1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật tp hcm sau khi tốt nghiệp

106 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Trúc Ly
Người hướng dẫn ThS. Đinh Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 7,83 MB

Nội dung

ĐINH HOÀNG ANH TUẤN SVTH : NGUYỄN THỊ MAI NGUYỄN THỊ TRÚC LY NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU KHI TỐT NGHI

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU KHI TỐT NGHIỆP

S K L 0 1 1 8 1 6

Trang 2

KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN UỐNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN

NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM SAU KHI TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS ĐINH HOÀNG ANH TUẤN SVTH:

NGUYỄN THỊ MAI - 19159028 NGUYỄN THỊ TRÚC LY - 19159027

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN UỐNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DVAU

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mai MSSV: 19159028

Nguyễn Thị Trúc Ly MSSV: 19159027

Tên đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc

của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp

Nhiệm vụ đồ án:

● Tìm hiểu tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc của

sinh viên sau khi tốt nghiệp

● Xây dựng phương pháp kiểm tra đánh giá độ chính xác của những yếu tố ảnh

hưởng đến khả năng tìm việc

● Thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và chủ quan

đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp

● Cung cấp tài liệu tham khảo và phát triển sau này

Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 06/02/2023

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN UỐNG

-oOo

PHIẾU CHẤM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ( Dành cho giáo viên hướng dẫn ) 1 Họ tên sinh viên 1: Nguyễn Thị Mai MSSV: 19159028 Họ tên sinh viên 2: Nguyễn Thị Trúc Ly MSSV: 19159027 2 Tên đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp 3 Giáo viên hướng dẫn: ThS Đinh Hoàng Anh Tuấn 4 Tổng quát về bản thuyết minh: Số trang: Số chương:

Hiện vật (sản phẩm nếu có ):

5 Những ưu điểm chính của ĐATN :

6 Những thiếu sót chính của ĐATN :

Trang 5

7 Đề nghị: Được bảo vệ: Bổ sung để được bảo vệ: Không được bảo vệ: : 8 Các câu hỏi sinh viên phải trả lời trước hội đồng : a………

………

b………

………

c………

………

d………

………

e………

………

f………

………

9 Đánh giá chung (bằng chữ: giỏi, khá, trung bình ):

10 Điểm số: …… /10 (Điểm ghi bằng chữ: ……… )

TP.HCM, Ngày tháng năm

Ký tên

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG & DỊCH VỤ ĂN UỐNG

-oOo

PHIẾU CHẤM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

( Dành cho giáo viên phản biện)

1 Họ tên sinh viên 1: Nguyễn Thị Mai MSSV: 19159028

Họ tên sinh viên 2: Nguyễn Thị Trúc Ly MSSV: 19159027

2 Tên đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp

3 Giáo viên phản biện : GVC ThS Phạm Thị Hưng

4 Tổng quát về bản thuyết minh:

Số trang: 87 Số chương: 3 Phần; 3 Chương

Hiện vật (sản phẩm nếu có ):

5 Những ưu điểm chính của ĐATN :

- ĐATN có 3 phần, phần nội dung có 3 chương đúng yêu cầu cấu trúc về hình thức gồm: Tổng quan đề tài, Nội dung nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu

- Nhóm tác giả đã xác định và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp

- Đưa ra các hàm ý và chính sách quản trị nhằm nâng cao khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp

- Qua khảo sát nghiên cứu tác giản cho thấy khả năng tìm việc của sinh viên bị ảnh hưởng bởi 7 yếu tố bao gồm 5 yếu tố chủ quan là: Kết quả học tập, Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm, Trình độ ngoại ngữ, Thái độ; và

2 yếu tố khách quan là: Nhu cầu tuyển dụng, Chất lượng cơ sở đào tạo

6 Những thiếu sót chính của ĐATN :

- Đề tài trình bày chưa logic, vẫn còn có lỗi chính tả, tên riêng chưa được viết hoa Chú ý phần ngắt câu, chấm, phẩy

Trang 7

- Kết quả khảo sát việc lấy mẫu nghiên cứu chỉ được thực hiện trên phạm vi Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và chỉ một số lượng sinh viên tham gia khảo sát dẫn đến hạn chế tính tính xác và khách quan của mẫu điều tra

7 Đề nghị: Được bảo vệ: ☑ Bổ sung để được bảo vệ: Không được bảo vệ: :

8 Các câu hỏi sinh viên phải trả lời trước hội đồng :

a Trong đồ án tác giả có nêu tỉ lệ thất nghiệp mức 9 % (Trần Huỳnh 2016) Số liệu này tác giả lấy ở đâu? Và khoảng cách tính đến thới điểm 2023 có còn chính xác hay không?

9 Đánh giá chung (bằng chữ: giỏi, khá, trung bình ): khá, giỏi

10 Điểm số: 9/10 (Điểm ghi bằng chữ: Chín)

TP.HCM, Ngày 10 tháng 7 năm 2023

Ký tên

ThS Phạm Thị Hưng

Trang 8

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN

1 Tên đề tài: “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của

sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sau khi

tốt nghiệp”

2 Nhóm SV thực hiện: Nguyễn Thị Trúc Ly _19159027

Nguyễn Thị Mai _19159028

3 Ngành: Quản trị nhà hàng & dịch vụ ăn uống

4 Giải trình chỉnh sửa ĐATN:

Ghi chú:

(2),(4): Liệt kê tóm tắt các ý kiến đóng góp của Hội đồng, GV phản biện

(3),(5): Ghi rõ các nội dung chỉnh sửa và ghi rõ trang đã được chỉnh sửa

TT Nội dung góp ý của

Hội đồng

Hiệu chỉnh theo ý kiến Hội đồng

Nội dung góp ý của GV phản biện

Hiệu chỉnh theo ý kiến

GV phản biện

1

Thêm những điểm mới

cho đề tài để tạo sự khác

biệt so với những đề tài

trước

Bổ sung thêm điểm mới của đề tài theo yêu cầu của hội đồng để làm rõ hơn

sự khác biệt của đề tài (tr.11)

Kết quả khảo sát việc lấy mẫu chỉ ở trong phạm vi nhỏ, hạn chế tính chính xác và khách quan

Nội dung đã được đề cập trong phần hạn chế của đề tài (tr.65)

Trang 9

2 Một số thông tin chưa

chính xác

Điều chỉnh số liệu

tỷ lệ sinh viên thất nghiệp Đại học, Cao đẳng năm 2020 (tr.1)

Một số thông tin

số liệu đưa ra chưa được hợp lý

Đã xem xét và giải thích các thông tin số liệu được đưa

ra về tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên trong phần lời mở đầu

Lời cam đoan :

- Những hiệu chỉnh trên đây được thực hiện theo góc tiếp cận của nhóm tác giả

- Những thông tin hiệu chỉnh trên đã được nhóm tác giả cập nhật cuối cùng vào file ĐATN và đã nộp Bộ môn

- Nhóm tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin đã được hiệu chỉnh

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thời Trang và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị nhà hàng & Dịch vụ

ăn uống với đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc

của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp”

nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn là ThS Đinh Hoàng Anh Tuấn Người thầy luôn tận tình chỉ bảo, theo sát chúng em trong thời gian thực hiện bài nghiên cứu, luôn luôn động viên tinh thần và nhắc nhở thêm những kỹ năng giúp chúng em tìm kiếm tài liệu, thể hiện bài thuyết trình trong những báo cáo được tốt hơn Chúng em rất cảm kích và trân trọng tình cảm cũng như kiến thức thầy dành cho chúng em

Đồng thời, chúng em cũng chân thành cảm ơn những người bạn đã hỗ trợ, giúp

đỡ nhiệt tình, những góp ý phản hồi, hỗ trợ kiến thức và những lời động viên đến nhóm trong suốt quá trình thực hiện đồ án Đó cũng chính là nguồn động lực để chúng

em hoàn thành đồ án một cách tốt nhất

Trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp, nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng

vì kiến thức vẫn còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu dành cho đề tài còn hạn chế nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Chúng em rất mong quý Thầy, Cô bỏ qua và giúp nhóm hoàn thiện hơn, đồng thời chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô để nhóm học thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sửa đổi để hoàn thiện tốt hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn./

TP HCM, Ngày tháng năm 2023

Nhóm sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc Ly

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Một quốc gia không thể ổn định xã hội và phát triển kinh tế nếu không quan tâm đến vấn đề việc làm, nhất là việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Có việc làm sau khi tốt nghiệp giờ đây không chỉ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội của một đất nước mà còn là nhu cầu cấp thiết của các sinh viên nhằm tạo ra thu nhập và khẳng định mình

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường đang là vấn đề nổi cộm khiến nhà trường và xã hội phải trăn trở Bản tin cập nhật thị trường lao động quý 2 - 2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố

có 21,2% sinh viên trong độ tuổi từ 22 - 24 có trình độ Đại học trở lên bị thất

nghiệp Sang quý 2 - 2015, Bản tin này cũng cho biết số lao động có trình độ Đại học trở lên thất nghiệp tăng 16.000 người so với cùng kỳ năm trước Trong một công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Viện Khoa học lao động

và xã hội cho biết tính đến quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ Đại học trở

lên là 237.000 người (tăng 55.900 người so với quý 2/2017) (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2014)

Nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, trong đó kỹ năng làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn là một trong những hạn chế lớn nhất của sinh viên sau tốt nghiệp Theo Nguyễn Thái Hòa (2013) chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp tuyển dụng được nhân viên phù hợp và chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra Như vậy, ngoài nguyên nhân khách quan do cầu lao động xã hội giảm, nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất nghiệp là do chính năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của sinh viên sau khi tốt nghiệp, trong đó yếu tố kỹ năng

được xem là nguyên nhân chính (Nguyễn Thái Hòa, 2013)

Với bề dày lịch sử hơn 60 năm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ngày nay là địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực uy tín, được các công ty trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (Trường được CHLB Đức xây dựng

từ 1965, nổi tiếng với thương hiệu Việt Đức) và tiếp đến là tính thực dụng và sáng tạo của người Mỹ (Chính phủ Mỹ cử ĐH Southern Illinois xây dựng trường năm 1967) Ngôi trường này đã trở thành là một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu

Trang 12

đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, đóng góp vào công cuộc xây dựng

và phát triển đất nước Nhờ có môi trường sáng tạo và năng động, trong những năm qua, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã trở thành một thương hiệu có tiếng

trong và ngoài nước (Thảo Nguyên, 2017) Theo khảo sát của trường năm 2016, 91%

sinh viên có việc làm sau sáu tháng tốt nghiệp, 80% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đã học, 81% sinh viên sau khi ra trường cho rằng kiến thức mà họ đã học phù

hợp với công việc (Trần Huỳnh, 2016) Thông qua khảo sát trên, có thể thấy tỷ lệ sinh

viên có việc làm của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khá cao, tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ở mức 9% không quá cao nhưng vẫn còn tồn đọng một số lượng sinh viên nhất định chưa có việc làm

Do đó, để có thể góp phần nâng cao hơn nữa tỷ lệ tìm được việc làm thì mỗi sinh viên khi đi tìm việc cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc để từ đó có bước chuẩn bị và đầu tư đúng mức cho mục tiêu tìm việc Bên cạnh

đó, nhà trường cũng cần nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên để có những chính sách phù hợp giúp cho cựu sinh viên nâng cao khả năng tìm được việc làm Từ những vấn đề trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu này là rất cần thiết Vì vậy, nhóm chúng em tiến hành “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp” đề làm đề tài tốt nghiệp

Trang 13

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh

viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM” được thực hiện nhằm xác định và

đánh giá mức độ ảnh hưởng những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp Dữ liệu nghiên cứu có được thông qua khảo sát online 235 sinh viên đã tốt nghiệp trong vòng

4 năm trở lại (khóa K15 đến K18) trên google form Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích SPSS với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc: Kết quả học tập, Kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, Kỹ năng mềm, Trình độ ngoại ngữ, Thái độ, Nhu cầu tuyển dụng, Chất lượng cơ sở đào tạo Trong đó, một yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất được cho là không ảnh hưởng đến khả năng tìm việc là mối quan hệ xã hội Thông qua kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Về phía các bạn sinh viên còn đang đi học cần phải cố gắng đạt kết quả học tập thật tốt, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm, học thêm các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, tích lũy kiến thức văn hóa, xã hội Đồng thời các bạn cũng cần phải nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng hiện nay để trang bị kỹ năng cần thiết trước khi ra trường Về phía nhà trường, giảng viên cần chú ý hơn các hoạt động giảng dạy để rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên và các kinh nghiệm làm việc thực tế, nhà trường tạo điều kiện giới thiệu việc làm cho sinh viên

Trang 14

ABSTRACT

The topic “Study on the factors affecting the ability to find a job of students at the Ho Chi Minh City University of Technology and Education Ho Chi Minh City” was conducted to determine and evaluate the influence of factors affecting the ability

to find a job of students at the University of Technology and Education of Ho Chi Minh City Ho Chi Minh after graduation Research data was collected through an online survey of 235 alumnis who graduated within the last 4 years (courses K15 to K18) on google form Research using SPSS analysis software with linear regression analysis method, the results show that there are 7 factors affecting the ability to find

a job: Study results, Professional knowledge and experience, Soft Skills, Foreign language proficiency, Attitudes, Recruitment needs, Quality of training Institutions

In which, one factor in the proposed research model that is not thought to affect the ability to find a job is Social relationship Based on the research results, some policy implications are proposed to improve the employability of students after graduation

On the part of students who are still studying, they need to try to achieve good academic results, practice more soft skills, learn more certificates related to the profession, accumulate cultural and social knowledge At the same time, you also need to grasp the current recruitment needs to equip the necessary skills before graduation On the school side, lecturers need to pay more attention to teaching activities to practice soft skills for students and practical work experiences, the school creates favorable conditions to introduce jobs to students

Trang 15

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iv

LỜI MỞ ĐẦU ii

TÓM TẮT iv

ABSTRACT v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 3

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 6

3 ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI 10

4 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 11

5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12

6 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 12

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

7.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 12

7.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 13

8 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 13

8.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC 13

8.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 13

9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 14

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 17

1.1 KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM 17

1.1.1 Khái niệm việc làm 17

1.1.2 Khái niệm khả năng tìm việc 17

1.2 KHÁI NIỆM SINH VIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG 18

1.2.1 Khái niệm sinh viên 18

Trang 16

1.3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM 19

1.3.1 Khái niệm thị trường lao động 19

1.3.2 Thực trạng thị trường lao động TP.HCM năm 2022 19

1.3.3 Tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường trong những năm gần đây 21

1.4 YẾU TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP 22

1.4.1 Khái niệm yếu tố khách quan 22

1.4.2 Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 22

1.4.2.1 Nhu cầu tuyển dụng 22

1.4.2.2 Chất lượng cơ sở đào tạo 23

1.5 YẾU TỐ CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP 25

1.5.1 Khái niệm yếu tố chủ quan 25

1.5.2 Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp 25

1.5.2.1 Kết quả học tập của sinh viên 25

1.5.2.2 Trình độ ngoại ngữ 25

1.5.2.3 Kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn 27

1.5.2.4 Kỹ năng mềm 28

1.5.2.5 Mối quan hệ xã hội 29

1.5.2.6 Thái độ 31

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 33

2.2 LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 33

2.3 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 34

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 35

2.4.1.1 Xác định thang đo 35

2.4.1.2 Hiệu chỉnh và mã hóa thang đo 35

Trang 17

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 40

2.4.2.1 Khảo sát 40

2.4.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 41

2.4.2.3 Phương pháp thống kê mô tả Frequency 43

2.4.2.4 Phương pháp kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha 43

2.4.2.5 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 43

2.4.2.6 Phương pháp hồi quy tuyến tính 45

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

3.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ FREQUENCY 47

3.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA 49

3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 55

3.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH 59

PHẦN C: KẾT LUẬN 65

1 TÓM TẮT KẾT QUẢ 65

2 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI 66

3 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 78

1 PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 78

2 PHỤ LỤC 2: FILE EXCEL ĐÍNH KÈM KẾT QUẢ KHẢO SÁT 84

3 PHỤ ỤC 3: FILE SPSS ĐÍNH KÈM KẾT QUẢ KHẢO SÁT 84

4 PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH KẾT QUẢ PHƯƠNG SAI TRÍCH NHÂN TỐ ĐỘC LẬP 84

5 PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH KẾT QUẢ PHƯƠNG SAI TRÍCH NHÂN TỐ ĐỘC LẬP 85

Trang 18

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu Trường Đại học Lạc Hồng 7

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu Trường Đại học An Giang 8

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long 9

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 34

Trang 19

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 47

Bảng 3.2: Bảng đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 50

Bảng 3.3: Kiểm định KMO và Bartlett’s của biến độc lập 56

Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố độc lập 56

Bảng 3.5: Kiểm định KMO và Bartlett’s của biến phụ thuộc 59

Bảng 3.6: Hệ số tải nhân tố phụ thuộc 59

Bảng 3.7: Hệ số phương sai trích nhân tố phụ thuộc 59

Bảng 3.8: Bảng tóm tắt mô hình 60

Bảng 3.9: Bảng phân tích phương sai 60

Bảng 3.10: Bảng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa 60

Trang 20

PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TB&XH Thương binh và Xã hội

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 21

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Một trong những điều kiện tiên quyết của giáo dục Đại học là đào tạo ra các doanh nhân và sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc, những người có thể phục

vụ các tổ chức, xã hội và đất nước thông qua sự cống hiến các kiến thức học được và

kỹ năng sáng tạo của họ Theo một nghiên cứu cho biết các sinh viên tương lai cũng chú ý đến triển vọng việc làm hơn là lựa chọn một trường Đại học để theo đuổi việc

học cao hơn của họ (Md Sajjad Hosai và cộng sự, 2021) Khả năng tìm được việc làm

của sinh viên tốt nghiệp còn có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế và đổi mới

khoa học công nghệ (Tholen, 2014), đặc biệt nó tác động quan trọng đến việc duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Finch, Hamilton, Baldwin, & Zehner, 2013)

trong bối cảnh tri thức kinh tế Việc có được việc làm là một trong những mục tiêu chính của sinh viên tốt nghiệp Đại học sau khi học xong và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các trường Đại học, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Đại học (Harvey, 2001) Như vậy, việc làm có vai

trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó là yếu tố cần để phục vụ cuộc sống con người được tốt hơn, vì vậy nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế,

là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội Đặc biệt là với các bạn sinh viên vừa mới bước ra từ ghế nhà trường, bước vào cuộc sống làm việc thực tế, để thích nghi công việc, tìm được việc làm đúng định hướng ngành nghề đã được đào tạo là mong muốn lớn nhất, là nhu cầu cấp thiết của các sinh viên nhằm tạo ra thu nhập và khẳng định mình

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng chú ý là sinh viên mới ra trường chiếm ưu thế trong số lượng người thất nghiệp ngày càng tăng, điều này xảy ra do sinh viên

thiếu kỹ năng, kiến thức và thái độ khi vừa mới tốt nghiệp (Gowsalya và Kumar, 2016) Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm lại nóng hơn bao giờ hết, khi mà theo số liệu trong Báo cáo lao động việc làm của Tổng

cục thống kê năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ cho thấy nhóm những người có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng là

Trang 22

bởi sự hoành hành của đại dịch covid - 19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu Các nhà máy xí nghiệp, công ty, nhà hàng, cơ sở kinh doanh, buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh, cắt giảm nhân sự, thậm chí là đóng cửa dẫn đến tình trạng mất việc làm, thất nghiệp tràn lan, sinh viên mới ra trường càng gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm

Còn đối với những năm trước khi đại dịch covid xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp, làm trái ngành của sinh viên sau khi ra trường vẫn còn khá cao Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội và Tổng cục Thống kê cho biết tính đến quý 3 năm 2017 có 54,88 triệu lực lượng lao động, trong

đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ chiếm 21,99% Số người thất nghiệp có trình độ “Đại học trở lên” là 237 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51% (quý trước là 3,63%) Nhóm trình độ “Cao đẳng” có 84,8 nghìn người thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm nhẹ xuống còn 4,88% nhưng vẫn ở mức

cao nhất (Bản tin Cập nhật thị trường lao động hằng quý, số 15, quý 3 năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Về phía nhà tuyển dụng khi được đề cập đến vấn đề việc làm sau khi ra trường của sinh viên hiện nay, qua khảo sát trực tuyến của CareerBuilder với hơn 1.000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau được thống kê đã tổng kết được 5 điểm cần chú

ý đối với những người mới tốt nghiệp và đang có nhu cầu tìm việc: kinh nghiệm có liên quan, phù hợp với môi trường văn hoá của công ty, kiến thức nền, tham vọng và lòng nhiệt tình, sự chuẩn bị Cũng theo như khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, 11,2% doanh nghiệp cho rằng ngành học của sinh viên ít phù hợp với công việc; Có đến 16% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chương trình đào tạo Đại học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế; 41,6% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên tốt nghiệp Đại học đang thiếu kỹ năng mềm; 15,2% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá sinh viên tốt nghiệp Đại học không có định hướng nghề nghiệp và do đó không có đam mê, yêu thích công việc Điều này cho thấy tỷ lệ sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng còn khá cao dẫn đến tình trạng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp thiếu việc

làm nhưng nhà tuyển dụng lại không tuyển được nhân viên (Lương Thanh Hà (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên sau khi ra trường,

Trang 23

Tạp chí Công thương) Như vậy, chúng ta có thể thấy được ngoài yếu tố khách quan

là dịch bệnh, tình hình kinh tế xã hội,…thì khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác trong xã hội luôn luôn phát triển và hội nhập như bây giờ

Để góp phần nâng cao hơn nữa tỷ lệ tìm được việc làm thì bản thân mỗi bạn sinh viên khi đi tìm việc cần xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm việc để từ đó có bước chuẩn bị và đầu tư đúng mức cho mục tiêu tìm việc Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc để có những chính sách thay đổi phù hợp giúp cho tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm được việc làm cao hơn Qua những vấn đề nêu trên cho thấy việc

tiến hành nghiên cứu này là cần thiết nên nhóm chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp” Nghiên cứu này nhằm mục đích xác

định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp để giúp các bạn sinh viên có thể trau dồi bản thân, từ đó rèn luyện nâng cao kỹ năng và trình độ ngay khi còn trên ghế nhà trường, là yếu tố cốt lõi là hành trang giúp họ tìm được việc làm tốt, đúng với định hướng ngành nghề ở các công ty lớn kể cả công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Không chỉ ở Việt Nam, mà đối với các nước trên thế giới, tình trạng thất nghiệp vẫn luôn diễn ra Mặt khác, nhân lực là yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát triển một đất nước Nên việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp đúng ngành nghề để giúp các bạn sinh viên phát triển luôn là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu ở các nước

Trong một bài nghiên cứu những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực

sinh viên tốt nghiệp có tiêu đề là “The Effect of the Learning Environment on Competences and Training for the Workplace According to Graduates” - nghiên cứu

của Rina Vaatstra and Robert (2007) về những ảnh hưởng của môi trường học tập đến năng lực và đào tạo tại nơi làm việc Theo nghiên cứu trong bài viết này, họ phân tích xem liệu sinh viên tốt nghiệp từ môi trường học tập tích cực có đánh giá bản thân

Trang 24

là có năng lực tổng quát và phản xạ tốt hơn so với sinh viên tốt nghiệp học trong môi trường học tập thông thường hay không Kết quả bài nghiên cứu cho thấy những sinh viên tốt nghiệp từ môi trường học tập nhiều hoạt động kích hoạt có nhiều năng lực chung và phản ánh cao hơn so với sinh viên tốt nghiệp từ môi trường học tập thông thường Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng chất lượng nội dung của chuyên ngành và thiết

kế chương trình đào tạo có liên quan đáng kể đến sự hiện diện của các năng lực chung

và năng lực phản ánh - theo cảm nhận của sinh viên tốt nghiệp Cuối cùng, kết quả chứng minh rằng các năng lực: năng lực học tập, năng lực phân tích, làm việc độc lập

và làm việc nhóm góp phần tích cực vào sự phát triển các năng lực trong sự nghiệp sau này của sinh viên tốt nghiệp

Trong bài viết có tiêu đề là “Importance of Soft Skills for Education and Career Success” - nghiên cứu của Shaheen Majid, Zhang Liming, Shen Tong (2012),

Đại học công nghệ Siti Raihana Nanyang, Singapore đã có nghiên cứu kỹ năng mềm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong một sự nghiệp thành công cũng như trong xã hội tương tác Những kỹ năng này cũng rất được săn đón bởi các nhà tuyển dụng Mục đích chính của nghiên cứu này là để điều tra nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho giáo dục và việc làm của họ Kết quả nghiên cứu

sử dụng thang đo 7 điểm cho thấy, kỹ năng mềm để “hòa đồng với mọi người” (điểm

trung bình 5.7), kỹ năng mềm để “thăng tiến nghề nghiệp” (điểm trung bình 5.46),

kỹ năng mềm để “tìm được việc làm” (điểm trung bình 5.07) Tuy nhiên, các sinh

viên cảm thấy rằng những kỹ năng như vậy tương đối ít quan trọng hơn đối với kết quả học tập của họ Bài nghiên cứu này đã nghiên cứu tác động của kỹ năng mềm ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau này nhưng hạn chế ở đề tài này là thực hiện nghiên cứu trên những đối tượng sinh viên đang học từ năm 1 - 4 Những đối tượng này họ thực sự chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm ảnh hưởng đến khả năng tìm việc như thế nào để đưa ra đánh giá chính xác nhất

Một bài viết khác có tên “Factors Affecting Job Opportunities for University Graduates in China” - nghiên cứu của Kong Jun (2011), Đại học Tây Bắc nghiên cứu

rằng liệu sinh viên tốt nghiệp có tìm thấy công việc nhanh chóng hơn khi họ đến từ các trường Đại học có bốn năm danh tiếng hay không, bởi vì họ tốt nghiệp ở trường

có danh tiếng cao hơn so với những người đến từ các trường Cao đẳng bốn năm và

Trang 25

ba năm Sinh viên tốt nghiệp Đại học bốn năm danh tiếng cao tự tin hơn tìm kiếm việc làm và họ thành công hơn sau khi tốt nghiệp không Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: sinh viên tốt nghiệp Đại học bốn năm danh tiếng cao tỷ lệ việc làm đạt 92,62% trên tổng số của họ tốt nghiệp và thời gian thất nghiệp trung bình là 7.22 tháng Tỷ lệ

có việc làm của sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng ba năm là 89,46% và thời gian thất nghiệp trung bình là 7.56 tháng Bài nghiên cứu đã hướng tới đối tượng là sinh viên

đã tốt nghiệp để có cái nhìn chính xác hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp Nhưng yếu tố nghiên cứu mang tính khách quan là danh tiếng trường Đại học mà không phải là yếu tố chủ quan của chính đối tượng là sinh viên

Bài nghiên cứu với nhan đề “Expectations by Employers on Skills, Knowledge and Attitudes of Employees” của Kantane, Sloka và cộng sự (2015) Trường Đại học

Kinh tế và Văn hóa Theo nhóm tác giả nghiên cứu kỳ vọng của nhà tuyển dụng về những yếu tố như kỹ năng, kiến thức, thái độ ảnh hưởng trong suốt cuộc đời làm việc

của nhân viên Nghiên cứu chia làm hai đối tượng khảo sát: Đối tượng một: Người sử dụng lao động cho ra kết quả cho thấy kiến thức chuyên môn rất quan trọng chiếm 42%, kỹ năng chung chiếm 26%, thái độ chiếm 32%; Đối tượng khảo sát thứ 2 là Nhà tuyển dụng cho ra kết quả là kiến thức chuyên môn rất quan trọng chiếm 19%, kỹ

năng chung chiếm 30%, thái độ chiếm 47% Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng nhà tuyển dụng họ đánh giá rất cao thái độ của ứng viên Kỹ năng và kiến thức phải được cải thiện định kỳ, nhưng thái độ vẫn là cơ sở thường xuyên hơn cho các năng lực Bài nghiên cứu đã thay đổi đối tượng nghiên cứu không giống như những bài nghiên cứu khác sử dụng đối tượng là nhà tuyển dụng vì chính họ là người tuyển ứng viên nên

họ sẽ là người biết rõ nhất sinh viên mới ra trường cần có những yếu tố nào để có thể xin được việc

Sau những lần nghiên cứu, khảo sát và thống kê, những bài nghiên cứu trên đều đưa ra một số những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp như kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và môi trường giáo dục, Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ nghiên cứu một yếu tố, một khía cạnh ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp mà chưa đề cập hết toàn bộ các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau Vì vậy, để có một cái nhìn bao

Trang 26

quát hơn chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm nhận biết sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tìm việc từ nhiều khía cạnh

2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp luôn là đề tài thu hút nhiều tác giả nghiên cứu, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế của xã hội, đất nước Nước ta đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh

đề tài này, với nhiều khía cạnh và nhiều kết luận đánh giá khác nhau Và cũng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường

Hai tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Đoàn Thị Hồng Nga (2019) với đề tài

nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc được tuyển dụng của sinh viên ngành Tài chính - Kế toán trường Đại học Lạc Hồng” được thực hiện dựa trên 291 sinh

viên Trong bài nghiên cứu tác giả đã vận dụng lý thuyết cung – cầu và lý thuyết phát triển nghề nghiệp để xây dựng nên mô hình nghiên cứu cho đề tài Mô hình gồm 4

yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên: kiến thức, khả năng đáp ứng,

kỹ năng mềm và vốn xã hội Phương pháp nghiên cứu mà nhóm tác giả sử dụng là

thống kê mô tả và phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic), kết quả cho thấy có

4 yếu tố tác động đến việc được tuyển dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trong

đó yếu tố cho kết quả tác động mạnh nhất là vốn xã hội, yếu tố kiến thức, kỹ năng mềm và khả năng đáp ứng Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả:

Trang 27

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu Trường Đại học Lạc Hồng

Bài nghiên cứu với tựa đề “Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập” (2016) do PGS.TS Hà Nam Khánh Giao nghiên cứu, tác giả nhận định

rằng Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và trẻ, nhưng tỷ lệ của người có nghề và

có trình độ chuyên môn trên số dân của cả nước rất thấp so với các nước trong khu vực, cùng với đó là sự thiếu hụt các kỹ năng mềm đang là một trong những trở ngại chính đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động mà nguyên nhân chủ yếu là do ứng viên thiếu các kỹ năng Nhóm kỹ năng mà người lao động thường không đáp ứng

bao gồm: ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo

và kỹ năng giải quyết vấn đề,… Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp: Phát triển kỹ

năng mềm dựa trên các chương trình hỗ trợ; Phát triển Kỹ năng mềm dựa trên dạy và học chính khóa và khóa học hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên

Nguyễn Thị Diễm Hằng, Ngô Mỹ Trân cũng đã có bài nghiên cứu liên quan

đến lĩnh vực này với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học An Giang”

(2019), số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 sinh viên đã tốt nghiệp giai đoạn

2012 - 2015 Kết quả phân tích cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm

việc làm: quan hệ xã hội, xếp loại tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng Dựa trên kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số chính sách đề

xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Trang 28

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu Trường Đại học An Giang

Đề tài nghiên cứu của ThS Nguyễn Quang Thuần (2019) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của học sinh, sinh viên tỉnh Cà Mau sau khi tốt nghiệp”, đã khảo

sát 1.000 học sinh sinh viên Cà Mau sau khi tốt nghiệp giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 Theo nghiên cứu đã thống kê được tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, không đúng ngành nghề đào tạo cũng như thất nghiệp, mức

độ đáp ứng nhu cầu công việc của họ sau khi tốt nghiệp Tác giả xác định có 4 yếu tố

cốt lõi ảnh hưởng đến việc làm sau ra trường của sinh viên tỉnh Cà Mau: nhân tố cơ

sở đào tạo, nhân tố chính sách hỗ trợ, nhân tố nhà tuyển dụng và nhân tố môi trường kinh tế - xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy: giá trị trung bình thang đo nhân tố cơ

sở đào tạo là 4.01/5 điểm; nhân tố nhà tuyển dụng là 4.18/5 điểm; nhân tố chính sách

hỗ trợ là 3.05/5 điểm; nhân tố môi trường kinh tế - xã hội là 3.85/5 điểm

Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2020) về việc

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long sau khi ra trường” , tác giả đã tiến

hành mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của

sinh viên sau khi ra trường bao gồm 6 yếu tố: Kết quả học tập, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, ý thức trong công việc, khả năng làm việc Khảo sát được

thực hiện dựa trên 250 sinh viên đã ra trường, bao gồm sinh viên tốt nghiệp các năm

2016 (chiếm 51,2%), 2017 (chiếm tỷ lệ 26%) và 2018 (chiếm tỷ lệ 22,8%) Số sinh

Trang 29

viên đã có việc làm là 205 người (chiếm 82%), Số sinh viên chưa có việc làm là 45 người (chiếm 18%), do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do hoàn cảnh gia đình có điều kiện nên sau khi ra trường họ muốn được nghỉ ngơi, đi du lịch đâu đó rồi mới đi làm (chiếm 6,7%) Theo kết quả nghiên cứu: yếu tố kỹ năng cứng có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi ra trường chiếm 17.94%; Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến 14.42%; Yếu tố khả năng làm việc cũng có mức độ ảnh hưởng đến 14,21%; Trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng 11.42%; Kết quả học tập chiếm 7.12%

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long

Tác giả Nguyễn Thị Khánh Trinh và cộng sự (2016) với bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp”, qua khảo sát, tính toán và thống kê đã cho thấy trong tổng số sinh

viên tham gia khảo sát thì có 60% sinh viên có việc và 40% sinh viên chưa có việc làm Trong đó, chỉ có 30% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đã được đào tạo Những sinh viên tham gia có điểm thi đầu vào trung bình là 24,56 điểm, điểm tốt nghiệp trung bình là 3,2 điểm và điểm tiếng anh trung bình là 8,8 điểm; có 80% sinh viên tham gia các hoạt động ngoài khóa Từ đó từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng,

các yếu tố điểm đầu vào, điểm tốt nghiệp và điểm tiếng anh, xếp loại bằng tốt nghiệp

có tác động tích cực tới xác suất có việc làm của sinh viên sau khi ra trường Các

điểm này càng cao thì xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao

Trang 30

Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Cần Thơ” (2016) của hai tác giả Phan Thị Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng thực hiện

khảo sát 168 sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tốt nghiệp năm 2011 - 2015 của Trường Đại học Cần Thơ Kết quả cho thấy, có sự liên hệ chặt chẽ giữa khả năng tìm được việc với kết quả tốt nghiệp, sinh viên có kết quả tốt nghiệp giỏi và xuất sắc dễ

có việc làm hơn sinh viên khá và trung bình Kết quả phân tích cho ra kết quả có 8

nhóm nhân tố kỹ năng ảnh hưởng đến việc có được việc làm của sinh viên gồm: Bán hàng; Lãnh đạo; Giao dịch đàm phán; Nghiệp vụ ngoại thương; Ứng dụng tin học; Hợp tác và tự làm việc; Tự chủ và thích ứng; Giao tiếp Trong đó, có 3 nhóm nhân

tố có tác động mạnh nhất, có ý nghĩa nhất đến khả năng tìm được việc làm của sinh

viên sau tốt nghiệp là kỹ năng bán hàng, ứng dụng tin học, hợp tác và tự làm việc

Như vậy, các đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên như: quan hệ xã hội, cơ sở đào tạo, kết quả học tập, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, Tùy vào đối tượng nghiên cứu, các tác giả sẽ lựa chọn mô hình nghiên cứu khác nhau sao cho phù hợp với thực tế

3 ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI

Mặc dù có một khối lượng lớn tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Tuy nhiên, đọc qua những bài nghiên cứu trên trong phần tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ta thấy được rằng với mỗi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên; hoặc là nghiên cứu yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi ra trường, chứ chưa có nhiều

đề tài nghiên cứu kết hợp cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan cùng ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi ra trường như thế nào Và một số bài nghiên cứu nước ngoài thì chỉ nghiên cứu một yếu tố kỹ năng nào đó tác động lên

khả năng tìm được việc của sinh viên như thế nào như: Nghiên cứu của Kong Jun (2011) về việc liệu rằng viên sau khi tốt nghiệp tìm thấy công việc nhanh chóng hơn nếu họ đến từ các trường đại học bốn năm danh tiếng; Nghiên cứu của Xiang Fang

và Sooun Lee (2005) cứu yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc toàn

Trang 31

thời gian của sinh viên sau khi tốt nghiệp ; Nghiên cứu của Shaheen Majid và cộng

sự (2012), về yếu tố kỹ năng mềm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp

Nhận thấy những hạn chế trên, chúng tôi tiến hành đề tài này dựa trên nghiên cứu trước cùng với phát triển thêm một số điểm mới để nghiên cứu này phù hợp hơn với đối tượng nghiên cứu và xã hội hiện nay

Thứ nhất, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các dữ liệu từ nghiên cứu trước, chúng tôi nhận thấy khả năng tìm việc của sinh viên sau tốt nghiệp bị tác động bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan, vì vậy ở đề tài này chúng tôi sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu kết hợp cả hai yếu tố chủ quan và khách quan để làm tăng độ tin cậy, tính thực tế và khách quan cho đề tài Các yếu tố chủ quan, khách quan mà chúng tôi chọn lọc từ các tài liệu trong và ngoài nước để đưa vào phân tích trong đề tài này bao gồm

2 yếu tố khách quan (cơ sở đào tạo, nhu cầu tuyển dụng) và 6 yếu tố chủ quan (kết

quả học tập, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, thái độ, quan hệ xã hội)

Thứ hai, đối tượng khảo sát mà chúng tôi hướng đến là anh/chị sinh viên trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã ra trường Trọng tâm nghiên cứu là những anh/chị sinh viên mới tốt nghiệp – tối đa bốn năm sau khi tốt nghiệp vì chúng tôi quan tâm đến quá trình chuyển đổi từ Đại học sang làm việc và phần lớn sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm trong khoảng thời gian này, và các anh/chị sinh viên đã đi làm được 2-3 năm sẽ đưa ra những đánh giá thực tế và đáng tin cậy nhất trong môi trường làm việc hiện nay Nghiên cứu sẽ được tiến hành bằng bảng câu hỏi khảo sát trên google form, và mỗi người chỉ được khảo sát một lần duy nhất Sau khi thu thập dữ liệu bảng khảo sát chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, sàng lọc và

mã hóa dữ liệu, tính toán và phân tích kết quả qua phần mềm SPSS 20.0

Thứ ba, sẽ thêm một nhân tố mới như Nhu cầu tuyển dụng vào trong mô hình nghiên cứu để tạo điểm mới khác biệt cho đề tài, so với những bài nghiên cứu trước đây

4 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

● Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp

Trang 32

● Đánh giá mức độ ảnh hưởng những yếu tố đó tới khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp

● Đưa ra các hàm ý và chính sách quản trị nhằm nâng cao khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp

5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sau khi tốt nghiệp

6 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

● Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Trong vòng 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2023)

● Khách thể nghiên cứu: Cựu sinh viên khóa 15,16,17,18 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các chỉ tiêu đánh giá, xây dựng bảng thang đo, bảng câu hỏi Cụ thể là: Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây và

cơ sở lý thuyết từ đó tiến hành thống kê, so sánh, phân tích những số liệu; khám phá

và bổ sung những tiêu chí đánh giá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xin việc thành công của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh Tham khảo các tài liệu thứ cấp kết hợp với thảo luận nhóm để xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng xin việc thành công của sinh viên, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng

Trang 33

7.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sẽ dùng bảng câu hỏi khảo sát trên Google.Docs để tiếp cận và thu thập thông tin từ các đối tượng được khảo sát Dữ liệu được thu thập từ khảo sát sẽ được

xử lý, phân tích nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng tìm việc của sinh viên sau khi ra trường; được sử dụng để đánh giá, kiểm định các thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc thành công của sinh viên Trường Đại học Sư phạm

Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Sau khi thu thập được các dữ liệu, chúng tôi tiến hành lọc dữ liệu loại bỏ kết quả không hợp lệ, các kiểm định và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp bằng phần mềm SPSS 20.0 qua các bước như sau:

● Thống kê mô tả Frequency

● Thống kê mô tả mẫu khảo sát kiểm định độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ

số Cronbach’s Alpha

● Đánh giá độ tin cậy của biến đo lường (Factor Loading) bằng phân tích nhân

tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

● Phân tích hồi quy tuyến tính: Xác định sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Từ đó xác định mối liên hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc thành công của sinh viên Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

8 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

● Tạo cơ sở lý thuyết tham khảo cho việc nghiên cứu, phát triển sau này

● Là tài liệu tham khảo tin cậy cho các bạn sinh viên sau này có thể hiểu và áp dụng đề tài này vào thực tế để phát triển bản thân, tìm kiếm việc làm

Trang 34

9 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

STT Thời gian Nội dung công việc Người

thực hiện

Ghi chú

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Xây dựng đề cương bao gồm: lý

do chọn đề tài; điểm mới của đề tài; đối tượng nghiên cứu; giới hạn và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu;

phương pháp nghiên cứu; Dàn ý nội dung của đề tài

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Định hướng của đề tài

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Ly

Tuần 7,8 Làm Chương cơ sở lý luận: Các

khái niệm việc làm, khả năng

Trang 35

5

(10/03/2023

26/03/2023)

tìm việc, đặc điểm sinh viên mới

ra trường, Tổng quan thị trường lao động, Các yếu tố khách quan

và yếu tố chủ quan Phương pháp nghiên cứu: Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, Quy trình nghiên cứu

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Chỉnh sửa và lọc ảo khảo sát không đạt

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Đưa ra kết quả và đánh giá nhận xét kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và đưa ra đề xuất

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Ly

Trang 36

Nguyễn Thị Mai Nguyễn Thị Trúc

Ly

Trang 37

PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM

1.1.1 Khái niệm việc làm

Theo điều 33 của Bộ luật lao động Việt Nam: Khái niệm việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người Theo Đại hội Đảng lần thứ VII: “Mọi việc mang lại thu nhập cho

người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng” (Thư viện pháp luật, 2021)

Nhìn chung, trong các lý thuyết về khái niệm việc làm các học giả đều thống nhất rằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm

Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí trong gia đình

Theo ILO (International Labour Organization) đưa ra khái niệm người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc

làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật (Tổ chức Lao động Quốc tế, 2014)

1.1.2 Khái niệm khả năng tìm việc

Theo quan điểm của Guilbert và cộng sự (2016) đề xuất rằng khả năng tìm

việc là sự kết hợp của nhiều khía cạnh, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố bên trong bao gồm kiến thức và kỹ năng cá nhân gắn liền với công việc như kỹ năng kỹ thuật và làm việc nhóm, trong khi các yếu tố bên ngoài bao gồm điều

kiện của thị trường lao động như cung và cầu lao động (Tholen, 2014)

Theo quan điểm Tholen (2014) khả năng tìm việc làm xuất phát từ năng lực

cá nhân, xem khả năng được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp là kết quả của năng lực cá nhân và là tập hợp các kỹ năng và khả năng cạnh tranh giúp sinh viên tốt nghiệp có được việc làm và phát triển

Trang 38

Chính phủ Vương quốc Anh cũng đã đưa ra một định nghĩa về khả năng tìm việc làm như sau: Khả năng tìm việc làm có nghĩa là sự phát triển các kỹ năng và lực lượng lao động có thể thích ứng, trong đó tất cả những người có khả năng làm việc được khuyến khích phát triển các kỹ năng, kiến thức, công nghệ và khả năng thích ứng để cho phép họ tham gia và duy trì việc làm trong suốt cuộc đời làm việc của họ

(HM Treasury, 1997, p.1)

1.2 KHÁI NIỆM SINH VIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG

1.2.1 Khái niệm sinh viên

Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục Đại học, theo học chương trình đào tạo Cao đẳng, chương trình đào tạo Đại học

Theo Mác, sinh viên là “tổng hòa của các quan hệ xã hội” Bên cạnh đó, họ còn mang những đặc điểm riêng biệt: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, có tri thức và đang được đào tạo chuyên môn Sinh viên vì thế rất dễ tiếp thu, thích cái mới, sự tìm tòi và sáng tạo Đây là nhóm khá

nhạy cảm với các vấn đề về chính trị - xã hội và cần có định hướng tốt (Hoàng Anh, 2021)

1.2.2 Các đặc điểm của sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới tốt nghiệp là một phần của thế giới hiện đại hóa và số hóa này,

và họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi xã hội Ở hầu hết các quốc gia, sinh viên mới ra trường phải đối mặt với những khó khăn nhất định: gặp khó khăn khi tìm việc làm, sự phức

tạp trong hòa nhập công việc (Carole Serhan, Haritini Tsangari, Dolores Sanchez Bengoa và cộng sự, 2016) Nếu nói đến vấn đề về năng lực của các bạn sinh viên mới

ra trường, thì nhiều nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên mới ra trường hiện nay thiếu

ba phẩm chất chính là: tư duy phản biện, sáng kiến và kỹ năng giao tiếp hiệu quả

(Ministry of Higher Education Malaysia, 2012)

Một bài báo cáo của Navigos Group năm 2020 thực hiện dựa trên việc phân tích kết quả từ 1.000 bài kiểm tra 3E-IP của đơn vị này, chuyên dùng đánh giá năng lực của ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại Họ cho rằng khi đi làm, nhân viên

Trang 39

mới ra trường thường có tham vọng cao hơn, dễ tạo thiện cảm, không mưu cầu ổn định nhưng kém khả năng lắng nghe Theo thống kê, có đến 91% sinh viên mới ra trường thể hiện sự tham vọng cao ở các mức độ khác nhau, trong đó 24% có sự tham vọng cao và 67% ở mức trung bình Với mức năng lượng và tham vọng cao, Navigos Group cho rằng, có đến 29% các bạn trẻ thế hệ Z thể hiện xu hướng phát triển thành quản lý trên nấc thang doanh nghiệp

Xu hướng tiếp theo được ghi nhận là xu hướng đóng góp cho cộng đồng Theo

đó, 28% nhóm sinh viên mới ra trường có xu hướng phát triển bản thân để đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn Chỉ 3% trong số kết quả kiểm tra nhóm nhân viên cho thấy

xu hướng trở thành chủ doanh nghiệp khởi nghiệp Theo đó, nhóm nhân viên này có đặc điểm biết tối ưu năng lực bản thân để vượt qua khó khăn và phát triển ra những điều mới mẻ Theo Navigos Group, trước áp lực chung của công việc, nhóm sinh viên mới ra trường có 22% chịu áp lực “rất tốt” và 52% chịu áp lực ở mức “tốt”

1.3 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM

1.3.1 Khái niệm thị trường lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công” Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công

Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm này còn đa dạng và phong phú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động ), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên là người lao động

tự do và một bên là người sử dụng lao động”

1.3.2 Thực trạng thị trường lao động TP.HCM năm 2022

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đến từ khắp mọi nơi

và tìm việc làm ở khắp các tỉnh thành Tuy nhiên, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều chọn ở lại TP HCM để phát triển sự nghiệp vì đây là một môi trường năng động, đa dạng về việc làm và thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước

Trang 40

TP.HCM dễ dàng đáp ứng được khả năng tìm việc làm cũng như là nơi để phát triển sau này

TP.HCM sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, mọi hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, thị trường lao động - việc làm đã có những bước tiến vượt bậc khi một loạt chính sách lớn của Chính phủ nhằm phục hồi nền kinh tế

Trong năm 2021, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường lao động TP.HCM đã khiến hơn 300.000 lao động về quê tránh dịch Hiện tại, Thành phố cơ bản đã phục hồi sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện vẫn thiếu lao động Trước đó, báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM cho biết, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của TP.HCM trong tháng 9 tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 119,0% so với cùng kỳ Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số lao động tăng 12,2% so với cùng kỳ Cục Thống kê Thành phố cũng dự báo, trong ba tháng cuối năm 2022, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có 41,5% đánh giá tốt hơn, 36,3% cho rằng vẫn giữ ổn định trong khi 22,2% cho biết có khó khăn hơn

Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI) đã đưa ra nhận định nêu trên, đồng thời dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong ba tháng cuối năm 2022 ước khoảng 69.500

- 77.100 chỗ làm việc, đặc biệt tập trung vào dịp cuối năm nhằm phục vụ sản xuất các đơn hàng tết Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở lĩnh vực thương mại, dịch

vụ (chiếm 66%), tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (chiếm 33%) Nhu cầu lao động ở 9 ngành dịch vụ chiếm 56%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố (gồm cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su) chiếm 19% Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm tết, chiếm 15%

Khảo sát của FALMI cho biết thêm, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là lao động

đã qua đào tạo chiếm 84%; trong đó, trình độ Đại học trở lên chiếm 16%, Cao đẳng 24%, Trung cấp 28%, sơ cấp 14% Một khảo sát của FALMI tại 23.500 doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên toàn Thành phố cho kết quả, trong tổng nhu cầu hơn 63.000 lao động cầu tuyển dụng có trên 8.000 lao động với mức lương trên 20 triệu đồng ở các vị trí giám đốc, bác sĩ nha khoa, kế toán trưởng Hơn 5.000 lao động với mức

Ngày đăng: 23/02/2024, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w