MỤC LỤC
Khảo sát chung thực trạng nhà ở, nhu cầu và các vấn đề nhà ở sinh viên. Nhìn nhận được nhu cầu, các vấn đề nhà ở của sinh viên trong đối tượng nghiên cứu nói riêng và nhiều sinh viên khác nói chung. Đề xuất một số giải pháp nâng cao mức sống, sự thỏa mãn, khả năng tìm được nhà ở của sinh viên.
Theo câu hỏi khảo sát trên có thể thấy hầu hết sinh viên (82.9%) đều thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của nhà ở đến cuộc sống và việc học tập của bản thân. Đây là 4 nhu cầu được sinh viên quan tâm nhất và nó cũng là những yếu tố tác động đến sự lựa chọn của sinh viên, họ tìm và lựa chọn nơi ở đáp ứng được tối đa nhất các nhu cầu của họ đặc biệt về giá thuê rẻ sẽ nhất thu hút được SV. Hai tỷ lệ cao nhất được lựa chọn thì sinh viên có độ thỏa mãn với nơi ở không ở mức quá cao cũng không quá thấp, điều này cũng là điều đáng mừng.
Theo quan sát thì sinh viên đi học cao đẳng đại học, tiếp xúc với một môi trường mới bị ảnh hưởng rất nhiều thói quen xấu như ăn uống không đủ bữa, ăn ngoài, thức khuya, nghỉ ngơi không khoa học…Những thói quen này tiệm cận đến sinh viên gây lại hậu quả về sức khỏe. Có thể thấy thái độ hay cách ứng xử quyết định bởi tính cách, đặc điểm cá nhân nhưng môi trường nhà ở phần nào cũng có tác động ít nhiều nên nó. Yếu tố tâm lý một khi bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến rất nhiều tác động khác và cũng là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng khi xảy ra vấn đề gì đó.
Ở đây đối với những bạn ở đông thì trước tiên sẽ có nhiều bạn bè mới, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực nhiều nơi, điều này được 61% các bạn đồng tình. Thật vậy sinh viên gen Z hiện nay rất thích được giao du, trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, nên việc sống với với nhiều bạn vậy cũng là một phương pháp giúp nâng cao các kĩ năng mềm. Hơn nữa, khi ở cùng nhiều bạn chúng ta cùng nhau học tập sẽ có nhiều động lực, mục tiêu muốn cùng nhau phấn đấu từ đó kích thích tinh thần học hỏi của sinh viên.
Ngoài những điểm tích cực của việc ở đông thì khi ở một mình bạn cũng có được như không bị quản lý bởi bố mẹ, được tự do làm điều mình thích. Sinh viên ở đông không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm, dễ xảy ra xích mích (68,3%) còn phải nói đến việc ở nhiều người giờ giấc sinh hoạt không giống nhau sinh ra việc bị ảnh hưởng (58,5%). Vì có những điểm tích cách không hòa hợp nên bọn mình không thể tiếp tục cùng nhau, một số bạn đã rời đi dẫn đến nhiều điều khụng mong muốn.
Mình đã trải qua nửa năm đầu rất khó khăn chỉ vì không muốn mất cọc nên mình đành ở lại…” Về vấn đề ở riêng thì cũng sẽ gây ra một vài tiêu cực điển hình như sau: Không có sự quản lý của người lớn ăn uống, sinh hoạt không đầy đủ bỏ bữa; học hành sa sút khi không có ai nhắc nhở, quản lý; lười vận động, dọn dẹp. Như vậy, trong chương 2, nghiên cứu đã phác họa nên thực trạng nhà ở sinh viên lớp 2205QTNA, Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia qua một số nội dung: Loại hình nhà ở, khoảng cách trường – nơi ở, số lượng người trong phòng và một số vấn đề xung quanh nơi ở. Yếu tố ảnh hưởng tích cực hỗ trợ sinh viên phát triển, tạo niềm vui thì bên cạnh cũng là những ảnh hưởng tiêu cực từ nơi ở, cách sống với nơi ở đó như thế nào.
