Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viênTrường ĐHSP TP.HCM Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: lịch sử nghiên cứu đề tài; xây dựng những khái niệm cơ bản như khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc.
Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSPTP.HCM Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM hiện nay.
Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung khảo sát các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Trong đó, các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc được phân loại theo hai khía cạnh: (1) Khía cạnh cảm xúc: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc; (2) Khía cạnh nhận thức: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý.
Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Giả thuyết nghiên cứu
Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với nhau và biểu hiện ở mức khác nhau.
Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ cảm nhận hạnh phúc theo giới tính (nam và nữ), khối ngành (sư phạm và ngoài sư phạm) và năm học (năm 1 và năm 4).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan và một số đặc điểm tâm lý sinh viên có liên quan đến cảm nhận hạnh phúc.
Cách thực hiện: phân tích, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu, tài liệu, các bài viết… có liên quan đến hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên… trên cơ sở đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận tâm lý học về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Cách thực hiện: nêu mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của phiếu điều tra và hướng dẫn sinh viên cách thức thực hiện Sau khi sinh viên trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra xong thì tiến hành thu lại phiếu.
Mục đích: thu thập thêm thông tin để bổ trợ cho phương pháp điều trả bằng bảng hỏi.
Cách thực hiện: đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về cuộc sống của sinh viên nói chung và đánh giá của họ Bên cạnh đó trao đổi một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để thấy được rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận phúc của sinh viên Khi sử dụng phương pháp này, người phỏng vấn cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của sinh viên Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết rõ rang theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu.
6.2.2 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: mã hóa và xử lý các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu.
Cách thực hiện: sử dụng chương trình SPSS để sử lý các thông số sau: tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T- test và tương quan Pearson.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA
Lịch sử nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc
1.1.1 Lịch sử các nghiên cứu ở nước ngoài
Từ cuối thế kỉ 20, môn khoa học về hạnh phúc bắt đầu phát triển nhanh chóng ở phương Tây Lý giải đầu tiên cho sự phát triển về khoa học hạnh phúc là người dân ở các quốc gia phương Tây đã đạt được một mức độ phong phú vật chất và sức khỏe cho phép họ vượt ra ngoài sự tồn tại chỉ trong việc tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp Mọi người đang bước vào một thế giới “hậu vật chất”, trong đó con người quan tâm đến các vấn đề về chất lượng cuộc sống hơn sự thịnh vượng kinh tế Thứ hai là vì ở phương Tây đặc biệt dân chủ - tôn trọng những gì mọi người suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của họ Mọi người không bằng lòng để các chuyên gia đánh giá cuộc sống của họ; họ tin rằng ý kiến của họ quan trọng Ngoài ra, người phương Tây rất quan tâm đến cảm xúc và niềm tin của chính họ Do đó, việc nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở phương Tây phát triển sớm Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc phát triển các phương pháp khoa học để nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc Vì những lý do này, nghiên cứu khoa học về cảm nhận hạnh phúc đã phát triển thành một ngành học thuật và áp dụng chính từ đầu thế kỉ 21 ở phương Tây (Diener, Lucas, & Oishi, 2002).
Năm 2010, tác giả Vanessa González Herero thực hiện nghiên cứu “Hoạt động thường ngày là yếu tố trung gian giữa nhân cách và hạnh phúc chủ quan của người lớn tuổi” Mục đích của nghiên cứu này là xem xét vai trò trung gian của việc tham gia vào các hoạt động đời sống hàng ngày đến mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến nhân cách như lòng tự trọng, sự lạc quan và cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở người lớn tuổi Tây Ban Nha Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên
250 khách thể (150 người về hưu và 100 công nhân) từ tuổi trung niên đến tuổi nghỉ hưu Công cụ nghiên cứu của đề tài là các thang đo như sau: “thang đo Rosenberg”,
“thang đo lạc quan”, “thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực”, “thang đo về sự hài lòng với cuộc sống” và tần suất tham gia của họ vào cuộc sống hàng ngày các hoạt động (hoạt động xã hội, sử dụng truyền thông đại chúng, xây dựng kiến thức, hoạt động gia đình và sở thích, hoạt động sáng tạo, hoạt động bên ngoài nhà, các hoạt động dịch vụ cộng đồng và vui chơi) Kết quả cho thấy các hoạt động xã hội là biến trung gian trong mối quan hệ giữa các biến nhân cách (lòng tự trọng và sự lạc quan) và hạnh phúc chủ quan (Herero & Extremera, 2010).
Năm 2011, Tác giả Junghyun Kim và Jong-Eun Roselyn Lee thực hiện nghiên cứu “Con đường hạnh phúc của Facebook: Ảnh hưởng của số lượng bạn bè trên Facebook vả sự tự thể hiện đến cảm nhận hạnh phúc” Nghiên cứu này điều tra xem liệu Facebook có làm tăng cảm nhận hạnh phúc của người dùng ở độ tuổi đại học hay không bằng cách tập trung vào số lượng bạn bè trên Facebook và sự tự thể hiện bản thân Một phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được xây dựng theo khảo sát cắt ngang của người dùng Facebook là sinh viên đại học (N = 391) cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook có mối liên hệ tích cực với cảm nhận hạnh phúc Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có tương quan phi tuyến (đường cong hình chữ U ngược) giữa bạn bè trên Facebook và nhận được hỗ trợ xã hội Nghiên cứu cho thấy số lượng bạn bè trên Facebook và tự thể hiện tích cực có thể nâng cao sức khỏe chủ quan của người dùng (Kim & Lee, 2011).
Năm 2012, nhóm tác giả Tayfun Doğan, Fatma Sapmaz, Fatma Dilek Tel,Seda Sapmaz, Selin Temizel thực hiện nghiên cứu “Ý nghĩa cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học Thổ Nhĩ Kỳ” Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các mối quan hệ giữa ý nghĩa trong cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc Mẫu nghiên cứu bao gồm 232 sinh viên đại học (171 nữ và 61 nam) từ Đại học
Sakarya Nghiên cứu sử dụng thang đo “Sự hài lòng với cuộc sống”, thang đo
“ảnh hưởng tích cực - tiêu cực” và bảng hỏi “ý nghĩa của cuộc sống” để thu thập dữ liệu Trong phân tích dữ liệu, các hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội được sử dụng Các phát hiện cho thấy rằng sự hiện diện của ý nghĩa trong cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống dự đoán đáng kể sức khỏe chủ quan (Doğan, Sapmaz, Tel, Sapmaz, & Temizel, 2012).
Năm 2013, tác giả Betsey Stevenson và Justin Wolfers thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và thu nhập Nhiều học giả đã lập luận rằng một khi "nhu cầu cơ bản" đã được đáp ứng, thu nhập tăng thêm không liên quan đến sự gia tăng hơn nữa về sức khỏe chủ quan Betsey Stevenson và Justin Wolfers đánh giá tính chính xác của lập luận này khi so sánh nước giàu và người nghèo, người giàu và người nghèo trong một quốc gia Phân tích nhiều bộ dữ liệu, nhiều định nghĩa về "nhu cầu cơ bản" và nhiều câu hỏi về hạnh phúc, tác giả không tìm thấy sự hỗ trợ nào cho lập luận trên Theo nghiên cứu này, mối quan hệ giữa hạnh phúc và thu nhập gần như là tuyến tính và không giảm khi thu nhập tăng (Stevenson & Wolfers, 2013).
Năm 2014, nhóm tác giả Fredrik Carlsson, Elina Lampi, Wanxin Li và Peter Martinsson thực hiện nghiên cứu “Cảm nhận hạnh phúc giữa trẻ vị thành niên và cha mẹ của chúng” Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ và con cái họ thực sự có mối tương quan đáng kể, tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của họ là khác nhau Các yếu tố về thu nhập, học vấn, sức khỏe và không bị ly dị ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc ở các bậc cha mẹ Thay vào đó, cảm nhận hạnh phúc của trẻ vị thành niên được xác định bởi các loại tương tác khác nhau với bạn bè và cha mẹ, trong đó có bị bắt nạt hay không là một trong những yếu tố quan trọng nhất (Carlsson,ElinaLampi, Li, & Martinsson, 2014).
Năm 2015, Carmen Stoica đã nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy cảm nhận hạnh phúc không chỉ là một sản phẩm của các yếu tố tình huống mà còn dựa một phần vào nhịp sinh học cơ bản Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra các thành tố của cảm nhận hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ Những khách thể nghiên cứu tự đánh giá các thông số về giấc ngủ, tâm trạng, sự hài lòng về nhận thức và sự tỉnh táo được đánh giá bởi những người tham gia trong khoảng thời gian 14 ngày liên tiếp. Tác giả kết luận rằng tâm trạng bị ảnh hưởng bởi mức độ nghỉ ngơi trước khi thức dậy là một yếu tố dự báo có ý nghĩa thống kê ở mức độ biểu thị tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ đối với sức khỏe hằng ngày (Stoica, 2015).
Năm 2016, Seydi Ahmet Satici thực hiện nghiên cứu “Lỗ hổng tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc: Vai trò trung gian của hy vọng” Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của hy vọng về mối liên hệ giữa tính dễ bị tổn thương về tâm lý, khả năng phục hồi và cảm nhận hạnh phúc Khách thể bao gồm 332 sinh viên đại học (195 nữ và 137 nam) từ hai trường đại học ở Thổ Nhĩ
Kỳ Dữ liệu được thu thập bằng thang đo “tổn thương tâm lý”, thang đo ‘khả năng phục hồi (bảng ngắn)”, thang đo “hy vọng”, thang đo “mức độ hài lòng với cuộc sống” và bảng hỏi “ảnh hưởng tích cực và tiêu cực” Mô hình cấu trúc tuyến tính cho kết quả rằng hy vọng là yếu tố trung gian tác động của khả năng phục hồi đối với cảm nhận hạnh phúc và hy vọng cũng là yếu tố trung gian tác động của tổn thương tâm lý (Satici, 2016).
Năm 2017, nhóm tác giả ở Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học qua yếu tố trung gian là sự đố kị và giới tính” Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng trang mạng xã hội một cách tiêu cực có thể làm ảnh hưởng xấu đến mức độ cảm nhận hạnh phúc Khách thể nghiên cứu bao gồm 707 sinh viên đại học Trung Quốc có độ tuổi trung bình là 19.06 (với độ lệch chuẩn là 1.12) đã trả lời các câu hỏi ẩn danh liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, sự đố kị và cảm nhận hạnh phúc. Kết quả cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hội một cách tiêu cực và cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố trung gian là sự đố kị Hơn nữa, yếu tố trung gian của sự đố kị bị phụ thuộc bởi giới tính, sự đố kị cao hơn ở nữ giới (Ding, Zhang, Wei, Huange, & Zhou, 2017).
Những nghiên cứu liên quan đến “Cảm nhận hạnh phúc” ngày càng được quan tâm trên thế giới với nhiều góc tiếp cận khác nhau Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc (thu nhập, chất lượng cuộc sống, …) được thực hiện lại nhằm kiểm chứng độ tin cậy của những nghiên cứu trước. Ngoài ra, những nhà nghiên cứu còn quan tâm đến những yếu tố trung gian tác động đến cảm nhận hạnh phúc Với khách thể là sinh viên, yếu tố liên quan đến mạng xã hội thường được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có thể nói, lý do các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc được quan tâm là nhằm cải thiện mức độ cảm nhận hạnh phúc của con người.
1.1.2 Lịch sử các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đề tài “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông dân” của tác giả Phan Thị Mai Hương đăng trong tạp chí Tâm lý học số 8 năm 2014 là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề cảm nhận hạnh phúc tại Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia đình hộ nông dân ở HưngYên, Sơn La, Bình Định và Thái Nguyên Tác giả Phan Thị Mai Hương đã rút ra một số kết luận: “Nhìn chung người nông dân khá hài lòng với cuộc sống của mình Bên cạnh đó, công việc và đời sống vật chất của gia đình là hai yếu tố chi phối mạnh nhất đến mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung của họ Cuối cùng,mức độ hài lòng chung có kết quả tương quan với thu nhập có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng không cao Kết quả đã gợi ý những điểm cần chú ý cải thiện để người nông dân sống cuộc sống hạnh phúc hơn.” (Phan Thị Mai Hương, 2014).
THỰC TRẠNG CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM
Tổ chức nghiên cứu thực trạng
Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
2.1.2 Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 200 sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM.
Bảng 2.1 Bảng thông tin khách thể
Tiêu chí khách thể Số lượng Tỉ lệ (%)
2.1.3 Tiến trình nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tang cường cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên Đề tài này thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu sinh viên.
2.1.4.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp này là để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trong đó, kết cấu bảng hỏi được xây dựng theo cấu trúc như sau:
Phần 1: Phần thông tin của khách thể khảo sát: Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát: giới tính, chuyên ngành và năm theo học bậc đại học.
Phần 2: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Gồm 2 câu sau:
Thang đo cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Hạnh phúc cảm xúc Items 1, 2, 3
Hạnh phúc xã hội Item 4, 5, 6, 7, 8 Hạnh phúc tâm lý Item 9, 10, 11, 12, 13, 14 Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc Câu 2 của sinh viên
Yếu tố thể chất Item 1, 2, 3 Yếu tố tinh thần Item 4, 5, 6
2.1.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương phá này là bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ những nhận xét trong đề tài. Đề tài đưa ra những câu hỏi mở là nhnwgx câu hỏi tìm hiểu về cuộc soonhs của sinh viên và đánh giá của họ Bên cạnh đó, đề tài cũng trao đổi về một số trải nghiệm cụ thể của sinh viên để qua đó thấy rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Lựa chọn ngẫu nhiên 5 bạn sinh viên của trường ĐHSP TP.HCM để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài Mỗi sinh viên được phỏng vấn 1 lần với thời gian từ 20 – 30 phút. đã chuẩn bị.
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả khảo sát: tần số, tỷ lệ, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-Test, tương quan. Đề tài thống nhất trong kiểm nghiệm T-Test, khi mức ý nghĩa ≤ 0.05 cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê Trong kiểm nghiệm tương quan, căn cứ vào mức độ phân loại tương quan của tác giả Dương Thiệu Tổng (2005):
- Nếu tương quan thuận (dương, r > 0.00 đến r < 1.00):
+ Từ 80 → 1.00: tương quan cao, rất tin cậy.
+ Từ 60 → 79: tương quan từ vừa phải đến đáng kể.
+ Từ 40 → 59: tương quan trung bình.
+ Từ 00 → 19: tương quan không đáng kể, có thể do may rủi.
- Nếu tương quan nghịch (âm, r > - 1.00 đến r < 0.00), các mức độ vẫn giống như trên nhưng theo chiều ngược lại.
2.1.5.1 Thang đo cảm nhận hạnh phúc của C.L Keyes
Thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo MentalHealth Continuum - thang đánh giá hạnh phúc do Ryff và Keyes ở Đại họcEmory xây dựng (Ryff và Keyes 1995) Kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí chuyên đề: Nghiên cứu Xã hội và Y tế 2002, số 43 (tháng 6).
Thang đo nguyên bản gồm 40 mệnh đề với 7 mệnh đề đo mức độ cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc, 18 mệnh đề cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý và 15 mệnh đề đo hạnh phúc về mặt xã hội (Keyes, 2002) Sau đó tác giả xây dựng thang đo dạng ngắn gọn với 14 mệnh đề được đánh giá phù hợp với mọi người trên 12 tuổi (Barakat & Donahoe, 2016).
Thang đo cảm nhận hạnh phúc bản rút gọn phiên bản Tiếng Anh (MHC-SF) có độ tin cậy tuyệt vời (> 0,80) (Lamers, Westerhof, Bohlmeijer, ten Klooster, & Keyes, 2011) Cấu trúc ba yếu tố của các dạng nguyên bản và rút gọn của MHC bao gồm tình cảm, tâm lý và xã hội đã được kiểm tra trong các mẫu đại diện quốc gia của người trưởng thành Hoa Kỳ (Gallagher, Lopez, & Preacher, 2009), sinh viên đại học (Robitschek & Keyes, 2009) Ở châu Á, thang đo này được thích ứng ở Trung Quốc với hệ số tin cậy 0.80 (Guo và c.s., 2015) Ở Việt Nam, thang đo dạng ngắn gọn (Mental Health Continuum Short Form – MHC-SF) đã được tác giả Trương Thị Khánh Hà định chuẩn tại Việt Nam với tên gọi “thang đo hạnh phúc chủ quan” năm 2015 (Hoàng Thị Trang, 2015). Đề tài này sử dụng thang đo này để tìm hiểu cảm nhận của khách thể nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trên 3 mặt: cảm xúc, xã hội và tâm lý cá nhân Thang đo bao gồm 14 mệnh đề, được nhóm thành 3 phương diện: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý.
Mỗi mệnh đề của thang đo có 6 phương án trả lời: 0- Không lần nào; 1 – 1,2 lần trong tháng; 2 – Khoảng mỗi tuần 1 lần; 3 – Khoảng mỗi tuần 2,3 lần; 4 – Gần như hàng ngày; 5 – Hàng ngày Cụ thể như sau:
Hạnh phúc cảm xúc: bao gồm các mệnh đề 1, 2, 3.
Hạnh phúc xã hội: bao gồm các mệnh 4, 5, 6, 7, 8.
Hạnh phúc tâm lý: bao gồm các mệnh đề 9, 10, 11, 12, 13, 14.
Khách thể trả lời chỉ cần chọn phương án mà mình cảm thấy phù hợp nhất với bản thân trong 1 tháng qua với tần suất tương ứng với các mệnh đề được đưa ra trong khoảng từ 0 = “Không lần nào” đến 5 = “Hàng ngày”.
Cách xử lý số liệu của thang đo theo tác giả Keyes (2002) như sau:
Bảng 2.2 Bảng hướng dẫn sử lý số liệu của thang đo cảm nhận hạnh phúc
Nhóm 1: Cảm nhận hạnh Ít nhất có một đáp án là Ít nhất có 6 đáp án là
“gần như hằng ngày” “gần như hằng ngày” phúc ở mức cao
(mức 4) hoặc “hằng (mức 4) hoặc “hằng (flourishing) ngày” (mức 5) ngày” (mức 5)
Nhóm 2: Cảm nhận hạnh Ít nhất có một đáp án là Ít nhất có 6 đáp án là
“không lần nào” (mức “không lần nào” (mức phúc ở mức thấp
0) hoặc “1,2 lần/tháng” 0) hoặc “1,2 lần/tháng” (languishing)
Chủ thể đánh giá không thuộc hai nhóm trên. phúc ở mức bình thường
Cách đánh giá điểm trung bình cộng: o Mức độ 1: mức độ cực kì thấp (0 < ĐTB < 0.83). o Mức độ 2: mức độ rất thấp (0.83 ĐTB < 1.67). o Mức độ 3: mức độ thấp (1.67 < ĐTB < 2.5). o Mức độ 4: mức độ cao (2.5 < ĐTB < 3.33). o Mức độ 5: mức độ rất cao (3.33