1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tiểu luận kết thúc học phần phân tích thành tựu kinh tế của đại việt trong triều đại nhà nguyễn 1802 1945

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 842,05 KB

Nội dung

Đến năm 1836 lập địa bạ ở tất cả các tỉnh Nam Kỳ.Trong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân cấp cho dân nghèo nhưng vua Gia Long cho rằng phép này khó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

(Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

TS.Nguyễn Nhiên Hương TS Bùi Cẩm Phượng

Trang 2

I, MỞ ĐẦU

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Nhà Nguyễn được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (Gia Long) lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19 Từ năm 1802– 1884, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân Nước Đại Nam dần trở nên trì trệ, lạc hậu và đứng trước nguy cơ bị thực dân châu Âu xâm chiếm Từ năm 1884–1945, Đại Nam bị Pháp xâm lược và đô hộ Đến năm 1884 thì nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn Việt Nam Pháp có thực quyền cai trị, còn các vua nhà Nguyễn tuy vẫn giữ ngôi vua nhưng chỉ còn là bù nhìn, quân Pháp có thể tùy ý phế lập vua nhà Nguyễn sau đó Giai đoạn này kết thúc khi Nhật đảo chính Pháp nhưng thua khối Đồng Minh do Mỹ dẫn đầu trong Thế chiến 2 rồi Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngay sau đó vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh

Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn phản ánh kết quả hoạt động của các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà Nguyễn Nền kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn là nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp Bên cạnh đó là sự tái phục hồi hoạt động nội thương sau thời gian dài đất nước bị chia cắt Dưới thời Thiệu Trị , chính sách ngoại thương với các nước phương Tây có một số ưu đãi, trong khi với các nước láng giềng thì còn nhiều hạn chế và thủ tục phiền phức.

Trang 3

II, NỘI DUNG1, Nông nghiệp

Chính sách ruộng đất

Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Tiên nông, Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân Năm 1803, Gia Long bắt đầu cho lập lại địa bạ của các trấn ở Bắc Hà tức là vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trước đây Tiếp đó các năm 1832 – 1836, nhà Nguyễn lại mở rộng hơn nữa việc lập địa bạ ở các làng, xã Đến năm 1875, các làng xã Đàng Ngoài đều có sổ địa bạ Năm 1810, Gia Long cho lập địa bạ từ Quảng Bình đến Ninh Thuận Năm 1831, Minh Mạng cho đo đạc lại ruộng đất, lập sổ địa bạ lần thứ 2 ở các tỉnh từ Ninh Bình đến Nghệ An Đến năm 1836 lập địa bạ ở tất cả các tỉnh Nam Kỳ.

Trong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân cấp cho dân nghèo nhưng vua Gia Long cho rằng phép này khó thực hiện, và cũng không thể xóa bỏ ruộng đất công của làng xã nên Gia Long và Minh Mạng tìm giải pháp trong chế độ quân điền Năm 1804, Gia Long ra lệnh chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trại riêng của Tây Sơn làm quan điền Tất cả mọi người đều được chia ruộng công ở xã, trừ các quý tộc vương tôn được cấp 18 phần, quan lại nhất phẩm được 15 phần, tuần tự xuống dân nghèo được 3 Tới thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm chất cao thấp đều được hưởng một phần khẩu phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn; người già, người tàn tật thì được nửa phần, cô nhi, quả phụ được 1/3

Trang 4

Tuy vậy, chế độ quân điền không có tác dụng đáng kể vì nhân dân vẫn theo tục lệ của từng làng, dân nghèo vẫn không có ruộng đất Tuy vậy, chế độ quân điền không có tác dụng đáng kể vì nhân dân vẫn theo tục lệ của từng làng, dân nghèo vẫn không có ruộng đất Năm 1838, vùng Bình Định – Phú Yên ruộng công chỉ có 5000 mẫu, còn ruộng tư 17000 mẫu đều nằm trong tay cường hào địa chủ Do đó Tổng đốc Bình – Phú là Vũ Xuân Cẩn kiến nghị định hạn ruộng tư 5 mẫu, còn lại lấy ra làm ruộng công hết để chia cho dân nghèo làm ruộng lương, ruộng khẩu phần Ban đầu Minh Mạng không chấp nhận nhưng sau đó do tình hình bức bách nên hạ lệnh sung công một nửa số ruộng tư, mang chia cho dân theo phép quân điền Song, thực tế là khi thi hành việc này, chỗ ruộng công mới được sung, chỗ nào màu mỡ thì cường hào và hương lý chiếm, nhân dân không có được bao nhiêu Sang thời Tự Đức vẫn diễn ra tình trạng này, triều đình tỏ ra bất lực.

Chính sách khai hoang và phục hóa

Khai hoang là một trong những thành tựu to lớn đã có tác dụng tich cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội, trị an, quốc phòng của đất nước Trong những năm chiến tranh, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều Các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đặc biệt là Minh Mạng đều rất chú ý đến việc khai hoang Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Gia Long đã ra lệnh cho các dinh ở Gia Định chia cấp ruộng hoang cho dân nghèo khai khẩn cày cấy và ra lệnh cho các quan lại khuyến khích nhân dân và quân sĩ phục hóa Từ thời Minh Mạng để khuyến khích việc khai hoang, nhà nước mạnh dạn ban hàng các quy định thưởng phạt thích đáng đối với quan lại các cấp trong việc tổ chức nhân dân khai phá ruộng hoang Chủ trương trên được tiếp nối tới thời Thiệu Trị và Tự Đức Triều đình nhà Nguyễn rất nỗ lực tổ chức khai hoang, lập đồn điền để phát triển nghề nông Ở Nam Bộ, kế tiếp phong trào khẩn hoang thời nội chiến, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình Sử sách ghi lại tên tuổi người đã có công trong việc đào kênh, vỡ đất trong thời kỳ đầu là Thoại Ngọc Hầu Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất sau

Trang 5

đó là Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương, trong đó Nguyễn Công Trứ nổi lên vì là tác giả của ba chính sách khẩn hoang lớn: đồn điền, doanh điền và khai khẩn ruộng hoang.

Đồn điền

Đồn điền là hình thức khai hoang kết hợp kinh tế với quốc phòng Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo (cả người Việt và người Hoa), đi cùng với tội phạm và các binh sĩ để thực hiện việc khai khẩn đất hoang Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức làng xã, ruộng đất do xã quản lý và nộp thuế Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định.

Doanh điền

Đây là hình thức triều đình và nhân dân cùng kết hợp khai hoang, mới ra đời từ thời Nguyễn Chính sách này nhằm di dân để lập ấp mới, bắt đầu thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng Thời gian sáu tháng ban đầu, triều đình sẽ cấp cho dân chúng đi khai hoang đầy đủ lương thực và phương tiện sản xuất Từ tháng thứ bảy thì phải tự lo Triều đình sẽ miễn thuế cho các ấp và lý mới này 3 năm Được sự đồng ý của Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã tổ chức nhiều đợt khai hoang lập làng lớn, trong đó lớn nhất là việc thành lập 2 huyện mới: huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình , huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đá vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.

Việc trị thủy

Việt Nam dưới thời Nguyễn vẫn là một nước nông nghiệp Vấn đề trị thủy càng hệ trọng hơn nữa do các con sông lớn không có thủy chế điều hòa Đối với nạn nước lụt và nạn triều biển cần phải đắp đê Từ các triều đại trước đều đã

Trang 6

thực hiện Đến thời nhà Nguyễn cũng vậy, trị thủy và thủy lợi là những mối quan tâm hàng đầu trong suốt thời gian tồn tại của triều đại này Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và đã cho người sửa lại đê cũ, đắp thêm đê mới Năm 1809, ông cho xây dựng lại đê chính Bắc Thành và đặt chức Tổng lý, Tham lý để giải quyết các vấn đề về đê ở trấn Bắc Kỳ Tới năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng đã tăng cường thêm nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới năm 1833 thì bỏ nha này đi để chuyên ủy việc đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh Việc đắp đê, sửa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ Dưới thời Tự Đức nhiều lần đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách nhiệm của các phủ, huyện, tổng, lý sở tại các nơi đê vỡ.

Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành là 960 km , đến hết thời Gia Long hơn 47 km đê điều đã được tu sửa Và sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc Kỳ đã tăng lên 1.215 km Tới cuối thế kỷ 19 thì hệ thống đê này đã dài tới 2.400 km Mặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy như vậy nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết mỹ mãn như mong đợi Do nhiều nguyên nhân khác nhau, như thiếu sự phối hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi trường, sinh thái, các đê đắp lên cứ vỡ liên miên Đặc biệt là ở sông Hồng, vì đất bồi nên lòng sông giữa hai con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê không tài nào cản nổi Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê và đào thêm sông Ngay từ thời Minh Mạng, nhà vua đã nhiều lần hội nghị về việc này, khi thì hỏi quan địa phương, lúc lại hỏi đình thần nhưng người thì bàn phá đê, người lại chủ trương đào sông mới, ý kiến bất đồng quá nhiều tới nỗi thời 2 vua Thiệu Trị và Tự Đức phải treo bảng khắp nơi để trưng cầu dân ý.

