Trải qua giai đoạn nào?• Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam được xác lập sau khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, chúng ta dành được chính quyền, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC THỰC TRẠNG NỀN DÂN CHỦ VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG THỜI
KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Lớp: Kế toán CFAB 65
Thành viên nhóm:
GV hướng dẫn: Ths Nguyễn Mai Lan
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
11230643 Trần Hoàng Yến Nhi :10/10
11230621 Nguyễn Thanh Hòa :10/10
11230632 Lê Tuấn Kiệt :10/10
11230629 Nguyễn Lê Khanh :10/10
11230636 Trần Diệu Linh :10/10
11230637 Nguyễn Thị Luyến :10/10
11230650 Nguyễn Phương Thảo :10/10
11230654 Mai Thu :10/10
11230663 Ngô Phi Yến :10/10
Trang 2I Dân chủ Việt Nam được bắt đầu từ thời điểm nào? Trải qua giai đoạn nào?
• Chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam được xác lập sau khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, chúng ta dành được chính quyền, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đi cùng với đó là phải ban bố các quyền tự do dân chủ trên nhiều lĩnh vực (chính trị, tư tưởng, văn hoá, …) để thực thi quyền lực của nhân dân, mở rộng dân chủ, huy động sức lực, trí tuệ của nhân dân trong quá trình xây dựng đất nước
• Chỉ sau hơn 4 tháng từ khi cách mạng tháng Tám thành công lần đầu tiên nhân dân ta được thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bầu ra Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
• Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, do đặc thù, chúng ta phải tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong quá trình
đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta được từng bước xây dựng
và hoàn thiện
• 1975-1986: đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân chủ trên toàn đất nước
• Dấu mốc 1986, Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, toàn diện đất nước Đại hội VI đã nhấn mạnh việc phát huy dân chủ để tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước; khẳng định “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”
• 1986 đến nay: Đảng ta khẳng định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là do nhân dân làm chủ Dân chủ được đưa vào mục tiêu tổng quát của Cách mạng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đồng thời, Đảng ta khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực để phát triển đất nước
• Kết luận: Sự ra đời và phát triển dân chủ ở Việt Nam được mở đầu sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, và ngày càng được từng bước xây dựng
và hoàn thiện trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay
II Thực trạng nền dân chủ Việt Nam trong thời kỳ quá độ CNXH và Ví
dụ chứng minh thực tế:
1 Dân chủ trong chính trị
Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và phát huy hiệu quả tích cực Điều đó có thể kể đến là:
Trang 3• Hệ thống chính trị có những đổi mới theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; dân chủ hóa, công khai minh bạch trong phương thức hoạt động
• Ví dụ chứng minh: từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài chính đã giảm được trên 5.000 đơn vị hành chính Riêng từ tháng 6/2017 đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm trên 4.400 đầu mối đơn vị hành chính và 11 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ (tương đương với giảm khoảng 39% số đầu mối đơn vị so với cuối năm 2016)
- Người dân ở nước ta ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động bầu cử và đóng góp những ý kiến, quan điểm cá nhân góp phần tạo nên một bộ máy nhà nước tốt hơn
- Quyền văn hóa tối quan trọng chính là quyền được đi học
• Dẫn chứng:Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết thực hiện đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 ở Việt Nam đạt 97,85%, trong đó nhóm tuổi 15-35 đạt 99,3% tính đến năm
2020 Trong 8 năm qua, các địa phương đã xóa mù chữ cho trên 300.000 người ở độ tuổi 15-60
• Sự ra đời của nhiều đạo luật, thông tư, nghị định và các quyết định liên quan đến lĩnh vực văn hoá
