Với thời lƣợng học tập 45 giờ, 28 Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: Kiểm tra: 2 giờ Môn Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khoẻ giảng dạy cho học sinh với mục
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP – GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm……
của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)
Sơn La, năm 2020
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã
tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳnTrung Cấp nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo
Với thời lượng học tập 45 giờ, ( 28 Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: Kiểm tra: 2 giờ)
Môn Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khoẻ giảng dạy cho học sinh với mục tiêu:
- Cung cấp cho người học những kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe và giải quyết có hiệu quả các tình huống giao tiếp trong công tác chuyên môn
- Tuyên truyền, giáo dục cho người bệnh và người nhà người bệnh tầm quan trọng về công tác nâng cao sức khoẻ; thay đổi hành vi sức khỏe có lợi cho cá nhân
và cộng đồng
Do đối tượng giảng dạy là Học sinh trung cấp nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những phương pháp giao tiếp cơ bản, tương ứng với nội dung giảng dạy môn Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế
Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau:
Bài 1: Đại cương tâm lý học - tâm lý học y học
Bài 2: Kỹ năng giao tiếp
Bài 3: Đại cương về giáo dục sức khoẻ
Bài 4: Phương pháp và phương tiện truyền thông - giáo dục sức khoẻ Bài 5: Lập kế hoạch một buổi TT - Giáo dục sức khoẻ
Bài 6: Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ
Học sinh hiểu sâu hơn các kiến thức kỹ năng giao tiếp để giao tiếp tốt với bệnh nhân hơn có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác
sĩ về lĩnh vực này như: “ Chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt Nam” Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở Y tế Giáo dục và nâng cao sức khỏe nhà xuất bản Y học
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo
Trang 4Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn./
Sơn La, ngày tháng năm 2020
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên: ThS Nguyễn Văn Dũng
2 Thành viên: Vì Minh Phương 3.Thành viên: Hà Thị Mai Phương
Trang 5MỤC LỤC
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ HỌC – TÂM LÝ HỌC Y HỌC 1 BÀI 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP 12 BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE 17 BÀI 4: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE 29 BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC
KHỎE 36 BÀI 6: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHỎE 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 63.2 Tính chất: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức về kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe và giải quyết có hiệu quả các tình huống giao tiếp trong công tác chuyên môn Tuyên truyền, giáo dục cho người bệnh
và người nhà người bệnh tầm quan trọng về công tác nâng cao sức khoẻ; thay đổi hành vi sức khỏe có lợi cho cá nhân và cộng đồng
3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học: Giao tiếp giáo dục sức khỏe là môn
học cung cấp những kiến thức cơ bản về giao tiếp, kỹ năng truyền thông về các bệnh trong cộng đồng chung và các bệnh trong các bệnh viện nói riêng, Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành trên lâm sàng cũng như khi đi cộng đồng
C1 Hình thành và trau dồi được tác phong và đạo đức nghề nghiệp
C2 Có thái độ phục vụ ân cần, chuẩn mực, phù hợp với người bệnh và người nhà người bệnh trong môi trường bệnh viện, xã hội
C3 Nhận thức được tầm quan trọng về công tác nâng cao sức khoẻ, thay đổi
hành vi sức khỏe có lợi cho cá nhân và cộng đồng
5 Nội dung môn học:
5.1 Chương trình khung
Trang 7Thực hành/thực tập/ thí nghiệm/bài tập/thảo luận
Thi/ Kiểm tra
Trang 8200115 Bệnh truyền nhiễm, xã hội 5 75 72 3
Trang 9Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
1 Đại cương tâm lý học - tâm lý học y học 6 6
3 Đại cương về giáo dục sức khoẻ 4 4
4 Phương pháp và phương tiện truyền
5 Lập kế hoạch một buổi TT - Giáo dục
6.2 Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng
6.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, bài tập tình huống
6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet
7 Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1 Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
7.2 Phương pháp:
7.2.1 Cách đánh giá
Trang 10- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông
tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%
+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học 60%
7.2.2 Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá Phương pháp tổ chức
Hình thức kiểm tra
Chuẩn đầu ra đánh giá
Số cột
Thời điểm kiểm tra
8 Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng Y sỹ đa
khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La
8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1 Đối với người dạy
Trang 11+ Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống
+ Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai
+ Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên
trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm
8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư
viện, tài liệu )
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30%
số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển
và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ
- Tham dự thi kết thúc môn học
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
9 Tài liệu tham khảo:
[1] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số
54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội
[2] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012
của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt Nam”
