bài tiểu luận kết thúc học phần nhu cầu nhà ở của sinh viên lớp 2205qtna khoa quản trị nhân lực học viện hành chính quốc gia

45 1 0
bài tiểu luận kết thúc học phần nhu cầu nhà ở của sinh viên lớp 2205qtna khoa quản trị nhân lực học viện hành chính quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hà Nội – 2023LỜI CẢM ƠNEm xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản trị nhân lực, giảng viên học phần tạo điều kiện thuận lợi để em triển k

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

-*** -TÊN ĐỀ TÀI:

NHU CẦU NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN LỚP 2205QTNA, KHOA QUẢN TRỊNHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa họcMã phách: ………

Trang 2

Hà Nội – 2023

Trang 3

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

-*** -TÊN ĐỀ TÀI:

NHU CẦU NHÀ Ở CỦA SINH VIÊN LỚP 2205QTNA, KHOA QUẢN TRỊNHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa họcMã phách: ……….

Trang 4

Hà Nội – 2023

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản trị nhân lực, giảng viên học phần tạo điều kiện thuận lợi để em triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên tập thể lớp 2205QTNA đã hợp tác, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện.

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2023

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, những sô liệu và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra dựa trên thực tế khảo sát chưa từng được ai công bố Nhóm tác giả chúng tôi xin cam đoan rằng, nếu kết quả của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu thiếu đi sự trung thực, là sản phẩm của sự sao chép, đánh cắp thì nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cho kết quả đó.

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2023

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Loại hình nhà ở của sinh viên 15

Biểu đồ 2 Khoảng cách giữa chỗ ở và trường học 16

Biểu đồ 3 Vấn đề xung quanh nơi ở sinh viên 18

Biểu đồ 4 Ý nghĩa nhà ở đối với sinh viên 19

Biểu đồ 5 Các nhu cầu về nhà ở của sinh viên 20

Biểu đồ 6 Mức độ thỏa mãn của sinh viên về nơi ở (%) 21

Biểu đồ 7 Nhà ở ảnh hưởng đến các mặt 22

Biểu đồ 8 Ảnh hưởng tích cực của nơi ở với sinh viên 23

Biểu đồ 9 Ảnh hưởng tiêu cực của nơi ở với sinh viên 24

Trang 8

MỤC LỤC

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Theo hệ thống nhu cầu của maslow mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và siêu việt ở phía trên Trong đó các nhu cầu căn bản nhất thuộc về “thể lý” gồm: thở, thức ăn, nước uống, ngủ… Và trong đó có nơi trú ngụ Là một nhu cầu có tính cấp thiết đối với con người, nơi ở là một trong những yếu tố đầu tiên thúc đẩy phát triển của của một cá thể Tháp nhu cầu Maslow có ý nghĩa là để động lực phát sinh ở giao đoạn tiếp theo, mỗi giai đoạn phải được thỏa mãn trong chính cá nhân họ Mà nơi trú ngụ nằm trong yếu tố cơ bản đầu tiên nên nếu nó không được thỏa mãn thì không có bất kì giai đoạn phát triển nào tiếp theo nữa.

Đi qua hơn hai thập kỉ của thế kỉ 21, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng vọt kéo theo sự phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật cùng với nhu cầu về mức sống của con người ngày càng cao đặc biệt là vấn đề nhà ở.

Sinh viên hiện nay là tương lai của đất nước xã hội, tình trạng chung sinh viên hiện nay là vấn đề nhà ở Bước chân vào giảng đường đại học, hầu hết các sinh viên có môi trường sinh hoạt và học tập khác đi so với trước đây Đối mặt với nhiều điều kiện khó khăn để theo học tại một ngôi trường đại học nằm trong khu vực Hà Nội, đặc biệt đối với các bạn sinh viên ngoại tỉnh Xuất phát là những bạn học sinh THPT trước đây vẫn luôn sống trong bàn tay yêu thương của gia đình, không phải lo lắng về cơm áo, gạo tiền Giờ đây, đứng trước một bước ngoặt mới, một thành phố mới xa lạ, có lẽ là háo hức cũng có nhưng lo lắng lại càng nhiều Một trong những hành trang đầu tiên cần có để sẵn sàng theo học tại một ngôi trường đại học xa nhà đó là nơi để ở Điều này có lẽ là mối lo lắng đầu tiên của cả sinh viên mới lên và cả các bậc phụ huynh

