Với sức lan tỏamạnh mẽ, rộng rãi và thu hút số lượng người dùng đông đảo, mạng xã hội đangtrở thành một kênh truyền thông hiệu quả, cập nhật các diễn biến của dịch bệnh,cũng như cách phò
Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên định hướng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của bản thân một cách phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
Với hơn 350 sinh viên năm thứ nhất, khoa Tâm lý - Giáo dục, khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Ngoại ngữ, khoa Toán, khoa Giáo dục mầm non, khoa Văn, khoa Sử và khoa Địa lý thuộc trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã chính thức bắt đầu năm học mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHSP trong bối cảnh dịch Covid.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP- ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên trường ĐHSP- ĐHTN định hướng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của bản thân một cách phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Chúng tôi tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu liên quan về vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiêu hỏi
Sử dụng phiếu hỏi trưng cầu ý kiến của sinh viên dưới dạng google form nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
Chúng tôi tiến hành trò chuyện với một số sinh viên nhằm thu thập và khai thác sâu hơn thông tin cho đề tài nghiên cứu: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh Covid
6.3 Nhóm phương pháp toán học
Chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê như tính phần trăm, điểm trung bình.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHSP trong bối cảnh dịch Covid
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội
Manjur Kolhar, Raisa Nazir Ahmed Kazi, Abdalla Alameen trong nghiên cứu của mình đã cho rằng việc sử dụng trang mạng xã hội phổ biến trong giới sinh viên đại học vì sự sẵn có của điện thoại thông minh và dễ dàng truy cập các trang này thông qua máy tính ở nhà Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội làm giảm lượng thời gian mà sinh viên dành cho các hoạt động học tập. Trong nghiên cứu này, chỉ 1% sinh viên sử dụng mạng xã hội cho mục đích học tập và phần lớn trong số họ sử dụng mạng xã hội cho mục đích phi học thuật để trò chuyện với những người khác (tức là WhatsApp, Facebook, Snapchat) và duyệt các trang mạng xã hội để trôi qua thời gian Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội có thể được sử dụng để lấy thông tin cần thiết phục vụ mục đích giáo dục. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ phần trăm sinh viên cảm thấy bị lôi cuốn vào mạng xã hội hơn là các hoạt động học tập và ưu tiên sử dụng mạng xã hội cho mục đích vui vẻ hơn là mục đích học tập [21].
Bashir cho rằng hầu hết sinh viên sử dụng mạng xã hội cho các nhu cầu đọc và nghiên cứu liên quan đến khóa học, do tính thân thiện với người dùng và tiết kiệm thời gian Họ cũng nhận thấy Google và Yahoo là công cụ tìm kiếm chính được các sinh viên sử dụng nhiều nhất Mỗi sinh viên sử dụng mạng xã hội cho nhiều mục đích khác nhau Song tựu chung lại vẫn là phục vụ mục đích giải trí, giao tiếp và tìm kiếm thông tin trong học tập [19].
Adekunmisi và cộng sự phát hiện ra rằng hầu hết sinh viên tại Đại học
Olabisi Onabanjo, Nigeria sử dụng các phương tiện internet, chẳng hạn như email, trang web và công cụ tìm kiếm cho các hoạt động trò chuyện và học tập.Các tác giả cho rằng các phương tiện này đem lại nhiều thuận lợi cho người dùng Ví dụ như: Tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng bất cứ lúc nào, thông tin phong phú [18].
Tác giả Tống Thị Thu Hương cho rằng sự xuất hiện của MXH với những tính năng, nguồn thông tin phong phú, đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo, Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa… của một bộ phận giới trẻ ngày nay Giới trẻ với những đặc điểm phát triển tâm lý đa dạng có những nhu cầu riêng và là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực [13].
Tác giả Đặng Thị Nga cho rằng mạng xã hội đóng một vai trò nhất định và ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với học tập cũng như trong cuộc sống tinh thần của sinh viên CĐSP Thái Bình Đặc biệt, trong giai đoạn toàn cầu hoá- hiện đại hoá, sự có mặt của mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viên CĐSP Thái Bình và chính nó cũng đang dần trở thành người bạn thân thiết của họ Vì vậy, phần lớn nhóm sinh viên tham gia ngẫu nhiên trong nghiên cứu đều sử dụng mạng xã hội và cho rằng, mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ Những mạng xã hội mà sinh viên thường xuyên sử dụng là Facebook, Ofera, Zingme, Google, Youtube [23].
Tóm lại, những nghiên cứu trên đã chỉ ra các khía cạnh khác nhau của nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Các tác giả đã tập trung xác định được vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống của các sinh viên nó tác động lên mọi mặt và đặc biệt là giải trí Điều này giúp chúng tôi vạch ra hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.
1.1.2 Những nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
Md Mazharul Islam, Faroque Ahmed, Afrin Sadia Rumana trong nghiên cứu của mình cho rằng: Sự gia tăng việc sử dụng mạng internet và mạng xã hội của công dân Bangladesh đã giúp hỗ trợ nhau đối phó với đại dịch Covid-19 Tại Bangladesh, tổng số người dùng Internet chiếm 66,44 triệu (40,27% tổng dân số) vào tháng 1 năm 2020, trong khi 36,00 triệu (21,82% tổng dân số) người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Số lượng người dùng mạng xã hội đã tăng 3,0 triệu người (+ 9,1%) từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020 và tỷ lệ truy cập mạng xã hội của mọi người đạt 22% vào tháng 1 năm 2020 (Simon2020) Báo cáo mới nhất được GlobalStat tiết lộ (năm 2021) cho thấy người dùng mạng xã hội ở Bangladesh bao gồm Facebook (85,85%), YouTube
Tính đến tháng 12 năm 2020, tỷ lệ sử dụng mạng xã hội tại Bangladesh tăng mạnh, với Facebook đứng đầu (3,88%), tiếp theo là Twitter (8,81%), WhatsApp (0,82%), LinkedIn (0,46%), Instagram (0,08%), Reddit (0,06%) và Tumblr (0,04%) Sự gia tăng sử dụng mạng xã hội phản ánh vai trò sáng tạo của người dân Bangladesh trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, khi họ phải ở nhà và trải qua lệnh phong tỏa toàn quốc trong làn sóng đầu tiên.
