Ngoài ra, vì mang là vấn đề tương đối vẫn còn nhạy cảm trong xã hội Việt Nam đặc biệt là thế hệ sinh viên, sống thử vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam Sống thử đã và đang d
Mục đích nghiên cứu
Đời sống tình cảm của sinh viên hiện nay mở ra nhiều vấn đề khác nhau Sống thử trở thành một vấn đề mà dường như nhiều sinh viên chưa được giáo dục và hiểu nó dưới cái nhìn khách quan và thực tế Tình trạng sinh viên né tránh những kiến thức giáo dục về hôn nhân và gia đình còn nhiều vì bản thân họ chưa suy nghĩ đến Với nhiều khó khăn trong việc nâng cao trí thức, vấn đề sống thử đang bị coi nhẹ hoặc phản đổi quá mức Ngoài ra, vì mang là vấn đề tương đối vẫn còn nhạy cảm trong xã hội Việt Nam đặc biệt là thế hệ sinh viên, sống thử vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam
Sống thử đã và đang dần chạm đến nhiều người hơn Không khó để tìm thấy các trường hợp sống thử của giới trẻ trên các trang báo, tuy nhiên được viết dưới dạng các hậu quả, chưa đánh giá được tổng thể vấn đề Ngoài bản thân, gia đình và bạn bè cũng ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về sống thử Với thực trạng sống thử hiện nay, tôi thực hiện bài nghiên cứu này nhằm cho thấy khả năng nhận biết của sinh viên về việc sống thử, thực trạng trong sinh viên tại trường đại học Kinh tế-Luật, từ đó đưa ra nhận xét và giải pháp cho những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong sống thử.
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận cho vấn đề sống thử, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng:
Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết thông qua tài liệu thứ cấp: Với nguồn tài nguyên dồi dào từ cơ sở dữ liệu có sẵn, các khái niệm và quan điểm của xã hội với vấn đề này được làm rõ và tìm hiểu sâu
Phương pháp điều tra, thông qua bảng khảo sát câu hỏi trên 87 đổi tượng tham gia trả lời, nhằm thể hiện thực trạng, nhận thức của sinh viên về sống thử tại trường đại học Kinh tế-Luật
Các khái niệm
Khái niệm tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ 1
Tình cảm là sự giúp đỡ và hợp tác từ những người khác mà mọi cá nhân trong xã hội đều cần để tồn tại Tình cảm được cung cấp thông qua việc thực hiện bất kỳ loại công việc nào (công việc không được trả thù lao ở loài người hiện đại) được thực hiện vì sự sống còn của một cá nhân khác và do đó, nó có thể trao đi, bị giới hạn và tích lũy 2
Khái niệm hôn nhân và gia đình
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau 3
Gia đình là một nhóm được xã hội công nhận (thường gắn kết bằng huyết thống, hôn nhân, chung sống hoặc nhận con nuôi) hình thành nên sự kết nối tình cảm và đóng vai trò là đơn vị kinh tế của xã hội Hôn nhân là một khế ước xã hội được pháp luật công nhận giữa hai người, theo truyền thống dựa trên mối quan hệ tình dục và ngụ ý sự kết hợp lâu dài 4
Sống thử là sự thỏa thuận hoặc sắp xếp của hai cá nhân để cùng chung sống với nhau như những đối tác Việc chung sống có thể là giữa hai cá nhân đã kết hôn hoặc hai cá nhân
1 Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
2 M.P González, “What is Affection?”, https://www.biopsychology.org/biopsychology/papers/what_is_affection.html, 1998
3 Khoản 1, khoản 2 điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
4 “Marriage and Family”,https://courses.lumenlearning.com/suny-esc- introtosociology/chapter/marriage-and-family/
Khái niệm sống thử
Sống thử trước hôn nhân là việc các cặp người yêu chưa kết hôn sống chung trong một hộ gia đình trước khi kết hôn Sự sắp xếp này cho phép cặp đôi cùng nhau trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, hiểu thói quen của nhau và đánh giá sự hoà hợp giữa hai người 6
Thực trạng
Sự phát triển của xã hội đã đẩy trình độ nhận thức của con người ngày càng văn minh Nhận thức của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề của xã hội, đặc biệt là chung sống trước hôn nhân Theo kết quả khảo sát, có hơn 94% trong tổng số 87 sinh viên có nhận thức đúng về khái niệm bản chất của sống thử Nhìn chung, sinh viên đều nắm được một cách cơ bản về vấn đề này
Hình 2.1: Biểu đồ nhận thức của sinh viên về định nghĩa sống thử
Hầu hết trong thời đại phát triển công nghệ hiện nay, mạng xã hội và các trang báo trực tuyến đóng vai trò lớn trong việc cung cấp nguồn thông tin cho sinh viên Từ thống kê cho thấy hơn 93% sinh viên nhận biết đến sống thử từ mạng xã hội Do đó vấn đề sống thử
5 Benjamin Sheldon, “Cohabitation | Definition, Statistics & Disadvantages”, https://study.com/academy/lesson/what-is-cohabitation-statistics-effects-quiz.html#
6 Owen Kessler, “What Is the Connection Between Premarital Cohabitation & Divorce?”, https://www.marriage.com/advice/pre-marriage/premarital-cohabitation/#, 22 Aug, 2023 đã và đang trở nên quen thuộc với lứa tuổi chập chững vào đời Sống thử gây nên nhiều mâu thuẫn, do sự khác biệt trong văn hoá Phụ huynh và chính sinh viên vẫn cảm thấy ái ngại khi đề cập đến điều này
Hình 2.2: Biểu đồ phản ánh nguồn thông tin sinh viên tiếp cận
Với nhận thức về sống thử, sinh viên có cái nhìn khác nhau về vấn đề chung sống với người yêu trước hôn nhân Theo báo Tuổi trẻ, Bạn N.H., đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học, bày tỏ dù đã có người yêu hai năm nay nhưng N.H chưa bao giờ nghĩ đến việc sống cùng với bạn trai H cho rằng hiện nay nhiều bạn bè đã suy nghĩ khá thoáng về việc sống thử 7 Tuy nhiên, nhiều sinh viên cảm thấy bình thường trong việc chung sống trước hôn nhân Có 52,9% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá thái độ, quan điểm của xã hội đối với vấn đề này là bình thường Trái lại, có 18,4% sinh viên cho rằng không đồng tình Thực tế cho thấy sống thử và các vấn đề liên quan vẫn chưa được chấp nhận và còn vấp phải nhiều tranh cãi Đặc biệt là sự phản đối đến từ phụ huynh Với nhiều lo lắng khi con mình tiếp xúc với xã hội, nhiều phụ huynh có ác cảm với vấn đề sống thử “Bố mẹ nào sinh con chẳng muốn con mình trưởng thành, chín chắn, thành đạt Ai mà chẳng giận khi con cái không nghe
7 Dương Liễu, “Gen Z nghĩ gì về chuyện 'sống thử' trước hôn nhân”, https://tuoitre.vn/gen-z-nghi-gi- ve-chuyen-song-thu-truoc-hon-nhan-20240410230647338.htm, ngày 11 tháng 4 năm 2024 lời cha mẹ, bỏ ngoài tai lời răn dạy để chạy theo một lối sống hưởng thụ, ích kỷ, xem thường tương lai.” 8
Hình 2.3: Biểu đồ nhận định của sinh viên về quan điểm xã hội với sống thử
Cuộc sống đại học xa gia đình đang thay đổi tư duy, thói quen của sinh viên Xa gia đình, có nhiều tự do hơn, sinh viên đưa ra nhiều quyết định cho chính mình Trong mặt tình cảm, so với tuổi học trò, sinh viên tự do hơn trong tình yêu Tuy nhiên, trong vấn đề sống thử, có 70,1% sinh viên tham gia khảo sát chưa từng có ý định sống thử với người yêu Điều đó cho thấy sinh viên vẫn đang ngần ngại, suy nghĩ về hậu quả, khó khăn khi sống chung
Hình 2.4: Biểu đồ về ý định sống thử với người yêu của sinh viên
8 Suy nghĩ của một phụ huynh về "sống thử", https://afamily.vn/suy-nghi-cua-mot-phu-huynh-ve- song-thu-1301.chn, 2009
Tuy đa số sinh viên tham gia khảo sát chưa có ý định sống thử với người yêu, nhưng gần 68% các bạn cảm thấy bình thường khi sinh viên sống thử với nhau Hầu hết các bạn sinh viên hiện nay có cái nhìn mở hơn đối với tình yêu lứa đôi, sống thử, hôn nhân Các bạn phóng khoáng hơn trong suy nghĩ, và đôi khi là liều lĩnh Nhìn chung, đa số sinh viên đã và đang đón nhận, tiếp cận với sống thử.
