1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình phục hồi chức năng (ngành y sỹ đa khoa trung cấp) trường cao đẳng y tế sơn la

98 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Môn Học: Phục Hồi Chức Năng Ngành: Y Sỹ Đa Khoa
Tác giả ThS Phạm Hồng Thắng, CN Hoàng Điệp
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Chuyên ngành Y Sỹ Đa Khoa
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố Sơn La
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,77 MB

Cấu trúc

  • BÀI 2. CÁC THƯƠNG TẬT THỨ CẤP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA (21)
  • BÀI 3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG (29)
  • BÀI 4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NHÌN (40)
  • BÀI 5. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NGHE NÓI (46)
  • BÀI 6. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỊ MẤT CẢM GIÁC (54)
  • BÀI 7. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH (62)
  • BÀI 8. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ HỌC (70)
  • BÀI 9. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CÓ HÀNH VI XA LẠ (78)
  • BÀI 10. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (85)

Nội dung

Ý nghĩa và vai trò của môn học: - Giáo trình Phục hồi chức năng” gồm 10 bài, giảng viên biên soạn để học sinh học đƣợc một số khái niệm cơ bản về định nghĩa, các khái niệm phục hồi chức

CÁC THƯƠNG TẬT THỨ CẤP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về khái niệm, cách nhận biết, cách phòng và điều trị thương tật thứ cấp ở cơ quan vận động, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, loét do đ ép cho người bệnh.

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được khái niệm, cách nhận biết, cách phòng và điều trị thương tật thứ cấp ở cơ quan vận động

- Trình bày được khái niệm, cách nhận biết, cách phòng và điều trị thương tật thứ cấp ở cơ quan hô hấp và tuần hoàn

- Trình bày được khái niệm, cách nhận biết, cách phòng và điều trị thương tật thứ cấp ở cơ quan tiết niệu

- Trình bày đƣợc khái niệm, cách nhận biết, cách phòng và điều trị loét do đ ép

- Vận dụng được những kiến thức về thương tật thứ cấp đã học vào công tác phục hồi chức năng cho người bệnh trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về thương tật thứ cấp

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Thương tật thứ cấp là các biến chứng xảy ra sau quá trình bệnh lý, do bệnh nhân nằm bất động lâu hoặc không đƣợc chăm sóc đúng

I Thương tật thứ cấp ở cơ quan vận động

- Teo cơ là thương tật thứ cấp thường gặp do nguyên nhân bất động lâu

- Bệnh nhân sau một thời gian không vận động chủ động thì cơ bắp sẽ yếu và teo nhỏ dần, cụ thể cơ sẽ giảm sức mạnh, kích thước và sự đàn hồi

- Nhìn: cơ nhỏ hơn (có thể so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với thời gian trước) Bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện ra

- Sờ trực tiếp vào cơ: độ săn chắc giảm, cơ mềm nhẽo hơn

- Dùng thước dây đo chu vi quanh bắp cơ sẽ thấy giảm

1.3 Cách phòng và điều trị

- Để phòng teo cơ, bệnh nhân cần phải co cơ chủ động, các bài tập vận động chủ động, có kháng trở, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

- Trường hợp bệnh nhân cần phải bất động chi thể (sau gãy xương, sau phẫu thuật…) áp dụng các bài tập co cơ tĩnh

- Với những bệnh nhân bị liệt cơ hoàn toàn áp dụng các bài tập thụ động, dùng dòng điện kích thích

2 Cứng khớp (co rút cơ, mô mềm )

- Cứng khớp là tình trạng hạn chế tầm vận động thụ động của khớp, do nguyên nhân tại khớp, cơ hoặc phần mềm quanh khớp

- Bất động khớp trong một thời gian dài sẽ làm giảm chiều dài của sợi cơ, các sợi collagen trong bao khớp và các phần mềm khác của khớp co ngắn lại dẫn đến tầm vận động của khớp sẽ dần bị hạn chế

Thực hiện cử động khớp theo tầm vận động thụ động thấy có sự kháng lại cử động hoặc không hết tầm, loại trừ các nguyên nhân do đau

- Thực hiện các bài tập duy trì tầm vận động khớp thụ động và chủ động có trợ giúp hoặc chủ động, 2 lần/ngày

- Đặt tƣ thế đúng: tránh co rút khớp, tuỳ thuộc vào lƣợng giá sự cân bằng giữa các nhóm cơ chủ vận hay đối kháng Có thể sử dụng các loại đệm, gối kê lót, lăn trở thường xuyên

- Có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, nẹp nghỉ để phòng ngừa cứng khớp

- Khuyến khích bệnh nhân thực hiện các vận động sinh hoạt hàng ngày càng sớm càng tốt ngay khi có thể, tránh tình trạng bất động tại giường

- Nếu đã có co rút cơ khớp: tập kéo dãn cơ khoẻ bị co ngắn, đồng thời tập mạnh cơ bị yếu bị dãn dài

- Phẫu thuật nếu có co rút lâu ngày, gây biến dạng khớp nặng nề và sau tập kéo dãn không có hiệu quả

Khối lượng xương được duy trì phụ thuộc một phần vào hoạt động của cơ Khối xương sẽ tăng khi có các hoạt động co cơ đặc biệt các vận động chịu trọng lực Khi bệnh nhân bị liệt hoặc người già ít vận động, quá trình huỷ xương sẽ tăng trong khi tạo xương giảm, dẫn đến bệnh nhân bị loãng xương

Tất cả các bài tập vận động đều có tác dụng phòng tránh loãng xương, tuy nhiên có hiệu quả nhất là các bài tập kháng trở và tập chịu trọng lực lên xương Cần hướng dẫn bệnh nhân vận động càng sớm càng tốt, tăng dần từ tập gồng cơ đến các bài tập kháng trở Sự di chuyển hoặc ít nhất là đứng trên bàn nghiêng, có thể làm chậm lại sự mất canxi

Chế độ dinh dưỡng: cân đối, tăng cường Calci và vitamin D

Cốt hoá lạc ch là tình trạng hình thành xương ở những vị trí phần mềm như cơ và thường gặp quanh các khớp

Nguyên nhân: Chƣa rõ ràng Tuy nhiên nhận thấy có mối liên quan đến tình trạng mô mềm tại ch như viêm nhiễm, phù nề, chấn thương chảy máu trong cơ khớp, thiếu máu nuôi dưỡng, bệnh lý tĩnh mạch Khối xương được hình thành trong thời gian dàì từ 6 -18 tháng

Sưng, đau, nóng đỏ tại ch , dễ rất nhầm với các trường hợp huyết khối tĩnh mạch hoặc viêm cơ khớp

Các triệu chứng này có thể xuất hiện và kéo dài từ 2 tuần - 12 tháng Sau đó các khớp sẽ hạn chế dần tầm vận động

4.3 Cách phòng và điều trị

- Tập duy trì theo tầm vận động hàng ngày

- Thuốc chống viêm, chống tạo xương

- Tránh gây các tổn thương thêm cho cơ khớp như chấn thương hoặc tập quá mạnh, quá mức có thê gây chảy máu trong cơ khớp đặc biệt ở những bệnh nhân có co cứng

- Phẫu thuật nếu hạn chế tầm vận động khớp gây ảnh hưởng đến các chức năng di chuyển, chăm sóc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân

II Thương tật thứ cấp cơ quan hô hấp và tuần hoàn

Bệnh nhân nằm bất động nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp rất cao do các nguyên nhân:

- Có sự tăng tiết đờm dãi

- Giảm vận động, thay đổi tƣ thế nên có sự ứ động đờm dãi trong phổi

- Ở tƣ thế nằm, các cơ hô hấp hoạt động kém, dẫn đến sự giảm thông khí phổi

- Các phản xạ ho khạc đờm giảm

- Kèm theo sức đề kháng của bệnh nhân kém

- Các tình trạng nhiễm khuẩn: sốt cao, người mệt mỏi, ho nhiều

- Nghe phổi có ran ứ đọng

- Đo chức năng hô hấp: dung tích sống giảm

- X.Quang : hình ảnh viêm phổi

- Lăn trở, thay đổi tư thế thường xuyên

- V rung, dẫn lưu tư thế, hút đờm dãi

- Các bài tập chủ động, thụ động duy trì tầm vận động các khớp vùng đai vai, hai tay và làm khoẻ cơ

- Các kỹ thuật h trợ phản xạ ho khạc đờm

- Chế độ dinh dưỡng: cung cấp đủ nước để làm loãng đờm

- Vệ sinh răng miệng và đường hô hấp trên sạch sẽ

2 Hạ huyết áp tƣ thế

Khi bênh nhân thay đổi tƣ thế từ nằm sang ngồi đậy hoặc đứng lên thấy hoa mắt chóng mặt, đau đầu, xây xẩm mặt mày, có thể ngất, nhịp tim tăng lên trên 20 nhịp/phút, huyết áp tâm thu giảm trên 20 mmmHg

Thời gian để hồi phục lại có thể từ 20 - 72 ngày hoặc thậm chí lâu hơn, gây cản trở đối với việc tham gia vào chương trình phục hồi chức năng

- Vận động sớm là cách hiệu quả nhất: các bài tập theo tầm vận động, tập mạnh cơ ở cả tƣ thế nằm và ngồi, đứng Tập mạnh cơ bụng, tập gồng cơ hai chân Các hoạt động di chuyển ngay khi có thể

- Thay đổi tƣ thế phải từ từ giúp bệnh nhân thích nghi dần

- Kê cao chân khi nằm

- Đứng bàn nghiêng dần với mục tiêu là 75 độ/20 phút

- Tất chân hoặc băng chun hai chân và mang đai bụng

- Một sô thuốc gây co mạch

- Chế độ dinh dưỡng tăng cường muối và đủ dịch

Huyết khối tĩnh mạch là một trong các thương tật thứ cấp nguy hiểm nhất, thường xảy ra ở những người bất động lâu

