1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 12 môn truyền thông quốc tế vai trò của truyền thông đối ngoại trung quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình hồng kông 2019

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Ở đề tài này, tiểu luận tập trung chủ yếu và đi sâu vào nghiên cứu về truyền thông đối ngoại của Trung Quốc cụ thể là các hãng thông tấn thuộc sự kiểm soát của chính

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

🙡🕮🙣

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI NGOẠI :

TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐƯA TIN VỀ VỤ BIỂU TÌNH

4 Nguyễn Thị Kim Ngân TTQT48A11486

7 Nguyễn Ánh Nguyệt Hằng QHQT48C1-0903

Hà Nội, ngày 12/ /2023 06

Trang 2

2

I LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 12 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Triệu Nguyễn Huyền Trang giảng viên môn Truyền Thông Quốc Tế, Học viện - Ngoại giao Cô đã chỉ dạy cho chúng em những kiến thức quý báu cũng như tiếp thêm cho chúng em những động lực để cố gắng phấn đấu trong suốt thời gian học tập vừa qua

Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn Truyền Thông Quốc tế nhóm chúng em đã nhận được những lời góp ý, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ cô để có cái nhìn rõ hơn về môn học cũng như bài luận này.

Do những hạn chế về kiến thức cũng như nguồn thông tin, vậy nên chúng em có thể sẽ mắc phải những sai sót trong quá trình bài làm Nhóm chúng em hi vọng nhận được nhiều sự đóng góp của cô để rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những bài khác được tốt hơn

Cuối cùng, nhóm 12 xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, luôn thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Sinh viên khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại

Nhóm 12

Trang 3

3

II DANH M C T ỤỪ VIẾT TẮT

2 CGTN China Global Televisionn Network

6 PTSD Post-traumatic stress disorder

11 BBC British Broadcasting Corporation

Trang 4

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Đối tượng và ph m vi nghiên c u ạ ứ 11 1.1.1 Truy n thông và mô hình truy n thông ề ề 14

1.1.2 Truyền thông đối ngoại 16

1.1.3 Lý thuyết “Đóng khung” (Framing) 17

1.2 Tình hình Trung Qu c và H ng Kông sau 2015 ố ồ 18

1.2.1 Khái quát tình hình chính tr c a Trung Qu c sau 2015 ị ủ ố 18

1.2.2 Khái quát tình hình chính tr c a H ng Kông sau 2015 ị ủ ồ 19

1.2.3 Khái quát m i quan h Trung Quố ệ ốc - H ng Kông sau 2015 ồ 20

1.3 Khái quát v v ề ụ biểu tình t i Hạ ồng Kông năm 2019 22

Chương 2: Vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Qu c trong viố ệc đưa tin v v ề ụ biểu tình H ng Kông 2019 ồ 31

2.1 Phương thức truyền thông đối ngoại của Trung Quốc trong việc đưa tin v v ề ụ biểu tình H ng Kông 2019 ồ 31

2.1.1 Ch ủ thể truy n thông và kênh trề uyền thông 31

2.1.2 Đối tượng tiếp nh n truy n thông ậ ề 32

Trang 5

3.1 Đánh giá hiệu quả truyền thông đối ngoại của Trung Qu c trong viố ệc đưa tin về biểu tình Hồng Kông 2019 60

3.1.1 Ưu điểm 60

3.1.2 H n ch ạ ế 62

3.2 Bài h c kinh nghi m cho truyọ ệ ền thông đối ngoại của Vi t Nam ệ 63

3.2.1 Đố ới các cơ quan chịi v u trách nhi m quệ ản lý truyền thông đối ngo i c a mạ ủ ột quốc gia là nhà nước Việt Nam 63

3.2.2 Đố ới các cơ quan thông tấi v n, báo chí ch u trách ị nhiệm tr c tiự ếp đưa tin và cung cấp thông tin dưới sự kiểm duy t cệ ủa nhà nước 65

3.2.3 Đối với các cá nhân, t ổ chức ti p nh n thông tin nói chung ế ậ 66

Tiểu k t ế 68

C K T LUẾ ẬN 68

TÀI LIỆU THAM KH O Ả 69

A: MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại hiện đại, truyền thông đối ngoại đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong việc xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế Nó giúp các quốc gia tăng cường thông tin,

Trang 6

6

tương tác và hiểu biết với các quốc gia khác; tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, phát triển, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ phát triển Bên cạnh đó, truyền thông đối ngoại còn giúp các quốc gia xây dựng chiến lược ngoại giao, từ đó tăng cường khả năng đàm phán, giải quyết tranh chấp và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược

Kênh truyền thông đối ngoại của Trung Quốc có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng hình ảnh của đất nước Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế, thúc đẩy quan hệ ngoại giao và tăng cường tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các quốc gia khác Các kênh truyền thông đối ngoại bao gồm các kênh tuyên bố, trang web, đài phát thanh và truyền hình, được sử dụng để truyền tải thông tin và văn hóa của Trung Quốc đến các quốc gia khác Ngoài ra, kênh truyền thông đối ngoại còn có vai trò then chốt trong việc đánh giá và phản bác lại những thông tin sai lệch, tin tức giả mạo và những tin đồn sai lệch về Trung Quốc

Mặc dù đã qua gần hai năm kể từ khi vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 diễn ra nhưng sự kiện này vẫn là một vấn đề nóng bỏng được quan tâm rộng rãi trên toàn cầu Vụ biểu tình Hồng Kông năm 2019 đã thu hút sự chú ý toàn cầu và gây ra những tranh cãi và quan ngại về quyền tự do dân chủ và quyền lợi của người dân Hồng Kông Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào cách mà Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện truyền thông để tạo ra tác động và ảnh hưởng đến quan điểm công chúng trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, vấn đề này cũng gợi lại một cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà các quan hệ quốc tế tác động đến sự phát triển của ngành truyền thông và cách mà truyền thông được sử dụng để định hình chính trị và xã hội của một quốc gia Qua việc nghiên cứu và phân tích này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của truyền thông đối ngoại trong chính sách ngoại giao của một nước Vì vậy, nhóm

quyết định chọn đề tài: “Vai trò của truyền thông đối ngoại trung quốc trong

việc đưa tin về vụ biểu tình hồng kông 2019” 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đất nước ngày càng chủ động hội nhập, công tác truyền thông đối ngoại đã trở thành một bộ phận quan trọng của công tác ngoại giao nói chung và công tác tư tưởng nói riêng Truyền thông đối

Trang 7

7

ngoại nhằm giúp cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của mỗi quốc gia; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế Hiện nay, việc đánh giá vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin về hình ảnh, sự kiện lớn của mỗi quốc gia được cho là quan trọng, là tiền đề cho các nghiên cứu về ảnh hưởng của quốc gia đó trên trường quốc tế Bên cạnh đó, những tác động của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin về những vụ biểu tình cũng được nghiên cứu để đưa ra những giải pháp và bài học ứng dụng Để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu, nhóm sẽ thực hiện phân tích tổng quan những nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài chính Từ đó có thể đưa ra những kết luận hợp lý, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu đề tài của nhóm

2.1 Tình hình nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối ngoại nói chung

Bài nghiên cứu trong Tạp chí Cộng sản của TS Lê Hải Bình và TS Phạm Mỹ Lệ đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc triển khai các chính sách đối ngoại và nâng cao, định vị hình ảnh của quốc gia trên truyền thông quốc tế Nghiên cứu chỉ ra rằng truyền thông đối ngoại có tác động không nhỏ trong việc truyền đi các thông điệp đối ngoại của quốc gia, từ đó góp phần giúp quốc gia tăng cường lòng tin, đưa quan hệ đối ngoại song phương tiếp tục đi vào chiều sâu, phát triển ổn định, bền vững Đồng thời, bài viết cũng đề xuất các bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác truyền thông đối ngoại nằm phát huy hết những điểm mạnh, kết hợp nhiều loại hình mới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp như hiện nay

Một hình ảnh quốc gia tích cực có thể thúc đẩy chính sách đối ngoại của các quốc gia khác ủng hộ một quốc gia, tăng doanh thu từ thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài (Lee và Yoon, 2010) Nhận thức được những lợi ích này, nhiều chính phủ đang tích cực thực hành và tận dụng vai trò của truyền thông quốc tế để cải thiện hình ảnh quốc gia của họ trên toàn thế giới Trong một bài nghiên cứu của Diễn đàn truyền thông toàn cầu, Trung Quốc cho biết nước này đã chi khoảng 10 tỷ đô la hàng năm cho "tuyên truyền đối ngoại" phần lớn nhất được đưa vào các phương tiện truyền thông bằng tiếng nước ngoài như Tân Hoa xã, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Nhật báo Trung Quốc hoặc Thời báo toàn cầu

Trang 8

8

Chi phí này đã gấp nhiều lần Hoa Kỳ khi nước này chỉ chi 733 triệu USD cho hoạt động liên lạc với bên ngoài vào năm 2014.1

2.2 Tình hình nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin về các vụ biểu tình

Tính đến thời điểm nghiên cứu tài liệu, nhóm chưa tìm được nhiều bài phân tích ở Việt Nam về ảnh hưởng và vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin về các vụ biểu tình, đặc biệt là vụ biểu tình ở Hồng Kông năm 2019 Một số tài liệu và bài báo khoa học nước ngoài tập trung nhiều vào phân tích cách đưa tin của giới truyền thông về vụ biểu tình nói chung mà hạn chế nhấn mạnh về vai trò trong cách đưa tin của truyền thông đối ngoại nói riêng Nhiều nghiên cứu có đề cập đến việc truyền thông nhà nước đối với các cuộc biểu tình có xu hướng tiêu cực, bêu xấu những người biểu tình là lệch lạc và miêu tả các cuộc biểu tình là bạo lực, hạn chế đưa các thông tin bao quát vấn đề mà chỉ tập trung những thông tin có lợi cho chính phủ (Chan và Lee 1984; McLeod và Hertog 1999) Thay vì “khủng bố” hoặc đàn áp người dân trong các vụ biểu tình, nhiều quốc gia có xu hướng thao túng thông tin thông qua kiểm duyệt mềm và tập trung vào các phương tiện truyền thông (Guriev và Treisman 2019; Kermeoglu và Weidmann 2020)