1

Trang 10

Vấn đề nhà ở là mối lo chung của các bạn sinh viên các trường không riêng gì HVHCQG Một ngôi trường nằm ở vị trí tuy không gần trung tâm nhưng nhu cầu nhà ở rất cao nên việc ổn định nhanh chóng nơi ở không hề dễ dàng Theo đó còn tùy thuộc vào tâm lý, nhu cầu sinh viên cũng như điều kiện hoàn cảnh gia đình để tìm được một nơi tương đối đáp ứng được những tiêu chí trên Những điều trên đã thúc đẩy cá nhân tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu nhà ở của sinh viên lớp 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia.”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những thập kỉ gần đây đã làm thay đổi đáng kể cách sống, làm việc, vui chơi và giao tiếp của con người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng trong đó có sinh viên Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho hệ thống cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt là nhà ở cho sinh viên Vai trò, chức năng và mô hình nhà ở sinh viên trên toàn thế giới đang dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế Trong đó, nhà ở cần phải trở thành môi trường sư phạm lý tưởng, là nơi tương tác hiệu quả dành cho sinh viên, giảng viên và người hướng dẫn.

Nhà ở dành cho sinh viên là yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu, chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học và sự thành công của sinh viên Bước sang thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động rõ nét đến phương thức ăn ở, sinh hoạt và học tập của sinh viên Vì vậy việc nghiên cứu và phát triển nhà ở sinh viên thích ứng với điều kiện mới là hết sức cần thiết.

TS.KTS Ngô Thị Kim Dung với bài “Nhà ở sinh viên tại Việt Nam thực trạng và phương hướng phát triển” có viết phần lớn các cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng được nhu cầu ở của sinh viên cả về số lượng và chất lượng Điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sự thành công của sinh viên và tính cạnh tranh, hấp dẫn của nhà trường Để giải quyết được tình trạng này, bên cạnh các chủ

2

Trang 11

trương chính sách hỗ trợ của nhà nước, các cở sở giáo dục đại học cần chủ động, huy động các nguồn lực để phát triển và hoàn thiện cơ sở vật chất nói chung và khu ở cho sinh viên nói riêng đáp ứng các nhu cầu điều kiện và yêu cầu thực tế hiện tại và tương lai Các khu ở của sinh viên phải được xem là bộ phận quan trọng trong chiến lược đào tạo của nhà trường giúp cho người học có thể học ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh [1]

Đề tài “Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn nơi ở trong quá trình học tập của sinh viên tại trường Đại học Duy Tân” của Nguyễn Khánh Thu Hằng nói rằng việc nâng cao đời sống cho sinh viên là một trong những mối qua tâm hàng đầu trong ngành giáo dục của nước ta Đó là việc hết sức cần thiết, bởi nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vấn đề về nhân cách và ý thức của mỗi người, ít nhiều phụ thuộc vào môi trường sống xung quanh họ Do đó việc lựa chọn nơi ở là vấn đề gây ra nhiều khó khăn cho nhiều sinh viên hiện nay [2]

Trong nhiều năm gần đây, mức độ đầu tư cho nền giáo dục không ngừng tăng lên, đặc biệt là mức đầu tư cho đào tạo trình độ đại học, cao đẳng Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên số lượng các trường đại học, cao đẳng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy sẽ được củng cố nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên Song song với đó số lượng sinh viên ngày càng tăng kéo theo nhiều vấn đề bức thiết, trong đó vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề nổi cộm.