Năm 1852, vua Tự Đức lại tiếp tục mở cuộc trưng cầu ý kiến về việc phòng đê ở Bắc Kỳ, các ý kiến lại một lần nữa chia thành 2 phái: giữ đê và bỏ đê Nhóm chủ trương cứ đắp đê các sông lớn, bỏ đê sông con và sông nhỏ có Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Soạn, Nguyễn Văn Tĩnh, , nhóm chủ trương giữ đê có Đặng Văn Hòa, Trương Văn Uyển, Bùi Quỹ Đến năm 1872, các tỉnh Bắc

Trang 7

Kỳ đều điều trần về việc đê điều nhưng vẫn tiếp tục có ý kiến khác nhau Những bài điều trần này đã được đóng thành từng tập dày như Đê chính tập hay Đê chính tân luận Do việc bất đồng kéo dài nên triều đình vẫn phải giữ đê mà đê vẫn tiếp tục vỡ Sử sách ghi nhận trong hơn 50 năm từ 1802-1858, cả nước có 38 lần mưa bão gây lụt lội lớn, trong đó những lần vỡ đê vào các năm 1803, 1804, 1806, 1819, 1828, 1833, 1840, 1842, 1847, 1856, 1857 làm gần như toàn bộ Bắc Bộ bị lụt, mất mùa và đói kém.

Việc cứu đói

Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên, triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế Người dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ họp nhau đi cướp và những người chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của những đoàn dân đói này để xách động nổi loạn như ở Thanh Hóa và Nghệ An năm 1819 Mỗi khi mất mùa, triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu đói Để có phương tiện thực hiện cứu trợ khẩn cấp, triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn Ngoài ra triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở các tỉnh và phủ huyện Những khi đói kém thì các kho này được mở ra để phát chẩn cho dân nghèo Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng chính sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn Riêng với các tỉnh bị thiệt hại nặng, nhà vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm trước.

Trang 8

2, Thủ công nghiệp

Cũng như các triều đại trước, triều Nguyễn giữ một ví trí rất quan trọng đối với các ngành thủ công của nhà nước, nó chế tạo tất cả những công cụ cho hoàng gia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền, Chính vì vậy, nhà Nguyễn cũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô Huế và các vùng phụ cận Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công.

Cơ khí

Trong nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét:" Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác." Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng Ngoài ra, họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng và cả máy hơi nước Do được tiếp xúc với kỹ thuật của phương Tây, những người thợ thủ công Việt Nam đã có những sáng tạo

Năm 1834, Nguyễn Viết Túy đã chế tạo thành công máy dùng sức nước nghiền thuốc súng gọi là "thủy hỏa ký tế" Năm 1837-1838, theo mẫu của phương Tây, thợ công xưởng đã làm ra được máy cưa ván gỗ, máy xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng Sang năm 1839, sau một lần thất bại, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trinh và các thợ công xưởng đóng xong chiếc thuyền máy chạy bằng hơi nước Tiếp theo thành công đó, họ lại theo mẫu tàu chạy hơi nước loại lớn mới mua về để đóng một chiếc khác và sửa chữa một chiếc đang bị hỏng Những thành công về cơ khí được vua Minh Mạng khen ngợi Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên cơ khí giữa thế kỷ 19 bằng việc tự sản xuất ra những chiếc tàu máy đầu tiên Tuy nhiên, những thành tựu đó không được các triều vua sau phát huy.