Những nghiên cứu đã chứng minh rằng các phương tiện truyền thông đối ngoại mà nhà nước sử dụng có các thiết bị đóng khung để gạt những người biểu tình và các phong trào xã hội ra ngoài lề, ngăn cản việc biểu tình và làm tăng tính thụ động của người dân, qua đó các quốc gia có thể gián tiếp củng cố quyền lực của mình Có rất nhiều tài liệu trong khoa học chính trị về các khung và kỹ thuật tạo khung Phân tích các bài báo và bài xã luận đã xác định các khung phụ (hay nói cách khác là các yếu tố khung) trong đó: người biểu tình được thể hiện như một đám đông bạo lực, gây rối (Dardisn 2006; Kyriakidou và Osuna 2017), hành động của người biểu tình bị coi là bất hợp pháp (McFarlane 2003; Boyle và Armstrong 2009), và những người phản đối được chứng minh là có năng lực tinh thần hạn chế (Weaver và Scacco 2013), một thiểu số lệch lạc không đại diện cho đa số xã hội (McLeod và Hertog 1999; Dardis 2006; Scacco 2013),

1 DW (2016), “The role, influence and power of the media in public diplomacy Chinese and Western

perspectives”, truy cập đường dẫn: https://corporate.dw.com/en/the-role-influence-and-power- -the-media-ofin-public-diplomacy-chinese-and-western-perspectives/a-19255957, (ngày truy cập: 02/06/2023)

Trang 9

9

hay đơn giản là “những thằng ngốc” (McFarlane 2003) Ngoài việc sử dụng các hình thức gạt ra bên lề này, các phương tiện truyền thông đối ngoại của nhà nước thường thiên vị các cơ quan chính phủ hoặc cảnh sát (McLeod và Hertog 1999)

2.3 Kết luận

Các nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung đánh giá vào vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc nâng cao hình ảnh và vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế mà chưa bao quát được vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin của các cuộc biểu tình Ngoài ra, các bài viết chưa bao quát được nhiều nhóm đối tượng khác nhau, chưa tiếp cận được hình thức cụ thể để tăng sự tiếp cận của công chúng đến các bài viết mang tính khoa học, phân tích cao Các tài liệu trên đã chỉ ra khá rõ vai trò của vai trò truyền thông đối ngoại trong việc nâng cao hình ảnh của các quốc gia, từ đó tạo điền đề cơ sở lý luận khá vững chắc để nhóm nghiên cứu phát triển các bước tiếp theo và đề xuất ra các bài học kinh nghiệm áp dụng trong đề tài nghiên cứu của nhóm

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động và đánh giá vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những nhà truyền thông đối ngoại Việt Nam

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra ở trên, bài nghiên cứu sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, phân tích, tổng hợp các khái niệm liên quan; khái quát tình

hình của Trung Quốc, Hồng Kông sau 2015 và vụ biểu tình Hồng Kông 2019

Thứ hai, phân tích cách thức và tác động của truyền thông đối ngoại

Trung Quốc trong việc đưa tin về biểu tình Hồng Kông 2019

Trang 10

10

Thứ ba, đánh giá hiệu quả của truyền thông đối ngoại của Trung Quốc

trong việc đưa tin về biểu tình Hồng Kông 2019 và đưa ra bài học kinh nghiệm cho truyền thông đối ngoại của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng những lý thuyết truyền thông cơ bản như khái niệm truyền thông, truyền thông đối ngoại, mô hình truyền thông, và lý thuyết đóng khung

4.2 Phương pháp cụ thể

Đề tài nghiên cứu của nhóm được sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thông như sau:

Phương pháp logic: Phương pháp logic trong nghiên cứu là một phương

pháp tiếp cận khoa học dựa trên lý thuyết logic và phân tích logic Nó tập trung vào việc áp dụng nguyên lý logic, quy tắc và phương pháp suy luận hợp lý để đi đến những kết luận chính xác và logic trong quá trình nghiên cứu Phương pháp logic được nhóm sử dụng trong việc xây dựng bố cục của tiểu luận, cách nhóm nghiên cứu đặt vấn đề và lý giải vấn đề Ngoài ra, phương pháp logic còn được thể hiện ở cách nhóm thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đề tài từ các nguồn đáng tin cậy, áp dụng nguyên lý logic để phân tích và đánh giá dữ liệu thu thập được, xác định các quy tắc và phương pháp suy luận phù hợp Nhóm đã sử dụng các quy tắc và phương pháp suy luận logic để từ các dữ liệu thu thập được rút ra những kết luận logic và chính xác Và cuối cùng từ những bước căn bản sẽ kiểm tra tính hợp lý và độ tin cậy của kết luận dựa trên quy tắc và nguyên tắc logic, đánh giá sự tương quan và ảnh hưởng của kết luận đối với vấn đề nghiên cứu Phương pháp logic trong nghiên cứu giúp đảm bảo tính logic và chính xác của quá trình nghiên cứu và kết quả, tạo điều kiện cho sự tương đồng và khả năng tái sản xuất của nghiên cứu

Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu là một

phương pháp tiếp cận nghiên cứu được sử dụng để khám phá, phân tích và hiểu các sự kiện, quá trình và hiện tượng xã hội, văn hóa, chính trị trong quá khứ Phương pháp này dựa trên việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử và nghiên

Trang 11

11

cứu các biểu hiện của quá khứ để đưa ra những nhận định và giải thích về sự phát triển và tương tác của các yếu tố lịch sử Phương pháp lịch sử được sử dụng trong quá trình tái hiện lại toàn cảnh vụ việc Hồng Kông năm 2019, bao gồm diễn biến theo tiến trình thời gian, những tác động mà nó đem lại và cách Trung Quốc đưa tin về vụ việc này Nhóm đã đi vào tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu lịch sử như văn bản, báo chí, tài liệu tham khảo, tư liệu phi văn bản liên quan đến vụ biểu tình Từ đó xác định các yếu tố, sự kiện, quá trình và nhân vật quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu Điều này bao gồm việc xác định các sự kiện quan trọng, thay đổi xã hội, những quyết định quan trọng Dựa trên các tài liệu lịch sử và những khía cạnh quan trọng được xác định, nhóm đã sử dụng tư duy lịch sử để đưa ra những giải thích, suy luận và nhận định về quá trình và mối quan hệ của các yếu tố lịch sử trong vấn đề nghiên cứu Và cuối cùng, đưa ra đánh giá tổng thể dựa vào phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, khảo sát trường hợp cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,

thống kê, và khảo sát trường hợp cụ thể đều là các phương pháp nghiên cứu xã hội và nhân văn để tìm hiểu và phân tích các hiện tượng, sự kiện, hoặc vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu và đánh giá phương thức đưa tin của Trung Quốc trong vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019, dựa trên cơ sở thực tiễn để đánh giá một cách khách quan nhất

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Ở đề tài này, tiểu luận tập trung chủ yếu và đi sâu vào nghiên cứu về truyền thông đối ngoại của Trung Quốc cụ thể là các hãng thông tấn thuộc sự kiểm soát của chính phủ (Tân Hoa Xã), Các đài truyền hình có tiếng (CCTV, CGTN) và các trang báo mạng, các trang mạng xã hội của Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin về vụ biểu tình diễn ra tại Hồng Kông

Trang 12

12

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Căn cứ vào các thông tin được đưa ra, phạm vi nghiên nghiên cứu của đề tài được chia ra làm ba phần: Phạm vi không gian; Phạm vi thời gian và Phạm vi nội dung

Đối với phạm vi không gian, các nghiên cứu của đề tài sẽ được thực hiện

ở Trung Quốc thông qua các kênh truyền thông đối ngoại như đã được đưa ra ở mục đối tượng nghiên cứu trên

Đối với phạm vi thời gian, các nghiên cứu sẽ được cập nhật từ khi bắt đầu vụ biểu tình ở Hồng Kông năm 2019 cho đến hiện nay

Đối với phạm vi nội dung, nhóm không tập trung nghiên cứu sâu tất cả các kiến thức cùng lúc mà giới hạn lại vấn đề nghiên cứu để tập trung vào một khía cạnh cụ thể Ở đề tài này, nội dung nghiên cứu sẽ được xoay quanh vai trò đưa tin của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong vụ biểu tình diễn ra tại Hồng Kông và đánh giá về vai trò ấy

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu về các quan điểm chính trị và tư tưởng của chính phủ Trung Quốc về vai trò của truyền thông đối ngoại trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông Xem xét cách mà Trung Quốc nhìn nhận vai trò của truyền thông đối ngoại và mục tiêu mà họ muốn đạt được thông qua việc đưa tin

Phân tích chiến lược truyền thông đối ngoại của Trung Quốc và cách mà họ sử dụng truyền thông đối ngoại để thể hiện quyền lực và đưa ra thông tin Nghiên cứu các công cụ, phương pháp và kỹ thuật mà Trung Quốc đã sử dụng để đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông và tác động đến quan điểm công chúng trong và ngoài nước

Xét cách mà việc đưa tin của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến quan điểm và nhận thức của quốc tế về vụ biểu tình Hồng Kông Nghiên cứu tác động truyền thông đối ngoại của Trung Quốc đến hình ảnh và danh tiếng quốc tế của Hồng Kông và tác động đến sự ủng hộ hoặc phản đối của quốc tế

Trang 13

13

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Hiểu rõ cách thức hoạt động của truyền thông đối ngoại Trung Quốc: Nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về các phương pháp, chiến lược và công cụ mà Trung Quốc sử dụng để tạo ảnh hưởng, đưa thông tin Điều này đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về cách mà một quốc gia có thể sử dụng truyền thông đối ngoại để thực hiện mục tiêu chính trị và quyền lực

Kết quả của nghiên cứu về vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông có thể cung cấp thông tin cần thiết để đề xuất chính sách và hành động phù hợp đối với các quốc gia và tổ chức quốc tế trong đó có Việt Nam Nghiên cứu này đồng thời cũng có thể phản ánh thực tế về tình hình truyền thông đối ngoại và tác động của các quốc gia lớn đến sự kiện quan trọng như vụ biểu tình Hồng Kông

Tóm lại, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông 2019 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà một quốc gia sử dụng các kênh truyền thông đối ngoại để cung cấp thông tin và dùng thông tin để tác động đến ý thức công chúng trong nước và quốc tế

7 Kết cấu

Bài tiểu luận gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương một làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến truyền thông, mô hình truyền thông và cụ thể hơn là nghiên cứu sâu vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc đi kèm lý thuyết đóng khung Đồng thời, chương một còn khái quát tình hình hai nước Trung Quốc Hồng Kông từ sau năm 2015 và - vụ biểu tình tại Hồng Kông 2019

Chương 2: Vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông 2019

Trang 14

14

Chương hai đi sâu vào nghiên cứu chi tiết vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong vụ biểu tình ở Hồng kông năm 2019 bao gồm các phương thức Trung Quốc đưa ra trong vụ việc và nêu ra hiệu quả của các phương thức truyền thông ấy

Chương 3: Đánh giá và bài học kinh nghiệm cho truyền thông đối ngoại của Việt Nam

Chương ba tập trung đánh giá về hiệu quả của các phương thức và chính sách truyền thông đối ngoại mà Trung Quốc đã sử dụng thông qua việc đưa tin trong vụ biểu tình, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm dành cho truyền thông đối ngoại của Việt Nam

B: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Truyền thông và mô hình truyền thông

Theo định nghĩa cơ bản về truyền thông trong cuốn Mass Media Mass Culture của James Wilson và Stan Le Roy Willson thì: “Truyền thông (communication) là một quá trình đối tượng truyền đạt (nguồn phát) sắp xếp, lựa chọn và chia sẻ các ký hiệu để truyền tới đối tượng tiếp nhận, làm cho đối tượng tiếp nhận biết và cảm nhận được những ý định, mục đích tương tự với ý định và mục đích của đối tượng truyền đạt”2 Từ đó, ta có thể đi đến khái niệm truyền thông: “Truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân, nhóm xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi hành vi của cá nhân hoặc nhóm đối tượng đó”

Truyền thông là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin Một quá trình truyền thông hoàn chỉnh gồm các yếu tố tham dự là: nguồn phát (source), thông điệp (message), kênh truyền thông (channel), đối tượng tiếp nhận hoặc nơi tiếp nhận (receiver, destination) Nguồn phát là yếu tố mang thông tin tiềm năng, khởi xướng quá

2 James W (1998), Stan Le Roy Willson: Mass Media Mass Culture, Fourth Edition, McGraw-Hill, p 12-13

Trang 15

15

trình truyền thông, người nhận hoặc nhóm người Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi, được mã hoá theo một hệ thống kí hiệu, tín hiệu, được nguồn phát và nguồn nhận chấp nhận Kênh truyền thông là phương tiện, cách thức, con đường truyền tải thông điệp Đối tượng tiếp nhận hoặc nơi tiếp nhận là các cá nhân hoặc tập thể tiếp nhận thông điệp truyền thông, chủ động hoặc bị động Đối tượng tiếp nhận là khâu cuối của một quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả của truyền thông, bởi vì đối tượng tiếp nhận sẽ phân tích, xử lý, lưu trữ hay tiếp tục truyền phát thông điệp đi nơi khác bằng một quá trình mới

Tuy nhiên, nếu chỉ có một chiều thuần túy, vai trò quyết định hiệu quả truyền thông thuộc về nguồn phát, còn người nhận ở vị trí thụ động Từ các định nghĩa nêu trên, cần chú ý hai đặc tính: Một là, truyền thông là hoạt động gắn liền với tính liên tục, trở thành một quá trình Nghĩa là truyền thông không chỉ đơn giản là một hoạt động nhất thời, ngắt quãng mà đó là một quá trình xảy ra liên tục Quá trình đó không hề kết thúc sau khi đã truyền tải thông điệp mà còn tiếp diễn sau đó, hướng tới sự trao đổi, tương tác lẫn nhau giữa các cá thể, nhóm tham gia vào quá trình Hai là, mục đích của truyền thông là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các thành viên tham gia quá trình trao đổi thông điệp đó

Có nhiều mô hình truyền thông khác nhau nhưng tất cả đều liên quan đến thông điệp và người nhận thông điệp, đây là những mắt xích quan trọng trong chu trình truyền thông

Mô hình truyền thông cơ bản:

Trang 16

16

Mô hình truyền thông

1.1.2 Truyền thông đối ngoại

Truyền thông đối ngoại là tổng thể mọi hoạt động liên quan đến nguồn phát, thông điệp, công chúng, phương thức truyền thông, chủ thể, công nghệ truyền thông của một nước đối với nước khác Là quan hệ trao đổi, thu nhận, tương tác thông tin, truyền phát thông điệp giữa hai quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích song phương Hay nói cách khác, truyền thông đối ngoại là hoạt động có chủ đích của một quốc gia hướng tới chính phủ và nhân dân các quốc gia khác để thông tin mọi mặt về quốc gia mình, nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia ở bên ngoài theo cách mà quốc gia đó mong muốn

Vai trò của truyền thông đối ngoại:

Thứ nhất, truyền thông đối ngoại giúp xây dựng hình ảnh đẹp về đất nước

mình, qua đó tạo thiện cảm, tạo cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, mang lại sự hiểu biết, tin cậy, sẵn sàng hợp tác trao đổi, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực

Thứ hai, truyền thông đối ngoại mang đến công chúng quốc tế những

thông tin về chính sách, quan điểm và tình hình của đất nước, qua đó tranh thủ

Trang 17

17

Thứ ba, truyền thông đối ngoại giúp nâng cao nhận thức, giáo dục tư

tưởng cho nhân dân trước các vấn đề của đất nước nhằm tránh bị kích động trước các kẻ thù chính trị

Thứ tư, truyền thông đối ngoại giúp bộc lộ quan điểm, thái độ, lập trường

của chính phủ trước các vấn đề của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Qua đó nhằm phản bác, đối phó với các thông tin sai lệch, gây bất lợi, phá hoại nền chính trị của quốc gia

1.1.3 Lý thuyết “Đóng khung” (Framing)

Khái niệm “đóng khung” (framing) được cho là được giới thiệu lần đầu

tiên bởi Erving Goffman vào năm 1974 trong cuốn “Frame analysis: An essay on the organisation of experience” Sự đóng khung này được hiểu là quá trình

tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức sẵn có Gamson William (1987) cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toàn ngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tự nhiên Cả nhà báo lẫn công chúng đều không nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội (social construction), mà chỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện” Robert Entman (1993) cho rằng “Quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới sự lựa chọn (selection) và làm nổi bật (Salience) Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản truyền thống bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc một cách xử lý nào đó”

Như vậy, bản chất của thuyết đóng khung là việc truyền thông tập trung sự chú ý vào một sự kiện cụ thể và đặt chúng trong một phạm vi ý nghĩa nhật định Thuyết đóng khung có mục đích thu hút sự chú ý của công chúng vào một số những đặc tính của các chủ đề tin tức cũng như bản thân các chủ đề đó Khán giả cũng có “khung” nhận thức riêng của họ từ kinh nghiệm và kiến thức cá nhân trước đó của họ Khán giả sử dụng “khung” của họ để giải thích các thông điệp truyền thông

Trang 18

18

1.2 Tình hình Trung Quốc và Hồng Kông sau 2015

1.2.1 Khái quát tình hình chính trị của Trung Quốc sau 2015

Năm 2015 Trung Quốc đã có những hoạt động theo hướng hoàn thiện pháp chế, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền trong sạch và hiệu quả Trong lĩnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính, Chính phủ đã trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét để thông qua 11 dự án luật, xây dựng và sửa đổi văn bản pháp quy hành chính Công việc của Chính phủ được minh bạch hơn, việc xây dựng “chính phủ điện tử” được thúc đẩy, phương thức làm việc trực tuyến được áp dụng Công tác thanh tra, đôn đốc, phản biện được triển khai theo chủ trương cơ chế hoá Nổi bật nhất trong chính trị Trung Quốc năm 2015 là cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiếp tục diễn biến quyết liệt và phức tạp Đấu tranh chống tham nhũng trong năm 2015 được đẩy mạnh về cường độ và phạm vi, tất nhiên có tác dụng răn đe ở mức độ nhất định, nhưng hiệu quả thực sự đối với việc làm trong sạch bộ máy công quyền, xây dựng chính quyền liêm khiết còn rất hạn chế

