1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

công trình nghiên cứu nhận thức về thực trạng trầm cảm của sinh viên hiện nay

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau khi thực hiện nghiên cứu dựa trên 266 mẫu khảo sát từ tháng 10/2022, bằng phương pháp thống kê mô tả và suy diễn cùng các công cụ hỗ trợ như Excel, Word, Docs và Google Forms thì nhó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: TOÁN - THỐNG KÊ

MSĐT (Do BTC ghi): TTK38 TP Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Hiện nay, thực trạng trầm cảm ở sinh viên đang ngày càng gia tăng và ở mức đáng báo động, đáng chú ý hơn hết là độ tuổi mắc trầm cảm được đánh giá khá cao và đang không ngừng tăng chính là độ tuổi sinh viên, độ tuổi bắt đầu có cuộc sống xa nhà, cuộc sống tự lập Từ đó nhóm đã cho ra đời dự án nghiên cứu này với mục đích phân tích thực trạng trầm cảm và cách phòng ngừa căn bệnh rối loạn tâm thần này Sau khi thực hiện nghiên cứu dựa trên 266 mẫu khảo sát từ tháng 10/2022, bằng phương pháp thống kê mô tả và suy diễn cùng các công cụ hỗ trợ như Excel, Word, Docs và Google Forms thì nhóm đã xác định được một số các vấn đề như số lượng sinh viên mắc trầm cảm, các nguyên nhẫn dẫn đến trầm cảm, các tác động gây ra trầm cảm, những tác hại của trầm cảm, cách phòng ngừa cũng như các phương pháp điều trị trầm

cảm Cụ thể như sau:

● Đối diện với một hành trình hoàn toàn mới so với trước đây dẫn đến tình trạng trầm cảm diễn ra ở độ tuổi sinh viên là điều không thể tránh khỏi khi có tới 63.2% đáp viên trả lời những câu hỏi Google Forms của nhóm khảo sát mắc trầm cảm từ nặng tới nhẹ

● Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khá đa dạng và đến từ chính những vấn đề mang tính cá nhân của sinh viên là nhiều, ngoài ra cũng đến từ những tác động của việc thay đổi môi trường sống, môi trường học tập tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của sinh viên

● Bên cạnh đó cũng tìm ra được nhiều phương pháp phòng và điều trị căn bệnh này, dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi người sẽ có cách phòng và điều trị khác nhau nhưng nhìn chung vẫn là những nốt sáng trong hành trình đẩy lùi căn bệnh tâm lý này

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI I MỤC LỤC II DANH MỤC BẢNG BIỂU IV

Chương I - GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 1

1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu 1

2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu của đề tài 2

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1 Cơ sở lý thuyết 4

1.1 Trầm cảm là gì? 4

1.2 Khái niệm sinh viên 4

1.3 Mối liên hệ giữa sinh viên và bệnh trầm cảm 4

2 Phương pháp nghiên cứu 5

Trang 4

3.2.4 Mối liên hệ giữa những người xung quanh về mức độ trầm cảm 20

3.2.5 Mối liên hệ giữa học tập và mức độ trầm cảm (xếp loại học lực): 22

3.3 Thực trạng nhận thức của sinh viên về hậu quả của bệnh trầm cảm 25

3.3.1 Mức độ đồng cảm của sinh viên đối với hành vi của người mắc bệnh trầm cảm 25

3.3.2 Mức độ ảnh hưởng của các tác hại bệnh trầm cảm gây ra đối với những người xung quanh 26

3 4 Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp chữa trị của bệnh trầm cảm 27

3.5 Thực trạng nhận thức của sinh viên về các biện pháp phòng ngừa của bệnh trầm cảm 32

Chương III: KẾT LUẬN 36

1 Hạn chế 36

2 Kết luận 36

3 Khuyến nghị 37

3.1 Đối với nhà trường 37

3.2 Đối với giảng viên 38

3.3 Đối với sinh viên 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng:

