1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài sống thử trong sinh viên hiện nay

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 4 4 trên không chỉ với bản sắc văn hóa đất nước mà còn cả tư duy, lối suy nghĩ của thế hệ trẻ, chính vì vậy mà hôm nay, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Sống thử trong s

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT *** TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY GVHD: TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY MÃ HP: 231BDG100806 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ và tên MSSV 1 Lê Thị Vân Anh K224080999 2 Trần Thị Mỹ Lệ K224081017 3 Trần Quốc Nguyên K224081022 4 Chung Thị Hồng Thắm K224081037 5 Phạm Tôn Thiên K224081040 TP Hồ Chí Minh – Tháng 12/2023 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 3 1.1 Lý do chọn đề tài 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN 2 NỘI DUNG 6 2.1 Định nghĩa “sống thử” 6 2.1.1 Khái niệm 6 2.1.2 So sánh “sống thử” và “kết hôn chính thức” 7 2.2 Thực trạng “sống thử” 8 2.3 Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sống thử 10 2.3.1 Tác động từ phía người yêu 11 2.3.2 Sống thử để không nhầm lẫn với sống thật 11 2.3.3 Thiếu thốn tình cảm, cần sự quan tâm, sẻ chia 11 2.3.4 Tác động từ phía bạn bè 12 2.3.5 Vấn đề giáo dục giới tính còn bị xem nhẹ ở Việt Nam 12 2.4 Hệ quả của sống thử 13 2.4.1 Mặt tích cực 13 2.4.2 Mặt tiêu cực 15 2.5 Giải pháp 19 PHẦN 3 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC 26 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại mà cả kinh tế, chính trị, công nghệ, văn hóa và xã hội đều đang không ngừng ngày một đổi mới và phát triển, con người hiển nhiên cũng sẽ không nằm ngoài guồng quay này Những yếu tố trên phát triển vượt bậc khiến cho sự giao lưu và hội nhập giữa các quốc gia trên toàn thế giới cũng vì thế mà được tăng cường Vạn vật đều có hai khía cạnh tốt và xấu, giao lưu và hội nhập văn hóa tuy đem đến cho Việt Nam một luồng gió mới đầy sự tích cực nhưng kèm theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn, nguy hại đến tinh hoa văn hóa truyền thống của nước nhà Việt Nam lâu nay vốn nổi tiếng với bạn bè quốc tế về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng những phong tục truyền thống cổ xưa vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay Việc du nhập những làn gió văn hóa của các quốc gia khác, học hỏi thêm những cái hay, cái mới của tinh hoa nhân loại góp phần làm giàu và làm đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, quá trình hội nhập văn hóa nếu không có sự chắt lọc kỹ càng, sẽ dẫn đến tình trạng tiếp thu cả những cái xấu đe dọa đến bản sắc vốn có của dân tộc Việt Nam, khiến “hòa nhập” dần trở thành “hòa tan” và Việt Nam sẽ dần đánh mất đi bản sắc truyền thống đặc trưng vốn có Những giá trị văn hóa tồn tại lâu đời cùng với những luồng văn hóa mới nếu không thể hòa nhập vì sự khác biệt về quan niệm hay tập quán thì sẽ dẫn đến xung đột văn hóa do các nhóm văn hóa không thể chấp nhận lẫn nhau Một trong những vấn đề nổi bật cho tình trạng trên chính là “Sống thử trong sinh viên hiện nay” - tiêu điểm cho những tranh cãi trong suốt một thời gian dài Cuộc sống ngày một đa dạng, muôn màu muôn vẻ vì thế con người cũng không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức, tư duy mới hơn, phù hợp với thời đại, không chỉ trong Việt Nam mà còn là toàn thế giới Cũng chính vì vậy mà việc sống thử ngày nay không chỉ đơn thuần là một hiện tượng để các bạn trẻ “đu trend”, mà nó còn đang dần trở thành một lối sống dần ăn sâu vào gốc rễ văn hóa Việt Nam Làn