CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về vấn đề làm thêm ở sinh viên hiện nay trên thế giới:Theo nghiên cứu của Hielke năm 2004 về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Phương pháp nghiên cứu
MÃ SỐ LỚP HP: RMET220306_01CLCGVHD: TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚYNHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Đặng Nguyễn Quỳnh Anh 20125039Trần Phước Lợi 18110153HỌC KỲ: II – NĂM HỌC: 2020-2021
Trang 2ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
GVHD: TS Nguyễn Thị Như Thúy
Họ và tên thí sinh thực hiện đề tài:
1 Võ Như Hằng 20125057
2 Đặng Nguyễn Quỳnh Anh 20125039
3 Trần Phước Lợi 18110153
ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GV:
GV ký tên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề cương nghiên cứu khoa học được sử dụngcho môn Phương pháp nghiên cứu và phục vụ làm đề tài nghiên cứu khoa học cấptrường sau này Đây là công trình nghiên cứu độc lập với sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Như Thúy (khoa Lý luận Chính trị - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thànhphố Hồ Chí Minh), đề cương có vận dụng và phát huy những thành quả nghiêncứu trước đó Tất cả tài liệu tham khảo được sử dụng từ những nguồn chính thống,những nền tảng thư viện mở, mã nguồn mở, và nếu có sử dụng tài liệu bản quyềnthì phải có văn bản cho phép của tác giả, nhóm tác giả Chúng tôi cam đoan đềcương này là dùng vào mục đích học tập, không dùng vào bất kỳ mục đích nàokhác
Thay mặt nhóm tác giả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề cương chi tiết này, trong quá trình khảo sát và thu thập,tổng hợp thông tin, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Ban Giám Hiệunhà trường, thầy cô trong thư viện trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp chúng tôi nhận ra những hạnchế và từ đó chúng tôi có thêm những kinh nghiệm mới cho những bài nghiên cứusau này
Xin trân trọng cảm ơn !
Thay mặt nhóm tác giả
Võ Như Hằng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
LỜI CẢM ƠN 4
MỤC LỤC 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU 8
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu tổng quát 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn 3
5.1 Ý nghĩa lý luận (khoa học) 3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
6 Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1 Các nghiên cứu về vấn đề làm thêm của sinh viên hiện nay trên thế giới 5
1.2 Các nghiên cứu về vấn đề làm thêm của sinh viên hiện nay ở Việt Nam 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
Trang 62.2 Lý thuyết tiếp cận 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.4 Mô hình nghiên cứu 19
2.5 Địa bàn nghiên cứu 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Phân tích thống kê mô tả (Mô tả mẫu nghiên cứu) 21
3.2 Phân tích độ tin cậy của thang do 21
3.3 Phân tích nhân tô khám phá 21
3.4 Phân tích ma trận hệ số tương quan 21
3.5 Phân tích hồi quy 21
3.6 Kết quả phân tích dữ liệu (Kiểm định các giả thuyết thống kê, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng, …) 21
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ tác động đến việc làm
Trang 9kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đã khiến họ có sự chọn lựa công việc làm thêm
kỹ càng hơn Tuy nhiên, khi lựa chọn những công việc làm thêm để có kinhnghiệm, các bạn trẻ cũng thường quan tâm chú ý đến những công việc liên quanđến ngành học của mình, để mình có nơi thực hành những cái đang học Chính vì
thế mà nhóm em đã chọn đề tài: “Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trang 10Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Sư Phạm KỹThuật Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp giúp sinh viên tìm việclàm phù hợp nhất.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, tìm hiểu nhu cầu đi làm thêm của sinh viên
- Phân tích, tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu làm thêm
- Tìm hiểu về hoạt động làm thêm của sinh viên
- Chỉ ra những công việc sinh viên thường làm
- Chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của việc làm thêm của sinh viên