Trong bài luận văn “Nhà ở cho sinh viên – Thực trạng và giải pháp” chỉ ra vấn đề nhức nhối về các trường đại học, cao đẳng tập trung chủ yếu ở các khu đô thị đông đúc nên việc tìm và đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinh viên không đạt tiêu chuẩn Một thực tế cho thấy số chỗ ở trong kí túc xá rất hạn hẹp, chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên Các khu kí túc xá của các trường với chất lượng không được cao không đủ điều kiện để đảm bảo cho sinh viên ở và học tập tốt Qua đó cho thấy rõ việc tìm kiếm nhà ở của sinh viên là một vấn đề khó khăn

3

Trang 12

và nhiều bức xúc Vấn đề này cần được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn từ xã hội để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại Việt Nam [6]

Đề cập đến vấn đề nhà ở của sinh viên trong bài viết “Nhọc nhằn chỗ trọ sinh viên”, Duy Thịnh – tác giả cho rằng sinh viên có nhu cầu rất lớn về chỗ ở, việc đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên hiện nay là một việc câp bách Trong quá trình nhọc nhằn tìm chỗ trọ của mình, sinh viên rất mong chờ vào việc xã hội hóa trong xây dựng các khu kí túc xá được phát triển sâu rộng Cùng với đó chỉ số ít sinh viên may mắn được ưu tiên ở kí túc xá và tìm được chỗ ở phù hợp Và nguồn lực quan trọng giải quyết nơi ở cho sinh viên là từ các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn lớn: giá vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng cao [5]

Có khá nhiều tác giả của những bài báo, nghiên cứu đề cập đến nhu cầu ở của sinh viên trong xã hội hiện nay Qua một vài nghiên cứu trên thì tác giả đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhà ở đối với con người đặc biệt là thế hệ sinh viên Xã hội ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu nhà ở đối với sinh viên không chỉ đơn thuần là nơi che nắng, che mưa…nó thể hiện khá nhiều mặt trong xu hướng xã hội, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu nhà ở của sinh viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu– Phạm vi về thời gian: 2022 – 2024

– Phạm vi về không gian: Lớp 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học

viện Hành chính Quốc gia.

– Phạm vi về khách thể: 41 sinh viên lớp 2205QTNA, khoa Quản trị nhân

lực, Học viện Hành chính Quốc gia.

– Phạm vi nội dung: (tập trung chủ yếu) của đề tài:

4

Trang 13

+ Nhu cầu nhà ở của sinh viên: Việc thuê phòng trọ, hay kí túc xá + Các yếu tố tác động đến nhu cầu nhà ở của sinh viên

+ Nhà ở ảnh hưởng như nào đến sinh viên

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát chung thực trạng nhà ở, nhu cầu và các vấn đề nhà ở sinh viên Nhìn nhận được nhu cầu, các vấn đề nhà ở của sinh viên trong đối tượng nghiên cứu nói riêng và nhiều sinh viên khác nói chung.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao mức sống, sự thỏa mãn, khả năng tìm được nhà ở của sinh viên

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu nhà ở của sinh viên.

– Đánh giá thực trạng nhu cầu nhà ở của sinh viên 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia.

– Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở và tối ưu hóa nhu cầu nhà ở của sinh viên 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới.

5 Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân tích, so sánh, tổng hợp) – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp xây dựng bảng hỏi + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp quan sát + Phương pháp thống kê toán học

5

Trang 14

6 Đóng góp của đề tài

Đánh giá mức sống thông qua những nhu cầu đó Song song với đó chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nhà ở đối với sinh viên trong học tập và sinh hoạt.

Đề tài đưa ra cái nhìn chính diện đối, thực tế với vấn đề nhà ở của sinh viên cụ thể là sinh viên lớp 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Tuy phạm vi của để tài không lớn nhưng nó cũng được coi là tấm gương phản chiếu về tình trạng nhà ở của sinh viên của rất nhiều trường đại học ở những khu vực khác.