[3] Bộ Y tế (2014), Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,
người lao động tại các cơ sở Y tế
[4] Bộ Y tế (2013), Giáo dục và nâng cao sức khỏe, NXB Y học
[5] Bộ Y tế (2006), Tài liệu đào tạo Kỹ năng giao tiếp, Bệnh viện Bạch Mai [6] Trường Đại học Y tế công cộng (2012) Truyền thông sức khỏe, NXB
Lao động xã hội
[7] Klaus Krickeberg, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Bích (2014), Giáo
dục sức khỏe, NXB Y học Hà Nội
Trang 12BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ HỌC – TÂM LÝ HỌC Y HỌC
GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về các khái niệm tâm lý học, tâm lý học y học và các hiện tượng tâm lý, nội dung khám lâm sàng tâm lý, nêu 7 đặc điểm chung tâm lý người bệnh, giải thích được 4 yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh, một số đặc điểm
cơ bản về stress tâm lý
MỤC TIÊU BÀI 1
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm tâm lý học, tâm lý học y học và các hiện tượng tâm lý
- Trình bày được nội dung khám lâm sàng tâm lý
- Trình bày 7 đặc điểm chung tâm lý người bệnh
Về kỹ năng:
- Nêu và phân tích được 4 yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh
- Phân tích được một số đặc điểm cơ bản về stress tâm lý
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng và thực tập nghề nghiệp
- Thái độ ân cần, niềm nở, chu đáo khi thăm khám và chăm sóc người bệnh
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trang 13+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 14NỘI DUNG BÀI 1
1 Khái niệm tâm lý học:
1.1 Tâm lý học
Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quá trình phát sinh và phát triển của nó
1.2 Các hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, nó là sản phẩm của hoạt động thần kinh cao cấp, nó phụ thuộc vào sự “tồn tại” và khỏe mạnh của não bộ
Có 3 loại hiện tượng tâm lý
1.2.1.2 Quá trình cảm xúc
Là thái độ của con người đối với các sự vật hiện tượng của hiện thực, thái độ này tùy thuộc vào hiện tượng đó có làm thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của con người, được biểu hiện bằng vui, buồn, yêu thương, căm ghét, giận hờn… Chẳng hạn trong khi tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong hiên thực, con người đôi khi tỏ thái
độ đối với chúng đó là hoạt động cảm xúc
1.2.1.3 Quá trình ý chí
Là biểu hiện hành động có ý thức nhằm thực hiện một nhiệm vụ đã đặt ra, có kèm theo sự khắc phục khó khăn Biểu hiện bời sự ham muốn, tham vọng, đấu tranh tư tưởng… Chẳng hạn sau khi nhận thức về một sự vật, hiện tượng trong hiện thực, con người thường mong muốn đạt được mục đích nào đó Trong quá trình này luôn gặp
phải những khó khăn, đòi hỏi con người phải có khả năng khắc phục để vượt qua đó
là quá trình ý chí
1.2.2 Trạng thái tâm lý
Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường ít biến động nhưng lại chi phối các quá trình tâm lý
Trang 15Đó là các biểu hiện về tâm trạng, trạng thái chú ý, trạng thái trầm lắng, ganh đua, đố kỵ… Để giúp quá trình nhận thức có kết quả rõ ràng, thường có trạng thái chú
ý kèm theo
1.2.3 Thuộc tính tâm lý
Là hiện tượng tâm lý tương đối bề vững gắn bó với một con người, chi phối các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý Tuy vậy thuộc tính tâm lý vẫn có thể thay đổi nhờ quá trình tự rèn luyện và quá trình giáo dục
Thuộc tính tâm lý diễn tả những đặc điểm rất phong phú, đa dạng của tâm lý cá nhân, tạo thành nét riêng trong nhân cách, thể hiện tập trung ở hai mặt của con người
là TÀI và ĐỨC hay HỒNG và CHUYÊN Căn cứ vào vai trò trong đời sống tâm lý
cá nhân mà xếp thuộc tính tâm lý thành 4 mặt (tính cách, năng lực, khí chất, xu hướng), các mặt có liên quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành một hệ thống, một tổ hợp của nhân cách
- Tính cách: Là thể hiện hành vi của mỗi cá nhân đối với thế giới xung quanh bản thân, như lòng nhân đạo, tình yêu lao động, tính kiên trì, lòng dũng cảm…
- Năng lực: Thể hiện khả năng của mỗi cá nhân có thể làm được gì, làm đến mức nào… trên mỗi lĩnh vực cuộc sống Nó thể hiện tài năng của mỗi con người
- Khí chất: Thể hiện sắc thái bên ngoài của đời sống tinh thần của con người
Nó bao gồm các thuộc tính như: hăng hái, bình thản, nóng nảy, u sầu…
- Xu hướng: Thể hiện phương hướng, chiều hướng phát triển của con người Nó biểu hiện nhu cầu, hứng thú, sở thích, niềm tin, lý tưởng, thê giới quan… của mỗi cá nhân
Tóm lại:
Các hiện tượng tâm lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau không tách rời nhau Tâm lý của con người là bao gồm tất cả các hiện tượng thuộc về dời sống tâm hồn của con người Tâm lý người khác với tâm lý động vật về bản chất, con người do lao động sáng tạo ra, biết lao động, lai có ngôn ngữ nên hoạt động của con người là hoạt động
có ý thức, vì vậy ý thức là hiện tượng tâm l ý cao nhất và chỉ có ở con người
2 Khái niệm tâm lý Y học:
Trang 162.1 Tâm lý học y học
Tâm lý học y học là tâm lý học ứng dụng vào y học, là một ngành của tâm lý học, một ngành của y học
Tâm lý học y học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý cán bộ y tế và các yếu
tố ảnh hưởng; vai trò và sự ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý và bệnh, giữa tâm lý và quá trình chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị, phục hồi và bảo vệ sức khỏe con người…
Tâm lý học y học gắm bó mật thiết với các môn khoa học sức khỏe và các môn khoa học xã hội (xã hội học, giáo dục học, đạo đức học, thẩm mỹ học…)
lý học người bênh cơ thể
Tâm lý học y học đại cương
Nghiên cứu:
- Những quy luật cơ bản của tâm lý
người bệnh, tiêu chuẩn bình
thường và bệnh lý của tâm lý;
- Sự ảnh hưởng qua lại giữa tâm lý
và cơ thể;
- Tâm lý cán bộ y tế, tâm lý giao
tiếp giữa người bệnh và cán bộ y
Trang 17- Xã hội (X) vì người bênh có các quan hệ xã hội Thành phần, vị trí, vai trò
trong xã hội quyết định đến đặc điểm của người bệnh
