1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc học phần đề tài đàm phán trung quốc anh quốc về hồng kông

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cuộc đàm phán đã quyết định số phận, tương lai của Hồng Kông, vùng lãnh thổ của Trung Quốc nhưng bị Anh cai trị, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Hồng Kông nói riêng và các quốc gia

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKhoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao

MÔN: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Đề tài:Đàm phán Trung Quốc - Anh Quốc về Hồng Kông

Giảng viên hướng dẫn: TS.Tôn Sinh Thành

Trang 2

Mục lục

2 Diễn biến, các giai đoạn của quá trình đàm phán 5

Trang 3

I/ MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Anh về Hồng Kông là một trong những sự kiện chính trị - ngoại giao quan trọng trong lịch sử thế giới nói chung, khu vực châu Á, cũng như Trung Quốc và Anh nói riêng Cuộc đàm phán đã quyết định số phận, tương lai của Hồng Kông, vùng lãnh thổ của Trung Quốc nhưng bị Anh cai trị, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Hồng Kông nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, bên cạnh những ảnh hưởng khác liên quan đến vấn đề nhân quyền và tự do của công dân Việc nghiên cứu về cuộc đàm phán này cũng góp phần giúp sinh viên hiểu sâu hơn về quan hệ quốc tế, về lịch sử và từ đó rút ra bài học cho các cuộc đàm phán trong tương lai Nhóm cho rằng Đàm phán giữa Trung Quốc và Anh là một đề tài quan trọng vì nó có liên quan mật thiết đến vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế và tầm ảnh hưởng khu vực của cả hai bên cũng như mối quan hệ đa phương của các quốc gia trên thế giới Cụ thể, Trung Quốc và Anh vốn là hai nước lớn có vai trò địa chính trị đặc biệt quan trọng Cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Anh còn là mô hình đàm phán trọng điểm, có tính tiêu biểu của hai nước lớn liên quan đến vấn đề chủ quyền Việc phân tích cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Anh là một diễn biến quan trọng trong quan hệ đa phương các quốc gia, là một vấn đề mang tính chính trị, an ninh của hai quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung Khi phân tích đàm phán, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc các quốc gia thế hiện cam kết với việc bảo vệ nhân quyền và tự do trong khu vực này Vì vậy, cuộc đàm phán không chỉ đơn thuần chỉ là cuộc cạnh tranh quyền lực của Anh và Trung Quốc tại khu vực này, mà nó còn phản ánh một phần của mối quan hệ phức tạp giữa hai nước, đồng thời ảnh hưởng đến quan hệ khu vực và thế giới Việc phân tích đàm phán này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các quốc gia lớn trong cấu trúc quan hệ quốc tế hiện đại Hơn hết, phân tích cuộc đàm phán Trung-Anh có khả năng đưa ra dấu hiệu về những hướng đàm phán trong tương lai liên quan đến vấn đề chủ quyền Đồng thời đặt ra câu hỏi rằng có thỏa thuận hay giải pháp nào mà hai bên đề ra trong quá trình đàm phán có thể áp dụng vào các cuộc đàm phán sau này không Và những tác động của cuộc đàm phán này đối với Hồng Kông cũng như các quốc gia khác Cuối cùng, việc phân tích cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Anh về vấn đề Hồng Kông sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhiều khía cạnh chính trị, quốc tế, từ đó có thể kịp thời rút ra những kinh nghiệm, đưa ra phán đoán và bài học cho chính những cuộc đàm phán của Việt Nam sau này.

2 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ bản chất của cuộc đàm phán, từ đó trả lời câu hỏi kết quả đàm phán cuối cùng thỏa đáng với cả hai bên ký kết, hay chỉ với một trong hai bên, nếu như vậy thì tại sao; bằng cách tập trung phân tích và đánh giá mục tiêu mà mỗi bên đề ra lúc đầu, các chiến lược, chiến thuật đàm phán mỗi bên đã sử dụng trong quá trình đàm phán và so sánh chúng với kết quả đạt được cuối cùng là Tuyên bố chung Trung- Anh về Hồng Kông