Qua đề tài, góp phần cho xã hội nói chung, lãnh đạo các cơ quan ban, ngành chức năng, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập nói riêng thấy được thực trạng và nhu cầu về vấn đề nhà ở của sinh viên để đề ra những chương trình, hành động cụ thể, rõ ràng, chất lượng hơn trong việc chăm lo đến đời sống của sinh viên đặc biệt là vấn đề nhà ở Đề tài này còn giúp sinh viên đặc biệt sinh viên ngoại tỉnh nhìn lại vấn đề nhà ở của mình để có hướng điều chỉnh lựa chọn sao cho phù hợp từ đó phục vụ tốt cho công tác học tập của họ.

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu bằng 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu nhà ở của sinh viên

Chương 2: Khảo sát thực trạng nhà ở của sinh viên lớp 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia.

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tìm và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho sinh viên 2205QTNA, khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới

6

Trang 26

Theo mình thì việc các bạn ở ghép cùng với một vài bạn khác là việc cũng nên, ngoài tài chính thì còn nhiều lợi ích hơn.”

2.1.2 Những vấn đề liên quan đến nơi ở

Câu hỏi: Những yếu tố nào là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề xoay quanh nơi ở của bạn (có thể chọn nhiều đáp án)

Biểu đồ 3 Vấn đề xung quanh nơi ở sinh viên

Nhà ở hay cụ thể là phòng trọ, kí túc xá đáp ứng nhu cầu cơ bản về chốn nghỉ ngơi cho sinh viên, nhưng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề chưa được thỏa mãn về nhiều mặt khác Nhìn chung trong các vấn đề thì vấn đề về tài chính được các bạn sinh viên rất quan tâm, có đến 90,9% các bạn sinh viên lựa chọn Xếp ngay sau đó là khoảng cách đi lại, với khảo sát ở trên thì đa số các bạn sinh viên trọ không khá xa nhưng vì nhiều bạn không có điều kiện để mang phương tiên từ quê lên nên khá nhiều bạn phải đi bộ hay xe đạp đến trường Vì vậy con số cũng lên đến 75,8%

Bạn Đ.M.H có chia sẻ rằng: “Tuy ở kí túc xá khá gần trường và chi phí cũng rẻ nhưng mình vẫn gặp khó khăn trong việc chi tiêu và đi lại Về chi tiêu thì tuy là giá ở kí túc xá rất rẻ nhưng mình phải ăn uống bên ngoài nên rất tốn kém Đi lại

18

Trang 27

thì vì không có xe nên mình hay đi bộ thỉnh thoảng mình có đi nhờ được các bạn Nói chung bản thân mình cũng chưa thấy thỏa mãn lắm.”

Có vẻ bên cạnh những khu nhà dân thân thiện, rất tạo điều kiện cho sinh viên thì cũng còn một số chỗ, chủ trọ hơi khắt khe với sinh viên khiến điều này cũng là vấn đề các bạn sinh viên quan tâm Sinh viên thường có xu hướng như là thuê trọ không chung chủ, chủ nhà dễ tính Có 34.1% khoảng 14 bạn sinh viên chọn đây là vấn đề của mình Với lựa chọn cũng khá cao là vấn đề bạn cùng phòng chiếm 36.6% Là sinh viên đã từng đi ở ghép đông hay kí túc xá thì đều có thể hiểu được vấn đề này Sinh viên ngoại tỉnh lên đây học không phải ai cũng có bạn bè thân quen từ trước để ở cùng vậy nên cũng khá nhiều sinh viên đi ghép với các bạn hoàn toàn xa lạ dẫn đến những chuyện như không hiểu nhau…tương tự với ở kí túc xá cũng rất đông các bạn nhưng cũng toàn những người bạn mới Một số rất ít bạn chọn những vấn đề khác không cụ thể và việc không được yên tĩnh Việc đánh giá như vậy cũng có thể do bạn cùng phòng hoặc chủ trọ, khu tập thể xung quanh.

Chốt lại thì trên đây là một số những vấn đề hay nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, mức sống của sinh viên Có thể là nâng cao hoặc giảm sút, những vấn đề này nhìn chung không hoàn toàn đem lại những mặt tiêu cực có thể đêm lại

Trang 28

Biểu đồ 4 Ý nghĩa nhà ở đối với sinh viên.

Theo câu hỏi khảo sát trên có thể thấy hầu hết sinh viên (82.9%) đều thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của nhà ở đến cuộc sống và việc học tập của bản thân Còn một số ít đi ngược lại với đều này thể hiện ở con số cụ thể như 12,2% cho thấy rằng chỗ ở cũng chỉ là nơi để trú mưa, tránh nắng rồi sinh hoạt Và còn lại là 4,9% khoảng 2 sinh viên thấy nhà ở không có ý nghĩa gì cả.

2.2.2 Nhu cầu của sinh viên về nhà ở

Biểu đồ 5 Các nhu cầu về nhà ở của sinh viên

Ngoài ý nghĩa như một nơi ở bình thường thì nhà ở mang nhiều ý nghĩa, tầm quan trọng khác Từ yếu tố này mà người thuê (cụ thể ở đây là sinh viên) cũng sẽ

20

Trang 29

đưa ra những mong muốn, nhu cầu về nơi ở của mình Ngoài việc bỏ một số tiền ra để thuê một căn phòng là trọ hay kí túc xá thì mỗi SV đều có những nhu cầu riêng Đặc biệt là SV thuê trọ, họ thường đưa ra những nhu cầu cơ bản như là: tài chính, an ninh, thẩm mỹ, vệ sinh…muốn phần nào nơi ở của mình đáp ứng được

Cụ thể trên biểu đồ 5 (tổng hợp các câu trả lời tự luận từ khảo sát) ta thấy được nhu cầu về nơi ở của SV khá đa dạng Với 26,8% nhu cầu về giá cả hợp lý của nhà ở đứng vị trí số 1, theo sau lần lượt là nhu cầu riêng tư chiếm 22%; nhu cầu về an ninh và vệ sinh với cùng đứng vị trí với con sô 17,1% Đây là 4 nhu cầu được sinh viên quan tâm nhất và nó cũng là những yếu tố tác động đến sự lựa chọn của sinh viên, họ tìm và lựa chọn nơi ở đáp ứng được tối đa nhất các nhu cầu của họ đặc biệt về giá thuê rẻ sẽ nhất thu hút được SV.

Bạn L.T.N chia sẻ rằng: “Bản thân mình đi làm khá nhiều nên nhu cầu của mình về nơi ở cũng không quá cao, đảm bảo cho mình những nhu cầu cơ bản tắm rửa, nghỉ ngơi là được Nếu nhu dành nhiều thời gian ở nhà thì mĩnh nghĩ yêu cầu với nhà ở nhiều hơn cũng là điều bình thường Nhưng là sinh viên thì mình nghĩ không nên khó khăn quá trong vấn đề này”.

Bên cạnh đó những nhu cầu ít được lựa chọn hơn như thẩm mỹ, vật chất (14,6%), khoảng cách đi lại (12,2%) có thể vì hầu như các bạn sinh viên đều thuê trọ khá gần trường (ở biểu đồ 2) nên vấn đề này cũng không phải việc đáng lo ngại lắm.

Bạn D.N.A ở trọ cho biết: “Mỗi tháng tôi chi trả khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng cho chí phí trọ cả điện và nước Ở trọ thì mọi thứ thoải mái, giờ giấc, nấu nướng Nhưng đối với sinh viên thì chi phí này còn cao, giá điện nước chỗ mình thuê cũng ở mức đắt Việc bỏ số tiền đó ra thì mình vẫn chưa được thỏa mãn với chỗ ở Ví dụ mùa hè này thì phòng rất nóng, nếu thuê những phòng có điều hòa thì giá cũng bị độn nên khá nhiều.”

21

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16