- Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng..
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ DƯỢC
QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ DƯỢC
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện: Trần Hùng Huy
Võ Vương Đức Thuận
11910017
Năm 2022
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3MỤC LỤC
1 Mục lục
2 Lời mở đầu 1
3 Chương 1: Khái niệm về hợp đồng 3
1.1 Khái niệm hợp đồng 3
1.2 Cấu trúc của hợp đồng 4
1.3 Phân loại hợp đồng 4
4 Chương 2: Hợp đồng kinh tế dược 8
2.1 Hợp đồng kinh tế dược là gì 8
2.2 Các nội dung quan trọng của hợp đồng kinh tế dược 8
2.3 Lưu ý về các loại hợp đồng kinh tế dược 10
5 Chương 3: Nội dung hợp đồng thuốc trang bị 11
6 Chương 4: Áp dụng soạn thảo hợp đồng của công ty phân phối với nhà thuốc 12
7 Kết luận 16
8 Tài liệu tham khảo 17
Trang 4Lời mở đầu
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như tổ chức phải tham
Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như tổ chức phải tham gia nhiều quan hệ
xã hội khác nhau Trong đó việc các bên thiết lập với nhau quan hệ, để qua đó chuyển giao cho nhau lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng,
từ đó hợp đồng đóng vai trò quan trọng, là một điều tất yếu đối với đời sống xã hội Trong cuộc sống kinh doanh thương mại hay cũng như các hoạt động dân sự thông thường hợp đồng là một loại giao dịch quan trọng của bất cứ chủ đề nào dù là cá nhân hay pháp nhân.Hầu hết các công ty ở nước phát triển luôn đề cao quy trình soạn thảo và ký kết hợp đồng Trong ngày hội nhập như ngày nay, các công ty Việt Nam nói chung – công ty ngành Y ( Dược ) nói riêng để không phải xảy ra tranh chấp,dẫn đến kiện tụng hay để đảm bảo các giao dịch thuận lợi, hạn chế rủi ro dẫn đến thiệt hại đáng tiếc cho các bên, các quy định và điều khoản trong hợp đồng kinh tế - kinh tế dược ngày càng hoàn thiện, phát triển
Là một sinh viên đang theo học nghành Dược, ngoài việc có được đầy đủ kiến thức chuyên môn,tìm hiểu về các quy định trong hợp đồng kinh tế dược cũng là một nhiệm vụ của chính chúng tôi Đây là một đề tài rất thú vị mà từ lâu tôi muốn tìm hiểu, nó mang lại những kiến thức mới mẻ, bổ ích cho bản thân phòng tránh những rủi ro, biết cách xử lý trong những tình huống cụ thể ,giúp đỡ phục vụ cuộc sống sau này khó có thể tránh khỏi các giao dịch liên quan đến các quy định hợp đồng kinh tế dược
Vì những lý do đó,tôi quyết định chọn đề tài: ‘Quy định về hợp đồng kinh tế dược’
1
Trang 5Mục tiêu nghiên cứu và tầm quan trọng của đề tài
Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành về khái niệm, phân loại,nội dung, tính thực tiễn của các quy định hợp đồng kinh tế dược
Tầm quan trọng
Thứ nhất, hợp đồng kinh tế là thỏa thuận mang tính pháp lý,
- Thứ nhất hợp đồng kinh tế là thỏa thuận mang tính pháp lý được pháp luật quy định chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc các bên trong quá trình giao dịch kinh doanh
Thứ hai, hợp đồng kinh tế chính là cơ sở quan trọng để giải
- Thứ hai hợp đồng kinh tế chính là cơ sở quan trọng để giải quyết các vấn đề
vi phạm hợp đồng, phòng các tranh chấp liên quan đến kinh doanh mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết
- Thứ ba hợp đồng kinh tế là công cụ để giúp doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên thị trường quốc tế, đảm bảo được quá trình thương mại quốc tế được thực hiện tốt nhất, nâng cao sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Trang 6CHƯƠNG 1: Khái niệm về hợp đồng
1.1 Khái niệm hợp đồng:
- Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình Và cũng giống như dự án, có
dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội
- Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn
- Nội dung cơ bản nhất cấu thành hợp đồng là chào mời của một bên và chấp thuận của bên kia Thông thường, một hợp đồng được làm bằng văn bản
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về
ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước
- Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng
- Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện
- Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý
1.2 Cấu trúc của hợp đồng:
3
Trang 7- Trong một hợp đồng làm bằng văn bản, các nội dung cần thiết được thể hiện là:
Quốc hiệu tiêu ngữ; căn cứ pháp luật
Tên và thông tin địa chỉ các bên
Tên hợp đồng
Thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận
Nội dung và phạm vi công việc thực hiện/hàng hóa được mua bán Giá cả và số lượng hàng hóa
Quy cách hàng hóa
Thời điểm và phương thức giao hàng
Phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng và tòa thụ lý nếu
có tranh tụng
Bảo mật thông tin
Các điều khoản chung
Thời hiệu hợp đồng
Chữ kí của các bên
Phụ lục hợp đồng
1.3 Phân loại hợp đồng: Một số loại hợp đồng thông dụng:
- Hợp đồng mua bán tài sản:
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
- Hợp đồng trao đổi tài sản:
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau
- Hợp đồng tặng cho tài sản:
Trang 8Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình
và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền
bù, bên được tặng cho đồng ý nhận
- Hợp đồng vay tài sản:
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng thuê tài sản
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng mượn tài sản
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được (Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền
sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất (Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng hợp tác
5
Trang 9Là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng dịch vụ
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vận chuyển hành khách
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển (Theo Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vận chuyển tài sản
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển (Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng gia công
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công (Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng gửi giữ tài sản
Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi
để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng ủy quyền
Trang 10Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
7
Trang 11CHƯƠNG 2: Hợp đồng kinh tế dược
2.1 Hợp đồng kinh tế dược là gì ?
- Hợp đồng kinh tế dược không còn xa lạ gì với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Vậy thì hợp đồng kinh tế là gì?
