1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần nhu cầu về hoạt động giải trí của sinh viên trường đại học kinh tế luật

36 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu cầu về hoạt động giải trí của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật
Tác giả Nguyễn Minh Khang, Pham Huynh Hitu Khang, Huynh Minh Quang, Nguyén Thi Minh Thi, Nguyễn Trung Hiếu
Người hướng dẫn GVC.TS NGUYEN THI NHU THUY
Trường học ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

V thế, giải trí là thứ mà họ cần lúc này, đặc biệt là sinh viên ngày nay đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, sau những áp lực của bản thân mnh.. Để h

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHU C U V Ầ Ề HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T - Ế LUẬT

GVHD: GVC.TS NGUY N TH Ễ Ị NHƯ THÚY

MÃ HP: 231BDG100808

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Thành phố Hồ Chí Minh, háng 12, năm t 2023

Trang 2

1

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3

1.1 Lý do chọn đề tài 3

1.2 Mục đích nghiên cứu: 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 5

2.1 Các khái niệm 5

2.1.1 Khái niệm nhu cầu 5

2.1.2 Khái niệm giải trí 5

2.1.3 Khái niệm sinh viên 6

2.2 Nội dung thực tiễn 6

2.2.1 Thực trạng 6

2.2.2 Nguyên nhân 13

2.2.3 Hệ quả 19

2.3 Giải pháp 22

PHẦN 3 : KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hnh 1: Biểu đồ ỉ ệ ới tính sinh viên tham gia khảo sát t l gi 6

Hnh 2: Biểu đồ phân tích tỉ ệ thời gian sinh viên dành cho ho t đ l ạ ộng giải trí 7

Hnh 3: Biểu đồ phản ánh chi phí sinh viên dành ra cho hoạt động giải trí mỗi tháng 8

Hnh 4: Biểu đồ các hoạt động giải trí sinh viên thường tham gia 9

Hnh 5: Biểu đồ nhu c u giầ ải trí của sinh viên ảnh hưởng t mừ ạng xã hội 10

Hnh 6: Biểu đồ khảo sát địa điểm giải trí 11

Hnh 7: Biểu đồ ề ự thay đổ v s i nhu c u cầ ủa sinh viên so với thế ệ trước 12 h Hnh 8: Biểu đồ phản ánh sự ảnh hưởng của nhu cầu giải trí của sinh viên đến học tập 13 Hnh 9: Bi u v trể đồ ề ạng thái cảm xúc của sinh viên gần đây 14

Hnh 10: Xu hướng tương tác trên mạng xã hội 15

Hnh 11: Bi u ể đồ thể hi n thệ ời điểm sinh viên đọc sách trong ngày 16

Hnh 12: Bi u ể đồ thể hi n cệ ác hoạt động th thao cể ủa sinh viên 17

Hnh 13: Bi u ể đồ thể hiện các yế ố ảnh hưởng đến hnh thức giải trí của sinh viênu t 19

Hnh 14: Biểu đồ thể hiện tác hại của các hoạt động giải trí 20

Hnh 15: Bi u ể đồ thể hi n ệ ảnh hưởng c a nhu c u giủ ầ ải trí đến học tập và công việc 21

Hnh 16: Bi u ể đồ thể hi n cệ ác phương pháp để cân bằng gi a hữ ọc tập và giải trí 22

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội ngày càng phát triển không ngừng, sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích và dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách con người làm việc Máy móc và tự động hóa đã thay thế con người trong nhiều công việc, giải quyết vấn đề, giải phóng thời gian để con người tập trung vào các hoạt động khác Trong số đó, nhu cầu giải trí được coi là vô cùng quan trọng và tất yếu, đặc biệt là đối với tầng lớp thanh niên hiện nay Giải trí không chỉ giúp con người thư giãn

và tái tạo năng lượng, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội và hòa nhập với cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại hnh giải trí, trong đó bao gồm cả những hoạt động mang tính vận động và cả những hoạt động mang tính thụ động Đối với sinh viên, giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cá nhân và trưởng thành Giải trí là một yếu tố luôn thu hút và là chủ đề đặc biệt quan tâm của giới trẻ hiện nay, bởi qua đó, họ có cơ hội được cọ xát, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sống với bạn bè, cộng đồng và xã hội Đặc biệt, đối với sinh viên sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, môi trường sống năng động và nhịp sống công nghiệp đã tạo ra nhu cầu không thể thiếu về giải trí trong cuộc sống của họ Đặc biệt là việc phải đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, công việc, gia đnh, khiến cho tinh thần trở nên bộn bề và căng thẳng V thế, giải trí là thứ mà họ cần lúc này, đặc biệt là sinh viên ngày nay đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, sau những áp lực của bản thân mnh