Trang 4

3 Giả thuyết nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng kết quả đàm phán này được coi là thỏa đáng với Trung Quốc, nhưng không thỏa đáng đối với Anh Quốc Vì cả hai bên đều đặt ra mục tiêu ban đầu đó là phải giành được Hồng Kông về phía mình, song Tuyên bố chung khẳng định chủ quyền Hồng Kông thuộc về phía Trung Quốc, trong khi Anh mất đi quyền quản lý vùng lãnh thổ này Lý giải cho kết quả này có thể là do phía Trung Quốc đã sử dụng chiến lược và chiến thuật đàm phán đúng đắn, hợp lý; còn về phía Anh chưa đạt được kết quả như mong muốn có lẽ là do chiến lược đàm phán không thực sự phù hợp, thấu đáo, cặn kẽ

4 Khung phân tích

Bài nghiên cứu được phân tích dựa trên mô hình cơ bản của một cuộc đàm phán được xây dựng bởi nhà nghiên cứu chính trị Paul Meerts (Diplomatic Negotiation Essence and Evolution, 2014), trong đó các yếu tố như ngưỡng tối đa, tối thiểu, vùng chấp nhận, của mỗi bên; đòn bẩy mà mỗi bên sử dụng; vùng thỏa thuận của hai bên cũng như giải pháp thay thế nếu không đạt được thỏa thuận (BATNA) của mỗi bên được phân tích và làm rõ Từ đó mà mỗi bên định hình nên các chiến lược, chiến thuật đàm phán phù hợp nhằm đạt được kết quả có lợi cho mình nhất

5 Tổng quan tài liệu

5.1 Tài liệu sơ cấp

Tuyên bố chung của Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Chínhphủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về vấn đề Hồng Kông, Cục Hiến pháp và Đạilục, Chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông: là văn bản chính thức được kí kết

cuối cùng giữa hai bên, có hiệu lực pháp lý quy định chủ quyền của Hồng Kông thuộc về Trung Quốc và các chính sách cơ bản (12 nguyên tắc) của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với Hồng Kông

Đàm phán và Tuyên bố chung Anh- Trung Quốc, Cục Hiến pháp và Đạilục, Chính quyền đặc`` khu hành chính Hồng Kông: tài liệu mô tả chi

tiết về diễn biến, các giai đoạn và tiến trình đàm phán của Anh, Trung về Hồng Kông: Từ tài liệu nhóm nghiên cứu khai thác sâu về động thái và sự chuyển biến về quan điểm, lập trường, kéo theo đó là chiến lược và chiến thuật của mỗi bên

Tài liệu mật ghi lại cuộc gặp giữa Thủ tướng Margaret Thatcher và PhóChủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình hôm 24/09/1982, BộNgoại giao Anh: Tài liệu dài 13 trang thuật lại chi tiết những gì diễn ra trong cuộc

gặp kéo dài từ 10 rưỡi cho tới 12h45 ngày 24/09/1982, trong đó ghi chép lập trường, quan điểm của hai bên và các lập luận để bảo vệ lợi ích của mình từ cả phía Anh và Trung Quốc, đặc biệt những lời phát biểu quan trọng của đại diện phía Anh và Trung Quốc đều được trích dẫn

Trang 5

Chính phủ Trung Quốc nối lại việc thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông,Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Tài liệu là những ghi chép từ phía Trung Quốc về tiến

trình đàm phán Trung- Anh về Hồng Kông, trong đó đã thuật lại tiến trình đàm phán từ thời điểm bắt đầu đến lúc kết thúc bằng việc cả hai đạt được thỏa thuận chung; đồng thời nêu chi tiết các vấn đề mà các vòng đàm phán tập trung giải quyết 5.2 Tài liệu thứ cấp

Hồng Kông trở lại Trung Quốc, Phần I và II, Dennis Harter (Trưởng phòngChính trị tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông từ năm 1982-1984): tài liệu đã

miêu tả khá chi tiết quá trình đàm phán của hai bên Ngoài ra, tài liệu được đánh giá là khách quan khi nhìn từ góc độ của bên thứ ba là Hoa Kỳ để phân tích đánh giá lợi ích của mỗi bên đối với Hồng Kông