- Hợp đồng kinh tế dược trên cơ bản là một văn bản thế hiện sự thỏa thuận
về các giao dịch
- Trong hợp đồng kinh tế các bên ký kết về thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh
- Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên (có thể là giữa
cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp)
- Dựa vào hợp đồng đã được ký kết với nhau các bên sẽ quy định chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thỏa thuận khác với sự mong muốn hai bên cùng có lợi
- Và điều quan trọng không thể thiếu trong các hợp đồng khác cũng như trong một hợp đồng kinh tế dược phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên một cách rõ ràng cụ thể, tránh tình trạng xảy ra tranh chấp và nếu có tranh chấp các quy định cụ thể sẽ giúp giải quyết nhanh hơn
2.2 Các nội dung quan trọng của hợp đồng kinh tế dược:
- Khi tìm hiểu các quy định về hợp đồng kinh tế dược, chắc chắn không thể
bỏ qua các quy định về nội dung của hợp đồng Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên Những
Trang 12điều khoản này có thể làm phát sinh/thay đổi/ chấm dứt quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng
- Trong đó, cũng như hợp đồng thông thường, nội dung của hợp đồng kinh
tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:
* Điều khoản chủ yếu:
- Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu Theo quy định của
bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
- Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)
- Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)
- Phương thức thanh toán, giá
- Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
* Điều khoản thường lệ:
- Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được
áp dụng cho từng trường hợp cụ thể Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
* Điều khoản tùy nghi:
- Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra
2.3 Lưu ý về các loại hợp đồng kinh tế dược
9
Trang 13- Một số các lưu ý cơ bản khi thực hiện một hợp đồng kinh tế dược mà để đảm bảo hợp đồng kinh tế được thực hiện một cách hợp pháp
Điều khoản thông tin các bên: đây là điều khoản cơ bản và bắt buộc cần phải có
Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết
Hợp đồng kinh tế dược đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật
Phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên
Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng Các điều khoản về đối tượng phải được ghi đúng và đầy đủ
Các điều khoản thanh toán và phạt vi phạm
Trang 14CHƯƠNG 3: Nội dung hợp đồng thuốc trang bị
1 Đối tượng của hợp đồng hoặc tên thuốc, loại trang bị y tế, loại dụng cụ y tế
2 Số lượng: đơn vị tính nhỏ nhất và thông dụng nhất
3 Chất lượng: phiếu kiểm nghiệm hay giấy chứng thực hàng hóa
4 Giá cả: ghi rõ giá cả theo đơn vị tính và đồng tiền tính
5 Phương thức thanh toán: cụ thể
6 Phương thức giao hàng gồm:
Thời hạn giao hàng
Địa điểm giao hàng
7 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
8 Trách nhiệm của các bên vi phạm hợp đồng
9 Phạm vi hợp đồng
(Trích Hong Bang University, Bộ môn quản lý dược, DSCKII Lý Thị Nhất Định)
11
Trang 15CHƯƠNG 4: Áp dụng soạn thảo hợp đồng của công ty phân phối với nhà thuốc
CÔNG TY TNHH NHẤT NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số 3 ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Liễu Giai, Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số: /TTBH-NN
- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH1 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu mua bán của hai bên
Hôm nay, ngày tháng năm 20 , tại chúng tôi gồm có:
Bên A: CÔNG TY TNHH NHẤT NHẤT
- Địa chỉ: Số 3 ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Liễu Giai, Hà Nội
- Điện thoại:
- Người đại diện: Chức vụ:
Bên B: QUẦY THUỐC TÂM HIỀN
- Địa chỉ: Bình Thành, Ninh Bình, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Trang 16- Điện thoại:
- Người đại diện: Chức vụ:
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán gồm những điều khoản sau:
Điều 1: Bên A đồng ý bán trực tiếp cho Bên B các sản phẩm thuốc được phép lưu
hành trên toàn quốc và đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế do bên bên A sản xuất và phân phối theo danh mục và giá bán buôn (theo phụ lục 01 đính kèm) hoặc thông qua nhà phân phối của Bên A Trường hợp có thay đổi về sản phẩm và giá bán, Bên A sẽ gửi thông báo cho Bên B bằng văn bản
Điều 2: Thời hạn thỏa thuận
Chu kì 1: từ đến
Chu kì 2: từ đến
Chu kì 3: từ đến
Điều 3: Quyền lợi và trách nhiệm của Bên B
3.1 Quyền lợi:
- Nhóm sản phẩm: tùy thuộc việc Bên B thỏa mãn điều kiện về doanh số tối thiểu ký tại thỏa thuận này và điều kiện về cam kết giá bán quy định tại Điều 3.2 Bên B sẽ được hưởng tỷ lệ % thưởng trên doanh số tương ứng theo bảng quy định dưới đây:
Lưu ý:
13