Trong nghiên cứu của Virginia Pressly đã chỉ ra rằng sinh viên đại học đã có những thay đổi trong việc sử dụng mạng xã hội của họ trong đại dịch COVID, và những tác động của việc sử dụng mạng xã hội của họ đã có những tác động tiêu cực đến đời sống của họ Kể từ khi bắt đầu đại dịch, sinh viên đã sử dụng ngày càng nhiều mạng xã hội với hơn một nửa số người được hỏi trong nghiên cứu họ dành trung bình ba giờ một ngày hoặc hơn để dành cho việc truy cập mạng xã hội Hậu quả của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu làm gia tăng căng thẳng và lo lắng, sinh viên chuyển sang các nền tảng giải trí và truyền thông như TikTok và Snapchat nhiều hơn là họ chuyển sang các nền tảng chia sẻ ảnh như Instagram [23]
Fariha Hanif, Mariley Polanco và Fatima Warda trong nghiên cứu của họ đã đưa ra rằng các nền tảng mạng xã hội đã được sử dụng rất nhiều trong thời kỳ đại dịch này để duy trì liên lạc với gia đình và bạn bè và giảm sự cô lập và buồn chán, vốn liên quan đến lo lắng và đau khổ lâu dài Mạng xã hội đã trở thành một nơi mà mọi lễ kỷ niệm được truyền phát, lễ tốt nghiệp, đám cưới, tiết lộ giới tính và sinh nhật, tất cả những điều này đều được chia sẻ trên mạng xã hội nhằm cố gắng cảm thấy gần gũi với những người đang ở khoảng cách xa và theo cách để chia sẻ cùng một cảm giác với tất cả những người thân yêu của chúng ta ngay cả qua màn hình [20]
Trong nghiên cứu của Phạm Bích Diệp, Vũ Minh Phương, Nguyễn Văn
Chính, Nguyễn Thị Hồng Diễm, Kim Bao Giang đã chỉ ra rằng gần 90% sinh viên đang sử dụng MXH để học hàng ngày hoặc hàng tuần trong khoảng thời gian dịch Covid 19 và 63,3% sinh viên đã sử dụng MXH để học nhiều hơn trước khi Covid19 xuất hiện Hầu hết tất cả sinh viên (99,7%) cho biết sử dụng MXH để học tập, Hình thức học tập MXH được ưa thích nhất là Facebook Hầu hết sinh viên đều cho rằng việc sử dụng MXH để học tập là thuận tiện và hữu ích.Các hoạt động được nghiên cứu thông qua Zoom, thảo luận nhóm trực tuyến và chia sẻ thông tin qua Facebook [5] hơn Do đó, sau khi thỏa mãn những nhu cầu vật chất tối thiểu thì nhu cầu tinh thần sẽ phát triển và trở thành một động lực thúc đẩy sự hoạt động của con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội” [7]
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện thì “Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, khi đ ợc thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khóƣ chịu căng thẳng, ấm ức” [24, tr.226]
Theo tác giả Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Minh Hạc thì “Để tồn tại và phát triển cá nhân phải đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết (không thể thiếu) cho mình Sự đòi hỏi ấy là nhu cầu của cá nhân Nói đến nhu cầu là nói đến sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì đó ở ngoài nó, cái đó có thể là một sự vật, một hiện tượng hoặc những cái khác Trong ý nghĩa đó, nhu cầu biểu lộ sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh, sự phụ thuộc của cá nhân vào thế giới đó” [9].
Trên cơ sở phân tích, tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, là sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa con người với những điều kiện cụ thể, luôn biến đổi của đời sống”.
Tính đối tượng: Theo X L Rubinstein, ở cấp độ tâm lý, nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng xác định Đối tượng của nhu cầu nằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu.
Lý Luận về vấn đề nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
Như vậy, thông qua khái niệm về nhu cầu, mạng xã hội và sinh viên. Chúng tôi đưa ra khái niệm sau: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của sinh viên trong việc dùng một trang web hay nền tảng trực tuyến với các dạng thức và tính năng khác nhau như nhắn tin, gọi điện, chia sẻ hình ảnh, video để đáp ứng mục đích học tập, giao lưu, giải trí của bản thân.
1.3 Lý Luận về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
1.3.1 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Mạng xã hội là ứng dụng Internet cho phép sinh viên tự tạo nội dung, bao gồm hồ sơ và tài khoản riêng Họ có thể kết nối các tài khoản này với những tài khoản cá nhân hay tổ chức khác thông qua các tài khoản ảo do chính sinh viên tạo ra.
* Tìm kiếm tài liệu học tập
* Tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học
* Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với bố mẹ, bạn bè
* Thiết kế và triển khai các hoạt động ngoại khóa
Các sinh viên sử dụng mạng xã hội để nhắn tin, theo dõi bạn bè của họ, bắt kịp tin tức, quay video hoặc chụp ảnh và chia sẻ chúng và nắm bắt được các xu hướng, sinh viên có thể giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
Sinh viên sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao lưu với bạn bè các trường và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, những thành viên này có thể liên kết với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới gặp nhau ngoài đời, và nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo" đã xuất hiện trong đời thực" như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày lễ tết, giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, nhiều nhóm chia sẻ
19 sở thích, du lịch kết hợp với việc làm từ thiện ở các vùng cao biên giới, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, trên mạng xã hội
1.3.2 Biểu hiện của nhu cầu sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong bối cảnh Covid
1.3.2.1 Nhu cầu sử dụng mạng xã trong bối cảnh Covid Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội; ngành giáo dục đại học cũng không phải là một ngoại lệ Các trường đã thay thế hình thức giảng dạy trực tiếp thông thường bằng giảng dạy và học tập trực tuyến trong đó có trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Nhu cầu học tập trên mạng xã hội của sinh viên trong thời điểm đại dịch Covid hiện nay lại càng tăng cao Nhu cầu học tập trên mạng xã hội là đòi hỏi của người học đối với sự lĩnh hội nội dung kiến thức, phương pháp học tập, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân; là trạng thái thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới được phản ánh trong não người học Nhu cầu học tập trên mạng xã hội là thành phần cơ bản của động cơ học tập, là nguồn gốc giúp sinh viên phát huy tính tích cực và óc sáng tạo.
Mong muốn sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm tài liệu: Trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, các trang mạng xã hội như facebook, zalo, … có thể cung cấp tính năng tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập hiệu quả cho sinh viên Mạng xã hội facebook, zalo, … giúp cho sinh viên tiếp cận và chọn lọc các nội dung tài liệu học tập với nhu cầu của mình Với sự tiện ích của việc các sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu mở và các chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm dễ dàng hơn trước đây Bên cạnh việc tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập, việc trao đổi thông tin học tập trên các cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trao đổi thông tin học tập: Ngoài việc tìm kiếm tài liệu học tập sinh viên có thể cập nhật thông tin trao đổi thông tin học tập là việc mà sinh viên có thể thực hiện thường xuyên thông qua các trang mạng xã hội Các nền tảng mạng xã hội đều có các tính năng tích hợp thuận tiện cho việc trao đổi thông tin học tập trực tuyến như video call, messenger, Group, Với các tính năng đó, việc trao đổi thông tin học tập hoặc theo dõi các bài giảng từ giảng viên không còn là trở ngại lớn, nghĩa là công nghệ khiến mô hình phòng học truyền thống thay đổi về bản chất cũng như cách thức kiến thức được truyền thụ cho người học Đại dịchCOVID -19 là một minh chứng rõ nét nhất về việc trao đổi thông tin học tập thông qua các nền tảng mạng xã hội Khi đại dịch COVID -19 bùng nổ trong năm 2020, việc học tập theo mô hình truyền thống bị tạm hoãn do tình trạng lây lan dịch bệnh
Trong nghiên cứu khoa học:
Ngoại trừ một số tính năng đặc thù (ví dụ: tính năng hỗ trợ học trực tuyến chỉ được sử dụng nhiều gần đây trong thời gian dịch bệnh Covid-19), Facebook, zalo, … được sinh viên sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hữu hiệu trong hầu hết các mục đích quan trọng liên quan đến học tập như: cập nhật thông tin về việc học; tìm hiểu về các khóa học; tìm kiếm tài liệu; trao đổi với bạn bè về việc học; học nhóm; … Đáng chú ý là, những mục đích có liên quan đến tương tác với giáo viên (trao đổi thông tin với giáo viện, học trực tuyến với giáo viên) đều có tỷ lệ thâp hơn tương đối rõ rệt Điều này phần nào cho thấy, sinh viên cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn khi sử dụng facebook, zalo, Twitter, … chủ yếu cho những hoạt động mang tính cá thể hoặc có tương tác với bạn bè; đồng thời, rất có khả năng một bộ phận giảng viên đại học cũng chưa dành nhiều sự quan tâm tới việc tương tác trực tiếp với sinh viên qua mạng xã hội này Hơn nữa, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng được hỗ trợ bởi các tính năng của Facebook, zalo, Các trang mạng xã hội nđều có các tính năng hỗ trợ trong việc nghiên cứu khoa học Người dùng sử dụng kết hợp hai nền tảng Google Forms và Facebook để thực hiện khảo sát và đưa ra được những số liệu nhanh chóng trên quy mô mẫu nghiên cứu lớn Điều này giúp các nhà khoa học và những người tham gia nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí.