Năm 2016 đánh dấu một sự chuyển giao quan trọng trong chính trị Trung Quốc, khi Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu triển khai các chính sách cải cách chính trị quan trọng Chiến dịch chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc Chiến dịch này nhằm loại bỏ tham nhũng và làm sạch hệ thống chính trị, nhưng cũng đã gây ra tranh cãi về việc sử dụng chiến dịch như một công cụ chính trị để loại bỏ đối thủ

Năm 2017 thành tựu nổi bật nhất của Trung Quốc chính là tổ chức thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 Đại hội đã bắt đầu thể chế hóa chiến lược “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, với tham vọng đến giữa thế kỷ 21 Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường số một thế giới cả về kinh tế và quân sự Trung quốc tiếp tục đẩy mạnh trọng tâm của chính sách đối ngoại là việc triển khai sáng kiến “Vành đai và con đường” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ tháng 9/2013

Năm 2018, tình hình chính trị tại Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các biện pháp của Chính phủ Trung Quốc để tăng cường kiểm soát chính trị và quản lý xã hội Chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ Nhiều quan chức cấp cao và các doanh nghiệp lớn bị truy tố và kết án vì tham

Trang 19

19

nhũng Điều này được coi là một nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để làm sạch và tái cấu trúc hệ thống chính trị

Trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục đảm nhiệm trách nhiệm của một quốc gia lớn trong bối cảnh chính quyền Trump tập trung vào chính sách "Mỹ là trên hết" Trung Quốc đã sử dụng nhiều hình thức ngoại giao cấp cao, ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương… như một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng hiện đại hóa XHCN Ở cấp độ quốc tế, khi chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ đang chiếm ưu thế và châu Âu đang gặp khó khăn, thành tích của Trung Quốc vẫn nổi bật và vai trò của họ trên trường quốc tế đa dạng hơn và tiếng nói của họ lớn hơn Khung cảnh “Tây loạn, Đông trị, Đông thịnh Tây suy” tạo thành bốn điểm nổi bật trong các bài báo liên quan đến Trung Quốc của truyền thông nước ngoài trong năm 2019, đó là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực đối ngoại, mở rộng “vòng tròn bạn bè” của Trung Quốc, làm nổi bật “sự tự tin của một nước lớn”; nêu bật ưu thế của mô hình Trung Quốc Nhưng năm 2019 Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ vấn đề Đài Loan, và quan hệ với Mỹ Và đặc biệt Trung Quốc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ liên quan đến đặc khu hành chính Hong Kong

1.2.2 Khái quát tình hình chính trị của Hồng Kông sau 2015

Tình hình chính trị của Hồng Kông đã trở nên bùng nổ với nhiều tranh cãi và các vấn đề phức tạp sau sự kiện “Phong trào Ô Dù’’ diễn ra vào năm 2014 để đòi quyền dân chủ và tự do Cuộc biểu tình của những người ủng hộ dân chủ và tự do ngày càng gia tăng trong thời gian này

Một số cuộc biểu tình lớn đã diễn ra từ 2015-2019:

Ngày 06/11/2016 hàng ngàn người Hồng Kông tập hợp trước Tòa Án Cấp Cao, một nhóm nhỏ tuần hành trước trụ sở văn phòng liên lạc với Bắc Kinh, để phản đối Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động chính trị của Hồng Kông

Ngày 01/07/2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ để phản đối việc Trung Quốc áp đặt Luật An ninh quốc gia cho Hồng Kông

Trang 20

20

Hồng Kông tiếp tục chứng kiến các cuộc biểu tình lớn về quyền dân chủ trong năm 2018 Chính quyền Trung Quốc đề xuất một dự thảo Luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hồng Kông Luật này gây ra lo ngại về sự cưỡng chế và hạn chế tự do tại Hồng Kông Cộng đồng dân chủ và những người ủng hộ quyền tự do đã phản đối mạnh mẽ luật này, cho rằng nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tự trị và quyền tự do của Hồng Kông

Các cuộc biểu tình quy mô lớn, kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều nhất là vào năm 2019, trở thành một phần của sự kiện chính trị Hồng Kông khi hàng triệu người đã mặc áo phản đối dự luật dẫn độ và đòi quyền tự do làm, dân chủ và độc lập cho Hồng Kông Tình hình chính trị ở Hồng Kông vào thời điểm đó cực kỳ căng thẳng Người dân Hồng Kông biểu tình đòi tự do và dân chủ, nhưng bị chính quyền và quân đội Trung Quốc áp đặt Việc hợp tác giữa Hồng Kông và Trung Quốc vẫn còn khó đoán và sự bất đồng giữa hai bên cũng vẫn tiếp tục diễn ra

1.2.3 Khái quát mối quan hệ Trung Quốc Hồng Kông sau 2015-

Kể từ năm 2015 cho tới năm 2019 các cuộc biểu tình diễn ra liên tục và ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của Hồng Kông và Trung Quốc Trong tình hình này, mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Hồng Kông sẽ chuyển sang một chế độ bầu cử mới, với tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Trung Quốc trực tiếp tham gia kiểm soát quá trình bầu cử

Từ năm 2015, Trung Quốc đã tăng cường áp lực chính trị và hạn chế tự do ở Hồng Kông Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động dân chủ và phong trào đòi quyền tự do ở Hồng Kông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình Chính quyền Hồng Kông bị Trung Quốc đàn áp bằng cách sử dụng quân đội, cảnh sát và cảnh báo để dập tắt các cuộc biểu tình và các hoạt động đòi quyền tự do Sau năm 2015, Trung Quốc đã tăng cường quản lý và kiểm soát đối với Hồng Kông Chính phủ đã thúc đẩy việc triển khai các cơ quan an ninh và nhân sự Trung Quốc trong các vị trí quan trọng tại Hồng Kông Điều này gây ra sự lo ngại về việc ảnh hưởng của Trung Quốc đối với độc lập và tự do của Hồng Kông, đồng thời gây ra căng thẳng và xung đột trong xã hội

Trang 21

21

Năm 2016 là thời điểm Trung Quốc bắt đầu đề xuất và thảo luận về việc áp đặt Luật An ninh quốc gia cho Hồng Kông Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát chính trị Điều này đã gây ra lo ngại và phản đối từ phía những người ủng hộ dân chủ và tự do tại Hồng Kông, cho rằng việc áp đặt luật này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tự do ngôn luận và quyền tự trị của thành phố

Trong năm 2017, Hồng Kông tiếp tục chứng kiến cuộc đấu tranh quyền tự trị và tự do Các cuộc biểu tình lớn diễn ra để bảo vệ quyền tự do, tự trị và chống lại sự can thiệp của Trung Quốc vào chính trị Hồng Kông Người dân Hồng Kông và các nhóm dân chủ đã tẩy chay, biểu tình và yêu cầu thay đổi chính trị

Năm 2018, Carrie Lam trở thành Tổng thống Hội đồng Hành pháp của Hồng Kông Sự thay đổi này trong lãnh đạo chính quyền Hồng Kông có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc Carrie Lam được xem là người ủng hộ chính sách của Trung Quốc và gặp phải sự phản đối từ các nhóm dân chủ trong thành phố, sự kiện này đã tạo ra sự căng thẳng và tranh cãi trong mối quan hệ giữa Hồng Kông và Trung Quốc

Năm 2019, các vấn đề chính trị như chủ đề liên quan đến Hồng Kông và Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ, trở thành tâm điểm bị truyền thông nước ngoài thổi phồng Một dự luật được đề xuất để cho phép việc dẫn độ những người tình nghi tội phạm đến Trung Quốc lục địa, gây ra một cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông Người biểu tình cho rằng dự luật này là một sự xâm lấn vào tự do và độc lập của Hồng Kông và có thể dẫn đến việc áp dụng luật pháp Trung Quốc một cách rộng rãi Cuộc biểu tình kéo dài trong nhiều tháng, thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế

Mặc dù vậy Hồng Kông có vị thế vô cùng quan trọng trong trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đang trong quá trình kết nối với thế giới Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã vươn ra toàn cầu thông qua Hồng Kông, các nước tư bản phương Tây cũng nhìn thấy sự tồn tại của Hồng Kông, hy vọng rằng Hồng Kông sẽ duy trì vị thế trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện “một quốc gia, hai chế độ”

Về đối ngoại, vai trò của Hồng Kông cũng đang âm thầm được điều chỉnh, dần chuyển thành vai trò cầu nối Hầu hết các cuộc trao đổi giữa các

Trang 22

22

quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ đều diễn ra ở Hồng Kông Sự tồn tại đặc biệt của Hồng Kông với tư cách là một đặc khu hành chính cũng giúp Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để giải quyết một số vấn đề quốc tế nhạy cảm Nhiều nhà quan sát, bao gồm cả các học giả đại lục về quan hệ quốc tế, chỉ ra rằng Hồng Kông đã nhận được chỉ thị từ Bắc Kinh Kể từ đó, chính quyền trung ương ngày càng can thiệp nhiều hơn vào việc quản lý Hồng Kông