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà giải trí mang lại th chính những hoạt động

giải trí đó cũng gây ra những điều tiêu cực đố ới v i cu c s ng cộ ố ủa sinh viên M t s lộ ố ợi ích của hoạt động giải trí đố ới sinh viên bao gồi v m giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần, tạo ra cơ hội giao lưu và kết nối xã hội, cung c p sấ ự thư giãn và giải trí, và tăng cường sự sáng tạo và khả năng xã hội Tuy nhiên, nếu không được quản lý một cách

hợp lý, hoạt động giải trí cũng có thể gây ra một số điều tiêu cực đối với cuộc sống của sinh viên Để hiểu rõ hơn về tnh trạng và mức độ tham gia của thanh niên vào các hoạt động giải trí trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu về "Nhu cầu về hoạt động giải trí của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật" đã được lựa chọn với mong muốn sinh viên

Trang 5

nh n thậ ức và hiểu rõ hơn về nhu c u giầ ải trí hiện nay và những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động giải trí đố ới v i cuộc sống của họ

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của xã hội đã tạo ra rất nhiều các loại hnh giải trí Đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến đã cho ra đời rất nhiều cách thức giải trí khác nhau Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà giải trí mang lại, cần nhận thức rằng cũng có những hnh thức giải trí không lành mạnh và có thể có tác động tiêu cực đến cuộc sống của sinh viên

Hiện nay xuất hiện ngày các nhiều các địa điểm giải trí, đặc biệt là ở thành phố đông đúc Điều đó khiến cho xã hội nói cũng và sinh viên nói riêng quan tâm về chủ đề này ngày càng nhiều.V vậy, nhóm chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mục tiêu khái quát được nhu cầu giải trí của sinh viên UEL đồng thời thấy được những ý kiến, ảnh hưởng của việc giải trí như thế nào đến việc học cũng như cuộc sống của họ Từ đó

đề ra những giải pháp để giúp sinh viên điều chỉnh phù hợp, hợp lí hơn

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để tm hiểu và trnh bày đề tài này, nhóm chúng em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để nâng cao chất lượng, hiệu quả:

- Phương pháp tham khảo và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vận dụng và liên hệ đến các giá trị xã hội để hoàn thành đề tài nghiên cứu

- Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát và khảo sát đối với sinh viên

về nhu cầu hoạt động giải trí Từ đó có những cái nhn đa chiều khách quan trong việc phân tích và giải quyết vấn đề

-Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Từ những kết quả thu được sau khi phân tích, nhóm chúng em tiếp tục sử dụng phương pháp này để phân tích, chọn lọc những thông tin quan trọng nhất để đưa ra nhận xét, đánh giá hợp lí

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm nhu cầu

Nhu cầu là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học, kinh tế và xã hội Nhu cầu biểu hiện sự đòi hỏi và nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Nhu cầu có tính đối tượng, nội dung và mức độ khác nhau ở mỗi cá nhân và mỗi xã hội Nhu cầu là động lực thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo, là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất và xã hội.1

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động Nhu cầu càng cấp bách th khả năng chi phối con người càng cao Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).2

2.1.2 Khái niệm giải trí

Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.3

Giải trí là hoạt động nhằm mục đích giải tỏa căng thẳng, tạo niềm vui và sự thư giãn cho con người thông qua các hoạt động như xem phim, đọc sách, chơi game, nghe nhạc, thể thao, du lịch, v.v Giải trí giúp cho con người giảm stress, tăng cường sức khỏe tinh thần và tránh mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày Nó cũng có thể là một công việc hoặc ngành nghề, ví dụ như diễn viên, nhà sản xuất phim, ca sĩ, 4