- Tâm lý (T) vì mỗi người bệnh đều có một đời sống tinh thần với những cơ
cấu và cơ chế nhất định
Ba yếu tố này tác động lẫn nhau, không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào Tuy nhiên trong mỗi trường hợp cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể, vai trò cảu từng yếu tố có khác nhau Chẳng hạn, bệnh nhân thủng dạ dày, phải mổ cấp cứu, lúc này tập trung chủ yêu vào vấn đề gây mê hồi sức, vô trùng, phẫu thuật, hậu phẫu (lĩnh vực S) chưa nên bàn đến vấn đề xã hội hay tâm lý Qua giai đoạn cấp cứu, ở giai đoạn phục hồi sức khỏe cần chú ý đến lĩnh vực X và T Nếu người bệnh có những mâu thuẫn căng thẳng trong cơ quan hay gia đình… cần có những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ người bệnh giải tỏa những yếu tố tâm lý đó
S
NGƯỜI BỆNH (CON NGƯỜI)
Sơ đồ 2 – Khám lâm sàng tâm lý
Trang 18Trong quá trình khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, cán bộ y tế cần tìm hiểu không chỉ ca bệnh mà cả người bệnh Tìm hiểu những nhu cầu cơ bản, môi trường sống của người bệnh, tuổi, giới tính, những diễn biến tâm lý cơ bản, những mong đợi của họ ở cán bộ y tế, cơ sở y tế và xã hội Cán bộ y tê có nhiệm vụ góp phần với cơ quan, gia đình, xã hội tạo điều kiện tốt cho cuộc sống của người bệnh, chứ không phải chỉ quan tâm đến các vấn đề y sinh học, chỉ đơn giản là kê đơn, làm các thủ thuật điều trị, chăm sóc
3 Tâm lý người bệnh:
3.1 Đặc điểm chung của tâm lý người bệnh
Bệnh tật làm thay đổi hoạt động của con người về thân thể (thể chất, sinh hóa, sinh lý…) cũng như về tâm lý Tâm lý người bệnh rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên
có thể tóm tắt đặc điểm tâm lý của người bệnh như sau:
Đau đớn, lo buồn, sợ hãi: Người bệnh thay đổi tính tình, dễ xúc động, dễ cáu
gắt, nhạy cảm hoặc mặc cảm, dễ phản ứng bất thường
Tính nhạy cảm, tính ám thị tăng: Mọi sự quan tâm của họ đều hướng vào
bệnh của mình Tất cả những gì xảy ra xung quanh đều có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến
người bệnh Đôi khi chúng ta còn gặp hiện tượng “tự kỷ ám thị” ở một số người bệnh,
đặc biệt là những người có nhân cách yếu, có nhân cách nghệ sỹ Họ tự ám thị cho mình những căn bệnh mang tính Isteri hoặc tăng màu sắc đầy xúc cảm cho căn bệnh
mà họ đang mắc
Đòi hỏi quá mức: Người bệnh đòi hỏi sự chăm sóc tối đa của mọi người, đặc
biệt là cán bộ y tế Họ trở nên ích kỷ, chú ý hơn tới mọi hành vi của cán bộ y tế đối với
họ và những bệnh nhân khác Người bệnh thường tin vào các phương pháp điều trị và chăm sóc của cán bộ y tế nhưng có lúc lại đòi hỏi những yêu cầu không có trong phác
đồ điều trị, chẳng hạn như thích truyền đạm, truyền máu, sợ phẫu thuật, sợ làm thủ thuật, sợ tiêm thuốc, không chấp nhận lấy máu làm xét nghiệm
Tâm trạng hoài nghi, thất vọng, hy vọng ở người bệnh thường xen kẽ nhau
tùy thuộc diễn biến bệnh, môi trường điều trị, đặc biệt là thái độ của cán bộ y tế
Thái độ đối với bệnh tật rất khác nhau:
- Người bệnh có thể có thái độ đúng với bệnh tật của mình: Hợp tác với cán bộ
y tế, tự tin, bình tĩnh, tích cực điều trị…
- Người bệnh có thể có thái độ chưa phù hợp vơi bệnh tật: Hốt hoảng, sợ hãi hoặc thờ ơ, coi thường hoặc muốn dấu bệnh tật, thiếu hợp tác với cán bộ y tế, gây trở ngại cho quá trình chuẩn đoán và điều trị
+ Niềm tin: Người bệnh tin tưởng cán bộ y tế, đặc biệt với những cán
bộ y tế giỏi, nhưng ngược lại người bệnh cũng dễ mất lòng tin với cán bộ y tế khi cán
bộ y tế có sai sót trong chuyên môn
+ Tâm lý bệnh nhân trẻ em
Trang 19Trẻ em là một cơ thể đang lớn dần và phát triển, vì vậy đặc điểm tâm lý trẻ khác nhau theo từng lứa tuổi Tuy nhiên tâm lý chung của trẻ em bị bệnh thường là:
Quấy khóc hoặc trầm cảm, sợ hãi, mệt mỏi, buồn bực, khó tiếp xúc, rối loạn giấc ngủ, thậm chí phản ứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn cơ trơn…
Dễ bị ám thị, sợ sự dọa nạt, dễ tin lời nói của cha mẹ, cán bộ y tế, người xung quanh, rất nhạy cảm với những lo lắng của người xung quanh
Không thích nghi với môi trường bệnh viện nên dễ phát sinh các biến đổi tâm
lý Trẻ chưa từng trải, chưa có kinh nghiệm với bênh tật Trẻ sợ phải xa mẹ, xa người thân Với một số trẻ, thường là trẻ lớn, bị bệnh mãn tính phải nằm viện dài ngày nên thích nghi với bệnh viện và tích cức hợp tác với cán bộ y tế trong quá trình điều trị
Cha mẹ, cán bộ y tế, những người xung quanh có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ Sự quan tâm quá mức, chiều chuộng hay sự thờ ơ, lãnh đạm, sự lo lắng, sợ hãi… đều có những tác động không tích cực đến tâm lý trẻ em
3.2 Những yếu tố tác động đến tâm lý người bệnh
3.2.1 Bệnh tật
Bệnh tật làm thay đổi mọi hoạt động của con người Tâm lý người bệnh tùy thuộc vào tính chất của bệnh, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, giai đoạn tiến triển của bệnh
Bệnh nặng, bệnh nan y… những bệnh có ảnh hưởng đến nghề nghiệp, đến thẩm
mỹ, đến giá trị đạo đức (như bệnh phụ khoa ở thiếu nữ chưa chồng, bệnh hoa liễu ở cô giáo, vết bỏng nặng trên mặt của một diễn viên…) có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của
họ Người bệnh mặc cảm, bi quan, tự ti, xấu hổ, ngại tiếp xúc, muốn giấu bệnh, không muốn thừa nhận bệnh tật của mình
3.2.2 Nhân cách
Nhân cách người bệnh trước khi mắc bệnh có liên mật thiết đến sự phát sinh và phát triển của bệnh, đến kết quả điều trị và chi phối thái độ của người bệnh đối với bệnh
Bệnh nhân thuộc nhân cách mạnh, cân bằng thường có thái độ đúng với bệnh
Họ lạc quan, tin tưởng, tích cực hợp tác với cán bộ y tế trong quá trình điều trị, góp quan trọng vào quá trình hồi phục bệnh
Bệnh nhân có nhân cách yếu, ưu tư, quá trình tâm lý diễ ra chậm chạp, quá trình thành lập phản xạ khó khăn, kém thích nghi với thay đổi của môi trường, thiếu lòng tin thường dễ mắc bệnh hơn và bệnh thường diễn biến nặng hơn, chậm hơn
3.2.3 Môi trường xung quanh