Hình 2.5: Biểu đồ về ý kiến của sinh viên đối với việc sinh viên sống thử
Nhìn chung, hầu hết sinh viền đều nhận biết về sống thử, đánh giá được thái độ xã hội đối với việc sống thử Về cơ bản, đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm trong xã hội, mặc dù đang được phổ biến đến nhiều lớp xã hội, song vẫn vấp phải nhiều phản đối đến từ các bậc phụ huynh Về phía sinh viên, dù không có thái độ phản đối nhiều nhưng sống thử vẫn không là lựa chọn mà đại đa số sinh viên muốn thử.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
a) Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và truyền thông:
Trong khoảng hơn 30 năm từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế, phong trào toàn cầu hoá cũng như nhiều thay đổi trong đời sống con người Việt Nam đã ảnh hưởng đến văn hoá vốn có Sự du nhập văn hoá phương Tây đã thay đổi suy nghĩ và thế giới quan của nhiều tầng lớp Vì vậy, sống thử, vốn được phát triển và bùng nổ từ thời kỳ tự do tình dục trong khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ trước đã thâm nhập vào Việt Nam
Sự du nhập của văn hóa phương Tây và sự phát triển của truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hình quan niệm sống của giới trẻ, bao gồm cả vấn đề tình yêu và hôn nhân Các bộ phim, chương trình truyền hình, và mạng xã hội thường xuyên miêu tả cuộc sống "sống thử" một cách lãng mạn và tự do, thu hút sự tò mò và khơi gợi mong muốn trải nghiệm của nhiều bạn trẻ Đối với lớp trẻ sinh viên hiện nay, cập nhật theo trào lưu ngày càng phát triền Sống thử trở thành một cái “mốt” mà dường nhưng ai cũng đã từng nghe qua Cùng với sự phát triển của công nghệ, sinh viên dễ dàng tiếp cần nhiều hình thức của tình yêu lứa đôi, đặc biệt là việc sống thử Một số cá nhân cho rằng sống thử mới là theo thời đại mới, thể hiện sự tự do và phóng khoáng Các kênh truyền thông đầy rẫy những câu chuyện sống thử, không khó để sinh viên nhìn thấy và làm theo b) Áp lực kinh tế:
Với cuộc sống đắt đỏ ở thành phố, sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính Mặc dù sinh viên thế hệ gen Z có phần thoải mái hơn so với trước, nhưng chi phí sinh hoạt cao ở đô thị vẫn là một trở ngại lớn Sống thử trở thành một phương án giúp sinh viên "góp gạo thổi cơm chung" để tiết kiệm chi phí Thu nhập từ việc làm thêm của hầu hết sinh viên không cao, và giá thuê nhà ngày càng tăng, khiến sống thử trở thành lựa chọn hợp lý cho nhiều người
Ngoài ra, áp lực kinh tế ngày càng tăng cũng thúc đẩy xu hướng này Việc sống chung giúp các cặp đôi chia sẻ gánh nặng tài chính, từ tiền thuê nhà, điện nước, đến các khoản chi tiêu khác Điều này không chỉ giúp họ giảm bớt căng thẳng về tài chính mà còn tạo điều kiện để có cuộc sống ổn định hơn trong quá trình học tập và làm việc tại thành phố Không phải sinh viên nào cũng có được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình và chia sẻ các khoản sinh hoạt khi sống thử là một phương pháp tốt nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho việc học tập c) Tác động từ bạn bè và môi trường
Bạn bè có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của sinh viên về việc sống thử Khi nhiều bạn bè xung quanh đã chọn sống thử, điều này có thể tạo ra một áp lực vô hình khiến sinh viên cảm thấy mình cũng nên thử nghiệm để không bị tụt lại phía sau Sự đồng thuận xã hội và mong muốn hòa nhập với nhóm bạn bè có thể thúc đẩy sinh viên lựa chọn sống thử, ngay cả khi họ chưa thực sự sẵn sàng hoặc chưa hoàn toàn hiểu rõ những hệ lụy của nó
Nhóm bạn bè thân thiết mà sinh viên tạo lập trên giảng đường đại học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm và hành vi của sinh viên Khi nhóm bạn bè có xu hướng ủng hộ việc sống thử và coi đó là một lựa chọn bình thường và hợp lý, cá nhân trong nhóm có xu hướng chấp nhận và hành động theo Sự chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện từ bạn bè về sống thử có thể làm giảm bớt những lo ngại và tăng cường sự tự tin cho sinh viên khi quyết định sống thử
Môi trường học tập và xã hội cũng có tác động đáng kể đến việc sống thử của sinh viên Trong các trường đại học, sự tự do và ít bị giám sát hơn so với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thử nghiệm những cách sống mới Các khu nhà trọ sinh viên thường là những nơi mà sống thử dễ dàng xảy ra do sự gần gũi và tiện lợi trong sinh hoạt “Khu nhà trọ này đa số là sinh viên thuê vì giá phải chăng (700.000 đồng/phòng/tháng) Trong đó có đến 4 phòng các cặp đôi sinh viên sống với nhau như vợ chồng Lúc đầu cũng chỉ là bạn bè, tới lui chở nhau đi dạo phố, ăn uống hoặc ngồi ở phòng (mở cửa) nói chuyện Song, chỉ vài ngày sau thì “cửa đóng then cài” Và không lâu sau, họ dọn về sống cùng với nhau một cách công khai.” 9
Theo tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát, hơn một nửa số sinh viên không có bạn bè đang sống thử Điều này là phù hợp với dữ liệu phía trên, khoảng 70% sinh viên tham gia khảo sát không có ý định sống thử Bạn bè và môi trường xung quanh có ảnh hưởng to lớn đến quyết định của sinh viên Càng có nhiều bạ bè sống thử, sinh viên càng có lý do để trải nghiệm cảm giác chung sống trước hôn nhân
9 H.H, “Sinh viên “sống thử” và những hệ lụy”,https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/sinh- vien-song-thu-va-nhung-he-luy-47562.html, ngày 24 tháng 11 năm 2017
Tác động của bạn bè và môi trường đến việc sống thử trong sinh viên là rất rõ ràng và mạnh mẽ Áp lực từ bạn bè, ảnh hưởng của nhóm bạn, môi trường học tập và xã hội, văn hóa sống thử trong môi trường đô thị, cùng với sự tự do và độc lập mà môi trường đại học mang lại, tất cả đều góp phần thúc đẩy sinh viên lựa chọn sống thử.