Bảng 1: Các biến quan sát 6

Bảng 2: Đánh giá mức độ trầm cảm của sinh viên 12

Bảng 3: Tương quan giữa thời gian ngủ và mức độ trầm cảm 15

Bảng 4: Tương quan giữa việc đi làm thêm và mức độ bị trầm cảm 18

Bảng 5: Tần số thể hiện số người thân, bạn bè xung quanh bị trầm cảm 20

Bảng 6: Phân tích số liệu số người thân, bạn bè xung quanh bị trầm cảm 21

Bảng 7: Tương quan giữa kết quả học tập và mức độ trầm cảm 23

Bảng 8: Thực trạng nhận thức của sinh viên về phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm 28 Bảng 9: Mức độ đối tượng có thể giúp bệnh nhân vượt qua chứng trầm cảm 30

Bảng 10: Tần suất cách giải quyết khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực 34

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính 8

Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo năm học của sinh viên 9

Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo trường đại học 10

Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu theo mức độ trầm cảm 11

Biểu đồ 5: Mức độ đồng ý của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở giới trẻ 14

Biểu đồ 6: Thu nhập bình quân hàng tháng 17

Biểu đồ 7: Ước lượng số người thân, bạn bè xung quanh bị trầm cảm 21

Biểu đồ 8: Thái độ với một người có lựa chọn kết cục tiêu cực nhất của trầm cảm 25

Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tác hại trầm cảm đến những người xung quanh 26

Biểu đồ 10: Cơ cấu mẫu theo sự đồng tình về các phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm 27

Biểu đồ 11: Đánh giá mức độ quan trọng đối với đối tượng có thể giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm 29

Biểu đồ 12: Mức độ đồng ý về những phương pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm 32

Biểu đồ 13: Tần suất hành động của sinh viên khi cảm thấy tiêu cực 33

Trang 6

Chương I - GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là vô vàn những thay đổi trong đời sống con người Có thể nói bởi vì trước đây cuộc sống vẫn còn khó khăn, con người chỉ quan tâm đến những nhu cầu cấp thiết như ăn, mặc, … thế nhưng ngày nay, khi đời sống được cải thiện hơn, ta bắt đầu dành sự quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố khác, một trong số những yếu tố quan trọng đó không thể không nhắc đến là sức khỏe tâm trí con người Đó là một loạt các trạng thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm thần phân liệt, động kinh, … Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước Mỗi năm trung bình 850.000 người chết vì trầm cảm Đặc biệt, trầm cảm không phân biệt giới tính hay độ tuổi: từ nam giới đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt là sinh viên thì khả năng xuất hiện trầm cảm là tương đối cao Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên, trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất bởi vì đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội và các thay đổi trong cuộc sống

Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này Sự hiểu biết không chính xác hay không đầy đủ cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện dấu hiệu trầm cảm hay thậm chí là tăng mức độ trầm cảm hơn so với trước Việc sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhưng lại không có dấu hiệu can thiệp hay thậm chí cố tình bỏ qua nó đều có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Chính vì những lí do trên đã thôi thúc nhóm chúng tôi tìm hiểu đề tài “Đánh giá nhận thức về thực trạng trầm cảm ở sinh viên hiện nay” Nhóm chúng tôi hy vọng rằng, qua nghiên cứu này có thể phát hiện được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên về bệnh trầm cảm, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm

Trang 7

nâng cao nhận thức của sinh viên, góp phần phòng ngừa trầm cảm ở sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung

2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Mấu chốt của nghiên cứu về vấn đề này là đánh giá sự hiểu biết của sinh viên về rối loạn trầm cảm để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa, chữa trị thích hợp Cụ thể, nghiên cứu sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:

- Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến trầm cảm ở sinh viên? - Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe người bệnh?

- Rối loạn trầm cảm có ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và xã hội không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?

- Phương pháp hiệu quả nhất khi chữa trị bệnh trầm cảm là gì? - Biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm là gì?