gió văn hóa mới này tuy mang đến những lợi ích và góc nhìn mới về mối quan hệ tình cảm cũng như việc “thành gia lập thất” của thế hệ trẻ ngày nay, nhưng ẩn sâu trong làn gió ấy là những hệ quả khó lường đến sức khỏe, tâm lý và đời sống của những người trẻ mà nguyên nhân là do thiếu sự hiểu biết cũng như thiếu đi sự chắt lọc thông tin từ chính các bạn trẻ Nhận thức được ảnh hưởng của tình trạng 3 trên không chỉ với bản sắc văn hóa đất nước mà còn cả tư duy, lối suy nghĩ của thế hệ trẻ, chính vì vậy mà hôm nay, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Sống thử trong sinh viên hiện nay” để tiến hành nghiên cứu, phân tích, nhận định để làm rõ vấn đề cũng như đưa ra một số kết luận nhằm cung cấp cho mọi người cái nhìn toàn diện về “sống thử” ở Việt Nam hiện nay Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về vấn đề này để có thể tự bảo vệ lấy bản thân và bạn bè xung quanh, đồng thời phòng tránh và hạn chế được những hậu quả không mong muốn 1.2 Mục đích nghiên cứu Sống thử trong cách hiểu của sinh viên hiện nay không chỉ đơn thuần là việc trải nghiệm các hoạt động mới mẻ, mà còn là một triết lý sống, một tinh thần khám phá và một cách tiếp cận tích cực đối với cuộc sống Định nghĩa về sống thử trong bối cảnh hiện nay, sinh viên không chỉ giới hạn trong việc thử nghiệm, mạo hiểm mà còn bao gồm việc tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong mỗi trải nghiệm Đó là sự tập trung vào việc học hỏi từ mọi tình huống, phát triển kỹ năng mềm và tinh thần thích ứng, cũng như xây dựng mối quan hệ và kết nối trong cộng đồng Sống thử không chỉ là việc chấp nhận rủi ro mà còn là việc tạo ra một cảm giác thú vị và ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống, từ đó giúp sinh viên trở thành những người tự tin và có kiến thức rộng lớn, sẵn sàng đối mặt với những thử thách và cơ hội trong cuộc sống Đề tài “Sống thử trong sinh viên hiện nay” với mục tiêu chính là giúp cho người đọc có góc nhìn rộng hơn và toàn diện hơn về vấn đề, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng của vấn đề tới con người, văn hóa, xã hội Việt Nam Đây là một đề tài nhạy cảm nhưng không kém phần quan trọng bởi nó không chỉ mang đến cho người đọc những góc nhìn đa chiều về vấn đề mà còn góp phần giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn về tình yêu, hôn nhân và gia đình Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu dựa trên những khảo sát của các bạn trẻ hiện đang sinh sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên những sự hiểu biết, quan điểm, suy nghĩ và cách mà các bạn ấy nhìn nhận vấn đề Đề tài sẽ nêu rõ được nguyên nhân, lợi ích, tác hại của vấn đề để đưa ra những đánh giá đúng đắn, giải pháp cho những tác hại mà vấn đề mang lại Từ đó góp phần giúp các bạn trẻ có cái nhìn đa chiều, đúng đắn hơn trong việc du nhập văn hóa một cách có chọn lọc để gìn giữ được nét đẹp tinh hoa văn hóa nước nhà Thực trạng sinh viên hiện nay phản ánh một bức tranh đa dạng về cách tiếp cận cũng như áp dụng quan niệm “sống thử” vào đời sống Trong xã hội ngày nay, 4 nhìn chung sinh viên nói chung và sinh viên nói riêng không chỉ chú trọng vào việc học từ sách vở mà còn tìm kiếm những trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động xã hội Một số sinh viên thể hiện sự tò mò và sẵn lòng thử nghiệm những trải nghiệm mới, từ việc tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện cho đến việc tham gia vào các dự án sáng tạo, khởi nghiệp và đương nhiên sống thử cũng là một trong những điều mới mẻ, thú vị mà sinh viên luôn muốn thử Họ luôn mang trong mình suy nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để phát triển các kỹ năng mềm, xây dựng mối quan hệ xã hội và tích lũy những kinh nghiệm, trải nghiệm mới - những thứ không thể tìm thấy được trong sách vở Tình trạng này cũng phản ánh sự đa dạng trong cách sinh viên hiện nay hiểu như thế nào về sống thử Sự đa dạng này thể hiện rằng không phải tất cả sinh viên đều có cùng sự chuẩn bị hoặc sẵn sàng trong việc sống thử Điều này cũng phản ánh sự cần thiết của việc hỗ trợ, khuyến khích để sinh viên thoải mái hơn khi tiếp cận cũng như có những trải nghiệm mới Với thực trạng sống thử ngày càng phổ biến và gia tăng đặc biệt ở lứa tuổi sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và tổng hợp được một số giải pháp như sau: tang cường các chương trình, hoạt động hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện sống thử Đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo quản lý rủi ro và khuyến khích các hoạt động xã hội, tình nguyện từ đó góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, phù hợp với sinh viên Môi trường này sẽ là một sân chơi giúp sinh viên dễ dàng có được những trải nghiệm và thử nghiệm mới Đồng thời, việc xây dựng các môi trường học tập linh hoạt và sáng tạo có thể khuyến khích sinh viên tự tin hơn khi tiếp cận những thách thức và cơ hội mới trong hành trình sống thử của mình 1.3 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài tiểu luận bao gồm: - Phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm sách báo, bài báo, nghiên cứu khoa học,… - Khảo sát và phân tích dữ liệu sơ cấp: Phương pháp thu thập số liệu, khảo sát và phân tích các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng Google Form: Thực hiện khảo sát 100 sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Các câu hỏi khảo sát tập trung vào thực trạng sống thử của sinh viên, nguyên nhân, tác hại và giải pháp cho vấn đề này 5 - Thảo luận nhóm: Là một trong những phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu Thảo luận nhóm rất quan trọng trong việc nghiên cứu đặc biệt là khi làm việc theo nhóm Việc thảo luận và đưa ra các quan điểm giúp thành viên trong nhóm có thể chia sẻ ý kiến cũng như quan điểm của mình để từ đó đánh giá dữ liệu thu thập được và tìm ra cách phân tích cho phù hợp với mục đích ban đầu - Một số phương pháp nghiên cứu khác: + Phương pháp quan sát thực tiễn: Thực hiện quan sát nhóm sinh viên đang sống thử để thu thập thông tin về hành vi, thái độ và quan điểm của họ về vấn đề này + Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn sâu một số sinh viên đang sống thử để hiểu rõ hơn về lý do và trải nghiệm của họ + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được từ các phương pháp trên để tìm ra những vấn đề cơ bản, cốt lõi của đề tài Tất cả những phương pháp này kết hợp với nhau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức nghiên cứu và tìm hiểu về “sống thử”, từ việc thu thập dữ liệu đến phân tích và diễn giải kết quả cuối cùng PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Định nghĩa “sống thử” 2.1.1.Khái niệm Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, một kỷ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học và nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao Tiếc thay, những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy Hơn nữa, sinh viên ngày nay quá lạm dụng tự do để chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người Một trong những lạm dụng tự do, đó là “sống thử”.1 Vậy “sống thử” là gì? 1 Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”, https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay-40586, ngày