1 Lê Văn Long, Nhu cầu là gì? Khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì?,

https://luatduonggia.vn/nhu-cau-la-gi-khac-biet-giua-nhu-cau-va-mong-muon la- -gi/, ngày cập nhật 17/08/2023

2 Wikipedia, Nhu cầu,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u#%C4%90%E1%BA%B7c_tr%C6%B0ng_c%E1%BB%A7a_nhu_c%E1%BA%A7u, ngày cập nhật 26/11/2023

3 Đinh Thị Vân Chi, Nhu cầu giải trí của thanh niên Nhà xuất bản Sự thật, tr.39-40

4 Văn hóa tâm linh, Giải trí là gì? Tác dụng của giải trí,

https://vanhoatamlinh.com/giai-tri la- -gi/, ngày cập nhật 23/04/2023

Trang 7

2.1.3 Khái niệm sinh viên

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học trnh độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ

ai đăng ký chính mnh để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ

đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định.5

2.2 Nội dung thực tiễn

2.2.1 Thực trạng

Hình 1 : Biểu đồ ỉ ệ ới tính sinh viên tham gia khảo sát t l gi

Với mẫu khảo sát đến từ 81 sinh viên Trường Đại học Kinh tế Luật, số sinh - viên nữ tham gia lên đến 77,8% Mẫu kết quả này không đại diện cho tổng thể nhà trường

Theo kết quả khảo sát, gần 70% sinh viên tham gia đang có tâm trạng vui vẻ yêu đời và bnh thường, thoải mái Với thời gian học tập, sinh hoạt ngoại khóa của khoa khá

ổn định giúp sinh viên có thể ổn định lịch trnh sinh hoạt, học tập của mnh Chính v

5 Wikipedia, Sinh viên, https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn, ngày cập nhật 27/10/2023

Trang 8

vậy, tỉ lệ sinh viên dành thời gian giải trí từ 2 đến 3 giờ/ ngày chiếm 34,6% và tỉ lệ sinh viên giải trí từ 1 đến 2 giờ/ ngày chiếm 28,4%

H nh 2ì : Biểu đồ phân tích tỉ ệ thời gian sinh viên dành cho hoạt độ l ng giải trí

Sinh viên là những mầm non của lực lượng lao động tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực tri thức trẻ quý báu V lẽ đó, bên cạnh những giờ phút học tập căng thẳng, hoạt động nghiên cứu hết mnh th nhu cầu giải trí của sinh viên vẫn luôn tồn tại song song đó Ngoài nhiệm vụ chính là học tập th nhu cầu rất chính đáng là tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí

Ta có thể thấy sinh viên nào cũng cần thời gian thư giãn bản thân, đa số rơi vào khoảng từ 1 đến 3 giờ là chủ yếu Bên cạnh đó vẫn có những bạn dành cho bản thân 3 đến 4 giờ (16%) và số ít chỉ dành 1 giờ đồng hồ (14,8%) Dù ít hay nhiều th thời gian giải trí của các bạn vẫn luôn tồn tại bởi v đó là nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu Emma K Adam - Giáo sư về phát triển con người và chính sách xã hội tại Đại học Northwestern ở Illinois, Mỹ cho biết: "Căng thẳng có thể tạo động lực giúp sinh viên hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày Nhưng đôi lúc khi gặp căng thẳng, sinh viên có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tm cách khắc phục khó khăn dần dần".6

Nhu cầu giải trí luôn tồn tại nhưng nó có sự khác biệt giữa các sinh viên với nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người Ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề này

6Lam Linh, Làm thế nào để ảm căng thẳng cho sinh viên đạ gi i học ,

https://congdankhuyenhoc.vn/lam-the-nao-de-giam-canghoc-179230826163709201.htm , ngày cập nhật 26/08/2023

Trang 9

-thang-cho-sinh-vien-dai-chính là kinh phí các bạn có thể chi trả và sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc lựa chọn các hoạt động giải trí

Hình 3 : Biểu đồ phản ánh chi phí sinh viên dành ra cho hoạt động giải trí mỗi tháng

