiêm chủng

Hỏi: Phần công việc ghi trong bản chức trách trên có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng? Trạm trưởng phân công nhiệm vụ cho y tá của trạm đã phù hợp chưa?

3 Quản lý theo lịch công tác

Lịch năm chỉ trình bày những công việc theo kế hoạch, trên từng tháng

3.1.2 Lịch công tác quý, tháng:

Triển khai theo từng quý, từng tháng đựoc vào lịch năm Lịch quý ít sử dụng, lịch tháng chủ yếu là ghi kế hoạch trong tháng, có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo tính chất công việc

3.1.3 Lịch tuần

Là lịch hay sử dụng nhất ở y tế cơ sở vì ngoài những công việc trong kế hoạch,

nó bao gồm cả những công việc đột xuất (rất hay gặp ở cộng đồng) Lịch tuần nên trình bày từng ngày, từng buổi (kể cả buổi tối), có thể thêm phần nhắc công việc chính của tuần sau để có sự chuẩn bị trước Dựa vào lịch tuần, cán bộ nhớ công việc của mình và trạm trưởng cũng dựa vào đó để nắm việc của cá nhân viên

Dưới đây là một mẫu lĩch tuần cho cá nhân:

Thứ, ngày, tháng Công việc Nhắc công việc tuần sau Sáng

Trang 35

3.3 Sử dụng thời gian hợp lý:

- Khác với tiền vật tư, thời gian là một nguồn tài nguyên đặc biệt mà khi không

sử dụng nó vấn cứ mất đi Vì vậy, lập kế hoạch để sử dụng thời gian một cánh hợp lý

là một nghệ thuật

- Đặc biêt, do dặc thù công tác ở tuyến co sở phải đi xuống các thôn, ấp nhiều,

do đố sắp sếp thời gian hợp lý lại càng cần thiết Để làm tốt việc này cần chú ý đến mấy vấn đề sau:

- Đánh giá công việc: Phải biết công việc mình định làm kéo dài bao lâu? cân phối hợp với những ai? dự liến những khó khăn, thuận lợi có thể gặp, từ đó mới có thể

dự kiến thời gian

- Quan sát thực tế: Phải nắm chắc được địa bàn mình sẽ triển khai công việc (đi

xa bao nhiêu), đi bằng đường nào tốt nhất, đi bằng phương tiện gì?

- Lồng ghép các hoạt động: Đây là điểm quan trọng trong sử dụng hợp lý thời gian Do điều kiện một số cơ sở; đại bàn phục vụ rộng, nên nhiều khi thời gian đi đường của người cán bộ y tế còn nhiều hơn cả thời gian làm việc tại cộng đồng, do vậy phải kết hợp nhiều việc khi đi xuống một địa bàn Ở các xã miền núi, đôi khi các cán

bộ phải nghỉ đêm tại bản để triển khai công việc, do vậy việc lồng ghép các công việc lại càng cần thiết Trạm trưởng nên có kế hoạch làm việc theo kiểu “cuốn chiếu” từng vùng để hạn chế việc đi lại của nhân viên

4 Quản lý vật tƣ, trang thiết bị

4.1 Nguyên tắc chung

Quy định này áp dụng cho tất cả các thiết bị sử dụng trong ngành y tế:

- Từng trhiết bị phải có hồ sơ riêng gồm:

+ Một bảng lý lịch để theo dõi thiết bị

+ Một nội dung sử dụng và bảo quản (một bản sao treo tại nơi đặt thiết bị)

Trang 36

+ Các tài liệu kỹ thuật của thiết bị

- Mỗi thiết bị phải có người chịu trách nhiệm và quản lý, vận hành, bảo quản, phải được học tập am hiểu tường tận về thiết bị và chỉ sử dụng thiết bị mình phụ trách Khi muốn sử dụng các thiết bị khác phải được sự thoả thuận, hướng dẫn của người phụ trách thiết bị đó, phải bàn giao trước và sau khi sử dụng

- Khi dùng thiết bị trước tiên phải vận hành thử không tải nếu có vấn đề bất thường phải báo cáo với người phụ trách đơn vị để gọi thợ chuyên môn đến kiểm tra lại

- Mỗi thiết bị phải có một nơi để nhất định, vững chắc, khô ráo, bằng phẳng, không có các hoá chất ăn mòn, thưòng xuyên lau chùi vệ sinh khi không dùng phải có vải che bụi

- Không phải thợ chuyên môn không được tháo thiết bị ra sửa chữa hoặc để xem Thợ sửa chữa mỗi lần kiểm tra, sửa chữa phải nghi đầy đủ rõ ràng các việc làm

và nhận xét vào lịch thiết bị

Các thiết bị có người sử dụng phải có chế độ bàn giao sổ sách cụ thể về số lượng, chất lượng sau mỗi lần làm việc hay ca trực

