Vì vậy, chương trình thời sự được công chúng lựa chọn trở thành một kênh để mọi người nhận những thông tin chính thống.Nhờ sự phủ rộng toàn quốc của chương trình thời sự trên truyền hình
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN
TRUYỀN HÌNH (VTC1 20H VÀ VTV1 19H)
Danh sách thành viên – Nhóm 6 – Lớp Truyền thông Marketing A1 K42
Đào Thu Uyên (Trưởng nhóm) : 2256160043
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Cơ sở lý luận 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài 7
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
7 Kết cấu 7
NỘI DUNG 8
Chương I: Hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về sử dụng ngôn ngữ chương trình thời sự trên truyền hình 8
1 Ngôn ngữ 8
2 Báo chí 13
3 Truyền hình 17
4 Phóng sự 23
5 Giới thiệu về VTV1 và VTC1 26
6 Các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ trong chương trình thời sự trên truyền hình 28
Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ của chương trình thời sự trên kênh VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h 29
1 Ngôn ngữ hình ảnh 29
2 Ngôn ngữ âm thanh 32
Trang 33 Dẫn chương trình 33
Chương III: Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trên chương trình thời sự 37
1 Tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp 37
2 Giải pháp ngắn hạn 38
3 Biện pháp dài hạn 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hình ảnh chữ ba chiều “Chúc Mừng Năm Mới” 30
Hình 2: Chất lượng hình ảnh của bản tin kém 32
Hình 3: Sự cố vô tình bật cười không nghiêm túc trong buổi phát sóng 35
Hình 4: Biên tập viên nam mắc lỗi trang phục không phù hợp với tiêu chuẩn của trường quay 35
Hình 5: Biên tập viên nữ mắc lỗi trang phục không phù hợp với tiêu chuẩn của trường quay 36
Hình 6: Một bản tin thường ngày của thời sự 20h VTC1 37
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xưa nay, công chúng thường tiếp nhận những thông tin thường nhật quanhững tờ báo giấy, những tờ rơi hay thậm chí thông qua hình thức truyền miệng.Tuy nhiên, những thông tin công chúng nhận được thường có những thiếu sót,không rõ ràng và không mang tính cập nhật nhanh Thế kỷ XXI, thời đại của truyềnhình kỹ thuật số, chương trình truyền hình đã cung cấp thông tin đến với người dân,người dân được đón nhận thông tin một cách nhanh chóng Cùng lúc đó, chươngtrình thời sự được ra đời và đưa đến những thông tin, lợi ích rất lớn đến với côngchúng nhờ những cách truyền tải thông tin, phóng sự mang tính cập nhật Vì vậy,chương trình thời sự được công chúng lựa chọn trở thành một kênh để mọi ngườinhận những thông tin chính thống
Nhờ sự phủ rộng toàn quốc của chương trình thời sự trên truyền hình, ngườidân sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam luôn tin tưởng, đón xem những bản tinquan trọng và chính thống được phát trên sóng truyền hình, đặc biệt là chương trìnhthời sự lúc 19h của VTV1 và chương trình thời sự lúc 20h của VTC1 bởi độ uy tín,chính xác, được kiểm duyệt kỹ càng về nội dung Chính vì vậy, việc sử dụng ngônngữ, ngôn từ, lời nói trong suốt chương trình cũng phải chính xác và phổ thông đểphù hợp với nhu cầu tiếp nhận của công chúng Do đó, nghiên cứu “Phân tích ngônngữ chương trình thời sự trên truyền hình (VTC1 20h và VTV1 19h)” là quan trọng
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, dù đã có kha khá tài liệu, nghiên cứukhoa học, giáo trình, luận văn về ngôn ngữ, phân loại ngôn ngữ và phương thứcvận dụng ngôn ngữ, nhưng các kiến thức khoa học về ngôn ngữ vẫn chưa được ápdụng một cách thật sự hiệu quả và toàn diện Bên cạnh đó, các vấn đề trong việcvận dụng ngôn ngữ trong các chương trình thời sự trên truyền hình vẫn chưa được
Trang 5đề cập đến và tập trung nghiên cứu, do đó còn tồn tại nhiều hạn chế chưa đượckhắc phục, những điểm mạnh, ưu thế trong việc sử dụng ngôn ngữ chưa được tậptrung phát triển Hệ thống các kênh thông tin, chương trình thời sự, tiêu biểu như:Chương trình thời sự VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h, chưa được đem ra đối chiếu,
so sánh, xuất hiện hiện tượng thiếu nhất quán, tồn tại một số lỗi diễn đạt ngôn ngữdẫn đến việc hiểu sai nội dung, ý nghĩa của thông tin
Đây là một đặc điểm mới lạ, sáng tạo và chưa gặp phải sự trùng lặp vớinhững luận văn của thế hệ đi trước mà đề tài này mang đến Từ đó, càng phảikhẳng định rằng, “Phân tích ngôn ngữ thời sự trên truyền hình (VTC1 20H vàVTV1 19H)” là một đề tài vô cùng cấp thiết, đóng vai trò quan trọng là một luậnvăn thiết yếu trong việc phục vụ đóng góp nghiên cứu cho sinh viên đang học tậptại các cơ sở báo chí