Với cương vị là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường th giới hạn về tài chính ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn Đa số sinh viên sẽ lựa chọn các loại hnh giải trí gần gũi như đi dạo, tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, đi cà phê, chơi thể thao, Việc tham gia những hoạt động này không những đáp ứng nhu cầu được thư giãn mà còn giúp sinh viên thư giãn, thoải mái sau những giờ học trên giảng đường Tuy được hưởng ứng đông đảo nhưng vẫn có những sinh viên lựa chọn các loại hnh giải trí khác với mệnh giá cao hơn như các hoạt động đi mua sắm, xem phim, đi du lịch, Và cuối cùng là sự lựa chọn loại hnh giải trí khác nhau giữa nam và nữ, nam với xu hướng thích các hoạt động thể thao, ngoại khóa trong khi nữ th sẽ thích các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi cà phê, mua sắm

Ngày nay, khi kinh tế, xã hội ngày càng phát triển th nhu cầu được giải tỏa áp lực cũng ngày một gia tăng Những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đội nhóm đôi lúc vẫn không đáp ứng hết nhu cầu giải trí của sinh viên, vậy nên phần lớn sinh viên dần chuyển sang một hnh thức giải trí mới, đó chính là các hoạt động giải trí trên “không gian mạng”

Trang 10

Hình 4 : Biểu đồ các hoạt động giải trí sinh viên thường tham gia

Mạng Internet là một nguồn tri thức dồi dào, thông tin cập nhật nhanh chóng mọi lúc, một kênh giao tiếp hiệu quả kết nối mọi người với nhau, là kênh để "liên lạc với bạn bè, người thân" và có rất nhiều hoạt động giải trí khác nhau Từ những việc làm đơn giản như lướt web, đọc báo cho đến các hoạt động như tham gia các diễn đàn, đội nhóm ảo, chơi game online, Chính v sự đa dạng cùng tiện lợi, tiết kiệm chi phí, có thể thực hiện hoạt động thư giãn ở mọi lúc mọi nơi đã làm cho hoạt động giải trí thông qua mạng Internet trở nên phổ biến, được các sinh viên hưởng ứng đông đảo, tham gia mạnh mẽ Không chỉ lướt xem, các bạn trẻ còn được đóng góp nội dung, sáng tạo thỏa thích, thỏa mãn đam mê và đặc biệt là có thể thoải mái hơn trong việc bày tỏ cảm xúc, bày tỏ quan điểm của chính mnh trên những diễn đàn, trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tik Tok,

Trang 11

Hình 5 : Biểu đồ nhu c u giầ ải trí của sinh viên ảnh hưởng t mừ ạng xã hội

Cũng theo kết quả khảo sát, Facebook và Tik Tok là mạng xã hội sinh viên thường sử dụng với tỷ lệ rất cao (80,2% và 71,6%) Ngoài Facebook, Tik Tok th Youtube và Instagram, Spotify cũng là 3 dịch vụ mạng xã hội được sinh viên sử dụng rất nhiều với tỷ lệ lần lượt là 66,7% và 46,9%, 45,7% Không chỉ sử dụng một mạng

xã hội, xu hướng ngày nay của thanh niên trẻ là thường dùng cùng một lúc nhiều dịch

vụ mạng xã hội khác nhau Mỗi trang web, diễn đàn, trang mạng trực tuyến đều có những đặc điểm và hữu ích riêng của nó, chính v vậy đa nhiệm dịch vụ mạng xã hội là lựa chọn của đa số sinh viên

Thực tế cho thấy rằng, không gian phục vụ việc vui chơi, giải trí dành riêng cho sinh viên nói riêng và thanh niên, thiếu niên nói chung hiện nay đang thiếu, nhất là các không gian ngoài trời Với tnh hnh đó, địa điểm đa số sinh viên lựa chọn giải trí là “ở nhà”

Trang 12

Hình 6 : Biểu đồ khảo sát địa điểm giải trí

Theo kết quả khảo sát ta có thể thấy rằng, lựa chọn giải trí “trong nhà” chiếm tỉ

lệ cao nhất (82,7%), tiếp đến là các địa điểm như quán cà phê (46,9%) và công viên giải trí (45,7%)

