1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ngoại giao văn hóa nhật bản qua phim hoạt hình tại việt nam từ năm 2020 đến nay và bài học kinh nghiệm tiểu luận kết thúc học phần

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua phim hoạt hình tại Việt Nam từ năm 2020 đến nay và bài học kinh nghiệm
Tác giả Cù Thái Hoàng Anh, Phùng Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn ThS. Ngô Thị Thúy Hiền, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong số các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam nổi bật trong khoảng thời gian gần đây phải kể đến việc giao lưu các sản phẩm văn hóa, cụ thể là phim hoạt hình Nhật B

Trang 1

ĐỀ TÀI: NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA PHIM HOẠT HÌNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ VÀ VĂN HÓA

Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIAHỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn ThS Ngô Thị Thúy Hiền

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA PHIM HOẠT HÌNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN: NGOẠI GIAO KINH TẾ VÀ VĂN HÓA

Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022

Giảng viên hướng dẫn ThS Ngô Thị Thúy Hiền

Trang 3

Mục Lục

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM: .2 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA PHIM HOẠT HÌNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 TỚI NAY: 6

Chủ thể tiến hành, phương thức quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam: 6

Mục đích quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam: 7

Đối tượng quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam: 7

Nội dung quảng bá trong phim hoạt hình Nhật Bản: 8

Đánh giá thành công, hạn chế ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua phim hoạt hình tại Việt Nam: 16

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM: 19

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua phim hoạt hình tại Việt Nam: 19

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển công nghiệp văn hóa qua sản phẩm văn hóa đạichúng 19

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay đã tạo ra dòng chảy biến đổi lớn trong mối quan hệ quốc tế Nhấn mạnh là xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển đang ngày càng trở thành “chìa khóa” mở ra quan hệ ngoại giao giữa các chính phủ-nhà nước Chính vì vậy, việc các quốc gia vận dụng sức mạnh mềm, đặc biệt là sức mạnh văn hóa nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước mình, nâng cao vị thế trên trường quốc tế tiến tới những mục tiêu ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, trong khu vực và trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết Nhìn nhận được điều đó, ngoại giao văn hóa được coi là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất trong ba trụ cột chính của nền ngoại giao bên cạnh ngoại giao kinh tế và chính trị ở mỗi quốc gia, và đặc biệt là nước đi có lợi hàng đầu đối với các nước còn thiếu hụt về sức mạnh cứng Một trong những điển hình về quốc gia đã tận dụng thành công ngoại giao văn hóa trước hết phải kể tới đất nước Nhật Bản với nền ngoại giao văn hóa vô cùng rực rỡ của mình Theo kết quả điều tra năm 2020 về Chỉ số thương hiệu quốc gia CBI của tổ chức Future Brand, Nhật Bản đứng ở vị trí hàng đầu trong suốt năm năm liền từ 2015 đến 2020 Nhìn nhận về thương hiệu quốc gia, có thể nói bên cạnh khẳng định vị thế hình ảnh đất nước là cường quốc kinh tế, khoa học kỹ thuật, thì “Đất nước Mặt trời mọc” còn được toàn thế giới biết đến bởi nền văn hóa phong phú, đặc sắc Sau những định kiến về một quốc gia hiếu chiến, theo chủ nghĩa quân phiệt, Nhật Bản ngày càng kỳ vọng vào sức mạnh văn hóa để khôi phục và xây dựng hình ảnh một quốc gia dân chủ yêu hòa bình, gây dựng lòng tin của nhân dân thế giới, phục hồi địa vị quốc tế, hướng tới mục tiêu tương lai là vị trí Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Đặc biệt trong chính sách ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, đối tượng ngoại giao Nhật Bản hướng đến hàng đầu luôn là khu vực Đông Nam Á Đây không chỉ là khu vực đặc trưng với vị trí địa lý trọng yếu, nguồn nguyên - nhiên liệu, lao động dồi dào mà đặc biệt kể từ sau Chiến tranh lạnh đây là khu vực đã giúp Nhật Bản xây dựng được vai trò chính trị tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề quốc tế Chính vì vậy mà Nhật Bản ngày nay cần Đông Nam Á cùng xây dựng mối quan hệ đồng mình bền chặt, đặc biệt nhấn mạnh là mối quan hệ hữu nghị gần 50 năm giữa Việt Nam và Nhật Bản Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ nổi bật trong khu vực luôn là thành viên tích cực, chủ động vì sự phát triển chung của khu vực mà đồng thời khẳng định sự tin tưởng của cộng đồng bằng việc tiếp quản lần thứ 3 chiếc búa Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 Chính vì vậy không chỉ từ phía Việt Nam mà đối với Nhật Bản, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản luôn cần phải giữ gìn, phát triển không ngừng và việc sử dụng ngoại giao văn hóa được coi là công cụ hữu hiệu nhằm xây dựng được sự thiện cảm và lòng tin bền chặt trong mối quan hệ này.