Hoàn cảnh, kinh tế, hạnh phúc gia đình, nghề nghiệp, môi trường làm việc và hành vi ứng xử người thân, cộng đồng có ảnh hưởng hoặc tiêu cực, hoặc tích cực đến quá trình phát sinh, phát triển, hồi phục bệnh tật Đặc biệt là môi trường điều trị và chăm sóc, phương thức khám chữa bệnh, cảnh quan của bênh viện, hành vi của cán bộ
y tế, của người bệnh khác có tác động lớn đên tâm lý người bệnh
3.2.4 Cán bộ y tế
Trang 20Cán bộ y tế có thể tạo ra những hiệu quả tâm lý mạnh mẽ, có tác động tích cực hoặc không tích cực đên người bệnh
Tác động không tích cực
- Thiếu thận trọng trong chuyên môn (khám, kê đơn, điều trị, chăm sóc…) làm người bệnh mất lòng tin
- Thông tin cho người bệnh thiếu thận trọng, thiếu chọn lọc, thiêu cân
nhắc… Chẳng hạn, thông báo cho người bênh ung thư về kết quả chuẩn đoán mà không chuẩn bị kĩ, thông báo không đúng lúc, đúng cách sẽ bất lợi có thể gây sốc cho người bệnh, bệnh trở nên nặng hơn
- Sử dụng ngôn từ không rõ ràng, không đúng chỗ hoặc dùng từ khó hiểu, lạm dụng thuật ngữ, tiếng ngoại quốc làm người bệnh không hiểu và có phần lo ngại
- Kĩ năng giao tiếp không phù hợp với người bệnh sẽ dễ gây hiểu lầm, coi thường ý kiến của người bệnh làm người bệnh thiếu tự tin
- Những bàn luận không thích hợp của cán bộ y tế với bạn đồng nghiệp, sinh viên… trước người bệnh; thái độ thiếu tôn trọng bạn đồng nghiệp…
Tác động tích cực
- Giải thích cho người bệnh đúng lúc, đúng chỗ những điều cần thiết
- Tìm hiểu thái độ của người bệnh đối với bênh tật để khắc phục thái độ
cường điệu hoặc chủ quan, coi thường của họ
- Tìm hiểu tâm lý người bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tới nó để có những liệu pháp tâm lý phù hợp
- Trao đổi với người bệnh về những vấn đề có liên quan đến bệnh
- Chuyển sự chú ý của người bệnh vào bệnh tật của họ sang sự chú ý vào
sự phục hồi, chỉ cho họ những diễn biến tốt của bệnh
- Động viên người bệnh tự giác, chủ động, tích cực điều trị, hợp tác với
cán bộ y tế, hướng dẫn người bệnh các biện pháp tự chăm sóc, luyện tập để phong chống bệnh tật
- Hỗ trợ cần thiết cho người bệnh
Tác động tích cực của cán bộ y tế sẽ tăng long tin, giảm lo lắng cho người bệnh Hiệu quả tâm lý có lợi này giúp tăng cường tác dụng của thuốc và các phương pháp điều trị, chăm sóc, có thể đưa đến kết quả tốt bất ngờ
Tác động không tích cực sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị người bệnh, bệnh có thể nặng lên, lâu hồi phục, thậm chí làm ngườibệnh mắc thêm bệnh mới (thường goi là bệnh do cán bộ y tế, bệnh viện gây ra)
Vì vậy, cán bộ y tế cần phải biết và tim cách khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu (không tích cực), đồng thời cần phải tăng cường những tác động có ảnh hưởng tốt (tích cực) đến người bệnh
4 STRESS tâm lý
4.1 Khái niệm
Trang 21Stress tâm lý là những phản ứng sinh học không đặc thù (những biến đổi sinh
lý, sinh hóa) của cơ thể con người trước các kích thích tâm lý
Stress tâm lý chính là biểu hiện của trạng thái cảm xúc của con người và được phân làm 2 loại:
- Stress dương tính: Là phản ứng của cơ thể trước các kích thích dương tính
như niềm vui, sung sướng…
- Stress âm tính: Là phản ứng của cơ thể trước các kích thích âm tính như buồn
rầu, lo lắng…
4.2 Yếu tố gây stress
Đó là những xung đột mâu thuẫn phát inh trong cuộc sống con người gây nên những phản ứng của cơ thể, làm biến đổi cảm xúc sâu sắc, tạo ra những rối loạn cảm xúc mạnh như:
- Thất vọng: Là một cảm xúc tiêu cực, nảy sinh khi con người không đạt được
hy vọng Hy vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều
- Lo lắng, sợ hãi, buồn rầu sẽ gặm nhấm hoặc cào xé tâm hồn con người
- Mâu thuẫn nội tại (mâu thuẫn trong chính bản thân con người) làm con người căng thẳng, đắn đo, do dự khi quyết định hành động Nếu quyết định sai dẫn đến thất bại con người dễ chán nản, buồn rầu, cáu gắt, tức giận…
Stress tâm lý có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nhưng cũng có thể chỉ
là một nhân tố thúc đẩy bênh cơ thể
Tác dụng của stress tâm lý còn phụ thuộc vào người chiu tác động stress ở trạng thái chủ động (có sự chuẩn bị) hay thụ động (bất ngờ), khả năng khắc phục ( giải thoát) các stress đó Nếu con người chủ động, điều khiển được môi trường, hoàn cảnh gây nên stress và có khả năng giải thoát stress thì hậu quả của stress được giảm hẳn, ngược lại thì hậu quả nghiêm trọng hơn
4.3 Hậu quả của stress tâm lý
Stress tâm lý ảnh hưởng tới con người cả về thực thể lẫn tâm thần Thông qua mối quan hệ tâm thể các stress tâm lý trước hết gây nên những rối loạn chức năng của một hay nhiều bộ phận và qua đó hình thành nên những bệnh như suy nhược thần kinh tim… cao hơn nữa là các stress tâm lý gây nên những tổn thương thực thể với những hậu quả nghiêm trọng như loét dạ dày – tá tràng, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Stress tâm lý có thể gây bệnh nặng, cấp diễn hoặc nhẹ nhưng trường diễn Bệnh
có thể xuất hiện ngay sau khi bị stress hoặc sau một thời gian ngắn và bênh có thể do một stress hoặc nhiều stress kết hợp gây ra
Trang 22thiết bị, phương tiện y học hiện đại, hữu hiệu;; ngoài việc không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, mọi cán bộ y tế cần phải có kiên thức về tâm lý học y học
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Trình bày được khái niệm tâm lý học, tâm lý học y học và các hiện tượng tâm lý
2 Trình bày được nội dung khám lâm sàng tâm lý
3 Trình bày 7 đặc điểm chung tâm lý người bệnh
4 Giải thích được 4 yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh
5 Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về stress tâm lý
Trang 23BÀI 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
GIỚI THIỆU BÀI 2
Bài 2 là bài cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về vai trò, ý nghĩa, mục đích của giao tiếp, trình bày được những điều cần quyết định khi giao tiếp, mô tả được các hình thức giao tiếp Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân
MỤC TIÊU BÀI 2
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm, vai trò, ý nghĩa, mục đích của giao tiếp
- Trình bày được những điều cần quyết định khi giao tiếp
- Mô tả được các hình thức giao tiếp
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
Trang 24+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 25NỘI DỤNG BÀI 2
1 Khái niệm
Giao tiếp là một kỹ năng chao đổi và tiếp xúc qua lại giữa các cá thể nhằm xây dựng một mối quan hệ và hiểu được nhau
2 Vai trò, ý nghĩa của giao tiếp
- Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Để có thể sống, lao động, học tập, công tác con người không thể không dành thời gian để giao tiếp với cá nhân khác
- Giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhân cách nhờ giao tiếp con người sẽ tự hiểu mình hơn, đồng thời cũng qua giao tiếp hiểu được tâm tư tình cảm ý nghĩ nhu cầu của người khác
- Ngày nay có 3 yếu tố làm tăng hiệu lực của điều trị, chăm sóc người bệnh: + Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
+ Sự áp dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị
+ Lòng nhân ái, tính nhạy cảm, nghệ thuật giao tiếp, ứng sử của nhân viên, y tế
nói chung và bác sĩ, điều dưỡng nói riêng
3 Mục đích của giao tiếp
- Giao tiếp là nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần
- Giao tiếp hình thành mối quan hệ giữa con người với nhau, qua đó tình cảm giữa các cá nhân được thiết lập
- Qua giao tiếp con người có thể trao đổi với nhau, phát và nhận thông tin, so sánh và sử lý các thông tin về nhu cầu giáo dục sức khoẻ, để phòng bệnh, về
chẩn đoán điều trị và chăm sóc
- Bằng con đường giao tiếp người thầy thuốc, điều dưỡng viên có thể nâng
đỡ, bồi dưỡng, giáo dục nhân cách người bệnh Từ đó làm tăng hiệu lực của chăm sóc và điều trị
4 Những điều thầy thuốc cần quyết định trước khi giao tiếp
4.1 Đối tượng cần giao tiếp
- Với bệnh nhân
- Với người nhà bệnh nhân
- Với nhân dân
- Với đồng nghiệp
4.2 Khi nào thì nên giao tiếp
- Cần giao tiếp khi bệnh nhân mới vào viện
- Tìm hiểu về tiền sử, bệnh sử của người bệnh
- Tìm hiểu đặc điểm nhân cách người bệnh
- Tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế gia đình
- Trước khi Tiến hành các thủ thuật
- Trước khi chuẩn bị thuật
- Để chuyển viện
- Để cho bệnh nhận ra viện
Trang 264.3 Địa điểm giao tiếp
- Mời bệnh nhân lên phòng hành chính khoa
- Phòng Bác sĩ, phòng điều dưỡng
- Tại phòng bệnh
- Khi đi dạo chơi trong vườn hoa của bệnh viện
- Tuỳ hoàn cảnh và nội dung cần thông tin, người thầy thuốc, điều dưỡng viên
có thể Trao đổi, chuyện trò, đàm thoại,tâm sự
5 Hình thức giao tiếp (2 hình thức)
5.1 Giao tiếp bằng lời (nói, nghe, đọc, viết)
* Những yếu tố ánh hưởng tới giao tiếp bằng lời:
- Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân: Tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp
- Âm điệu: Giọng nói nhẹ nhàng lịch sự rễ đi vào lòng người
- Tính phong phú: Lượng từ càng nhiều càng phong phú , sinh động, giầu hình ảnh càng dễ gây ấn tượng cảm xúc mạnh mẽ
- Tính đơn gản dễ hiểu: Trong giao tiếp nên dùng từ phổ thông rễ hiểu, tránh dùng từ chuyên môn đối với người bệnh
- Sự trong sáng rõ ràng ngôn ngữ có tác dụng lớn đối với người nhận thông tin
- Tốc độ: Không nên nói nhanh quá, chậm quá hoặc nói nhát gừng
- Nói đúng chỗ, đúng lúc
- Tuỳ từng đối tượng khác nhu, chọn cách giao tiếp ứng xử khác nhau
- Bầu không khí giao tiếp
- Quyền con người được tôn trọng
- Thời gian cho phép giao tiếp
- Thái độ khi giao tiếp
- Lắng nghe cách tích cực sẽ giúp ta phát hiện được nhu cầu và mỗi quan tâm
của bệnh nhân
5.2 Giao tiếp không lời:
* Qua giao tiếp không lời người nhận thông tin có thể hiểu được:
- Ánh mắt có thể là tín hiệu của yêu thương, buồn rầu lo lắng sợ hãi, không thích thú
- Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui mừng
- Cử chỉ có thể diễn đạt cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú
- Nét mặt có thể diễn đạt sự yêu thương, căm ghét, ngạc nhiên, vui buồn
- Sự vận động của cơ thể là “ ngôn ngữ” nói lên sự cảm thông
- Người cán bộ y tế cần luôn luôn nhớ rằng trong buổi đầu gặp gỡ, bệnh nhân theo dõi chúng ta: ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, điệu đi, tác phong thái độ và tất cả những thông tin này đều có thể chữa bệnh hoặc gây ra bệnh
5.3 Làm thế nào để trở thành người lắng nghe tốt
Trang 27* Khả năng nghe rất quan trọng trong công tác thông tin truyền đạt Bằng cách lắng nghe tích cực ta sẽ thành đạt trong giao tiếp Nó càng có ý nghĩa lớn trong công tác chẩn đoán Điều tri, chăm sóc bệnh nhân và cả trong quản lý
* Muốn tạo được thói quen lắng nghe tốt, chúng ta cần làm những việc sau đây:
- Tránh ngắt lời người khác khi họ đang nói hay dừng lại để suy nghĩ
- Không nên nói chen ngang, nói leo
- Nghe một cách chủ động tích cực, được thể hiện bằng cách:
Nét mặt vui
Cười duyên dáng
Gật đầu
Các câu trả lời ngắn “ vâng, đồng ý, nhất trí, đúng ”
Cách nhìn hướng về người đang nói
Không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe
Sự cảm thông, sẵng sàng chia sẻ vui buồn, sự khó khăn với người phát tin
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 TB được khái niệm, vai trò, ý nghĩa, mục đích của giao tiếp
2 TB được những điều cần quyết định khi giao tiếp
3 Mô tả được các hình thức giao tiếp
4 Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp trong phòng và chữa bệnh cho nhân dân
Trang 28BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
GIỚI THIỆU BÀI 3
Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về các khái niệm giáo dục sức khỏe, trình bày được nội dung nâng cao sức khỏe theo hiến trương Ottawa, nhận thức được tầm quan
trọng của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
MỤC TIÊU BÀI 3
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm Giáo dục sức khỏe
- Trình bày được nội dung nâng cao sức khỏe theo hiến trương Ottawa
- Nhận thức được tầm quan trọng của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Thái độ ân cần, niềm nở, chu đáo khi thăm khám và chăm sóc người bệnh