Ngày trước, các địa điểm như nhà văn hóa sinh viên, khu vui chơi thể thao, là lựa chọn hàng đầu của đa số sinh viên Tuy nhiên sau đại dịch Covid 19 đã làm biến -động đáng kể, nó đã làm cho văn hóa giải trí tại gia ngày một đa dạng loại hnh hơn với khối lượng nội dung khổng lồ đầy thu hút trên các trang mạng xã hội, tiện ích điện thoại Đồng thời điều này cũng cho chúng ta thấy rõ hơn sự chuyển dịch của xu hướng giải trí tập thể, mang tính cộng đồng, không gian mở sang một không gian khép kín hơn, cá nhân hóa hơn và riêng tư hơn, tách thành các nhóm nhỏ hoặc cá nhân riêng lẻ

Trang 13

Hình 7 : Biểu đồ ề ự thay đổ v s i nhu c u cầ ủa sinh viên so với th h ế ệ trước

Thế hệ GenZ là một thế hệ trẻ, có những bước chuyển đổi trong suy nghĩ và hành

vi cũng như nhu cầu, trong đó sự thay đổi trong nhu cầu giải trí cũng khác nhiều so với thế hệ trước Thay đổi rõ ràng nhất mà ta có thể thấy chính là loại hnh giải trí, cách thức giải tỏa bản thân và sự gia tăng số tiền dành cho giải trí của sinh viên Bắt kịp các

xu hướng hiện đại, ngày càng có thêm nhiều loại hnh giải trí mới, phù hợp cũng như đáp ứng đủ nhu cầu được giải trí của sinh viên

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là dung lượng và thời lượng của các loại hnh giải trí trong cuộc sống thực của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng thu hẹp và dần chuyển sang hẳn các loại hnh trong 'không gian ảo' trên Internet Thực trạng này có những hệ quả xấu khi sinh viên không có sự tự chủ cao, trở nên mất kiểm soát Nhiều sinh viên chm đắm trong thế giới ảo, quên mất chính bản thân mnh, đam mê chơi game online đến mức quên ăn, quên ngủ, quên cả bạn bè, người thân, bỏ bê việc học hành Điều này ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần và vật chất của sinh viên nghiêm trọng Không những thế, vẫn có nhiều sinh viên không giữ nổi bản thân, sa mnh vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, hút chích ma túy, cá độ đá banh, không thể thoát ra được Không những thế, giải trí mang tính cá nhân hóa, chỉ ở nhà để sống “ảo” còn gây

ra những hậu quả khôn lường Sinh viên sa sút tâm trí, sa đà vào một cuộc sống không thực tế, bị động và không dành thời gian phát triển bản thân như học tiếng Anh, học các chứng chỉ Tin học văn phòng, các khóa học, Việc không tham gia các hoạt động tập thể còn dẫn đến việc sinh viên gặp khó khăn trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội, các kỹ năng mềm cần thiết và cá tính nhút nhát, thụ động hơn

Trang 14

Hình 8 : Biểu đồ phản ánh sự ảnh hưởng c a nhu c u giủ ầ ải trí của sinh viên đến học

t p

Hoạt động giải trí chính đáng, phù hợp về phương thức cũng như thời gian th sẽ giúp gia tăng hiệu suất học tập, làm việc, giúp sinh viên thư giãn, vui vẻ và hạnh phúc hơn Tuy nhiên nếu bản thân sinh viên không kỷ luật tốt bản thân th sẽ đánh mất khả năng kiểm soát thời gian, sắp xếp công việc, thời gian giải trí lấn át thời gian học tập, gây ra những hậu quả khôn lường như không còn thời gian học và làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi để tỉnh táo hơn, sự tập trung, hiệu suất làm việc Những ảnh hưởng của việc

sa đà vào hoạt động giải trí không chỉ là tinh thần mà còn là tương lai mai sau

2.2.2 Nguyên nhân

a Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, áp lực học tập và công việc: Sinh viên ngày nay đối mặt với áp lực học

tập và các yêu cầu công việc ngày càng cao Việc phải hoàn thành các bài giảng, tham gia các dự án, và chuẩn bị cho kỳ thi tạo ra một môi trường căng thẳng Nhu cầu giải trí trở thành một cách hiệu quả để giảm bớt stress và giữ cho tâm trí họ thoải mái Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng về việc con cái phải phát triển năng khiếu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua Chính những điều này khiến học sinh không được ngủ nghỉ đầy đủ mà phải học tập liên tục và dành nhiều thời gian để phát triển kỹ năng nhằm khẳng định bản thân Ngày nay với sự phát triển của kinh tế

xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường tốt nhất

Trang 15

Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu Điều này khiến các

em không có thời gian nghỉ ngơi và luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân.7