1.3 Khái quát về vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019

1.3.1 Nguyên nhân

1.3.1.1 Nguyên nhân trực tiếp

Sự việc khởi nguồn cho cuộc biểu tình bắt đầu từ một vụ án diễn ra vào tháng 2 năm 2018 Một cặp đôi trẻ người Hồng Kông đi du lịch Đài Loan, tuy nhiên sau đó lại chỉ có người con trai trở về nước cùng với chiếc vali hai người mang theo mà không hề báo cho bất kì ai Lo lắng con gái mình đã gặp phải chuyện không hay, bố mẹ cô gái ngay sau đó đã trình báo mất tích lên cơ quan chức năng Đài Loan nhờ sự giúp đỡ nhưng không thu được bất cứ manh mối nào vì đối tượng tình nghi đã về nước nên báo lại cho phía cảnh sát Hồng Kông Trong quá trình điều tra cảnh sát Hồng Kông đã có rất nhiều manh mối quan trọng và nhanh chóng bắt được người đàn ông đã sát hại cô gái Anh này sau đó cũng đã thừa nhận tội ác mình thực hiện và chỉ điểm nơi vứt xác bạn gái Do sau khi giết người, người đàn ông trốn về Hong Kong nên phía Đài Loan không thể xử anh tội giết người, đồng thời phía Hong Kong chỉ có thể xác nhận 2 tội danh trộm cắp và xử lý tang vật mà không thể trục xuất khỏi khu vực Hiện tại, người đàn ông chỉ bị bắt giữ vì 2 tội danh trên Theo đó, việc xét xử vụ án này

gặp phải vấn đề vì giữa Hồng Kông và Đài Loan chưa ban hành luật nào về việc dẫn độ nghi phạm Vì thế, chính phủ Hồng Kông đã đề nghị bổ sung thêm một số điều luật về dẫn độ trong Luật pháp hiện nay

Chính phủ Hồng Kông đã đề xuất sửa đổi Pháp lệnh người phạm tội bỏ trốn liên quan đến các thỏa thuận đầu hàng đặc biệt và hỗ trợ pháp lý lẫn nhau trong pháp lệnh các vấn đề hình sự để có thể sắp xếp hỗ trợ pháp lý lẫn nhau giữa Hồng Kông và bất kỳ nơi nào ngoài Hồng Kông Chính phủ đề xuất thiết lập một cơ chế chuyển giao những người chạy trốn không chỉ cho Đài Loan,

Trang 23

23

mà còn cho Trung Quốc đại lục và Ma Cao, những điều không được nêu trong luật hiện hành3

Việc đưa Trung Quốc đại lục vào sửa đổi là mối quan tâm đối với các lĩnh vực khác nhau của xã hội Hồng Kông Những người ủng hộ dân chủ lo ngại quyền tài phán của thành phố sẽ hợp nhất với luật pháp Trung Quốc đại lục do Đảng Cộng sản quản lý, do đó làm xói mòn nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” được thiết lập kể từ khi bàn giao năm 19974 Những người phản đối dư luận hiện tại kêu gọi chính phủ Hồng Kông thiết lập một thỏa thuận dẫn độ chỉ với Đài Loan5

1.3.1.2 Nguyên nhân sâu xa

Xét về nguyên nhân sâu xa, các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông năm 2019 đã cố gắng hết sức để chính trị hóa các vấn đề xã hội So với khuôn khổ “cải cách” và khuôn khổ “chiếm đóng”, cách lựa chọn chiến lược và nguyên nhân sâu xa được phản ánh trong các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông năm 2019 về cơ bản là khác nhau Trong cuộc bạo loạn ở Hồng Kông năm 2019, phe đối lập đã coi các vấn đề xã hội là yếu tố tiềm ẩn để kích động bạo loạn ở Hồng Kông Phe đối lập không sử dụng lời kêu gọi các vấn đề xã hội làm khẩu hiệu của cuộc bạo loạn Tuy nhiên, thành phần tham gia bạo loạn thường là sinh viên, người thất nghiệp và những người trẻ tuổi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các vấn đề xã hội của Hồng Kông Họ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như thu nhập thấp, giá nhà đất cao và đặc biệt là sự phân biệt trong tầng lớp xã hội đông đúc của Hồng Kông Được thúc đẩy bởi các yếu tố huy động tiềm năng như trên nên sự bất mãn trong xã hội Hồng Kông đã dần tích tụ và "dự luật chống sửa đổi" đã trở

4Jeffie, Cheung, Tony (2019) “Hong Kong's pro-democracy lawmakers seek last-minute adjustment to textradition bill to ensure Taiwan murder suspect faces justice”, South China Morning Post, Truy cập đường

https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3006463/hong-kongs-pro-democracy-lawmakers-seek-last-minute, (ngày truy cập: 05/06/2023)

5Leung, Christy (2019).“Extradition bill not made to measure for mainland China and won't be abandoned, Hong Kong leader Carrie Lam says”, South China Morning Post; Truy cập đường dẫn : :

https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3004067/extradition-bill-not-made-measure-mainland-china-and-wont (ngày truy cập: 05/06/2023)

Trang 24

24

Cuộc biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 diễn ra sau cuộc cách mạng Ô dù năm 2014, bắt đầu sau khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đưa ra quyết định thực hiện đề xuất cải cách hệ thống bầu cử Hồng Kông, điều mà phần lớn được xem là hạn chế Thế nhưng, bất chấp các cuộc biểu tình, chính phủ đã không nhượng bộ và phong trào kết thúc trong thất bại Kể từ đó, không có sự tiến triển nào trong việc đạt được quyền bầu cử phổ thông thực sự; chỉ một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp được bầu trực tiếp và Đặc khu trưởng Hồng Kông tiếp tục được bầu bởi Ủy ban bầu cử

Sau các cuộc biểu tình thất bại, năm 2017, nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt càng làm tan vỡ hy vọng của thành phố trong việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ.6 Người dân bắt đầu lo sợ mất “mức độ tự chủ cao” được quy định trong Luật cơ bản, vì Trung Quốc đại lục dường như ngày càng can thiệp công khai vào các vấn đề của Hồng Kông Có thể thấy, tranh luận tuyên thệ của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã kết thúc bằng việc truất quyền thi hành sáu nhà lập pháp do phán quyết hợp pháp của tòa án ở Trung Quốc đại lục Vụ mất tích ở nhà sách tại Vịnh Đồng La đã gây ra mối lo ngại cho việc bị nhà nước trừng phạt và giam giữ phi pháp.7

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa địa phương và phong trào ủng hộ độc lập được đánh dấu bằng chiến dịch tranh cử vùng Tân Giới Đông năm 2016 bởi nhà hoạt động Lương Thiên Kỳ8 khi càng ngày càng ít thanh niên Hồng Kông tự nhận mình là người Trung Quốc do luật pháp, xã hội và văn hóa có sự khác biệt giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục Giới trẻ Hồng Kông đã phải đối mặt với bất ổn chính trị kể từ tranh cãi về đạo đức và giáo dục quốc gia năm 2012, và họ không còn tin tưởng vào hệ thống được cho là đã bảo vệ quyền của họ Có thể thấy rằng, khi Luật cơ bản hết hiệu lực và cùng với đó là các bảo đảm hiến

8am, Jeffie (2019) “'Liberate Hong Kong; revolution of our times': Who came up with this protest chant and why is the government worried?”, South China Morning Post, truy cập đường dẫn:

https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3021518/liberate-hong-kong-revolution-our-times-who-came-protest (ngày truy cập: 05/06/2023)

Trang 25

25

pháp được ghi trong đó, tình cảnh của một tương lai không chắc chắn đã thúc đẩy thanh niên tham gia các cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ.9

Đối với một số người phản đối, họ cảm thấy rằng các biện pháp hòa bình không hiệu quả nên đã dùng đến các biện pháp triệt để hơn để bày tỏ quan điểm của họ.10 Cách mạng Ô dù là một nguồn cảm hứng cho các cuộc biểu tình khi phong trào mang lại sự thức tỉnh chính trị cho họ Theo CNN và The Guardian, không giống như các cuộc biểu tình năm 2014, những người biểu tình năm 2019 bị thúc đẩy bởi cảm giác tuyệt vọng thay vì hy vọng11 và mục đích của các cuộc biểu tình đã phát triển từ việc rút dư luận để chiến đấu cho tự do và tự do hơn

1.3.2 Diễn biến

Giai đoạn bắt đầu: tháng 3 đến tháng 6 năm 2019

Ngày 13/03/2019, cuộc biểu tình đầu tiên chống lại dự luật dẫn độ diễn ra tại Khu liên hợp chính quyền trung ương do Demosisto tổ chức

Ngày 31/03/2019 và ngày 28/4/2019, hai cuộc tuần hành phản đối dự luật diễn ra do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, tên tiếng anh là Civil Human Rights Front (CHRF) phát động

Ngày 09/06/2019, người dân Hong Kong đổ xuống các con phố ở trung tâm thành phố để biểu tình phản đối dự luật dẫn độ CHRF đã phát động cuộc phản kháng thứ 3 từ công viên Victoria tới Hội đồng Lập pháp ở Kim Chung.Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông không lắng nghe yêu cầu của người biểu tình và tiếp tục đẩy mạnh dự luật

Ngày 12/6/2019, các cuộc bạo lực biểu tình lớn tiếp tục diễn ra, có thể nói là tồi tệ nhất trong vài thập kỷ qua tại Hồng Kông Bất chấp sự phản đối rộng rãi, chính phủ Hong Kong không lùi bước.Cảnh sát đã bắn đạn cao su và

9Cheung, Helier (2019) “Hong Kong extradition: How radical youth forced the government's hand”, BBC,

truy cập đường dẫn: https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.bbc.com/news/world-asia-china-48655474, (ngày truy cập: 05/06/2023)

10Sham, Yan (2019), “Hong Kong's third generation of democracy fighters are not just rioters, they are the

last line of resistance”, Hong Kong Free Press, truy cập đường dẫn:

https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.hongkongfp.com/2019/07/28/hong-kongs-third-generation-democracy-fighters-not-just-rioters-last-line-resistance/ (ngày truy cập: 06/06/2023)

11 The Guardian (2019) “The Guardian view on Hong Kong's protests: the mood hardens”, truy cập đường dẫn: https://www.duhoctrungquoc.vn/howto/url?site=https://www.hongkongfp.com/2019/07/28/hong-kongs-third-generation-democracy-fighters-not-just-rioters-last-line-resistance/ (ngày truy cập: 06/06/2023).