3 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chung của đề án là đánh giá thực trạng trầm cảm ở sinh viên Từ đó, giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh tuy nguy hiểm nhưng đang rất phổ biến ở giới trẻ này, đồng thời đưa ra những biện pháp phòng tránh cũng như cách chữa trị kịp thời

Cuộc nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:

- Khảo sát thực trạng mức độ trầm cảm của các bạn sinh viên

- Xác định được mức độ, nhận thức, hiểu biết của sinh viên về trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến căn bệnh này

- Phân tích cuộc nghiên cứu và đưa ra những biện pháp phòng tránh cũng như các cách chữa trị hiệu quả cho những bạn sinh viên chưa và đang mắc phải trầm cảm Đồng thời nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ hiện nay về căn bệnh trầm cảm này

Trang 8

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của cuộc nghiên cứu này là các bạn sinh viên trên khắp đất nước Việt Nam và chủ yếu là các bạn sinh viên đang theo học tại trường đại học UEH

Trang 9

Chương II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc thường gặp được biểu hiện một cách rõ rệt bởi khí sắc, hành vi, gây cảm giác buồn và mất động lực trong thời gian dài, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây Bệnh ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy, hành vi của người bệnh và có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần lẫn thể chất, những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè hoặc trong gia đình và thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ý định tự tử

1.2 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học

Sinh viên mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà theo Mác là “tổng hòa của các quan hệ xã hội” Nhưng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ (thường từ 18 đến 25), dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt

động giao tiếp, có tri thức và đang được đào tạo chuyên môn

1.3 Mối liên hệ giữa sinh viên và bệnh trầm cảm

Ngày nay cùng với công cuộc hiện đại hóa; stress, lo âu và trầm cảm trở nên ngày càng phổ biến, không chỉ đối với đối tượng người lao động mà còn đối với đối tượng sinh viên Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong tổng số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên Với thực trạng xã hội như hiện nay, theo dự báo trong tương lai các con số này đều có xu hướng tăng thêm theo thời gian

Sinh viên là tầng lớp trí thức của xã hội, vì thế đặc điểm tâm lý của tầng lớp này khá khác biệt, đa dạng và phong phú so với những tầng lớp khác Giai đoạn học đại học là giai đoạn sinh viên có cuộc sống lao động trí óc căng thẳng để tiếp nhận tri thức và phát triển các chức năng tâm lý như tư duy, chú ý, trí nhớ… Đây cũng là giai đoạn

Trang 10

sinh viên tham gia nhiều hoạt động và các mối quan hệ xã hội Do vậy, học tập, nghiên cứu khoa học, giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội là những hoạt động chính của sinh viên Tuy nhiên, cuộc sống sinh viên đại học thực sự là bước ngoặt mới của mỗi bạn trẻ, hầu hết lúc này các bạn sẽ được sống xa nhà, bắt đầu một cuộc sống tự do và độc lập Rời khỏi vòng tay của cha mẹ khi chưa chuẩn bị đủ hành trang bước vào đời rất dễ gây ra những cú sốc về tâm lý khi thực tế không như bạn đã tưởng tượng trước đó Những sinh viên vốn chưa có trải nghiệm với cuộc sống mới mẻ này sẽ phải tự mình đương đầu với những khoản tiền học phí, sinh hoạt Cùng với áp lực giảng đường, những nỗi lo về tài chính, việc làm ngoài giờ và các mối quan hệ đổ vỡ hợp thành gánh nặng về tinh thần lẫn thể xác khiến cho sinh viên dễ rơi vào tiêu cực dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao Bên cạnh đó, triển vọng việc làm với tấm bằng đại học hậu tốt nghiệp của họ cũng được đánh giá là thấp hơn so với các thế hệ trước Những điều trên làm gia tăng các mối quan ngại về chứng trầm cảm ở sinh viên hiện nay

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục tiêu dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê định lượng: Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu các mức độ của bệnh trầm cảm; nguyên nhân gây ra trầm cảm; các mối liên hệ về kinh tế và xã hội với bệnh trầm cảm và biện pháp chữa trị bệnh trầm cảm được đo lường thông qua các biến quan sát, cụ thể:

- Về mức độ của căn bệnh trầm cảm được làm rõ như: Chưa bị trầm cảm; Trầm cảm mức độ nhẹ; Trầm cảm mức độ vừa; Trầm cảm mức độ khá nặng và Trầm cảm mức độ nặng