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
Trang 29+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 30NỘI DUNG BÀI 3
1 Sức khỏe và giáo dục sức khỏe:
1.1 Sức khỏe là gì?
- Có rất nhiều quan niệm khác nhau khái quát về sức khỏe
- Với sự phát biểu của khoa học và y học thì quan niệm về sức khỏe ngày càng toàn diện hơn, đầy đủ hơn
- Quan niệm về sức khỏe đã góp phần có tính chất quyết định cho y học trong việc can thiệp để dánh giá, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
- Một trong những định nghĩa có tính chất đầy đủ nhất về sức khỏe được đưa ra bởi tổ chức y tế thế giới (WHO), có nhiều giá trị vận dụng trong y học đó là: “Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật”
Như vậy quan niệm về sức khỏe là một cách nhìn toàn diện về con người Người khỏe mạnh phải là người đáp ứng được đầy đủ các yếu tố về thể chất, tức là đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về nội dung đáp ứng vật chất, các chuẩn mực về thể lực về hằng số sinh lý của cơ thể
Người khỏe mạnh còn đồng thời phải có các hoạt động tinh thần thoải mái tức
là hoạt động tinh thần hoàn toàn bình thường và cũng như vậy, người khỏe mạnh phải đồng thời là người có thể đáp ứng được một cách bình thường các mối quan hệ xã hội Người khỏe mạnh không chỉ nhìn một cách bó hẹp như trước đây là không có bệnh hay thương tật
- Quan niệm về sức khỏe đã giúp đưa ra những chuẩn mực trong việc đánh giá, chăm sóc và bảo vệ con người
1.2 Bản chất của quá trình giáo dục sức khỏe
- Giáo dục sức khỏe làm thay đổi hành vi sức khỏe: thay đổi hành vi sức khỏe,
tạo lập hành vi có lợi cho sức khỏe là bản chất quyết định trong GDSK Nội dung chi tiết trình bày trong bài hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe riêng
- Giáo dục sức khỏe là một quá trình truyền thông: giáo dục sức khỏe là một
quá trình truyền thông, bao gồm những tác động tương hỗ thông tin hai chiều giữa người GDSK và đối tượng được GDSK (sơ đồ l.l)
Thông tin GDSK
Thông tin Phản hồi
Đối tượng GDSK Người làm GDSK
Trang 31Sơ đồ 11: Quá trình truyền thông (thông tin hai chiều)
Quá trình truyền thông khác với quá trình thông tin sức khỏe Thông tin sức khỏe chỉ đơn thuần là quá trình thông tin một chiều (Sơ đồ 1.2)
Thông tin sức khỏe
Sơ đồ 1.2 Quá trình thông tin sức khỏe (Sơ đồ 1 chiều)
Điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình truyền thông và quá trình thông tin sức khỏe là việc thu thập các thông tin phản hồi Công việc này cho biết các đáp ứng thực
tế của đối tượng GDSK (tức là hiệu quả của giáo dục)
Nó cũng giúp cho người làm GDSK kịp thời điều chỉnh mục tiêu, nội dung và phương pháp GDSK cho thích hợp hơn với từng đối tượng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe cũ có hại để hình thành hành vi sức khỏe mới có lợi cho sức khỏe Đây là điều mong muốn của người làm giáo dục sức khỏe
Như vậy, GDSK là một quá trình khép kín được khái quát hoá như sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.3 Khái quát quá trình giáo dục sức khỏe
- Giáo dục sức khỏe là một quá trinh tác động tâm lý
Đối tượng GDSK sẽ đạt kết quả tốt trong những điều kiện tâm lý sau:
- Thoải mái thể chất cũng như tinh thần, tức là phải có sức khỏe tránh được các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài ảnh hưởng bất lợi tới việc tiếp thu, thay đổi hành vi sức khỏe
- Nhận thức rõ được lợi ích thiết thực của việc thực hiện mục tiêu học tập, từ đó định hướng đúng đắn mọi hành động để dẫn đến sự thay đổi hành vi sức khỏe
Được khuyến khích để nâng cao tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình làm thay đổi hành vi sức khỏe của bản thân và cộng đồng
- Kinh nghiệm của mỗi cá nhân cần được khai thác và vận dụng vào thực tế để
Đối tượng chính
Đánh giá kết quả
Trang 32kiểm nghiệm tác dụng, lợi ích cho từng việc làm
- Người được GDSK cần được biết về kết quả thực hành của bản thân thông qua việc đánh giá và tự đánh giá để không ngừng tự hoàn thiện các hành vi
Dựa trên những cơ sở tâm lý này, người cán bộ y tế phải lựa chọn phương pháp, phương tiện Truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT - GDSK) phù hợp cho từng đối tượng để TT- GDSK đạt hiệu quả tối ưu nhất
1.3 Mở rộng khái niệm Giáo dục sức khỏe
Ở thời kỳ đầu, giáo dục sức khỏe quan tâm nhiều đến các yếu tố bên trong cho
sự thay đổi hành vi (Kiến thức, thái độ, lòng tin, thực hành )
Sau đó, các yếu tố bên ngoài ngày càng được chú ý vì tính hiệu quả cao và nhanh của nó, yểm trợ cho việc thay đổi hành vi (hoàn cảnh, môi trường )
Thí dụ, rất khó cho một người nghiện thuốc lá bỏ thuốc nhưng từ lúc có lệnh cấm hút trong bệnh viện hay trên máy bay thì mọi người phải tuân thủ
Do vậy, yếu tố tạo ra một môi rường thuận lợi cho việc thay đổi hành vi kết hợp với các tác động trực tiếp trên cá nhân tạo ra khái niệm mới, mở rộng phạm vi của Giáo dục sức khỏe gọi là "Nâng cao sức khỏe" (NCSK) (Health Promotion), trong đó vai trò của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và cá nhân nhân đều được xác lập và lồng ghép với nhau Các hoạt động không chỉ tập trung vào cá nhân mà tác động đa tầng, liên ngành
Như vậy, NCSK là một quan niệm tích cực do nhấn mạnh đến các nguồn lực cá nhân, xã hội, chính trị NCSK tác động rộng hơn GDSK, là kết quả của một chiến lược chung điều hòa giữa người dân và môi trường, kết hợp sự lựa chọn cá nhân với trách nhiệm xã hội đối với sức khỏe cho cá nhân và cho cả cộng đồng NCSK không chỉ chú trọng đến hành vi lối sống mà bao gồm cả môi trường sống và đường lối, chính sách lành mạnh tạo điều kiện cho sức khỏe Do vậy nó có hiệu quả hơn GDSK