Trang 26

26

xịt hơi cay vào đám đông hàng chục ngàn người dọc theo các tuyến đường chính gần Khu liên hợp Hội đồng Lập pháp Bên cạnh đó, giới chức đã đóng cửa một số tòa nhà chính phủ tại trung tâm hành chính của Hong Kong

Ngày 15/06/019,Tổ chức Dân chủ Hồng Kông (CHRF) đã tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ ước tính có khoảng hai triệu người tham gia, lập kỷ lục về cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông Điều này khiến trưởng đặc khu Hong Kong, bà Carrie Lam phải hoãn việc thông qua dự luật dẫn độ và cũng không đưa ra khoảng thời gian đến lúc nào dự luật này sẽ được thảo luận Đến ngày 16/06/2019, hàng trăm ngàn người đang tuần hành tới các tòa nhà chính phủ ở Hong Kong để biểu tình phản đối luật dẫn độ gây tranh cãi, mặc dù chính phủ đã có bước lùi Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam đã phải lên tiếng xin lỗi người dân vì gây ra "bất đồng trong xã hội" vì dự luật này

Giai đoạn cao trào - Cuộc biểu tình “nở rộ khắp nơi”: Tháng 7 năm

2019

Ngày 01/07/2019, nhân kỷ niệm 22 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hong Kong từ Anh về cho Trung Quốc, khoảng 550.000 người (theo số liệu của các hãng thông tấn quốc tế) xuống đường tuần hành để tiếp tục gây sức ép lên chính quyền về dự luật dẫn độ Một bộ phận người biểu tình quá khích đã tấn công vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp (LegCo)

Hành động bạo lực tại LegCo ngay lập tức vấp phải sự lên án từ chính quyền Hong Kong, Bắc Kinh, các hội đoàn tại Hong Kong và ngay cả từ phía M ỹ.

Trong một cuộc họp báo hôm 2/7, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam cam kết sẽ ‘buộc những người có hành vi bất hợp pháp và vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm’.Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Andrew Leung cho biết cơ quan lập pháp sẽ đóng cửa ít nhất hai tuần

Tháng 8/2019, cuộc biểu tình lan rộng và bạo lực gia tăng Cảnh sát Hồng Kông sử dụng vũ lực để đàn áp các cuộc biểu tình và người biểu tình sử dụng vũ khí tự chế để đối phó Tình hình trở nên căng thẳng và tiếp tục leo thang

Trang 27

27

Ngày 23 tháng 8, chính phủ Hồng Kông đã tuyên bố rút lại dự luật đặc biệt gây tranh cãi, nhưng không đáp ứng được yêu cầu chính của người biểu tình, bao gồm cả yêu cầu tăng cường quyền tự do dân chủ và độc lập tại Hồng Kông

Trong tháng 9, cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn và trở nên ngày càng bạo lực Cảnh sát tiếp tục sử dụng lực lượng để đàn áp người biểu tình và có những vụ va chạm quy mô lớn giữa hai bên Người biểu tình sử dụng các chiến thuật đối phó như đốt phá và tấn công cảnh sát Theo số liệu thống kê của tổ chức nhân quyền Amnesty International, tính đến tháng 11/2019, hơn 6.000 người đã bị bắt trong vụ biểu tình

Vào ngày 1 tháng 10, khi Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các cuộc biểu tình và các cuộc xung đột tiếp tục diễn ra trên khắp Hồng Kông Cảnh sát đã sử dụng vũ lực để giải tán và bắt giữ người biểu tình

Giai đoạn thoái trào : tháng 11 đến tháng 12 năm 2019

Trong tháng 11 và tháng 12, cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra nhưng người biểu tình tăng cường các biện pháp không bạo lực như biểu tình những ngày thứ bảy, phản đối mua sắm và các hình thức phản đối khác nhằm áp lực chính phủ Hồng Kông

Vào ngày 24 tháng 11, trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương, các đảng phản đối chính phủ Hồng Kông đã giành được một số lượng lớn ghế trong hội đồng ,các cuộc biểu tình chuyển sang yêu cầu bổ sung các quyền cơ bản như tự do báo chí và tự do cực đoan

Vào cuối năm 2019, cuộc biểu tình vẫn còn tiếp diễn, nhưng tình hình trở nên tĩnh lặng hơn sau khi một số lãnh đạo của phong trào biểu tình bị bắt và cuộc biểu tình bị đàn áp mạnh hơn Mặc dù vậy, tinh thần phản đối chính phủ và yêu cầu tự do dân chủ vẫn tiếp tục tồn tại trong Hồng Kông

1.3.3 Hệ quả

Ảnh hưởng đến kinh tế

Trang 28

28

Rõ ràng, chất lượng cuộc sống đã bị cản trở nhiều trong phong trào xã hội Đầu tiên, nền kinh tế đã chậm lại vì tình trạng bất ổn xã hội Ví dụ, số lượng khách du lịch đã giảm 56% (Cheng 2019) và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên trong vài tháng qua phong trào xã hội đã tạo ra các vấn đề về phúc lợi ở người dân Hồng Kông Dựa trên một mẫu cộng đồng lớn, Ni et al (2020) đã báo cáo rằng tỷ lệ trầm cảm có thể xảy ra là 11,2% vào năm 2019, cao hơn nhiều so với tỷ lệ mắc post-traumatic stress disorder (PTSD) - Hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn trong giai đoạn 2009–14 (1,9%) và 6,5% sau Phong trào Chiếm Trung tâm năm 2017 Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc PTSD ước tính là 12,8% Mogul (2019) cũng chỉ ra rằng các triệu chứng PTSD là phổ biến ở những người biểu tình Ng (2020) đã sử dụng thuật ngữ "cơn sóng thần sức khỏe tâm thần" để mô tả tình huống xảy ra do sự tham gia trực tiếp và lặp đi lặp lại vào các cuộc xung đột bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát, tiếp xúc với bạo lực, gia đình và bạn bè tan vỡ, và điều kiện kinh tế suy giảm.12

Sự sụt giảm chi tiêu của người dùng đối với hàng hóa không thiết yếu là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất về tác động của nó Doanh thu từ mùa hè tháng 7 đến tháng 8 giảm hơn 10% so với một năm trước đó Các cuộc biểu tình khiến Sân bay Quốc tế Hồng Kông đóng cửa trong khoảng hai ngày cũng gây ra thiệt hại 76 triệu đô la Mỹ do hủy chuyến bay Vì sân bay đóng góp khoảng 5% vào GDP của Hồng Kông, nên bất kỳ sự gián đoạn nào cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đặc khu hành chính trong năm vốn đã bị - ảnh hưởng do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra Có bằng chứng khác cho thấy tình trạng hỗn loạn trong cuộc biểu tình đang khiến khách du lịch và khách doanh nhân tránh xa, một phần là vào các khuyến cáo du lịch từ ít nhất 22 quốc gia Và du khách từ Trung Quốc đại lục thường chiếm ¾ tổng - số lượt khách đến Hồng Kông đã giảm xuống mức nhỏ giọt -

Tháng 8 năm 2019 ghi nhận IPO (Initial Public Offering) thấp nhất kể từ năm 2012, và hai IPO lớn đã được tạm hoãn vào tháng 6 và tháng 7 Fitch Ratings đã hạ bậc xếp hạng chủ quyền của Hồng Kông từ AA+ xuống AA vì họ nghi ngờ khả năng của chính phủ trong việc duy trì nguyên tắc "một quốc

12 Purbrick M (2019), A REPORT OF THE 2019 HONG KONG PROTESTS, truy cập đường dẫn:

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/03068374.2019.1672397?src=recsys, (ngày truy cập: 06/06/2023)

Trang 29

29

gia, hai chế độ" Nó cũng thay đổi triển vọng của thành phố từ "ổn định" sang "tiêu cực".13

Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng rất lớn Hội đồng Công nghiệp Du lịch nhận xét rằng số lượng đặt phòng cả Đại lục và nước ngoài vào tháng 8 năm 2019 đã giảm 50% so với tháng 8 năm 2018 Disney tiết lộ rằng có ít khách đến thăm Hong Kong Disneyland Khách du lịch đại lục theo RFA, đã tránh du lịch tới Hồng Kông do những lo ngại về an toàn Nhiều quốc gia kể từ đó đã đưa ra cảnh báo du lịch tới Hồng Kông.14 Số lượng du khách đến Hồng Kông giảm 40% trong tháng 8 hàng năm,15 trong khi mức giảm là 31,9% trong những ngày trong và sau ngày Quốc khánh.16

Trước đây, các công ty đã chọn thành lập cửa hàng ở Hồng Kông vì vị trí đáng mơ ước và nhận thức về nơi đây là thiên đường nơi luật pháp mạnh mẽ, đặc biệt là so với Trung Quốc Điều đó đang thay đổi khi nhiều doanh nghiệp quốc tế lựa chọn chuyển trụ sở chính của họ đến đại lục khi sức mạnh kinh tế của nó đã tăng lên Nếu Trung Quốc tìm cách giải quyết các cuộc biểu tình bằng cách nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với Hồng Kông – điều có thể sẽ làm xói mòn môi trường pháp lý hấp dẫn của nơi này – thì các công ty đa quốc gia sẽ có ít lý do hơn để giữ thành phố này làm chỗ đứng trong khu vực của họ