truy cập 21- 11-2023 6 Document continues below Discover more fXrãomhộ: i học Trường Đại học… 107 documents Go to course NTNThuy - Hướng dẫn làm tiểu luận 4 100% (1) XU HƯỚNG Không SINH CON Ở GIỚI… 6 100% (1) Tham khảo phần virus viêm gan-Mim… 8 tài liệu 100% (1) Revison 3 -(DƯỢC TC 5,6) SV 100% (1) 3 tài liệu I3 SG WEEK 1 - trabajo 100% (2) 1 Ingles Topic describe an interesting trip 1 tài liệu 100% (2) Sống thử được hiểu là việc một cặp nam nữ về sống chung với nhau tương tự như vợ chồng hợp pháp nhưng giữa họ không có mối ràng buộc về pháp luật hay hôn lễ.2 Nói một cách đơn giản, “sống thử” là cơ hội cho những cặp đôi có thể hiểu rõ hơn về đối phương, hình dung về cuộc sống gia đình và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho tương lai Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy “sống thử” là đại diện cho một hình thức tự do của hôn nhân vì các cặp đôi không bị ràng buộc trên phương diện pháp lý Nhưng cũng chính vậy nên “sống thử” đặt ra nhiều vấn đề nan giải trong xã hội, đặc biệt là ở những đất nước có truyền thống lâu đời như Việt Nam Không chỉ vì khác với chuẩn mực xã hội mà còn vì những ảnh hưởng trên các khía cạnh tích cực và tiêu cực nên “sống thử” luôn là đề tài gây ra nhiều luồng dư luận 2.1.2.So sánh “sống thử” và “kết hôn chính thức” “Sống thử” và “kết hôn chính thức” là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau nhưng cũng có những điểm khác biệt cơ bản: Sống thử Kết hôn chính thức Giống - Có mối quan hệ tình cảm giữa hai người Khác - Sống chung, chia sẻ cuộc sống hằng ngày và tạo dựng tương lai cùng nhau Không có cam kết pháp lý và Cam kết pháp lý với các quyền không được pháp luật bảo vệ và và trách nhiệm pháp lý rõ ràng xử lý khi xảy ra tranh chấp và được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi theo luật hôn nhân và gia đình Linh hoạt hơn, mang tính trải Một cam kết ổn định hơn, với nghiệm và có thể kết thúc mà mong muốn cùng chung sống không có các cam kết dài hạn với nhau suốt đời Bối cảnh xã hội hiện đại, cởi mở; Bối cảnh trong suốt bề dày lịch tập trung nhiều ở vùng thành thị sự xã hội và tập trung ở mọi đông đúc khu vực vùng miền 2 Coolmate, “Sống thử là gì? Nam giới có nên sống thử trước hôn nhân không?”, https://www.coolmate.me/post/song-thu-la-gi-co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan, ngày truy cập 21- 11-2023 7 Có thể xuất hiện theo phương thức Có sự chấp thuận, chứng kiến và tự phát, không có sự chứng kiến ủng hộ từ hai bên gia đình, của gia đình, người thân, đối diện người thân và xã hội với những dư luận xã hội 2.2 Thực trạng “sống thử” Sinh viên tiếp cận với “sống thử” thông qua nhiều phương thức khác nhau, được thể hiện qua kết quả khảo sát quan điểm của 100 sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Hình 1: Biểu đồ về các cách thức mà sinh viên có thể tiếp cận thông tin Qua kết quả khảo sát trên, ta thấy được thông tin của “sống thử” được tiếp cận bởi sinh viên thông qua câu chuyện thực tế của người thân xung quanh và quan trọng hơn là đến từ nguồn cung cấp kiến thức như sách vở, báo chí, trường học, mạng xã hội,… Thực trạng phổ biến của “sống thử” càng trở nên rõ ràng khi chúng ta nhận ra rằng nó không chỉ xuất phát từ kiến thức khoa học mà còn dựa trên thực tế của cuộc sống hiện nay Vì vậy, chúng ta thấy được sự tham gia vào hình thức mối quan hệ này ngày càng tăng trong sinh viên, đặc biệt là thế hệ sinh viên Hiện nay, việc bắt gặp một lối “sống thử” trong các khu dãy trọ, các khu chung cư, nơi mà tập trung phần đông các bạn sinh viên khá dễ dàng Điều này có thể được lý giải bằng