covid-19-khien-hang-trieu-lao-dong-mat-viec-va-thieu-viec-lam/2c71b523-8e69-41bb-8a71-407bf7ceafbd PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp 1.1 KHÁI NIỆM: - Thất nghiệp đượ
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài:
Thất nghiệp, liên hệ tình hình thất nghiệp ở VN trong 2 năm trở lại đây
GVHD: NGUYỄN THỊ VĨNH HẰNG NHÓM SVTH: NHÓM 8
LỚP HP: 21ĐHQT01
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2022
Trang 2HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài:
Thất nghiệp, liên hệ tình hình thất nghiệp ở VN trong 2 năm trở lại đây Nhóm SVTH: Nhóm 8
1 Nguyễn Thị Mỹ Lệ 2153410408
2 Lê Thị Kim Hoàng 2153410024
3 Lê Nguyễn Tuyết Phượng 2153410187
4 Nguyễn Trà My 2153410038
5 Bùi Thị Lan 2153410028
6 Nguyễn Thị Thúy Anh 2153410004
7 Trần Minh Trang 2153410407
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU:
Từ trước đến nay, thất nghiệp vẫn luôn là một trong những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết Trải qua nhiều lần biến động của nền kinh tế toàn cầu, vấn đề này
đã dần trở thành một dấu chấm hỏi lớn cho các nhà chức trách tại mỗi quốc gia rằng “làm thế nào để chấm dứt triệt để tình trạng thất nghiệp?” Tuy nhiên, đây lại
là vấn đề vô cùng nan giải bởi một đất nước dù có phát triển hay không thì vẫn ít nhiều phải tồn tại tình trạng thất nghiệp
Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề thất nghiệp lại càng nghiêm trọng hơn hẳn Đặc biệt trong khoảng thời gian hai năm trở lại đây, dưới tác động /chí chạm mức báo động đỏ ở lần đại dịch thứ tư
Như ta đã biết, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh
tế - xã hội của Việt Nam, cũng như toàn thế giới Bắt đầu nổ ra từ đầu năm 2020, kéo dài đến thời điểm hiện tại, 2022, và trải qua 4 lần đỉnh điểm, Covid-19 đã khiến không ít những doanh nghiệp nước nhà phải lao đao, thậm chí đi đến bờ vực phá sản Theo thông tin ghi nhận được, ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ thống
kê dân số và lao động cho biết “đại dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh và kéo dài đã làm tăng tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III/2021 lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua”(1)
Để hiểu rõ hơn về thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay, nhóm chúng tôi xin phép nghiên cứu về đề tài “Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong đại dịch
Covid-19 trong hai năm trở lại” từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 Đối tượng hướng đến là toàn bộ người lao động Việt Nam trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch
Từ đó có thể đề xuất những giải pháp khả quan nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp
ở nước ta và giảm thiểu những hệ lụy xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế sau đại dịch
Theo “Đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu lao động mất việc và thiếu việc làm” – Thúy Hiền, 12/10/2021 11:50 (GMT+7) (
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dai-dich-1
Trang 4covid-19-khien-hang-trieu-lao-dong-mat-viec-va-thieu-viec-lam/2c71b523-8e69-41bb-8a71-407bf7ceafbd)
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp
1.1 KHÁI NIỆM:
- Thất nghiệp được hiểu là tình trạng của những người đang trong độ tuổi lao động có khả năng và nhu cầu lao động nhưng đang tìm kiếm việc làm hoặc không có việc làm
- Lực lượng lao động là người đang trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bao gồm cả những người có việc làm và những người chưa có việc làm
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có quyền lợi
và nghĩa vụ lao động được quy định trong hiến pháp Theo Nguyễn Văn Phi (04/01/2022), Độ tuổi lao động ở Việt Nam 2022 như thế nào?, trên trang
https://luathoangphi.vn/quy-dinh-do-tuoi-lao-dong-nhu-the-nao/ (truy cập 10/05/2022) : “Độ tuổi lao động ở Việt Nam thông thường (nếu tính đến đến tuổi nghỉ hưu) tính đến năm 2035 sẽ là từ 15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và
từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ, những trường hợp sử dụng người lao động dưới độ tuổi lao động hoặc những đối tượng đã quá tuổi lao động phải tuân theo các quy định về công việc theo Bộ luật Lao động”
- Những người đang đi học, nội trợ gia đình, hoặc không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật, khiếm khuyết và cả nhu cầu không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau được gọi là Người ngoài lực lượng lao động
- Người có việc làm là người dùng sức lực, trí tuệ làm việc nào đó và được trả tiền công, lợi ích hoặc được thanh toán bằng tài sản, hay những người tham
Trang 5gia hoạt động mang tính chất tạo việc làm hoặc vì thu nhập gia đình nên không được nhận tiền công hoặc hiện vật
- Lao động thiếu việc làm là những người có việc làm nhưng thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ/tuần và có nhu cầu làm thêm giờ
- Theo Tổng cục thống kê (19/12/2016), Tỷ lệ thất nghiệp, trên trang
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-ty-le-that-nghiep/