Trang 5

Trong số các hoạt động ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam nổi bật trong khoảng thời gian gần đây phải kể đến việc giao lưu các sản phẩm văn hóa, cụ thể là phim hoạt hình Nhật Bản, hay còn được biết đến với tên gọi anime, thực sự là một hiện tượng mà người Nhật mang đến cho công chúng thế giới Kể từ những năm 1990 anime đã trở thành phân khúc chủ đạo của phim ảnh tại nước Nhật, đồng thời cũng là lĩnh vực “xuất khẩu” hàng đầu và chưa hề có dấu hiệu dừng lại không chỉ Việt Nam mà còn tỏa ra cả thế giới Nhiều bộ phim hoạt hình đã để lại những tiếng vang trong bộ phận lớn công chúng Việt Nam, từ đây đã đưa hình ảnh đất nước, con người Nhật Bản đến gần với người dân Việt Nam hơn bao giờ hết Tuy phim ảnh không phải là hình thức ngoại giao quá mới mẻ nhưng cách Nhật Bản đã đầu tư thực hiện và gửi gắm các thông điệp, hình ảnh biến các nét truyền thống của Nhật Bản được truyền tải tự nhiên, gần gũi đến công chúng, đặc biệt là công chúng Việt Nam là bài học kinh nghiệm quý báu để các nước học hỏi, đa dạng hóa nền ngoại giao văn hóa của nước nhà Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua phim hoạt hình tại Việt Nam từ năm 2020 đến nay và bài học kinh nghiệm” làm đề tài của mình Trên cơ sở nghiên cứu nền ngoại giao văn hóa của Nhật Bản, nhấn mạnh là qua phim hoạt hình trên nhiều khía cạnh nội dung từ đó đưa ra những đánh giá thực tiễn Với mục tiêu rằng việc nghiên cứu sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm riêng trong hoạt động ngoại giao qua phim ảnh của Nhật Bản và bài học chung trong hoạt động ngoại giao văn hóa qua sản phẩm văn hóa đại chúng cho Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao nền ngoại giao nói chung và phát triển những nét ngoại giao văn hóa riêng biệt của nước nhà.

Đặc biệt, đề tài dự kiến sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích về kiến thức liên quan trọng tâm đến ngoại giao văn hóa của Nhật Bản tại Việt Nam, nhấn mạnh là qua hình thức phim hoạt hình từ năm 2020 đến nay Đề tài được nghiên cứu bằng việc thực hiện các trao đổi thảo luận nhóm, tham khảo các nguồn tài liệu liên quan đến chủ đề ngoại giao văn hóa của Nhật Bản Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể như: phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, quan sát xã hội trên nhiều nguồn để đưa ra góc nhìn bao quát và khách quan nhất Từ đó đi sâu trả lời các câu hỏi: Chủ thể tiến hành quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức nào? với mục đích là gì?, nội dung truyền tải và phương thức thực hiện như thế nào? Qua đó đánh giá những thành công và hạn chế trong việc thực hiện hoạt động ngoại giao văn hóa này và rút ra những bài học kinh nghiệm trong nền ngoại giao văn hóa qua các sản phẩm văn hóa đại chúng nói chung của Việt Nam.

NỘI DUNG

VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM:

Trang 6

Khái niệm ngoại giao văn hóa:

Ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa Nhà nghiên cứu Milton Kamins thuộc trường Đại học Johns Hopkins Hoa Kỳ định nghĩa: “Ngoại giao văn hóa là sự giao lưu về tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các hình thức văn hóa khác, được tiến hành nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hai bên giữa các quốc gia và dân tộc” Zhulite Antonius Sarborosi, thuộc Đại học Georgetown, đã nhìn nhận ngoại giao văn hóa như là “một sự đầu tư mang tính lâu dài, được tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa chúng ta với nhân dân các nước khác, để thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước khác hiểu tốt hơn về lợi ích và chính sách quốc gia của chúng ta” Tựu chung lại, ngoại giao văn hóa là việc sử dụng, vận dụng các yếu tố văn hóa trong quan hệ đối ngoại nhằm đạt được lợi ích của một chủ thể quan hệ quốc tế: lợi ích về kinh tế, chính trị, vị thế uy tín, ảnh hưởng văn hóa đến các chủ thể khác khẳng định các giá trị văn hóa dân tộc, lợi ích trong giao lưu tìm hiểu, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc khác, gắn kết các hoạt động ngoại giao, tạo môi trường hiểu biết lẫn nhau thuận lợi cho quan hệ quốc tế, xây dựng hình ảnh quốc gia trong lòng nhân dân thế giới

Liên quan đến sức mạnh mềm, ngoại giao văn hóa là một phần của sức mạnh mềm, là công cụ thực thi sức mạnh mềm của mỗi quốc gia Sức mạnh mềm ở đây chính là sự lôi cuốn của văn hóa, tư tưởng, là bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở sức sáng tạo, ý chí dân tộc, ở tầm nhìn chiến lược, trình độ dân trí, nhận thức chính trị của người dân, ở cách thức bồi dưỡng, phát triển tiềm năng con người, khả năng hoạch định chiến lược của quốc gia và mức độ xâm nhập thực tiễn của đường lối chính sách của chính phủ.

Tại Việt Nam, ngoại giao văn hóa được xem là việc triển khai các hoạt động văn hóa do Nhà nước chỉ đạo nhằm đạt được những mục tiêu phục vụ đã nước Tham luận tại Hội thảo Quốc gia “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững”, Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh đã chỉ ra rằng: “Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa tạo thành ba trụ cột của hoạt động ngoại giao toàn diện hiện đại Đó là việc thực hiện các chính sách đối ngoại để thực hiện mục tiêu chính trị bằng công cụ văn hóa Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực với các đối tác để thực hiện có kết quả cao các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia.”

Nói chung, ngoại giao văn hóa được coi là bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, là công cụ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, mặt trận văn hóa tư tưởng, đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong chọn lọc quảng bá và tiếp nhận tri thức văn hóa thế giới, góp phần hình thành nền tảng tinh thần quốc gia, tư tưởng, tâm lý xã hội, định hướng hình thành dư luận, thúc đẩy nâng cao nhận thức văn hóa thời hội nhập.

Trang 7

Khái niệm ngoại giao văn hóa tại Nhật Bản:

Sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản là nước bại trận Đất nước lâm vào tình trạng suy thoái và khủng hoảng trầm trọng trên mọi lĩnh vực, hình ảnh nước Nhật phát xít để lại ấn tượng xấu với các quốc gia khác Do vậy, yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản trước tiên là phục hồi kinh tế sau chiến tranh và xây dựng lại hình ảnh đất nước Trong thời điểm đó, ngoại giao văn hóa là con đường tối ưu nhất cho Nhật Bản.