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội để tạo nhóm học tập: Những thành viên trong lớp học liên kết với nhau tạo thành 1 nhóm chát để trao đổi về tình hình học tập trao đổi bài tập thông qua việc nhắn tin, gọi điện.
Qua đây ta thấy sinh viên sử dụng các trang mạng xã hội để tìm kiếm tài liệu học tập, chia sẻ tài liệu học tập, trao đổi thông tin học tập; nghiên cứu khoa học, để tạo nhóm học tập Mặt khác, nó cũng giúp sinh viên phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống nói chung, đồng thời mang đến nhiều lợi ích trong việc rèn luyện thái độ, một cách tích cực.
1.3.2.2 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh Covid
Giải trí là một hoạt động quan trọng của sinh viên trên mạng xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu về trí tuệ, thông tin, giao tiếp và giải trí Nó đáp ứng những đòi hỏi của cá nhân về mặt tinh thần và cảm xúc, góp phần vào sự phát triển toàn diện của sinh viên.
21 triển của cá nhân không thể đầy đủ và toàn diện Sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi và căng thẳng, các hoạt động giải trí là trở nên vô cùng cần thiết.
Giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới: đây là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người Có rất nhiều kênh để sinh viên có thể tìm bạn bốn phương Đặc biệt là hai kênh phổ biến đó là Facebook và Zalo Nếu Facebook giúp sinh viên dễ dàng kết bạn theo hội, theo nhóm thông qua các Group thì Zalo lại phù hợp với những người bạn tâm giao Ngoài ra, bạn có thể tìm được những người bạn thông qua các diễn đàn Có rất nhiều những diễn đàn trên internet Sinh viên sẽ gặp gỡ được rất nhiều người có chung sở thích với bạn.
Tìm kiếm chia sẻ khó khăn tâm lý: Với công cụ giải trí có thể truy cập ở khắp mọi nơi, đã khiến cho sinh viên vơi bớt đi những căng thẳng trong học tập. MXH đã mang lại cho đời sống tinh thần của sinh viên thêm sự phong phú và đa dạng, giờ đây không chỉ bó hẹp là đi chơi, đi dã ngoại, gặp nhau ngoài hàng quán, hoặc một địa điểm nào đó thì ngay trên mạng xã hội luôn có người lắng nghe và chia sẻ Khi sử dụng mạng xã hội thì sinh viên đã được tiếp xúc với một thế giới thu nhỏ, nơi sinh viên có thể bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, những ý kiến của cá nhân về những vấn đề của xã hội Bên cạnh đó sinh viên cũng đã tìm cho mình một công việc hoặc kinh doanh một vài mặt hàng nào đó Ở mội khía cạnh nào đó mạng xã hội đã đáp ứng được những mong muốn của sinh viên, giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
Thể hiện tính cách của bản thân: Thông qua các trang web đó, sinh viên có thể kết nối với những người khác cùng là thành viên MXH đã trở thành môi trường lý tưởng để sinh viên tự giới thiệu mình, chia sẻ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc của bản thân với những người khác và ngược lại theo cách tự do, thoải mái nhất trong các môi trường như trường học, cơ quan và trong cả cuộc sống thường ngày
Với mạng xã hội, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận hàng loạt tin tuyển dụng và thông tin về các công ty toàn cầu Nền tảng này cũng giúp sinh viên quảng bá năng lực và kỹ năng của mình Các tính năng tiện lợi trên mạng xã hội như cập nhật hồ sơ, sắp xếp bạn bè theo nhóm chuyên môn và tìm kiếm công ty theo từ khóa giúp sinh viên nâng cao chất lượng tìm việc Qua đó, sinh viên có thể mở rộng mạng lưới và thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
* Môi trường sống: Đa số sinh viên vào trường là sinh viên đến từ nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau Nhưng họ thường ở cùng ký túc xá, khu nội trú, học cùng trường hoặc khác trường, sở thích, sở trường khác nhau nhưng họ muốn tìm nhau để kết bạn,
23 chia sẻ sở thích, học tập và thảo luận cùng nhau Thì MXH là nơi có tính cộng đồng cao, có thể giúp sinh viên kết nối những điều này.
Sinh viên là những người rất năng động, bản thân đã tìm được những trang mạng xã hội hay, bổ ích đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí, họ sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu bạn bè trên những trang mạng xã hội này vì sự giao lưu. Giao diện đẹp, dễ sử dụng, thân thiện với mọi đối tượng người dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Sống trong cùng một môi trường dễ dàng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, mỗi người đều có những cách khác nhau để thể hiện bản thân thông qua các trang mạng xã hội như cập nhật trạng thái, biểu tượng trạng thái, trò chuyện với bạn bè.
* Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại
Chúng ta có thể hiểu sức hấp dẫn của mạng xã hội là sức hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội mà chức năng, giao diện, ưu điểm của nó có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng Để lý giải tại sao mạng xã hội ảo lại hấp dẫn và tạo hứng thú cho người dùng cũng như giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, chúng ta cùng điểm qua một số lợi ích chính của mạng xã hội cụ thể Nó có thể như sau:
Tính tương tác cao: bạn có thể kết nối với mọi người trên thế giới, bạn có thể nói chuyện với tất cả mọi người, bạn cũng có thể nói chuyện theo nhóm. Trạng thái biểu hiện: Trong mạng xã hội ảo, con người tồn tại và giao tiếp thông qua việc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và khái niệm tương đối tự do, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian hành vi của Mạng xã hội nhanh chóng trở thành một hiện tượng vì nó thỏa mãn nhu cầu lên tiếng, bày tỏ và chia sẻ của người dùng.
Trò chuyện: Thông qua mạng xã hội Messenger, mọi người đều có thể trao đổi thông tin trực tiếp và nhanh chóng với người thân, bạn bè dù khoảng cách thực tế của họ có thể xa hay gần.
Gửi email, xem phim trên Internet, gọi điện thoại - đây là những chức năng đặc biệt tạo sự tiện lợi trong sử dụng, cho phép người dùng có thể tích hợp nhiều tác vụ khác nhau.
Chia sẻ tệp tin là sự lựa chọn tối ưu cho nhu cầu chia sẻ tệp word, excel, trong thời gian dài ngắn trực tuyến Mạng xã hội với khả năng kết nối mạnh mẽ đã trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu này một cách hiệu quả.
Giải trí: Điểm hấp dẫn của mạng xã hội còn là các ứng dụng giải trí và cộng đồng Có rất nhiều ứng dụng phong phú, chẳng hạn như trò chơi, tham gia các cuộc thi, phục vụ mục đích giải trí và học tập.
Tìm kiếm thông tin về bạn bè và đối tác: Mạng xã hội cung cấp cho người dùng nhiều cơ hội hơn để tìm kiếm thông tin về bạn bè và đối tác: dựa trên nhóm (chẳng hạn như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (chẳng hạn như địa chỉ email hoặc tên trên màn hình), Hoặc dựa trên sở thích cá nhân (chẳng hạn như thể thao, phim, sách hoặc âm nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, buôn bán
Dịch vụ học tập hiệu quả: Với sự trợ giúp của mạng xã hội, sinh viên có thể truy cập và tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và nghiên cứu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau tại các thư viện, nhà sách
Bên cạnh đặc điểm đa dạng của mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội còn mang lại ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác như: Trong lĩnh vực kinh doanh cũng có nhiều ảnh hưởng về mặt kết nối cộng đồng Khi làm công tác xã hội, thông qua mạng xã hội, đất nước mình cũng có thể quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới.