Dưới đây là kết quả khảo sát trạng thái của một phần nhỏ sinh viên trong thời gian gần đây:

Hình 9: Biểu v tr đồ ề ạng thái cả m xúc c ủa sinh viên gần đây

Qua kết quả khảo sát gần đây, ta nhận thấy một diễn biến đáng chú ý về tâm trạng của sinh viên trong môi trường học tập Số liệu cho thấy rằng, mặc dù có 44,4% sinh viên cho biết họ đang trải qua giai đoạn bnh thường và thoải mái, nhưng đáng lưu

ý hơn là 25,9% sinh viên khác đang phải đối mặt với tnh trạng mệt mỏi và áp lực từ công việc học tập Điều này chứng tỏ một phần không nhỏ của cộng đồng sinh viên đang gặp khó khăn và căng thẳng trong quá trnh học tập

Trong số này, có 6,2% sinh viên đang phải đối mặt với tâm trạng buồn bã và chán nản Đây là một con số đáng lo ngại, đặc biệt là khi chúng ta nhận ra rằng áp lực

từ học tập không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất học tập mà còn tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của sinh viên

Có vẻ như cần có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhóm sinh viên này Một trong những giải pháp có thể là tạo ra môi trường giải trí tích cực và lành mạnh để giúp

7Nguyễ Thả , Thn o ực trạng áp lực học tập hiện nay và những h u qu ậ ả khôn lường, Thực Trạng Áp Lực H c Tọ ập Hiện Nay Và Những Hậu Quả Khôn Lường - Tạp chí Tâm lý học Việt Nam (tapchitamlyhoc.com), 28/06/2023

Trang 16

họ giảm bớt căng thẳng sau những giờ học dài và những áp lực học tập Việc này không chỉ là để đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và giải trí mà còn là để thúc đẩy tâm trạng tích cực, tăng cường tinh thần lạc quan và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trnh học tập

Thứ hai, thách thức xã hội và tương tác mạng xã hội: Sự bùng nổ của mạng xã

hội đã mở ra một thế giới mới đầy tiềm năng, nhưng cũng đưa ra những thách thức tinh

tế đối với sinh viên trong việc duy tr mối quan hệ và tiếp cận xã hội Đây không chỉ là một công cụ kết nối, mà là một áp lực không nhỏ đặt lên đôi vai của họ, tạo ra một tnh trạng liên tục cần phải cập nhật thông tin, tham gia vào các trải nghiệm giải trí mà mạng

xã hội mang lại

Sinh viên hiện đại không chỉ đơn giản muốn theo kịp với thời cuộc mà còn cảm thấy áp lực cần phải làm điều đó Họ muốn không bị lạc hậu, không bị "mất sóng" trong những cuộc trò chuyện xã hội trực tuyến, và không bị "lạc lõng" trong thế giới ảo đang phát triển nhanh chóng Điều này dẫn đến một nhu cầu tiếp xúc xã hội không ngừng, và đôi khi, nó có thể trở thành một áp lực không nhẹ đối với sinh viên

Trong khi mạng xã hội mang lại những trải nghiệm giải trí độc đáo, nó cũng có thể tăng cường nhu cầu giải trí trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên Họ cảm thấy

áp lực để chia sẻ những khoảnh khắc thú vị, tham gia vào các trào lưu trực tuyến, và duy tr một hnh ảnh trực tuyến tích cực Điều này có thể dẫn đến một tnh trạng mà giải trí trở thành một phần quan trọng của định danh sinh viên, và việc không tham gia vào cuộc đua này có thể tạo ra một cảm giác cô đơn hay "bị bỏ rơi"