- Về nguyên nhân gây ra trầm cảm được đánh giá và phân tích thông qua các yếu tố áp lực kéo dài trong công việc, học tập; yếu tố di truyền; chế độ sinh hoạt cá nhân không điều độ; các tổn thương về mặt tinh thần và thể xác; các khó khăn về kinh tế, tài chính, gia đình và các vấn đề khác mà mỗi sinh viên phải đối mặt - Về mối liên hệ giữa kinh tế và bệnh trầm cảm được làm rõ thông qua thu nhập

hàng tháng

- Về mối liên hệ giữa xã hội và bệnh trầm cảm được làm rõ thông qua thời gian ngủ, mật độ tiếp xúc với người bị trầm cảm, việc đi làm thêm và học lực cá nhân

Trang 11

- Về biện pháp chữa trị bệnh trầm cảm được làm rõ thông qua các phương pháp chữa trị như điều trị bằng phẫu thuật, mẹo dân gian, trị liệu tâm lý, thuốc, tâm linh và trị liệu tâm linh kết hợp với thuốc…

2.2 Cách tiếp cận dữ liệu

Dữ liệu khảo sát được tiến hành bằng form khảo sát (chọn mẫu ngẫu nhiên) với bảng câu hỏi trên cỡ mẫu là 266 người đang sinh sống và học tập tại Việt Nam Họ có biết về thực trạng trầm cảm, nhưng chưa thật sự hiểu và ý thức được vấn đề nan giải này, vấn đề đã luôn tồn tại và len lỏi trong đời sống từ rất lâu nay Dữ liệu sau đó được xử lý trên phần mềm EXCEL sau khi thu thập thông tin dựa trên bảng câu hỏi để thực hiện thống kê mô tả (bảng số liệu, biểu đồ,…) và thống kê suy diễn (ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê, dự báo trên chuỗi thời gian …) dựa trên các biến quan sát sau đây:

n 1: Các biến quan sát

Mức độ đồng ý về những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở giới trẻ

Khoảng

Thời gian ngủ trung bình trong 1 ngày Tỷ lệ

Trang 12

Sự xuất hiện của trầm cảm đối với gia đình và bạn bè xung quanh

Danh nghĩa

Số lượng người thân và bạn bè mắc trầm cảm Tỷ lệ

Xếp loại học lực năm học vừa qua Thứ bậc

Mức độ đồng ý về ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học

Chọn phương pháp chữa trị trầm cảm hiệu quả nhất Danh nghĩa

Mức độ quan trọng đối với đối tượng có thể giúp bệnh nhân vượt qua chứng trầm cảm

Khoảng

Phương pháp phòng ngừa trầm cảm Danh nghĩa

Trang 13

3 Phân tích và kết quả

3.1 Tổng quát 3.1.1 Giới tính

Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính

Theo biểu đồ trên, đáp viên nữ chiếm tỉ trọng nhiều nhất với 53.01% tương đương với 141 người, tiếp đến là đáp viên nam với 123 người chiếm 46.24% và còn lại là 2 người giới tính khác với chỉ 0.75% Vì bài khảo sát có số lượng nam nữ khá đồng đều nên sẽ lượng dữ liệu cũng sẽ đồng đều hơn, ít bị chi phối bởi yếu tố giới tính

Trang 14

3.1.2 Năm học của sinh viên

Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo năm học của sinh viên

Phần lớn sinh viên được khảo sát đang học năm hai với 143 người tương đương 53.76%, tiếp đến là các bạn năm nhất với 45 người chiếm 16.92%, 38 bạn sinh viên năm ba tương đương 14.29%, chiếm 10.53% là các bạn sinh viên năm bốn và còn lại là 12 bạn sinh viên khác chiếm 4.51% với các lý do khác nhau như đang học liên thông, học bằng hai và đang học các ngành nghề cần nhiều hơn bốn năm để tốt nghiệp

Trang 15

3.1.3 Trường

Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo trường đại học

Nghiên cứu được thực hiện trên toàn bộ các trường đại học cả nước, trong đó có 45.11% tức 146 sinh viên đến từ Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, và còn lại là các

sinh viên đến từ các trường khác tương đương với 54.89%

3.1.4 Mức độ trầm cảm

- Thang đo mức độ trầm cảm của bài test:

Với bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do Bác sĩ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên đến 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng Từ đó cho thấy độ tin cậy và hiệu lực cao của thang đo

+ Bảng câu hỏi của thang đo:

Thang đo Likert (1 - không bao giờ, 2 - một số ngày, 3 - hơn một nửa số ngày trong 2 tuần qua, 4 - gần như mỗi ngày)Trong 2 tuần qua, bạn có cảm thấy:

● Ít quan tâm hoặc hứng thú trong công việc?