Đề thực hiện được mục tiêu đề ra, chính phủ Nhật Bản đã triển khai một loạt những chính sách và phương hướng tiến hành cụ thể Nhật bắt đầu xây dựng hình ảnh một quốc gia yêu chuộng hòa bình, có nền kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật hiện đại, nền văn hóa đặc sắc, và luôn là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế Chính phủ đã bắt đầu thành lập văn phòng của Quỹ Giao lưu văn hóa Nhật Bản và các Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation) tại rất nhiều nước trên thế giới để thúc đẩy hoạt động ngoại giao văn hóa của mình.

Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation), trực thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1972 với khẩu hiệu “Phổ biến và khuyến khích văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản với người dân trên toàn thế giới” Trung tâm này chú trọng việc giới thiệu những khía cạnh đa dạng của văn hóa Nhật Bản, tạo ra nền tảng để người dân trên thế giới và người dân Nhật Bản giao lưu và hiểu biết lẫn nhau Nghệ thuật và văn hóa - như mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, văn học, phim ảnh, ẩm thực và thời trang, vv của đất nước Nhật Bản được trung tâm giới thiệu đến người dân các nước khác Bên cạnh việc tạo sự hứng thú, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, những công cụ của ngoại giao văn hóa này cũng giúp xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ và những định kiến.

Thông qua những tuyên bố của chính phủ Nhật Bản - đại diện bởi Bộ Ngoại giao tại Sách Xanh Ngoại giao, thông qua các hoạt động cụ thể của nước này về hoạt động ngoại giao văn hóa, có thể đưa ra một hiểu biết chung về ngoại giao văn hóa của Nhật Bản như sau: Ngoại giao văn hóa là giao lưu trên nhiều khía cạnh của văn hóa nhằm xây dựng hình tượng tốt đẹp về Nhật Bản trong mắt các nước, từ đó đem lại lợi ích cho Nhật Bản.

Khái niệm phim hoạt hình Nhật Bản – Anime:

Thuật ngữ Anime không còn quá xa lạ với những ai yêu thích phim hoạt hình Nhật Bản Anime có nguồn gốc từ truyện tranh Nhật Bản (Manga) Về mặt ngữ nghĩa, Anime có nguồn gốc từ từ tiếng Anh “animation” được phiên âm dưới dạng chữ Katakana là Anime-shion, sau này rút gọn thành Anime, nghĩa là phim hoạt hình ở mọi thể loại Cả hai từ trên đều được sử dụng với cùng một nghĩa và vì là từ ngoại lai nên ban đầu nó không mang tính xác định đặc điểm hay phong cách riêng của bất cứ thể loại hoạt hình của bất cứ quốc gia nào.

Trang 8

Ban đầu, người ta dùng Japanimation để chỉ các sản phẩm hoạt hình Nhật Bản Thuật ngữ này được sử dụng nhiều nhất vào những năm 70, 80 để phân biệt hoạt hình Nhật Bản với hoạt hình của các quốc gia khác như Anh, Mỹ… nhưng dường như nó đã biến mất vào giữa những năm 90 trước khi Anime trở thành trào lưu và phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản cũng như trên thế giới

Khi phim hoạt hình Nhật Bản bắt đầu chứng tỏ được sức hấp dẫn của nó vào những năm 80 thì từ “Anime” cũng bắt đầu thường xuyên được nhắc đến ở Châu Âu và trở thành thuật ngữ chuyên dụng để chỉ các sản phẩm hoạt hình có nguồn gốc từ Nhật Bản Anime mang nét đặc trưng rất riêng bởi là phim hoạt hình theo kiểu truyện tranh (truyện tranh ở dạng phim) Anime trở nên phổ biến hơn ở Châu Âu khi Manga bắt đầu làm mưa làm gió ở Anh, có thể nói Manga như một công cụ tiếp thị Anime tới thị trường giải trí Anh và Mĩ Anime ngày càng chứng tỏ được sức hấp dẫn của nó khi những tác phẩm Anime có mặt ở khắp mọi nơi, chinh phục người xem ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia và trở thành một trào lưu ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở Nhật Bản.