(truy cập 10/05/2022) “Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội
- Tỷ lệ thất nghiệp=100% x (Số người không có việc làm/Lực lượng lao động
xã hội)”
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, như ở một số thị trường có cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp)
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0 Vì trong một nước rộng lớn, thị hiếu và tài năng đa dạng, cung cầu về hàng hoá dịch vụ luôn thay đổi gây ra cơ cấu và thất nghiệp tạm thời Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với lạm phát và đang có xu hướng tăng Để giảm tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên này, ta cần cải thiện thị trường lao động, mở nhiều lớp đào tạo, loại
bỏ những trở ngại về chính sách của nhà nước; tạo việc làm công cộng 1.2 PHÂN LOẠI:
1.2.1 Phân theo hình thức thất nghiệp:
- Theo luật sư Nguyễn Văn Dương 02/04/2022, Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất nghiệp đến kinh tế? trên trang https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-dong-cua-that-nghiep-den-kinh-te/ (truy cập 10/05/2022)
“Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp:
+ Thất nghiệp chia theo giới tính(nam, nữ)
3
Trang 6+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi-nghề)
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị -nông thôn)
+ Thất nghiệp chia theo nghành nghề(nghành sản xuất,dịch vụ)
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc”
- Thông thường tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới cao hơn nam giới, ở người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi (vì người có tuổi thường có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm) Nắm rõ yếu tố này nhà lãnh đạo sẽ có thể có những chính sách thích hợp để sử dụng lực lượng lao động dư thừa tốt hơn
Phân loại theo lý do thất nghiệp:
- Có thể chia làm bốn loại như sau:
• Mất việc: Người lao động không có việc làm do cơ quan/ doanh nghiệp
cho thôi việc vì một lý do nào
• Bỏ việc: Là một hình thức thôi việc do chính người lao động tự xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: môi trường làm việc không phù hợp, lí do cá nhân, hoàn cảnh, lương không thỏa )
• Nhập mới: Là những người mới tham gia vào môi trường lao động nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc
làm)
• Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động có mong muốn đi làm nhưng chưa tìm được việc
- Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà nó là con số mang tính thời điểm, luôn biến đổi không ngừng theo thời gian
1.2.3.Phân theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Có thể chia làm 4 loại:
Trang 7Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment): Thất nghiệp tạm thời hay còn gọi là thất nghiệp cọ xát đề cập đến việc người lao động có kĩ năng lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn nào đó do họ thay đổi việc làm một cách tự nguyện vì muốn tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn…) hoặc do sự thay đổi cung cầu trong hàng hoá dẫn đến việc phải thay đổi công việc từ một doanh nghiệp, một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ sang nơi khác
Thất nghiệp có tính cơ cấu (Structural unemployment): Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung- cầu lao động (giữa các ngành nghề, khu vực…) Thất nghiệp có tính cơ cấu gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra do
sự suy thoái của một ngành nào đó hoặc là sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng được sẽ bị sa thải
“Hay còn có thể gọi đây là thất nghiệp công nghệ Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp loại này thường xuyên xảy ra Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương trong những khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống, và ở trong khu vực
có mức cầu lao động cao tăng lên”
Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động
Thất nghiệp do thiếu cầu (Cyclical unemployment) : Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu Thất nghiệp do thiếu cầu còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng
tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường : Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng
5
Trang 8thực tế của thị trường lao động Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân
bố thu nhập gắn liền với kết quả đến lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) do có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, hạn chế sự linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm
1.2.4.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thất nghiệp tự nhiên: bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu:
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là “tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng” Nền kinh tế ở mức thất nghiệp tự nhiên tức là có công ăn việc làm đầy đủ và mức sản lượng cân bằng
Trang 9“Chúng ta cần phân biệt cung lao động ( SL ) phản ánh số người chấp nhận việc làm với lực lượng lao động (LF) phản ánh số người mong muốn làm việc Khoảng cách theo chiều ngang giữa LF và SL chính là số người trong lực lượng lao động không sẵn sàng chấp nhận công việc với mỗi mức tiền lương tương ứng, đây chính