* Đặc điểm giới tính, độ tuổi Đây là giai đoạn phát triển cả về mặt tâm sinh lý và có sự thu hút về giới tính mạnh mẽ, chính vì vậy MXH là công cụ không thể thiếu đối với giới trẻ đặc biệt là sinh viên Độ tuổi của sinh viên thường rơi vào khoảng từ 18 đến 23, khi rời khỏi trường cấp 3, sinh viên thường lựa chọn cho mình những ngôi trường phù hợp để học ngành nghề yêu thích, đây là một bước ngoặt lớn và có những thay đổi nhất định Nhu cầu tìm được người để trao đổi chuyện trò tại một môi trường mới là khá khó khăn, vì phải đi làm quen, trò chuyện, giao lưu, nhưng với thời đại công nghệ hiện nay thì việc này vô cùng đơn giản, chỉ với một click chuột, thì bạn đã kết nối với cả thế giới thay vì việc phải đi gặp mặt trực tiếp. Thông qua các công cụ online của mạng xã hội, thì có thể diễn zra hàng trăm cuộc hội thoại, có thể là trò chuyện, có thể là giải trí, có thể là học nhóm, nhưng cũng có thể tìm hiểu những người khác giới và tìm kiếm cho mình một tình yêu, nên sinh viên tham gia MXH trong thời kỳ này đặc biệt mạnh mẽ
* Sở thích, hứng thú, thói quen của các cá nhân đối với mạng xã hội:
Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh vực đó phát triển dễ dàng hơn Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, là cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn Chính vì vậy đối với mỗi bản thân hứng thú với một cái gì đó luôn kèm theo tính hấp dẫn mà cá nhân hướng đến nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân đó Mạng xã hội với những ưu thế của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thế giới cũng như thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ ở Việt Nam đặc biệt là giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng Sinh viên là những người ham học hỏi, luôn năng động sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học – kỹ thuật của nhân loại Từ khi công nghệ thông tin ra đời ở Việt Nam nó đã được rất nhiều bạn trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt và trở thành một phần không thể thiếu đối với các bạn sinh viên trong cuộc sống ngày nay Chính vì vậy từ khi mạng xã hội ra đời với các giao diện và tính năng của mình như trò chuyện, chat, bộc lộ tâm trạng … và lợi ích của nó đem như tìm hiểu thông tin, phục vụ học tập, giải trí … đã kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng
* Nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của cá nhân:
Vài nét về khách thể nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát 350 sinh viên năm cuối (K53) thuộc các khoa Tâm lý - Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Ngoại ngữ, Toán, Giáo dục mầm non, Văn học, Lịch sử, Địa lý của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
TLGD GDTH NN Toán GDMN Văn Sử Địa
Khách thể nghiên cứu chủ yếu là sinh viên học năm thứ 4 của trường ĐHSP – ĐHTN tại phường Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh TháiNguyên Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu trên nhóm khách thể này.
Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường ĐHSP – ĐHTN là một trường đặc thù về đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học, sau đại học, cũng là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du miền núi phía Bắc Khi sinh
27 viên học tại đây sẽ được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho học tập một cách tối ưu
Với phương pháp dạy và học hiện đại, giảng viên có trình độ cao và giáo trình chuyên sâu, Trường ĐHSP – ĐHTN khuyến khích sinh viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, thầy cô còn hướng dẫn sinh viên những cách thức học dễ tiếp thu hơn như làm bài tập nhóm, bán hàng trên mạng xã hội hay tạo nhóm học tập trực tuyến, giúp sinh viên lĩnh hội tri thức hiệu quả hơn.
Sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN luôn tự chủ động trong việc học của mình Khi giảng viên giao bài tập các nhân hay bài tập nhóm, dưới mọi hình thức thì sinh viên phải hoàn thành được bài tập đó đúng thời hạn và đúng theo phương pháp mà thầy cô hướng dẫn Chính vì vậy mạng xã hội đã trở thành công cụ đắc lực cho sinh viên ĐHSP – ĐHTN phát huy hết tính sáng tạo, chủ động của mình
Mạng xã hội đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động học tập của sinh viên và giảng viên tại Trường ĐHSP – ĐHTN Facebook và Zalo trở thành cầu nối chung cho toàn bộ sinh viên và giảng viên Nhờ sự kết nối này, sinh viên dễ dàng tiếp cận thông tin, chia sẻ lịch thi, bài tập và trao đổi trực tiếp với giảng viên Mạng xã hội cũng là kênh giải trí hữu ích, cung cấp nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thư giãn của sinh viên.
Các giai đoạn nghiên cứu
2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận
Tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về nhu cầu sử dụng mạng xã hội và nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid Từ đó xác định những kế thừa, những luận điểm của họ đồng thời chỉ ra được những hạn chế ở các nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu
Phân tích các biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí của sinh viên; các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụngMXH của sinh viên.
2.3.2 Giai đoạn điều tra thử
- Mục đích: Xác định độ giá trị và độ tin cậy của bảng hỏi để rút kinh nghiệm, sửa chữa những câu hỏi không đạt yêu cầu.
- Phương pháp: Để điều tra thử, chúng tôi tiến hành sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn bị ở giai đoạn trước thiết kế dưới dạng google form.
- Khách thể nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 350 sinh viên chính quy, trong đó: 8 sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục, 95 sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, 48 sinh viên khoa Ngoại ngữ, 45 sinh viên khoa Toán, 71 sinh viên khoa Giáo dục mầm non, 50 sinh viên khoa Văn, 10 sinh viên khoa Sử, 23 khoa Địa lý
- Nội dung: tiến hành khảo sát thử bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra
- Xử lý số liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý bằng exel Ở giai đoạn này chỉ quan tâm chủ yếu đến độ tin cậy và độ giá trị của phiếu trưng cầu ý kiến
2.3.3 Giai đoạn điều tra chính thức
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu. a, Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến
- Khảo sát thực trạng các biểu hiện về nhu cầu học tập và giải trí của sinh viên khi sử dụng MXH trong bối cảnh dịch Covid
- Khảo sát thực trạng các mức độ nhận thức, thái độ của sinh viên về nhu cầu sử dụng MXH trong bối cảnh dịch Covid.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN.
Trong bối cảnh dịch Covid tất cả sinh viên đều học online tại nhà do đó chúng tôi thiết kế phiếu điều tra dưới dạng google form và gửi cho lớp trường trưởng các lớp học phần để lấy thông tin.
29 Để có được câu trả lời chính xác, đáp ứng được yêu cầu của luận văn, sinh viên trả lời được tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có một tâm lý thoải mái, để họ có thể tự nguyện trả lời một cách nghiêm túc Mỗi khách thể tham gia bảng hỏi cần thực hiện một cách độc lập, nghiêm túc theo suy nghĩ riêng của mình, không được phép trao đổi, bàn bạc với những người khác
* Cách thức xử lý số liệu
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng exel để tính điểm trung bình và số liệu phần trăm
Sau khi các khách thể hoàn thành phiếu khảo sát, tác giả tiến hành tập hợp phiếu và kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không Phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án của từng câu hỏi theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỉ lệ phần trăm như sau:
Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ hiệu quả/ ảnh hưởng trong luận văn quy định điểm như sau:
- Điểm 4: Rất thường xuyên/ Tốt/ Rất hiệu quả/ Rất ảnh hưởng.
- Điểm 3: Thường xuyên/ Khá/Hiệu quả/ Ảnh hưởng.
- Điểm 2: Đôi khi/ TB/ Ít hiệu quả/Ảnh hưởng một phần.