● Cảm thấy tâm trạng xuống dốc, buồn chán, thất vọng?

● Khó vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều?

● Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng?

● Ăn không ngon, chán ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều?

Trang 16

● Cảm thấy bản thân mình không tốt, mình là người thất bại, hoặc tự đánh giá thấp chính mình, gia đình mình?

● Khó tập trung trong công việc, như lúc đọc báo hoặc xem ti vi?

● Đi lại hoặc nói chuyện chậm chạp, ủ rũ đến nỗi người khác cũng nhận thấy? Hoặc ngược lại, cảm thấy bồn chồn, sốt ruột không yên đến nỗi cứ liên tục đứng dậy đi làm việc này việc kia?

● Nghĩ rằng tốt hơn mình không nên sống nữa hoặc cố gắng tự làm tổn thương bản thân mình?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, sinh viên nhận được kết quả mức độ trầm cảm của mình tương ứng với biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu theo mức độ trầm cảm

Theo như kết quả khảo sát:

Trong số 266 sinh viên thực hiện khảo sát, có 98 người chưa bị trầm cảm (36.84%), 85 người bị trầm cảm nhưng ở mức độ nhẹ (chiếm 31.95%), 64 người (24.06%) bị trầm cảm mức độ vừa, 10 người (3.76%) người bị trầm cảm khá nặng và 9 người (3.38%) bị trầm cảm nặng

Nhận thấy rằng số lượng sinh viên chưa bị trầm cảm và trầm cảm nhẹ vẫn chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả, điều đó cho thấy rằng tình trạng sức khỏe tâm lí của sinh viên nhìn chung vẫn ở mức ổn Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua 19 sinh viên đang bị trầm cảm

Trang 17

ở mức độ khá nặng, nặng Không phải sinh viên nào cũng trang bị đầy đủ kiến thức cho mình về rối loạn trầm cảm Từ đó, để khảo sát cụ thể hơn về mức độ trầm cảm ở sinh viên, chúng tôi có 1 mẫu gồm 266 câu trả lời như sau:

n 2: Đánh iá mức độ trầm c m của sinh viên

Mức độ trầm cảm Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Chưa bị trầm cảm (Mức độ 0)

Trầm cảm nhẹ (Mức độ 1)

Trầm cảm vừa (Mức độ 2)

Trầm cảm khá nặng (Mức độ 3)

Trầm cảm nặng (Mức độ 4)

Trang 18

Sai số ước lượng:

Trang 19

3.2 Thực trạng nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm 3.2.1 Nhận thức chung

Biểu đồ 5: Mức độ đồng ý của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở giới trẻ

Trong cuộc khảo sát, khi phân tích về mức độ hiểu biết của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, những nguyên nhân được cho là chủ yếu nhất (đồng ý + hoàn toàn đồng ý) đó là Những tổn thương về mặt tinh thần do người khác gây ra (75.19%), Bị sang chấn tâm lý (75.19%), Áp lực kéo dài trong công việc (74.44%) Ngược lại thì các nguyên nhân như Sử dụng chất kích thích, Bị tổn thương cơ thể, Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt và Yếu tố di truyền lại được cho là ít khả quan nhất Và nguyên nhân Khó khăn về mặt tài chính, Khó khăn khi xa nhà, xa quê và Áp lực kéo dài trong học tập được bình chọn ở mức trung bình

Nhìn chung thì các nguyên nhân được đánh giá là dễ dẫn đến trầm cảm nhất khá là phù hợp với đời sống tinh thần của sinh viên Ở độ tuổi 18-25, là độ tuổi tâm lí vẫn còn