2 Vai trò, vị trí của giáo dục sức khỏe
2.1 Vị trí của giáo dục sức khỏe
- Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã xác định để GDSK ở
vị trí số 1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của tuyến y tế cơ sở
GDSK có liên quan mật thiết với tất cả các nội dung của các chương trình y
tế Chính GDSK đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các bước chuan bị, thực hiện và củng cố các kết quả của các mặt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu Do đó GDSK cần phải được thực hiện trước, trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình
y tế Mặc dù không thể thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng GDSK bao giờ cũng góp phần thúc đay hoạt động của các dịch vụ y tế đó đạt kết quả vững bền hơn
- Thực tế đã cho thấy rõ, nếu không có GDSK thì nhiều chương trình y tế đạt kết quả thấp và về lâu dài có nguy cơ thất bại
Trang 33- So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá, nhưng nếu làm tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, nơi cần được áp dụng các kỹ thuật thích hợp chữ không phải là các kỹ thuật hiện đại đắt tiền
2.2 Vai trò của giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế
là một chức năng nghề nghiệp băt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở
GDSK cũng là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của cơ sở y tế
Giáo dục sức khỏe là một hệ thống các biện pháp Nhà nước, xã hội và y tế, nghĩa là phải xã hội hoá công tác này, nhằm lôi cuốn mọi ngành, mọi giới, mọi tổ chức xã hội cùng tham gia, trong đó ngành y tế làm nòng cốt và tham mưu \
3 Hành vi và hành vi sức khỏe
3.1 Hành vi:
Đó là các hành động, việc làm của con người biểu hiện trong đời sống hàng ngày Hành vi của mỗi người là biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động của những hoạt động tâm lý diễn ra bên trong mỗi con người, vì vậy hành vi cũng là biểu hiện của một loại hình hoạt động tâm lý
Muốn có hành vi con người đều phải xuất hiện từ những diễn biến bên trong đó
là nhận thức, lúc đầu là nhận thức cảm tính rồi trở thành nhận thức lý tính và trải qua các cấp độ cao hơn của quá trình thay đổi tâm lý cuối cùng mới kết thúc bằng hành vi
3.2 Hành vi sức khỏe
3.2.1 Khái niệm
- Hành vi sức khoẻ là những hành động, thói quen, việc làm hàng ngày liên quan đến sức khỏe, nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị
- Hành vi sức khoẻ bao gồm:
+ Hành vi có lợi cho sức khoẻ - VD: Nuôi con bằng sữa mẹ
+ Hành vi có hại cho sức khoẻ - VD: Cho trẻ bú chai
+ Hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khoẻ VD: Đeo vòng bạc vào
Trang 34Nhận thức của đối tượng giáo dục về sức khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ Sự cần thiết phải tự bảo vệ sức khỏe bản thân Các biện pháp về dịch vụ y tế giúp cải thiện sức khoẻ
Nhận thức thường bắt nguồn từ kinh nghiệm và chi phối bởi niềm tin Nhận thức có thể từ thầy giáo, cô giáo, bạn bè, những người xung quanh, từ các kênh thông tin đại chúng
Nó thường rất mạnh nên khó thay đổi Tuy nhiên không phải bất cứ niềm tin truyền thống nào cũng có hại cho sức khỏe Vì vậy ngươi làm GDSK cần xác định rõ niềm tin của đối tượng, của cộng đồng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào để có tác động thích hợp
để thực hiện hay không, những yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi của họ
3.3 Các bước thay đổi hành vi
Hành vi con người có thể thay đổi được thì nhanh, khi thì chậm và do nhiều lý
Niềm tin
Thực hành
Trang 35do Bản thân hành vi con người đã phức tạp nên muốn thay đổi nó cũng phức tạp khó khăn, tuy nhiên có thể tóm tắt quá trình này thành 5 bước sau
5 Chấp nhận/
4 Từ chối
3 Làm thử, đánh giá
Đặt mục đích thay đổi
2 Quan tâm hành vi mới
1
Nhận ra hành vi có hại
4 Chu trình Giaó dục sức khỏe:
4.1 Bước 1: Phát hiện những vấn đề sức khoẻ:
- Vấn đề sức khoẻ:
Là bất kỳ một nguyên nhân hay sự đe doạ nào làm suy giảm tình trạng sức khoẻ Vấn đề sức khỏe có thể là 1 bệnh, 1 nguy cơ, một tai nạn hay một tật Vấn đề cần GDSK là các nguyên nhân gây nên vấn đề sức khỏe và các nguyên nhân này có liên quan đến hành vi của đối tượng, có thể tác động được bằng GDSK
Vì vậy, phải chọn vấn đề ưu tiên Những vẫn đề sức khỏe nào, nguyên nhân nào
là cấp bách, nguy hiểm, là phổ biến và có thể giải quyết được ưu tiên trước VD: Các nguyên nhân cấp bách, nguy hiểm có thể giải quyết được Chỉ chọn các nguyên nhân tác động được bằng GDSK
4.2 Bước 2: Tổ chức cộng đồng cùng tham gia GDSK:
- Cán bộ y tế, nhân viên GDSK thuyết phục các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thực hiện
- Vận động các tổ chức ngoài y tế hỗ trợ (liên ngành)
- Huy động mọi lực lượng y tế của địa phương
- Tranh thủ sự hỗ trợ, đồng tình hưởng ứng của mọi người
3 Cung cấp thông tin cơ
2 Giải thích/ Phân tich lợi hại
1 Tìm hiểu đối tượng biết gì làm gì
6 Nêu gương người tốt,việc tôt
5 Khuyến khích động viên
4 Bổ sung Kiến thức và Kỹ Năng
9 Cung cấp thông tin cần thiết
8 Giúp giải quyết khó khăn
Trang 364.3 Bước 3: Gây lòng tin:
- Cán bộ y tế, nhân viên GDSK đến thăm gia đình để gây lòng tin, giúp giải quyết những vấn đề sức khoẻ
- Động viên người dân tích cực tham gia hoạt động ngay từ đầu và duy trì phong trào, chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động