việc sinh sống và học tập xa nhà khiến họ thiếu thốn tình cảm, muốn trải nghiệm những điều mới lạ Do đó, việc chung sống với đối phương trong cùng một nhà cho phép sinh viên có được cảm giác “sống thật” và quan trọng hơn là bù đắp lại phần tình cảm thiếu thốn, luôn có người bên cạnh để san sẻ niềm vui và nỗi buồn Ngoài việc một số bạn sinh viên lựa chọn “sống thử” như một mối quan hệ tích cực mà cả hai bên đều được lợi, hỗ trợ nhau trong việc vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống, vẫn tồn tại một số người tin rằng “sống thử” là một cách thể hiện bản 8 thân, họ không chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết Điều này gây ra nhiều lo ngại trong xã hội, đặc biệt là về vấn nạn phá thai, điển hình là ở nữ vị thành niên của nước ta Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022 (UNFPA), Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỉ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới với khoảng 300.000 ca/năm3 Trao đổi về nguyên nhân của nạn phá thai, các chuyên gia sức khỏe nhận định: Trái ngược với nhu cầu quan hệ lần đầu có xu hướng trẻ hóa, ý thức sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn của các bạn trẻ lại nằm ở mức đáng báo động do sự chủ quan đến từ cả hai và sử dụng các biện pháp tránh thai không hiệu quả Điều này làm cho “sống thử” trở nên tiêu cực trong định kiến xã hội hiện đại Hình 2: Tỉ lệ nạo phá thai tại Việt Nam đang ở mức báo động4 Tuy không phải sinh viên nào cũng sống thử nhưng mức độ quan tâm của sinh viên nói riêng và sinh viên nói chung về những vấn đề liên quan đến sống thử là đáng chú ý, điều đó thể hiện qua bài khảo sát của nhóm đối với 100 bạn sinh viên hiện nay: 3 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “Nhiều hệ lụy từ việc nạo, phá thai ở trẻ vị thành niên”, https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhieu-he-luy-tu-viec-nao-pha-thai-o-tre-vi-thanh-nien- 632566.html, ngày truy cập 02-12-2023 4 Durex, “Thực trạng nạn phá thai ở giới trẻ hiện nay tại Việt Nam”, https://www.durexvietnam.vn/blogs/ba-con-soi/thuc-trang-nan-pha-thai-o-gioi-tre-hien-nay-tai- viet-nam, ngày truy cập 02-12-2023 9 Ngay cả khi cả hai không thể ở bên nhau, họ vẫn tiếp thu được cách chọn đối tượng phù hợp với tính cách của mình Những người từng trải qua thời gian “sống thử” cũng có thể học cách quản lý các công việc gia đình như việc nhà và lập ngân sách sao cho phù hợp với túi tiền của cả hai bên Kết quả là 72 trong số 100 người được hỏi hoàn toàn đồng ý với ý kiến “sống thử” giúp nâng cao nhận thức về việc chung sống như vợ chồng Hình 6: Biểu đồ thể hiện các lợi ích mà “sống thử” mang lại theo quan điểm của sinh viên Ngoài ra, việc chung sống với nhau như vậy cũng có những mặt lợi, ví dụ như có sự hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chín8h, làm giảm áp lực về tiền bạc đối với cả hai phía khi tham gia “sống thử”, thường thì, khi sống độc thân tại Thành phố Hồ Chí Minh, một người phải trả trung bình ba triệu đồng mỗi tháng cho tiền nhà Nhưng bây giờ, chi phí này có thể được chia sẻ hoặc phân bổ theo tỉ lệ khác nhau, tùy thuộc vào cách quản lý tài chính của những người tham gia trải nghiệm này Tương tự, các khoản tiền khác như tiền ăn, tiền uống, tiền điện và nước, đều có thể giúp người tham gia tiết kiệm một khoản tiền đáng kể Họ có thể sử dụng số tiền này để đầu tư hoặc để tích trữ cho tương lai Vì vậy, việc sống thử thường được xem như một phương pháp tốt để giảm bớt chi phí 8 Sức khỏe và Đời sống, “Sống thử trước hôn nhân: Giới trẻ cần biết điều gì?”, https://suckhoedoisong.vn/song-thu-truoc-hon-nhan-gioi-tre-can-biet-dieu-gi-169230317121729304 ngày truy cập 02-12-2023 14 Hình 7: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng tình về các yếu tố trong “sống thử” của các bạn sinh viên Bên cạnh đó, việc sống chung còn mang đến những thách thức mới, khiến nhiều cặp đôi phải đối mặt với những trở ngại, định kiến xã hội và các vấn đề pháp lý khiến họ không thể kết hôn Điều này thể hiện rõ nhất ở các cặp đôi thuộc cộng đồng LBGTQ+ (LGBT là cụm viết tắt lấy các chữ cái đầu của Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính) và Transgender (chuyển giới)) sống ở quốc gia mà hôn nhân không được pháp luật công nhận và bảo vệ, không được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp hoặc nơi các cặp vợ chồng có rào cản tôn giáo, bất đồng hoặc giải quyết các vấn đề được đề xuất về quy định tôn giáo Việc chung sống từ nay sẽ cho phép họ trải nghiệm cuộc sống hôn nhân, một trải nghiệm khá khó để xảy ra trong thực tế 2.4.2.Mặt tiêu cực Tuy nhiên, “sống thử” cũng đem đến nhiều bất cập cho những người đang có ý định tham gia Khả năng chung sống như vợ chồng đồng nghĩa với việc một số cặp vợ chồng mất đi niềm đam mê sau khi kết hôn Họ đã sống với nhau một thời gian và biết tính cách, sở thích, thói quen của nhau Vì vậy, khi bước vào một mối quan hệ chính thức một cách hợp pháp, bạn rất dễ đánh mất tình cảm của mình và không còn khả năng có được những cảm xúc như lúc ban đầu Sống chung dưới một mái nhà đã là điều quá đỗi bình thường và quen thuộc đối với họ, từ đó họ thấy hôn nhân không thú vị Hậu quả của vấn đề này còn có thể dẫn đến cãi vã, ly hôn Bên cạnh đó, quá trình sống chung không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc, nhiều người đã phản ánh rằng bạn đời của họ đã trải qua sự thay đổi đáng kể kể từ khi họ bước vào cuộc sống chung 15 Hình 8: Biểu đồ thể hiện hậu quả mà “sống thử” mang lại theo quan điểm của sinh viên Hình 9: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về các biện pháp an toàn tình dục hiện nay Hơn nữa, lý do chính khiến mọi người tránh việc sống thử thường liên quan đến lo ngại về việc mang thai ngoài ý muốn Mặc dù đến khoảng 95% người tham gia cuộc khảo sát đã được trang bị thông tin hoặc đã tìm hiểu về các biện pháp an toàn tình dục, bao gồm việc sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai, phương pháp tính ngày an toàn hay đặt vòng tránh thai, nhưng có đến 88% trong số họ đã thừa nhận rằng mang thai ngoài ý muốn chính là hậu quả không mong muốn của việc sống thử Bên cạnh đó, kết quả của cuộc khảo sát về câu hỏi “Bạn biết về các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục không?” cho thấy rằng phần lớn thanh niên hiện nắm rõ về các biện pháp để tránh thai và ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn như các biện pháp bên trên Tuy nhiên, họ vẫn chẳng mảy may tập trung vào các khía cạnh 16 liên quan đến an toàn tình dục và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục Điều này tạo ra tiềm năng cho sự lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, chẳng hạn như HIV, giang mai và lậu do nhiều thanh niên tham gia vào quan hệ tình dục mà không được cung cấp đủ kiến thức và giáo dục cơ bản về vấn đề này, đặc biệt trong ngữ cảnh sống thử Một trong những hạn chế lớn của việc sống thử có lẽ nằm ở khía cạnh pháp lý, đặc biệt khi hai người đã sống chung với nhau một cách tương tự như một đôi vợ chồng Ví dụ, trong trường hợp “ngoại tình”, những người sống thử có thể dễ dàng thực hiện hành vi này mà không gặp sự kiểm soát của hôn nhân và do đó, họ có thể cảm thấy đỡ tội lỗi hơn khi thực hiện hành vi này Một ví dụ khác liên quan đến việc tích luỹ tài sản chung khi sống thử nhưng không được bảo vệ bởi pháp luật như trong hôn nhân Điều này có thể gây ra nhiều xung đột và mâu thuẫn lớn khi cặp đôi “chia tay” Các cặp sống thử thường ít kết hôn hơn vì họ xem việc sống thử là một “lựa chọn” thay vì một “sự chuẩn bị” cho hôn nhân Nam giới thường ít có xu hướng kết hôn với người họ sống chung vì họ thường đánh giá mối quan hệ dựa trên “nhu cầu tình dục” và không thấy nó có liên quan đến kế hoạch kết hôn Sự phản đối từ phía người thân và gia đình của bạn cũng như phản đối từ gia đình của người bạn sống thử, đặc biệt là khi bạn dự định kết hôn với người khác, có thể gây áp lực lớn đối với những người quyết định thử sống chung trước hôn nhân Điều này thể hiện rằng, dù xã hội có phát triển đến đâu, các định kiến về cuộc sống vẫn còn tồn tại đến ngày nay Những thế hệ trước thường có quan điểm rằng nam và nữ nên sống chung như vợ chồng sau khi hoàn tất các nghi thức cưới hỏi và họ thường coi việc sống thử là xấu hổ, mất giá (đặc biệt đối với người phụ nữ), không nghiêm túc Rất nhiều gia đình cảm thấy áp lực xã hội và sợ bị xã hội đánh giá khi biết con cái hoặc thành viên trong gia đình đã sống thử Họ đối diện với lời bàn tán ác ý từ hàng xóm, bạn bè, họ hàng và những người xung quanh khi họ biết rằng người thân của họ đã sống thử và từ chối chấp nhận điều này Hơn nữa, nếu hai người sống thử nhưng sau đó không thành viên trong gia đình của họ, đây có thể gây ra ảnh hưởng tâm lý lớn, đặc biệt đối với phụ nữ Họ có thể trải qua sự sợ hãi, mất niềm tin vào tình yêu và sợ sự đánh giá và chỉ trích từ xã hội Điều này có thể dẫn đến việc trở thành mẹ đơn thân và gây ra nhiều tổn thương tâm lý khác 17 Hình 10: Biểu đồ thể hiện suy nghĩ với về đề kết hôn với người đã từng sống thử của sinh viên Hình 11: Biểu đồ thể hiện suy nghĩ về việc kết hôn với người đã từng sống thử và có con riêng của sinh viên Theo cuộc khảo sát, tới 70% sinh viên có ý tưởng kết hôn với người đã từng trải qua giai đoạn sống thử và 69% không muốn kết hôn với người đã sống thử và có con riêng Những con số này khá đáng kể, vì vậy trước khi đưa ra quyết định về việc có nên thử sống chung trước hôn nhân hay không, hãy xem xét kỹ lưỡng các ưu và nhược điểm của quyết định này để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất cho bản thân Biểu đồ dưới đây minh họa số liệu cụ thể cho quyết định có lựa chọn sống thử hay không của nhóm sinh viên được khảo sát: 18 Hình 12: Biểu đồ thể hiện quan điểm về vấn đề sống thử trong 5 năm tới của sinh viên Với những hạn chế đã được đề cập, đa số sinh viên trong cuộc khảo sát thể hiện sự không ủng hộ đối với việc sống thử Tuy nhiên, vẫn có một số bạn trẻ cho rằng “sống thử” là chuyện bình thường để tìm hiểu đối phương trước khi đi đến quyết định hôn nhân 2.5 Giải pháp Dựa trên khảo sát về những nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn “sống thử”, trong đó yếu tố chủ quan là “quyết định của bản thân” được bình chọn nhiều nhất chiếm tới 89/100 người khảo sát Hình 14: Biểu đồ về những nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn sống thử Mỗi cá nhân chúng ta có quyền lựa chọn cách mình muốn sống và định hình cuộc đời của mình Tuy nhiên, với quyền này cũng đi kèm trách nhiệm Vì vậy, chúng ta cần tự chuẩn bị và trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng liên quan đến giới tính, tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình Chúng ta phải luôn sẵn sàng học hỏi và mở rộng kiến thức của chúng ta bằng cách tham gia tích cực vào 19

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w