1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng việt nam từ năm 2020 đến nay

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sự ra đời của thị trường tiền tệ Liên ngân hàng Việt NamTrước năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, thựcchất chỉ có một ngân hàng, vừa thực hiện chức năng quản lý Nh

Trang 1

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2023

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Khái niệm

1.1.2 Thị trường tiền tệ liên ngân hàng:

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là nơi các ngân hàng hoặc các tổ chứctín dụng vay mượn nhau khoản dự trữ dư thừa nhằm bù đắp nhu cầu ngân quỹtạm thời cho các nghĩa vụ tài chính thường xuyên Các Ngân hàng thườngxuyên phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán với các ngân hàng khác, vớikhách hàng hoặc làm nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

Nguồn đáp ứng các nghĩa vụ chi trả này là khoản mục ngân quỹ được duytrì trên tài sản có của các ngân hàng Tuy nhiên, vì không có đảm bảo nên khoảnvay mượn thường có rủi ro cao Và điều kiện để trở thành thành viên của thịtrường liên Ngân hàng, các Ngân hàng phải thoả mãn các tiêu chuẩn nhất định.Phần lớn các giao dịch liên Ngân hàng được thực hiện qua vai trò của ngườimôi giới hoặc qua một trung gian giao dịch.

1.2 Sự ra đời của thị trường tiền tệ Liên ngân hàng Việt Nam

Trước năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, thựcchất chỉ có một ngân hàng, vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnhvực tiền tệ, tín dụng vừa thực hiện chức năng kinh doanh Tình trạng thừa, thiếunguồn vốn của các chi nhánh được điều chuyển từ những chi nhánh khác hoặc

1

Trang 3

được thoả mãn bằng quỹ phát hành Vì vậy, thị trường tiền tệ liên ngân hàngkhông có cơ hội để phát triển.

Ngày 20/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBTvề tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bước đầu hình thành hệthống ngân hàng 2 cấp ở dạng sơ khai Tháng 5/1990, 2 pháp lệnh Ngân hàng rađời đã hình thành rõ hệ thống ngân hàng 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhànước: quản lí vĩ mô của NHNN và chức năng kinh doanh của các tổ chức tíndụng Đây là điều kiện cần và đủ để thị trường liên ngân hàng ra đời và pháttriển ở Việt Nam.

Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam ra đời theo Chỉ thịsố 07/CT-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tíndụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau Tháng 7/1993, thị trườngnội tệ liên ngân hàng chính thức đi vào hoạt động gắn liền với các hoạt độngcủa các trung tâm thanh toán bù trừ Tiếp đó, trong hai năm 1993 và 1994, haitrung tâm giao dịch ngoại tệ lần lượt được thành lập ở hai đầu đất nước – thànhphố Hồ Chí Minh và Hà Nội Từ đó đến nay, có thể nói rằng, hoạt động của thịtrường liên ngân hàng ở Việt Nam đã được coi là một bộ phận cấu thành và có ýnghĩa nhất định trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ củanước ta.

Thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng bao gồm các ngân hàngthương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần và một số tổ chức tíndụng khác, thực hiện mua bán vốn lẫn nhau và với Ngân hàng Nhà nước Trongđó, các ngân hàng thương mại Nhà nước là những thành viên có khả năng chiphối trên cả giác độ huy động và cho vay vốn do có lợi thế về khả năng tàichính và uy tín Tuy nhiên, vị thế này đã có xu hướng thay đổi khi các ngânhàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh nước ngoàitham gia tích cực hơn vào thị trường Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần vàngân hàng nước ngoài trở thành người cho vay vốn đối với các ngân hàng

2

Trang 4

thương mại Nhà nước Ngoài ra, một số các công ty tài chính, các quỹ tín dụngdo những đặc thù về hoạt động kinh doanh và những hạn chế về quy mô, khảnăng tài chính nên sự tham gia trên thị trường liên ngân hàng còn rất khiêm tốn.

1.3 Các chủ thể tham gia thị trường

1.3.1 Các tổ chức tín dụng:

- Là người cung ứng vốn trong điều kiện ngân quỹ thặng dư.

- Là người có nhu cầu vốn khi ngân quỹ thiếu hụt Có thể nói các tổ chứctín dụng là người tạo lập thị trường thông qua việc hình thành cung- cầuvà giá cả của thị trường

- Ngoài ra các tổ chức tín dụng còn sử dụng các giao dịch liên ngân hàng

để quản lý dự trữ một cách có hiệu quả và xây dựng một kết cấu danhmục tài sản tối ưu.