- Chân phù nề, xung huyết, căng tức ở bắp chân hoặc đùi, sờ nhiệt độ tăng

- Nguy cơ tắc mạch phổi khi: đột ngột đau ngực, khó thở, mạch nhanh hoặc loạn nhịp

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ nhƣ tình trạng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên, dùng thuốc chống đông máu

- Chống đông dự phòng heparin liều thấp

III Thương tật thứ cấp cơ quan tiết niệu

1 Khái niệm Ở tư thế nằm thì quá trình dẫn lưu nước tiểu từ đài bể thận xuống niệu quản khó khăn hơn, đồng thời áp lực trong ổ bụng giảm nên quá trình đi tiểu sẽ khó khăn hơn ở tư thế đứng Bệnh nhân bất động lâu sẽ có tồn dư nước tiểu trong bàng quang, đây là môi truờng rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

- Bệnh nhân sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm khuẩn

- Tiểu đau buốt, tiểu dắt

- Nước tiểu đỏ có máu, cặn mủ

- Làm trống bàng quang bằng tƣ thế đi tiểu hoặc các biện pháp kích thích bên ngoài nhƣ xoa bóp, v vùng bàng quang

- Uống nhiều nước, tăng cường Vitamin C để làm acid hoá nước tiểu

IV Loét do đè ép

Loét do đ ép là tình trạng tổn thương da do thiếu máu nuôi dưỡng, gắn liền với sự chèn ép của các mô nằm giữa mặt phắng cứng và ch xương lồi

Các vị trí có nguy cơ cao bị loét :

- Bệnh nhân nằm ngửa: thường loét vùng chẩm, bả vai, khuỷu tay, cùng cụt, mông, gót chân

- Bệnh nhân nằm nghiêng: thường loét vùng mỏm cùng vai, khuỷu tay, mào chậu, mấu chuyển lớn, đầu gối, mắt cá ngoài

- Bệnh nhân nằm sấp: thường loét vùng tai, má, xương đòn, vú, gai chậu, đầu gối, ngón chân, cơ quan sinh dục nam

- Bệnh nhân ngồi: thường loét ụ ngồi, đùi

Loét tiển triển qua 4 giai đoạn

- Loét độ 1: hình thành vết đỏ da tại vùng tì đ , sau 15 phút không mất Tổn thương lớp thượng bì da

- Loét độ 2: hình thành vết phỏng nước

- Loét độ 3: da tổn thương hoàn toàn Có thể tổn thương hoại lớp biểu bì hoặc sâu hơn

- Loét độ 4: tổn thương sâu và rộng xuống lớp cơ, xương

- Phải kiểm soát loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ Quan trọng nhất là loại bỏ yếu tố tì đ là nguyên nhân chính gây ra loét

- Kiểm tra da hàng ngày, đặc biệt những vùng có nguy cơ loét cao

- Bất cứ vùng da nào đỏ lên đều có khả năng phát triển thành loét, tránh đ ép tiếp và tránh các tác động mạnh lên vùng da đó

- Lăn trở, thay đổi tư thế thường xuyên

- Phải có đệm kê lót tại các vùng tì đ để làm giảm áp lực lên da

- Vệ sinh sạch sẽ, giữ da luôn khô thoáng

- Chế độ đinh dưỡng đủ đạm, uống nhiều nước

- Massage kích thích tuần hoàn dinh dƣỡng ngoài da

1 Trình bày cách nhận biết, phòng và điều trị thương tật thứ cấp ở cơ quan vận động?

2 Trình bày các biểu hiện, cách phòng ngừa thương tật thứ cấp ở cơ quan tuần hoàn?

3 Trình bày cách nhận biết, cách phòng ngừa thương tật thứ cấp ở cơ quan tiết niệu?

4 Trình bày cách nhận biết, cách phòng ngừa loét do đ ép?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ VẬN ĐỘNG

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về nguyên nhân gây khó khăn về vận động và cách phát hiện người khó khăn về vận động Cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người và người bệnh tổn thương tủy sống

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc các nguyên nhân gây khó khăn về vận động và cách phát hiện người khó khăn về vận động

- Trình bày được cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người và người bệnh tổn thương tủy sống

- Thực hiện và hướng dẫn được một số động tác phục hồi chức năng cho người bệnh giả định bị liệt nửa người và tổn thương tủy sống

- Vận dụng đƣợc những kiến thức về đã học vào công tác phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người và người bệnh tổn thương tủy sống trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người và tổn thương tủy sống

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Nguyên nhân gây khó khăn về vận động

- Các bệnh về cơ xương khớp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp

- Chấn thương: bong gân, trật khớp, gãy xương, chấn thương tủy sống

- Dị tật bẩm sinh: bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh, gai đôi cột sống

- Bệnh lý gây tổn thương não: tai biến mạch máu não, bại não

- Thương tật thứ cấp do nằm lâu: teo cơ, cứng khớp

- Thái độ của gia đình, cộng đồng với người tàn tật

- Phục hồi chức năng chƣa phát triển

2 Phát hiện trẻ em và người lớn có khó khăn về vận động

- Trẻ mới sinh khó khăn về vận động là trẻ không bú được, thường th lưỡi khi mẹ đặt núm vú vào miệng, trẻ không mút được, thường ngửa đầu ra khi bế; trẻ hay quấy khóc và không chịu chơi

- Trẻ lớn khó khăn về vận động khi trẻ không sử dụng đƣợc tay hoặc không di chuyển đƣợc từ nơi này đến nơi khác; trẻ không vui chơi, học hành và không tự chăm sóc đƣợc cho bản thân

- Người lớn khó khăn về vận động là người không sử dụng được tay chân để di chuyển hoặc di chuyển, đi lại khó khăn; không thực hiện các công việc chăm sóc bản thân, không tham gia đƣợc công việc hàng ngày trong cộng đồng và xã hội

II Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

- Liệt nửa người là liệt một tay, một chân cùng bên, có thể kèm theo kiệt mặt đối bên hay cùng bên với bên chi liệt

- Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt nửa người:

+ Bệnh lý mạch máu não: xuất huyết não, nhồi máu não, phình động mạch não

+ Liệt nửa người: làm giảm khả năng vận động, di chuyển, sinh hoạt,

+ Rối loạn tâm lý, tinh thần

+ Các thương tật thứ cấp do nằm lâu: loét mục, teo cơ, cứng khớp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp,

+ Giảm khả năng độc lập, giảm khả năng nghề nghiệp dẫn đến khó khăn về việc làm, sống phụ thuộc vào người khác

2 Phục hồi chức năng ở giai đoạn cấp tính

- Chăm sóc, nuôi dƣỡng bệnh nhân

- Theo dõi và kiểm soát các chức năng sống

- Đề phòng các thương tật thứ cấp

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

- Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi trạng thái bất động tại giường

2.2 Các biện pháp phục hồi chức năng

Giai đoạn cấp tính bệnh nhân thường được theo dõi ở phòng hồi sức cấp cứu, do đó cần thực hiện:

- Đảm bảo hô hấp, vệ sinh răng miệng và họng sạch sẽ

- Đặt nội khí quản và thở máy nếu có tăng tiết dịch hoặc hôn mê

- Đặt sonde bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu

- Phòng chống loét mục: vệ sinh da, trở người 2 giờ/ lần

- Đặt sonde dạ dày nếu bệnh nhân không tự ăn uống đƣợc bằng miệng, bệnh nhân hôn mê

- Trong những ngày đầu cần hướng dẫn gia đình chế độ ăn, cách cho ăn để tránh nghẹn, sặc, nuốt kém, nhai kém do liệt mặt và liệt cơ vùng hầu họng

- Cho người bệnh nằm hướng bên liệt ra ngoài để tăng khả năng nhận kích thích từ phía bên liệt

- Dùng gối kê vai, hông bên liệt và hướng dẫn gia đình cách đặt các tư thế tại giường

- Giai đoạn này cần có băng treo khuỷu tay để giảm bán trật khớp vai

- Chủ yếu là các bài tập theo tầm vận động khớp để ngăn ngừa co rút, huyết khối

- Có thể hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập tự phối hợp bên lành – bên liệt như: cài hai tay, gấp vai lên 180 độ, tập làm cầu, để tăng cường khả năng lăn trở tại giường

- Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm ngay khi có thể

2.2.4 Phẫu thuật: có thể cần can thiệp khi có máu tụ nội sọ gây rối loạn tri giác

3 Phục hồi chức năng ở giai đoạn hồi phục

- Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, tạo điều kiện cho việc tập luyện, vận động

- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt

- Tạo thuận và khuyến khích tối đa các hoạt động chức năng

- Kiểm soát các rối loạn tri giác, nhận thức, giác quan, ngôn ngữ

- Hạn chế và kiểm soát các thương tật thứ cấp

- Giáo dục và hướng dẫn gia đình cùng tham gia phục hồi chức năng

3.2 Phục hồi chức năng Ở giai đoạn này, việc phục hồi chức năng mang tính toàn diện, nhằm tác động lên toàn bộ những khiếm khuyết, giảm khả năng của người bệnh, sớm cho họ độc lập

Nhóm phục hồi gồm các thành viên nhƣ: bác sĩ, điều dƣỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình, phải phối hợp các biện pháp để phục hồi chức năng cho người bệnh đạt hiệu quả

- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt: là mục tiêu các bài tập khởi đầu của giai đoạn hồi phục Muộn hơn người bệnh được tập điều hợp và tái rèn luyện thần kinh cơ

