1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học đề tài sống thử trong sinh viên hiện nay

37 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sống thử trong sinh viên hiện nay
Tác giả Trần Đại Thành, Lê Thanh Tiến, Trần Nguyễn Việt Khoa, Đặng Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Thanh Phong
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 5,99 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (6)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (7)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (7)
      • 2.1.1. Khái niệm về tình yêu (7)
      • 2.1.2. Khái niệm về hôn nhân (8)
      • 2.1.3. Khái niệm về sống thử (9)
    • 2.2. Thực trạng về vấn đề sống thử và các giải pháp (10)
      • 2.2.1. Thực trạng sống thử trong sinh viên hiện nay (10)
      • 2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sinh viên muốn sống thử (15)
      • 2.2.3. Lợi ích của sống thử (17)
      • 2.2.4. Hậu quả và các tác hại của việc sống thử (21)
      • 2.2.5. Cách phòng tránh các hệ lụy của việc sống thử (26)
        • 2.2.5.1. Cáchphòngtránhcóthai ngoàiýmuốn (26)
        • 2.2.5.2. Cáchphòngtránhcác ảnhhưởngvềmặttâmlí (27)
    • 2.3. Giải pháp (30)
      • 2.3.1. Giải pháp trong xã hội (30)
      • 2.3.2. Giải pháp về phía gia đình (32)
      • 2.3.3. Giải pháp ở bản thân sinh viên (33)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Lí do chọn đề tàiMỗi chúng ta khi lớn lên ai cũng mong muốn mình có một gia đìnhđể chung sống lâu dài, một cuộc sống hôn nhân hòa thuận và hạnh phúc.Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi

NỘI DUNG

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về tình yêu

Tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới ở họ có rất nhiều điểm chung, phù hợp với nhau về nhiều

5 mặt, họ muốn sống cùng nhau và có nhu cầu muốn gắn bó và tự hiên dâng hiến cho nhau cuộc sống của mình.[1]

Về khái niệm tình yêu thì mỗi người sẽ có nhiều khái niệm khác nhau do mỗi người đều có những định kiến riêng, cảm xúc riêng và tình yêu là một cảm giác không thể giải thích được Tình yêu có thể được hiểu là giữa hai người đều có những rung động với nhau và đều trải qua những cảm xúc buồn, vui, giận hờn, hạnh phúc, và cùng nhau trải qua mọi chuyện trong cuộc sống, từ những chuyện thất bại trong công việc hoặc có được một thành tựu nào đó, Tình yêu là khi lấy những thứ cảm xúc đó để làm động lực, tiếp thêm sức mạnh, tinh thần và cả hai cùng nhau cố gắng để đạt được mục tiêu mong muốn, hoặc tình yêu đơn giản là hành động quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho nhau, là sự vị tha, là sự nhẫn nại, hi sinh cho nhau mà không cần sự hồi đáp Khoa học hơn thì tình yêu là sự phát sinh ham muốn cá nhân, ham muốn về thể xác từ đó là tiền đề để con người duy trì nồi giống.

Qua những khái niệm trên thì tình yêu là thứ tiên quyết đầu tiên để sau đó phát sinh thêm về vấn đề sống thử và từ đó có dẫn đến hôn nhân hay không hoặc dẫn đến chia tay.

2.1.2 Khái niệm về hôn nhân

Hôn nhân được hiểu đơn giản là 2 người khác giới sống chung với nhau, trở thành một gia đình hợp pháp và đã đăng ký kết hôn. Còn Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014[2] thì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững và cùng nhau phát triển xã hội,

Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu tình cảm, nhu cầu sinh lý, giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất, tinh thần trong đời sống hàng ngày Khi là

6 vợ chồng hợp pháp cả hai người đều phải có nghĩa vụthương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, tôn trọng nhân phẩm, danh dự, tín ngưỡng tôn giáo theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhau của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng hợp pháp Trong xã hội hiện nay mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng và hai người đều phải thực hiện các nghĩa vụ đó, hai người cũng sẽ nhận được các quyền sau khi kết hôn và nhà nước sẽ có trách nhiệm bảo hộđối với hôn nhân và gia đình, bên cạnh đó cặp vợ chồng còn phải có trách nhiệm đối với nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, định đoạt, đại diện cho con cái họ khi được sinh ra. 2.1.3 Khái niệm về sống thử

Sống thử là việc hai người sống chung như một cặp vợ chồng nhưng chưa được sự chấp thuận từ gia đình và chưa được sự bảo hộ của pháp luật, có thế coi sống thử là chung sống như vợ chồng phi Hôn nhân Khi sống thử thì hai người đều có thể đáp ứng cho nhau những nhu cầu về mặt tình cảm, những ham muốn cá nhân, họ vẫn được đảm bảo các quyền của công dân miễn là không vi phạm pháp luật.