1.3.2 Ngân hàng trung ương:

- Ngân hàng trung ương tham gia thị trường với tư cách là Người điều tiếtthị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì các điềukiện tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu hoạt độngtrong từng thời kỳ.

- Các công cụ chính sách tiền tệ được Ngân hàng trung ương sử dụng đểtác động vào cung cầu ngân quỹ của Tổ chức tín dụng và từ đó quyết địnhchiều hướng hoạt động của các chủ thể này trên thị trường tiền tệ liênngân hàng phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

1.3.3 Người môi giới (Brokers) và các trung gian giao dịch (dealers)

- Thị trường tiền tệ liên ngân hàng chỉ có thể giao dịch an toàn khi tôntrọng nguyên tắc trung gian trong giao dịch Nếu giao dịch trực tiếp

3

Trang 5

phải có người môi giới, nếu giao dịch gián tiếp phải có các trung giangiao dịch.

- Người môi giới chỉ làm chức năng kết nối các nhu cầu mua bán vàhưởng hoa hồng mà không được quyền lợi dụng vị trí để kinh doanhcho mình.

- Trái lại, các trung gian giao dịch là người tổ chức thị trường khi thôngbáo mua- bán tại từng thời điểm và thực hiện vai trò trung gian giaodịch giữa các ngân hàng Chênh lệch giá mua, bán ngân quỹ là nguồnlợi nhuận của các tổ chức này.

1.4 Các sản phẩm giao dịch:

- Khoản tiền gửi/ Khoản vay ngắn hạn- Đầu tư giấy tờ có giá ngắn hạn- Mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá- Các sản phẩm phái sinh

1.5 Phương thức giao dịch

Giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được diễn ra chủ yếu từ các Ngânhàng thương mại và Ngân hàng Trung ương là nơi thực hiện cho vay cuối cùngvới các giao dịch cụ thể:

- Gửi tiền hoặc nhận tiền gửi ở các ngân hàng khác Trong đó, chủ thể gửitiền là các Ngân hàng thương mại, chủ thể nhận tiền là Ngân hàng Trungương.

- Cho vay hoặc vay từ các tổ chức đang có nguồn vốn dư thừa tạm thời.- Mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá.

4

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊNNGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY2.1 Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô giai đoạn hiện nay:

2.1.1 Thành tích

Thành công lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023 chính là duy trìđược tình hình kinh tế vĩ mô ổn định Tốc độ tăng trưởng ở mức khá, lạm phátthấp, tỷ giá được kiểm soát tốt, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế được giữ vữngcó lẽ là một thành công lớn khi thế giới có quá nhiều biến động Điều này đã tạora sự tin cậy của cộng đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước về triển vọng kinhdoanh tích cực tại Việt Nam trong giai đoạn trung và dài hạn sắp tới.

Năm 2023 Việt Nam có nhiều sự khởi sắc trong hoạt động đối ngoại Cộngđồng doanh nghiệp đánh giá rất cao về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặcbiệt là việc Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên quan hệ đối tác chiếnlược toàn diện Chúng ta cũng tiếp tục nâng cao hơn nữa quan hệ với TrungQuốc Đây đều là những cường quốc của thế giới và là những thị trường kinhdoanh quan trọng Việt Nam đã ký kết và đang triển khai đến 16 hiệp địnhthương mại tự do

2.1.2 Hạn chế

Tuy nhiên, 2023 cũng là năm mà có tỷ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trườngrất cao, xuất nhập khẩu giảm, sản xuất công nghiệp có chiều hướng giảm 10tháng đầu năm 2023 có đến 146,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường,tăng 20% so với cùng kỳ năm trước Cũng trong 10 tháng đầu năm 2023, tổngkim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùngkỳ năm trước Lý giải cho điều này một phần là yếu tố khách quan đến từ tìnhhình kinh tế thế giới khó khăn nhưng cũng có cả những yếu tố nội tại, nhữngyếu tố chủ quan trong nước, chưa tăng tốc trong việc tháo gỡ các khó khănvướng mắc hay ban hành kịp các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

5

Trang 7

Dù 2023 báo hiệu một năm rất thành công trong thu hút đầu tư nước ngoàinhưng cũng đã tiềm ẩn nhiều tín hiệu đáng lo ngại Nổi bật là tình hình thiếuđiện vào tháng 5-6/2023 ở miền Bắc của Việt Nam Việc thiếu nguồn điện đãdẫn tới tình trạng cắt điện các nhà máy, các khu công nghiệp và cơ sở sản xuấttại khu vực phía Bắc Điều này tạo ra thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhất làdoanh nghiệp sản xuất và gây ra tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt làcác nhà đầu tư nước ngoài Để Việt Nam thu hút được mạnh mẽ hơn nữa các dựán đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao trong giai đoạn sắp tớithì chắc chắn cần phải khắc phục được điều này.