Nguyên nhân chủ quan
a) Mong muốn tìm hiểu đối phương
Trong quá trình sống thử, mong muốn được hiểu rõ người yêu của sinh viên xuất phát từ nhiều yếu tố tâm lý, xã hội và cá nhân Trước hết, từ khía cạnh tâm lý, sinh viên thường khao khát cảm giác an toàn và ổn định trong mối quan hệ Khi được đối tác hiểu rõ, họ cảm thấy tự tin hơn trong việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ, từ đó tăng cường cảm giác tự tôn và giá trị bản thân Về mặt xã hội, sinh viên đang trong giai đoạn mở rộng mạng lưới xã hội và tìm kiếm sự kết nối Sự thấu hiểu lẫn nhau không chỉ giúp họ cảm thấy gắn kết với người yêu mà còn với cộng đồng xung quanh
Hôn nhân là một cam kết lâu dài, do vậy việc tìm hiểu kỹ về đối phương trước khi tiến đến hôn nhân là điều cần thiết Sống thử giúp các cặp đôi có cơ hội trải nghiệm cuộc sống chung, chia sẻ mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ đó hiểu rõ hơn về tính cách, thói quen, sở thích, quan điểm sống của nhau Việc hiểu rõ về đối phương giúp đánh giá mức độ hòa hợp, khả năng gắn bó lâu dài và đưa ra quyết định sáng suốt về hôn nhân
Trong giai đoạn phát triển tình cảm, sinh viên mong muốn được yêu thương và tìm hiểu về người mình yêu Sống thử trở thành công cụ thực tế nhất, cho phép sinh viên chung sống và quan tâm tìm hiểu từ điểm nhỏ thông qua sinh hoạt hằng ngày “Sinh viên còn tìm được trong mối quan hệ trước hôn nhân (thậm chí cả việc mang thai trước hôn nhân) sự gắn bó, sự đảm bảo về tương lai” 10 b) Yếu tố tâm lý cá nhân
Khi lên đại học, sinh viên phải rời xa gia đình, bạn bè thân thuộc từ những năm trung học Điều đó ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của sinh viên, cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa nơi thành phố đông đúc Sống thử được sử dụng như một “phương thuốc” để gắn kết các cặp đôi lại với nhau để yêu thương và chăm sóc
Sinh viên ở độ tuổi này trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, có mong muốn mạnh mẽ được kết nối, chia sẻ và thấu hiểu Sống thử đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo cơ hội cho các cặp đôi ở bên nhau 24/7, chia sẻ mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ học tập, công việc đến các hoạt động cá nhân, từ đó tăng cường sự gắn kết và thấu hiểu lẫn nhau Hơn nữa, việc thiếu hụt sự quan tâm và chia sẻ từ gia đình hoặc bạn bè có thể khiến sinh viên tìm kiếm sự kết nối và chia sẻ thông qua việc sống thử, làm cho họ cảm thấy được an ủi và hỗ trợ trong giai đoạn đầy thử thách này
Giai đoạn sinh viên là thời kỳ chuyển tiếp đầy biến động khi các bạn trẻ dần thoát khỏi sự che chở của gia đình để hướng đến sự tự lập Nhu cầu khẳng định bản thân và trưởng thành trở nên mãnh liệt, thúc đẩy họ tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ Trong đó, sống thử được xem như một "bước tiến" quan trọng, thể hiện sự độc lập, trưởng thành và khả năng tự chủ trong cuộc sống Đây không chỉ là một cách để kiểm chứng khả năng quản lý cuộc sống cá nhân mà còn là cơ hội để họ học hỏi và phát triển các kỹ năng sống chung, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ bền vững Một số sinh viên cảm thấy ngột ngạt bởi sự kiểm soát của gia đình và mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc đó Sống thử được xem như cách để khẳng định sự tự do và độc lập, không còn chịu sự quản lý, giám sát của cha mẹ
10 Thanh Hải, “Sinh viên "sống thử" - cái bẫy thật của hôn nhân”,https://baoquangtri.vn/sinh-vien- song-thu-cai-bay-that-cua-hon-nhan-42463.htm, ngày 29 tháng 5 năm 2011
Sinh viên đang tò mò về khía cạnh tình dục và mong muốn khám phá những trải nghiệm mới trong các mối quan hệ Họ cho rằng việc sống thử sẽ tạo ra cơ hội cho các cặp đôi để khám phá và thỏa mãn nhu cầu sinh lý một cách thân mật và thường xuyên hơn Quan điểm này thúc đẩy sự hiểu biết và sự thấu hiểu về bản thân và đối phương trong mối quan hệ, mang lại cho họ những cảm xúc sâu sắc và những khoảnh khắc đáng nhớ Tuy nhiên, điều quan trọng là phải duy trì sự tôn trọng và sự đồng ý chung trong bất kỳ hoạt động nào, để đảm bảo rằng cả hai người tham gia đều cảm thấy thoải mái và hạnh phúc trong quá trình khám phá này
Tóm lại, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong quyết định sống thử của sinh viên Tò mò về tình dục, mong muốn trải nghiệm những cảm xúc mới mẻ và nhu cầu khám phá bản thân là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ chọn lựa hình thức sống thử Mặc dù sống thử mang lại nhiều lợi ích trong việc thấu hiểu đối phương và xây dựng mối quan hệ, điều quan trọng là sinh viên cần nhận thức rõ ràng về những trách nhiệm và thách thức đi kèm Sự tôn trọng, đồng thuận và giao tiếp cởi mở là nền tảng để đảm bảo mối quan hệ sống thử diễn ra một cách lành mạnh và ý nghĩa.
Kết luận chung về nguyên nhân
Theo mẫu khảo sát, có rất nhiều lựa chọn được sinh viên cho rằng là nguyên nhân của việc sống thử Đầu tiên là sự tác động của người yêu, là yếu tố khách quan từ bạn bè môi trường và ảnh hưởng của đối tượng, khiến sinh viên đưa ra quyết định sống thử Đến với yếu tố bên trong, sinh viên với tâm lý tò mò, “thử cho biết” cũng là lý do để nhiều sinh viên đến với chung sống trước hôn nhân Các yếu tố kinh tế, bạn bè cũng ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn của sinh viên.
Hệ quả
Tích cực
Sống thử mang lại nhiều hệ quả tích cực cho các cặp đôi, đặc biệt là sinh viên, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống hôn nhân sau này Đầu tiên, sống thử giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn về tính cách, thói quen và quan điểm sống của nhau, từ đó xây dựng sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau Sống thử là một cơ hội tuyệt vời để các cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau trên nhiều khía cạnh, từ tính cách, thói quen cho đến quan điểm sống Khi chung sống dưới một mái nhà, các cặp đôi có thể quan sát và trải nghiệm trực tiếp những hành vi, thói quen hàng ngày của nhau Điều này giúp họ nhận ra những điều nhỏ nhặt mà có thể không được bộc lộ khi chỉ hẹn hò hay gặp gỡ trong thời gian ngắn
Việc sống thử cho phép các cặp đôi nhận diện những điểm mạnh và yếu của nhau Chẳng hạn, họ có thể phát hiện ra đối phương là người ngăn nắp hay bừa bộn, có thói quen dậy sớm hay thức khuya, cách họ quản lý tài chính cá nhân, cũng như cách họ giải quyết các tình huống căng thẳng Qua đó, họ học cách điều chỉnh, chấp nhận và thậm chí là tôn trọng những khác biệt này
Như vậy, sống thử không chỉ giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn về tính cách, thói quen và quan điểm sống của nhau, mà còn thúc đẩy sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau, tạo nên một mối quan hệ bền vững và sâu sắc hơn
Thứ hai, sống thử cho phép các cặp đôi trải nghiệm và giải quyết các vấn đề thường ngày cùng nhau, như quản lý tài chính, phân chia công việc nhà và đối mặt với áp lực cuộc sống Điều này giúp họ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột một cách hiệu quả Khi sống thử, các cặp đôi sẽ trải qua nhiều tình huống thực tế mà họ cần phải đối mặt và giải quyết cùng nhau Những trải nghiệm này không chỉ giúp họ rèn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột, mà còn tạo nên những kỷ niệm và trải nghiệm chung, làm tăng sự gắn kết và tình cảm Thông qua việc chia sẻ cuộc sống hàng ngày, các cặp đôi sẽ học được cách chăm sóc và quan tâm đến nhau hơn, từ đó xây dựng một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ
Thêm vào đó, sống thử cũng là một dịp để các cặp đôi thảo luận và thống nhất về những quan điểm sống quan trọng Việc chia sẻ không gian sống đòi hỏi họ phải thỏa hiệp và tìm kiếm sự đồng thuận về nhiều vấn đề, từ cách bài trí căn nhà, việc phân chia công việc nhà, cho đến những quyết định lớn hơn về tương lai Những cuộc trò chuyện sâu sắc này giúp xây dựng sự thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau
Bên cạnh đó, sống thử còn giúp các cặp đôi khám phá và thỏa mãn nhu cầu tình dục trong một môi trường an toàn và thân mật, từ đó cải thiện chất lượng mối quan hệ Sống thử mang lại lợi ích lớn trong việc giúp các cặp đôi khám phá và thỏa mãn nhu cầu tình dục trong một môi trường an toàn và thân mật Khi sống chung, các cặp đôi có cơ hội hiểu rõ hơn về mong muốn, sở thích và giới hạn của nhau trong chuyện tình dục Việc chia sẻ không gian sống và thời gian riêng tư thường xuyên giúp tạo điều kiện cho sự kết nối thân mật và giao tiếp cởi mở về các nhu cầu cá nhân
Một trong những lợi ích quan trọng của sống thử là giúp các cặp đôi xây dựng sự tự tin và thoải mái trong việc bày tỏ và khám phá những mong muốn tình dục của mình Khi cảm thấy an toàn và được tôn trọng, cả hai có thể thoải mái trao đổi và thử nghiệm những điều mới mẻ, từ đó tăng cường sự thỏa mãn và sự hài lòng trong quan hệ tình dục Điều này không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống tình dục mà còn làm tăng sự gắn kết và tình cảm giữa hai người
Bên cạnh đó, sống thử còn tạo ra một môi trường thuận lợi để các cặp đôi học cách chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe tình dục của mình Họ có thể cùng nhau tìm hiểu và áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, như sử dụng biện pháp tránh thai và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục Sự đồng hành và hỗ trợ lẫn nhau trong việc này giúp củng cố niềm tin và sự an tâm, góp phần tạo nên một mối quan hệ tình dục lành mạnh và bền vững
Cuối cùng, sống thử cung cấp cơ hội để cả hai đánh giá lại mức độ phù hợp và cam kết của mình trước khi quyết định tiến đến hôn nhân, giảm thiểu nguy cơ ly hôn và các xung đột lớn sau này Những trải nghiệm này không chỉ giúp các cặp đôi phát triển mối quan hệ một cách bền vững mà còn giúp họ trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống
Theo khảo sát hầu hết sinh viên đều đồng ý với một số lợi ích tiêu biểu của sống thử, đặc biệt trong việc hiểu rõ đối phương với hơn một nửa số lượt đồng ý Ngoài ra các lợi ích khác như tìm hiểu về chính mình, thay đổi trong lối sống cũng như rèn luyện sự kiên nhẫn, chịu đựng khi sống thử cũng đóng vai trò to lớn để khẳng dịnh sống thử không hoàn toàn xấu.
Tác hại
Mặc dù sống thử có thể mang lại nhiều lợi ích như giúp các cặp đôi hiểu rõ hơn về nhau và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống hôn nhân, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác hại cần được xem xét kỹ lưỡng Theo thống kê từ ý kiến của sinh viên qua mẫu khảo sát, thói quen sinh hoạt và vấn đề tài chính là hai vấn đề lớn nhất trong việc sống thử, tạo ra nhiều tác hại khi cái khác biệt nhiều hơn điểm giống nhau, khi các cặp dôi không thể kiên nhẫn chịu đựng để hoà hợp với nhau như kỳ vọng ban đầu
Trước hết, việc sống chung có thể làm giảm đi sự lãng mạn và hấp dẫn ban đầu khi những thói quen hàng ngày và khó khăn trong cuộc sống trở nên rõ ràng hơn Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như việc chia sẻ không gian sống hay các thói quen cá nhân có thể trở thành nguồn gốc của sự chán nản và xung đột
Việc phải đối mặt hàng ngày với những thói quen sinh hoạt khác biệt, như thói quen dậy sớm hay thức khuya, cách tổ chức và giữ gìn nhà cửa, hay thậm chí là cách xử lý công việc và thời gian cá nhân, có thể khiến cho sự hấp dẫn ban đầu dần phai nhạt Những điều từng được xem là nhỏ nhặt, không đáng kể, khi tích tụ lại có thể trở thành nguồn gốc của sự chán nản và mâu thuẫn Ví dụ, một người có thể cảm thấy khó chịu với sự bừa bộn của đối phương, trong khi người kia lại cảm thấy bị gò bó bởi sự ngăn nắp quá mức
Chán nản trong tìn cảm còn có thể được thúc đẩy bởi việc thiếu không gian và thời gian riêng tư, khi cả hai phải chia sẻ mọi khía cạnh của cuộc sống Điều này có thể dẫn đến cảm giác ngột ngạt và áp lực, làm giảm đi sự tự do cá nhân và sự bí ẩn vốn có trong giai đoạn đầu của mối quan hệ Hơn nữa, việc đối mặt với những thách thức hàng ngày như quản lý tài chính, công việc nhà và áp lực từ công việc hoặc học tập cũng có thể làm tăng thêm căng thẳng và mệt mỏi
Kết quả là, sự lãng mạn và hấp dẫn ban đầu có thể bị thay thế bởi những xung đột và tranh cãi về các vấn đề nhỏ nhặt, làm giảm chất lượng của mối quan hệ Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc cá nhân mà còn có thể làm suy yếu sự gắn kết và tình cảm giữa hai người
Thêm vào đó, nguy cơ chia tay mà không có sự ràng buộc pháp lý trong giai đoạn sống thử có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý nặng nề như cảm giác thất vọng, mất niềm tin và tổn thương tình cảm Khi các cặp đôi quyết định sống thử, họ thường chưa có sự cam kết chính thức như trong hôn nhân, do đó, việc chia tay có thể xảy ra dễ dàng và nhanh chóng hơn
Không giống như kết hôn, sống thử không đòi hỏi các cặp đôi phải trải qua các thủ tục pháp lý để kết thúc mối quan hệ Điều này có thể làm cho quá trình chia tay trở nên đơn giản và ít ràng buộc hơn, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến những tổn thương sâu sắc về mặt tình cảm Khi một mối quan hệ kết thúc đột ngột và không có sự chuẩn bị tâm lý, các cá nhân có thể cảm thấy bị bỏ rơi, mất mát và thất vọng
Cảm giác thất vọng thường xuất phát từ sự kỳ vọng và hy vọng đặt vào mối quan hệ Khi bắt đầu sống thử, nhiều cặp đôi có thể mong đợi rằng đây sẽ là bước tiến quan trọng để kiểm chứng và củng cố mối quan hệ, hướng tới một tương lai bền vững Tuy nhiên, nếu mối quan hệ không diễn ra như mong đợi và kết thúc trong chia tay, sự thất vọng sẽ trở nên khó tránh khỏi
Mất niềm tin là một hệ quả tâm lý phổ biến khác Khi một mối quan hệ sống thử kết thúc, các cá nhân có thể mất niềm tin vào khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài, cũng như mất niềm tin vào chính bản thân hoặc đối phương Họ có thể cảm thấy rằng mọi nỗ lực và tình cảm đã đầu tư đều trở nên vô nghĩa, dẫn đến sự hoài nghi và lo lắng về tương lai tình cảm của mình
Tổn thương tình cảm cũng là một hậu quả nghiêm trọng Sự gần gũi và thân mật mà các cặp đôi đã chia sẻ trong giai đoạn sống thử tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ Khi mối liên kết này bị cắt đứt, cảm giác đau đớn và trống trải sẽ trở nên rất rõ ràng Các cá nhân có thể trải qua các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cô đơn và thậm chí là trầm cảm Những tổn thương tình cảm này không chỉ ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý hiện tại mà còn có thể để lại dấu ấn lâu dài, ảnh hưởng đến cách họ tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ trong tương lai
Ngoài ra, áp lực tài chính và trách nhiệm khi sống chung cũng có thể gây ra mâu thuẫn nếu không có sự thống nhất và quản lý tài chính hợp lý Đầu tiên, việc chia sẻ các chi phí sinh hoạt như thuê nhà, tiền điện nước và chi tiêu hàng ngày có thể dẫn đến những tranh cãi về cách quản lý tài chính và sự phân bổ nguồn lực Sự bất đồng quan điểm về tiền bạc có thể gây ra căng thẳng và lo ngại về mặt kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài hòa trong mối quan hệ
Trách nhiệm hàng ngày như việc dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng và chăm sóc gia đình cũng là yếu tố quan trọng trong việc duy trì một mối quan hệ hòa hợp Sự chia sẻ công bằng và công khai về các nhiệm vụ này là cần thiết để tránh tình trạng mất cân bằng và bất bình Thiếu sự thống nhất và sự đồng ý trong việc phân phối trách nhiệm có thể dẫn đến cảm giác thiếu công bằng và tức giận, làm mất đi sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau
Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng là một vấn đề đáng lo ngại, dẫn đến những quyết định khó khăn và hệ quả tiêu cực về sức khỏe, tài chính và tâm lý Trước hết, việc mang thai ngoài ý muốn có thể xảy ra khi các cặp đôi không áp dụng biện pháp phòng tránh hiệu quả hoặc không thực hiện đúng cách Điều này đặt ra nguy cơ về sức khỏe, bởi vì một thai kỳ không được lên kế hoạch có thể tạo ra các vấn đề sức khỏe mẹ và thai nhi, đặc biệt là khi không có sự chuẩn bị tâm lý và y tế đầy đủ
Hệ quả tài chính cũng là một vấn đề nghiêm trọng khi mang thai ngoài ý muốn Việc chuẩn bị cho một đứa trẻ và chăm sóc sức khỏe của mẹ trong suốt quá trình thai nghén và sau sinh đều đòi hỏi chi phí không nhỏ Nếu không có sự chuẩn bị kế hoạch trước, đây có thể là một cú sốc tài chính lớn đối với các cá nhân, đặc biệt là trong hoàn cảnh tài chính chưa ổn định
Thêm vào đó, mang thai ngoài ý muốn cũng có thể gây ra những hệ quả tâm lý nghiêm trọng Cả hai bên đều có thể đối mặt với các quyết định khó khăn về việc tiếp tục hay không tiếp tục một cuộc sống chung Sự bất đồng quan điểm về việc giữ hay không giữ đứa trẻ có thể dẫn đến mâu thuẫn tình cảm và căng thẳng trong mối quan hệ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cả hai bên
Giải pháp
Trước khi quyết định sống thử