Theo luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014[2] và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì việc nam nữ chưa đăng kì kết hôn mà sống chung với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ vợ chồng, cũng không được pháp luật công nhân quan hệ vợ chồng.

Ngày nay, giới trẻ coi việc sống thử là một hành động rất bình thường cả hai khi yêu nhau nhưng có không ít những cặp đôi mặc

7 dù đã về sống chung với nhau trong một khoản thời gian và khi chia tay thì họ lại tiếp tục có người yêu mới và tiếp tục sống chung. Vòng tuần hoàn đó cứ lặp đi lặp lại, cho đến khi tìm được người thích hợp dẫn đến hôn nhân.

Về thực trạng của giới trẻ hiện nay, về nguyên nhân dẫn đến sống thử, các lợi ích của việc sống thử và mặt trái của nó và cuối cùng dẫn đến kết luận có nên sống thử hay không, chúng em sẽ làm rõ hơn ở những phần sao.

Thực trạng về vấn đề sống thử và các giải pháp

2.2.1 Thực trạng sống thử trong sinh viên hiện nay

Vấn đề sống thử rất phổ biến nhất là đối với các bạn sinh viên hiện nay Nhất là đối với các bạn xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi với nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm[3]. Nhiều bạn đổ lỗi cho rằng do hoàn cảnh nhưng thật ra vấn đề này là do quan điểm của các sinh viên Rất nhiều sinh viên đã vội bước vào sống thử vì rất nhiều lí do khác nhau: nào là do không tìm được nhà trọ, nào là cho tiết kiệm chi phí, do đã yêu nhau từ trước đó. Thế nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là quan điểm lệch lạc về lối sống.

Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lý của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian Thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc Vì vậy nên đã vội yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định chủ quyền Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý do như: sống thử là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại cả lợi ích sinh lý và tình cảm, sự chia sẻ vật chất,

11 thử vẫn không được các bậc phụ huynh ủng hộ và chấp thuận. Cũng theo một khảo sát của Viện Khoa học xã hội TP.HCM và trung ương đoàn TNCS HCM tại 5 trường ĐH tại TH.HCM và 3 trường đại học tại Hà Nội( thực hiện năm 2007), chỉ có gần 30% sinh viên quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân Số còn lại chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá việc đó là không tốt nhưng không phản đối Còn Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình, cũng không ủng hộ việc sống thử, bà nói: “ Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử, nhưng nhìn chung tâm lý của giới trẻ nào cũng thích thử”.[4]

Nhóm tác giả nghiên cứu là 4 SV lớp Giáo dục tiểu học - tiếng Jrai K2008: Trần Thị Linh, Đoàn Thị Ánh Nguyệt, Đặng Thị Dôi và Huỳnh Thị Thanh Tuấn đã có cuộc khảo sát trên 300 SV ở Khoa

Sư phạm với phiếu điều tra gồm 30 câu hỏi, thì 98% số SV được hỏi đều cho biết đã nghe chuyện sống thử trong SV và gần 60% cho rằng hiện tượng này là phổ biến và rất phổ biến Tuy nhiên, sự hiểu biết của SV về sống thử rất khác nhau và không phải ai cũng hiểu đúng về sống thử 37% SV cho rằng sống thử vi phạm pháp luật, phần lớn còn lại nhận định không vi phạm pháp luật Về nguyên nhân, 71% SV nhận định sống thử là do tình yêu thôi thúc, 74% SV cho sống thử là do xa gia đình, 63% cho là để thỏa mãn nhu cầu tình dục…[6]

Phần lớn SV (85,7%) khi được hỏi đều nhận định sống thử ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là đối với nữ Tuy nhiên, có đến 67% khẳng định sống thử không phải là xu thế tất yếu của xã hội.[6]

Qua các cuộc khảo sát trên đã cho chúng em thấy điều này làm tăng khả năng các bạn sinh viên sống thử Sau đây chúng em sẽ đưa

12 ra những nguyên nhân mà các bạn quyết định sống thử với nhau. 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sinh viên muốn sống thử

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bạn sinh viên muốn sống thử như:

- Sống thử vì cần nhiều thời gian bên nhau: Có thể là do khoảng cách nhà hai bên điều xa nhau và cần thời gian bên nhau nhiều hơn Nên việc sống thử với nhau để dành nhiều thời gian bên nhau cũng đồng nghĩa với việc đưa bản thân vào tình huống không kiểm soát được và gặp nhiều rủi ro[7] Việc sống thử với nhau cũng có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng tình dục, bởi vì việc sống chung trong một phòng sẽ dễ dàng đưa ra cơ hội cho những hành vi không đúng mực Ðặc biệt là khi mối quan hệ giữa hai người chưa đủ trưởng thành để hiểu và chấp nhận một số giới hạn.