4.4 Bước 4: Tiến hành GDSK:
Cán bộ y tế, nhân viên GDSK tiến hành tổ chức GDSK bằng nhiều hình thức để nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân
4.5 Bước 5: Hỗ trợ người dân thực hiện hành vi mới:
Cán bộ y tế, nhân viên GDSK có kế hoạch giám sát và hỗ trợ cần thiết kịp thời giúp người dân thực hiện hành được vi mới trong điều kiện hiện tại của họ
4.6 Bước 6: Giúp người dân duy trì hành vi mới:
- Cán bộ y tế và nhân viên GDSK có kế hoạch giám sát định kỳ, kịp thời giúp người dân duy trì hành vi mới
- Giai đoạn này cần phát hiện những vấn đề mới chuẩn bị cho chu trình mới
Sơ đồ Chu trình GDSK:
5 Nâng cao sức khỏe
5.1 Khái niệm nâng cao sức khoẻ
Sức khỏe của chúng ta chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường nói chung, yếu tố chất lượng của dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
Khái niệm về NCSK được nêu ra là “quá trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giúp người dân tăng khả năng kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ; là một sự cam kết để giải quyết những thách thức nhằm làm giảm sự bất công bằng về chăm sóc sức khỏe; mở rộng phạm vi dự phòng, giúp người dân đối phó với hoàn cảnh của họ; tạo ra
Trang 37môi trường có lợi cho sức khỏe trong đó người dân có khả năng tự chăm sóc cho bản thân họ một cách tốt hơn" Hội nghị đã đưa ra bản Hiến chương về NCSK trong đó chỉ
rõ năm lĩnh vực hành động được coi như những chiến lược chính để triển khai các chương trình can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là:
1 Xây dựng chính sách công cộng về sức khỏe
2 Tạo ra những môi trường hỗ trợ
3 Huy động sự tham gia và đẩy mạnh hành động cộng đồng
4 Phát triển những kỹ năng cá nhân và
5 Định hướng lại các dịch vụ sức khỏe hướng về dự phòng và NCSK
5.2 Chiến lược nâng cao sức khỏe
Nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khỏe là một bước không thể thiếu
được trong việc đẩy mạnh hành động hỗ trợ sức khỏe Tạo ra những điều kiện xã hội, kinh tế, và môi trường thuận lợi để dẫn đến việc cải thiện sức khỏe là hết sức cần thiết
Những điều này đã và sẽ trở thành hiện thực chỉ khi có hiểu biết thấu đáo về những vấn đề sức khỏe của các nhà hoạch định chính sách, chính trị gia, người lập kế hoạch kinh tế và mọi người dân; và khi những hiểu biết này được chuyển hóa vào trong chính sách, luật pháp và sự phân bổ nguồn lực cho sức khỏe Không có gì cần thiết hơn bằng sự huy động toàn bộ những sức mạnh của xã hội cho sự khỏe mạnh và hạnh phúc của con người
Ba chiến lược cơ bản của hành động xã hội được thiết lập một cách rõ ràng trong báo cáo của văn kiện "Lời kêu gọi hành động" Những chiến lược này là vận động cho sức khỏe; hỗ trợ xã hội và trao quyền làm chủ cho người dân Những chiến lược này cấu thành một công cụ có sức mạnh để đẩy mạnh, cải thiện lối sống lành mạnh và tạo ra những điều kiện thuận lợi dẫn đến việc cải thiện sức khỏe Mỗi chiến lược có những đặc điểm riêng và nội dung trọng điểm của nó
Vận động khuyến khích và tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo, người hoạch định chính sách, người làm luật để họ có hành động ủng hộ, hỗ trợ cho sức khỏe Hỗ trợ xã hội, bao gồm hỗ trợ cho hệ thống y tế, những điều kiện tăng cường và duy trì bền vững sẽ tạo cơ sở cho phép người dân có được những hoạt động hỗ trợ cho sức khỏe và đảm bảo có được tình trạng công bằng, trong chăm sóc sức khỏe Trao quyền làm chủ là cung cấp cho các cá nhân, nhóm người dân những kiến thức, kỹ năng để
Can thiệp NCSK hiệu quả được áp dụng ở các nước đang phát triển thường phải giải quyết ba lĩnh vực hành động chính đó là: GDSK, Cải thiện chất lượng dịch vụ và Vận động (Sơ đồ 1.1)
Trang 38GDSK được coi như một thành phần quan trọng nhất của NCSK, các hoạt động GDSK hướng đến cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm thúc đẩy chấp nhận hành vi lành mạnh, giúp người dân có đủ năng lực và tự tin để hành động Cải thiện dịch vụ gồm cải thiện nội dung, loại hình của dịch vụ; cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân và tăng cường khả năng chấp nhận sử dụng dịch vụ Vận động tác động đến các nhà hoạch định chính sách, xây dựng luật, qui định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực, định hướng hoạt động dịch vụ và tăng cường tuân thủ luật pháp
Tác động đến: Hiểu
biết/Kiến thức; Quyết
định;Niềm tin /Thái độ;
Trao quyền; Thay đổi
hành vi/Hành động của cá
nhân và cộng đồng; Sự
tham gia của cộng đồng
Cải thiện chất lượng vμ số lượng dịch vụ: Khả năng tiếp cận; tư vấn;
Cung cấp thuốc men; thái
Giảm thiểu sự phân biệt đối
xử, bất bình đẳng;
các rào cản về giới trong CSSK
Sơ đồ 1.1 Các thành phần của NCSK
5.3 Các nguyên tắc chính trong nâng cao sức khỏe
Tổ chức Y tế Thế giới đã nêu ra năm nguyên tắc chính của NCSK như sau:
1 NCSK gắn liền với quần thể dân c- trong khung cảnh chung của cuộc sống hàng ngày của họ, hơn là tập trung vào những nguy cơ, rủi ro của những bệnh tật cụ thể
2 NCSK hướng đến hành động giải quyết các nguyên nhân hoặc những yếu tố quyết định sức khỏe nhằm đảm bảo một môi trường tổng thể dẫn đến việc cải thiện sức khỏe
3 NCSK phối hợp nhiều phương pháp hoặc cách tiếp cận khác nhau, nhưng bổ trợ cho nhau, bao gồm: truyền thông, giáo dục, luật pháp, biện pháp tài chính, thay đổi
tổ chức, phát triển cộng đồng và những hoạt động đặc thù của từng địa phương để chống lại những mối nguy hại cho sức khỏe
Nâng cao sức khỏe
GD sức khỏe Cải thiện cho sức khỏe Vận động cho sức khỏe