- Điểm 1: Không bao giờ / Yếu/Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng. Tính điểm theo mỗi mức độ:
Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình: X =
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
Các nhận định mức độ dược xác định như sau
Bảng 2.3 Ý nghĩa thang đo 4 mức độ
Giá trị trung Ý nghĩa bình
1,00 -> 1,75 Mức độ 1 (Không thực hiện/Yếu/Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng)
1,76 -> 2,51 Mức độ 2 (Đôi khi/ trung bình/Ít hiệu quả/Ảnh hưởng một phần)
2,52 -> 3,27 Mức độ 3 (Thường xuyên/Khá /Hiệu quả/ Ảnh hưởng)
3,28 -> 4,00 Mức độ 4 (Rất thường xuyên/Tốt/Rất hiệu quả/Rất ảnh hưởng)
Thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid
Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid
3.1.1 Thực trạng sử dụng các loại mạng xã hội của sinh viên trường Đại học
Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid
Nhằm tìm hiểu về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN hiện nay, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn đang sử dụng mạng xã hội nào? Kết quả thu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
Hiếm khi Không bao giờ
Sinh viên sử dụng các mạng xã hội rất phổ biến, với điểm trung bình là 2,59 Tuy nhiên, mức độ sử dụng ở các mạng xã hội khác nhau có sự chênh lệch, dao động từ 1,89 đến 3,57.
Những mạng xã hội được sinh viên sử dụng ở mức độ nhiều nhất gồm: Tiktok (với 96%; ĐTB: 3.57); Youtube (95%; ĐTB: 3.43); Facebook (85%; ĐTB: 3.34); Instagram (87%; ĐTB: 3.32) Kết quả này hoàn toàn có thể lí giải như sau: Đây là những ứng dụng phổ biến, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ, nhiều tiện ích, dễ sử dụng và có thể giúp sinh viên tương tác với mọi người tốt nhất Trao đổi với sinh viên Ng P Ng, khoa Giáo dục Tiểu học, khóa 53 về vấn đề này, bạn Nga cho rằng: “Mình thường sử dụng Tiktok là nhiều nhất vì mình thấy nó khá thú vị đa dạng, về mặt nội dung các video không quá dài nhưng lại khá hay, nó làm cho mình cảm thấy thoải mái, phấn chấn hơn sau khi sử dụng.”
Tuy nhiên, vẫn còn một số ứng dụng sinh viên ít lựa chọn, gồm: Printeres (38%; ĐTB: 2.32), Spoon (30%; ĐTB: 2.10), Whatsapp (22%; ĐTB: 1.89), Snapchat (40%; ĐTB: 1.99), Linkedin (50%; ĐTB: 2.45) Lí giải vấn đề này, qua phỏng vấn sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục K53 chúng tôi được biết: Đây là những ứng dụng khá xa lạ với sinh viên vì các tính năng sử dụng chưa được đa dạng phong phú, các giao diện hình ảnh chưa được sinh động, thậm chí có một số sinh viên không hề biết đến các ứng dụng trên Thêm nữa là với những ứng dụng như: zalo, facebok, tiktok, hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của sinh viên nên nhu cầu sử dụng các ứng dụng khác của sinh viên không cao.
3.1.2 Lý do sinh viên trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên biết đến mạng xã hội
Bên cạnh thực trạng lựa chọn và sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐHSP – ĐHTN chúng tôi còn tìm hiểu lý do sinh viên biết đến các trang mạng xã hội Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2 Lý do sinh viên biết đến mạng xã hội
Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
Tìm hiểu qua Sách, báo 23 7
Qua khảo sát với 160 sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN, có tới 46% biết đến mạng xã hội thông qua hình thức "Tìm hiểu trên internet" Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên tiếp cận mạng xã hội do "Bạn bè giới thiệu" cũng khá cao, đạt 36%.
Th Tr khoá 53 khoa Toán cho biết “Ban đầu tôi cũng không biết mạng xã hội là gì, sau đó nghe bạn bè nói chuyện và rủ tôi cùng tham gia nên cũng thử dùng xem sao, tôi bắt đầu sử dụng để trò chuyện với bạn bè cho vui” Có thể nhận thấy rõ rằng “Quảng cáo” và “Tìm hiểu qua sách, báo” là lý do ít phổ biến nhất chỉ lần lượt chiếm 12% và 7% số sinh viên tham gia khảo sát Qua trao đổi với sinh viên N T H, khoa Giáo dục Tiểu học khoá 53, bạn H cho rằng: “Việc biết đến các mạng xã hội thông qua quảng cáo và tìm hiểu qua sách báo còn khá ít vì hiện nay có rất nhiều quảng cáo tràn lan trên internet khiến chúng ta khó chọn lựa, còn việc tìm hiểu qua sách báo làm chúng ta mất nhiều thời gian đọc và tìm hiểu”.
Không thể phủ nhận sự tăng trưởng của mạng xã hội đã góp phần đưa mạng xã hội đến với mọi người Với sinh viên trong bối cảnh dịch covid xảy ra, các em không có cơ hội để tương tác với bên ngoài nên việc dành thời gian tìm hiểu mạng xã hội cũng là điều dễ hiêu.
3.1.3 Thời gian sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
Ngày nay, mạng xã hội đã quá quen thuộc với cuộc sống và sinh hoạt của sinh viên thì việc sinh viên dành thời gian để sử dụng mạng xã hội cũng là điều mà chúng tôi muốn nghiên cứu Bảng khảo sát dưới đây sẽ trình bày chi tiết:
Bảng 3.3 Thời gian sử dụng mạng xã hội sinh viên ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
THỜI GIAN SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
Kết quả điều tra cho thấy có đến 154 sinh viên sử dụng mạng xã hội với khoảng thời gian 4 -8h/ ngày chiếm 44% tổng số sinh viên tham gia khảo sát Lý giải về vấn đề này sinh viên L T Th khoá 53 khoa Địa lý cho biết “Hiện nay đa số sinh viên có cho mình một chiếc Smartphone có thể truy cập vào mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi chỉ cần kết nối mạng nên việc dành một ngày 4 đến 8 tiếng trên mạng xã hội là điều chúng ta dễ dàng có thể thấy được Tuy nhiên việc hàng ngày các bạn sinh viên chìm đắm trong mạng xã hội nhiều tiếng đồng hồ như vậy thì quả thực là một điều đáng lo ngại”
Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của sinh viên, với 29% dành từ 2-4 giờ mỗi ngày để lướt mạng, trong khi 23% dành từ 1-2 giờ Chỉ có 4% sử dụng mạng xã hội dưới 1 giờ mỗi ngày Theo chia sẻ của sinh viên L.T.N, sử dụng mạng xã hội quá nhiều có thể gây ra tình trạng chóng mặt, tụt huyết áp Do đó, nhiều sinh viên lựa chọn dành ít thời gian hơn cho mạng xã hội và chuyển sang các hoạt động bổ ích hơn.
Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát về thời điểm sinh viên thường tham gia MXH trong ngày Với câu hỏi “Bạn thường cuyên tham gia mạng xã hội vào các thời điểm nào trong ngày?” Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.4 Thời điểm tham gia vào mạng xã hội của sinh viên ĐHSP – ĐHTN
THỜI ĐIỂM SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
Buổi sáng khi thức dậy 14 4.0
Khi đang làm việc hoặc học tập 36 10.3
Buổi tối trước khi đi ngủ 43 12.3
Trong số các bạn sinh viên được hỏi về thời điểm sử dụng mạng xã hội trong ngày thì có đến 168 (48,0%) ý kiến cho biết là họ sử dụng mỗi khi “rảnh rỗi”; tuy nhiên có tới 25,4% sinh viên thường sử dụng bất kể lúc nào; chỉ có ít có người lên kế hoạch vào mạng xã hội vào những thời điểm cụ thể trong ngày, với 12,3% sinh viên sử dụng buổi tối trước khi đi ngủ, 10,3% sinh viên sử dụng trong khi đang làm việc và học tập và 4% sinh viên sử dụng vào buổi sáng Kết hợp cùng bảng số liệu nêu ở trên có thể phần nào lý giải tại sao phần lớn sinh viên ĐHSP - ĐHTN dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội, các bạn không tự ý thức và kiểm soát thời gian dành cho mạng xã hội Điều này phần nào phản ánh mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đối với nhiều bạn việc hàng ngày truy cập mạng xã hội đã trở thành một thói quen khó bỏ cứ “Lúc nào rảnh rỗi” hay thậm chí “Bất cứ lúc nào” có thể truy cập mạng xã hội hầu hết sinh viên đều lang thang trên mạng xã hội.
3.1.5 Phương tiện sinh viên Trường ĐHSP-ĐHTN sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
Bảng 3.5 Phương tiện sinh viên sử dụng khi tham gia mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
Các mức độ mong muốn
Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Máy tính bảng 151 43 111 32 67 19 21 6 1092 3.12 Điện thoại 182 52 106 30 49 14 13 4 1157 3.31 ĐTB 2.88
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Sinh viên sử dụng các thiết bị phương tiện để truy cập vào mạng xã hội ở mức khá cao (ĐTB: 2.88) Đi sâu vào từng thiết bị cụ thể cho thấy có sự chênh lệch mức độ sử dụng các thiết bị với điểm trung bình dao động từ 1.89 – 3.57 Cụ thể:
Những thiết bị được sinh viên lựa chọn sử dụng nhiều nhất là điện thoại với 82%; ĐTB: 3.31 Kết quả này hoàn toàn lý giải như sau: Đây là thiết bị nhỏ gọn tiện ích có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi, có thể kết nối mạng, wifi để sử dụng một cách dễ dàng Trao đổi với chúng tôi sinh viên N H A, khoá 53, khoa Ngoại ngữ về vấn đề, bạn H A cho rằng: “Hiện nay, hầu như ai cũng có cho mình một chiếc điện thoại Smart phone việc truy cập mạng xã hội bằng diện thoại là điều rất phổ biến các bạn có thể mang đi bất cứ nơi đâu miễn có kết nối mạng.”
Mức độ biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid
3.2.1 Mức độ biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong học tập
Bảng 3.6 Mức độ biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập trong bối cảnh dịch Covid
Các mức độ mong muốn
Không mong muốn Tổng điểm ĐTB
Trao đổi thông tin học tập 100 29 181 52 52 15 17 5 1064 3.04
Tương tác với giáo viên 88 25 102 29 132 38 28 8 950 2.71
Chia sẻ lịch thi hoặc lịch học 78 22 118 34 149 43 5 1 969 2.77
Tạo nhóm học tập 180 51 101 29 56 16 13 4 1148 3.28 ĐTB 2.83
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: sinh viên mong muốn được sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu học tập khá cao ĐTB: 2.83 Đi sâu vào từng nhu cầu ta thấy có sự chênh lệch về mức độ sử dụng giữa các mạng xã hội với điểm trung bình dao động từ 1.89- 3.57 Cụ thể:
Những nhu cầu sử dụng mạng xã hội được sinh viên mong muốn được đáp ứng nhiều nhất là: Tạo nhóm học tập (80%; ĐTB: 3,28) Thực tế cho thấy sinh viên chỉ cần có cho mình một tài khoản trong mạng xã hội người dùng có thể dễ dàng tạo nhóm và mời bạn bè cũng tham gia nhóm của mình thông qua đó các sinh viên có thể trao đổi bài tập qua việc nhắn tin hoặc gọi điện Nhờ đó rất nhiều group đã được lập ra Group của lớp thường được các thành viên trong lớp đăng bài hỏi về lịch học, lịch thi hay đơn giản là hỏi về bài tập sắp tới xem tình hình bạn bè trong lớp đã làm chưa và cùng nhau thảo luận sôi nổi Hơn thế nữa việc học nhóm nhờ có mạng xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thay vì phải gặp nhau trực tiếp để bàn bạc, lấy ý kiến của các thành viên vừa tốn kém vừa mất thời đi lại đôi khi việc họp nhóm như vậy gây ra bất đồng không đáng có vì tình trạng giờ cao su hay không thống nhất được thời gian cũng như địa điểm học nhóm, giờ đây với mạng xã hội các thành viên trong nhóm hoàn toàn có thể chủ động về thời gian và công việc, chỉ cần ở nhà tạo group tên nhóm và thêm các thành viên trong nhóm của mình vào cùng bàn luận về bài tập của nhóm.
Tuy nhiên vẫn còn một số nhu cầu ít được sinh viên lựa chọn đó chính là nghiên cứu khoa học (28%; ĐTB: 2.13) Lý giải về vấn đề này, qua phỏng vấn sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục K53 chúng tôi được biết: tìm kiếm các tài liệu trong các trang mạng xã hội là rất khó Để làm rõ hơn mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.7: Mức độ sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu học tập trong bối cảnh dịch Covid
Hoàn toàn đáp ứng Đáp ứng
1 phần Đáp ứng Không đáp ứng Tổng điểm ĐTB
Sl Tỉ SL Tỉ Sl Tỉ Sl Tỉ
Trao đổi thông tin học tập
Tương tác với giáo viên 36 10 98 28 14
Gửi bài tập qua MXH 189 54 92 26 49 14 20 6 1150 3.29
Chia sẻ lịch thi hoặc lịch học
Tạo nhóm học tập 180 51 106 30 45 13 19 5 1147 3.28 ĐTB 2.94
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên khá cao (ĐTB: 2.94) Ở từng nội dung cụ thể, việc sử dụng mạng xã hội đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên với các mức độ khác nhau Đi sâu vào từng nhu cầu cụ thể cho thấy có sự chênh lệch về mức độ đáp ứng giữa các mạng xã hội để học tập với điểm trung bình dao động từ 1.89- 3.57 Cụ thể:
Những nhu cầu đáp ứng ở mức cao với sinh viên đó là: Gửi bài tập quaMXH (80%; ĐTB: 3.29), tạo nhóm học tập (81%; ĐTB: 2.28) Kết quả này có thể lý giải như sau: Đây là các nhu cầu khá cần thiết đối với việc học tập của sinh viên nó giúp các sinh viên có thể kết nối với nhau, một nhóm học tập, nhóm lớp thông qua đó các bạn có thể trao đổi chia sẻ về bài tập, bài học mà ngày hôm đó được học, các bạn có thể gửi bài tập để chia sẻ cách làm cho nhau, có thể gửi bài cho cô giáo để chấm điểm
Tuy nhiên, vẫn còn một số nhu cầu sinh viên nhận thấy chưa thực sự được đáp ứng là “Tương tác với giáo viên” (38%; ĐTB: 2.13) Lý giải về điều này bạn Đ T M khoa Toán, khoá 53 cho biết: “Việc sử dụng mạng xã hội có thể giúp sinh viên gần gũi với giảng viên hơn thay vì gặp mặt trực tiếp giảng viên thì sinh viên có thể kết bạn nhắn tin với giảng viên Nhưng hiện nay có một số sinh viên còn rụt rè, e ngại khi nhắn tin gọi điện cho giảng viên để hỏi thầy cô về những thắc mắc của bài học”.