Trang 9

Khai thác mỏ

Nhà Nguyễn cũng tập trung tham gia quản lý khai mỏ Đến nửa đầu thế kỷ 19, triều đình đã quản lý 139 mỏ, trong đó có 39 mỏ vàng, 32 mỏ sắt, 5 mỏ bạc, 9 mỏ đồng Chính sách khai thác mỏ của triều Nguyễn được chú trọng thực thi từ thời Gia Long sau đó ngày càng được hoàn thiê …n, có sự theo d†i và quản lý chă …t chẽ dần Từ năm 1807 vua Gia Long đã sai quan Thượng bảo thiếu khanh và Hàn lâm thị thư đi theo Tham tri bô … Hô … Nguyễn Đình Đức quản lý viê …c quan ải và khai mỏ ở Bắc Thành Đến năm 1811, Gia Long cho đă …t bô … máy quản lý các mỏ, cử quan trông coi viê …c khai thác mỏ ở Bắc Thành Sang đời vua Minh Mạng, các biê …n pháp quản lý khai mỏ được tổ chức và kiểm soát chă …t chẽ hơn Bên cạnh bô … máy quan lại các tỉnh thường xuyên kiểm tra các mỏ khoáng sản, xin miễn giảm thuế hoă …c thay đổi người lĩnh trưng khai thác, vua Minh Mạng còn sai các quan đại triều đi kiểm tra thực tế Hàng năm nhà nước đều cử phái viên đến từng mỏ kiểm tra, mỏ nào tăng sản lượng khai thác thì tăng thuế; mỏ nào khai thác khó khăn thì cho giảm thuế; mỏ nào bị bỏ hoang thì cho lấp lại hoă …c khuyến khích dân các bô … khai thác.

Trong quá trình tiến hành khai thác, nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách hợp lý, thiết thực trong viê …c quản lý, khai thác mỏ nhằm tăng sản lượng khoáng sản Triều đình cho thực thi nhiều chính sách thích ứng với chủ mỏ và phụ mỏ như giảm, miễn thuế cho mỏ làm ăn thất bại, cho dân tự do khai thác ở mô …t số mỏ bỏ hoang, miễn bắt lính, miễn sưu dịch cho phu mỏ… để thu được nguồn nguyên liê …u khoáng sản chất lượng cao Công viê …c khai mỏ nhờ đó có những bước phát triển đáng kể ở giai đoạn đầu triều Nguyễn, đem về cho các kho của nhà nước nguồn nguyên liê …u dồi dào.

Việc khai thác mỏ được chia làm 4 lực lượng:

Loại mỏ do triều đình trực tiếp quản lý như mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam), Tiên Kiều (Hà Giang), mỏ bạc Tống Tĩnh, Ngân Sơn (Bắc Kạn), mỏ chì Quán Triều (Thái Nguyên) Năm 1833 có 3.122 nhân công trong mỏ vàng Tiên

Trang 10

Kiều, mỏ vàng Chiên Đàn 1000 thợ, không chỉ có thợ công xưởng mà có cả binh lính và dân phu làm việc với tiền công thấp.

Loại mỏ thứ 2 do thương nhân Hoa kiều khai thác, hàng năm nộp thuế Nhân công ở đây phần lớn là Hoa kiều, có tay nghề chuyên môn Việc khai thác mỏ tổ chức theo từng công đoạn, mang tính chất tư bản chủ nghĩa.

Loại mỏ thứ 3 do các tù trưởng địa phương tiến hành khai thác và nộp thuế như mỏ đồng Tụ Long (Tuyên Quang), quy mô lớn nhưng phương thức khai thác lạc hậu.

Loại mỏ thứ 4 do chủ người Việt tiến hành khai thác như chủ mỏ Chu Danh Hổ (Bắc Ninh) bỏ tiền khai thác kẽm ở Bản Sơn (Thái Nguyên) Số lượng mỏ loại này không nhiều, trong đó nhân công được trả lương khá cao.

Thủ công nghiệp nhân dân

Lĩnh vực hoạt động thủ công nghiệp dưới thời Nguyễn được quan tâm và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế, xã hội và giao lưu hàng hóa là sản phẩm thủ công do các làng phường thủ công chuyên nghiệp tạo ra Các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn vẫn tiếp tục phát triển với số người làm nghề ngày càng tăng Những nghề như gốm, sành sứ, dệt vải, lụa, làm giấy, làm vàng bạc, làm đường ăn, làm nón… phát triển ở khắp nơi Đặc biệt, nghề làm pháo có từ trước, thời kỳ này phát triển mạnh, với những làng nghề chuyên sản xuất các loại pháo lớn, nhỏ tại Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bình Đà (Hà Nội) Sự phát triển của nghề in bản gỗ tạo cơ sở cho nghề làm tranh dân gian tiếp tục phát triển như làng Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội) Tuy nhiên, nghề làm đồng hồ có từ thế kỷ 18 lại không còn

Đất nước ta dưới thời Nguyễn được thống nhất trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn nên ngành nghề và giao lưu hàng hoá có điều kiện phát triển và mở rộng khắp đất nước để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhà nước Nhân

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w