MỤC LỤC
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng từ năm 2020 – đến hiện nay 2023 đã có những thành tựu nhất định tác động chung đến chính sách tiền tệ (CSTT) và là kênh truyền dẫn của CSTT đã hỗ trợ trong quá trình phát triển của hệ thống liên ngân hàng, góp phần vào tác động tích cực đến nền kinh tế trong giai đoạn 2020 – 11/2023. Lãi suất thị trường liên ngân hàng phản ánh sự dư thừa / thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống liên ngân hàng. Tính thanh khoản của thị trường:. Chúng ta có thể dễ dàng thấy thanh khoản trên toàn thị trường liên ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể trong các năm vừa qua, khi mà lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục có xu hướng giảm từ 2020 – 2022 và bắt đầu tăng trở lại trong năm 2023. Mở đầu giai đoạn 2020 – giữa năm 2021: Sự kích thích của NHTW sau thời kỳ covid, trong giai đoạn 2 năm trên NHTW tập trung vào các chính sách bơm tiền qua thị trường, đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh covid khiến cho nhu cầu tín dụng ở mức thấp trong thời gian đầu năm 2020, vì vậy lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm, ở mức rất thấp đã phản ánh một phần thực trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Giai đoạn 2021 – cuối 2022 khi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ - lãi suất thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh vào đầu năm 2023 phản ánh thanh khoản trong hệ thống không còn dư thừa. Tuy nhiên tổng số giao dịch liên ngân hàng vẫn có dấu hiệu tăng trưởng và tỷ trọng quy mô ngày càng lớn, góp phần đảm bảo thanh khoản hệ thống trong quá trình tăng trưởng tín dụng nóng. Giai đoạn từ đầu năm 2023 đến hiện tại: Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm tuy nhiên thanh khoản trên toàn thị trường vẫn có xu hướng tăng. NHTW đã khởi động lại hút tiền bằng kênh tín phiếu để hỗ trợ tỷ giá hối đoái. Vai trò của thị trường liên ngân hàng trong việc đảm bảo thanh khoản trên toàn hệ thống:. …) vì vậy giao dịch liên ngân hàng là một trong những công cụ không thể thiếu để bù đắp thanh khoản ngắn hạn, góp phần vào tăng trưởng tín dụng trong các năm vừa qua và điều tiết thanh khoản từ nơi thừa sang nơi thiếu đảm bảo tính thanh khoản trên toàn hệ thống. Đến thời điểm hiện tại, quy mô giao dịch liên ngân hàng vẫn hoạt động hiệu quả trong việc đảm bảo thanh khoản trên toàn hệ thống trước những diễn biến của nền kinh tế đồng thời từ 1 số thông tin tiêu cực của các ngân hàng TMCP nhỏ dẫn đến người dân ồ ạt rút tiền, thiếu thanh khoản tạm thời. Vai trò của thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong việc ổn định tỷ hối đoái.
Điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng giúp dòng tiền dịch chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, đồng thời giảm thiểu khả năng các NHTM dư thừa thanh khoản lớn dẫn đến đầu cơ tỷ giá gây biến động mạnh đến tỷ giá trong nước. Vì vậy, điều tiết lãi suất liên ngân hàng kết hợp với bơm hút thanh khoản qua các kênh mua bán repo, tín phiếu góp phần lớn vào ổn định tỷ giá. Thành tựu lớn trong giai đoạn giữa 2022 đến thời điểm hiện tại khi lãi suất đồng USD liên tục tăng 2 lần.
Hiện tại hệ thống giao dịch liên ngân hàng cung cấp việc cho vay/vay/mua bán tỷ giá đối với các ngân hàng với nhiều kỳ hạn khác nhau tuy nhiên lại không có 1 hệ thống đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với các ngân hàng thành phần của hệ thống. Vì vậy, đối với 1 số các ngân hàng nhỏ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn liên ngân hàng, ở chiều ngược lại, một số các Ngân hàng lớn với tỷ lệ thặng dư thanh khoản cao tuy nhiên lại khá dè dặt trong việc cho vay liên ngân hàng do không đánh giá được chính xác xếp hạng tín dụng của ngân hàng đối tác. Hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng để quyết định giao dịch trên thị trường liên ngân hàng phụ thuộc vào các quy định nội bộ mà các NHTM xây dựng dựa trên các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính.
Không thể phủ nhận những kết quả tích cực lãi suất tiền tệ liên ngân hàng đã đạt được. Đặc biệt từ nửa cuối năm 2022 cho đến hiện tại khi CSTT tiền tệ của Việt Nam đang đi ngược so với xu hướng chung của thế giới. Khi mà FED liên tục tăng lãi suất điều hành đối với đồng USD lên mức 5,5%/năm thì lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn đều có GAP lớn từ 3-4%/năm vô tình kích thích hoạt động đầu cơ tỷ giá, cộng với nhu cầu ngoại tệ tùy thời điểm mùa vụ trong năm đã gây sức ép không hề nhỏ đến tỷ giá hối đoái USD/VND.
Bên cạnh đó với các động thái bơm hút tiền ngắn hạn qua các kênh tín phiếu chủ động của SBV từ sau hơn 17 phiên trong năm 2023 đã hút về tổng 205.694 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Mặc dù lượng hút ròng lớn nhưng thanh khoản trong hệ thống vẫn đang khá dồi dào. Điều này được phản ánh thông qua mức lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng chỉ nhích tăng nhẹ, thậm chí có xu hướng giảm trong thời gian sắp tới.