Cách tiếp cận của Anh trong cuộc đàm phán về tương lai của Hồng Kông,1979-1982, Matthew Hust, tr.1386-1401: bài nghiên cứu chỉ ra những sai lầm của

Anh, mà cụ thể là người đại diện bà Margaret Thatcher trong việc đánh giá về tầm quan trọng của Hồng Kông đối với Trung Quốc nhìn từ góc độ lịch sử, vì thế mà Anh trong quá trình đàm phán đã mắc không ít sai lầm và thậm chí được cho là tự tin thái quá ngay từ ban đầu, để dẫn đến kết quả đàm phán cuối cùng mà Anh không hề dự liệu trước

Hồng Kông trở về quê hương, “một quốc gia, hai chế độ” đi đầu làm gương,Trang thông tin điện tử của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Ban Chấp hànhTrung ương Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: tài liệu từ góc độ của Đảng Cộng Sản

Trung Quốc, có nêu một số hoạt động đàm phán giữa hai bên, cụ thể một số phát biểu của các chính trị gia Trung Quốc; đồng thời thể hiện rõ mong mỏi thu hồi Hồng Kông của chính phủ Trung Quốc.

Trang 6

II/ NỘI DUNG 1 Các yếu tố chính

1.1 Các bên tham gia đàm phán

Đây là một cuộc đàm phán song phương giữa một bên là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len với bên còn lại là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tuy kết quả của cuộc đàm phán này quyết định trực tiếp tới số phận những người dân của bán đảo này, song những người dân Hồng Kông được ghi nhận là “không được đóng vai trò gì” bởi cuộc đàm phán giữa Trung- Anh diễn ra hoàn toàn bí mật Và vì thế mà một số tờ báo gọi đây là “cuộc mặc cả sau lưng người dân Hồng Kông” Không phải người dân Hồng Kông có quyền quyết định tương lai của Hồng Kông, mà theo tài liệu mật được giải mã của Bộ ngoại giao Anh: ông Đặng Tiểu Bình mới là “nhà lãnh đạo có quyền quyết định tối cao đối với tương lai của Hồng Kông” Một số nhân chứng tại thời1 điểm đó cùng với các nhà học giả cũng đã có bình luận về vấn đề trao trả Hồng Kông: "Tất cả những gì người Anh quan tâm chỉ là thương mại, quyền lợi của người Hồng Kông chỉ là thứ yếu", bà Emily Lau, cựu chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông

"Chính phủ Anh và Trung Quốc đã cùng quyết định áp đặt thỏa thuận của họ lên lãnh thổ này và không muốn sửa đổi nó", sử gia Ian Scott cho biết.

"Người dân làm sao có thể trình bày ý kiến khi họ biết rất ít hoặc không biết gì về những điều đang diễn ra", nghị sĩ Wong Lam đặt câu hỏi trong phiên họp nghị viện Hồng Kông tháng 3/1984.2

1.2 Các vấn đề của cuộc đàm phán

Đàm phán Trung- Anh về Hồng Kông tập trung vào hai vấn đề chính Thứ nhất, đó là vấn đề về chủ quyền Hồng Kông Mong muốn ban đầu của người Anh khi bước vào bàn đàm phán là tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê đất và thực thi sự cai trị của mình đối với bán đảo này; đã giải thích cho việc bà Thatcher đòi hỏi sự công nhận từ phía Trung Quốc về tính chính danh của ba hiệp ước Anh đã kí với Trung Quốc là Hiệp ước Nam Kinh, Công ước Bắc Kinh và Công ước mở rộng Hồng Kông Còn phía Trung Quốc nhất quyết phủ định hiệu lực của ba hiệp ước bất bình đẳng nói trên, bằng mọi giá kiên quyết thu hồi lại chủ quyền Hồng Kông Thứ hai, đó là những nhượng bộ từ phía Trung Quốc đối với chế độ hành chính của Hồng Kông sau khi được trao trả về Trung Quốc, nhằm đảm bảo“sự ổn định và thịnh vượng của thành phố” hay chính là lợi ích kinh tế - thương mại của Anh, thể hiện rất rõ thông qua việc Trung Quốc đề xuất 12 nguyên tắc giải quyết vấn đề Hồng Kông