2.2.Thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng VN giai đoạn 2020 đếnnay

2.2.1.Giai đoạn 2020-2021: Trước Covid-19

2.2.1.1.Bối cảnh thị trường

Diễn biến tiền tệ:

Năm 2020 và năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêmtrọng bởi đại dịch Covid-19, NHNN chủ động cung cấp thanh khoản cho hệthống ngân hàng, qua đó hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế Theo đó, M2tăng 14,53% so với cuối năm 2019, tương đương mức tăng 14,78% của năm2019 Các cấu phần chính đóng góp vào mức tăng trưởng M2 cụ thể như sau:

(1) NHNN mua ròng ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước, cung

ứng VND ra nền kinh tế, đồng thời chủ động dừng hoạt động trung hòa lượngVND bơm ra trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, qua đó duy trì vốnkhả dụng cho hệ thống ngân hàng;

(2) Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, từ đó giảm

số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại hệ thống ngân hàng và đưa tiền ra nềnkinh tế (năm 2020 giải ngân vốn đầu tư công đạt 97,46% kế hoạch của Chínhphủ, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, tăng 32,4% so với năm 2019); \

6

Trang 8

(3) Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa đầu năm do tác động của

đại dịch nhưng phục hồi nhanh trong nửa cuối năm 2020 sau khi dịch bệnh đượckiểm soát (năm 2020 tín dụng tăng trưởng 12,17%, năm 2019 tăng 13,65%).

Diễn biến lãi suất:

Mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay của TCTD có xu hướng giảm, phùhợp với động thái điều hành của NHNN Đến cuối năm 2021, lãi suất tiền gửiVND bình quân ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳhạn dưới 1 tháng; 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6tháng; 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng;5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1-6,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng Lãi suất cho vay bình quânđối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,6-9,2%/năm; lãi suấtcho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực khoảng4,3%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định củaNHNN (4,5%/ năm) Theo đó, so với cuối năm 2020, lãi suất tiền gửi bình quânVND giảm khoảng 0,58%/năm; lãi suất cho vay bình quân VND giảm khoảng0,82%/năm

Lãi suất USD diễn biến phù hợp với chủ trương của Chính phủ và địnhhướng điều hành của NHNN về hạn chế đô-la hóa nền kinh tế Đến cuối năm2021, lãi suất huy động USD của các TCTD ở mức 0%/năm theo quy định củaNHNN; lãi suất cho vay USD bình quân đối với các khoản cho vay mới và cũcòn dư nợ ở mức 2,0-3,2%/ năm đối với ngắn hạn và ở mức 3,2-4,4%/năm đốivới trung và dài hạn.

2.2.1.2.Diễn biến thị trường tiền tệ liên ngân hàng:

a Về doanh số giao dịch:

Quy mô thị trường liên ngân hàng tiếp tục mở rộng, đặc biệt là hoạt độngcho vay, gửi tiền bằng VND Tổng doanh số cho vay, gửi tiền trên thị trường

7

Trang 9

liên ngân hàng năm 2021 bằng VND đạt 33.636 nghìn tỷ đồng, bằng USD quyđổi VND là 7.872 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 95% và 12% so với năm 2020.So với hoạt động cho vay, gửi tiền, hoạt động mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giágiữa các TCTD có quy mô nhỏ hơn, doanh số đạt 858 nghìn tỷ đồng trong năm2021, tăng 14% so với năm 2020 Xét theo kỳ hạn, các giao dịch trên thị trườngliên ngân hàng năm 2021 tiếp tục chủ yếu dưới 1 tháng, tập trung vào kỳ hạnqua đêm, 1 tuần Doanh số giao dịch qua đêm bằng VND cả năm đạt 26.130nghìn tỷ đồng, bằng USD quy đổi VND đạt 5.469 nghìn tỷ đồng, lần lượt chiếm77% và 69% so với tổng doanh số giao dịch cả năm.