Do mức độ hồi phục ở các cơ là khác nhau nên kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể cho bệnh nhân tập chủ động trợ giúp, tập chủ động theo tầm vận động hoặc có kháng trở Để tái rèn luyện thần kinh cơ, bệnh nhân đƣợc tập các hoạt động chức năng, đặc biệt là di chuyển

- Nếu trương lực cơ tăng quá mạnh: có thể sử dụng một số bài tập và kỹ thuật để kéo giãn Ví dụ: kéo giãn khớp cổ chân, đứng bàn nghiêng, sử dụng nẹp chỉnh hình Đôi khi phải phối hợp với thuốc giãn cơ hoặc phong bế tại ch vào các điểm vận động của cơ bị co cứng

- Tập thăng bằng và điều hợp: đƣợc thực hiện ngay từ đầu nhờ các bài tập thăng bằng ngồi, đứng, đi Để có thăng bằng khi đi, có thể sử dụng nạng, gậy, thanh song song hoặc khung đi hay cho bệnh nhân tập đi trên ghế thăng bằng, tập bàn nhún hoặc đi theo hình vẽ trên mặt đất

- Là những hoạt động chủ yếu để tăng cường khả năng hoạt động của tay, giúp độc lập trong sinh hoạt, cải thiện năng lực thể chất và tinh thần, giúp người bệnh sớm hòa nhập xã hội

- Hoạt động trị liệu được thực hiện dưới các hình thức như chơi thể thao, thực hiện các hoạt động hàng ngày, nội trợ hay hoạt động hướng nghiệp

- Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị thất ngôn

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NHÌN

Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về khái niệm, nguyên nhân gây khó khăn về nhìn Cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ và người lớn có khó khăn về nhìn

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc khái niệm, nguyên nhân gây khó khăn về nhìn

- Trình bày được cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng cho trẻ có khó khăn về nhìn trên lâm sàng và cộng đồng

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng cho người lớn có khó khăn về nhìn trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh có khó khăn về nhìn

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học,

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: viết)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Người khó khăn về nhìn là người không thể nhìn rõ thấy vật cách xa 3 mét

1.2 nguyên nhân gây khó khăn về nhìn

- Chấn thương mắt, vật lạ rơi vào mắt

- Khô giác mạc, viêm kết mạc

- Các tật mắt do bẩm sinh hay mắc phải

2 Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn

2.1 Huấn luyện cho gia đình có trẻ bị khó khăn về nhìn

- Động viên trẻ trước tuổi đi học, kích thích sớm thông qua chơi để tăng cường sự phát triển bình thường

- Đối với trẻ lớn: Động viên trẻ đi học, độc lập trong di chuyển, độc lập tự chăm sóc cá nhân

- Nếu trẻ giảm thị lực, luyện trẻ sử dụng thị lực còn lại tới mức tối đa

- Nếu trẻ khó nhìn khi trời tối, trước tiên dạy trẻ nhìn khi còn sáng

- Dạy trẻ cách lắng nghe tiếng động, âm dội ở xung quanh Giải thích các loại tiếng khác nhau đó, như tiếng người nói, tiếng xe cộ, tiếng nước, tiếng gió, và nhận biết chúng

- Dạy trẻ nói: Đứa trẻ mù không nhìn thấy người khác mấp máy môi khi nói, do đó trẻ bị hạn chế nói so với trẻ bình thường khác cùng lứa tuổi Dạy trẻ bằng cách đặt tay trẻ lên mặt, mũi, mồm của bạn khi nói, để trẻ cảm nhận đƣợc khí thoát ra ở miệng, mũi của bạn Sau đó bảo trẻ đặt tay lên miệng, mũi của trẻ rồi nói để không khí thoát ra nhƣ bạn đã làm

- Dạy trẻ cách di chuyển: Nếu trẻ chƣa đi đƣợc, dạy trẻ bò để trẻ biết cách di chuyển trong nhà và tìm hiểu môi trường xung quanh

- Khi trẻ biết đi, bạn đi cùng trẻ và mô tả địa hình xung quanh để trẻ cảm nhận đƣợc địa hình bằng chính đôi chân của mình

- Dùng sợi dây buộc nối các vị trí khác nhau để trẻ có thể đi lại quanh nhà

- Hướng dẫn trẻ 1 tay gập trước ngực, 1 tay để trước mặt khi đi để khỏi chạm đồ vật, ở những nơi nguy hiểm cần phải có rào chắn

- Để cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh của trẻ bằng cách sờ các đồ vật bằng bàn tay của mình

- Dạy cho trẻ cách ăn uống, giữ gìn vệ sinh thân thể, đại tiểu tiện, mặc quần áo Trẻ mù có thể phát triển các năng khiếu nhƣ xúc giác, thính giác và vị giác nhờ các trò chơi, trẻ cũng có thể phát triển các năng khiếu nhƣ nói năng, học hành, di chuyển và giao tiếp

2.2 Huấn luyện một người lớn có khó khăn về nhìn

- Trước tiên dắt họ đi trong nhà, ngoài sân, trong xóm bằng cách: nắm vào bàn tay họ, hoặc để họ nắm vào khuỷu tay bạn hoặc họ đặt tay lên vai bạn Để họ đi sau bạn nửa bước, vừa đi bạn vừa mô tả địa hình để họ cảm nhận được địa hình bằng chính đôi chân của họ

- Khi họ tự đi lại một mình lúc đầu rất hay bị va vào tường, nhà cửa, đồ đạc, nói với họ cách tự bảo vệ khỏi bị chạm thương bằng cách để một tay phía trước mặt, một tay phía trước ngực

- Hướng dẫn họ tìm đường đi lại trong nhà và tự đi đại tiểu tiện, nhận biết đồ vật và tìm đồ vật

- Nói cho họ lắng nghe tiếng động và âm vang xung quanh, giải thích để họ nhận biết

2.2.2 Hướng dẫn người có khó khăn về nhìn đi lại bằng gậy

- Chiều cao của gậy bằng 2/3 chiều cao của người đó

- Cầm gậy ngay dưới đầu gậy, mu bàn tay hướng ra phía trước, cánh tay du i thẳng Giải thích cho họ có thể dùng gậy tìm thấy vật cản trên đường đi để tránh vấp ngã

- Hướng dẫn họ đưa gậy sang hai bên khoảng cách rộng bằng vai, khi gậy chạm đất một bên thì chân bên kia sẽ bước lên Đi cùng với họ đến những nơi như chợ, trường học, bệnh viện và những nơi công cộng khác Sau đó để họ tự đi lại

2.2.3 Hướng dẫn người có khó khăn về nhìn tự chăm sóc, tự phục vụ

- Tự ăn như những người bình thường khác, có thể dùng tay đưa thức ăn lên miệng vì họ có thể sờ và biết đƣợc loại thức ăn mà họ ăn, có thể ngửi để biết loại thức ăn gì Sắp đặt các thức ăn trên mâm hàng ngày nhƣ nhau để họ quen vị trí của thức ăn

- Hướng dẫn họ tự uống: Để cốc và nước nơi qui định

- Chăm sóc tóc, móng tay, móng chân

- Đi đại tiện, tiểu tiện, rửa tay sau khi đi vệ sinh

- Cách tiêu tiền: Nhận biết đồng tiền bằng sờ kích thước, hình dáng, trọng lƣợng

Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn là tạo cho họ thích ứng tối đa với hoàn cảnh khó khăn của họ, giúp cho người lớn hội nhập xã hội, độclập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, có việc làm, tham gia các hoạt động xã hội và gia đình Đối với trẻ nhỏ có thể bú, chơi với đồ chơi Đối với trẻ lớn: vui chơi, hoà nhập cộng đồng, tự chăm sóc mình: ăn uống, tắm rửa, tiểu tiện, tự mặc quần áo, đi học

1 Trình bày khái niệm, nguyên nhân gây khó khăn về nhìn?

2 Trình bày cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nhìn?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ NGHE NÓI

Bài 5 là bài giới thiệu tổng quan về khái niệm về ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp, nguyên nhân, cách phát hiện, nguyên tắc và các phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc khái niệm về ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp

- Trình bày được nguyên nhân, cách phát hiện, nguyên tắc và các phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói

- Thực hiện và hướng dẫn được một số phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh giả định bị khó khăn về nghe nói

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng cho người bệnh có khó khăn về nghe nói trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho người bệnh có khó khăn về nghe nói

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, bảng chữ cái ngón tay, tranh ảnh và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Khái niệm về ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp

1.1 Khái niệm về ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình tƣ duy nhờ vào hoạt động của não

- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đƣợc mã hóa, đƣợc một cộng đồng chấp nhận và sử dụng (lời nói và chữ viết)

- Thành phần của ngôn ngữ:

+ Âm vị: là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của ngôn ngữ có mang nghĩa: phụ âm, nguyên âm và thanh điệu

+ Hình vị: là đơn vị dưới từ, cấu tạo nên từ và cũng mang nghĩa Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết nên hình vị cũng có chức năng tương đương với từ

+ Câu: là sự sắp xếp, kết nối và trật tự các từ để hình thành câu

+ Ngữ nghĩa: là ý nghĩa của từ, của phát ngôn và của câu mà nó truyền tải + Dụng học: nghiên cứu khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội

- Lời nói là kết quả của quá trình sử dụng ngôn ngữ

- Lời nói là phần âm thanh nghe đƣợc nhờ hoạt động của cơ quan phát âm có sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một mục đích nào đó của con người

- Lời nói là tập hợp của nhiều phát ngôn, m i phát ngôn lại đƣợc cấu tạo từ nhiều âm tiết (trong tiếng Việt, âm tiết có chức năng là từ ), âm tiết lại đƣợc cấu tạo từ các âm vị (nguyên âm, phụ âm)

- Bộ máy phát âm là một hệ thống chức năng thống nhất, hoạt động dưới sự kiểm soát của vỏ não thông qua các dây thần kinh sọ và các dây thần kinh vận động ngoại biên

- Lời nói theo quan niệm khí động học của Vander Berg bao gồm các yếu tố: luồng hơi sinh ra từ phổi, sinh âm ở thanh quản, cấu âm ở khoang miệng và sự tham gia của các khoang cộng hưởng

- Giao tiếp: Là sự trao đổi thông tin, nhu cầu, tình cảm giữa hai hay nhiều đối tƣợng

- Các hình thức của giao tiếp:

+ Ngôn ngữ có lời: lời nói, chữ viết

+ Ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, hành động, ánh mắt, nét mặt, tƣ thế, )

2 Nguyên nhân gây khó khăn về nghe nói

- Dị dạng tai: khiếm khuyết vành tai

- Dị dạng miệng: khe hở môi, vòm miệng

- Mẹ ốm khi mang thai (Rubella, cúm… )

- Dinh dƣỡng mẹ - thai nhi (thiếu Iod khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ)

2.2 Nguyên nhân trong khi sinh

- Chấn thương não do can thiệp sản khoa

2.3 Nguyên nhân sau khi sinh

- Nhiễm khuẩn gây các di chứng não (viêm não, viêm màng não), tổn thương thị giác, thính giác

- Bệnh lý: đột quỵ, xơ cứng rải rác…

- Tiếp xúc lâu với tiếng động lớn

3 Cách phát hiện người có khó khăn về nghe nói

3.1 Trẻ dưới 6 tháng tuổi Đặt trẻ nằm ngửa, người khám ngồi phía trên đầu trẻ để trẻ không nhìn thấy, v mạnh tay và quan sát xem trẻ có giật mình, nháy mắt, ưỡn người, co tay chân lại không

Dùng một hộp đồ chơi phát ra tiếng động, để mẹ của trẻ ngồi phía trước; người khám ngồi phía sau, cách hai bước, lắc hộp xem trẻ có quay đầu lại không

3.3 Trẻ trên 36 tháng và người lớn

Người khám ngồi đối diện với người được kiểm tra, nói một câu nào đó và yêu cầu người đó lặp lại

4 Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói

Phục hồi chức năng cho người khó khăn về nghe nói được thực hiện theo nguyên tắc 3T:

- T1: Theo sở thích của người bệnh

Giúp người bệnh tập trung lâu hơn và nhớ lâu hơn

- T2: Thích ứng (mọi người thay đổi cách giao tiếp của mình cho phù hợp với người bệnh)

+ Mặt ngang mặt để người bệnh quan sát nét mặt, ánh mắt của người đối thoại + Nói chậm, câu ngắn, từ đơn giản, kết hợp các kỹ năng không lời khác

+ Giao tiếp có lần lƣợt

- T3: Thêm từ mới và thông tin mới khi giao tiếp

+ Nói về mọi vật, sự việc đang diễn ra xung quanh

+ Tưởng tượng và nói về các việc đã, đang, sẽ xảy ra

+ Nhắc đi nhắc lại những từ đã học

4.2 Phương pháp phục hồi chức năng

- Bắt trước: chọn nơi yên tĩnh, dạy bệnh nhân cách lắng nghe; nói và yêu cầu bệnh nhân nhắc lại

- Dạy nghe và nhìn: thực hiện hành động đơn giản, yêu cầu bệnh nhân quan sát và làm theo

Dạy bệnh nhân từng âm, sau đó ghép các âm tạo thành từ

Ví dụ: Dạy trẻ từ “mũi”: đầu tiên dạy trẻ phát âm âm “m” và “ui” sau đó ghép hai âm đó lại thành từ “mũi”, chỉ tay lên mũi, bảo trẻ sờ lên mũi và nói “mũi”

+ Đọc môi: Dạy trẻ khó khăn về nghe bằng cách đọc môi để trẻ có thể hiểu đƣợc nội dung lời nói Nên nói chậm sao cho những cử động của môi có thể đƣợc trẻ quan sát và hiểu

+ Sử dụng ngôn ngữ không lời: Kết hợp đồng thời với các cách thể hiện ngôn ngữ để giao tiếp: dùng tay, ánh mắt, nét mặt, ra hiệu, để diễn tả hành động, hoặc diễn tả việc làm

- Vẽ, viết, đọc, sử dụng chữ cái ngón tay

- Sử dụng hình ảnh: Dùng tranh ảnh để biểu thị điều ta muốn diễn tả và điều trẻ muốn

- Những điều cần lưu ý khi huấn luyện người có khó khăn về nghe nói

+ Không ép họ nói, đặc biệt trước đám đông

+ Nói tự nhiên vui vẻ

+ Khuyến khích họ giao tiếp với những người bình thường khác càng nhiều càng tốt

1 Trình bày khái niệm về ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp?

2 Trình bày các nguyên nhân gây khó khăn về nghe nói và cách phát hiện người có khó khăn về nghe nói?

3 Trình bày nguyên tắc và các phương pháp phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỊ MẤT CẢM GIÁC

Bài 6 là bài giới thiệu tổng quan về định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phong Các biện pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và phòng ngừa tàn tật cho người bệnh bị bệnh phong

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phong

- Trình bày đƣợc các biện pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và phòng ngừa tàn tật cho người bệnh bị bệnh phong

- Vận dụng được những kiến thức đã học để phát hiện người bị bệnh phong trên lâm sàng và cộng đồng

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào công tác chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và phòng ngừa tàn tật cho người bệnh bị bệnh phong

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho người bị bệnh phong

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Bệnh phong là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Leprae đột nhập vào cơ thể qua da hoặc niêm mạc mũi, họng, phát triển và gây bệnh

Tàn tật mà bệnh phong gây nên chủ yếu là tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến giảm và mất cảm giác

Vi khuẩn Hansen gây tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh Tổn thương thần kinh Tổn thương thần kinh giao cảm cảm giác vận động

- Các sang chấn khác - Yếu cơ

- Co, rụt, cụt - Co quắp bàn tay, chân

Dễ nhiễm khuẩn - Teo cơ - Rối loạn dinh dƣỡng

II Triệu chứng của bệnh phong

1.1 Rối loạn cảm giác: tê bì, cảm giác kiến bò, mất cảm giác (kim châm, cấu véo không đau, cháy bỏng không biết

1.2 Thay đổi màu sắc da: dát trắng, dát hồng, phía trong dát bị mất cảm giác

2 Triệu chứng lúc bệnh toàn phát

- Mảng củ: hình tròn, hình bầu dục hoặc hình vòng cung, bờ thường nổi cao, màu hồng, giới hạn rõ, giữa trũng xuống, châm kim mất cảm giác

- Mảng thâm nhiễm: thường là màu hồng, giới hạn không rõ, số lượng nhiều, bóng láng

- U phong: màu hồng, nổi cao, bờ chắc, bóng láng, giới hạn mờ, đối xứng

- Cục: thường hính bán cầu, màu đỏ, bóng, to bằng hạt đ , hạt ngô, giới hạn mờ, đối xứng

- Rối loạn cảm giác xảy ra ngay trên các tổn thương da

- Viêm các dây thần kinh: mặt, cổ nông, trụ cánh, giữa, quay, hông khoeo ngoài

2.3 Rối loạn về dinh dƣỡng và bài tiết: dẫn đến rụng lông mày, da dày sừng, xám, khô, teo, loét ổ gà

2.4 Tổn thương ngũ quan phủ tạng: mắt mù, khản tiếng, mũi sập, viêm hạch, viêm tinh hoàn

III Điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng

1 Nguyên tắc điều trị và chăm sóc: bao gồm 4 phương diện

- Phát hiện sớm, điều trị sớm, điều trị thuốc lâu dài để kiểm soát vi khuẩn phong

- Điều trị di chứng của bệnh phong: loét, bỏng, tổn thương, co rút

- Bệnh phong khó lây, có thể chữa khỏi được, người bệnh có thể được điều trị tại nhà

- Gia đình và cộng đồng tạo điều kiện giúp đỡ để người bệnh hội nhập xã hội

- Hãy hỏi chủ hộ và gia đình những câu hỏi sau:

+ Trong gia đình ta có ai hay bị bỏng hoặc sây sát mà không biết không?

+ Có ai mất cảm giác ở một vùng da nào đó ở tay, chân, thân mình không? + Có ai có đám da khác màu ở tay, chân, thân mình không?

+ Có ai hay bị thương ở chân mà vết thương đó lâu lành không?

+ Chỉ cho bệnh nhân biết phương tiện dùng để kiểm tra: bông, kim hay mảnh giấy, cọng rơm

+ Bảo người được kiểm tra nhắm mắt lại, dùng các đồ dùng trên chạm vào từng phần trên bàn tay của họ rồi đến nơi ta nghi ngờ

+ Bảo người được kiểm tra chỉ tay vào nơi mà bạn vừa chạm vào

+ Nếu họ chỉ đúng thì họ không mất cảm giác và ngƣợc lại

Kiểm tra chân cũng theo cách tương tự

- Để chẩn đoán chắc chắn mắc bệnh phong, bệnh nhân có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu sau:

+ Mất cảm giác ở dát da

+ Dây thần kinh dầy và to ra

+ Tìm thấy trực khuẩn Hansen trong mảng da

3 Điều trị thuốc: Đa hóa trị liệu gồm 2 phác đồ

- Phác đồ 1: áp dụng cho thể ít vi khuẩn

+ Rifamapicin 600mg uống 1 tháng 1 lần có kiểm tra

+ DDS 100mg tự uống hàng ngày

Thời gian điều trị 6 tháng

- Phác đồ 2: áp dụng cho thể nhiều vi khuẩn

+ Rifampicim 600mg uống 1 tháng 1 lần có kiểm tra

+ Lampren 300mg uống 1 tháng 1 lần có kiểm tra

Sau đó 50mg tự uống hàng ngày

+ DDS 100mg tự uống hàng ngày

- Nên cho thêm viên sắt vì có thể gây thiếu máu nhƣợc sắc Tổ chức y tế thế giới đề ra chủ trương đa hóa trị liệu cho các thể phong có nhiều vi khuẩn, mục đích để làm giảm thời gian điều trị cần thiết Điều trị từ 1-2 năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào thể phong Không đƣợc ngừng điều trị quá sớm hoặc quá đột ngột vì có thể gây phản ứng phong

Chủ trương của tổ chức y tế thế giới là điều trị tại nhà không tập trung vào trại nữa Cơ sở khoa học:

+ Trực khuẩn Hansen phát triển chậm nên thời gian ủ bệnh kéo dài, nếu dùng thuốc đa hóa trị liệu 7 ngày sau vi khuẩn không có khả năng sinh sản nữa

+ Những người phục vụ trại phong không ai bị lây cả

+ Vợ hoặc chồng mắc bệnh phong thì chỉ 3% là bị lây

- Nếu có phản ứng hoặc nặng, ngoài các thuốc chống phong có thể cho thêm các thuốc chống viêm, giảm đau Đặt máng nẹp và tập luyện

Các bài tập khớp cổ tay: úp 2 lòng bàn tay lại với nhau, các ngón cùng du i thẳng

QUY TRÌNH SỬ DỤNG TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CHO NGƯỜI MẤT CẢM GIÁC

TT Các bước tiến hành Ý nghĩa Đánh giá

1 Phát hiện bệnh Xác định đúng bệnh

Hỏi và thăm khám Đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng

Xác định nhu cầu cần phục hồi

Chọn tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng theo từng nhu cầu Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng

4 Theo dõi, hướng dẫn, động viên huấn luyện

5 Kiểm tra đánh giá người tàn tật định kỳ

Giám sát và nâng cao kết quả tập luyện

IV Phòng ngừa tàn tật

1 Phòng ngừa tàn tật khi bàn tay, bàn chân mất cảm giác

- Không đưa tay, chân gần bếp lửa, nước sôi, nước nóng

- Không đi chân đất, không đi bộ quãng đường dài

- Không để da khô, nứt nẻ

- Không coi thường tổn thương nhẹ

- Ngâm rửa tay, chân bằng nước xà phòng, rửa sạch

- Xoa dầu thực vật ngày 2 lần lên ch da khô

- Sử dụng các vật phải đun nóng hàng ngày nên có tay cầm bọc lót cách nhiệt để đề phòng bỏng hoặc đeo găng tay bằng vải dày khi làm việc

- Mang dày dép an toàn

- Tự chăm sóc bàn tay, bàn chân

2 Phòng ngừa tổn thương mắt do chứng hở mi

- Đeo kính râm để tránh bụi, tránh nắng

- Tập nhắm mắt hàng ngày

- Giữ gìn mắt sạch sẽ, rửa mặt bằng khăn và chậu sạch

- Nếu mắt khô phải tra thuốc mỡ vào mắt

- Nếu là mắt mở (chứng tỏ hở mi) khi nằm ngủ phải dùng khăn sạch che mắt, tránh bụi bặm bay vào mắt

V Phục hồi về mặt xã hội

1 Thông tin và giáo dục: trường học, trung tâm y tế, kịch vui, đài, vô tuyến có thể sử dụng để giáo dục cộng đồng về bệnh phong

Thông tin, giáo dục nên:

- Cố gắng giảm những n i sợ hãi về bệnh phong, cho họ biết có thể chữa khỏi không để lại tàn tật nào nếu đƣợc phát hiện sớm, điều trị tại nhà

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm

- Cách nhận biết các dấu hiệu sớm, hướng dẫn mọi người đến nơi khám và điều trị

- Kể các câu chuyện thực tế về người bị bệnh phong đã được giúp đỡ và được chữa khỏi

2 Lồng ghép chương trình chống phong vào chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu

Quan tâm đến công tác phát triển bệnh phong trong khám chữa bệnh hàng ngày, nhất là bệnh ngoài da Cán bộ y tế và mọi người nên nhìn nhận bệnh phong như những bệnh khác

3 Khám thường xuyên (kiểm tra toàn diện) Để phát hiện mảng da khác màu và các dấu hiệu sớm của bệnh phong Lồng ghép với các chuyên khoa khác Qua khám sức khỏe các đối tƣợng: nghĩa vụ quân sự, học sinh, cán bộ, công nhân viên chức, tuyển sinh

4 Thuyết phục cộng đồng Đề nghị nhà nước tạo điều kiện cho người bị bệnh phong có công ăn việc làm, tham gia các cuộc họp, các sinh hoạt cộng đồng, trẻ em bị bệnh phong đƣợc đến trường học bình thường

- Bệnh phong không phải là một bệnh di truyền, cũng không phải một bệnh lây lan mạnh như quan niệm cũ trước đây mà bệnh chỉ có một tỷ lệ lây lan rất ít (từ 3-6%)

- Ngày nay điều trị và phục hồi chức năng cho người bị bệnh phong rất có kết quả không những do tác dụng của đa hóa trị liệu mà còn do quan niệm của mọi người trong xã hội đối với người bị bệnh phong đã thay đổi Người bệnh có thể điều trị tại nhà không phải đến trại tập trung nữa

- Người bệnh phong nếu không được phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng thường để lại nhiều di chứng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tàn tật Những di chứng và tàn tật chủ yếu gây nên do tính chất mất cảm giác của bệnh nhân

- Phục hồi chức năng cho người bị bệnh phong là dùng đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian, kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, cũng như thay đổi cơ bản quan niệm về bệnh phong nhằm cho người bệnh hòa nhập vào xã hội

1 Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh phong?

2 Trình bày các biện pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và phòng bệnh cho bệnh nhân bị bệnh phong?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỊ ĐỘNG KINH

Bài 7 là bài giới thiệu tổng quan về định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và cách xử trí người bệnh trong cơn động kinh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc định nghĩa và các nguyên nhân gây động kinh

- Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cách xử trí người bệnh trong cơn động kinh

- Vận dụng được những kiến thức đã học vào xử trí người bệnh trong cơn động kinh toàn bộ cơn lớn trên lâm sàng

- Vận dụng đƣợc các biện pháp phục hồi chức năng đã học để phục hồi chức năng cho người bị động kinh trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho người bị động kinh

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1.1 Định nghĩa Động kinh là những cơn mất ý thức ngắn, khởi phát đột ngột, định hình, có tính chu kỳ tái phát, chứng tỏ một kích thích quá ngƣỡng của các tế bào ở vỏ não mà điển hình nhất là những cơn giật

Có nhiều nguyên nhân gây động kinh, có thể chia thành ba nhóm nhƣ sau:

- Trước khi sinh: bất thường bẩm sinh ở não

- Trong khi sinh: forceps, giác hút, đẻ khó, ngạt khi đẻ,

+ Viêm não, viêm màng não, áp xe não,

+ Sang chấn sọ não do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,

+ Bệnh lý mạch máu não: chảy máu não, nhồi máu não, dị dạng mạch máu não,

+ Nhiễm ký sinh trùng ở não: sán não, kén sán não,

+ Nhiễm độc: rƣợu, ma túy,

+ Rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường,

1.2.2 Yếu tố gia đình: 10% có tính chất gia đình

1.2.3 Một số trường hợp chưa xác định được nguyên nhân

Trên lâm sàng người ta chia ra 2 thể sau:

2.1.1 Động kinh toàn bộ cơn lớn (Mô tả một cơn giật điển hình)

- Tiền triệu: người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nặng đầu, nhức đầu, chóng mặt, trong khoảng 1 đến 2 giây, người bệnh không kịp đối phó và nhanh chóng xuất hiện cơn giật điển hình gồm 4 giai đoạn

- Giai đoạn co cứng: kéo dài từ 10 đến 60 giây (Hình 1)

Người bệnh đột ngột kêu “A” lên một tiếng rồi ngã vật ra bất tỉnh, bất kỳ lúc nào và ở đâu vì vậy rất nguy hiểm khi người bệnh ở gần nước, lửa, khi ở trên cao hoặc khi đang điều khiển phương tiện giao thông

Toàn thân người bệnh gồng cứng, hai tay co, hai chân du i, đầu ưỡn ngửa ra sau, ngoẹo sang một bên, hai hàm răng nghiến chặt, ngừng thở, mặt tím tái, mắt trợn ngƣợc, có thể tiểu dầm

Hình 1: Giai đoạn co cứng

- Giai đoạn co giật: từ 2 đến 3 phút (Hình 2)

Các cơ toàn thân giật mạnh và ngắn, các nhịp đều nhau, lúc đầu thƣa sau tăng dần và giảm dần về cuối

Hai hàm răng hé mở, lƣỡi thập thò, môi mấp máy, dễ cắn phải lƣỡi Nhãn cầu giật ngƣợc lên trên hoặc đánh sang ngang, hai bên khóe miệng có thể thấy máu chảy lẫn trong nước bọt do cắn phải môi, lưỡi

Hình 2: Giai đoạn co giật

Sau khi co giật, các cơ suy kiệt du i ra, người bệnh mê hoàn toàn, có thể thở bù phì phò, sùi bọt mép sau đó đỡ tím, sau một vài phút nhịp thở đều dần và trở lại bình thường, mồ hôi vã ra

Người bệnh tỉnh dần, ý thức đôi khi còn u ám, không hiểu chuyện xảy ra với mình Người bệnh trong trạng thái hoàng hôn có thể có những hành vi phạm pháp, nguy hiểm; có thể tiếp tục ngủ thiếp đi hoặc tỉnh hẳn