1 Thụy Miên, “Hé lộ cuộc mặc cả về Hồng Kông”, Báo Thanh niên, 31/3112/2014

2 James Griffiths, “The secret negotiations that sealed Hong Kong’s future”, 22/06/2017

https://edition.cnn.com/2017/06/18/asia/hong-kong-handover-china-uk-thatcher/index.html

Trang 7

2 Diễn biến, các giai đoạn của quá trình đàm phán

Vào những năm 1970, việc “hợp đồng thuê” Tân giới sắp hết hạn vào năm 1977 đã gây ra ra những bất ổn và xáo trộn ở Hồng Kông Trong bối cảnh đó, Thống đốc Hồng Kông là Crawford Murray Maclehose thăm chính thức Trung Quốc vào 29/03/1979 nhằm tìm hiểu quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông; ông đề nghị việc cấp đất ở Tân giới phải được tiếp tục phê duyệt có thời hạn sau 30/06/1997, song chủ tịch Đặng ngay lập tức thẳng thừng từ chối và tỏ ra cứng rắn về việc sẽ thu hồi chủ quyền Hồng Kông Sau đó 5 năm, 22/09/1982, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lần đầu tiên tới thăm Trung Quốc để thảo luận về tương lai của Hồng Kông với các nhà lãnh đạo Trung Quốc Theo Vụ Hồng Kông thuộc Bộ Ngoại giao Anh, chuyến thăm này nhằm tạo bầu không khí tin tưởng và thiện chí, mở đường cho việc ký kết Tuyên bố chung Anh - Trung Quốc, chứ không phải rước lấy phiền hà có thể cản trở quá trình ký kết hiệp định Theo đó, cả hai bên tuyên bố “vì mục đích chung là duy trì sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông, hai bên đồng ý tiếp tục đàm phán thông qua kênh ngoại giao”3- đã đánh dấu cho sự khởi đầu của đàm phán Trung- Anh về Hồng Kông

Cuộc đàm phán kéo dài 2 năm về việc trao trả Hồng Kông có thể được chia làm hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ 09/1982, thời điểm Margaret Thatcher đến thăm Trung Quốc cho đến 06/1983 Trong thời gian đó hai bên đã đạt được thỏa thuận về chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán và các thủ tục khác Trong giai đoạn đoạn này, tranh chấp chính giữa hai bên là tính hiệu lực của ba hiệp ước Hiệp ước: Nam Kinh, Công ước Bắc Kinh và Công ước về mở rộng Hồng Kông Từ 10/1982 đến 02/1983, hai bên đã tổ chức 5 vòng đàm phán, trong đó cả hai đều giữ vững lập trường của mình nên đàm phán đi vào bế tắc và hai bên không thể đi đến bất cứ một thỏa thuận chung nào Tuy nhiên đến 03/1983, sau sự gia tăng sức ép đến từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chính phủ Anh cuối cùng đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Kông, thông qua lá thư bà Margaret Thatcher gửi người đồng cấp của mình là Thủ tướng Triệu Tử Dương Bế tắc giữa hai bên được giải quyết đã mở đường cho giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán

Giai đoạn thứ hai tính từ 07/1983 tới 09/1984, đánh dấu kết thúc bằng thời điểm hai bên ký Tuyên bố chung Trung-Anh Trong thời gian này, hai bên đã tổ chức tổng cộng 22 cuộc đàm phán Vào 12/07/1987, chính phủ Trung Quốc đề xuất 12 nguyên tắc giải quyết vấn đề Hồng Kông, sau này đã trở thành một phần của Tuyên bố chung giữa hai bên Trong đó, khái niệm “một đất nước, hai chế độ” đã lần đầu tiên được giới thiệu, chính phủ Trung Quốc đồng thời đã nhượng bộ ở một số điểm Các cuộc đàm phán nhìn chung tập trung thảo luận về 12 nguyên tắc và các biện pháp để thực hiện chúng Dựa trên 12 nguyên tắc này và các giấy tờ làm việc liên quan của hai phía 3 Đàm phán Trung- Anh vè Tuyên bố chung Trung- Anh, Tài liệu về soạn thảo và ban hành Luật cơ bản và sự thống nhất của Hồng Kông với Tổ quốc, tr.12

https://www.basiclaw.gov.hk/filemanager/content/en/files/anniversary-reunification15/anniversary-reunification15-ch1-2.pdf