4.2 Bảo quản đối chiếu thiết bị quang học

Phải được lau chùi thường xuyên sạch sẽ trước và sau khi dùng, có khăn lau riêng bằng vải mềm Nơi đặt thiết bị phải cách tường, cách mặt đất ít nhất 0,5m

4.3 Bảo quản các vận dụng bằng kim loại

Phải để nơi khô ráo thoáng khí, không bị mưa nắng hát vào, độ ẩm dưới 60% nhiệt độ khoảng 100C đến 400C Không được để dụng cụ kim loại cùng với các loại hoá chất bay hơi, ăn mòn acid, cồn iod, muối Dụng cụ chuyên khoa phải xếp riêng theo từng bộ phận hoặc từng loại Sau khi dùng phải rửa sạch sẽ lau khô, nếu để lâu phải bôi dầu mỡ chống rỉ

4.4 Bảo quản sử dụng bằng bao cao su

Cần để dụng cụ vào chỗ kín (cho vào hộp hoặc gói kín trong giấy) Các dụng cụ bao cao su nhỏ ống thông, ống dẫn lưu, ống nong, Tốt nhất nên bảo quản trong dung dịch Glycerin với Acidphenic mỗi thứ 2% Cần xoa bột tal ra ngoài dụng cụ bao cao su

để tránh dính, khi sếp tránh ép chặt, để nơi có độ ẩm thích hợp là 70% đến 76%, nhiệt

độ tốt nhất là 150C dến 200C Tuyệt đối không để trong tủ có hoá chất Tiệt khuẩn ngâm vào dung dịch Cidex, cloraminB, Presep Luộc sôi hoặc hấp ướt Khi luộc hoặc hấp phải lót nhiều lớp vải gạc ở dưới đáy nồi

4.5 Bảo quản dụng cụ thuỷ tinh

- Bảo quản ở nơi tương đối khô ráo Nếu để dự trữ tốt nhất là để hộp riêng bìa cứng, giữa các dụng cụ phải chèn lót

- Các dụng cụ dùng hàng ngày phải bảo quản cẩn thận, nhẹ nhàng tránh đổ vỡ Khi dùng song phải rửa tay ngay và tráng nhiều lần bằng nước sạch trường hợp chưa rửa ngay được ngâm dụng cụ vào nước Tiệt khuẩn bằng hấp, hoặc luộc sôi và có lót gạc dưới đáy nồi

Trang 37

CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ

Câu 1 Mô tả nhiệm vụ chủ yếu của trạm y tế cơ sở?

Câu 2 Trình bày nội dung kế hoạch công tác cá nhân và lịch công tác của trạm? Câu 3 Trình bày nội dung sử dụng thời gian hợp lý?

Câu 4 Trình bày nội dung quản lý vật tư, trang thiết bị?

Trang 38

BÀI 4: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ

 GIỚI THIỆU BÀI 4

Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về định nghĩa và các mục đích đánh giá.phân loại đánh giá và 5 bước cơ bản để đánh giá.phương pháp sử dụng trong đánh giá và các chỉ

số đánh giá để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác y tế tại cộng đồng

MỤC TIÊU BÀI 4

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

 Về kiến thức:

- Trình bày được định nghĩa và các mục đích đánh giá

- Trình bày được phân loại đánh giá và 5 bước cơ bản để đánh giá

- Trình bày được phương pháp sử dụng trong đánh giá và các chỉ số đánh giá

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu

tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

- Nội dung:

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến

thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

Trang 39

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trang 40

NỘI DUNG BÀI 4

1 Định nghĩa đánh giá

- Đánh giá là đo lường và xem xét các kết quả đạt được của một chương trình hoặc hoạt động trong một giai đoạn nhất định nào đó nhằm cung cấp thông tin cho người quản lý đưa ra quyết định cho tương lai

- Đánh giá là tìm ra giá trị của một việc gì đó

- Đánh giá là xem xét về giá trị, dựa trên sự đo lường hay định giá các kết quả của một chương trình hay một hoạt động

2 Mục đích đánh giá

Có 10 lý do cần đánh giá là:

- Xem kết quả đạt được

- Xem xét tiến độ có phù hợp với mục tiêu chương trình không

- Thúc đẩy điều hành

- Tìm điểm mạnh và điểm yếu

- Xem xét liệu đã cố gắng thực sự chưa

- Xem xét chi phí và lợi ích

- Thu thập thông tin

- Rút kinh nghiệm

- Nâng cao kết quả

- Lập kế hoạch tiếp theo tốt hơn

3 Phân loại đánh giá

Có thể chia làm 3 loại :

- Đánh giá ban đầu: Đánh giá trước khi thực hiện chương trình can thiệp

- Đánh giá tức thời: Đánh giá trong khi thực hiện chương trình can thiệp

- Đánh giá sau cùng: Đánh giá sau khi chương trình can thiệp đã kết thúc một thời gian

4 Năm bước cơ bản để đánh giá:

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN