Học thuyết âm dƣơng ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền Bài 2: Nguyên nhân gây bệnh Bài 3: Tạng phủ và các chứng bệnh tạng phủ Bài 4: Phƣơng pháp chẩn đoán và chữa bệnh theo Y học
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y HỌC CỔ TRUYỀN NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm……
của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)
Sơn La, năm 2020
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định
và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo
Với thời lượng học tập 60 giờ (29 giờ lý thuyết; 26 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 05 giờ kiểm tra)
Môn Y học cổ truyền giảng dạy cho học sịnh với mục tiêu:
- Cung cấp cho người học một số khái niệm cơ bản về lý luận y học cổ truyền, cách sử dụng thuốc Nam và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
- Giúp người học thực hành một số kỹ năng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sử dụng được một số vị thuốc Nam để điều trị một số chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng theo phương pháp Y học cổ truyền
Do đối tượng giảng dạy là y sỹ đa khoa nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những kiến thức cốt lõi, những vị thuốc, những huyệt thường gặp ở mỗi
hệ cơ quan; Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế
Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau:
Bài 1 Học thuyết âm dương ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền
Bài 2: Nguyên nhân gây bệnh
Bài 3: Tạng phủ và các chứng bệnh tạng phủ
Bài 4: Phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh theo Y học cổ truyền
Bài 5: Hệ kinh lạc và kỹ thuật châm cứu
Bài 6: Vị trí tác dụng cách châm 60 huyệt thường dùng
Bài 7: Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
Bài 8: Xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường
Bài 9: Luyện tập dưỡng sinh
Bài 10: Các phương pháp dân gian chữa cảm mạo
Bài 11: Thuốc giải biểu
Bài 12: Thuốc thanh nhiệt
Bài 13: Thuốc trừ hàn - Lợi tiểu
Bài 14: Hành khí - Hoạt huyết
Trang 4Bài 15: Thuốc cầm máu- An thần - Ho long đờm - Nhuận tràng - Cầm ỉa chảy
Bài 16: Thuốc bổ dưỡng
Bài 17: Đau dây thần kinh hông to, Thần kinh vai gáy, Liệt thần kinh VII ngoại biên
do lạnh
Bài 18 Cách kê đơn thuốc Y học cổ truyền
Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Y học cổ truyền có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo bác sĩ về lĩnh vực này như: Bài giảng Y học cổ truyền dành cho đào tạo bác sĩ đa khoa, tranh huyệt châm cứu Các kiến thức liên quan đến Y học cổ truyền chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo
Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn./
Sơn La, ngày tháng năm 2020
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên: ThS Phạm Hồng Thắng
2 Thành viên: CN Hoàng Điệp
Trang 5MỤC LỤC
BÀI 1 HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y
HỌC CỔ TRUYỀN 10
BÀI 2 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 16
BÀI 3 TẠNG PHỦ VÀ CÁC CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ 22
BÀI 4 28
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 28
BÀI 5 HỆ KINH LẠC VÀ KỸ THUẬT CHÂM CỨU 35
BÀI 6 VỊ TRÍ - TÁC DỤNG - CÁCH CHÂM 60 HUYỆT THƯỜNG DÙNG 41
BÀI 7 CÁC THỦ THUẬT XO B P BẤM HUYỆT 58
BÀI 8 65
XOA BÓP BẤM HUYỆT CHỮA MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG 65
BÀI 9 LUYỆN TẬP DƯỠNG SINH 71
BÀI 10 CÁC PHƯƠNG PHÁP DÂN GI N CHỮA CẢM MẠO 76
BÀI 11 THUỐC GIẢI BIỂU 81
BÀI 12 THUỐC THANH NHIỆT 97
BÀI 13 THUỐC TRỪ HÀN, LỢI NIỆU 113
BÀI 14 THUỐC HÀNH KHÍ, HOẠT HUYẾT 124
BÀI 15 THUỐC CẦM MÁU, AN THẦN, HO LONG ĐỜM, NHUẬN TRÀNG, CẦM ỈA CHẢY 135
BÀI 16 THUỐC BỔ DƯỠNG 151
BÀI 17 Đ U DÂY THẦN KINH HÔNG TO, THẦN KINH VAI GÁY, LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN DO LẠNH 166
Trang 6GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
1 Tên môn học: Y học cổ truyền
2 Mã môn học: 210117
Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (29 giờ lý thuyết; thảo luận/bài tập: 26 giờ;
Kiểm tra: 05 giờ)
Sử dụng được một số vị thuốc Nam để chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền một số bệnh thường gặp trên lâm sàng và cộng đồng
3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Giáo trình “Y học cổ truyền” gồm gồm 18 bài, giảng viên biên soạn để học sinh học được một số khái niệm cơ bản về lý luận y học cổ truyền, cách sử dụng thuốc Nam và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; đồng thời thực hành một số kỹ năng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sử dụng được một số vị thuốc Nam để điều trị một số chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng theo phương pháp Y học cổ truyền phù hợp với chương trình đào tạo học sinh y sỹ đa khoa
- Ở mỗi bài đều có mục tiêu học tập, nội dung bài học và các câu hỏi tự lượng giá, giúp học sinh bám sát vào nội dung cơ bản và cũng tự kiểm tra được kiến thức cơ bản của mình để việc tự học được tốt hơn
4 Mục tiêu môn học:
4.1 Về kiến thức:
1 Trình bày được một số khái niệm cơ bản về lý luận y học cổ truyền
A2 Mô tả được cách sử dụng thuốc nam, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc để phòng và chữa một số chứng bệnh thường gặp
C1 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu
C2 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân
5 Nội dung của môn học:
5.1 Chương trình khung:
Trang 7Mã môn
Số tín chỉ
THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/thảo luận
Thi/ Kiểm tra
II Các môn học chuyên môn 82 2.130 572 1479 79
Trang 91 Bài 1 Học thuyết âm dương ngũ hành và ứng dụng
5 Bài 5: Hệ kinh lạc và kỹ thuật châm cứu 6 2 4
6 Bài 6: Vị trí tác dụng cách châm 60 huyệt thường dùng 8 4 4
7 Bài 7: Các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt 3 1 2
8 Bài 8: Xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường 3 1 2
10 Bài 10: Các phương pháp dân gian chữa cảm mạo 1 1
15 Bài 15: Thuốc cầm máu- An thần - Ho long đờm -
Nhuận tràng - Cầm ỉa chảy
17 Bài 17: Đau dây thần kinh hông to, Thần kinh vai gáy,
Liệt thần kinh VII ngoại biên do lạnh
châm cứu, thuốc mẫu,
6.4 Các điều kiện khác: mạng Internet
7 Nội dung và phương pháp đánh giá:
Trang 107.1 Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
7.2 Phương pháp:
7.2.1 Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư
số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
Chuẩn đầu ra đánh giá
Số cột
Thời điểm kiểm tra
Định kỳ Vấn đáp Thực hành A1, A2,
Sau khi học xong hết bài 17 Kết thúc môn
Tự luận cải tiến
A1, A2, B1, B2, C1, C2 1 Sau 60 giờ
Trang 11số thập phân
8 Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng học
sinh y sỹ đa khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La
8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1 Đối với người dạy
+ Lý thuyết: Thuyết trình, phát vấn, động não
+ Thực hành: Minh họa trực quan, cầm tay chỉ việc, thực hành trên tranh/mô hình, thuốc mẫu theo nhóm
+ Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên
trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu lần lượt theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và báo cáo nhóm
8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu )
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30%
số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ
đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về
1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ
- Tham dự thi kết thúc môn học
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
9 Tài liệu tham khảo:
[1] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2018), Thông tư số
54/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội
[2] Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012
của Bộ Y tế ban hành “ Chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt Nam”
[3] Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2012), Bài giảng Y học
cổ truyền tập 1, 2 (tái bản lần thứ 5), NXB Y học (chủ biên GS Trần Thúy)
[4] Trường Đại học y Hà Nội (2004), Bài giảng Y học cổ truyền, NXB Y học
BÀI 1 HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y
HỌC CỔ TRUYỀN
GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về khái niệm, những quy luật của học thuyết âm dương, những mối quan hệ ngũ hành và ứng dụng của chúng vào y học
Trang 12- Chủ động nghiên cứu học thuyết âm dương và ngũ hành
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1 ) trước buổi học
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, tranh âm dương ngũ hành, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 13NỘI DUNG BÀI 1
I Học thuyết âm dương
1 Định nghĩa:
Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương đông nghiên cứu sự vận động
và tiến hóa không ngừng của vật chất, giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các nghành học thuật, đặc biệt là
y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán bệnh cũng như chữa bệnh, cơ chế và dùng thuốc đều dựa vào học thuyết âm dương
2 Nội dung
Âm và dương là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của 1 vật, 2 cực của một quá trình vận động và 2 nhóm hiện tượng có liên quan biện chứng với nhau
- Thuộc tính của âm :Ở dưới, ở trong, yên tĩnh, có xu hướng tích tụ
- Thuộc tính của dương: Ở trên, ở ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán
3 Những qui luật âm dương
a Âm dương đối lập
Âm dương mâu thuẫn ước chế lẫn nhau như ngày và đêm, nóng và lạnh
b Âm dương hỗ căn
Âm dương cùng 1 cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và năng lượng, đồng hóa và dị hóa: Âm có trong dương dương có trong âm
Âm dương không tách biệt nhau mà hòa hợp với nhau, thống nhất với nhau do vậy âm phải thăng dương phải giáng
c Âm dương tiêu trưởng
Âm dương không cố định mà luôn biến động Khi âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại Qúa trình biến động thường theo 1 chu kỳ nhất định như sáng tối trong 1 ngày, bốn mùa xuân hạ thu đông trong 1 năm
d Âm dương bình hành
Bình hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là cân bằng động, cân bằng sinh vật Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong
4 Ứng dụng học thuyết âm dương vào y học
a Phân định tính chất âm dương trong cơ thể
Trang 14- Các kinh dương
- Phần biểu
b Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh
- Bệnh là sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể
+ Hoặc do 1 bên quá mạnh (âm hoặc dương thịnh)
+ Hoặc do 1 bên quá yếu (âm hoặc dương hư)
- Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng sinh lý
II Học thuyết ngũ hành
1 Định nghĩa
Học thuyết là triết học cổ đại phương đông nghiên những mối quan hệ giữa các vật chất trong quá trình vận động, bổ xung cho học thuyết âm dương, giải thích cơ chế của sự tiêu trưởng và chuyển hóa
2 Nội dung
Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất đó là: Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
3 Những mối quan hệ ngũ hành
a Quan hệ tương sinh tương khắc
Trong thế cân bằng thì ngũ hành tương sinh tương khắc
- Ngũ hành tương sinh: Có ý nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển
Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc
Hành sinh gọi là hành mẹ, hành được sinh gọi là hành con (mộc là mẹ của hỏa)
- Ngũ hành tương khắc: Có nghĩa là giám sát, kiềm chế để không phát triển quá mức
Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim
b Quan hệ tương thừa tương vũ
Trong thế mất cân bằng thường do ngũ hành tương thừa hoặc tương vũ
- Ngũ hành tương thừa
Khắc quá mạnh, làm cho hành bị khắc tê liệt không hoạt động được
- Ngũ hành tương vũ
Trang 15Khắc quá yếu để hành bị khắc chống đối lại
Mộc (can)
+ Da xanh thuộc mộc, bệnh thuộc tạng can
+ Đỏ thuộc hỏa, bệnh thuộc tạng tâm
+ Da xám đen thuộc thủy, bệnh thuộc thận
+ Vàng thuộc thổ, bệnh thuộc tỳ
+ Trắng thuộc kim, bệnh thuộc phế
- Tính tình
+ Hay giận thuộc mộc, bệnh thuộc can
+ Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc tâm
- Dựa vào quan hệ tương sinh: Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con
- Dựa vào quan hệ tương thừa tương vũ, tìm nguồn gốc chính của bệnh
Trang 16CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Trình bày định nghĩa, nội dung, những quy luật và ứng dụng của học thuyết
âm dương vào y học?
2 Trình bày định nghĩa, nội dung, những mối quan hệ và ứng dụng của học thuyết ngũ hành vào y học?
Trang 17BÀI 2 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
GIỚI THIỆU BÀI 2
Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về đặc tính, các chứng bệnh hay xuất hiện của nguyên nhân gây bệnh bên ngoài, nguyên nhân gây bệnh bên trong và nguyên nhân gây khác theo quan điểm Y học cổ truyền
- Chủ động nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh trong y học cổ truyền
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2 ) trước buổi học
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
Trang 18+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 19NỘI DUNG BÀI 2
1 Đại cương
Y học cổ truyền chia nguyên nhân gây bệnh thành 3 nhóm:
- Nguyên nhân ngoài cơ thể (ngoại nhân)
- Nguyên nhân bên trong cơ thể (nội nhân)
- Nguyên nhân khác ngoài 2 nguyên nhân trên (bất nội ngoại nhân)
2 Những nguyên nhân bên ngoài: Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất
thường, có 6 loại tà khí: phong, hàn tử, thấp, táo,hỏa
2.1 Phong
* Đặc tính:
- Là dương tà hay đi lên và ra ngoài nên thường gây bệnh ở phần trên và phần ngoài cơ thể
- Phát bệnh nhanh lui bệnh nhanh
- Bệnh tích thường đi chuyển từ nơi này qua nơi khác: Thấp khớp, mề đay mẩn ngứa
- Hay gây hắt hơi sổ mũi sợ gió, mẩn ngứa, co giật
- Hay gây đau, điểm đau không di chuyển, chườm nóng hết đau
- Hay gây ứ trệ co cứng, mồ hôi không ra được
- Hay gây sốt cao, khát nước, vật vã
- Mức độ nặng gây ngất, hôn mê
Trang 20* Đặc tính
- Thường gây bệnh từ nửa người dưới, bệnh dai dẳng
- Gây cảm giác nặng nề.cử động khó, đâu nhiều về buổi sáng hoặc nghỉ ngơi không vận động
- Phù, bí tiểu tiện, ra mồ hôi, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dầy, nhớt, dính
- Táo nhiệt: những bệnh sốt cao về mùa thu (sốt xuất huyết, viêm não)
- Lương táo: là những cảm lạnh về mua thu
2.6 Hỏa
* Đặc tính
- Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mặt đỏ, mắt đỏ
- Gây chảy máu
- Gây mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm
- Nhiệt thường bốc lên trên gây tâm hỏa, vị hỏa, can hỏa
- Vui mừng (hỉ) thuộc trạng tâm
- Giận giữ (nộ) thuộc tạng can
- Buồn phiền (bi) thuộc phế
Trang 21- Ăn quá nhiều gây rối loại tiêu hóa
- Thức ăn sống, lạnh, ôi, thiu, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp
- Ăn thiếu dẫn đến âm hƣ, huyết hƣ
4.2 Do lao động
Không hoạt động, lao động quá sức, lao động không an toàn đều gây bệnh
4.3 Nguyên nhân tình dục: Chế tiết tình dục là 1 biện pháp bảo vệ sức khỏe 4.4 Một số nguyên nhân khác: Bẩm sinh, côn trùng, thú dữ, tai nạn
Trang 22CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1 Trình bày đặc tính, các chứng bệnh hay xuất hiện của những nguyên nhân gây bệnh bên ngoài?
2 Trình bày những nguyên nhân gây bệnh bên trong và nguyên nhân khác?
Trang 23BÀI 3 TẠNG PHỦ VÀ CÁC CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ
GIỚI THIỆU BÀI 3
Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về chức năng, biểu hiện bệnh lý của các tạng, phủ và các mối quan hệ của chúng trong Y học cổ truyền
MỤC TIÊU BÀI 3
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được chức năng, biểu hiện bệnh lý của các tạng
- Trình bày được tên các phủ và các mối quan hệ của chúng
- Chủ động nghiên cứu về tạng, phủ và các mối quan hệ của chúng
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3 ) trước buổi học
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
Trang 24- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 25NỘI DUNG BÀI 3
- Tâm chủ thần chí,chủ hoạt động về tinh thần là nơi ở của thần
- Tâm chủ huyết mạch Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi cơ thể
- Tâm khai khiếu lưỡi
b Biểu thị bệnh lý
- Tâm hư: Hồi hộp trống ngực, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt
- Tâm hàn: Đau thắt vùng tim, chân tay lạnh
- Tâm thực: Tâm thần rối loạn, cười nói linh tinh
- Tâm nhiệt: Lưỡi loét, mắt đỏ, trong lòng bôn rộn
2 Tạng can
a Chức năng
- Can chủ sơ tiết: Thúc đẩy hoạt động của khí huyết trong cơ thể
- Can tàng huyết: Khi cơ thể hoạt động máu được đưa ra ngoài, khi ngủ máu được chứa tại can
- Can chủ cân: Can huyết hư không nuôi dưỡng được cân thì gân khớp sẽ teo cứng
- Can khai khiếu ra mắt
b Biểu hiện bệnh lý
- Can hư: Thị lực giảm, gân co rút, móng chân móng tay khô
- Can hàn: Giận giữ, cáu gắt, ợ chua, đau tức mạng sườn
- Can nhiệt: Mắt đỏ, ù tai,đầu váng Khi nhiệt cao thành hỏa bốc lên gây đau đầu choáng váng
3 Tạng tỳ
a Chức năng
- Tỳ chủ vật hóa: Chức năng tiêu hóa
- Tỳ chủ cơ nhục: Chủ tứ chi, tỳ hư yếu cơ bắp sẽ teo nhẽo, chân tay mền yếu,
sa các nội tạng
Trang 26- Tỳ thống huyết: Giúp huyết đi dúng trong mạch, xuất huyết cũng có nguyên nhân do tỳ
- Tỳ khai khiếu ra môi miệng
- Phế hư: Mặt trắng bệch, da khô thở yếu ngắn, kém chịu lạnh
- Phế hàn: Hắt hơi, xổ nước mũi trong, sợ lạnh, đờm trắng loãng
- Phế thực: Đau tức ngực, ho ra máu, mụn nhọt, lẹo mắt
- Thận chủ cốt tủy: Tạo xương phát triển hệ xương như tinh huyết tân dịch đều
do thận quản lý điều tiết
- Thận khai khiếu ra tai,vinh nhuận ra tóc
b Biểu hiện bệnh lý
- Thân hư: Ù tai, mỏi gối, đau trong xương, mồ hôi trộm, di tinh
- Thận hàn: chân tay lạnh, đau lưng, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, đi ỉa lỏng vào sáng sớm
- Thận thực: Có hơi đưa ngược từ dưới lên
- Thận nhiệt: Đái đỏ, táo bón, chảy máu răng
III Các phủ
1 Đởm
Chứa mật là cơ sở của lòng dũng cảm và sự quyết đoán
Trang 27- Đởm hàn: Nôn mửa, chóng mặt, mất ngủ
- Đởm nhiệt: Đắng miệng, ù tai, đau sườn
- Đởm hư: Hay cáu gắt tức mạng sườn, ngủ nhiều, chảy nước mắt
2 Vị
Chứa đựng nghiền nát thức ăn và chuyển tống xuống tiểu trường
- Vị hàn: đau lâm dâm dưới mỏ ác, mửa nước trong, rêu lưỡi trắng, chất nhạt mạch chậm
- Vị nhiệt: Miệng hôi, môi đỏ, lợi răng sưng đau, khát nước
- Vị hư: Môi lưỡi trắng nhạt, biếng ăn, tức dưới mũi ức
- Vị thực: Bụng đầy tức, ợ chua, bí đại tiện
3 Tiểu trường
Nhận thức ăn từ vị xuống, hấp thụ phần tinh hoa còn lại chuyển xuống đại trường
- Tiểu trường hàn: Nước tiểu trong dài
- Tiểu trường nhiệt: Nước tiểu đỏ sẻn, đau nhức bộ phận sinh dục
- Tiểu trường hư: Hay đái vặt đái són
- Tiểu trường thực: Đau bụng dữ dội
4 Đại trường
Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã
- Đại trường hàn: Đại tiện lỏng đau xôi réo
- Đại trường nhiệt: Môi miệng khô, táo bón, ỉa máu, phân khẳn, hậu môn đỏ
- Đại trường hư: Đại tiện không tự chủ hoặc khó đi, lòi dom
- Đại trường thực: Đại tiện táo, đau bụng, cự án
5 Bàng quang
- Bàng quang hàn: Nước tiểu trong, hay đái, lượng nhiều
- Bàng quang nhiệt: Nước tiểu đỏ sẻn, đái són, đái máu, nóng trong niệu đạo, phát ban
- Bàng quang thực: Bí đái, bụng dưới đầy tức
Trang 28CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1 Trình bày chức năng, biểu hiện bệnh lý của các tạng?
2 Trình bày tên các phủ và các mối quan hệ của chúng?
Trang 29BÀI 4
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
GIỚI THIỆU BÀI 4
Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về nội dung của tứ chẩn, bát cương, bát pháp trong Y học cổ truyền
MỤC TIÊU BÀI 4
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được nội dung của tứ chẩn
- Trình bày được nội dung của bát cương, bát pháp
- Chủ động nghiên cứu về tứ chẩn, bát cương, bát pháp
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4 ) trước buổi học
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
Trang 30+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: viết)
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 31NỘI DUNG BÀI 4
I Tứ chẩn: Là 4 phương pháp khai thác các triệu chứng bệnh, chúng luôn kết
hợp bổ sung cho nhau
1 Vọng chẩn (nhìn)
Thần sắc, hình thể, cử động, mắt , môi, miệng và lưỡi của người bệnh
a Quan sát thần
- Thần tốt: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt
- Thần yếu: Vẻ mặt u uất, mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm chạp
- Lạc thần: Mắt đờ đẫn, cười nói không ăn nhập
- Hiện tượng giả thần: Bệnh đang rất nặng đột nhiên tỉnh táo, ánh mắt sáng, minh mẫn, đây là dấu hiệu nguy kịch
b Quan sát màu da: Sắc đỏ, trắng, xanh, vàng, đen
- Rêu dày: Bệnh đã vào phần lý
- Rêu khô: Nhiệt cao, âm hư, mất tân dịch
- Rêu dính dầy: Thấp nhiều
• Chất lưỡi:
- Nhạt: Bệnh hư hàn, khí huyết hư
- Đỏ: Chứng nhiệt
- Xanh tím: Khô là cực nhiệt, ướt là cực hàn hoặc huyết ứ
2 Văn chẩn (nghe và ngửi)
- Nghe âm thanh: Tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho
- Ngửi chất thải tiết của cơ quan bị bệnh
3 Vấn chẩn
a Hỏi về hàn nhiệt: Sợ lạnh hay phát sốt
b Hỏi về mồ hôi: Phát sốt không ra mồ hôi, sốt cao có mồ hôi nhiều, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi ban đêm khi ngủ
c Hỏi về đau
- Đau đầu:Vùng chẩm, trán, đỉnh, nửa đầu,tính chất đau
- Đau ngực: Kèm theo sốt, có đờm không
- Đau lưng: vận động đau tăng hay giảm
Trang 32- Đau bụng: vị trí, có đầy hơi không,có liên quan đến bữa ăn không, sợ xoa
ấn không
d Về ăn uống: Khát, th m ăn, cảm giác trong miệng đắng, chua, hôi, ngọt, mặn, nhạt
e Hỏi về ngủ: Mất ngủ, khó ngủ
g Hỏi về đại tiện: Táo bón hay ỉa lỏng
h Hỏi về tiểu tiện: Nhiều hay ít, đái buốt, đái dắt, đái dầm, màu sắc
i Hỏi về kinh nguyệt
4 Thiết chẩn (sờ nắm)
Chủ yếu là bắt mạch, ngoài ra còn sờ nắn
- Có một số loại mạch: Phù, trầm, sác, trì, huyền, có lực, không có lực
- Sờ da: Lòng bàn chân bàn tay xem khô hay ẩm, nóng hay lạnh
- Nắn bụng: Ấn tìm điểm đau
II Bát cương
1 Chứng biểu
- Bệnh còn ở kinh lạc, da, cơ, cân, xương, khớp
- Biểu hiện: Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau người, ngạt mũi, hắt hơi, ho, nhức đầu, rêu lưỡi trắng mỏng,mạch phù
Bệnh đã lâu hoặc ở người suy yếu
6 Chứng thực
Tiếng nói và tiếng thở to mạnh, trong lòng bộn rộn bứt rứt, ngực bụng đầy tức hoặc sưng nóng đỏ đau, táo bón, đau mót rặn, bí đái đái buốt, đái dắt, rêu lưỡi vàng, mạch phù có lực
Bệnh thường mới mắc hoặc người thể trạng tốt
Trang 334 Phép hòa (hoàn hoãn)
Là phép chữa bệnh ở bán biểu, bán lý hoặc hòa giải mối quan hệ chục chặc giữa một số tạng phủ như can vị bất hòa, can tỳ bất hòa
5 Phép ôn (làm nóng cơ thể)
Là phép chữa chứng thực hàn (trừ hàn) và chứng dương hư sinh hàn (ôn trung) Thường dùng trong trúng hàn, tỳ hư hàn (loét dạ dày)
6 Phép thanh (làm mát)
Để chữa chứng nhiệt hoặc âm hư nội nhiệt Dùng trong sốt cao, nhiễm khuẩn,
cơ địa dị ứng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu
7 Phép tiêu
Là phép làm thông ứ trệ, tan các khối kết, kích thích tiêu hóa
Dùng trong ăn khó tiêu, đầy bụng,chứng đau, tiêu đờm giảm ho, lợi tiểu
- Chứng âm hư: Suy nhược thần kinh, cao huyết áp, đau nhức xương, lao
- Chứng dương hư: Suy nhược thần kinh (thể hưng phấn giảm), hen xuyễn, lão suy
Trang 34- Chứng khí hƣ: Viêm đại tràng mạn, ỉa chảy kéo dài, sa nội tạng
- Chứng huyết hƣ: Thiếu máu, suy nhƣợc cơ thể, teo cơ, cứng khớp, mới ốm khỏi thời kỳ lại sức
Trang 35CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Trình bày nội dung của tứ chẩn?
2 Trình bày nội dung của bát cương?
3 Trình bày nội dung của bát pháp?
Trang 36BÀI 5 HỆ KINH LẠC VÀ KỸ THUẬT CHÂM CỨU
GIỚI THIỆU BÀI 5
Bài 5 là bài giới thiệu tổng quan tác dụng chung, cấu tạo của hệ kinh lạc Chỉ định, chống chỉ định, kỹ thuật, thủ thuật cách xử trí tai biến của châm và cứu trong Y học
cổ truyền
MỤC TIÊU BÀI 5
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
- Trình bày được tác dụng chung, cấu tạo của hệ kinh lạc
- Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, kỹ thuật, thủ thuật cách xử trí tai biến của châm và cứu
Về kỹ năng:
- Tiến hành châm cứu được trên mô hình và người bệnh giả định
- Vận dụng được những kiến thức đã học về châm cứu vào điều trị, chăm sóc người bệnh
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Chủ động nghiên cứu kiến thức về châm cứu
- Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan, cầm tay chỉ việc); yêu cầu người học thực hiện đúng nội dung thực hành ở bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5 ) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ nội dung thực hành ở bài 5 (cá nhân hoặc nhóm)
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, mô hình/tranh hệ kinh lạc, bộ kim châm và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5
- Nội dung:
Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trang 37+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học + Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Điểm kiểm tra thường xuyên: không có
Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có
Trang 38NỘI DUNG BÀI 5
A Hệ kinh lac
I Đại cương
Kinh là những đường chạy dọc cơ thể, lạc là những đường ngang Kinh lạc nối với nhau thành một màng lưới chằng chịt tỏa ra khắp cơ thể, tạo thành khối chỉnh thể thông nhất
II Tác dụng chung của hệ kinh lạc
1 Về sinh lý và bệnh lý
Kinh lạc là nơi tuần hành của khí huyết, để duy trì sự sống nuôi dưỡng toàn thân,thúc đẩy hoạt động chức năng của các tạng phủ,con người thích ứng được với thiên nhiên Đồng thời kinh lạc cũng là đường xâm nhập và truyền bệnh vào cơ thể Những rối loạn bên trong cơ thể cũng do kinh lạc phản ánh ra ngoài
- 3 kinh âm ở tay: Thái âm phế, thiếu âm tâm, quyết âm tâm bào
- 3 kinh dương ở chân: Dương minh vị, thái dương bàng quang, thiếu dương đởm
- 3 kinh âm ở chân:Thái âm tỳ, thiếu âm thận, quyết âm can
2 Những quy định khi châm
- Đối với những dụng cụ khi châm: phải được tiệt khuẩn, kim dỉ phải được loại
bỏ cong phải được vuốt thẳng, cùn phải được mài hoặc bỏ
- Với thầy thuốc: đủ trang phục, rửa tay trước khi châm, nhẹ nhàng, không gây đau sợ hãi cho bệnh nhân luôn có mặt bên người bệnh khi châm để đề phòng và xử lý tai biến
3 Không châm những trường hợp sau
Trang 39- Người bệnh quá yếu (thiếu máu, suy tim) bệnh nhân đang trong trạng thái bất thường: sợ hãi quá, tức giận quá, mệt mỏi, quá lo, quá đói
- Không châm ở rốn, nún vú, thóp trẻ em
- Phụ nữ đang hành kinh hoặc có thai
4 Tư thế, góc châm và độ sâu của kim
* Tư thế
- Thầy thuốc ở tư thế thuận lợi
- Bệnh nhân ở tư thế thoải mái chịu đựng được thời gian lưu kim lâu, tùy vùng châm mà chọn tư thế thích hợp ngồi, nằm ngửa, nghiêng, sấp
- Châm thẳng: kim và da tạo góc 900 Thường châm ở chân tay
* Độ sâu: tùy thộc vào vùng và người, béo, gầy
5 Tai biến khi châm và cách xử trí
5.1 Choáng (vựng châm, say kim)
Do đau hay sợ hãi Khởi đầu vẻ mặt kém linh hoạt, da tái, cảm giác nôn nao choáng váng Nặng hơn bệnh nhân khó thở, buồn nôn, ra mồ hôi trán, mất tri giác, mạnh nhanh nhỏ, chân tay lạnh
Xử trí: Rút kim nhanh để bệnh nhân nằm ngửa đầu thấp, cho uống nước chè đường nóng, nghỉ 10-15 phút Nếu chưa tỉnh bấm nhân trung, sát nóng lòng bàn tay, bàn chân
5.2 Châm vào mạnh máu
Khi rút kim có máu chảy, dùng bông bóp khô cồn day nhẹ Nếu chảy máu tụ lại bên trong chườm nóng sẽ tan dần
5.3 Châm vào nội tạng
Khó phát hiện ngay chủ yếu là phòng không châm sâu các huyệt gần sát nội tạng
5.4 Châm vào thần kinh
Bệnh nhân thấy như bị điện giật theo đường đi của thần kinh
Ta không tiến, lui kim lại trước khi làm bổ tả
5.5 Tai biến do kim
- Kim bị cong, gặp do thay đổi tư thế sau khi đã châm
Đưa bệnh nhân về tư thế cũ rồi rút kim
Khi bị gãy do rỉ, cong: nhanh chóng dùng panh kẹp lôi kim ra
Trang 40Biểu hiện lượng kích thích đã đến ngưỡng tác dụng Biểu hiện của đắc khí:
- Cảm giác căng, tức, tê, nặng tại chỗ trâm
- Mút kim hoặc mầu da quanh kim bị thay đổi
6.4 Lưu kim
Châm bổ lưu kim 30 phút
Châm tả lưu kim 15 phút
6.5 Thủ thật bổ tả
- Châm bổ: sau châm không vê kim hoặc sử dụng máy điện châm có tần số xung nhỏ hoặc hướng kim cùng chiều với đường kinh
- Châm tả: sau châm cứ 5 phút vê kim 1 lần hoặc sử dụng máy điện châm có tần
số xung lớn hoặc châm hướng kim ngược chiều với đường kinh
II Kỹ thuật cứu
- Đốt điếu ngải hơ trên huyệt
- Đốt mồi ngải đặt trên miếng gừng để trên huyệt