Qua khảo sát, sinh viên phản ánh việc đáp ứng nhu cầu thông tin học tập trên mạng xã hội chưa thực sự đồng đều Có nội dung được đánh giá cao nhưng vẫn còn nội dung chưa đáp ứng, trong đó nội dung tương tác với giáo viên được đánh giá thấp nhất Theo chia sẻ của cô L.T.H, giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, trong bối cảnh dịch bệnh, giảng viên và sinh viên chủ yếu tương tác qua nhóm Zalo của lớp Tuy nhiên, một số sinh viên còn ngần ngại chia sẻ vấn đề học tập Thông thường, lớp trưởng đóng vai trò cầu nối giữa giảng viên và sinh viên, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tương tác cá nhân giữa giảng viên và sinh viên.
3.2.2 Mức độ nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên trong lĩnh vực giải trí
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu học tập, còn một lí do lớn nữa khiến mạng xã hội ngày càng được sử dụng phổ biến đó là “giải trí” Con người ngày càng
Mạng xã hội hiện nay là một trong những phương tiện giải trí tuyệt vời nhất Mặc dù đôi khi, nó cũng hỗ trợ công việc và học tập, nhưng phạm vi và hiệu quả khá hạn chế Mọi người tìm đến mạng xã hội chủ yếu để thoải mái, thư giãn và "cười" Dựa trên nhu cầu giải trí này, chúng tôi đã đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá và thu được số liệu cụ thể.
Bảng 3.8 Thực trạng mức độ mong muốn sử dụng mạng xã hội đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
Các mức độ mong muốn
Không mong muốn Tổng điểm ĐTB Sl
Chia sẻ khó khăn tâm lý 98 28 148 42 82 23 22 6 1022 2.92
Nhu cầu thể hiện bản thân
Tham gia các cuộc thi ở trên mạng
Gia nhập các group 170 49 102 29 60 17 18 5 1124 3.21 ĐTB 2.97
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Nhu cầu sinh viên sử dụng mạng xã hội để giải trí khá cao (ĐTB: 2.97); Mức độ mong muốn sử dụng mạng xã hội cho từng nội dung cụ thể có sự khác biệt nhất định với điểm trung bình dao động từ 1.89- 3.57 Không có nội dung nào đạt mức độ mong muốn ở mức trung bình Cụ thể:
Những nội dung giải trí có mức độ sử dụng mạng xã hội cao gồm: kinh doanh online (81%; ĐTB: 3.29), xả stress (82%; ĐTB: 3.32), tìm kiếm bạn bè (82%; ĐTB:3.32) Qua trao đổi với bạn N.V.N, khoa Giáo dục tiểu học K53 chúng tôi được biết: Đây là những nội dung giải trí giúp sinh viên cảm thấy thoải mái Sau một ngày học tập mệt mỏi sinh viên có thể lên MXH nhắn tin xem video để xả tress; Bên cạnh đó sinh viên cũng có thể sử dụng mạng xã hội để trò chuyện, chia sẻ với nhiều bạn bè cùng lúc Thông qua những mối quan hệ này, sinh viên có thể kinh doanh các mặt hàng mà mình muốn bán Việc này vừa mang lại thu nhập cho sinh viên, vừa giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ bạn bè
Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu bán hàng online, xả stress, sinh viên còn sử dụng mạng xã hội hướng đến các nhu cầu như: Chia sẻ khó khăn tâm lý (ĐTB: 2.92); Tìm kiếm việc làm (ĐTB: 2.78); Chơi game online (ĐTB: 2.88); Tham gia các cuộc thi ở trên mạng (ĐTB: 2.67).
Có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cho các nội dung giải trí khá đa dạng Điều này cho thấy bối cảnh covid có những tác động nhất định đối với sinh viên Thời gian học online kéo dài, không được gặp bạn bè, thầy cô trực tiếp Trao đổi với bà N.T.A, phụ huynh của em L.T.A, khoa Giáo dục mầm non, chúng tôi được biết: “Suốt thời gian học online, các cháu ở nhà học, không được đi đâu nên suốt ngày vào mạng, lúc thì chát chít, lúc thì nghe nhạc, lúc thì xem phim Tôi có cảm giác con mình có lúc đang sống ở thế giới của riêng nó”. Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này chúng tôi tìm hiểu thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.9 Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu giải trí khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong bối cảnh dịch Covid
Các mức độ đáp ứng Hoàn toàn đáp ứng Đáp ứng 1 phần Đáp ứng Không đáp ứng
Chia sẻ khó khăn tâm lý 164 47 101 29 62 18 23 7 1106 3.16
Nhu cầu thể hiện bản thân
Tham gia các cuộc thi ở trên mạng
Gia nhập các group 103 29 158 45 67 19 22 6 1042 2.98 ĐTB 2.95
Kết quả bảng 3.9 cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu sinh viên sử dụng mạng xã hội cho lĩnh vực giải trí là khá cao (ĐTB: 2.95) Ở giữa các nội dung có sự chênh lệch nhất định về mức độ đáp ứng với điểm trung bình dao động từ 1.89- 3.57 Cụ thể:
Những nội dung giải trí được sinh viên đánh giá ở mức đáp ứng gồm: Xả stress (81%; ĐTB: 3.30), kinh doanh online (81%; ĐTB: 2.29) Kết quả này có thể lý giải như sau: Đây là các nhu cầu mà sinh viên lựa chọn nhiều nhất vì sau một buổi học mệt mỏi thông qua MXH sinh viên có thể thoải mái lên mạng lướt xem tin tức video hay để giải trí thậm chí có thể trò chuyện vui vẻ với bạn bè sau ngày học tập căng thẳng Có nhiều bạn thông qua mạng xã hội để kinh doanh online kiếm thêm thu nhập giúp đỡ cho bố mẹ về kinh tế Bạn M khoa Địa khoá 53 cho biết: “Mình chủ yếu lên mạng xã hội để đọc tin tức rồi xem mọi người bình luận luôn, thấy nhiều tin đài báo đăng là vậy nhưng có bạn sống ở gần nơi xảy ra sự việc chia sẻ thêm thông tin lại thấy vấn đề không phiến diện như trong bài báo mà theo một hướng khác hẳn, thỉnh thoảng đọc thấy tin nào hay mình cũng chia sẻ lên trang cá nhân rồi cùng bạn bè bàn tán cũng rất vui”.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
Bảng 3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SL TỶ LỆ%
Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại 81 23
Do đặc điểm về giới tính và độ tuổi 131 37
Do sở thích, hứng thú, thói quen của bạn 29 8
Do nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của bản thân 63 18
Nhìn vào bảng 3.10 có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên, trong đó yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất là
“Đặc điểm về giới tính và độ tuổi “ với 37% số sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn; tiếp theo đó là “Tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại” chiếm 23% Những yếu tố ảnh hưởng ít nhất với sinh viên đó là do môi trường 13%, do nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của bản thân là 18% cuối cùng đó là do sở thích hứng thú, thói quen là 8% Lý giải về điều này bạn T T H khoá 53 khoa Ngoại Ngữ cho biết: Ở lứa tuổi sinh viên, MXH là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, nếu một ngày họ không vào MXH sẽ cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt trong người Sinh viên là lứa tuổi có nhu cầu cao về tình cảm bạn bè, tinh cảm nam nữ lẫn tình cảm thấm mĩ vì vậy mà nhu cầu trao đổi thông tin và liên lạc bằng điện thoại di động là điều cần thiết ở lứa tuổi này Điều đó lý giải tại sao ở độ tuổi này sinh viên có phong cách, cách nghĩ riêng và MXH là nơi thể hiện phong cách cũng như khẳng định bản thân Chính điều này đã chi phối và là động lực thúc đẩy hành vi sử dụng MXH ngày càng nhiều.