Phong trào áo vest vàng của Pháp, ban đầu nhằm chống lại việc tăng thuế nhiên liệu, đã biến thành một cuộc biểu tình rộng lớn hơn chống lại Tổng thống Pháp Emmanuel Macron Một ước tính đưa ra chi phí kinh tế của cuộc biểu tình vào khoảng 5 tỷ euro, tương đương khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ Trong khi đó các cuộc biểu tình ở Hồng Kông lớn hơn nhiều so với các cuộc biểu tình ở cả Pháp và New York, có thể thấy tác động của nó không chỉ ở địa phương mà còn vượt ra ngoài biên giới Hồng Kông có nguy cơ bị dòng vốn chảy ra trong dài hạn

13 Tsang, Denise (2019), “Beleaguered Hong Kong hit by double whammy as Fitch Ratings downgrades city

and stock exchange hit by cyberattacks”, South China Morning Post, truy cập đường dẫn:

https://www.scmp.com/news/hong-kong/hong-kong-economy/article/3026109/beleaguered-hong-kong-hit-doub -whammy-fitchle, (ngày truy cập: 06/06/2023)

14 BBC,“Hong Kong protests: How badly has tourism been affected?”, truy cập đường dẫn:

https://www.bbc.com/news/world-asia-china-49276259, (ngày truy cập: 06/06/2023)

15 Kwok, Donny (2019) “Hong Kong August visitors plunge 40% year-on-year, hotels half-full: finance

chief”, truy cập đường dẫn: https://www.reuters.com/article/us-hongkong-protests-tourism/hong-kong-august-visitors-plunge-40-year-on-year-hotels-half-full-finance-chief-idUSKCN1VU0GO, (ngày truy cập: 06/06/2023)

16 China Daily(2019), “HK sees 55% dip in holiday tourists”; Truy cập đường dẫn:

http://www.ecns.cn/news/economy/2019-10-10/detail-ifzpuyxh5813807.shtml, (ngày truy cập: 06/05/2023)

Trang 30

30

và mất nhân tài, hai yếu tố chính dẫn đến thành công kinh tế của thành phố này.17

Ảnh hưởng đến xã hội

Các cuộc biểu tình đã tạo ra nhiều xáo trộn cho cuộc sống bình thường của người dân Ví dụ, trong thời gian chiếm đóng Đại học Trung Quốc của Hồng Kông, dịch vụ của hệ thống Đường sắt phía Đông đã bị xáo trộn nhiều và đường cao tốc chính nối với phần phía đông của Vùng lãnh thổ mới đã bị chặn Đường hầm Cross Harbor cũng không hoạt động trong thời gian người -biểu tình chiếm đóng Đại học Bách khoa Hồng Kông Kết quả là, công nhân phải nghỉ phép một cách không tự nguyện hoặc mất nhiều thời gian di chuyển hơn Phong trào xã hội đã gây chia rẽ và phân cực cho những người có quan điểm chính trị khác nhau Đối với những người ủng hộ người biểu tình và năm yêu cầu, họ được gọi là "dải băng vàng" Mặt khác, những người không ủng hộ những người biểu tình, họ được gọi là "dải băng xanh" Trong nhiều gia đình, nhóm xã hội và môi trường làm việc, mọi người trở nên xa lánh và xung đột với nhau (Chow 2019).18

Các cuộc biểu tình đã làm sâu sắc thêm sự rạn nứt giữa các phe "huỳnh" (dân chủ) và "lam" (thân chính phủ) được bắt nguồn từ Biểu tình tại Hồng Kông 2014 Có nhiều cuộc đụng độ thường xuyên và dữ dội hơn giữa những người từ hai phe, dẫn đến xung đột thể xác dữ dội.19

Tiểu kết

Có thể thấy rằng sau năm 2015 các cuộc biểu tình nổ ra liên tục làm ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hồng Kong Nguyên nhân của các vụ biểu tình chủ yếu xuất phát từ những chính sách và điều luật của chính phủ Trung Quốc gây bất mãn đối với một nhóm người dân Hồng Kông Một bộ

17 Commentary: How Hong Kong’s protests are affecting its economy, truy cập đường dẫn:

https://web.archive.org/web/20190915022119/https://www.channelnewsasia.com/news/commentary/commentary-how-hong-kong-s-protests-are-affecting- -economy-11842026its, ngày truy cập: 06/06/2023

18 Purbrick M (2019), A REPORT OF THE 2019 HONG KONG PROTESTS, truy cập đường dẫn:

https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/03068374.2019.1672397?src=recsys, (ngày truy cập: 06/06/2023)

19 RTHK.hk, “Fights break out in Amoy Plaza between rivals”, truy cập đường dẫn:

https://news.rthk.hk/rthk/en/error, (ngày truy cập: 03/06/2023)

Trang 31

31

phận người dân cảm thấy các biện pháp hòa bình không triệt để và họ muốn tìm đến một biện pháp mới để bày tỏ quan điểm của họ Tuy nhiên, việc các cuộc biểu tình kéo dài gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống của người dân Trung Quốc Và điều này cũng tạo điều kiện cho các thế lực thù địch từ bên ngoài có cơ hội tuyên truyền, xuyên tạc gây ảnh hưởng xấu đến chính trị Trung Quốc

Chương 2: Vai trò của truyền thông đối ngoại Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông 2019

2.1 Phương thức truyền thông đối ngoại của Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông 2019

2.1.1 Chủ thể truyền thông và kênh truyền thông

"Chủ thể truyền thông" hay còn gọi là nguồn (Source) là thuật ngữ để chỉ

các đơn vị hoặc cá nhân tạo ra và phân phối thông tin đến công chúng, bao gồm các cơ quan báo chí, truyền hình, thông tấn, đài phát thanh, Trong bối cảnh nghiên cứu của đề tài này, "Chủ thể truyền thông" được dùng để chỉ các cơ quan truyền thông tại Trung Quốc và cách họ tiếp cận, đưa tin về vụ biểu tình Hồng Kông năm 2019 Đề tài phân tích hiệu quả đưa tin qua các kênh truyền thông và cung cấp ví dụ cụ thể về việc truyền thông đối ngoại của Trung Quốc và tác động của nó đến quan điểm công chúng Việc hiểu rõ về chủ thể truyền thông và cách họ hoạt động là rất quan trọng để có cái nhìn tổng quan về tình hình truyền thông tại Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị và xã hội hiện nay

Các đơn vị chủ thể truyền thông đối ngoại của Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 là một phần trong chiến lược truyền thông đối ngoại của Trung Quốc Đây là một trong những hoạt động quan trọng để nâng cao hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.-

Các đơn vị chủ thể truyền thông đối ngoại của Trung Quốc trong việc đưa tin về vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 bao gồm các phương tiện truyền thông chính thống như Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc China Central Television (CCTV), China News

Trang 32

32

Service, People's Daily, Xinhua News Agency, China Radio International, nhật báo tiếng Anh China Daily và tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu)

“Kênh truyền thông” (Chanel) là tất cả các phương tiện được sử dụng để

truyền đạt thông tin đến khán giả trong việc đưa tin bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, tạp chí, tivi, radio, phim ảnh, ) Hay các phương tiện truyền thông mới trên internet (Báo trực tuyến, các trang tin tức tổng hợp, mạng xã hội, )

Trong vụ biểu tình Hồng Kông 2019, Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương tiện để đưa thông tin, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước Các phương tiện truyền thông nhà nước này bao gồm các trang web chính phủ và các kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc còn sử dụng các tài khoản mạng xã hội bao gồm các trang web và tài khoản trên WeChat, Weibo và Douyin Một trong những chiến lược truyền thông đối ngoại của Trung Quốc là sử dụng các trang mạng xã hội để phổ biến thông tin và quan điểm của chính phủ, cập nhật thông tin về vụ biểu tình tại Hồng Kông và lan truyền các thông điệp của mình đến người dân Trung Quốc có hàng triệu người dùng mạng xã hội và Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các nền tảng này để đưa ra thông tin và chống lại những thông tin sai lệch Điều này có thể dẫn đến sự phân tán, nhầm lẫn của thông tin và gây ra sự hoang mang, khó khăn cho các chủ thể truyền thông và các kênh truyền thông

2.1.2 Đối tượng tiếp nhận truyền thông

Trong quá trình đưa ra quan điểm, thông tin về vụ biểu tình này, Trung Quốc đã nhắm đến nhiều “đối tượng tiếp nhận truyền thông” (Receive) khác nhau Đó l à những ng i nghe, ng i xem, ng i gi i m , ng i giao ti p hoườ ườ ườ ả ã ườ ế ặc có thể l mà ột ng i, mườ ột nh m, một đám đông thành viên của mộ ổó t t chức hay của c ng chô úng đông đảo

Đầu tiên, Trung Quốc đã hướng đến công chúng trong nước để đảm bảo rằng thông điệp của chính quyền và hình ảnh tích cực về vụ biểu tình tại Hồng Kông được truyền tải một cách chính xác và mạnh mẽ Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện truyền thông nhà nước chính thống và mạng xã hội để truyền tải thông điệp chính thức và tạo hình ảnh tích cực về chính quyền và ổn định trật tự xã hội Trung Quốc chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông nhà nước

Trang 33

33

như CCTV, Xinhua và các nền tảng mạng xã hội như WeChat và Weibo để truyền tải thông điệp và quan điểm chính thức về biểu tình Hồng Kông đến công chúng trong nước

Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, bao gồm các nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà bình luận và các nhóm quan tâm đến vụ biểu tình Hồng Kông cũng là các đối tượng được quan tâm vì có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các nội dung đa dạng và phong phú về vụ biểu tình, và tác động đến quan điểm của công chúng về vụ biểu tình Các nhà hoạt động xã hội là những người có những kiến thức chuyên môn về các vấn đề xã hội và hoạt động để đảm bảo rằng thông tin về các vấn đề này được truyền tải chính xác và đầy đủ Những người này thường là những người đã có kinh nghiệm và sở hữu những kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông Các nhà ngoại giao là những người có nhiệm vụ đại diện cho quốc gia của họ tại các quốc gia khác Họ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông để đảm bảo rằng thông tin về quốc gia của họ được truyền tải đúng cách và đạt được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế Các nhà nghiên cứu là những người chuyên nghiên cứu về các vấn đề đang diễn ra trong xã hội và đưa ra những kết luận dựa trên những nghiên cứu của họ Họ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ cho công chúng Các nhà bình luận cũng là những người có chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông Họ có khả năng phân tích và đưa ra những suy nghĩ đúng đắn và chính xác về các vấn đề trong xã hội Các nhóm quan tâm đến vụ biểu tình Hồng Kông cũng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại Họ hoạt động để đảm bảo rằng thông tin về vụ biểu tình được truyền tải đến mọi người dân một cách chính xác và đầy đủ

Các nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà bình luận và các nhóm quan tâm đến vụ biểu tình Hồng Kông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng thông tin được tiếp nhận, truyền tải một cách chính xác và đầy đủ Các hoạt động này giúp đẩy mạnh sự hiểu biết và nhận thức của công chúng về các vấn đề đang diễn ra trong vụ biểu tình tại Hồng Kông

Đối tượng thứ hai mà Trung Quốc nhắm đến trong vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 là các đối tượng thù địch, có ý định chống phá Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc sử dụng các phương tiện truyền thông nhà nước để tấn

Trang 34

34

công thông tin của các tổ chức và cá nhân đang đưa tin và truyền tải thông tin không chính xác hoặc sai lệch đến vụ biểu tình Điều này nhằm mục đích ngăn chặn các đối tượng này đưa ra thông tin sai lệch, phá hoại quan điểm của Trung Quốc và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên chính phủ Trung Quốc đã tuyên truyền rằng các nhóm biểu tình có liên kết với các tổ chức đối lập và đối tác nước ngoài nhằm chỉ trích các cuộc biểu tình và tạo ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của chính phủ

Đối tượng thứ ba mà Trung Quốc nhắm đến trong vụ biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 là dư luận quốc tế Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện truyền thông và các kênh truyền thông đối ngoại quốc tế để tác động đưa ra thông tin và lời giải thích của mình đến dư luận quốc tế làm thay đổi quan điểm của dư luận quốc tế về vụ biểu tình Mục tiêu của họ là tạo ra một hình ảnh tích cực về chính quyền và chỉ trích các cuộc biểu tình Trung Quốc sử dụng các phương tiện truyền thông quốc tế như các trang web, tạp chí, báo chí quốc tế và các cơ quan thông tin để đưa ra quan điểm chính thức và tạo ra thông điệp tích cực về chính quyền và ổn định xã hội Các bài viết, bình luận và phỏng vấn được đăng trên các phương tiện này nhằm thay đổi quan điểm của dư luận quốc tế về biểu tình Hồng Kông Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng các nền tảng mạng xã hội quốc tế như Twitter, Facebook, YouTube và Instagram để đưa tin và tác động đến dư luận quốc tế Thông qua việc tạo ra các tài khoản và nội dung có nội dung tích cực về chính quyền và chỉ trích các biểu tình, họ cố gắng thay đổi quan điểm của người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc cũng tổ chức các cuộc phỏng vấn và sự kiện quốc tế nhằm truyền tải quan điểm chính thức và tạo hình ảnh tích cực về chính quyền Các nhà báo và phóng viên quốc tế được mời tham gia để thảo luận về vụ biểu tình và nhận thông tin từ phía chính quyền Bằng những cách này, Trung Quốc hy vọng có thể thay đổi và tác động đến quan điểm và nhận thức của dư luận quốc tế về vụ biểu tình Hồng Kông và tạo ra một hình ảnh tích cực về chính quyền và ổn định xã hội

Và đối tượng cuối cùng mà Trung Quốc nhắm đến trong vụ biểu tình tại Hong Kong năm 2019 là các quốc gia trên thế giới Trung Quốc cũng sử dụng các phương tiện truyền thông đối ngoại như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và trang web quốc tế để truyền tải thông điệp chính thức và tạo hình ảnh tích cực về chính quyền và ổn định xã hội Các bài viết, bình luận và phỏng vấn

Trang 35

35

được đăng trên các phương tiện này nhằm thay đổi quan điểm của các quốc gia khác về biểu tình Hồng Kông Chính phủ Trung Quốc cũng tổ chức các sự kiện và hội thảo quốc tế để truyền tải quan điểm chính thức và tạo hình ảnh tích cực về chính quyền Các diễn giả và nhà ngoại giao được mời tham gia để thảo luận về vụ biểu tình và nhận thông tin từ phía chính quyền Trung Quốc tìm cách thuyết phục các quốc gia khác bằng cách tổ chức các cuộc phỏng vấn và đối thoại trực tiếp với các quan chức và nhà lãnh đạo của các quốc gia khác Điều này giúp họ truyền tải quan điểm chính thức và tạo sự thấu hiểu về tình hình ở Hồng Kông

Mục đích c a truy n th ng l l m cho con ng i ti p nhủ ề ô à à ườ ế ận được c n k ặ ẽ thông điệp và có những hành động tương tự Nói một cách khác, người cung cấp, kh i x ng truyở ướ ền th ng, khi chuyô ển thông điệp cho ng i tiườ ếp nh n, ậ mong mu n h ố ọ biết được m nh mu n th ng tin g , mu n vi c l m c a mì ố ô ì ố ệ à ủ ình ảnh hưởng đến thái độ và cách xử sự của người tiếp nhận Người cung cấp, khởi xướng ph i c g ng x y dả ố ắ â ựng được ảnh h ng v lưở à àm thay đổ ự hiểu biết i s chung Chính từ mục tiêu ấy, có thể thấy rằng truyền thông đối ngoại Trung Quốc đang hoạt động rất có hiệu quả trong việc đưa ra thông tin đối với các đối tượng tiếp nhận truyền thông

2.1.3 Thông điệp truyền thông

Thứ nhất, thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc đối với chính quyền Hồng Kông và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, thực hiện nguyên tắc “một chế độ, hai quốc gia”

Trong vụ biểu tình Hồng Kông năm 2019, thông qua truyền thông đối ngoại, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ đối với chính quyền Hồng Kông và quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn truyền thông đối ngoại như một công cụ quan trọng để truyền tải thông điệp của họ Từ việc sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí và truyền hình đến sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, Trung Quốc đã triển khai một chiến dịch thông tin rộng lớn nhằm hỗ trợ và thể hiện sự ủng hộ của họ đối với chính quyền Hồng Kông

Truyền thông đối ngoại Trung Quốc đã tập trung vào việc truyền tải thông điệp rằng biểu tình ở Hồng Kông là một hoạt động không hợp pháp và vi

Trang 36

36

phạm pháp luật của Trung Quốc Họ đưa ra lập luận rằng chính phủ Trung Quốc có quyền và trách nhiệm bảo vệ trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia Truyền thông đối ngoại Trung Quốc đã công bố các tuyên bố ủng hộ chính quyền Hồng Kông trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội Họ đã truyền tải thông điệp rằng chính phủ Trung Quốc đứng về phía chính quyền Hồng Kông và sẽ hỗ trợ họ trong việc việc giải quyết tình hình và bảo vệ chủ quyền quốc gia Thông điệp này nhằm tạo ra ấn tượng rằng chính quyền Hồng Kông đang có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc, giúp tăng động lực và sự tự tin cho các nhà lãnh đạo và cảnh sát Hồng Kông

Bên cạnh đó, truyền thông đối ngoại Trung Quốc đã tập trung vào việc tạo hình và tuyên truyền về chính quyền Hồng Kông như là một tổ chức có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia và duy trì trật tự xã hội Họ nhấn mạnh vai trò tích cực của chính quyền Hồng Kông trong việc đối phó với biểu tình và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo ổn định

Trung Quốc xem việc bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh rằng việc duy trì ổn định và bình yên trong Hồng Kông là một phần không thể thiếu của chủ quyền quốc gia Trung Quốc Trung

Quốc đã sử dụng thông điệp truyền thông để khẳng định nguyên tắc "một chế

độ, hai quốc gia", cho rằng Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, nhưng

vẫn được duy trì hệ thống chính trị và pháp luật riêng biệt Điều này nhằm lấy đi những bất đồng và hoài nghi từ các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan đến việc can thiệp vào công việc của Hồng Kông Truyền thông đối ngoại Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc duy trì nguyên tắc này là cần thiết để đảm bảo sự ổn định và phát triển của Hồng Kông và để bảo vệ chủ quyền quốc gia

Truyền thông đối ngoại Trung Quốc cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc duy trì ổn định và phát triển của Hồng Kông Thông điệp này thể hiện sự tự tin của Trung Quốc và quyết tâm của họ trong việc định đoạt và kiểm soát tình hình tại Hồng Kông, nhằm đảm bảo an ninh, ổn định và sự phát triển của vùng lãnh thổ này Trung Quốc cũng tuyên truyền về mong muốn đạt được sự ổn định và phát triển của Hồng Kông Thông điệp này nhằm thúc đẩy sự tin tưởng vào khả năng của chính quyền Hồng Kông và cam kết của Trung Quốc đối với việc duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi và xây dựng một Hồng Kông thịnh vượng

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w