Trang 20

chưa thực sự vững vàng, hơn thế còn phải bước vào một môi trường sống mới, môi trường học tập mới sẽ khiến sinh viên dễ bị tổn thương khi gặp những biến cố: bị bạo lực tinh thần khi chưa quen với những mối quan hệ mới Ngoài ra, khi đến với một môi trường mới càng không thể tránh khỏi việc bị lừa đảo về cả tài chính lẫn tình cảm Từ đó dễ dẫn đến sang chấn tâm lí, trầm cảm Ngoài ra, có rất nhiều sinh viên lựa chọn việc đi làm thêm, có thể là để cải thiện tài chính hoặc có thể là nhằm nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng, … Cho dù là vì nguyên nhân gì đi nữa thì việc vừa đi học, vừa đi làm cũng khá là khó khăn đối với những bạn chưa biết cân đối thời gian Từ đó dễ dẫn đến việc bị áp lực, trầm cảm

Về các nguyên nhân được đánh giá trung bình: khó khăn khi xa nhà, khó khăn về mặt tài chính, áp lực học tập có thật sự hợp lý không thì chúng tôi có phần kiểm định các mối tương quan giữa kinh tế (khó khăn khi xa nhà, khó khăn về tài chính), thời gian ngủ (chủ yếu từ các áp lực trong cuộc sống) đối với mức độ trầm cảm như sau:

3.2.2 Mối liên hệ giữa thời gian ngủ ( bao gồm cả thời gian ngủ buổi tối, ngủ trưa, thời gian chợp mắt trung bình trong 1 ngày ) và mức độ trầm cảm

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tâm thần, hay đặc biệt là bệnh trầm cảm được rất nhiều chuyên gia y tế quan tâm Giấc ngủ thất thường trong ngày khiến cho bạn trở nên khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi Do đó càng khiến bạn khó giao tiếp và nói chuyện với người khác hơn, càng làm cho bệnh cảnh của căn bệnh trầm cảm trở nên nguy hiểm Có giả thuyết cho rằng những người ngủ quá ít hoặc quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người ngủ đủ giấc Ta cùng kiểm định để xem ý kiến trên có đúng hay không

n 3: Tươn quan iữa thời gian ngủ và mức độ trầm c m

Mức độ trầm

cảm

Thời gian ngủ / ngày

Ngủ quá ít (dưới 6 tiếng/

ngày)

Ngủ đủ giấc (6-8 tiếng/ngày)

Ngủ quá nhiều (trên 8 tiếng/ngày)

Chưa bị trầm cảm ( Mức độ 0 )

Trang 21

Trầm cảm nhẹ ( Mức độ 1 )

Trầm cảm mức độ vừa ( Mức độ 2 )

Trầm cảm khá nặng ( Mức độ 3 )

Trầm cảm nặng ( Mức độ 4 )

Chênh lệch của trung bình tổng thể là Để ước lượng , ta tiến hành kiểm định giả thuyết cho rằng những người ngủ quá ít hoặc quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người ngủ đủ giấc Đặt giả thuyết, ta có:

Trang 22

Giá trị thống kê: ̅̅̅̅ ̅̅̅̅

) ( ) ( )

= 183.75 183

Với và df = 183 thì

Kiểm định phía bên phải: Vì t > (4.966 > 1.645) => Bác bỏ

Vì vậy, ý kiến cho rằng những người ngủ quá ít hoặc quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người ngủ đủ giấc là chính xác

3.2.3 Mối liên hệ giữa kinh tế và mức độ trầm cảm (thu nhập hàng tháng, đi làm thêm, …)

Biểu đồ 6: Thu nhập bình quân hàng tháng

Theo khảo sát cho thấy, mức thu nhập bình quân 1 tháng ( bao gồm nguồn thu nhập từ việc đi làm thêm, gia đình chu cấp, từ các nguồn thu nhập thụ động và các nguồn khác) ít nhất rơi vào khoảng 3 triệu VND với 55 sinh viên (tương đương 20.68%), tiếp đến là 33 sinh viên với 4 triệu VND (chiếm tỉ trọng 12.41%) , 89 sinh

Ngày đăng: 22/07/2024, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w