Trang 8

mà hàng loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến quốc tịch, hàng không dân dụng, đất đai, v.v đã được giải quyết

Đầu tháng 06/1984, Trung Quốc và Anh thành lập một nhóm công tác cấp đại sứ để soạn thảo thỏa thuận cuối cùng Ngày 18/09/1984, hai bên đã nhượng bộ nhau và đạt được sự đồng thuận về các vấn đề tồn đọng cuối cùng bao gồm đồn trú quân sự, an sinh xã hội, thành lập cơ quan lập pháp, dự thảo hiệp định, v.v Cuộc đàm phán Trung- Anh kéo dài 2 năm đã chính thức kết thúc Ngày 26/09/1984, ông Chu Nam-Trưởng phái đoàn kiêm Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Ngài Richard Evans-Trưởng phái đoàn Anh và Đại sứ Anh tại Trung Quốc đã đại diện cho chính phủ hai bên ký vào Tuyên bố chung Trung- Anh 14/11/1984, Tuyên bố chung đã được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thảo luận và thông qua 19/12/1984, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và người đồng cấp, bà Margaret Thatcher đã ký Tuyên bố chung Trung- Anh, chính thức tuyên bố với toàn thế giới rằng: “Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ tiếp tục thực thi chủ quyền đối với Hồng Kông từ 01/07/1997”4

3 Các nhân tố chi phối

3.1 Tương quan lực lượng

Bước ra khỏi hai cuộc Thế chiến, nước Anh đã phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề; cộng với quá trình tiến hành trao trả thuộc địa bắt đầu từ năm 1945 đã khiến cho Anh mất đi danh xưng“đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” Thật vậy, Anh vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã suy yếu đáng kể, các đế quốc già như Anh và Pháp không còn cách nào khác ngoài chấp nhận trao lại vai trò thống trị và dẫn dắt thế giới cho Mỹ, khi mà thế và lực của các quốc gia “đế quốc sừng sỏ” nếu được đặt trên bàn cân đã làm lộ một khoảng cách đáng kể Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX, Hải quân Hoàng gia Anh là lực lượng lớn và hùng hậu nhất thế giới, song điều này đã không còn đúng từ sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc Tình hình kinh tế- xã hội của Anh vào những năm 70, 80 cũng gặp phải những khó khăn đáng kể, thậm chí rơi vào khủng hoảng khi tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao, lạm phát, khủng hoảng năng lượng, v.v Người Anh gọi nền chính trị Anh quốc khi đó là “một nền chính trị gần như xã hội chủ nghĩa thất bại” của những thập kỷ sau chiến tranh Người dân Anh ai5 cũng mong chờ một sự cải cách, đổi mới và Margaret Thatcher là hy vọng của họ vào thời điểm đó.

Trung Quốc luôn tự hào vì có một nền văn minh lâu đời, lãnh thổ rộng lớn, dân số đông; cho đến nay đã phát triển xứng đáng với tiềm năng vốn có, thành công đứng ở hàng ghế nước lớn, cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ Song, Trung Quốc của những 4 Đàm phán Trung- Anh vè Tuyên bố chung Trung- Anh, Tài liệu về soạn thảo và ban hành Luật cơ bản và sự thống nhất của Hồng Kông với Tổ quốc, tr.13

https://www.basiclaw.gov.hk/filemanager/content/en/files/anniversary-reunification15/anniversary-reunification15-ch1-2.pdf

5 Jason Cowley, “England was convulsed by a social and political revolution”, The Guardian, 19/04/2009, https://www.theguardian.com/books/2009/apr/19/1980s-cultural-history