Trao đổi cởi mở và trung thực là yếu tố then chốt trong bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là khi các cặp đôi quyết định sống thử Cả hai cần thảo luận cẩn thận về lý do muốn sống thử để hiểu rõ mục đích và kỳ vọng của nhau Có vô vàn vấn đề phải đối mặt mà sinh viên hiện nay hoàn toàn có thể biết được Nhiều lời cảnh cáo của xã hội cũng làm cho sinh viên phải suy nghĩ và thảo luận với nhau
Một ví dụ cơ bản là cả hai có thể ngồi lại và trình bày tâm tư của mình Lập ra những giới hạn mà mình mong muốn người kia tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau và đưa ra những quy định Có thể là chia công việc nhà, thay phiên nhau nấu ăn,… rồi đến xác định mục tiêu phấn đấu để cùng nhau cố gắng Việc xác định các mục tiêu chung như lập gia đình, sự nghiệp và nơi sinh sống là rất quan trọng để đảm bảo sự đồng thuận và tránh mâu thuẫn trong tương lai Mong đợi của mỗi người trong mối quan hệ cũng cần được đề cập rõ ràng, từ mức độ trung thực, sự chân thành đến lượng thời gian và sự quan tâm mong muốn từ đối phương Đánh giá mức độ sẵn sàng là một bước quan trọng không thể thiếu trước khi các cặp đôi quyết định sống thử Cần cân nhắc kỹ lưỡng về nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo rằng cả hai đều đã chuẩn bị tâm lý và điều kiện cần thiết cho cuộc sống chung Trước hết, mỗi người phải thật sự trưởng thành và chịu trách nhiệm được với chính mình, bởi chỉ khi đạt được sự trưởng thành nhất định, mỗi người mới có thể đối diện và xử lý các tình huống phức tạp trong cuộc sống chung một cách khôn ngoan và bình tĩnh
Theo sinh viên tham gia khảo sát, thời điểm tốt nhất để sống thử là khi điệu kiện kinh tế ổn định Tuy nhiên, khi sống thử ở giai đoạn là sinh viên, kinh tế vẫn còn tương đối khó khăn Việc đánh giá và lập kế hoạch cho tài chính là vô cùng cần thiết
Tìm kiếm sự hỗ trợ là bước quan trọng trong quá trình quyết định sống thử Việc trao đổi với gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý có thể cung cấp thêm những lời khuyên hữu ích và định hướng phù hợp Gia đình và bạn bè thường là những người hiểu rõ sinh viên nhất, có thể đưa ra những ý kiến khách quan và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân Những cuộc trò chuyện này không chỉ giúp các bạn trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về quyết định của mình mà còn giúp tăng cường mối quan hệ và sự ủng hộ từ những người thân thiết
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý có thể đưa ra những tư vấn chuyên môn dựa trên các nguyên tắc khoa học về tâm lý và mối quan hệ Họ có thể giúp bạn đánh giá mức độ sẵn sàng của bản thân sinh viên và người yêu, cũng như hướng dẫn cách giải quyết những mâu thuẫn và khó khăn có thể phát sinh Nhờ vậy, bạn sẽ có một kế hoạch rõ ràng và vững chắc hơn khi bước vào cuộc sống chung Tóm lại, tìm kiếm sự hỗ trợ từ những nguồn tin cậy là một bước cần thiết để đảm bảo rằng quyết định sống thử của bạn được đưa ra một cách sáng suốt và có cơ sở vững chắc.
Trong khi sống thử
Giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt để xây dựng và duy trì một mối quan hệ lành mạnh, đặc biệt khi các cặp đôi quyết định sống thử Để đạt được điều này, cần duy trì sự cởi mở, trung thực và tôn trọng lẫn nhau Sự cởi mở trong giao tiếp giúp mỗi người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình, từ đó tạo nên sự hiểu biết và gắn kết sâu sắc hơn Trung thực là nền tảng của sự tin tưởng, và khi cả hai bên đều trung thực với nhau, mối quan hệ sẽ tránh được những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có
Tôn trọng lẫn nhau cũng là một yếu tố quan trọng, giúp mỗi người cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao Ngoài ra, việc chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân một cách thường xuyên là cần thiết để đảm bảo rằng cả hai đều hiểu rõ và đáp ứng được nhu cầu của nhau Những cuộc trò chuyện này không chỉ giúp giải quyết các vấn đề ngay từ khi chúng mới nảy sinh mà còn làm tăng sự gắn kết và tình cảm giữa hai người Thông qua giao tiếp hiệu quả, cặp đôi có thể xây dựng một mối quan hệ bền vững và hạnh phúc, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai
Giải quyết mâu thuẫn là một kỹ năng quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, bởi mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi hai người sống chung và chia sẻ cuộc sống hàng ngày Để giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả, cần học cách tiếp cận các vấn đề một cách bình tĩnh và tôn trọng Bình tĩnh là yếu tố quan trọng, giúp cả hai giữ được cái đầu lạnh và không để cảm xúc tiêu cực lấn át lý trí Khi đối diện với mâu thuẫn, việc lắng nghe nhau một cách chân thành và không ngắt lời giúp cả hai hiểu rõ quan điểm và cảm xúc của đối phương 80% sinh viên đồng ý việc nói chuyện để giải quyết là phương pháp tốt nhất để giảm bớt căng thẳng khi sống thử
Tôn trọng là nền tảng để duy trì sự hòa hợp trong mối quan hệ Bằng cách tôn trọng quan điểm và cảm xúc của nhau, mỗi người sẽ cảm thấy mình được đánh giá cao và không bị phán xét Ngoài ra, cần thiết lập các nguyên tắc và quy tắc ứng xử chung trong mối quan hệ, bao gồm cách thức giao tiếp khi có mâu thuẫn Điều này có thể bao gồm việc không dùng lời lẽ xúc phạm, tránh đổ lỗi và tìm cách thỏa hiệp để đạt được giải pháp mà cả hai đều hài lòng
Quan trọng hơn, sau mỗi lần giải quyết mâu thuẫn, cả hai nên cùng rút ra bài học và tìm cách cải thiện mối quan hệ để tránh những xung đột tương tự trong tương lai Bằng cách này, mâu thuẫn không chỉ được giải quyết mà còn giúp cặp đôi hiểu nhau hơn và trở nên gắn kết hơn Việc học cách giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả, bình tĩnh và tôn trọng sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ bền vững và hạnh phúc
Kết thúc một mối quan hệ một cách êm thấm là điều quan trọng để cả hai người có thể tiếp tục cuộc sống một cách tự do và lành mạnh Nếu quyết định chia tay, điều quan trọng nhất là giữ cho quá trình này diễn ra một cách văn minh và tôn trọng lẫn nhau Đây là thời điểm để cả hai người cần dành thời gian để đối mặt với cảm xúc của mình và chấp nhận sự thay đổi
Trong quá trình kết thúc mối quan hệ, cần lắng nghe và hiểu lẫn nhau một cách chân thành, tránh tranh cãi và chỉ trích Việc nói chuyện một cách bình thản và chân thành về lý do chia tay có thể giúp hai người hiểu rõ hơn về quyết định này và giảm thiểu sự mất mát cảm xúc Hơn nữa, việc tôn trọng lẫn nhau và tránh làm tổn thương nhau là cách để duy trì sự thanh thản và tiếp tục mối quan hệ bằng cách hỗ trợ lẫn nhau
Cuối cùng, sau khi kết thúc mối quan hệ, cả hai nên cố gắng điều chỉnh và hồi phục, tìm cách đi đến một kết luận có lợi cho cả hai bên Bằng cách này, dù kết thúc mối quan hệ nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng và sự ngưỡng mộ lẫn nhau.
Giải pháp từ cộng đồng xã hội
Để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về việc sống thử và các tác hại liên quan, nhà trường tổ chức các buổi hội thảo và tập huấn đầy đủ và mang tính giáo dục cao Cung cấp thông tin chi tiết về các hệ lụy của việc sống thử đối với sức khỏe sinh sản, tâm lý, xã hội và pháp luật là điều cần thiết, không chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể mà còn thảo luận sâu rộng về những vấn đề như tăng nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục và những vấn đề tâm lý có thể phát sinh Để tăng tính thực tiễn và sự hiệu quả của các buổi hội thảo, chúng ta có thể mời các chuyên gia tâm lý, chuyên gia về sức khỏe sinh sản và luật sư tham gia để chia sẻ kiến thức chuyên môn và giải đáp các thắc mắc cụ thể từ phía sinh viên Điều này giúp cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, từ đó giúp sinh viên có thêm những hiểu biết quan trọng và cần thiết để quyết định một cách thông suốt và có trách nhiệm trong cuộc sống của mình
Sống thử là một khái niệm ngày càng được nhiều người trẻ quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng của giá trị văn hóa và quan niệm về tình yêu, hôn nhân Thực trạng này phản ánh xu hướng sinh viên và thanh niên tìm kiếm sự hài lòng cá nhân và hiểu rõ hơn về mối quan hệ trước khi cam kết lâu dài Nguyên nhân của việc sống thử thường bắt nguồn từ mong muốn khám phá, trải nghiệm và lo lắng về việc bị ràng buộc quá sớm
Sống thử có thể mang lại một số lợi ích quan trọng đối với những người trẻ đang khám phá và xây dựng mối quan hệ Cho phép họ có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân và người đối diện, từ đó xây dựng một nền tảng tình cảm vững chắc hơn trước khi cam kết lâu dài, giảm thiểu sự căng thẳng và áp lực trong mối quan hệ, bởi vì cả hai đều có thể thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi và khó khăn mà một mối quan hệ có thể đối mặt Sống thử cũng là cơ hội để trưởng thành và học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế, từ đó xây dựng mối quan hệ tình cảm sâu sắc và chân thành hơn trong tương lai
Tuy nhiên, hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng và đa dạng Trên mặt sức khỏe sinh sản, những rủi ro như lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục gia tăng đáng kể Thêm vào đó, mặt tâm lý và xã hội, sống thử có thể dẫn đến mất mát tự tin, xung đột tình cảm và khả năng hình thành mối quan hệ chặt chẽ Pháp luật cũng có thể can thiệp trong trường hợp tranh chấp về quyền lợi và trách nhiệm sau mối quan hệ Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp có thể bao gồm việc tăng cường giáo dục về giá trị và tầm quan trọng của các mối quan hệ lâu dài, cũng như khuyến khích các phương tiện tránh thai an toàn Đồng thời, cần thiết lập các chương trình giáo dục đạo đức và tâm lý sớm hơn để giúp thanh niên hiểu rõ hơn về những hậu quả tiềm ẩn của việc sống thử Cuối cùng, việc tăng cường thông tin và hỗ trợ từ các chuyên gia về sức khỏe sinh sản và tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện hiểu biết và quản lý mối quan hệ của giới trẻ hiện nay
“Marriage and Family” (n.d.) Retrieved from courses.lumenlearning: https://courses.lumenlearning.com/suny-esc-introtosociology/chapter/marriage-and- family/
González, M (1998) “What is Affection?” Retrieved from biopsychology: https://www.biopsychology.org/biopsychology/papers/what_is_affection.html
H.H (n.d.) Sinh viên “sống thử” và những hệ lụy Retrieved from baobaclieu.vn: https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/sinh-vien-song-thu-va-nhung-he-luy- 47562.html
Hải, T (n.d.) “Sinh viên "sống thử" - cái bẫy thật của hôn nhân” Retrieved from baoquangtri.vn: sinh-vien-song-thu-cai-bay-that-cua-hon-nhan-42463.htm
Kessler, O (n.d.) What Is the Connection Between Premarital Cohabitation & Divorce?
Retrieved from marriage.com: https://www.marriage.com/advice/pre- marriage/premarital-cohabitation/
Liễu, D (n.d.) Gen Z nghĩ gì về chuyện 'sống thử' trước hôn nhân Retrieved from tuoitre.vn: https://tuoitre.vn/gen-z-nghi-gi-ve-chuyen-song-thu-truoc-hon-nhan- 20240410230647338.htm
MF, T s (n.d.) Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay Retrieved from tgpsaigon.net: https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586
Nguyên, V K (n.d.) Sống thử trước hôn nhân: Giới trẻ cần biết điều gì? Retrieved from suckhoedoisong.vn: https://suckhoedoisong.vn/song-thu-truoc-hon-nhan-gioi-tre-can- biet-dieu-gi-169230317121729304.htm
Phunutoday (n.d.) Sinh viên sống thử khác phòng cũng là sống thật! Retrieved from giaoduc.net.vn: https://giaoduc.net.vn/sinh-vien-song-thu-khac-phong-cung-lasong- that-post3326.gd
Sheldon, B (n.d.) “Cohabitation | Definition, Statistics & Disadvantages”, Retrieved from https://study.com/academy/lesson/what-is-cohabitation-statistics-effects-quiz.html#
Suy nghĩ của một phụ huynh về "sống thử" (n.d.) Retrieved from afamily.vn: https://afamily.vn/suy-nghi-cua-mot-phu-huynh-ve-song-thu-1301.chn Uẩn, N Q (2007) Giáo trình Tâm lý học đại cương
PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ
TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY
Xin chào anh/chị/bạn, nhóm mình là sinh viên năm nhất của trường đại học Kinh tế - Luật
(ĐHQG - HCM) Hiện tại nhóm chúng mình đang thực hiện khảo sát về vấn đề "SỐNG
THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY" cho môn học Xã hội học.
Nhóm mình xin cam đoan sẽ bảo mật thông tin của anh/chị/bạn và chỉ sử dụng thông tin này để phục vụ cho đề tài khảo sát
Cám ơn các bạn đã dành thời gian quý báu để thực hiện khảo sát của nhóm mình
* Biểu thị câu hỏi bắt buộc
Giới tính của bạn là gì? *
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 1/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Khoa Kinh tế Khoa Kinh tế đối ngoại Khoa Tài chính - Ngân hàng Khoa Kế toán - Kiểm toán Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Hệ thống thông tin Khoa Toán Kinh tế Khoa Luật
Chọn tất cả mục phù hợp
Là việc hai người có quan hệ tình cảm với nhau và sống chung với nhau như vợ chồng mà không có bất cứ ràng buộc nào theo quy định của pháp luật
Là việc hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không có tình cảm hay sự ràng buột
Là hai người có chung mục tiêu sống với nhau lâu dài
Bạn là sinh viên khoa nào? *
1 Theo bạn, sống thử là gì ? *
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 2/12
Chọn tất cả mục phù hợp
Từ người lớn Sách báo, internet Bạn bè
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Chỉ đánh dấu một hình ôvan. Đã có ý định, nhưng chưa sống thử Chưa từng có ý định Đã sống thử rồi, nhưng bây giờ thì không còn nữa Đang sống thử
2 Bạn biết đến "Sống thử" qua đâu? *
3 Gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em ) của bạn có quan tâm lo lắng, chăm sóc cho bạn không?
4 Bạn đã từng có ý định sống thử với người yêu chưa ? *
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 3/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Phản đối gay gắt, lên án, bài trừ Không đồng tình
Bình thường Đồng tình, dưới sự giám sát của gia đình Thoải mái, ủng hộ và khuyến khích
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Hoàn toàn không ủng hộ Không ủng hộ
Bình thường Ủng hộ Hoàn toàn ủng hộ
Chọn tất cả mục phù hợp
Do sự tác động từ người yêu
Do muốn thử cho biết
Do thấy bạn bè “sống thử”
Do sự thiếu thốn trong tình cảm Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt Để tự khẳng định chính mình Sống thử để khỏi bị nhầm lẫn khi sống thật
5 Theo bạn, thái độ và quan điểm hiện nay của xã hội đối với việc sống thử của sinh viên như thế nào ?
6 Bạn nghĩ sao về việc sinh viên sống thử với nhau ? *
7 Theo bạn, nguyên nhân dẫn đến việc sống thử là do đâu ? *
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 4/12
Chọn tất cả mục phù hợp
Thói quen sinh hoạt Vấn đề tài chính Các mối quan hệ Định hướng tương lai Nhu cầu tình dục
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Phớt lờ Nói chuyện để giải quyết với nhau Dọn ra ở riêng
8 Theo bạn, khi sống thử sẽ thường gặp những mâu thuẫn về vấn đề gì?
9 Nếu xuất hiện mâu thuẫn trong khi sống thử, bạn sẽ ưu tiên giải quyết như thế nào ?
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 5/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan cho mỗi hàng
10 Lợi ích của việc sống thử *
Sống thử mang lại kinh nghiệm cho lựa hôn nhân sau này
Sống thử giúp hiểu rõ đối phương
Sống thử giúp tiết kiệm chi phí (nhà ở, thực phẩm )
Sống thử giúp hỗ trợ tinh thần, chia sẻ cảm
Sống thử mang lại kinh nghiệm cho lựa hôn nhân sau này
Sống thử giúp hiểu rõ đối phương
Sống thử giúp tiết kiệm chi phí (nhà ở, thực phẩm )
Sống thử giúp hỗ trợ tinh thần, chia sẻ cảm xúc dễ
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 6/12 xúc dễ dàng
Sống thử giúp hiểu chính minh, hiểu nhu cầu và lối sống
Sống thử tăng tính kiên nhẫn, chịu đựng và hòa hợp trong mối quan hệ dàng
Sống thử giúp hiểu chính minh, hiểu nhu cầu và lối sống
Sống thử tăng tính kiên nhẫn, chịu đựng và hòa hợp trong mối quan hệ
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 7/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan cho mỗi hàng
11 Mặt trái của việc sống thử *
Sống thử tăng tỉ lệ có thai ngoài ý muốn
Sống thử gây suy sụp tinh thần, mất niềm tin
Sống thử tăng tỉ lệ lây lan bệnh tình dục
Sống thử tăng tỉ lệ có thai ngoài ý muốn
Sống thử gây suy sụp tinh thần, mất niềm tin
Sống thử tăng tỉ lệ lây lan bệnh tình dục
Sống thử ảnh hưởng việc học tập
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 8/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Chọn tất cả mục phù hợp
Khi chúng ta đã có điều kiện kinh tế, công việc ổn định, được 2 bên gia đình đồng ý Khi nảy sinh tình cảm và có nhu cầu sống thử với nhau
Khi cả 2 có chung mục tiêu, định hướng và quan điểm sống Khi muốn trải nghiệm cảm giác mới mẻ từ việc sống thử việc học tập
Sống thử chịu định kiến của xã hội, rạng nứt quan hệ với gia đinh, bạn bè
Sống thử chịu định kiến của xã hội, rạng nứt quan hệ với gia đinh, bạn bè
12 Theo bạn, việc sống thử khiến bản thân mất đi sự tự do ? *
13 Theo bạn, khi nào chúng ta có thể sống thử ? *
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 9/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Chọn tất cả mục phù hợp
Không vì sẽ bị gặp những định kiến xã hội Không vì đây là một việc đáng xấu hổ không nên khoe
Có vì đây là việc bình thường, pháp luật không cấm
Có vì sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ khác
Chỉ đánh dấu một hình ôvan. Đồng tình cấm “sống thử”
Phản đối quy định cấm “sống thử”
14 Bạn bè hoặc những người xung quanh của bạn có đang sống thử không?
15 Bạn nghĩ có nên công khai sống thử không ? *
16 Theo bạn, nếu pháp luật có quyết định cấm sinh viên và giới trẻ
“sống thử” thì bạn sẽ?
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 10/12
Chỉ đánh dấu một hình ôvan.
Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết
Chọn tất cả mục phù hợp
Tổ chức Talkshow về sống thử
Tổ chức dự án tìm hiểu về sống thử nâng cao nhận thức cho sinh viên Chia sẻ kinh nghiệm từ ban tư vấn
Chọn tất cả mục phù hợp
Phá thai Nói chuyện gia đình 2 bên để giải quyết
Bỏ học và kết hôn với nhau Đưa con cho ba mẹ nuôi
17 Bạn nhận định như thế nào về vai trò truyền thông nhà trường về việc sống thử ?
18 Làm thế nào để hỗ trợ sinh viên trong việc đưa ra quyết định sáng suốt trong sống thử ?
19 Giả định, trong quá trình sống thử, nếu có thai ngoài ý muốn, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
07:41 3/6/24 KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY https://docs.google.com/forms/d/1qI-BTyrFu934CIyQnDEDYYqpwGJZpYU7P1buNzCIEh4/edit?tsf502ea9 11/12