➔ Những bảo đảm dân chủ về quyền và nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể trong bộ máy chính trị được luật hóa cụ thể hơn và từng bước thực hiện có kết quả; nhiều chủ trương, biện pháp đã phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa chính trị
• Dân chủ trong chính trị còn được chia làm 2 mục nhỏ đó là dân chủ trong Đảng và dân chủ trong Nhà nước
1.1 Dân chủ trong Đảng
a.Thành tựu:
- Đảng đã có các chủ trương, đường lối đúng đắn do có dân chủ thảo luận
và Đảng biết lắng nghe ý kiến đóng góp của hàng triệu cán bộ, đảng viên
và của nhân dân
- Về công tác tư tưởng, Đảng ta đã thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng.Thực tế là người dân càng ngày được biết nhiều hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Cùng với việc dân biết, dân cũng được bàn bạc và tham gia ý kiến về nhiều việc quan trọng Nhờ vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân
- Công tác tổ chức, cán bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực.Các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể được sắp xếp lại, kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả Công tác tổ chức, cán bộ chuyển hướng theo hướng dân chủ hoá
Trang 4- Thực hành dân chủ thông qua các quan hệ trong nội bộ Đảng.Đảng đã gương mẫu thực hành dân chủ không chỉ trong các hoạt động của Đảng,
mà cả trong quan hệ nội bộ đảng mà chủ yếu là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
b Hạn chế:
- Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, chưa sâu sát thực tế, chưa linh hoạt Tình trạng suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống một phần là do công tác tư tưởng chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục chính trị Vẫn tồn tại tình trạng nói nhiều, làm ít hoặc nói nhưng không làm
- Công tác tổ chức vẫn chậm được đổi mới, còn một số biểu hiện trì trệ, yếu kém, bất cập Chưa thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa các khâu trong công tác cán bộ để nhân dân được biết và có điều kiện theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện
- Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa thực hành đầy đủ dân chủ trong công tác này Hầu hết các vụ tham nhũng, tiêu cực không phải do cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan kiểm tra phát hiện được mà chủ yếu do nhân dân phát hiện, tố cáo hoặc báo chí nêu
=> Việc thực hành dân chủ trong Đảng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém
=> Tóm lại, vấn đề thực hành dân chủ trong Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời kỳ trước đổi mới, được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong các hoạt động của Đảng và trong các quan hệ nội
bộ đảng Nhưng cũng phải thấy rằng, việc thực hành dân chủ trong Đảng vẫn còn chưa hiệu quả
c Giải pháp:
Dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị → Cần khắc phục khẩn trương các hạn chế:
●Các cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên phải quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy
đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát huy dân chủ,thực hiện thống nhất trong toàn Đảng
●Đồng thời, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận
về phát huy quyền làm chủ;
●Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; tạo điều kiện cần và đủ để nhân dân làm chủ thực chất, hiệu quả
●Bổ sung quy định về phát huy dân chủ trong công tác cán bộ đi đôi với kiểm soát quyền lực Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi quyết
Trang 5định về công tác cán bộ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa
số
●Công khai, minh bạch về chỉ tiêu, về kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, thi nâng ngạch, nâng bậc, xét danh hiệu thi đua, xét nâng hạng
●Có quy định về kiểm soát, giám sát quan hệ lợi ích trong công tác cán
bộ để công tác cán bộ thực sự khách quan, công tâm: Sử dụng công nghệ
số vào việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý, thu hồi tài sản tăng thêm không giải trình được nguồn gốc; tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm toán trong việc áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài sản của các cá nhân có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực;
●Tiếp tục thực hiện tốt chế độ Bộ Chính trị báo cáo công việc và hoạt động trước mỗi kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; ban thường vụ báo cáo công việc và hoạt động của mình trước mỗi kỳ họp cấp ủy; cấp