Trang 9

năm 70, 80 ở thế kỷ trước mang trên mình đầy những thương tính và tàn dư của Cuộc Cách mạng văn hóa; nhưng may mắn sau đó có sự cải cách khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền Các thời báo từng nhận xét rằng“kinh tế Trung Quốc vào năm 1980 bị chôn vùi nhưng chưa chết” đã bộc lộ hiện thực nền kinh tế Trung Quốc năm 1980, đồng thời dự báo tiềm năng và “sự vươn lên thần kì” không lâu sau đó Kế hoạch phục hưng kinh tế ở thời điểm đầu thập niên 90 mới đang ở giai đoạn khởi động nên tiềm lực về kinh tế- quân sự chưa thực sự nổi bật, đã được thể hiện rất rõ ở chính sách đối ngoại “Giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu” của Trung Quốc

Như vậy, cần thiết phải khẳng định, cuộc đàm phán Trung-Anh là cuộc đàm phán giữa hai nước lớn, song cả hai nước lớn trong thời điểm đó đều chưa sở hữu được thế và lực xứng đáng với tiềm năng vốn có của mình, khi một bên đang trên đà suy yếu còn một bên đang ở giai đoạn đầu của quá trình hồi sinh và phát triển Vì lẽ đó mà cuộc đàm phán này được đánh giá là không khó khăn như các cuộc đàm phán thường diễn ra giữa các nước lớn, với đặc trưng là các nước lớn có xu hướng đề cao vị thế của quốc gia mình, không dễ dàng nhượng bộ để đạt thỏa thuận Và cuộc đàm phán Trung- Anh về Hồng Kông chỉ mất hai năm để đạt được thỏa thuận cuối cùng 3.2 Tính chất quan hệ giữa hai bên

Người Trung Quốc bắt đầu có mối thù sâu sắc với chủ nghĩa đế quốc Anh từ thời điểm giữa thế kỉ XIX khi người Anh mang thuốc phiện tới, sau đó là pháo hạm và tiến hành xâu xé Trung Quốc Song, mối quan hệ Trung- Anh trải qua nhiều thăng trầm và biến thiên theo dòng lịch sử, đặc biệt từ sau sự kiện vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức ra đời Giai đoạn đầu của Chiến tranh lạnh có thể được coi là thời kì mà mối quan hệ Anh- Trung đặt trong tình trạng xấu nhất, khi mà quan hệ Anh- Trung không có cách nào khác vận động theo sự cạnh tranh, xung khắc của hai phe, hai cực đang lên tới đỉnh điểm bởi lẽ Anh và thế giới phương Tây luôn là đồng minh thân cận của Mỹ, còn Trung Quốc cùng với Liên Xô đảm đương vai trò lãnh đạo khối xã hội chủ nghĩa Thế nhưng, cần thiết phải nhìn nhận rằng: sự đối đầu này ràng buộc bởi các mối quan hệ đồng minh mà họ có cũng như bối cảnh thế giới, chứ giữa Anh và Trung Quốc tại thời điểm đó không hề tồn tại một mối quan hệ đối đầu trực tiếp, sâu sắc và mang tính “một sống một còn” nào Thời điểm diễn ra cuộc đàm phán Trung- Anh về vấn đề Hồng Kông là vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, khi đó mối quan hệ giữa hai bên không thể được coi là một mối quan hệ đồng minh, hữu nghị, hợp tác; nhưng cũng không thể nói đó là mối quan hệ xung khắc và đối đầu trực tiếp Mối quan hệ Trung- Anh vào những năm 80 của thế kỷ trước đã được dung hòa đáng kể nhờ tới công lao của người đứng đầu Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình, với tư duy rất mở, rất mới, được khẳng định là mang tính cách mạng với sự sống còn của đất nước, quyết định ngả về phương Tây tranh thủ sự viện trợ cho “Bốn hiện đại hóa” phục hưng đất nước vì luận thuyết nổi tiếng: "Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt"

Tưởng chừng như cuộc đàm phán sẽ mang tính cạnh tranh mà ở đó thắng lợi của bên này là thất bại của bên kia khi cả Anh và Trung Quốc đều đang tranh giành chủ quyền đối với Hồng Kông là một giá trị cố định có sẵn Song thực tế lại không phải như vậy, khi ta thấy Trung Quốc đã nỗ lực để mở rộng “miếng bánh” tạo điều kiện