Chính sách đối ngoại và định hướng ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam:

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản ngày càng tham dự sâu vào Đông Nam Á Đông Nam Á đóng vai trò rất quan trọng đối với Nhật Bản 42% thương mại hàng hải của Nhật Bản và 80% lượng dầu nhập khẩu của nước này đi qua Biển Đông Hơn thế, trong bối cảnh Nhật Bản bị cô lập tương đối tại Đông Bắc Á do những mâu thuẫn lịch sử kéo dài với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên, Đông Nam Á là lựa chọn ngoại giao thay thế của Tokyo Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á tuy có xuất phát điểm không cao nhưng tốc độ phát triển tương đối nhanh và ổn định, mối quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước trong khu vực cũng ngày càng được củng cố Những thành tựu kinh tế đặc sắc của Nhật Bản sau chiến tranh rất phù hợp với việc hợp tác với các nước đang cần vốn và kỹ thuật trong khu vực này Học thuyết Fukuda công bố tháng 8 năm 1977 đã tuyên bố công khai lần đầu tiên về chiến lược đối ngoại của Nhật Bản với Đông Nam Á Với tình hình đó, Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á nên Nhật Bản cũng muốn thúc đẩy quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam Việt Nam cũng là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á với dân số tương đối trẻ, tài nguyên thiên nhiên khá phong phú với đường bờ biển dài, trữ lượng dầu mỏ khá đáng kể Đây là những yếu tố mà một nước nghèo tài nguyên và khan hiếm lao động như Nhật Bản cần khi tìm kiếm thị trường mới.

Nhật Bản và Việt Nam cùng nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong lịch sử, cùng có nguồn gốc chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng, tuy nhiên với điều kiện thiên nhiên, vị trí địa chính trị và một số yếu tố tác động khác, nền văn hóa và chính sách ngoại giao của hai nước có nhiều điểm khác biệt Bởi vậy, một mặt Việt Nam nằm trong nhóm chính sách chung của Nhật Bản đối với châu Á hay Đông Nam Á, mặt khác lại là đối tượng khác biệt với chính sách ngoại giao được cân nhắc riêng Không phải đến khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì chính sách ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam mới được thực thi Cả hai nước đã trải qua những thời kỳ

Trang 9

biến động trước đó với nhiều thay đổi trong bối cảnh quốc tế, khu vực, tình hình mỗi nước và mối quan hệ giữa hai chính quyền.

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA PHIM HOẠT HÌNH TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 TỚI NAY:

Chủ thể tiến hành, phương thức quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam:

Japan Foundation (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản)

Để đưa giá trị truyền thống vào các sản phẩm văn hóa, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho các Japan Foundation (Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản) trong việc đem âm nhạc, phim ảnh ra thế giới Cụ thể như duy trì hoạt động, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều nhà báo nước ngoài tới thăm các đơn vị sản xuất Anime, tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu về Anime, các cuộc thi và các giải thưởng về Anime, tổ chức liên hoan phim Nhật Bản ở một số nước trên thế giới.

Văn phòng Xúc tiến Công nghiệp Sáng tạo - Quỹ "Cool Japan"

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã thành lập Văn phòng Xúc tiến Công nghiệp Sáng tạo vào tháng 6/2010, để định hình và đề ra các mục tiêu chiến lược với tên gọi chính thức là "Cool Japan" được ra mắt vào cuối năm 2011 Quỹ Cool Japan của Nhật Bản hằng năm cũng đầu tư hàng triệu USD để quảng bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, trong đó bao gồm tài trợ cho việc mở các trường đào tạo họa sĩ Anime và nghệ sĩ lồng tiếng tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á Trong 9 năm qua, quỹ này đã đầu tư hơn 100 tỉ Yên cho khoảng 50 dự án các loại.