Sau cơn người bệnh mệt mỏi, vì mất ý thức từ đầu nên không mô tả được diễn biến cơn của mình

2.1.2 Động kinh toàn bộ cơn nhỏ

- Cơn xảy ra nhanh từ 5 đến 10 giây, có thể xảy ra nhiều lần trong ngày

- Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân đột ngột ngừng hoạt động, nhìn lơ đãng vào khoảng trống, vẻ mặt ngơ ngác, làm rơi vật đang giữ trong tay,

- Sau cơn bệnh nhân tiếp tục hoạt động bình thường mà hoàn toàn không biết mình bị lên cơn

2.2.1 Động kinh cục bộ vận động

- Biểu hiện: Co giật một bộ phận trên thân thể nhƣ giật ở tay, chân, mặt,

- Bệnh nhân thường không mất ý thức khi lên cơn động kinh

2.2.2 Động kinh cục bộ thùy thái dương (động kinh tâm thần vận động)

Ngoài các biểu hiện rối loạn về vận động, bệnh nhân còn có các biểu hiện rối loạn về tâm thần nhƣ: tự nhiên nhai, liếm môi, tặc lƣỡi, xoa tay, lục túi, đọc thuộc lòng một câu định hình nào đó, các hoạt động này đều vô thức Có thể có ảo thính, ảo thị, ảo khứu,

3 Xử trí người bệnh trong cơn động kinh (Động kinh toàn bộ cơn lớn) 3.1 Giai đoạn co cứng

- Đưa người bệnh vào nơi an toàn: xa các đồ vật sắc nhọn, vật cứng như giường tủ, bàn ghế, ; xa lửa, ao hồ, đường giao thông, máy móc,

- Nới rộng quần áo cho bệnh nhân

- Không giữ bệnh nhân quá chặt

- Dùng gối hoặc quần áo kê dưới đầu bệnh nhân

- Chèn gạc hoặc vải mềm vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để tránh cắn phải lưỡi (Chú ý tránh làm tắc nghẽn đường thở)

- Từ từ quay đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên

- Không cố gắng khống chế động tác giật

- Không cho bệnh nhân ăn uống gì, kể cả uống thuốc

Luôn ở bên cạnh bệnh nhân cho tới khi bệnh nhân tỉnh hẳn

- Theo dõi, giải thích, động viên tinh thần, giảm lo lắng cho bệnh nhân để tránh việc bệnh nhân bị kích động, không làm chủ đƣợc bản thân

- Xử lý các thương tích (nếu có): chấn thương, trật khớp, chảy máu, trầy xước da, bỏng,

4 Các biện pháp phục hồi chức năng

4.1 Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc

Chỉ định và nguyên tắc:

- Chọn thuốc phù hợp với từng thể động kinh

- Liều thuốc từ từ tăng dần, bắt đầu từ liều nhỏ đến khi đạt liều cắt cơn tối thiểu Không tăng liều đột ngột

- Dùng thuốc thường xuyên, đều đặn hàng ngày, đúng giờ quy định

- Duy trì liều cắt cơn liên tục, đều đặn

- Giảm liều từ từ, không dừng thuốc đột ngột

- Quản lý thuốc chặt chẽ, kiểm tra chức năng gan, thận định kỳ trong quá trình điều trị

4.2 Hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh

- Có chế độ sinh hoạt điều độ, lao động vừa sức

- Sử dụng thuốc đúng chỉ định

- Tìm hiểu các dấu hiệu báo trước khi có cơn động kinh của bệnh nhân để nhanh chóng cho người bệnh nằm vào nơi an toàn

- Tránh các công việc có thể gây nguy hiểm khi bệnh nhân lên cơn nhƣ: làm việc trên cao, dưới nước, gần lửa, lái xe, lái tàu, làm việc lâu ngoài trời nắng,

- Tránh để cơ thể mệt mỏi quá mức, tránh nhịn đói dẫn đến hạ đường huyết

- Hạn chế các căng thẳng tâm lý, kích thích tinh thần

Người bị động kinh có thể hòa nhập xã hội, là một thành viên của cộng đồng Trẻ em có thể đi học ở trường, vui chơi và tham gia mọi hoạt động mà các bạn cùng lứa tuổi có thể làm Người lớn có thể làm mọi việc trong gia đình, có thể có nghề nghiệp để tăng thu nhập cho cuộc sống và có thể tham gia mọi hoạt động xã hội

4.4 Tạo việc làm có thu nhập

- Tạo điều kiện cho người bị động kinh có công ăn việc làm để họ có thể tự chăm lo sinh hoạt cho bản thân Qua lao động họ gắn bó với xã hội, vui vẻ, phấn khởi và có thể cơn động kinh ít hơn

- Không bố trí họ làm việc ca kíp

- Không bố trí họ làm việc ban đêm

- Không bố trí họ làm việc trên cao, dưới nước; khi gần lửa, máy móc, …phải có bảo hiểm, che chắn an toàn

- Không làm những việc gây căng thẳng thần kinh, tinh thần

4.5 Huấn luyện gia đình và xã hội

- Huấn luyện, giúp đỡ cho gia đình và mọi người trong cộng đồng hiểu rõ về bệnh động kinh, để họ có những kiến thức cơ bản về bệnh động kinh, biết chăm sóc và giúp đỡ mọi người

- Phải giúp họ hiểu rằng: bệnh không phải là do trời phạt, không phải do ma làm, không phải bệnh điên, không phải là hậu quả của những hành vi xấu của cha mẹ gây nên; bệnh không lây

- Tránh kết hôn gần huyết thống, đặc biệt gia đình có tiền sử động kinh

1 Trình bày định nghĩa và các nguyên nhân gây động kinh?

2 Trình bày triệu chứng lâm sàng và cách xử trí người bệnh trong cơn động kinh?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHÓ KHĂN VỀ HỌC

Bài 8 là bài giới thiệu tổng quan về định nghĩa, nguyên nhân và các biểu hiện của trẻ chậm phát triển về tinh thần Cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc định nghĩa, nguyên nhân và các biểu hiện của trẻ chậm phát triển về tinh thần

- Trình bày đƣợc cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học để phát hiện trẻ chậm phát triển về tinh thần trên lâm sàng và cộng đồng

- Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào công tác phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần trên lâm sàng và cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Theo tổ chức Y tế thế giới: Chậm phát triển tinh thần là sự giảm trí thông minh ngay từ khi còn nhỏ (trước 18 tuổi)

- Thông minh là khả năng của não nhận biết những điều mới, nhớ và hiểu những tình thế mới, có khả năng theo kịp những tình thế mới và giải quyết những tình thế đó

Tuổi tinh thần (tuổi trí tuệ)

Tuổi trí tuệ (mental age) của một người là sự đo lường về khả năng tư duy của người đó so với mức trung bình của những người có cùng độ tuổi thời gian (để tính người ta sử dụng các câu hỏi test)

2 Biểu hiện của người chậm phát triển tinh thần

- Người chậm phát triển tinh thần là những người trí tuệ ngừng phát triển sớm hơn những người khác cùng tuổi vì vậy họ không có khả năng như những người cùng lứa tuổi với họ

- Họ có những phản ứng chậm với điều người khác nói và với các sự việc xảy ra xung quanh hoặc họ không hề có phản ứng gì

- Họ hiểu rất ít cái gì họ đã nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm

- Họ không thể học để làm các thao tác mới một cách dễ dàng như những người khác

- Họ không thể trình bày các ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn rõ ràng, không có khả năng phân biệt người, vật, không hiểu khái niệm: đây, kia, bây giờ, sau này, nhiều, ít, ở đâu, khi nào, cái gì, bao nhiêu, tại sao

+ Đẻ non, cân nặng lúc đẻ thấp

+ Thiếu iod trong lúc mang thai

- Di truyền: hội chứng Down

- Bộ mặt của trẻ Down:

+ 2 mắt xếch, mí mắt lộn, mắt hay sƣng đỏ

+ Miệng trễ và luôn há, vòm miệng cao, lƣỡi thè ra ngoài

- Tai ở vị trí thấp hơn bình thường

- Đầu nhỏ, ngắn và bè, gáy rộng và phẳng, cổ ngắn

- Chậm phát triển tinh thần do thiếu iod khi mang thai

+ Thường có cân nặng cao khi đẻ nhưng chậm lớn

+ Trẻ khó ăn, khó thở, ít khóc, ít vận động

+ Mặt trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ nhiều

+ Da khô lạnh và dày

+ Tóc mọc thấp hơn trán

+ Người càng ngắn đi so với tuổi

- Trước một người chậm phát triển tinh thần, điều dưỡng viên hỏi và quan sát kỹ để đánh giá sự nhận biết khả năng làm việc của họ

- Hỏi gia đình là chính về những khả năng sở thích những việc mà người khó khăn về học, có thể làm đƣợc và không làm đƣợc, để lên kế hoạch chăm sóc phục hồi chức năng

Không làm được những việc mà người cùng lứa tuổi làm được do nhận biết chậm

4.3 Lập kế hoạch chăm sóc

Hướng dẫn và tập cho họ những việc cơ bản mà họ không làm được

4.4 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- Người chậm phát triển tinh thần có khả năng học một kỹ năng nhất định nhưng phải có thời gian làm dài hơn so với người bình thường nếu được giúp đỡ tích cực họ có thể hội nhập xã hội

- Công việc mà người chậm phát triển tinh thần có thể làm để tạo thu nhập: + Trồng trọt

- Khi hướng dẫn họ làm một việc gì đó chúng ta phải chia việc đó làm nhiều bước

- Hướng dẫn họ từng bước một trước hết chúng ta phải làm mẫu sau đó bảo họ làm và chúng ta làm cùng nếu họ làm đƣợc để họ làm càng nhiều càng tốt, làm lại nhƣ thế nhiều lần cho đến khi họ làm được bước thứ nhất chúng ta chuyển sang bước khác của công việc