Trang 10

cho Anh cũng khai thác được lợi ích thay vì “mất trắng” bằng việc đề xuất 12 nguyên tắc giải quyết vấn đề Hồng Kông Có thể thấy, quyết tâm giành lại chủ quyền Hồng Kông khi đó của Trung Quốc không xuất phát từ lòng hận thù dân tộc, mà phần nhiều hơn nó xuất phát từ việc xác định lợi ích quốc gia đầy lý trí của ông Đặng: Trung Quốc bằng mọi giá phải thu hồi chủ quyền Hồng Kông vì mục đích phát triển kinh tế, vì mục đích chính trị bởi Hồng Kông sẽ là bàn đạp để Trung Quốc thu hồi Đài Loan, Ma Cao và các vùng lãnh thổ khác, tất cả cốt đều phục vụ cho mục đích thống nhất và phát triển đất nước

3.3 Bối cảnh trong nước

Vương quốc Anh

Nền móng của chủ nghĩa thực dân Anh cần phải khẳng định dựa trên tiềm lực kinh tế Vương quốc Anh là nước đầu tiên hoàn thành Cách mạng công nghiệp và cũng là nước đầu tiên hoàn thành việc tích lũy tư bản Dựa vào đó, họ củng cố nền quân sự của mình, đặc biệt là sức mạnh biển cộng với công nghệ quân sự để chiếm giữ lãnh thổ của nhiều quốc gia trên thế giới, không quốc gia nào có thể chống lại họ Cũng vì lẽ đó, khi nền kinh tế Anh suy yếu, sức mạnh tổng hợp về mọi mặt của Anh cũng suy thoái theo Nền kinh tế Anh vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước “u ám” y như bầu trời luôn đầy sương mù của họ vậy Các báo cáo cho thấy kinh tế Anh liên tục tăng trưởng âm từ cuối những năm 70 cho tới quý một của năm 1981 Chỉ số thất nghiệp đã vượt ngưỡng 6% từ năm 1979, đạt đỉnh vào năm 1982 với trên 12%, luôn duy trì ở mức cao và mãi cho tới năm 1990 mới có dấu hiệu quay về mức 6% Lạm phát vào cuối những năm 70 vượt trên mức 20%, lạm phát giá tiêu dùng tăng lên cao nhất đạt 16,4% vào năm 1980 Tình trạng lạm phát được giải thích chủ yếu do giá nhiên liệu tăng khi bị ảnh hưởng bởi Cuộc khủng năng lượng diễn ra trên quy mô toàn cầu 1979 Chính phủ Anh đã có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm phát bao gồm tăng lãi suất, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước thông qua tăng thuế và cắt giảm chi tiêu, … song đây được coi là bước tính toán sai lầm khi việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ dẫn đến tổng cầu nền kinh tế giảm đáng kể, thậm chí khiến cho kinh tế Anh rơi vào một cuộc suy thoái trầm trọng hơn Sự thật là, nền kinh tế sau6 chiến tranh của Anh không còn đủ khả năng chi trả cho quân đội, vì vậy mà sau chiến tranh, Anh đã tìm mọi cách để giải giáp và bán vũ khí, trang bị; thậm chí một số tàu chiến lớn không còn cách nào khác phải đem bán và chỉ có thể tháo dỡ để tiết kiệm rất nhiều chi phí bảo trì hàng ngày Chiến tranh Falklands (1982) may mắn cứu vớt được chút thể diện cho Anh, nhưng một cuộc chiến với Trung Quốc chắc chắn là hoàn toàn “quá sức” và thực sự có thể phá vỡ nền tảng của nền kinh tế Anh Mặt khác, tình trạng kinh tế đình trệ chi phối sâu sắc tới công luận Anh cũng như các nhóm chính trị trong nội bộ nước Anh tại thời điểm đó, được cho là chia rẽ và không thống nhất Mối bận tâm lớn nhất của công dân Anh là các biện pháp khắc phục của Chính phủ, để giá cả thôi tăng và họ không còn phải tiếp tục thắt chặt hầu bao, những gì xảy ra ngoài lãnh thổ Anh không hẳn là những gì mà họ quan tâm, kể cả vấn đề Hồng Kông Người dân 6 Tejvan Pettinger, UK Economy in the 1980s, Economicshelp, 04/08/2017