- Các bạn sinh viên lựa chọn việc sống thử vì cho rằng khi yêu nhau sống gần nhau càng nhiều thì càng yêu nhau hơn Cũng chính lý do này mà các cặp đôi điều quyết định sống thử không ngần ngại ở với nhau.

- Sợ không hợp nhau: Nên các cặp yêu nhau thường “test trước” cho chắc Lý do này nghe qua dường như là nguyên nhân chính để dẫn đến sự sống thử trước hôn nhân nhưng động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của tình dục Thực tế, các cặp đôi quyết định sống chung trước hôn nhân phần lớn là do muốn bên nhau nhiều hơn Điều trước tiên khiến họ quyết định sống thử là họ muốn được thỏa mãn tình dục.[8]

- Do chính bản thân sinh viên muốn tìm tòi cái mới lạ Cần một người bên cạnh để sẻ chia và quan tâm mình.

- Bên cạnh đó các bạn bị ảnh hưởng của truyền thông từ việc xem phim ảnh, tạp chí và những trang web về tình dục, có nhiều bạn vì tò mò nên "sống thử để biết” hoặc “Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn thì bị quản lý, ràng buộc”.

- Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao chúng không hư hỏng Một phần do cha mẹ chỉ kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết yêu.[9]

Khi được hỏi nguyên nhân của việc sống thử là gì thì quan điểm của các bạn sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh cho kết quả khảo sát như sau:

Kết quả khảo sát cho biết có 40 số sinh viên được khảo sát cho rằng nguyên nhân chính là do sự tò mò của lứa tuổi dậy thì,

30 sinh viên cho rằng do sự tác động từ phía người yêu và bị tác động bởi lối sống của đối phương, 28 người do thấy bạn bè sống thử nên cũng muốn sống thử theo cho biết, còn một số ít các bạn có nhiều quan điểm khác Qua đó có thể thấy sự phát triển, tò mò ở lứa tuổi dậy thì đã khiến cho các bạn muốn tìm hiểu khám phá về người khác giới là một trong những nguyên nhân chính làm cho các bạn muốn sống thử với người yêu.

- Ngoài ra sống thử để tiết kiệm: Nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đưa ra đó là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn cần có người

14 chia sẻ gánh nặng kinh tế Nhưng nhìn về thực tế, thay vì lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên có thể tìm các bạn cùng giới để chia sẻ nhũng gánh nặng đó.[8]

Nói như vậy sống thử cho tiết kiệm cũng được nói là đúng cho một số cặp đôi có định hướng cho tương lai một cách rõ rệt và nhận thức đúng đắn về việc sống thử Đi học về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người Như vậy, nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do ‘‘ sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả những sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho chính họ và cho cả gia đình cũng như xã hội. 2.2.3 Lợi ích của sống thử

Giải pháp

2.3.1 Giải pháp trong xã hội Đa phần giới trẻ hiện đại sống thử là do muốn thỏa mãn, muốn khám phá về tình dục; chính vì vậy, chúng em cho rằng cần phải thắt chặt hơn nữa trong việc giáo dục giới tính học đường Để các bạn trẻ sớm nhận thức đúng đắn và nghiêm túc hơn về vấn đề này, chúng ta cần xây dựng cho các bạn ấy một quan niệm đúng đắn, lành mạnh về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia đình Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các buổi tọa đàm cho sinh viên với mục đích bàn về việc sống thử và sức khỏe sinh sản tại các trường nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên Đồng thời, cần bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu tâm lý học sinh để dễ dàng tuyên truyền, phổ biến về vấn đề nhứt nhói Các tổ chức,.đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ, thắt chặt đối với vấn đề sống thử trong sinh viên, nghiêm cấm việc buôn bán, chia sẻ, phát tán những văn hóa phẩm đồi trụy, ngăn chặn hết mức có thể, nhất là trên mạng

28 internet, phải tăng cường tuyên truyền trên những phương tiện thông tin đại chúng các vấn đề về tình yêu, tình dục, đặc biệt là tác hại nghiêm trọng của việc sống thử, nhất là đối với những bạn nữ[21] Tuyên truyền thông tin là một việc làm thiết thực để các bạn trẻ ngày nay cân nhắc trước khi đi đến quyết định, qua đó tạo cho các bạn ấy một góc nhìn sâu rộng đúng đắn về tình yêu, tình dục, từ đó có thể đưa ra được những cách ứng xử phù hợp mà không ảnh hưởng đến tương lai của mình.