là số người thất nghiệp tự nguyện”
Giao điểm giữa đường cung và đường cầu xác định trạng thái cân bằng của thị trường lao động
“Đây chính là trạng thái toàn dụng nhân công Ngay cả khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng nền kinh tế vẫn tồn tại thất nghiệp (từ điểm A đến điểm B) Thất nghiệp tại trạng thái cân bằng này chính là thất nghiệp tự nhiên Như vậy chúng ta có thể kết luận được là thất nghiệp tự nhiên luôn là thất nghiệp tự nguyện Tuy nhiên thất nghiệp tự nguyện chỉ là thất nghiệp tự nhiên khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng”
Nguồn tham khảo: https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-
dong-cua-that-nghiep-den-kinh-http://quantri.vn/dict/details/8525-ty-le-that-nghiep-tu-nhien
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP:
1.3.1 Lợi ích của thất nghiệp:
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm hiểu kĩ càng các công việc và tìm được công việc phù hợp với bản thân và làm tăng hiệu quả xã hội
- Đối với xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn
và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn
- Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe
- Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng 1.3.2 Tác hại của thất nghiệp:
7
Trang 10Theo luật sư Nguyễn Văn Dương 02/04/2022, Thất nghiệp là gì? Phân loại và tác động của thất nghiệp đến kinh tế? trên trang https://luatduonggia.vn/that-nghiep-la-gi-phan-loai-va-tac-dong-cua-that-nghiep-den-kinh-te/ (truy cập 10/05/2022)
- “Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
- Thất nghiệp tăng đồng nghĩa là lực lượng lao động xã hội không được huy
- động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng
có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách
bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm ) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến “bờ vực" của lạm phát
- Mối quan hệ nghịch lý 3 chiều giữa tăng trưởng kinh tế- thất nghiệp và lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường- Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) mà giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát tăng theo; ngược lại, tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thất nghiệp sẽ giảm, kéo thco tỷ lệ lạm phát cũng giảm Mối quan hệ này cần được quan tâm khi tác động vào các nhân
tố kính thích phát triển- xã hội.”
- “Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
- Người lao động bị thất nghiệp sẽ dẫn đến mất nguồn thu nhập Do đó, đời
- sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế Có thể nói, thất nghiệp “đầy" người lao động đến bần cùng, đến chan năn với cuộc sống, với
xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc”
- “Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội
- Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công,
Trang 11- bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống tăng lên; người lao động mất việc sẽ khiến họ chán nản, sa ngã vào những thứ tiêu cực xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm ; sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm.Từ đó, có thể có những xáo trộn về
xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị”
- Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm, dẫn đến hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh, lập nghiệp trở nên ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm, cơ hội đầu tư cũng ít hơn, các doanh nghiệp sẽ bị giảm lợi nhuận
Chương 2: Thực trạng phương nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam 2 trở lại
đây (2020-2021):
2.1 THỰC TRẠNG:
Trong những hai năm trở lại đây, tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam có sự gia tăng hơn những năm trước do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Với những diễn biến kéo dài của đợt dịch Covid-19 gây ra không ít những khó khăn, làm tăng thêm tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm so với những năm trước đây, gây ra tỉ lệ chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, số người lao động giảm nhiều hơn, và đây là những con số báo động về tỉ lệ thất nghiệp trong năm 2020 và 2021
Vào năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, tỉ lệ thất nghiệp được ước khoảng tăng gần 2,4%, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là khoảng 3,7% và tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn là 1,6% một sự chênh lệch đáng kể, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,50% tăng nhiều hơn so với năm 2019 “Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%.” ( https://vov.vn/xa-hoi/nam- 2020-ty-le-that-nghiep-thieu-viec-lam-tang-cao-do-anh-huong-cua-dich-covid-19-827124.vov) Cao gấp 4 lần so với những năm trước đây Và những con số này không chỉ dừng ở đó, theo những thống kê, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
đã tăng gần 3,3%, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 4,5%
9