- Đối với trẻ em phải đƣợc chơi đùa hội nhập xã hội và đƣợc đi học nhƣ những trẻ bình thường nhưng là giáo dục đặc biệt

- Giáo dục đặc biệt là loại giáo dục mà giáo viên cần có cách đánh giá chính xác khả năng tiếp thu của các cháu tàn tật sau đó đặt ra mục tiêu cụ thể thích hợp cho các cháu

* Trợ giúp người khó khăn về học

- Làm dấu hiệu để người bệnh nghe hay nhìn

- Nói với người bệnh việc mình đang làm

- Cùng với người bệnh làm việc đó để họ làm theo

- Nói với người bệnh việc bạn đang làm cùng họ

- Nói với người bệnh việc bạn thấy người khác làm

5 Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần

5.1 Kích thích sớm giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần

- Kích thích về vận động, sức mạnh và thăng bằng

- Kích thích các giác quan: nghe - cảm giác, nghe - hiểu

- Luyện thăng bằng sử dụng tay

- Sinh hoạt cơ bản hàng ngày: nhƣ vệ sinh ăn uống, mặc quần áo…

- Luyện khả năng suy nghĩ, quan sát, cách giải quyết

5.2 Phòng bệnh nhiễm khuẩn: trẻ dễ bị cảm, viêm phế quản, viêm phổi…

- Điều trị sớm các bệnh nếu mắc

5.3 Đề phòng những biến dạng

- Trẻ dễ bị chệch khớp háng

- Hay có ngón chân cái to và tòe ra

- Không dùng giày da cứng gây đau và chệch khớp

- Nên đi giầy vải mềm hoặc dép

5.4 Trẻ chậm phát triển tinh thần và giáo dục đặc biệt

- Giáo dục đặc biệt là loại giáo dục mà giáo viên cần có cách đánh giá chính xác khả năng tiếp thu của các cháu tàn tật sau đó đặt ra mục tiêu cụ thể, thích hợp cho các cháu

- Khi cho các cháu tàn tật học chung với các cháu bình thường là chúng ta đã giáo dục thái độ của xã hội đối với tàn tật, xã hội hóa công tác phục hồi chức năng đồng thời là phòng ngừa tàn tật

Trẻ chậm phát triển tinh thần cũng cần có thu nhập để sống do đó cần tạo việc làm có thu nhập tùy hoàn cảnh cụ thể Các công việc có thể làm là:

- Nội trợ, nấu ăn, quét dọn

- Trẻ chậm phát triển tinh thần cần có trường học dành riêng cho các cháu và có một cách giáo dục đặc biệt và chăm sóc đặc biệt để các cháu có thể hội nhập xã hội

- Giáo dục thái độ của xã hội đối với người tàn tật, xã hội hóa đối với công tác phục hồi chức năng đồng thời là phòng ngừa tàn tật

- Đây không phải là bệnh có thể điều trị khỏi ở cơ sở y tế hiện đại nên không cần phải gửi đi xa sẽ tốn kém và có hại cho các cháu

1 Trình bày định nghĩa, nguyên nhân và các biểu hiện của trẻ chậm phát triển về tinh thần?

2 Trình bày cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển về tinh thần?

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CÓ HÀNH VI XA LẠ

Bài 9 là bài giới thiệu tổng quan về định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của người có hành vi xa lạ; các kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ trên lâm sàng

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của người có hành vi xa lạ

- Trình bày được các kỹ thuật chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

- Trình bày đƣợc vai trò của y tế cộng đồng và nhân viên phục hồi

- Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ trên lâm sàng

- Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào vai trò của y tế cộng đồng đối với người có hành vi xa lạ ở cộng đồng

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 9 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 9 (cá nhân hoặc nhóm)

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, tranh âm dương ngũ hành, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng

Người có hành vi xa lạ là do hoạt động của não bị rối loạn nên có biến đổi bất thường về lời nói, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh

- Chấn thương về tâm lý:

+ Tinh thần quá căng thẳng

+ Thất vọng trong cuộc sống

- Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, do bạo lực

- Do bệnh lý: Khối u ở não, viêm màng não, ngộ độc

- Các tệ nạn xã hộ nhƣ ma túy, nghiện rƣợu

- Các yếu tố di truyền

- Các bệnh của nội tạng nội tiết

* Các biểu hiên ở người có hành vi xa lạ:

- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình

- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói năng ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói gì

- Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy những hình ảnh mà không có ở xung quanh

- Tự cho mình là có tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi, ám hại mình

- Lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì

- Kém phát triển trí tuệ

* Hậu quả của người có hành vi xa lạ:

- Mất khả năng lao động học tập

- Gây tốn kém cho gia đình, xã hội do phải điều trị lâu dài

- Gây mất trật tự cho an ninh xã hội vì người bệnh có thể gây tai nạn và tội ác, hay gây thương tích cho người thân

2 Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có hành vi xa lạ

Bao gồm 3 lĩnh vực: y tế, xã hội - gia đình và kinh tế

* Về Y tế: chủ yếu là chăm sóc và sử dụng thuốc

- Chăm sóc vệ sinh, ăn uống cho người bệnh rất quan trọng vì khi nhân cách thay họ không còn khả năng tự chăm sóc bản thân và giữ vệ sinh cá nhân

- Cần huấn luyện cho người có hành vi xa lạ tự ăn uống Họ thường xuyên không ăn uống đúng lúc và không ăn những thứ cần thiết để đảm bảo sức khỏe Họ không để ý đến cách ăn uống nên hay làm đổ thức ăn, nước uống làm bẩn quần áo Cần dạy cho họ có thói quen ăn uống vệ sinh và ăn cơm cùng gia đình

- Giữ vệ sinh: người có hành vi xa lạ thường xuyên trông bẩn thỉu và lôi thôi bởi vì họ không còn biết lo lắng đến việc giữ gìn vệ sinh nữa Huấn luyện họ làm những việc dễ dàng như tắm rửa, đánh răng, chải đầu, rửa tay trước và sau khi ăn, tự đi đại tiện tiểu tiện

- Tự ăn mặc quần áo: người có hành vi xa lạ thường mặc những quần áo và trang phục bất thường hoặc quần áo bẩn thỉu Huấn luyện họ trở lại với cách ăn mặc như trước lúc bị bệnh

- Điều quan trọng là phải cho người bệnh dùng thuốc đủ liều, đủ thời gian

Thuốc thường dùng là Aminazin viên 25 mg (ống 50 mg)

+ Điều trị tâm thần phân liệt: liều tấn công 300 - 500 mg/ngày, liều củng cố 150

- 300 mg/ngày Chia làm 3 lần trong ngày (sáng 1/4 liều, buổi trƣa 1/4 liều, buổi tối 1/2 liều)

+ Liều duy trì (điều trị ngoại trú) 25 - 50 mg/ngày, uống vào buổi tối

+ Tác dụng phụ: gây nên hội chứng Parkinson và gây hạ huyêt áp ở 1 số người sử dụng lâu dài vì vậy khi đó phải giảm liều

Thời gian điều tiếp tục sau 2 năn hết triệu chứng

- Phải làm sao để họ có đủ thuốc chữa bệnh và đảm bảo chắc chắn họ sử dụng thuốc theo cách mà họ đã đước hướng dẫn

- Cán bộ y tế phải hẹn họ đến khám vào những ngày nhất định nào đó , hãy nói với họ để dảm bảo chắc chắn rằng những ngày đó họ sẽ đi khám

* Trong lĩnh vực xã hội và gia đình:

- Phải giải thích cho mọi người trong cộng đồng rõ, thay đổi hành vi là do bệnh chứ không phải do ý đồ Làm sao để mọi người trong cộng đồng quan tâm giúp đỡ người bệnh và làm cho họ hòa nhập vào xã hội

- Gia đình cần chấp nhận thay đổi hành vi là hậu quả của bệnh, làm cho người bệnh có cảm giác yêu thương và là thành viên của gia đình và cộng đồng

- Cán bộ y tế trước tiên phải giải thích cho gia đình rõ về bệnh tật, làm sao để gia đình chia sẻ cùng cán bộ y tế, cán bộ phục hồi một phần trách nhiệm với người bệnh

- Gia đình tiếp tục dành cho họ tình cảm, sự yêu thương, sự quan tâm chăm sóc và phải làm cho người tàn tật cảm thấy họ thuộc về gia đình và đưa lại cho họ cảm giác đƣợc đảm bảo an toàn hơn

* Trong lĩnh vực kinh tế:

- Thuyết phục bệnh nhân trở lại với vai trò trách nhiệm với gia đình và cộng đồng Tham gia sinh hoạt càng sớm thì phục hồi càng nhanh

- Làm cho người có hành vi xa lạ quan tâm tới cuộc sống và chủ động trong cuộc sống là rất quan trọng, khuyến khích họ tìm việc làm và tự làm không cần giúp đỡ

- Huấn luyện người có hành vi xa lạ giúp đỡ các công việc nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa

- Đa số bệnh nhân tâm thần: Xử trí thành công tại nhà và địa phương, nằm viện chỉ để chẩn đoán hay trong giai đoạn cấp, có thể điều trị ngoại trú

- Sự thành công trong điều trị và phục hồi chính là thái độ của gia đình và xã hội, cộng đồng

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bài 10 là bài giới thiệu tổng quan về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của các phương thức vật lý trị liệu Các phương thức phục hồi chức năng thường được áp dụng trên lâm sàng cho người bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của các phương thức vật lý trị liệu

- Trình bày được nội dung các phương thức phục hồi chức năng

- Vận dụng được các phương thức vật lý trị liệu đã học để áp dụng điều trị cho người bệnh trên lâm sàng

- Vận dụng được các phương thức phục hồi chức năng đã học để áp dụng điều trị cho người bệnh trên lâm

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu kiến thức về các phương pháp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng

- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 10

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 10) trước buổi học

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 10

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 10

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: viết)

I Các phương thức vật lý trị liệu

Các phương pháp ứng dụng năng lượng vật lý để điều trị gọi là các phương thức vật lý trị liệu, bao gồm:

- Nhiệt trị liệu (nhiệt nóng, nhiệt lạnh)

- Ánh sáng trị liệu (hồng ngoại, laser, sóng ngắn, …)

- Nhiệt nóng làm giãn mạch tại ch hoặc toàn thân thông qua cơ chế xạ Nhờ giãn mạch, trong tình trạng viêm giai đoạn bán cấp hoặc mạn tính, nó giúp làm giảm quá trình viêm, giảm tiết dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương do tăng dinh dưỡng tại ch

- Nhiệt nóng làm tăng ngƣỡng kích thích thần kinh, tăng chuyển hóa, ngăn ngừa sự thoái hóa sợi cơ và tăng phát triển collagen trong tổ chức liên kết nếu kết hợp với kéo giãn

- Cứng khớp, giảm tầm vận động của khớp

- Tình trạng viêm bán cấp và mạn tính

2.3 Thận trọng và chống chỉ định

- Chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu

- Vùng da mất cảm giác

- Mất ý thức (hôn mê, sa sút trí tuệ)

- Thận trọng với người quá già, trẻ em (nguy cơ bỏng)

2.4 Phân loại nhiệt nóng trị liệu

2.4.1 Nhiệt nóng trị liệu nông

Là túi vải chắc chứa silicat ngậm nước được nhúng vào nước có nhiệt độ 70 -

80 độ C Túi đƣợc đặt trong 6-8 lớp khăn và đắp vào vùng cần điều trị từ 20 - 30 phút Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà

- Là h n hợp 1 phần dầu khoáng, 7 phần parafin đƣợc đun nóng đến 52 - 54 độ

- Parafin đƣợc sử dụng ở các đầu chi trong các bệnh có cứng khớp, xơ cứng bì

- Parafin có thể đƣợc sử dụng bằng cách nhúng đầu chi cần điều trị 8 - 10 lần, sau đó đƣợc đặt vào túi plastic hoặc giấy nến và ủ bằng khăn nhiều lớp; hoặc nhúng phần chi cần điều trị vào thùng parafin

- Thời gian điều trị kéo dài từ 20 - 30 phút b Phương thức trị liệu bằng nhiệt bức xạ

Năng lƣợng hồng ngoại có thể qua da và chuyển thành nhiệt nông trị liệu

- Hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 750nm đến 400.000nm

- Bất kỳ vật nóng nào cũng đều phát tia hồng ngoại Vì vậy có rất nhiều nguồn tạo ra chúng nhƣ mặt trời, dây điện, than đá,…

- Tại phòng vật lý trị liệu, nguồn phát hồng ngoại đƣợc chia làm 2 nhóm chính: nguồn phát quang và nguồn không phát quang

+ Tác dụng giãn mạch: Vài phút sau khi chiếu tia hồng ngoại, da trở nên ấm, giãn các mạch máu ngoại biên gây hiện tƣợng đỏ da Da càng nóng, độ đỏ da càng đậm Tuần hoàn tại ch tăng, tăng cung cấp oxy và chất dinh dƣỡng, tăng chuyển hóa và tăng quá trình bài tiết của tuyến mồ hôi

+ Tác dụng trên dây thần kinh cảm giác gây ức chế đau tại vùng chiếu

+ Tác dụng lên mô cơ: giãn cơ

+ Gây sạm da nếu chiếu hồng ngoại nhiều lần

- Tác dụng toàn thân: Điều trị hồng ngoại kéo dài và trên diện rộng gây tăng thân nhiệt Hậu quả là giãn mạch ngoại biên, có thể gây hạ huyết áp; tăng hoạt động của tuyến mồ hôi làm tăng đào thải chất cặn bã

Do các tác dụng sinh lý trên, hồng ngoại thường được ứng dụng điều trị đau cơ, co cứng cơ, đau khớp, đau do viêm dây thần kinh, đau do chấn thương, …; chuẩn bị trước khi cho bệnh nhân tập các bài tập theo tầm vận động khớp

- Xoay đ n cho các tia chiếu thẳng góc vào da nhƣng vị trí đ n phải để ngang hay xiên góc vào ch cần điều trị

- Khoảng cách tùy thuộc công suất đ n, thường từ 50 - 90 cm

- M i lần điều trị 15 - 30 phút, chiếu hàng ngày

- Chú ý bảo vệ mắt bệnh nhân, theo dõi và điều chỉnh cường độ phù hợp với ngƣỡng chịu đựng của bệnh nhân

2.4.2 Nhiệt nóng trị liệu sâu

Nhiệt nóng trị liệu sâu có thể tăng nhiệt độ ở một vùng mô sâu tới 3-5cm hoặc lớn hơn mà không làm tăng hoặc chỉ tăng nhẹ nhiệt độ da và mô dưới da

Nhiệt sâu dùng để điều trị các tổ chức ở sâu nhƣ khớp háng, thân cơ thang Nhiệt sâu trị liệu thường dùng dưới các dạng siêu âm, sóng ngắn a Siêu âm

Sóng siêu âm đƣợc tạo ra từ đầu sinh siêu âm (đầu biến năng) của máy phát siêu âm Đầu biến năng được cấu tạo bởi tinh thể thạch anh phía trước có màng ngăn kim loại có khả năng rung khi tinh thể thạch anh dao động Sóng siêu âm đƣợc phát ra từ màng ngăn này khi tinh thể thạch anh rung

Khác với sóng điện từ là những sóng ngang, sóng siêu âm là loại sóng dọc (có dao động song cùng hướng với phương truyền sóng) Năng lượng của siêu âm tính bằng Watt/cm 2 của đầu biến năng

- Tác dụng nhiệt: nhiệt đƣợc phát sinh khi các mô của cơ thể hấp thụ sóng siêu âm Nó làm gia tăng hoạt động của tế bào, giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa, tăng quá trình đào thải, đồng thời giải quyết đƣợc tình trạng viêm

- Tác dụng cơ học: sóng siêu âm làm lỏng các mô kết dính, làm mềm các chất kết dính, tạo ra sự xoa bóp vi tế Ở cường độ mạnh, sóng siêu âm sẽ làm vỡ mô gây nên hiện tƣợng sinh hốc

- Giống chỉ định chung của nhiệt nóng trị liệu

- Ngoài ra siêu âm trị liệu có ưu điểm và thường được ứng dụng trong những trường hợp sau:

+ Chấn thương và tình trạng viêm do làm sự hấp thu dịch tăng, sự tạo mô kết dính giảm, tăng cung cấp máu khiến cho mô mau lành, giảm đau

+ Mô sẹo: siêu âm làm mềm đƣợc mô sẹo

- Có thể dùng siêu âm đƣa thuốc qua da để điều trị tại ch

- Liều siêu âm được sử dụng thông thường từ 0,5 - 2 W/cm 2 Thời gian 5 - 10 phút/lần/ngày hoặc cách ngày

- Không đƣợc dùng sóng siêu âm để điều trị các mô đặc biệt nhƣ mắt, tai, buồng trứng, tinh hoàn

- Không đƣợc áp đầu biến năng lên tử cung mang thai

- Sóng siêu âm có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ, tủy sống, hạch giao cảm và các đầu xương còn tăng trưởng

- Không dùng sóng siêu âm cho khối u, ung thƣ để tránh di căn; không dùng cho nơi nhiễm khuẩn vì có thể làm nhiễm khuẩn lan rộng

* Các phương pháp điều trị

- Phương pháp truyền qua dầu

- Phương pháp truyền trong nước

- Phương pháp điều trị trên mặt nước

Sóng ngắn là sử dụng sóng điện từ có tần số từ 12 - 27 MHz biến đổi thành nhiệt để điều trị

Sóng ngắn đƣợc tạo nên ở máy sóng ngắn và dẫn qua cơ thể bằng tụ điện hoặc dây dẫn Khi sử dụng sóng ngắn, nhiệt độ ở tổ chức da và tổ chức mỡ có thể tăng 15 độ C và ở cơ có thể tăng 4 - 6 độ C Thời gian điều trị 15 - 30 phút

- Viêm gân, viêm bao hoạt dịch

- Nhƣ các loại điện trị liệu

- Vùng cơ thể có kim loại

- Bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp

- Tình trạng kích thích da, niêm mạc

- Da ẩm hoặc có vật ẩm ƣớt

Là biện pháp trị liệu ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường của phần cơ thể đƣợc điều trị

- Gây co mạch tại ch hoặc lan rộng nhờ cơ chế phản xạ

- Tăng ngƣỡng kích thích thần kinh

- Giảm dẫn truyền thần kinh vận động, cảm giác

- Giảm tính đàn hồi tổ chức

- Dần dần tăng huyết áp tâm thu, tâm trương

- Chống viêm, chống phù nề sau chấn thương mới (24 - 48 giờ)

- Mẫn cảm với lạnh (hội chứng Raynaud)

- Đái máu, đái globulin khi gặp lạnh

- Vùng da mất cảm giác

- Người bệnh giảm hoặc mất tri giác

- Thận trọng với người già và trẻ nhỏ

3.4 Các hình thức áp dụng

- Hệ thống nước lạnh bơm kiểm soát

Là liệu pháp sử dụng nước điều trị bề mặt để giải quyết tình trạng giảm chức năng của cơ thể

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN