Nhận thấy tiềm năng phục hồi và vực dậy của ngành công nghiệp sơn xây dựng này, tôi quyết định lựa chọn Công ty TNHH một thành viên thương mại Tuyền Thịnh để phân tích chi tiết hơn về cá
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI NGHIÊN CỨU MÔN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Đề tài
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
GVHD: Phạm Hữu Hà
Mã học phần: 010100012101
Sinh viên thực hiện: Đỗ Trần Phương Anh – 2153410114
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1/2024
Trang 2PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày tháng năm 2024
Giảng viên chấm bài
(ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3MỤC LỤC
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
1.2 TẠI SAO CẦN QUẢN TRỊ RỦI RO 5
1.2.1 Rủi ro là gì? 5
1.2.2 Quản trị rủi ro là gì? 5
1.2.3 Tại sao cần quản trị rủi ro? 5
II PHÂN TÍCH RỦI RO XẢY RA TRONG DOANH NGHIỆP 6
2.1 CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA 6
1 Rủi ro về cạnh tranh thị trường 6
2 Rủi ro về số lượng sản phẩm (thiếu/ thừa) 6
3 Rủi ro về chất lượng sản phẩm 6
4 Rủi ro về khả năng vận chuyển 7
5 Rủi ro về văn bản pháp lý 7
6 Rủi ro về giá 7
7 Rủi ro về nhân sự 7
8 Rủi ro về tài chính 7
9 Rủi ro thiếu khách hàng 8
10 Rủi ro về các yếu tố khác 8
2.2 ĐO LƯỜNG RỦI RO 8
2.3 GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT RỦI RO 10
III KẾT LUẬN 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra; mọi doanh nghiệp và tổ chức đều phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các
sự kiện bất ngờ, có hại có thể khiến công ty bị tổn thất về doanh thu, danh tiếng của mình hoặc trường hợp xấu nhất là phá sản Vậy nếu xảy ra những tình huống như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải xử lý ra sao?
Bài tiểu luận sau đây sẽ trình bày rõ hơn về các khái niệm quản trị rủi ro và phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với Công ty TNHH một thành viên thương mại Tuyền Thịnh- Đại
Lý và Công Ty Phân Phối Sơn
Trang 5I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau giai đoạn trì trệ ngành công nghiệp xây dựng do đại dịch Covid 19, quá trình đô thị hóa đã được đẩy lên nhanh chóng, nhu cầu sửa chữa và trang hoàng nhà cửa của người tiêu dùng ngày càng tăng cao Với sự tham gia ồ ạt của các nhà sản xuất sơn và chất phủ
đa quốc gia hàng đầu như Nippon, Jotun và các công ty trong khu vực Đông Nam Á như Toa, 4 Oranges, ngành sơn và chất phủ tại Việt Nam đã mở rộng công suất đáng kể trong những năm gần đây Nhận thấy tiềm năng phục hồi và vực dậy của ngành công nghiệp sơn xây dựng này, tôi quyết định lựa chọn Công ty TNHH một thành viên
thương mại Tuyền Thịnh để phân tích chi tiết hơn về các rủi ro có thể xảy đến và nêu ra một số biện pháp quản trị rủi ro
Tên công ty: Tuyền Thịnh- Công ty TNHH một thành viên thương mại Tuyền Thịnh Ngành nghề kinh doanh: Sơn Nội Ngoại Thất - Đại Lý và Công Ty Phân Phối Sơn Ngày hoạt động: 28/ 10/2010
Mã số thuế: 0310415389
Địa chỉ: 242 Phan Văn Khỏe, Phường 05, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
1.2 TẠI SAO CẦN QUẢN TRỊ RỦI RO
1.2.1 Rủi ro là gì?
Rủi ro là khả năng xảy ra một sự kiện bất lợi hoặc không mong muốn, gây thiệt hại, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu dự án hay toàn bộ doanh nghiệp Nó là một tình huống không chắc chắn và có thể có cả kết quả tích cực lẫn tiêu cực Rủi ro có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và hoạt động kinh doanh
1.2.2 Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là một quy trình quan trọng để doanh nghiệp xác định, phân tích, ngăn chặn các rủi ro không mong muốn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
và tăng khả năng tận dụng cơ hội Đây là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan trong tổ chức
1.2.3 Tại sao cần quản trị rủi ro?
Giảm thiểu thiệt hại
Quản trị rủi ro giúp tổ chức nhận biết và đối phó với các rủi ro tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề lớn Bằng cách xác định, đánh giá các rủi ro, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp chúng xảy ra
Tăng cường hiệu quả hoạt động
Đối với một doanh nghiệp, đánh giá và quản lý rủi ro là cách tốt nhất để chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra Các nhà quản lý sẽ tận dụng thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt, cải thiện quy trình làm việc, tối ưu hóa tài nguyên và tăng cường hiệu suất tổ chức
Tạo cơ hội
Trang 6Bằng cách nhận diện, đánh giá các cơ hội tiềm năng, doanh nghiệp có thể phát hiện các
cơ hội mới, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và tăng cường lợi thế cạnh tranh
Sử dụng hợp lý dòng tiền đầu tư
Quản trị rủi ro giúp nhận biết, đánh giá và quản lý các rủi ro này để đảm bảo rằng dòng tiền đầu tư được sử dụng một cách hiệu quả, mang lại lợi nhuận tối đa
II PHÂN TÍCH RỦI RO XẢY RA TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA
Các rủi ro có thể gặp phải khi là một nhà phân phối sơn tường bao gồm:
1 Rủi ro về cạnh tranh thị trường
Thị trường sơn tường ở Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là sau đại dịch Covid ngành công nghiệp xây dựng tăng trưởng vượt bậc, người tiêu dùng có xu hướng chăm sóc, trang hoàng cho nơi ở của mình hơn Vì thế, trên thị trường đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp/ gián tiếp trong ngành, gây áp lực về giá cả, đa dạng hàng hóa và chất lượng sản phẩm
2 Rủi ro về số lượng sản phẩm (thiếu/ thừa)
Là một nhà phân phối, doanh nghiệp phải liên tục nhận hàng và phân phối cho các đại lý nhỏ lẻ/ người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, nhà phân phối luôn phải phụ thuộc vào nhà cung cấp về hàng hóa Nếu nhà cung cấp sơn tường chính đột ngột ngừng cung cấp sản phẩm, nhà phân phối có thể gặp khó khăn trong việc duy trì liên kết cung ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Rủi ro về số lượng sản phẩm được chia thành 2 trường hợp:
+ Thiếu sản phẩm: Nhà phân phối sơn tường có thể gặp rủi ro khi khách hàng có
nhu cầu mua sản phẩm nhiều nhưng kho không đủ hoặc các nhà sản xuất không thể đáp ứng được yêu cầu về số lượng sản phẩm Điều này có thể xuất
phát từ sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, có thể kể đến như: Sự cố về nguyên vật liệu, thiếu nhân lực, lỗi máy móc… Tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho sẽ gây ảnh hưởng về doanh thu của doanh nghiệp, trường hợp nặng hơn là doanh nghiệp
sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ
+ Quá nhiều sản phẩm: Nhà phân phối sơn tường có thể gặp rủi ro quá nhiều
sản phẩm trùng lặp (về công dụng, tính năng, màu sắc, ) khi các nhà sản xuất
có nhiều sản phẩm tương tự Có nhiều nghiên cứu chứng minh, việc có quá
nhiều lựa chọn sẽ khiến cho khách hàng không xác định được những sản phẩm phù hợp nhất cho mục đích sử dụng của họ, khách hàng sẽ không xử lý kịp thông tin và có khuynh hướng chần chừ, không quyết định mua hàng ngay Thậm chí khách hàng sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mất hứng thú và không muốn tiếp tục mua hàng
3 Rủi ro về chất lượng sản phẩm
Trang 7Sơn tường là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của người sử
dụng Nếu sơn tường được cung cấp không đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách
hàng, có thể xảy ra các vấn đề phản hồi tiêu cực, mất uy tín và ảnh hưởng đến doanh thu
4 Rủi ro về khả năng vận chuyển
Nhà phân phối có thể gặp phải rủi ro vận chuyển khi khách hàng của mình ở khu vực
xa hoặc có nhu cầu sản phẩm nhiều Với việc phải vận chuyển hàng hóa từ nhà cung
cấp đến khách hàng, có thể xảy ra các vấn đề như mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ trong quá trình vận chuyển, dễ gây ra phiền hà và mất lòng tin của khách hàng
o Rủi ro về văn bản pháp lý
Các nhà phân phối sơn tường phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh, an toàn và môi trường Nếu vi phạm, nhà phân phối có thể phải đối mặt với phạt tiền, lệ phí, hoặc hậu quả pháp lý khác
Có thể kể đến như: Chế độ bảo hành: Nhà phân phối khi hợp tác với các nhà thầu xây dựng cần lưu ý cam kết dài hạn, tùy thuộc vào tính chính xác của quá trình thi công và sản phẩm mà sẽ bảo hành cho khách hàng của mình; Phòng cháy chữa cháy; Môi
trường;
o Rủi ro về giá
Nhà phân phối sơn tường có thể gặp rủi ro giá cao khi các nhà sản xuất tăng giá sản
phẩm, bởi nhiều yếu tố tác động đến như: Các nguyên liệu khan hiếm, thay đổi nguyên liệu, thiết bị, vận chuyển, Việc giá thành sản phẩm tăng bất chợt đòi hỏi nhà phân phối phải tính toán kỹ lưỡng để cân bằng giá bán, tránh thâm hụt tài chính cho doanh nghiệp
và tránh sự bất mãn của khách hàng
o Rủi ro về nhân sự
Nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một nhà phân phối sơn tường Nhà phân phối sơn tường có thể gặp rủi ro khi khách hàng có nhu cầu sản phẩm nhiều và nhân công không đủ Vì thế, nhà phân phối cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách bài bản Nếu nhân viên không có chuyên môn, nghiệp vụ, nhà phân phối
sẽ gặp khó khăn trong việc kinh doanh
o Rủi ro về tài chính
Trang 8Kinh doanh sơn tường cần một khoản vốn đầu tư ban đầu khá lớn Ngoài ra, nhà phân phối cũng cần có nguồn vốn lưu động để xoay vòng hàng hóa Việc không dủ nguồn vốn sẽ tác động đến số lượng hàng đặt, doanh thu và kể cả uy tín của nhà phân phối
o Rủi ro thiếu khách hàng
Mặc dù nhà phân phối sơn Tuyền Thịnh đã hoạt động trong thị trường sơn 14 năm (từ năm 2010), đã có lượng khách hàng ổn định nhưng việc thiếu khách hàng vẫn có thể xảy ra Nếu doanh nghiệp có mâu thuẫn hay gây nên bất mãn với khách hàng, hoặc gặp
sự cố không mong muốn và mất đi lượng khách hàng hiện tại thì sẽ là một tổn thất nghiêm trọng với doanh nghiệp
o Rủi ro về các yếu tố khác
Thị trường sơn tường là thị trường dễ biến động bởi các yếu tố như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, thời tiết,
+ Kinh tế: Thị trường sơn tường có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế,
làm giảm nhu cầu và đẩy giá sơn xuống Nếu nhu cầu giảm sút hoặc không ổn định, nhà phân phối có thể đối mặt với tình hình tài chính chịu ảnh hưởng xấu và lợi nhuận
+ Chính trị: Các yếu tố chính trị và luật pháp luôn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Ví dụ như việc thay đổi đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới
+ Thời tiết: Do tính đặc thù của sơn (không thể thi công dưới trời mưa, tuyết, hay
sương mù hoặc khi nhiệt độ dưới 3 độ) nên khi thời tiết có chuyển biến xấu, doanh nghiệp sẽ nhận được ít đơn đặt hàng hơn Có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp
2.2 ĐO LƯỜNG RỦI RO
Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Mức độ nghiêm trọng
Mức độ nghiêm trọng được định nghĩa là mức độ ảnh hưởng của rủi ro xảy ra đối với sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp
Bảng mức độ nghiêm trọng rủi ro được phân loại như sau:
Trang 92 Rủi ro trung bình
Tần suất xảy ra rủi ro
Đo lường rủi ro
Dựa vào các thông tin đã thu thập từ nhà phân phối sơn Tuyền Thịnh và sử dụng phương pháp tổng hợp cùng với phương pháp khách quan, tác giả có thể lập bảng đo lường rủi ro như sau:
Với công thức tính mức độ rủi ro = Tần suất x Mức độ nghiêm trọng Và được quy đổi thành cấp độ rủi ro như sau: 1-5: Thấp; 6-10: Trung bình; 11-15: Cao; 16-20: Rất cao
Số
thứ
tự
Rủi ro xảy ra Mức độ tần
suất được đánh giá
Mức độ nghiêm trọng được đánh
giá
Mức độ rủi ro
Cấp độ rủi ro
1 Rủi ro cạnh tranh
thị trường
2 Rủi ro về số lượng
sản phẩm (thiếu/
thừa)
bình
Trang 103 Rủi ro về chất
lượng sản phẩm
4 Rủi ro về khả năng
5 Rủi ro về văn bản
pháp lý
bình
9 Rủi ro thiếu khách
bình
2.3 GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT RỦI RO
1 Rủi ro cạnh tranh thị trường
Nhà phân phối cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng để cạnh tranh với các đối thủ khác, phù hợp với thị trường Chiến lược kinh doanh cần bao gồm các yếu tố như: phân khúc thị trường, định vị thương hiệu, giá
cả, kênh phân phối, Ngoài ra, nhà phân phối cũng cần thường xuyên
Trang 11cập nhật xu hướng thị trường để có những điều chỉnh phù hợp
2 Rủi ro về số lượng sản phẩm
(thiếu/ thừa)
Liên tục kiểm kê hàng hóa trong kho, nên sử dụng các công cụ quản lý hàng tồn kho để đạt hiệu quả hơn Dự báo nhu cầu thị trường cùng với kinh nghiệm cá nhân doanh nghiệp để tránh tình trạng thiếu/ thừa sản phẩm khi đặt
hàng bên nhà sản xuất
3 Rủi ro về chất lượng sản
phân phối cần lựa chọn nhà cung cấp
uy tín, có thương hiệu và cần thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm trước/ sau khi nhập hàng
chuyển Có thể được giải quyết bằng việc nângcấp phương tiện vận chuyển hoặc thuê
các bên thứ 3 vận chuyển nhằm tăng khả năng cung cấp sản phẩm
5 Rủi ro về văn bản pháp lý
Để tuân thủ các quy định pháp luật, nhà phân phối cần tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến kinh doanh sơn tường, cần có nhân lực có chuyên môn về pháp lý, tránh vi phạm các quy định
nhắc giá trước khi nhập hàng từ nhà cung cấp, từ đó điều chỉnh số lượng đặt hàng, tăng hiệu quả của quản lý
nhà phân phối
Để tuyển dụng và đào tạo nhân viên hiệu quả, nhà phân phối cần xác định
rõ yêu cầu về chuyên môn, nghiệp
vụ của nhân viên, cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng vị trí công việc.Điều này giúp
Trang 12nâng cấp khả năng cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp
Để quản lý tài chính hiệu quả, các nhà phân phối cần lập kế hoạch tài chính cụ thể, bao gồm các yếu tố như: vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, Đồng thời, nhà phân phối cũng cần thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời
Việc nâng cấp marketing, tăng sự quan tâm của khách hàng và tăng khả năng bán là những giải pháp nhà phân phối nên áp dụng để giữ vững mối quan hệ với khách hàng, cũng như mở rộng thêm quy mô hoạt động của doanh nghiệp
hóa, thời tiết,… là những nhân tố không thể kiểm soát được Vì vậy, biện pháp khắc phục cần thiết mà nhà phân phối nên quan tâm là cập nhật thông tin kinh tế trong và ngoài nước, chính sách kinh doanh có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào các thông tin
đã có cùng với kinh nghiệm các nhân
để dự đoán nhu cầu thị trường và lên
kế hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng bất động, gây tổn thất lớn đến tình hình hoạt động
III KẾT LUẬN
Trang 13Thời gian qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính bất ổn và một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là do việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp chưa tốt Vì vậy, việc đưa ra những quyết định quản trị rủi ro để giảm thiểu những tổn thất tiềm ẩn là điều bức thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ra bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp như hiện nay
Trên cơ sở bề dày kinh nghiệm cũng như uy tín mà nhà phân phối sơn Tuyền Thịnh đã tạo dựng trong 14 năm qua, nhà phân phối sơn Tuyền Thịnh đã có những thuận lợi hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành về kinh nghiệm, uy tín, lượng khách hàng Nhưng không vì vậy mà xem nhẹ các rủi ro có thể xảy ra
Bài nghiên cứu này đã được tác giả tìm hiểu, thu thập thông tin, liệt kê ra những rủi ro
có thể gặp phải cùng với đánh giá, đo lường mức độ rủi ro và đưa ra một số biện pháp kiểm soát rủi ro
Mong mọi người có thể cùng tìm hiểu, đánh giá và góp ý cho bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn
`
Trang 14~HẾT~