Thấu hiểu về những vấn đề còn đang tồn đọng của các bài luận về ngôn ngữtrên truyền hình, bài “Phân tích ngôn ngữ chương trình thời sự trên truyền hình(VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h)” được thôi thúc ra đời nhằm cung cấp một lượnglớn thông tin, kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực báo chí truyền hình, ngôn ngữbáo chí, ngôn ngữ thời sự và ngôn ngữ truyền hình cho kho tàng báo chí Việt Nam;đồng thời, bài luận văn với những phân tích chuyên sâu về lĩnh vực được đề cập sẽgóp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cho bản tin, phóng sự truyền hình vàngôn ngữ thời sự trên truyền hình của nước nhà một cách đầy đủ nhất
Trang 6hình trong chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng(Khảo sát bản tin thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng từ tháng6/2017 đến tháng 12/2017)” (2020) do Phạm Thị Thu Hoài, “Ngôn ngữ phóng sựtrên VTV1 đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ 1/4/2012 đến 30/6/2012)” (2012)của Bùi Minh Hằng, Tuy nhiên, tất cả các cuốn giáo trình và tài liệu tham khảođược nêu trên đều không tìm hiểu cụ thể ngôn ngữ trong chương trình thời sự trênkênh VTC1 lúc 20h
Những bài nghiên cứu tiêu biểu về thực trạng và giải pháp cho việc sử dụngngôn ngữ trên truyền hình hiện nay như: “Những biện pháp làm nâng cao chấtlượng ngôn ngữ trong chương trình thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam” (2000)của Nguyễn Thị Thanh Phượng, “Sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình: thực trạng vànhững giải pháp” (2014) của Vũ Thị Kim Hoa, “Những yêu cầu đối với ngôn ngữlời nói trong chương trình thời sự truyền hình” của Tạp chí Lý luận chính trị vàTruyền thông (2015) của TS Trương Thị Kiên,
Các tài liệu tham khảo ở Việt Nam chủ yếu nói về ngôn ngữ trên truyền hình
và báo chí nhưng chưa có nhiều tài liệu khai thác sâu vào ngôn ngữ trên chươngtrình thời sự Chính vì vậy, đây vẫn là một đề tài nghiên cứu tương đối mới và cầnđược khai thác sâu hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Dựa vào hệ thống các khái niệm lý luận, các luận văn, luận án về ngôn ngữtruyền hình, ngôn ngữ thời sự và ngôn ngữ báo chí, đề tài nghiên cứu về ngôn ngữthời sự của bản tin thời sự 19H trên VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và bản tinthời sự 20H trên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC1 Trên cơ sở khảo sát thực trạng
sử dụng ngôn ngữ trên truyền hình, đề tài trình bày và đề xuất những giải phápnhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ trên các bản tin truyền hình
Trang 73.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, luận văn đã tiến hành thực hiện cácnhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về sử dụng ngôn ngữ chương trình thời sựtrên truyền hình
- Phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ của chương trình thời sự VTV1 19h vàVTC1 20h
- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trên chương trình thời sự
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Phân tích ngôn ngữ chương trìnhthời sự trên truyền hình (VTC1 20h và VTV1 19h)”
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ tiểu luận của một nhóm sinh viên, chúng tôi không mởrộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu là tất cả các bản tin thời sự của hai kênhVTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h, mà chỉ tập trung nghiên cứu phân tích ngôn ngữtrong các bản tin cụ thể Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ đấtnước Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 2016 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là khái niệm và lý thuyết về ngôn ngữ; chương trìnhthời sự; truyền hình; ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ truyền hình; ngôn ngữ phóng sự;VTV1 lúc 19h; VTC1 lúc 20h Qua đó chỉ ra lợi ích, tác động và ảnh hưởng củangôn ngữ thời sự truyền hình trên VTC1 lúc 20h và VTV1 lúc 19h
Trang 85.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm 6 sử dụng phương pháp phân tích tài liệu
để tìm ra các đặc điểm về ngôn ngữ chương trình thời sự truyền hình
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Tiểu luận góp phần hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến các lý thuyết
về ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ trên các chương trình truyền hình, thời sự Bàitiểu luận này có thể trở thành một đóng góp mới, có giá trị quan trong giúp ngườiđọc có một cái nhìn toàn diện về ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ trên truyền hình,
mở rộng hiểu biết và kiến thức về đặc điểm, cấu trúc và cách thức vận dụng, truyềntải ngôn ngữ trên nhiều mặt của đời sống
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ trên chương trìnhthời sự VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h, chúng tôi đã chỉ ra những khuyết điểm,hạn chế cũng như nhấn mạnh những ưu điểm, đề xuất những giải pháp nhằm loại
bỏ những thiếu sót trong việc vận dụng ngôn ngữ và tăng cường hiệu quả truyềnđạt thông tin qua ngôn ngữ trên các chương trình thời sự
Trang 9NỘI DUNGChương I: Hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về sử dụng ngôn ngữ chương trình thời sự trên truyền hình
để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này”
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” (2014), tác giả Mai Ngọc Chừ đã định nghĩa ngôn ngữ là “một hệ thống các đơn vị và quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong hoạt động giao tiếp như: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định, câu” Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người ở dạng tiềm tàng, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng khỏi tư tưởng, tình cảm cụ thể của con người Tính chất nổi bật nhất thường thấy ở ngôn ngữ là tính xã hội và cộng đồng Lời nói có tính chất cá nhân Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất Nghiên cứu ngôn ngữ xuất phát từ lời nói, ngôn ngữ được hiện thực hóa trong lời nói
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” (1997), tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: “Ngôn ngữ là một trong những hệ thống ký hiệu độc đáo,
Trang 10là phương tiện phát triển của tư duy, truyền đạt các truyền thống văn hóa - lịch sử
từ thế hệ này sang thế hệ khác”
Vậy nên, tổng kết lại, khái niệm “ngôn ngữ” có thể được hiểu là: Ngôn ngữ
là một hệ thống kí hiệu đặc biệt được kết hợp lại theo các quy tắc nhất định để tạo thành lời nói, câu từ nhằm phục vụ cho việc giao tiếp của con người, được cộng đồng xã hội thừa nhận Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện để phát triển tư duy và
là phương tiện truyền đạt truyền thống văn hóa - lịch sử qua các thế hệ
1.2 Đặc điểm
Trước khi đi sâu vào những đặc điểm của ngôn ngữ, cần phải hiểu về bản chất cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt”, tác giả Mai Ngọc Chừ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ không mang tính giai cấp” Điều này được giải thích
do ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người, xã hội phân chia giai cấp nhưng không phân biệt về ngôn ngữ, nghĩa là các giai cấp đều sử dụng cùng một ngôn ngữ
để giao tiếp Một số trường hợp đặc biệt như tiếng lóng, biệt ngữ - một phần nhỏ trong ngôn ngữ giao tiếp - chỉ xuất hiện ở một bộ phận giai tầng nhất định Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã viết trong “Giáo trình Ngôn ngữ học” (2008):
“Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu thành quan trọngcủa văn hóa” Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những nền văn hóa đặc trưng khác nhau, và ngôn ngữ chính là một phương tiện hữu hiệu để ghi lại, phản ánh và truyền đạt lại văn hóa ấy cho các thế hệ sau này Chẳng hạn như từ văn hóa lúa nước của các vùng đồng bằng trên đất nước, chúng ta có một hệ thống các từ như
“gặt”, “cày”, “bừa”, “sàng”, “nong”, “nia”, gắn liền với nhà nông Chính từ chức
Trang 30chúng có thể hiểu được thông tin được truyền đạt; tránh sử dụng các từ lóng, từ mượn từ nước ngoài mà sử dụng từ ngữ phổ thông để người xem có thể hiểu.Cuối cùng, cần đảm bảo sự tương tác giữa các thành phần ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh Hình ảnh và âm thanh trong chương trình thời sự cần đảm bảo về tính nghiêm trang, lịch sự, không gây khó nghe, khó hiểu cho người xem Ví dụ như người dẫn chương trình: mặc trang phục lịch sự như áo sơ mi, quần Âu, comple; giọng đọc chuẩn tiếng Việt phổ thông, không nói quá khó nghe Như vậy, đảm bảo các nguyên tắc trên sẽ khiến cho chương trình thời sự đạt được tính dễ nhìn, dễ nghe, không khiếm nhã, bất lịch sự.