Qua các lễ hội:

Các lễ hội vẫn luôn là cơ hội tuyệt vời để phổ biến văn hóa Nhật Bản tới người dân Việt Nam Thông qua các lễ hội Nhật Bản - Việt Nam, các liên hoan phim được tổ chức theo định kỳ, khán giả Việt Nam được biết tới văn hóa Nhật Bản, trong đó không thể bỏ qua những giới thiệu của phim hoạt hình Anime Qua các lễ hội, sự kiện, công chúng Việt Nam không chỉ được phổ biến những nét văn hóa đặc sắc, mà còn tự mình trải nghiệm, từ đó thêm say mê với văn hóa Nhật Bản.

Qua kênh Netflix:

"Bước đột phá trong những năm trở lại đây của anime là sự xuất hiện của nó trên nhiều nền tảng có bản quyền trên internet", Miki Bul, giáo sư Nghiên cứu châu Á tại Đại học Haifa cho biết "Đặc biệt, việc Netflix tham gia thị trường anime với tư cách vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà phân phối là điều có thể gọi là ‘đột phá công nghệ' Doanh thu ở thị trường nước ngoài tăng lên đáng kể một phần nhờ vào các kênh phát nội dung số hợp pháp này" Ở Việt Nam những năm gần đây, Netflix Việt Nam đã mua về hàng loạt các bộ phim hoạt hình Nhật Bản với số lượng đông đảo các bộ phim từ hãng Ghibli nổi tiếng Các loạt phim Anime kinh điển vẫn luôn giữ được sức nóng ở thị trường Netflix Việt Nam.

Trang 10

Mục đích quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam:Những hạn chế, bất cập

về công tác thông tin đối ngoại trong quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trum

Bối cảnh một Trung Quốc đang vươn lên và cạnh tranh vị trí số một trong khu vực Đông Á với các viện Khổng Tử đang phổ biến ở toàn cầu Tuy nhiên với sự thể hiện mới mẻ của ngoại giao văn hóa Nhật Bản là sử dụng anime như một công cụ mới lạ đã tạo nên sức lôi cuốn và vươn đến toàn cầu.

Anime vừa là một nét văn hóa vừa phương diện nghệ thuật, lẫn một phương tiện truyền thông cho những sản phẩm văn hóa đi kèm Lồng vào những bộ phim anime còn là văn hóa truyền thống Nhật Bản, những món ăn đặc trưng, những lễ hội văn hóa đặc sắc, những vẻ đẹp “không thực” của núi Phú Sĩ, hay những ngôi chùa, đền đài, như chùa Vàng, lâu đài Nijo,… Biết được luật bóng chày – một môn thể thao yêu thích của người Nhật, biết được về cách mặc bộ đồ Kimono, biết lịch sử và cách mà các võ sĩ kiếm đạo luyện tập, biết đến sức hấp dẫn của các món ăn Nhật, cách chế biến các món ăn đó,

Hơn thế nữa, bên cạnh quảng bá về nét văn hóa của đất nước, qua những bộ phim đã quá đỗi gần gũi như Doraemon với những người bạn tốt bụng, một Chihiro nhỏ bé nhanh nhẹn trong Spirited Away, một Totoro hiền lành, đáng yêu….Nhật Bản đã đem đến cho bạn bè khắp thế giới cái nhìn thân thiện về con người Nhật Bản, về triết lý sống cao đẹp, đề cao tính cộng đồng, tình đoàn kết và mang đậm những bài học nhẹ nhàng, quý giá Những bộ phim hoạt hình Nhật mô phỏng khá chân thực cuộc sống và tính cách của con người Nhật Đó là lối sống cởi mở, chan hòa, sống vì cộng đồng và đề cao tinh thần đoàn kết

Anime đã thực sự trở thành một phần quan trọng trong lịch sử đất nước Phù Tang Xem những bộ phim anime, chúng ta có thể hiểu về quá khứ, biết hiện tại và dự báo được tương lai phát triển của đất nước Nhật Bản Nói 1 cách khác, anime là một mắt xích quan trọng, và tạo ra một mối liên kết với toàn bộ các nét văn hóa đương đại của Nhật Bản (Qua anime chúng ta biết đến các nét văn hóa Nhật Bản và khi nói đến các nét văn hóa Nhật Bản, chúng ta sẽ lặp tức liên hệ đến các anime liên quan)