Năm 2020, trước sự giảm trần lãi suất tiền gửi, huy động vốn trên thịtrường 1 dần chậm lại Tuy nhiên, vốn trên thị trường 2 (giao dịch liên ngânhàng) vẫn dồi dào nhờ sự bơm ròng liên tục từ NHNN, nhiều ngân hàng thươngmại (NHTM) tận dụng cơ hội sử dụng nguồn vốn rẻ Lãi suất thị trường 2 càngvề cuối năm càng giảm mạnh, bên cạnh đó diễn biến của đại dịch COVID-19ngày càng phức tạp hơn.

Các NHTM, chủ yếu là các ngân hàng có thặng dư vốn lớn trở nên dè dặthơn trong việc đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt đối với các ngânhàng có liên kết thanh toán và liên doanh với Nga trong bối cảnh các lệnh trừngphạt liên tục được đưa ra Nhằm hỗ trợ khôi phục kinh tế NHNN đã giảm lãisuất cho vay thị trường 1 dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng cao.

Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2020-2021được NHNN ghi nhận ngày càng tăng, mức tăng tháng 12 các năm so với cùngkỳ năm trước lần lượt là 57,45% và 47,59% cho thấy vai trò của thị trường liênngân hàng ngày càng rõ nét hơn trong việc giúp hệ thống ngân hàng trao đổi,điều tiết vốn từ nơi thừa sang thiếu, tăng hiệu quả sử dụng vốn của các ngânhàng và đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống.

Tuy nhiên, thị trường liên ngân hàng còn có một số hạn chế về tính thanhkhoản Cụ thể, thị trường rất nhạy cảm với thông tin dẫn tới việc tích trữ thanh

8

Trang 10

khoản khi mà thị trường đang thiếu vốn Tâm lý này có thể làm ảnh hưởng lớnđến cả hệ thống mà xuất phát từ việc tín nhiệm của các ngân hàng với nhau Bêncạnh đó, Việt Nam chưa có một hệ thống xếp hạng được công bố chính thức domột tổ chức uy tín chịu trách nhiệm Hiện tại, các NHTM đang thực hiện đánhgiá xếp hạng tín nhiệm lẫn nhau bằng những quy chuẩn nội bộ do cá nhân mỗingân hàng tự xây dựng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Doanh số giao dịch liên ngân hàng các kỳ hạn giai đoạn 2020-2021 (tỷđồng)

Nguồn: SBV

b Về lãi suất

Năm 2020, lãi suất tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên Đán nhưng đã nhanhchóng trở lại ổn định vào tháng 2/2020 Để đối phó tác động của đại dịchCOVID-19 lên dòng vốn trong nền kinh tế, NHNN đã quyết định điều chỉnh cácmức lãi suất có hiệu lực từ ngày 13/5 với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm ở các loại

9

Trang 11

lãi suất khác nhau Với nguồn thanh khoản dồi dào và các chính sách nhằm hỗtrợ lại suất của NHNN đã đưa lãi suất trong nửa cuối năm 2020 về mức thấp kỷlục với ghi nhận mức thấp nhất là 0,1% đối với kỳ hạn qua đêm.

Sau một thời gian dài duy trì ở mức thấp, đến tháng 2/2021 lãi suất liênngân hàng đột ngột tăng mạnh do yếu tố mùa vụ Trong nửa cuối tháng 4 và haituần đầu tháng 5, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng, trong đó lãi suất cho vayqua đêm đã tăng từ 0,25%/năm lên tới 1,24%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần cũngtăng mạnh từ 0,46%/năm lên 1,36%/năm Sở dĩ áp lực lãi suất liên ngân hàngtăng vào cuối tháng 4 chỉ mang yếu tố thời vụ khi cuối tháng thường là thờiđiểm các ngân hàng chốt số liệu và áp lực chỉ ghi nhận cục bộ tại một số ngânhàng, mà không phản ánh toàn hệ thống ngân hàng

Ngoài ra, trước đây các ngân hàng thương mại có hai kênh hỗ trợ thanhkhoản từ cơ quan quản lý Nhà nước là kênh thị trường mở OMO và mua vàongoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Thế nhưng, NHNN không thực hiện giaodịch trên thị trường mở trong tháng 4/2021 Cụ thể, NHNN chào thầu trên thịtrường mở, nhưng không có ngân hàng nào đặt thầu, điều này cho thấy ngânhàng vẫn khá tự tin về thanh khoản trên hệ thống Ngoài ra, NHNN cũng đãchuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn, khiến việc bơm tiền đồng để hỗ trợ thanhkhoán thông qua động thái mua vào ngoại tệ đã bị hạn chế khá nhiều