- Đề xuất giải pháp giúp sinh viên cân bằng thời gian học và làm thêm, cũngnhư hạn chế những tác động tiêu cực của việc làm thêm đối với cuộc sống và việchọc tập
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng về việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Sư Phạm KỹThuật Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh – Số 1, Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Tp ThủĐức, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thời gian: Đề tài viết đề cương chi tiết từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, thực hiện khảo sát và phân tích dữ liệu sơ cấp từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021
Nội dung: Đề tài tập trung phân tích về thực trạng và nhu cầu về việc làm thêm của sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
2
Trang 114 Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã tìm được công việc làmthêm phù hợp cho mình
5 Ý nghĩa lý luận (khoa học) và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa lý luận (khoa học)
- Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho khoa học thực tiễn Nóhướng dẫn chỉ đạo cho việc sinh viên tham gia vào hoạt động làm thêm ngoài giờ,
nó vạch ra phương pháp cụ thể để hoạt động đó đi đến thành công Giúp cho sinhviên xác định đúng mục tiêu để hành động có hiệu quả hơn , tránh được những sailầm vấp váp
- Đồng thời tạo nên sức mạnh vật chất, điều chỉnh hoạt động làm thêm, giúpcho sinh viên trở nên tự giác, chủ động, tiết kiệm được thời gian công sức, hạn chếcác yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên
- Đòi hỏi sinh viên phải đề ra những dự kiến sự vận động và phát triển của
xã hội trong quá trình làm việc ngoài giờ Nếu các dự kiến không đúng nó sẽ dẫnđến những sai lầm, hậu quả xấu trong quá trình sinh viên đi làm việc ngoài giờhọc
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo ra cái nhìn tổng quát nhất về đề tài “Thực trạng làm thêm của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
- Có thể ứng dụng rộng khắp cả nước để tìm hiểu vấn đề việc làm thêm của
sinh viên hiện nay
- Chỉ ra các mặt lợi và các mặt hại của vấn đề để đề ra các giải pháp thiếtthực nhất
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kếtcấu thành 3 chương:
Trang 12Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
1.1 Các nghiên cứu về ví điện tử và sự hài lòng của người tiêu dùng vềdịch vụ ví điện tử trên thế giới
1.2 Các nghiên cứu về ví điện tử và sự hài lòng của ngời tiêu dùng về dịch
vụ ví điện tử tại Việt Nam
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Khái niệm công cụ
2.2 Lý thuyết tiếp cận
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.4 Mô hình nghiên cứu
2.5 Địa bàn nghiên cứu
2.6 Xây dựng bảng hỏi khảo sát
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên
trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật
3.1 Phân tích thống kê mô tả (Mô tả mẫu nghiên cứu)
3.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo
3.3 Phân tích nhân tố khám phá
3.4 Phân tích ma trận hệ số tương quan
3.5 Phân tích hồi quy
3.6 Kết quả phân tích dữ liệu (Kiểm định các giả thuyết thống kê, phân tíchmức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của khách hàng, …)
4
Trang 13CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về vấn đề làm thêm ở sinh viên hiện nay trên thế giới:
Theo nghiên cứu của Hielke năm 2004 về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định làm việc bán thời gian ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho
thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của người lao độnggồm: Chu kỳ kinh doanh, Tổ chức thị trường lao động, thể chế luật pháp và Yếu
tố cấu trúc khác
Chu kỳ kinh doanh: Kết quả nghiên cứu của Hielke cho thấy chu kỳ kinhdoanh có tác động đến sự biến động tỉ lệ việc làm bán thời gian của cơ cấu laođộng trong ngắn hạn và trung hạn, trở thành phương tiện điều chuyển lực lượnglao động một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳkinh doanh của các doanh nghiệp Trong thời kỳ suy thoái, những người làmviệc theo ca tăng lên do các nhà tuyển dụng cung cấp việc làm bán thời giannhư một cách để điều chỉnh số giờ làm việc, tránh cho nhân viên bị sa thải hoặcrơi vào tình trạng thất nghiệp dài hạn Theo đó, chủ doanh nghiệp có thể giảm
số giờ làm việc của lực lượng lao động hiện tại hoặc thuê thêm lao động mớilàm việc bán thời gian nhằm tiết kiệm chi phí vượt qua giai đoạn khó khăn củachu kỳ kinh doanh Sự tác động của chu kỳ kinh doanh đến tỉ lệ việc làm bánthời gian ở chỗ người tuyển dụng có thể sử dụng công việc bán thời gian đểsàng lọc nhân viên tốt cho vị trí toàn thời gian, hoặc ngược lại cung cấp các hợpđồng toàn thời gian cho nhân viên bán thời gian nhằm giảm thiểu rủi ro khôngđáng có trong thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Về phía người đượctuyển dụng, trong hoàn cảnh nền kinh tế giảm sút hoặc tỉ lệ thất nghiệp gia tăng,người lao động sẵn sàng coi công việc bán thời gian thay thế cho lựa chọn côngviệc toàn thời gian, đồng thời khả năng tham gia thị trường lao động bán thờigian của người có tay nghề thấp hoặc phụ nữ có xu hướng giảm
Tổ chức thị trường lao động và thể chế luật pháp: Các yếu tố thị trường laođộng và thể chế luật pháp có khả năng ảnh hưởng dài hạn đến tỉ lệ lao động bánthời gian Các quy định luật pháp hoặc thỏa ước lao động tập thể có thể ảnhhưởng đến sự phát triển việc làm bán thời gian thông qua 3 cơ chế: Thứ nhất,một số quy định về thời gian làm việc làm hạn chế nhà tuyển dụng sử dụngcông việc bán thời gian Thứ hai, quy định về tiền lương, hệ thống bảo trợ xãhội hoặc hệ thống pháp luật thuế trong tương quan so sánh giữa việc làm bán
Trang 14thời gian và toàn thời gian ảnh hưởng đến nguồn cung lao động sẵn sàng thamgia công việc bán thời gian Thứ ba, các quy định liên quan đến điều kiện đểngười lao động tự nguyện chuyển đổi công việc từ toàn thời gian sang bán thờigian để dung hòa giữa cuộc sống và sự nghiệp cá nhân, trong khi công việc bánthời gian ngày càng chứng tỏ ưu thế linh hoạt trong việc sắp xếp nhân sự và tiếtkiệm chi phí của nhà tuyển dụng.
Yếu tố cấu trúc khác: Việc làm bán thời gian là cách thức phụ nữ tham giavào thị trường lao động, biến động tăng giảm tỉ lệ phụ nữ trong cơ cấu dân số tỉ
lệ thuận với sự gia tăng tỉ lệ việc làm bán thời gian ở nhiều quốc gia TheoFagan & ctg (1998), các gia đình có nam giới là trụ cột thì phụ nữ được khuyếnkhích làm việc bán thời gian nhiều hơn so với nam giới Kết quả lược khảo cácnghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có nhiều nghiên cứu liên quan đếnnhu cầu việc làm bán thời gian của người lao động Valletta (2013) khi nghiêncứu những ẩn số đằng sau sự gia tăng của lao động bán thời gian trong các thời
kỳ suy thoái của nền kinh tế giai đoạn từ năm 1976 đến 2013 cho thấy: sự tácđộng của chu kỳ kinh doanh đến tỉ lệ lao động bán thời gian khi nền kinh tế đixuống, nhu cầu lao động giảm xuống kéo theo số giờ lao động giảm, đồngnghĩa với tỉ lệ thất nghiệp tăng lên
Theo Arne (2000), tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy
định làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốcgia khác nhau Ở Hoa Kỳ và Pháp, công việc bán thời gian được quy định làdưới 35 giờ một tuần, Canada và Anh là dưới 30 giờ một tuần, Đức là dưới 36giờ, trong khi đó ở Nhật Bản, việc quyết định một nhân viên làm bán thời gianhay không do chủ doanh nghiệp phân loại mà không căn cứ vào thời lượng làmviệc Theo đó, người lao động bán thời gian sẽ làm việc theo ca, mỗi ca đượcsắp xếp xoay vòng luân phiên giữa các nhân viên
Nghiên cứu của Arne (1995) lại nghiên cứu về việc làm bán thời gian của
người lao động Hoa Kỳ ở khía cạnh chính sách Các phân tích của ông nhấnmạnh những lợi ích của việc làm bán thời gian đối với cả người sử dụng laođộng và nhân viên nhưng các chính sách thu nhập, lợi ích, thăng tiến, phúc lợi
xã hội như bảo hiểm, hưu trí… dường như chỉ dành sự ưu ái cho lao động toànthời gian, chính điều này đã làm giảm hiệu quả công việc và sự trung thành ởngười làm việc bán thời gian đối với chủ sở hữu Susan trong một nghiên cứu
về sự tác động của chính sách đối với lao động bán thời gian năm 2015 cho thấy
tỉ lệ lao động bán thời gian tại Nhật Bản tăng lên 80% từ năm 1982 đến năm
6
Trang 151992 và chiếm hơn 16% việc làm được trả lương năm 1992 nhờ các ưu đãi vềthuế và phúc lợi của chính phủ đối với lao động bán thời gian và người phốingẫu của họ.
1.2Các nghiên cứu về vấn đề làm thêm ở sinh viên hiện nay ở Việt Nam:
Trong một nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên 400 sinh viên Trường Đại học Cần Thơ của Vương Quốc Duy và ctg (2015) cho thấy thu
nhập của sinh viên, năm sinh viên theo học và kinh nghiệm, kỹ năng sống ảnhhưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm thêm của sinh viênĐại học Cần Thơ Theo nghiên cứu của tác giả hiện nay, việc làm luôn luôn làvấn đề nóng bỏng bởi vì nó không chỉ được quan tâm nhiều trên các phươngtiện thông tin đại chính, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp mà còn ănsâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Sinh viên nỗ lực rất nhiều để không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệmnhằm có được một công việc thích hợp sau khi ra trường Trên cơ sở dữ liệu thuthập trực tiếp 400 sinh viên ở các Khoa tại Trường Đại học Cần Thơ và mô hìnhProbit, bài viết này “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làmthêm của sinh viên Đại học Cần Thơ” Kết quả cho thấy rằng, thu nhập củasinh viên, năm mà sinh viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởngthuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm thêm của sinh viên Đạihọc Cần Thơ
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Long (2009) về thực trạng nhu cầu làm thêm của 480 sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia
Hà Nội cho thấy có 33,1% đáp viên được hỏi lựa chọn lý do tham gia làm thêm
vì muốn rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, 31,3% sinh viên đi làm vì lý do thunhập, 12,5% vì muốn thử sức mình, 12,1% muốn tận dụng thời gian nhàn rỗi,7,7% muốn tự khẳng định mình, còn lại vì muốn mở rộng giao tiếp và tìm cơhội việc làm khi ra trường chiếm 8,4% Thực tế hiện nay, nhiều sinh viêntruờng ĐHNN – ĐHQGHN đã tìm được cho mình những công việc làm thêm
và thỏa mãn được phần nào nhu cầu của họ Tuy nhiên, việc làm thêm của sinhviên vẫn còn mang tính chất tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ Việc làmthêm của sinh viên ngoài mong muốn tăng thu nhập còn muốn áp dụng kiếnthức đã lĩnh hội vào trong thực tế cuộc sống Chính vì thế việc nghiên cứu nhucầu làm thêm của sinh viên DHNN - DHQGHN, từ đó đề xuất xây dựng một hệthống giới thiệu việc làm dưới dạng các trung tâm GTVL cho sinh viên là rấtcần thiết
Trang 16Bài nghiên cứu của tác giả Lê Phương Lan & ctg (2015) nghiên cứu về
khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại Thương sau khi tốt nghiệp theo tác giả việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc khôngchỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội Cómột việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết khôngchỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em cònngồi trên ghế giảng đường đại học Trong thời gian gần đây, việc làm trở nênkhó tìm do nhiều nguyên nhân, trong đó có tình hình hoạt động sản xuất, kinhdoanh có nhiều khó khăn, nhu cầu tuyển dụng lao động bị thu hẹp Đối với các
cơ quan, tổ chức nhà nước, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng
có yêu cầu cao hơn về chất lượng và có nơi thừa về số lượng Không chỉ đối vớicác trường đại học ngoài công lập, ngay cả các trường đại học công lập có danhtiếng, không phải sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có việc làm Một nguyênnhân khác, việc có thêm nhiều cơ sở đào tạo (trường cao đẳng, đại học) ra đờidẫn đến số lượng sinh viên được đào tạo ở cùng các ngành, chuyên ngành ngàycàng nhiều, cung vượt cầu Về chủ quan, việc có được việc làm hay không, liênquan rất nhiều đến phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng của người được đàotạo Thực tế cho thấy, số lượng ứng viên đăng ký dự tuyển hàng năm để tìmviệc làm khá đông, song kết quả số người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyểndụng còn rất hạn chế Trước những thách thức nêu trên, đòi hỏi các cơ sở đàotạo và bản thân người học (sinh viên) phải có cách nhìn nhận mới về vấn đềviệc làm sau khi tốt nghiệp Nhận thức sâu sắc về việc đào tạo nguồn nhân lựcđáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, trong những năm qua, bằng những nỗlực có thể, Trường Đại học Ngoại Thương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo Mặc dù sinh viên trường ĐH Ngoại thương đượcgiới doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao, nhờ khả năng ngoại ngữ và kiến thứckinh tế tốt, khả năng thích ứng với các công việc thực tế cao, tuy nhiên sinhviên ĐH Ngoại thương vẫn phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trìnhxin việc làm
Để giúp sinh viên, và người làm công tác quản lý và giảng viên trong nhàtrường có cái nhìn cụ thể về khả năng xin việc của SV Trường ĐH Ngoạithương trong bối cảnh kinh tế hiện tại, bài viết sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến khả năng có việc của sinh viên ĐH Ngoại thương sau khi tốt nghiệp
cụ thể bài viết sẽ trả lời các câu hỏi sau: Các yếu tố như điểm đầu vào, điểm tốtnghiệp, điểm tiếng anh, xếp loại học lực khi tốt nghiệp, có ảnh hưởng như thế
8
Trang 17nào đến khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, Liệu những sinhviên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì khả năng có việc sau khi tốtnghiệp có cao hơn các sinh viên khác? Khả năng cạnh tranh của sinh viênngoại thương so với sinh viên các trường khác như thế nào? Việc theo học cáckhóa học kỹ năng mềm trước khi ra trường, tham gia làm thêm trong thời giansinh viên và sự cập nhật thông tin thị trường lao động ảnh hưởng đến khả năngcủa sinh viên sau khi tốt nghiệp như thế nào? Sức khỏe có ảnh hưởng ra sao đếnkhả năng có việc làm của sinh viên? Trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giảgợi mở một vài giải pháp để giúp sinh viên ra trường có việc làm đó là sinh viêncần tích cực học tập chuyên môn, chuyên môn vững, tư duy tốt là điều kiện tiênquyết đối với nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, tích cực hoàn thiện về ngoại ngữ.Trong bối cảnh hội nhập, ngoài ngữ là rất cần thiết cho người lao động Cuốicùng, bên cạnh rèn luyện chuyên môn, ngôn ngữ sinh viên cần tích cực thamgia các hoạt động ngoại khóa Đối với sinh viên Đại học Ngoại thương việc tìmcho mình một câu lạc bộ thích hợp là không hề khó Sinh viên cần hiểu đượcnhững lợi ích tích cực mà tham gia ngoại khóa mang lại để tham gia các hoạtđộng này Qua bài nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh rằng những sinh viên
có đi làm thêm trong thời gian còn đi học thì xác suất có việc làm sau khi tốtnghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác, điều đó có nghĩa là việc tích lũy kinhnghiệm để mong muốn tìm được việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường
là một trong những động lực thôi thúc sinh viên tham gia làm thêm
Vương Quốc Duy với bài nghiên cứu Evaluation the impact of part-time job on the adademic result of students in Can Tho University (Đánh giá kết quả học tập giữa sinh viên đi làm thêm và sinh viên không đi làm thêm của Đại học Cần Thơ) Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều công ty
được thành lập với quy mô lớn nhỏ khác nhau Chính vì vậy, có rất nhiều doanhnghiệp đã đẩy mạnh tuyển dụng lao động không chỉ nhân viên làm việc toànthời gian mà còn tìm kiếm những nhân viên làm việc bán thời gian Đối vớicông việc bán thời gian, đây là cơ hội cho đối tượng sinh viên, học sinh vừa đihọc vừa có nhu cầu đi làm Và nhu cầu làm thêm đã trở nên rất phổ biến tronghọc đường, đặc biệt là đối với sinh viên Phần lớn sinh viên đi làm thêm vớinhiều mục đích khác nhau như để phụ giúp gia đình, trang trải chi phí học tập,tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp Ngày nay, với nhiều côngviệc đi làm khác nhau sinh viên có thể lựa chọn công việc mình yêu thích vàphù hợp như gia sư, nghiên cứu thị trường, phát tờ rơi, bồi bàn Mặc dù có