Kết lại, các nguyên tắc đã kể trên sẽ là những yếu tố góp phần tăng tính hoànhảo cho chương trình thời sự Đáp ứng được những yêu cầu này giúp ta có thể có được những bản tin tốt, rõ ràng và sâu sắc Và ngày nay, các chương trình thời sự thuộc kênh VTV1 hay VTC1 đều đảm bảo các nguyên tắc này, nội dung biên tập rõràng, lịch sự và các đài truyền hình này thể hiện tính nhất quán về hình thức chương trình thời sự
Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ của chương trình thời sự trên kênh VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h
1 Ngôn ngữ hình ảnh
Trước khi đi sâu vào ngôn ngữ hình ảnh của hai chương trình thời sự trên haikênh truyền hình VTV1 lúc 19h và VTC1 lúc 20h, vài nét về ngôn ngữ hình ảnh cần được hiểu rõ Thông qua truyền hình, khán giả có thể tiếp cận với những hình ảnh rõ nét, được đưa tin nhanh chóng và đa dạng hơn về màu sắc cũng như chuyển động thay vì xem những hình ảnh đơn sắc đen trắng, không rõ nét trên những tờ báo in thông thường Hình ảnh đóng vai trò cốt lõi, trọng yếu trên cả báo hình lẫn truyền hình bởi hình ảnh có độ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của con người Đặc biệt trong các bản tin thời sự, mỗi hình ảnh được truyền đi đều mang một ý nghĩa
Trang 31cụ thể tới người xem, có thể là hình ảnh về nguyên nhân, kết quả, diễn biến của sự kiện được đưa tin.
VTV1: Chất lượng hình ảnh hiện tại trong chương trình thời sự của kênh
VTV1 lúc 19h đang được sử dụng những trang thiết bị, công nghệ hiện đại nhất để đáp ứng nhu cầu thị giác của đông đảo người dân Vai trò của đồ họa trong truyền hình chiếm một vị trí rất quan trọng, không những làm đẹp cho truyền hình mà giúpngười xem hiểu hơn, nắm bắt nội dung nhanh hơn, qua đó thu hút, hấp dẫn khán giảxem truyền hình Thứ nhất, Đài Truyền hình VTV1 đã áp dụng công nghệ thiết kế
đồ họa chất lượng cao trong việc xây dựng trường quay ảo, ví dụ như thiết kế dòng chữ “Chúc mừng năm mới 2021” ba chiều bên cạnh người dẫn ở phần mở đầu chương trình thời sự ngày 01/01/2021
Hình 1: Hình ảnh chữ ba chiều “Chúc Mừng Năm Mới” (Nguồn VTV1)Tiếp theo, đội ngũ quay phim đã có sự thay đổi về góc quay trong từng bản tin thời sự, mang cảm giác hài hòa, đẹp mắt hơn về bố cục và tỷ lệ Thứ ba, nội dung phong phú, đa dạng, gần gũi với người dân, các bản tin được đưa là những bản tin nóng, vừa xảy ra, chứng tỏ tốc độ phổ cập thông tin nhanh chóng của Đài