10

Trang 12

Nguồn: SBV

Như vậy, lãi suất liên ngân hàng tại các kỳ hạn này đã vượt lên trên mứctrung bình tính từ đầu năm tới nay và cao hơn mức trung bình của cả năm 2020(dưới 1,15%)

Lãi suất bình quân liên ngân hàng 2020-2021 ngoài phản ánh tình hìnhthanh khoản hệ thống còn phản ánh phần nào tình hình của nền kinh tế Lãi suấtgiảm mạnh đặc biệt vào 2 năm 2020 và 2021, chính là thời điểm mà nền kinh tếbị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phảitạm ngừng hoặc giảm quy mô hoạt động khiến việc giải ngân cũng hạn chế hơn.Thanh khoản dồi dào nhưng doanh nghiệp ít tiếp cận, NHNN hỗ trợ nền kinh tếbằng nhiều biện pháp trong đó giảm lãi suất điều hành cũng làm mặt bằngchung của lãi suất liên ngân hàng giảm sâu kỷ lục

Với những phân tích tình hình biến động lãi suất cho thấy, lãi suất bìnhquân liên ngân hàng do NHNN thông báo không bao quát được hết tình hìnhthực tế và ít có tính tham khảo mỗi ngày vì đi sau thị trường 2 ngày Do tínhchất của chế độ báo cáo theo Thông tư số 11/2018/TT-NHNN, báo cáo được

11

Trang 13

các TCTD tạo 1 ngày sau ngày giao dịch và gửi về NHNN trễ nhất 14 giờ cùngngày Bên cạnh đó, việc mất cân xứng thông tin giữa các ngân hàng dẫn đến lãisuất chênh lệch cao giữa các phân khúc Ở những giai đoạn cao điểm mứcchênh lệch này có thể lên đến 1-2% tùy vào mức độ khát vốn của các ngân hàngnhỏ.

c Về tỷ giá mua bán liên ngân hàng

Tỷ giá USD/VND có xu hướng giảm khoảng 1,0% trong năm 2021, đánhdấu năm giảm thứ ba liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất trong ba năm Có thểnói, thị trường đã dần trở nên quen thuộc với trạng thái giảm của tỷ giá là điều"bình thường mới" trong những năm gần đây Trong bối cảnh đồng USD có mộtnăm tăng mạnh (chỉ số Dollar Index tăng khoảng 7%), đà ổn định của đồng tiềnViệt Nam là một điểm nhấn đáng chú ý nếu so sánh với một số đồng tiền quốctế khác như EUR (+6,5%), CNY (+7,0%), JPY (-8,3%), KRW (-6,9%), THB (-12,5%).

Nhìn chung trong năm 2021, bên cạnh việc được hỗ trợ từ điều hànhchính sách của NHNN, tỷ giá giữ vững đà giảm nhờ nền tảng cung cầu ngoại tệtrong nước duy trì xu hướng thặng dư vững chắc được tạo lập trong khoảng 5năm gần đây Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, cán cân thương mạiduy trì thặng dư ước khoảng 1,5-2,0 tỷ USD, trong khi giải ngân FDI đạt gần 20tỷ USD Ngoài ra, cân đối cung cầu ngoại tệ còn được cải thiện nhờ một số giaodịch M&A lớn được thực hiện (FE Credit, Novaland, Masan - tổng giá trịkhoảng hơn 2 tỷ USD) bên cạnh xu hướng tăng rõ nét của tín dụng USD (ướctính tăng khoảng hơn 15% trong năm 2021 so với mức tăng 3% năm 2020).Tính chung cả năm 2021, ước tính tổng mức thặng dư của cân đối cung cầungoại tệ lên tới gần 10 tỷ USD, góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối quốc gia lênmức kỷ lục khoảng 107 tỷ USD.

12

Trang 14

d Nhận xét chung

Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh số giao dịch trên thị trường tiền tệLNH tập trung ở kỳ hạn qua đêm và doanh số giao dịch qua đêm tăng mạnhso với cùng kỳ.

Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm, đặc biệt từ khoảng nửa cuốinăm khi lãi suất qua đêm và 1 tuần ở “ Lãi suất liên ngân hàng giảm, quy môthị trường liên ngân hàng tiếp tục mở rộng BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2020KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 15 mức thấp trong nhiều năm trở lạiđây, do thanh khoản hệ thống dồi dào nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốncao hơn tín dụng và hệ thống được bổ sung nguồn VND từ việc NHNN muangoại tệ từ các TCTD Tính bình quân cả năm, lãi suất VND kỳ hạn qua đêm,1 tuần, 2 tuần lần lượt ở mức 0,88%/năm, 1,06%/năm và 1,19%/năm.

Đà sụt giảm của lãi suất liên ngân hàng tiếp nối xu hướng từ cuối năm2019 và là một trường hợp hiếm gặp trong thời gian cận Tết Nguyên đán khinhu cầu tiền đồng sẽ gia tăng do các doanh nghiệp thanh toán đơn hàng cũngnhư chi trả lương, thưởng cho người lao động.

Theo các chuyên gia, xu hướng giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàngtrong đến từ sự dồi dào trong thanh khoản hệ thống ngân hàng khi lượng kiều

13

Trang 15

hối tăng lên vào thời điểm cuối năm dẫn đến hoạt động mua ròng ngoại tệ củaNHNN (đồng nghĩa với việc đẩy VND ra thị trường).

Mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong quý 2/2021 do thanhkhoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào Trong bối cảnh dịch bệnhphức tạp trở lại như hiện nay, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và Ngân hàngNhà nước có mục tiêu là giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinhtế.

Tuy nhiên, bắt đầu từ T4/2021, lãi suất bình quân LNH bắt đầu tăngmạnh Nhiều khả năng, cầu vốn tăng mạnh trong khi mức tăng cung vốn lạithấp, không đáp ứng nhu cầu nên đã tạo áp lực lên diễn biến của lãi suất liênngân hàng như trên

2.2.2.Giai đoạn 2022 đến nay - Hậu Covid2.2.2.1.Bối cảnh

Sau 2 năm chống chọi với dịch bệnh COVID-19, năm 2022 thế giới phảiđối mặt cùng lúc với tình trạng lạm phát cao và nguy cơ suy thoái kinh tế - "cơnác mộng" không một nhà hoạch định chính sách nào muốn trải qua Để chốnglạm phát, hàng loạt các quốc gia mạnh tay thắt chặt tiền tệ Làn sóng tăng lãisuất huy động tại các ngân hàng thương mại dồn dập từ giữa tháng 9, kéo dàiđến giữa tháng 12 Việc tăng lãi suất phản ánh sự căng thẳng thanh khoản củahệ thống, lãi suất liên ngân hàng qua đêm có thời điểm lên tới 10%/năm, trongkhi các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đều tắcnghẽn.

Đầu năm 2023 xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới có thể“hạ cánh mềm” – với lạm phát giảm và tăng trưởng ổn định Để hỗ trợ thanhkhoản trên nền tăng trưởng kinh tế đang giảm tốc nhanh, NHNN đã nới lỏngchính sách tiền tệ, giảm lãi suất chính sách bốn lần kể từ ngày 15-3-2023 đếnnay Nới lỏng tiền tệ và nỗ lực phối hợp trong toàn bộ hệ thống chính quyền để

14

Trang 16

khai thông tín dụng đã góp phần ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ trong cả hai lĩnh vựcbất động sản và ngân hàng Mặc dù lạm phát đã giảm khi các ngân hàng trungương tăng lãi suất và giá thực phẩm, năng lượng giảm, nhưng áp lực giá cả vẫnlớn, với tình trạng thị trường lao động thắt chặt ở một số nền kinh tế.

a Về doanh số giao dịch:

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng

10 Tháng 11 Tháng 120

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng các kỳ hạn năm 2022 (tỷ đồng)

Nguồn:SBVThị trường liên ngân hàng năm 2022 đã có sự khởi sắc sau khi dịch bệnhcovid dần ổn định Số lượng giao dịch tăng trưởng đáng kể phần nào đáp ứngđược nhu cầu luân chuyển vốn giữa các chủ thể Qua biểu đồ trên ta thấy tổngdoanh số giao dịch trong năm 2022 có xu hướng tăng đều qua các tháng Tháng01/2022 doanh số ghi nhận là 2,491,353 tỷ đồng và đến tháng 12/2023 doanh sốnày tăng lên là 5,369,105 tỷ đồng tương đương tăng 115,5% Lý do của sự tăng

15

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w