Hình 10 : Xu hướng tương tác trên mạng xã hội

Trang 17

Thứ ba, tiếp cận dễ dàng đến Công nghệ giải trí: Với sự bùng nổ của công nghệ,

sinh viên ngày nay đang trải qua một thời đại của sự tiện lợi và đa dạng trong việc tiếp cận các hnh thức giải trí Smartphone, máy tính bảng, và internet đã mở ra trước mắt

họ một thế giới mới, nơi mà việc xem video trên YouTube, tham gia vào thế giới game trực tuyến, hay thậm chí là nghe nhạc từ các nền tảng streaming trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Điều này không chỉ là một bước tiến trong công nghệ, mà còn là một cánh cửa mở ra cho trải nghiệm giải trí phong phú và đa dạng

Một cái nhn sâu sắc vào biểu đồ mô tả sự đa dạng này thực sự làm bật lên sự thay đổi trong lối sống giải trí của sinh viên Trước đây, việc tiếp cận đến nội dung giải trí đòi hỏi họ phải dựa vào các phương tiện truyền thống như truyền hnh và đài phát thanh Nhưng giờ đây, với một chiếc smartphone và kết nối internet, họ có thể tận hưởng những trải nghiệm giải trí mọi nơi, mọi lúc

b Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, tm kiếm sự thư giãn và giải tỏa stress: Trong thế giới đầy áp lực và

thách thức của cuộc sống học tập, nhu cầu giải trí của sinh viên không chỉ là sự theo kịp với xu hướng, mà còn là một hành động để ta tm kiếm sự thư giãn và giải tỏa stress Cuộc sống học tập mang lại không chỉ là những kiến thức chuyên môn mà còn là những

áp lực, lo lắng và căng thẳng không ngừng Do đó, sinh viên không chỉ đơn thuần là người học, mà còn là những người muốn tự chủ trong việc quản lý tâm lý và tm kiếm

sự cân bằng trong cuộc sống

Hình 11: Biểu đồ thể hi n th ệ ời điểm sinh viên đọc sách trong ngày

Xem phim, đọc sách, và tham gia vào các hoạt động thể thao không chỉ là những hnh thức giải trí, mà còn là những cách sinh viên chọn lựa để tm thấy khoảnh khắc thư

Trang 18

giãn và thoải mái Trong thế giới số ngày nay, việc xem phim trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, với sự tiện lợi của các dịch vụ streaming trực tuyến, nơi họ có thể chm đắm vào những câu chuyện và thế giới tưởng tượng mà không cần rời khỏi khuôn viên học đường Đọc sách, mặc dù truy cập vào thế giới giả tưởng, nhưng lại mở ra một cửa sổ tâm hồn, giúp họ thoát khỏi thực tại và tm thấy sự thư giãn trong những trang sách

Hình 12: Biểu đồ thể hi n c ệ ác hoạt động th thao cể ủa sinh viên

Thể thao không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn là một phương tiện giải trí đặc biệt quan trọng Việc tham gia vào hoạt động vận động không chỉ giúp giải tỏa stress mà còn tăng cường sự tập trung và năng lượng tích cực Sự thư giãn từ việc đánh bóng, chạy nhảy hoặc thậm chí là chỉ là một buổi tập nhẹ đã giúp họ cảm thấy thoải mái hơn và chuẩn bị tinh thần cho những thách thức phía trước

Nhn chung, việc tham gia vào các hoạt động giải trí không chỉ là một hnh thức giải trí, mà còn là một cách sinh viên tm kiếm sự thoải mái và cân bằng trong cuộc sống học tập năng động của họ Đó là những khoảnh khắc quý giá mà họ có thể dành cho bản thân, đem lại năng lượng tích cực và giúp họ tạo ra một tâm hồn khỏe mạnh để đối mặt với những thách thức phía trước

Thứ hai là sự phát triển của cá nhân và khám phá sở thích: Giai đoạn đại học

không chỉ là một thời kỳ chuyển động từ tuổi trẻ đến thế giới người trưởng thành mà còn là một hành trnh tự khám phá bản thân, mở ra những cánh cửa mới của sự hiểu biết

và sự sáng tạo Trong quá trnh này, nhu cầu giải trí của sinh viên trở thành một phản ánh rõ ràng của sự mong muốn khám phá và tự phát triển

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w