ủy báo cáo trước tổ chức đảng hoặc cơ quan bầu ra mình Nâng cao chất lượng, hiệu quả quy định hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong sinh hoạt đảng, đưa hoạt động này thành chế độ nề nếp
1.2 Dân chủ trong Nhà nước
a Thành tựu:
Dân chủ trong Đảng gắn liền với dân chủ trong Nhà nước Nói về những thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Đảng cũng tức là nói về thành tựu và hạn chế của việc thực hành dân chủ trong Nhà nước Tuy nhiên, dân chủ trong Nhà nước cũng có những nét đặc thù
- Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm được các thủ tục hành chính, kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước.Nhà nước đã phổ biến đến nhân dân qua nhiều hình thức khác nhau Ví dụ : toàn bộ diễn biến, tiến trình các kỳ họp Quốc hội đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để Nhân dân theo dõi, đánh giá và góp ý
- Các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động, thích ứng và tổ chức tốt hơn yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở cửa, hội nhập và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
- Có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước và thực hành dân chủ.Đã thông qua một
số lượng lớn luật , bộ luật, pháp lệnh mới với chất lượng ngày càng được nâng cao
- Bộ máy nhà nước được tăng cường tổ chức hoạt động Đồng thời thực hiện sự phân cấp , giảm bớt phiền hà trong bộ máy hành chính.Nhờ vậy
mà tránh được tình trạng ôm đồm, cồng kềnh và quan liêu trước đây
→ Có thể thấy, chúng ta đang thực sự xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để bảo đảm dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương: đồng thời,
Trang 6chỉ có thực hành dân chủ mới xây dựng được Nhà nước pháp quyền thực
sự của dân, do dân, vì dân
b Hạn chế:
Dân chủ trong Nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Trong chế độ dân chủ và pháp quyền thì quyền lực nhà nước không phải
là quyết định tự có của Nhà nước, mà quyền lực đó được nhân dân ủy quyền, giao quyền Không thể khẳng định người được ủy quyền luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân ủy quyền Do đó, vẫn còn sự lộng quyền, lạm quyền, vẫn còn tình trạng quan liêu, cửa quyền, phiền hà đối với nhân dân, chưa khắc phục được bệnh tham ô, lãng phí, v.v
- Nhà nước còn chậm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về dân chủ thành pháp luật, thành quy chế, nên các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống rất chậm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
c Giải pháp:
- Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về phát huy dân chủ thành chính sách, pháp luật và tăng cường xây dựng, củng cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- Bộ máy phải được tổ chức gọn nhẹ, rõ về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện để người dân tiếp cận, dễ đối thoại, dễ kiểm tra, giám sát; huy động được tài năng, trí tuệ, sáng tạo của người dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực thi có hiệu quả
- Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính
2 Dân chủ trong xã hội
a Thành tựu:
Dân chủ trong Đảng, dân chủ trong Nhà nước và dân chủ trong xã hội có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định Nếu dân chủ trong Đảng chưa tốt thì dân chủ trong Nhà nước
và trong xã hội cũng chưa thể tốt được Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Đảng, nhờ việc thể chế hoá của Nhà nước về những chủ trương
đó nên dân chủ trong xã hội đã có những bước tiến đáng kể Điều đó thể hiện:
- Nhân dân ta cảm nhận bầu không khí dân chủ hơn, cởi mở hơn trong xã hội Ở cơ sở, người dân đã chủ động bàn bạc, tham gia ý kiến, thực hiện
Trang 7quyền làm chủ, bày tỏ chính kiến của mình; đồng thời, tích cực tham gia công tác xây dựng đảng, chính quyền, thể hiện tốt vai trò giám sát đối với cán bộ, Đảng viên, thẳng thắn góp ý kiến về hoạt động của các cơ quan Nhà nước
=> Đây có thể coi là bước tiến rõ rệt đưa Đảng và nhà nước gần gũi hơn với nhân dân
- Dân chủ là mọi người dân, không phân biệt địa vị, màu da, giới tính được hưởng các quyền làm chủ xã hội Dưới góc nhìn đó, bình đẳng giới