https://www.economicshelp.org/blog/630/economics/economy-in-1980s/

Trang 11

Anh không quá hào hứng, tích cực hay tiêu cực về phán quyết cuối cùng, đối với phần lớn trong số họ thì đây chỉ đơn thuần là một “tin tức”; chỉ một số rất ít khác thì theo chủ nghĩa đế quốc, muốn Anh tiếp tục duy trì quyền quản lý ở Hồng Kông

Trung Quốc

Mặc dù vừa phải chịu rất nhiều thiệt hại từ “Cách mạng Đại nhảy vọt”, người dân Trung Quốc từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước đã nhanh chóng bắt bay vào công cuộc chấn hưng nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình Ngày 15/7/1979, Đảng Cộng sản Trung ương và Quốc vụ viện đã thông qua Báo cáo phê chuẩn về việc thực hiện những chính sách đặc biệt và linh hoạt trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quyết định xây dựng thí điểm 4 Đặc khu kinh tế là: Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu Ngay từ đầu thập niên năm 1980 kéo dài đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989) 7 Từ thời xa xưa, đất nước Trung Quốc đã tự nhìn nhận mình tách khỏi, và nói đúng hơn là đứng trên phần còn lại thế giới được thể hiện qua chủ nghĩa Trung Quốc trung tâm (Dĩ hoa vi trung) hay chủ nghĩa Đại Hán Chính những tư tưởng nền tảng có từ thời cổ đại này đã chi phối quan niệm và điều chỉnh hành vi của các triều đại Trung Quốc xuyên suốt lịch sử, khiến quốc gia này tự cho mình quyền thống trị và các dân tộc xung quanh phải phục tùng; đã một phần giải thích cho các cuộc chinh phục và sáp nhập lãnh thổ xung quanh Vì vậy, việc đất nước bị chia năm xẻ bảy trong thời kì các nước đế quốc tiến hành xâm chiếm thuộc địa là nỗi đau, nỗi tủi nhục đối với bất cứ người dân Trung Quốc nào Sự thật là nhân dân Trung Quốc chưa bao giờ ngừng khát khao về lãnh thổ Trung Quốc thống nhất và ngày càng mở rộng Lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc là cái gốc, nay lại càng được thúc đẩy, được bổ sung động lực từ những dấu hiệu khởi sắc từ kinh tế khiến nhân dân Trung Quốc, chính quyền từ trung ương đến địa phương ai ai cũng đồng lòng nhất chí quyết tâm phải giành lại bằng được phần lãnh thổ của Trung Quốc đã tuột mất vào tay Anh

3.4 Bối cảnh quốc tế

Xu thế hòa hoãn, cùng hợp tác và phát triển

Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hòa bình và hợp tác phát triển Các cuộc đàm phán về việc trao trả Hồng Kông của Anh và Trung Quốc diễn ra vào nửa sau của thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi mà sự cạnh tranh, đối đầu trực tiếp giữa hai phe, hai cực đã đi đến giai đoạn thoái trào Quan hệ giữa Xô và Mỹ trở nên “hòa hoãn” suốt những năm 70 của thế kỷ trước, được đánh dấu bằng một loạt các cột mốc hợp tác đáng ghi nhớ giữa hai phía như Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) năm 1972, Hiệp ước giới hạn vũ khí tiến công chiến lược (SALT-I) vào năm 1972 và sau đó là SALT-II vào năm 1979, lên đến đỉnh cao ở Định ước Henxinki được ký vào năm 1975 tại Hội nghị về An ninh và Hợp tác Châu Âu tổ chức tại Phần Lan; song quay trở lại căng thẳng vào 7 Trần Văn Thọ, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội- 2005, biểu đồ 3-1

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w