Đối tượng quảng bá phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam:

Nhiều nơi trên thế giới, phim hoạt hình chủ yếu hướng đến bộ phận khán giả nhỏ tuổi Tuy nhiên đối với anime lại khác, không chỉ dành cho trẻ em mà còn hướng đến nhiều đối tượng khán giả lớn tuổi hơn Bởi lẽ, hệ thống đề tài của anime phong phú đa dạng với các chủ đề gia đình, học đường, thậm chí tình yêu, hành động… rất phù hợp với nhiều độ tuổi

Anime hiện tại không chỉ đơn thuần là giải trí, là chương trình chỉ dành cho trẻ em, bởi nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, mang cả tầm ý nghĩa lớn lao đối với Nhật Bản và bài học cuộc sống đáng suy ngẫm cho mỗi người Nhiều phim hoạt hình mang đến những

Trang 11

thông điệp sâu sắc qua những cách thể hiện tự nhiên gần gũi mà không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng đạo đức thông thường Anime cũng được chia thành rất nhiều thể loại Thường được xác định như một dạng nghệ thuật thương mại, những nhà sản xuất và người làm phim hướng tới những đối tượng người xem đặc biệt như: thể loại phim hoạt hình Shonen (dành cho các em trai), Shojo (dành cho các em gái) và những thể loại dành riêng cho thiếu niên và người lớn.

Nguồn: Dentsu Web Quantitative Survey, tháng 12 năm 2020 (khảo sát 20.000 người trả lời tại Việt Nam)

Nội dung quảng bá trong phim hoạt hình Nhật Bản:

Thực tế, khi xem những bộ phim hoạt hình Nhật, dù đề tài khai thác đa dạng nhưng xen kẽ vào đó ta thấy vô vàn chi tiết về truyền thống, ngôn ngữ, lịch sử, ẩm thực… được lồng ghép khéo léo khi bạn luôn thể hiện rất rõ cái hồn Nhật Bản Người Nhật rất giỏi trong việc bảo tồn những giá trị thuộc về mình, Và đối với họ, bất cứ một nét sinh hoạt nào dẫu bình thường đến đâu đều được nâng cấp thành thứ nghệ thuật tinh túy, luôn có một sức sống mãnh liệt gửi gắm trong các bộ phim hoạt hình anime.

Trang 12

Thứ nhất, Anime sở hữu một lượng nội dung cũng như chủ đề đáng kinh ngạc; và tất nhiên, không có gì lạ khi có hẳn một nhánh phim hoạt hình nói về ẩm thực của Nhật bản Đặc biệt khi dòng chảy này rõ ràng đã góp phần gìn giữ và quảng bá văn hóa Nhật đến các tín đồ ẩm thực khắp nơi trên thế giới Hàng loạt các ấn phẩm food anime đáng chú ý như: Food Wars(Cuộc chiến ẩm thực), Cooking Master Boy (Bậc thầy nấu nướng), Antique Bakery(Tiệm bánh cổ), Cooking Papa (Ông bố đầu bếp)….được yêu thích không chỉ riêng Nhật mà còn ở nhiều nước trong và ngoài khu vực

Sức hút của loại hình phim hoạt hình này đến từ chính nội dung khi mà nó luôn sở hữu một kịch bản thu hút để kể câu chuyện của mình Thông thường, có thể đó là một cuộc đua tài về tài nghệ ẩm thực –nhằm mục đích không chỉ giới thiệu liên tiếp rất nhiều món ăn từ độc đáo khác nhau mà còn đủ kịch tính để khiến độc giả không thể nào rời mắt

Đồng thời, không chỉ dành riêng trong các bộ phim chuyên về ẩm thực mà ngay tại các bộ phim hoạt hình quen thuộc ở nhiều thể loại khác nhau như Haruto, Doraemon, ta cũng dễ dàng bắt gặp và xuýt xoa trước các món ăn được nhân vật đem đến trong đời sống hằng ngày của mình.

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w