là một phần không thể thiếu của dân chủ trong xã hội Quyền và lợi ích của phái nữ, vốn bị thua thiệt trong phần lớn lịch sử, nay cần được thể hiện rõ trong mọi mặt quản lý, phát triển đời sống xã hội
- Dẫn chứng 1: Quốc hội khóa I, bà Lê Thị Xuyến đã được bầu làm Ủy viên Thường trực Quốc hội Lần đầu tiên chúng ta có một nữ Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong kỳ Quốc hội khóa XIV để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam
- Dẫn chứng 2: Hiện nay cta có, bà Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức phó chủ tịch nước VN Nữ giới đang ngày càng giữ nhiều vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước cũng như các công ty, doanh nghiệp lớn
- Thực hiện dân chủ trong xã hội không thể thiếu phản ánh sự phát triển của quyền lao động vì nó bao hàm quyền, lợi ích pháp lý và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, nói cách khác là quyền, nghĩa vụ cống hiến của mọi công dân đối với xã hội Cụ thể là Nhà nước có những chính sách ưu đãi vay vốn giúp những người lao động thu nhập thấp sở hữu nhà ở, ổn định cuộc sống
- Dẫn chứng:
+ Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Nhà nước khuyến, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động”, đồng thời “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động”30 + Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những quyền cơ bản của người lao động tại Khoản 1, Điều 5 Nhà nước ngoài ra có nhiều chính sách như: Đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, người lao động
b Hạn chế:
Thực hành dân chủ trong xã hội ở nước ta còn một số hạn chế sau đây:
- Thứ nhất, việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe các ý kiến khác biệt trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phép nước còn nhiều bất cập Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn xuất hiện ở không ít người Trong xã hội còn không ít hiện tượng vừa chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, lại vừa dân chủ quá trớn, cực đoan
Trang 8- Thứ hai, chưa có cơ chế bảo đảm để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của quyền lực, trên thực tế, quyền lực vẫn thuộc về các cơ quan nhà nước Việc nhân dân giám sát chính quyền cũng chưa có cơ chế rõ ràng, trên thực tế, việc giám sát này còn rất mờ nhạt Tình trạng quan liêu của bộ máy hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa thật nhanh, nhạy và hiệu quả cao Trong nhiều trường hợp, “hành chính” trở thành “hành dân là chính”
- Thứ ba, trong hơn 30 năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều đổi mới, Nhà nước đã cố gắng xây dựng, ban hành pháp luật và đưa pháp luật trở thành công cụ quan trọng trong quản lý đất nước, thực hành dân chủ trong xã hội Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa đồng bộ, không thống nhất, hay thay đổi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội
Dẫn chứng:
- Theo điểm a khoản 2, điều 79, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định xử lý thu hồi dự án bất động sản nhưng loại trừ trường hợp dự
án có chủ đầu tư đề nghị được nhận chuyển nhượng theo quy định tại mục
6 chương II của luật này.Theo quy định này thì trường hợp dự án bị chấm dứt hoạt động vẫn được chuyển nhượng và cơ quan nhà nước không thu hồi để giao nhà đầu tư khác thực hiện
- Tuy nhiên, điểm a khoản 1 điều 46 Luật Đầu tư năm 2020 lại quy định điều kiện để chuyển nhượng dự án đầu tư là dự án đó không bị chấm dứt hoạt động
=> Như vậy, quy định giữa 2 luật còn chưa có sự thống nhất
c Giải pháp:
●Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, cấp ủy và chính quyền nâng cao trình độ nhận thức và xây dựng văn hoá chính trị, văn hoá pháp luật và văn hoá về quyền con người cho những người thực thi quyền lực nhà nước (đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt trong hệ thống chính trị)
●Đảm bảo kỷ cương xã hội trên cơ sở hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nhất là dựa vào nhân dân
●Tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật để thể chế hóa cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng, cũng như của Nhà nước, do nhân dân thực hiện, để bảo đảm phương châm dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực
●Xây dựng hệ thống pháp luật cho phép kiểm soát nội bộ giám sát, chế ước lẫn nhau
●Có định hướng sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết; thiết lập đường dây nóng (hỏi - đáp) để thường xuyên trao đổi, hướng dẫn cho các
bộ, ngành khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn
Trang 9bản quy phạm pháp luật, đồng thời tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật→ từ đó tiến đến đồng bộ hệ thống pháp luật VN
3.Dân chủ trong kinh tế
a Thành tựu:
- Trong hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, tạo ra môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi:
-Thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh
VD: Điều 4 bộ luật 2019 đã khẳng định: “Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao đông; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất,kinh doanh"
- Chống độc quyền, dỡ bỏ rào cản và những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật
VD: Điều 51 Hiến pháp 2013 khẳng định: “ Các thành phần kinh tế đều là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật"
=> Sự dân chủ, bình đằng này đã tạo ra động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế khai thác và phát huy mọi tiềm năng của mình Bằng chứng là Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia (GCI) 2019: chúng ta tăng 10 bậc so với 2018, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực
=> Qua đó dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở VN ngày càng được phát huy, hiệu quả
b.Hạn chế:
Việc đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của thực hành dân chủ trong kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế:
- Vai trò chủ đạo, nền tảng của những thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân chưa được thể hiện rõ nét Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với sự đầu
tư, ưu đãi của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân
VD: VietnamAirlines, vốn là một doanh nghiệp vận tải hàng không nhà nước; hãng đã báo lỗ lũy kế xấp xỉ 1 tỷ USD trong 3 năm vừa qua và có nguy cơ bị hủy niêm yết khỏi sàn HOSE cùng phá sản, trong khi các hãng
Trang 10bay nội địa khác đều báo lãi dù cùng gặp tình trạng khó khăn trong đại dịch COVID-19 (2022)
- Kinh tế tập thể, nhất là trong khu vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, lúng túng
- Các thành phần kinh tế còn
chưa đảm bảo được sự cân bằng
c.Giải pháp:
●Nghị quyết Quốc hội đã nêu điều kiện cần là: Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững;
●Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài
●Tăng năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hiệu quả, tiếp tục tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực chịu tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm
●Giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế tập thể, cần đi theo các nhóm giải pháp về tầm nhìn, nguồn lực đầu tư và phát triển, tổ chức cơ chế và vận hành, nhân lực và quản lý, hợp tác quốc tế và hội nhập thế giới Cụ thể, không ngừng đẩy mạnh các hình thức hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, để học tập kinh nghiệm quản lý, mô hình phát triển hợp tác xã bền vững của các nước Trong đó, chú ý tập trung tiếp thu linh hoạt các hỗ trợ kỹ thuật, thành lập và nâng cao năng lực cơ cấu trợ giúp tổ chức kinh tế tập thể các bộ, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, phối hợp với tham mưu, đề xuất và triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh
tế tập thể, hợp tác xã; đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, cung ứng dịch vụ;
tư vấn hỗ trợ tổ chức lại, thành lập mới hợp tác xã, xây dựng nhiều hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, nhất là chuỗi giá trị nông sản Với phương châm “Hợp tác - Đổi mới - Phát triển - Hiệu quả”
●Để nâng cao thế cân bằng của nền kinh tế đa thành phần, cần nắm vững
xu hướng phát triển của các thành phần kinh tế; Hoàn thiện chính sách thuế, khắc phục tình trạng vừa bất hợp lý, vừa sơ hở, lại vừa bất bình đẳng hiện nay đồng thời nâng cao năng lực quản lý, giám sát
5 Dân chủ trong văn hoá
a Thành tựu:
Thực hành dân chủ ở trên lĩnh vực văn hóa được thể hiện ở việc bồi dưỡng và phát huy lực lượng, tài nghệ của nhân dân trong việc phát triển nền văn hóa Việt Nam, khẳng định vai trò sáng tạo các giá trị văn hóa,