Chúng tôi có tiến hành một khảo sát nhỏ để tìm hiểu xem sinh viên vì những lý do gì mà sử dụng mạng xã hội Kết quả thu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.11 Lý do sinh viên sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
LÝ DO SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %
Liên lạc với bạn bè 126 36
Nghiên cứu cho thấy trong số 350 sinh viên, 36% (126 người) sử dụng mạng xã hội để "liên lạc với bạn bè" Đứng thứ hai là lý do "giải trí" với 36% sinh viên lựa chọn Các lý do khác bao gồm "tìm học liệu" (12%), "kinh doanh" (9%) và "giao diện đẹp" (6%) Theo sinh viên Nguyễn Thị Lan Anh khoa Giáo dục Tiểu học, những lý do sinh viên chọn nhiều nhất khi sử dụng mạng xã hội đều mang tính chất tích cực Mạng xã hội dễ sử dụng và thuận tiện cho việc giao tiếp, kết nối các mối quan hệ.
Tiếp theo nữa chúng tôi khảo sát về những lợi ích khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid, kết quả thu được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.12 Lợi ích khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
Các mức độ Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 1 phần Đồng ý Không đồng ý
% Thoả mãn nhu cầu giao tiếp, trò chuyện
Bảng 3.12 chỉ ra nhu cầu giải trí trên mạng xã hội của sinh viên được đáp ứng ở mức tương đối cao (ĐTB: 3,00) Trong số các nội dung, mức độ đáp ứng có sự khác biệt rõ rệt, với điểm trung bình dao động từ 1,89 đến 3,57.
Những lợi ích được sinh viên đánh giá ở mức độ cao gồm: Giảm stress (81%; ĐTB: 3.29), giải trí (82%; ĐTB: 2.31) Kết quả này có thể lý giải như sau: Đây là những lợi ích mà được sinh viên lựa chọn nhiều nhất vì sau một ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi thì mạng xã hội với những tính năng tiện ích
Nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim hay chơi game có thể giúp sinh viên thư giãn và giảm bớt căng thẳng Theo chia sẻ của bạn L K53 khoa Văn: "Sau một ngày học căng thẳng, tôi thường lên mạng xã hội để xem các video thú vị, trò chuyện với bạn bè hoặc nghe nhạc Mạng xã hội giúp tôi giải tỏa căng thẳng đáng kể, giúp tôi bình tĩnh và thư giãn hơn."
Các phương tiện truyền thông xã hội (MXH) được sinh viên đánh giá cao về lợi ích trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trò chuyện, kinh doanh, thể hiện bản thân và truyền thông, quảng cáo Theo sinh viên N.T.M, khoa Giáo dục Tiểu học, MXH là nơi mọi người dễ dàng kết nối với nhau, trò chuyện, gọi điện, giúp gắn kết mối quan hệ giữa sinh viên Bên cạnh đó, MXH còn là nền tảng thuận lợi để kinh doanh, truyền thông và quảng cáo mà không mất phí, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid, những lợi ích này càng trở nên giá trị.
Ngoài những lợi ích đáng kể mang lại khi sử dụng các trang mạng xã hội, song đó cũng tồn tại một số bất cập do các trang mạng xã hội đem lại:
Bảng 3.13 Bất cập khi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN trong bối cảnh dịch Covid
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 1 phần Đồng ý Không đồng ý
Dễ bị đánh cắp các thông tin cá nhân 79 23 98 28 143 41 30 9 926 2.65
Dễ bị tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh 183 52 102 29 50 14 15 4 1153 3.29
Dễ bị chi phối cảm 106 30 134 38 76 22 34 10 1012 2.89 xúc ĐTB 3.02
Kết quả bảng 13 cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu sinh viên sử dụng mạng xã hội cho lĩnh vực giải trí là khá cao (ĐTB: 3.02) Ở giữa các nội dung có sự chênh lệch nhất định về mức độ đáp ứng với điểm trung bình dao động từ 1.89 - 3.57 Cụ thể:
Mạng xã hội mang nhiều bất cập đáng ngại đối với giới trẻ, bao gồm việc tiêu tốn quá nhiều thời gian (81%; ĐTB: 3,28) và dễ bị tiếp xúc với nội dung không lành mạnh (81%; ĐTB: 3,29) Nguyên nhân chính là do nhiều người không kiểm soát thời gian truy cập, biến việc lang thang trên mạng thành thói quen khó bỏ Như chia sẻ của bạn Ng T.N, sinh viên khóa 53 khoa Tâm lý Giáo dục: "Ban đầu, mình tham gia Facebook chỉ để kết nối bạn bè, nhưng dần thành thói quen Mỗi lần vào Facebook không chỉ để tán gẫu mà còn đăng ảnh, chờ like, comment khiến thời gian trôi qua vô ích".
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những bất cập đạt mức khá cao như: Dễ bị lợi dụng chiếm 71% và ĐTB: 3.01 Việc bị lợi dụng trên mạng xã hội là vấn đề cũng khá nổi trội hiện nay của sinh viên Qua trao đổi về vấn đề này chúng tôi được biết sinh viên là độ tuổi còn thiếu nhiều những kiến thức thực tiễn, chỉ mới chơi vơi, chênh vênh bước chân vào trường đại học vẫn còn thiếu nhiều mục tiêu phía trước và hơn hết là muốn chứng tỏ bản thân với gia đình và xã hội cho nên việc dễ bị lợi dụng là điều cũng dễ dàng xảy ra Tiếp theo đó là dễ bị đánh cắp các thông tin cá nhân (51%; ĐTB: 2.65) Bị lấy cắp thông tin cá nhân, hình ảnh… là một trong những nguy cơ lớn nhất khi tham gia mạng xã hội Những bài báo về việc nữ sinh bị bạn trai cũ đánh cắp tài khoản mạng xã hội rồi tung ảnh “nhạy cảm” để trả thù không còn là chuyện hiếm kể từ khi mạng xã hội ra đời gây ra những hậu quả đau lòng Năm 2014 dư luận xôn sao về câu chuyện
49 đau lòng về cô nữ sinh N.T.T.L 18 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội đã uống thuốc diệt cỏ tự tử vì bị bạn học cùng lớp tên H chụp ảnh chân dung rồi ghép vào ảnh mặc áo cổ rộng, đưa lên mạng xã hội Facebook - đã tử vong Trên thực tế còn rất nhiều những bi kịch khác vẫn đang từng ngày xảy ra trên mạng xã hội khiến người dùng vô cùng lo lắng, hoang mang Và cuối cùng đó là dễ bị chi phối cảm xúc (68%; ĐTB: 2.89) Chia sẻ về vấn đề này bạn N.T.Đ khoa Giáo dục mầm non nói: “Mình hay chụp ảnh “tự sướng” và coi trang cá nhân như nhật kí của mình có chuyện gì mình cũng đều chia sẻ với bạn bè rồi chờ mọi người “like” và bình luận, nhiều khi làm gì hay lên lớp cũng chẳng tập trung vì lo lắng không biết bạn bè có bình luận gì không? Hoặc lúc truy cập thấy ít bình luận và “like” nào lại cảm thấy rất hụt hẫng” Quả thật mạng xã hội cũng giống như một cuộc sống thu nhỏ của mình với bạn bè bằng nút “like” và “comment” Chính vì thế khi không được “quan tâm” hay luôn ở trạng thái chờ sự “quan tâm” khiến người dùng bị mạng xã hội chi phối cảm xúc lúc nào không hay.
Với những giá trị giải trí cũng như học tập được đáp ứng như trên liệu sinh viên có cảm thấy thỏa mãn khi tham gia mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid hay không?
Bảng 3.13 Cảm xúc của sinh viên khi tham gia mạng xã hội trong bối cảnh dịch Covid
TRẠNG THÁI SỐ LƯỢNG TỶ LỆ %