Xã hội nên có những buổi tuyên truyền, hội thảo, diễn đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội một cách sôi động. Giới trẻ có rất nhiều điều hấp dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc, giao lưu bạn bè, giải trí Hơn nữa, chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp chính vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào đi nữa cũng nên giữ lại một chút truyền thống của dân tộc mình. Biết rằng, phương Tây họ có nhiều cái hay cái mới, mình cần nên học, nhưng đi kèm theo đó họ cũng có những cái xấu mà chúng ta nên xem xét Do đó chúng ta cần phải chắc lọc lại những điều tốt, những điều có ý nghĩa đồng thời phải loại bỏ đi những tàn dư vốn có của thời đại và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với nước mình.[19]

Hình 7: Công tác tuyên truyền cho học sinh, sinh viên m.baokontum.com.vn (2023), Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên,truy cập: thứ bảy, 13h25’, ngày 18/11/2023, đường dẫn: http://m.baokontum.com.vn/phap-luat-doi-song/tuyen-truyen- giao-duc-phap-luat-cho-hoc-sinh-sinh-vien-9660.html

2.3.2 Giải pháp về phía gia đình

Hiện nay, tuy phần lớn các bậc phụ huynh đều có những giải pháp giáo dục giới tính cho con mình Tuy nhiên, song song với đó vẫn còn một số bộ phận còn đang né tránh vấn đề giáo dục giới tính, ngại chia sẻ với con về vấn đề nhạy cảm vì họ chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này Do đó,các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần có những biện pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ, giúp các bạn ấy nhận ra được những sai lầm của việc sống thử[20].Người làm cha, làm mẹ trước hết cần phải quan tâm đến con cái, cần hiểu được cái con mình cần gì, tạo cho con một khối lượng kiến thức đầy đủ về giới tính Không nên cấm đoán con cái khi chưa giải thích cho con rõ ràng mọi vấn đề. Bởi vì cha mę đã cho con cái sinh ra đời, họ phải có một bổn phận quan trọng nhất là giáo dục con cái của họ Do đó, cha mẹ phải nhận thức được rằng, chính họ là những người thầy đầu tiên và trên tất cả đối với con cái Vai trò giáo dục của họ có tầm ảnh hưởng đến nỗi thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ[20] Đây không phải là khó khăn chỉ trong khuôn khổ gia đình, mà thực sự nó đã trở nên quan trọng trong xã hội Để đối phó, cần có sự vận động qui mô với sự hợp tác chặt chẽ của gia đình, học đường và sự hợp tác này, cho đến hiện tại vẫn còn được mô tả là chưa đúng mức, nếu không muốn nói là quá hời hợt Đa số các bậc phụ huynh Việt Nam, mặc dù có kinh nghiệm nhưng việc nói chuyện về tình dục với con cái, đã không được coi như "tốt

30 lành" Tuy vậy,cấm đoán chưa bao giờ là một biện pháp hữu hiệu, nhất là đối với những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình dục; chúng ta chỉ có một cách là giáo dục giới tính [22] 2.3.3 Giải pháp ở bản thân sinh viên

Bản thân các bạn sinh viên nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mình mà bỏ qua những chuẩn mực, đạo đức xã hội cũng như giá trị đạo đức của con người Việt Nam Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình Chẳng mai xảy ra trường hợp có thai ngoài ý muốn thì không đơn giản chỉ mình các bạn gánh hậu quả, mà tất cả những người xung quanh các bạn cũng bị liên lụy theo Chắc hẳn các bạn cũng biết rằng với các quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội ở Việt Nam thì việc có thai trước hôn nhân sẽ được xem là “dơ bẩn” mặc dù xã hội hiện tại đã thoáng hơn ngày xưa tuy nhiên những tàn dư của thời đại ngày trước vẫn còn đó, nó chưa được loại bỏ một cách hoàn toàn và các mác “chửa hoang” có thể sẽ đi theo các bạn suốt đời Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời, tự mình biến cuộc sống của mình trở nên u tối, ảm đạm Các bạn nên tham gia các đoàn hội,các buổi tọa đàm hay những buổi tuyên truyền mà nhà trường, xã hội tổ chức nền chủ đề này, tự tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm nói không với việc "sống thử".

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN