1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài quá trình số 3 nghiên cứu những nhân tố dẫn đến sự hình thành chứng “nghiện” mạng xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật tp hcm

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Những Nhân Tố Dẫn Đến Sự Hình Thành Chứng “Nghiện” Mạng Xã Hội Của Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Hoàng Nhi, Đặng Lê Ngọc My, Võ Thị Huyền An, Lê Thị Thanh Thảo, Đặng Bích Ngân, Nguyễn Thị Phương My, Nguyễn Thúy Ngân, Nguyễn Thị Lê Vi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ------ MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BÀI QUÁ TRÌNH SỐ 3 NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CHỨNG “

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA KINH TẾ

- -

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

BÀI QUÁ TRÌNH SỐ 3 NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CHỨNG

“NGHIỆN” MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khép l i m t h c kạ ộ ọ ỳ đầy nhi t huy t và tệ ế ận tâm, chúng em đã tổng k t l i b ng bài ế ạ ằtiểu lu n cu i k này Dù ch m i là m t bài nghiên c u khoa hậ ố ỳ ỉ ớ ộ ứ ọc cơ bản nhưng công sức

mà nhóm chúng em bỏ ra để tìm hi u và th c hi n r t là t n l c T tài li u giáo trình mà ể ự ệ ấ ậ ự ừ ệkhóa h c cung cọ ấp, chúng em còn tìm thêm trên thư viện, sách báo và những thông tin trên

m ng xã hạ ội để có thể có được nguồn d ữ liệu đầy đủ nh ất

Đến nay, khi đã hoàn thành bài tiểu luận môn học Phương pháp Nghiên cứu này, chúng em không biết nói gì hơn ngoài gửi đến lời cảm ơn chân thành nhất Trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học này vào chương trình giảng

d y cạ ủa chúng em Và cũng không quên biết ơn Khoa Kinh tế- Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu đã dẫn dắt, ch bỉ ảo hướng làm cho bài ti u lu n cu i cùng môn h c này cho ể ậ ố ở ọchúng em

Và quan trọng hơn nữa là không thể thiế ời cám ơn sâu ắc đến ngườu l s i cô không

ngại khó khăn, luôn dạy d , truyỗ ền đạt nh ng ki n th c thú v và giàu tính th c t , ng ữ ế ứ ị ự ế ứ

d ng trong cu c sụ ộ ống đến cho những sinh viên chúng em đây – cô Nguy n Th Thanh Vân ễ ịNhờ có sự trợ giúp của cô, chúng em đã hiểu được nh ng ki n ữ ế thức n n, nh ng ki n thề ữ ế ức

để tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề Đó thực sự là m t hành trang cần thiết mà ộchúng em nghĩ bất kì sinh viên nào cũng muốn có được

Tuy nhiên, dù đã cố gắng bằng t t c những gì chúng em có được song với v n kiấ ả ố ến thức còn nhiều hạn ch , kinh nghiế ệm th c hành non n t, bự ớ ỡ ngỡ nên không thể tránh khỏi thiếu sót và còn nhi u ch ề ỗ chưa chính xác trong bài tiểu lu n Vì th , chúng em kính mong ậ ếđược cô xem xét và góp ý để chúng em có thể ngày một cải thiện và hoàn thành tốt nhất cho bài ti u lu n này Cuể ậ ối cùng, chúng em cũng xin có lời chúc đến với mọi ngườ ằi r ng s ẽ

gặt hái được nhi u thành công trên su t hành trình s nghi p mai này ề ố ự ệ

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ

1 Nguyễn Hoàng Nhi

(Nhóm trưởng) Tổng Word, Chương 4

100%

4 Lê Thị Thanh Thảo Chương 2, Chương 4 100%

Trang 4

Ghi chú:

• Tỷ lệ % = 100%

• Trưởng nhóm: Nguyễn Hoàng Nhi (email: 21124221@student.hcmute.edu.vn)

Nhận xét của giảng viên

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU/GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3

2.1 Lý thuyết nền 3

2.1.1 Các khái niệm nghiên cứu 3

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước 7

2.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước 7

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước 14

2.3 Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 16

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Quy trình nghiên cứu 22

3.2 Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu 23

3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng 24

3.3.1 Thu thập dữ liệu và thiết kế mẫu 24

3.3.2 Bảng mã hóa các thang đo 25

3.3.3 Quy trình phân tích định lượng 26

Trang 6

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

4.1 Phân tích thống kê đơn mô tả 27

4.1.1 Thống kê đơn biến với biến định tính 27

4.1.2 Thống kê đa biến 28

4.1.3 Thống kê bằng biểu đồ 30

4.2 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo 31

4.2.1 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố dẫn đến sự hình thành chứng “nghiện” mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 31

4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo sự hình thành chứng “nghiện” mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 32

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 33

4.4 Kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu 41

4.4.1 Phân tích tương quan Pearson 41

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính 42

4.4.3 Kiểm trả phân phối chuẩn phần dư 44

4.4.4 Kết quả hồi quy 48

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ/ HÀM Ý KIẾN NGHỊ 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Giải pháp 50

5.2.1 Đề xuất cho Nhà trường 50

5.2.2 Đề xuất cho gia đình, cá nhân sinh viên: 51

Trang 7

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC 59

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 OSN Online Social Networks Mạng xã hội trực tuyến

5 SNS Social Networking Service Dịch vụ mạng xã hội

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 1: Biểu diễn mô hình nghiên cứu các biến 16

Hình 3 1:Biểu diễn quy trình thực hiện nghiên cứu 22

Hình 4 1: Biểu đồ tròn thể hiện tỷ phần về thời gian sử dụng mạng xã hội 30

Hình 4 2: Kết quả bảng Coefficientsa 45

Hình 4 3: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot 46

Hình 4 4: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot 47

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1:Bảng tổng hợp những nhân tố dẫn đến sự hình thành chứng “nghiện” mạng xã

hội của sinh viên 21

Bảng 4 1: Thông tin mẫu nghiên cứu 27

Bảng 4 2: Mối quan hệ giữa giới tính và thời gian sử dụng mạng xã hội 28

Bảng 4 3: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến khả năng 31

Bảng 4 4:Kết quả bảng Item Total Statistics của biến khả năng- 31

Bảng 4 5: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến cơ hội 32

Bảng 4 6: Kết quả bảng Item Total Statistics của biến cơ hội- 32

Bảng 4 7: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến ảnh hưởng 32

Bảng 4 8: Kết quả bảng Item Total Statistics của biến ảnh hưởng- 33

Bảng 4 9: Kết quả bảng Total Variance Explained của các nhân tố 35

Bảng 4 10: Bảng Component Matrix của các nhân tố 35

Bảng 4 11: Kết quả bảng KMO and Bartlett's Test của biến Khả năng 36

Bảng 4 12: Kết quả bảng Total Variance Explained của biến Khả năng 36

Bảng 4 13: Kết quả bảng Component Matrix của biến Khả năng 37

Bảng 4 14: Kết quả bảng KMO and Bartlett's Test của biến Cơ hội 37

Bảng 4 15: Kết quả bảng Total Variance Explained cho biến Cơ hội 38

Bảng 4 16: Kết quả bảng Component Matrix của biến Cơ hội 38

Bảng 4 17: Kết quả bảng KMO and Bartlett's Test của biến tính ảnh hưởng 39

Bảng 4 18: Kết quả bảng Total Variance Explained của biến tính ảnh hưởng 39

Bảng 4 19: Kết quả bảng Component Matrixa của biến sự ảnh hưởng 40

Bảng 4 20: Kết quả bảng Correlations 41

Bảng 4 21: Kết quả bảng Model Summaryb 43

Bảng 4 22: Kết quả bảng ANOVAa 43

Bảng 4 23: Kết quả bảng Coefficientsa 44

Trang 11

Bảng 4 24: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 48

Trang 12

nổ của nền khoa học tiên tiến Và một trong số đó, phải kể đến sự hiện diện của các công

cụ và nền tảng mạng xã hội đầy hữu ích Ở đây, ta có thể nhắc đến các mạng xã hội thuở đầu sơ khai như Yahoo!, Blog, My space hoặc kể cả những mạng xã hội hậu bối như Youtube, Facebook, Linkedin,… mỗi nền tảng đều có những chức năng và thế mạnh riêng song chúng lại mang một đặc điểm chung biểu hiện rất rõ ràng chính là nhân tố gây nghiện Dựa theo kết quả cho được từ đầu năm 2022 từ Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021 do We are social và Kepios thực hiện thì riêng ở quốc gia nước ta, Việt Nam đã có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên) Lượng người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng tăng nhanh (năm 2022 tăng 6,9%

so với năm 2021) Bên cạnh đó, công ty Meta cũng đã từng có một cuộc khảo sát nội bộ của công ty và cho thấy cứ 8 người dùng Facebook thì lại có 1 người bị nghiện mạng xã hội Không những thế trong 36% thanh thiếu niên cũng thừa nhận rằng bản thân họ dành ra quá nhiều thời gian trong một ngày chỉ để trực tuyến trên mạng xã hội Tất cả những con

số đó quả là những con số đáng quan tâm và báo động vì xu hướng tăng dần của nó Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng em liền bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu

cụ thể hơn để có thể xác định đúng nguyên nhân chính và cốt lõi nhất dẫn đến chứng nghiện mạng xã hội Từ đó có thể phần nào tránh được những tác động tiêu cực của nghiện mạng

xã hội

1.2 M c tiêu nghiên c u ụ ứ

Xác định được các yếu tố ẫn đến sự hình thành chứng nghiện mạng xã hội ở d sinh viên

Trang 13

2

Đo lường sự tác động của các yếu tố dẫn đến sự hình thành chứng nghiện mạng

xã hội ở sinh viên

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu/ giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị/ hàm ý kiến nghị

Trang 14

3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Lý thuyết nền

2.1.1 Các khái ni m nghiên c u ệ ứ

• Ảnh hưởng của mạng xã hội

Nghiện công nghệ thông tin đề cập đến “Sự phụ thuộc tâm lý không thích nghi vào việc sử dụng công nghệ thông tin vào một mức độ mà các triệu chứng nghiện hành vi điển hình xảy ra” (Turel và cộng sự, 2011) Nghiện mạng xã hội ngày càng thu hút được sự chú

ý trong giới học thuật như một dạng nghiện công nghệ thông tin cụ thể Can và Kaya (2016) định nghĩa nghiện mạng xã hội là dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội Gong và cộng

sự (2019) coi nghiện mạng xã hội là tình trạng phụ thuộc tâm lý của người dùng về việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Wang và cộng sự (2015) đã đề cập rằng nghiện mạng

xã hội vượt qua khái niệm về thói quen hoặc sự tham gia, vì những khái niệm này thường không liên quan đến sự phụ thuộc tâm lý bệnh lý Trên cơ sở nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã xác định nghiện phương tiện truyền thông như tình trạng tâm lý của cá nhân phụ thuộc vào việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội điều đó có thể được chứng minh thông qua một mô hình dễ dãi trong việc tìm kiếm và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội các hành vi diễn ra và can thiệp vào các hoạt động bình thường khác Các học giả IS cân nhắc nghiện mạng xã hội có thể biểu hiện bằng năm triệu chứng cốt lõi (Gong và cộng

sự, 2019) Những triệu chứng này bao gồm nổi bật, rút lui, xung đột, tái phát và phục hồi (Yang và cộng sự, 2016) hoặc tần suất của năm triệu chứng này như một tiêu chí để đo mức

độ nghiện của người dùng (Yang và cộng sự, 2016; Chen và cộng sự, 2017; Gao và cộng

sự, 2017)

Được hỗ trợ bởi sự phát triển nhanh chóng của OSN, chứng nghiện mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong thập kỷ qua Nghiện sử dụng phương tiện truyền

Trang 15

4

thông xã hội sẽ gây hại cho cuộc sống bình thường của mọi người và làm tăng mối quan tâm của các tổ chức đối với người lao động hiệu quả của nhân viên của họ Người dùng bị mất năng suất và trải nghiệm cảm giác cô đơn hay sợ hãi Hơn nữa, mặc dù mặt tối của mạng xã hội đã bắt đầu sự chú ý học thuật đáng kể trong những năm gần đây, nghiên cứu

về chứng nghiện mạng xã hội vẫn còn tương đối khan hiếm (Dhire và cộng sự, 2018) Trong một vài nghiên cứu hiện có về chứng nghiện IS, Wang và cộng sự (2015) nhấn mạnh vai trò quan trọng của tình cảm và sự thiếu tự điều chỉnh trong việc hình thành xã hội Yang và cộng sự (2016) lưu ý rằng mối quan hệ tương tác xã hội trực tuyến và mạng xã hội các hỗ trợ có thể ảnh hưởng lớn đến việc nghiện SNS trên thiết bị di động Hơn nữa, Gao và cộng

sự (2017) đã phát hiện ra rằng chủ nghĩa thoát ly và niềm vui có thể làm tăng chứng nghiện SNS trên cơ sở lý thuyết về sự thuộc về

Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã đóng góp cho tài liệu về chứng nghiện IS, nhưng chúng tập trung vào động cơ của người dùng và nhận thức chủ quan Những nghiên cứu như vậy hiếm khi xem xét kỹ thuật, tính năng và làm nổi bật phương tiện như cảm ứng bắt buộc thúc đẩy tích cực hình thành cách sử dụng có vấn đề Một mặt, một số nghiên cứu chỉ

ra rằng phương tiện truyền thông xã hội là một công nghệ có khả năng gây nghiện, lấp đầy khoảng trống tâm lý trong cuộc sống của người dùng và tạo ra cảm giác hồi hộp liên tục (Gao và cộng sự, 2017; Kuss và Griffiths, 2011) Bản chất của nền tảng truyền thông xã hội

có thể dẫn đến quá tải và cuối cùng gây nghiện (Choi và Lim, 2016) Phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích tiện ích giữa các cá nhân, trò tiêu khiển, tìm kiếm thông tin và giải trí; tạo ra việc sử dụng liên tục; và do đó gây nghiện (Greenfield, 2011) Mặt khác, Truelet và cộng sự (2011) lưu ý rằng các thuộc tính của hệ thống truyền thông xã hội và các khả năng được quy cho hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người dùng sẽ tăng lên một cách tích cực nghiện công nghệ, do đó các yếu tố liên quan đến đặc điểm của công nghệ, truyền thông và giao diện máy tính cần được nhấn mạnh trong các hướng nghiên cứu trong tương lai (Turel và cộng sự, 2011) Hơn nữa, Zheng và Lee (2016) nhận ra rằng các sản

Trang 16

5

phẩm CNTT và hệ thống kỹ thuật bản thân nền tảng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cách sử dụng có vấn đề và do đó yêu cầu điều tra trong các nghiên cứu trong tương lai Do đó, nghiên cứu hiện tại của chúng tôi cố gắng không chỉ xác định vai trò quan trọng của các động lực bên trong và bên ngoài của cá nhân mà còn làm nổi bật kỹ thuật đặc điểm của nền tảng trong việc phát triển hành vi sử dụng gây nghiện

• Khả năng mạng xã hội mang lại

Những cá nhân gắn bó chặt chẽ với một người hoặc một đối tượng sẽ thích bảo vệ

và bảo tồn các tương tác của họ với cái sau Như vậy, tình cảm gắn bó mang lại một sức mạnh tác động động cơ và hành vi đối với đối tượng mục tiêu theo lý thuyết tự mở rộng (Park và cộng sự, 2010) Choi (2013) đã chỉ ra rằng nếu người dùng có tình cảm gắn bó với một sản phẩm hoặc một người, sau đó, người đó có thể sẽ dành thêm thời gian và năng lượng để củng cố mối quan hệ Trong bối cảnh nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi xác định tình cảm gắn bó với phương tiện truyền thông xã hội như những mối liên kết đầy cảm xúc phản ánh cam kết tình cảm của người dùng và mong muốn duy trì kết nối với phương tiện truyền thông xã hội (cụ thể là phát triển và duy trì quan hệ với những người dùng phương tiện truyền thông xã hội khác) Người dùng gắn bó tình cảm với phương tiện truyền thông xã hội sẽ chi tiêu kéo dài thời gian và năng lượng trên nền tảng Họ có xu hướng duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ với bạn bè trực tuyến của họ bằng cách giữ liên lạc với họ (Wan và cộng sự 2017) Theo tài liệu trước đây, một số phản ứng cảm xúc bao gồm dòng chảy và sự hài lòng đã được xác minh là yếu tố tiền đề trong việc sử dụng CNTT có vấn đề (Liu và Chang, 2016) Tương tự, Wang và cộng sự (2015) cho rằng sự phụ thuộc hiệu quả vào tiểu blog tạo ra một đóng góp trực tiếp vào việc sử dụng quá mức

• Cơ hội mạng xã hội mang lại

Sự gắn bó chức năng được định nghĩa là mức độ mà một bối cảnh và điều kiện có

Trang 17

6

thể hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu của các cá nhân (Sangwan, 2005) Sự gắn bó chức năng có tác động tích cực đến trạng thái cảm xúc và hành vi của cá nhân (Wu, 2015) sự gắn bó chức năng như một phần thiết yếu của sự gắn bó hành vi, đã được sử dụng rộng rãi

để giải thích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như thành viên nhóm và tổ chức, người dùng

và nền tảng truyền thông xã hội (Chen và cộng sự, 2014) Nền tảng xã hội có thể cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ thông tin với những người dùng khác Gan và Li (2017) lưu ý rằng người dùng có sự phụ thuộc vào mạng xã hội sẽ dành thêm thời gian để liên hệ với bạn bè trên mạng xã hội của họ và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Trường hợp này xảy ra vì các tài nguyên và khả năng cần thiết có thể được cung cấp đầy đủ trên nền tảng Nói cách khác, sự gắn bó chức năng của cá nhân với nền tảng cho phép họ phát triển mối quan hệ tốt với bạn bè trực tuyến Do đó, sự gắn bó chức năng sẽ thúc đẩy sự gắn bó tình cảm của các cá nhân với những người dùng mạng xã hội khác

Theo quan điểm sử dụng và sự hài lòng, một nền tảng được chọn từ các loại nền tảng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng (Gan và Li, 2017) Đổi lại, sự hài lòng của người dùng đối với nền tảng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của họ Người dùng có thể nhận được nhiều hỗ trợ và lợi ích từ việc sử dụng thường xuyên vì mạng xã hội có thể cung cấp các tiện ích và dịch vụ (Wang và cộng sự, 2015) Sự hài lòng của các chức năng hoàn hảo sẽ tạo điều kiện cho người dùng sử dụng nền tảng liên tục Hơn nữa, các cá nhân có mức độ phụ thuộc chức năng khác nhau vào mạng xã hội sẽ gây ra các phản ứng hành vi khác nhau (Johnson và Rapp, 2010) Các cá nhân có mức độ gắn bó chức năng cao trên mạng xã hội có thể thay đổi thái độ của người dùng đối với nền tảng này Họ có thể tin rằng nền tảng là nơi duy nhất có thể cung cấp tất cả mong muốn (Wang và cộng sự, 2015)

Trang 32

Nhu

cầu của bản

thân

Nhu

cầu thể hiện bản

thân

Các

yếu

tố xã hội

Độ tuổi

Tìm

kiếm

thông tin

Giao

tiếp yếu

Sự hướng ngoại Học tập Sức khỏe Việc

làm Lãng phí Hành v

Trang 33

phuong-phap-nghien.html)

Hình 3 1:Biểu diễn quy trình thực hiện nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

• Xác định lý do chọn đề tài

• Xác định mục tiêu nghiên cứu

• Tìm điểm khác so với các đề tài trước

• Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu

=> Chọn được đề tài: NHỮNG NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CHỨNG

“NGHIỆN” MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Bước 2: Nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu đã có

• Mỗi thành viên trong nhóm tìm 2 bài nghiên cứu đã có trước đó từ những từ khóa: nhân tố hình thành, nghiện mạng xã hội,… có mô hình, thang đo để tham khảo

• Xác định bài keypaper của đề tài nhóm chọn

Trang 34

23

• Các thành viên sẽ tự review 2 bài của mình đã tìm được

Bước 3: Xác định giả thuyết nghiên cứu

• Xây dựng khung lý thuyết

• Xây dựng thang đo, mô hình từ bài gốc

• Lập bảng hỏi khảo sát liên quan đến đề tài

Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu

• Lập bảng thuyết minh đề tài

Bước 5: Thu thập dữ liệu

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Bước 7: Giải thích và viết kết quả báo cáo

3.2 S ự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên c u

Thang đo của bài được xây dựng dựa trên các nghiên cứu có sẵn của Cao và cộng

sự (2020) Các giả thiết đưa ra được đánh giá qua thang do cho từng biến từ 1 5 (1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Bình thường; 4 Đồng ý; 5 Rất đồng ý)

-* Ảnh hưởng của mạng xã hội

• Việc sử dụng mạng xã hội gây trở ngại trong học tập, làm việc

• Sử dụng mạng xã hội đôi khi khiến bạn gặp khó khăn trong đời sống

• Bạn thường cảm thấy tâm trạng khó chịu và dễ nổi nóng khi không sử dụng mạng

xã hội

• Bạn thử giảm thời gian sử dụng mạng xã hội nhưng đã không thành công

• Bạn thấy khó kiểm soát thời gian cũng như nội dung khi truy cập mạng xã hội

* Khả năng mạng xã hội mang lại

Trang 35

24

Bạn muốn được kết bạn với nhiều bạn bè khác trên mạng xã hội

• Bạn không thể sống thiếu mạng xã hội

• Trong tương lai bạn muốn tạo mối quan hệ tốt với những người cùng sử dụng mạng

xã hội khác

• Bạn muốn khám phá về các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn

* Cơ hội mạng xã hội mang lại

• Mạng xã hội tạo cơ hội cho bạn trải nghiệm hoặc đạt được các mục tiêu khác

• Mạng xã hội cung cấp hỗ trợ để hoàn thành trải nghiệm của bạn hoặc các mục tiêu khác

• Mạng xã hội cung cấp kết quả đề ra để hoàn thành trải nghiệm của bạn hoặc các mục tiêu khác

3.3 Thi t k nghiên cế ế ứu đ nh lư ị ợng

3.3.1 Thu th p d u và thi t k m u ậ ữ liệ ế ế ẫ

Nghiên cứu chính thức được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc phát phiếu khảo sát chính thức cho các đối tượng là sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM Hoàn thành khảo sát bằng bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu về các biến quan sát và chia chúng theo mức độ đồng ý trên thang điểm từ 1 5 như sau: -(1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý Phiếu khảo sát chính thức bao gồm 2 phần:

Phần 1: Sơ lược về thông tin cá nhân của người thực hiện khảo sát, ví dụ như: họ tên, giới tính, sinh viên năm mấy, những ứng dụng mạng xã hội đang dùng và tần suất sử dụng mạng xã hội

Phần 2: Những ý kiến của các bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM nhằm khảo sát để tìm ra những nhân tố dẫn đến chứng “nghiện” mạng xã hội đối với đời sống của sinh viên theo 5 mức đo lường của thang đo Likert nêu trên

Trang 36

25

Kết quả thu được 143 đối tượng tham gia khảo sát Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20 sau khi tiến hành chọn lọc, kiểm tra mã hóa nhập liệu và làm sạch

dữ liệu

3.3.2 Bảng mã hóa các thang đo

Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chứng “nghiện” mạng xã hội của sinh viên Từ đó nhóm đã tiến hành thảo luận và điều chỉnh theo tình hình nghiên cứu của nhóm Thang đo chính thức của nhóm được trình bày như sau: Thang đo Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên:

• AH1: Việc sử dụng mạng xã hội gây trở ngại trong học tập, làm việc

• AH2: Sử dụng mạng xã hội đôi khi khiến bạn gặp khó khăn trong đời sống

• AH3: Bạn thường cảm thấy tâm trạng khó chịu và dễ nổi nóng khi không sử dụng mạng xã hội

• AH4: Bạn thử giảm thời gian sử dụng mạng xã hội nhưng đã không thành công

• AH5: Bạn thấy khó kiểm soát thời gian cũng như nội dung khi truy cập mạng xã hội Thang đo Khả năng kết nối của mạng xã hội đối với sinh viên:

• KN1: Bạn muốn được kết bạn với nhiều bạn bè khác trên mạng xã hội

• KN2: Bạn không thể sống thiếu mạng xã hội

• KN3: Trong tương lai bạn muốn tạo mối quan hệ tốt với những người cùng sử dụng mạng xã hội khác

• KN4: Bạn muốn khám phá về các nền tảng mạng xã hội nhiều hơn

Thang đo Cơ hội mà mạng xã hội đem lại cho sinh viên:

• CH1: Mạng xã hội tạo cơ hội cho bạn trải nghiệm hoặc đạt được các mục tiêu khác

• CH2: Mạng xã hội cung cấp hỗ trợ để hoàn thành trải nghiệm của bạn hoặc các mục tiêu khác

• CH3: Mạng xã hội cung cấp kết quả đề ra để hoàn thành trải nghiệm của bạn hoặc các mục tiêu khác

Trang 37

26

3.3.3 Quy trình phân tích định lượng

Đầu tiên, nhóm kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến rác dựa trên dữ liệu thu thập được trước đó Tiếp đến, dựa vào thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định thang đo

Để thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và mức tác động của các yếu

tố này đến sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên thì nhóm đã tiến hành phân tích hồi quy và phân tích tương quan

AH: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên

KN: Khả năng kết nối của mạng xã hội đối với sinh viên

CH: Cơ hội mà mạng xã hội đem lại cho sinh viên

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: AH= β1*KN + β2*CH

Kết quả thu được dựa trên quy trình phân tích trên là căn cứ nhận diện để đề xuất hàm ý quản trị nhằm cải thiện chứng “nghiện” mạng xã hội của sinh viên Trường đại học

Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Trang 38

27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích thống kê đơn mô tả

4.1.1 Thống kê đơn biến với biến định tính

Bảng 4 1: Thông tin mẫu nghiên cứu

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w