Thứ tư, càng ngày vấn đề nhà ở của sinh viên càng đáng lo ngại vì vậy nhà nước cũng cần đặc biệt quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn đối con em không chỉ về kí túc xá mà còn cả phòng trọ. Đề xuất của sinh viên từ phía nhà trường, khoa là cần xây dựng những khu kí túc xá, nhà trọ sinh viên với giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Nếu sinh viên không ở kí túc xá, hoặc kí túc xá không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên thì nhà trường, khoa cần có các hình thức tổ chức, hỗ trợ tân sinh viên viên tìm kiếm các khu nhà trọ, các chỗ ở tốt đảm bảo điều kiện sinh hoạt cũng như việc học tập của sinh viên.
Cùng với việc mở rộng các loại hình dịch vụ để phục vụ đời sống học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên (lắp đặt wifi miễn phí, khu sinh hoạt chung…) chiếm. Nếu có bạn bè, người thân thì nhờ họ tìm giúp các phòng trọ an toàn, phù hợp, gần trường để dễ di chuyển, đi lại vì họ có kinh nghiệm hơn so với những sinh viên vừa mới ra thành phố để học. Trường hợp có bạn bè quen biết học trước các khóa, cùng trường hoặc có thể khác trường thì có thể ở ghép, ở chung để có thể quen dần với cuộc sống sinh viên.
Có thể đi tìm phòng trọ cùng anh, chị, gia đình, như vậy tìm được phòng trọ trong thời gian ngắn, chọn được nơi ở an toàn, giá cả hợp lý. Khi bạn có thông tin về một phòng trọ nào đó bất kể nguồn nào, do người thân, người quen giới thiệu hay thông qua nhà trường, qua mạng bạn nên hỏi trực tiếp người đã giới thiệu cho mình hoặc gọi điện cho số điện thoại cung cấp để hỏi về chủ trọ về các thông tin cần thiết, giá phòng, giá điện nước, chi phí phát sinh, diện tích, số người ở…An toàn hơn bạn nên đến trực tiếp xem phòng để đảm bảo theo yêu cầu, phù hợp với mình. Các bạn nên tham khảo những người có kinh nghiêm đi trước, để tìm phòng trọ đảm bảo, phù hợp giá tiền, gần trường, nơi để xe an toàn, không gần các quán karaoke, hay chỗ chứa nhiều tệ nạn xã hội, đường đi có qua ngoằn nghèo quá không, có đi qua các khu đất trống trải, vắng vẻ, trống trải hay không, những điều này liên quan đến an ninh khu vực đó.
Mặt khác bạn có thể hỏi thăm những người xung quanh đó xem chủ nhà trọ như thế nào, khu vực này có an toàn không, có thường xuyên bị mất trộm hay không, ví dụ bạn biết một người ở đó thuê trọ được 1,2 năm thì bạn sẽ yên tâm hơn một khu trọ có tần suất chuyển đi nhiều lần. Đảng, nhà nước cần xây dựng, thực hiện những chính sách hỗ trợ nhà ở cho sinh viên, xây dựng dự án nhà ở cho sinh viên, tăng cường hơn nữa nguồn vốn ngân sách đầu tư cho giáo dục trong đó có những vấn đề liên quan đến sinh viên, phát triển một cách mạnh mẽ và cân đối cho nhà ở cho thuê, đặc biệt lưu ý đến nhà ở cho thuê giá thấp. Các chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ về vấn đề khai báo tạm trú tam vắng cũng như vấn đề đảm bảo an toàn cho cuộc sống của sinh viên để tạo điều kiện học tập tốt hơn.
Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể cũng cần phải phát triển hơn nữa dịch vụ tư vấn nhà ở cho sinh viên thuê nhằm giúp đỡ sinh viên trong quá trình tìm và lựa chọn nhà ở cho phù hợp, đồng thời cũng phải bảo vệ quyền lợi của sinh viên trong hợp đồng thuê nhà. Xuất phát từ những cơ sở lý luận nghiên cứu đề xuất 2 nhóm giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở của sinh viên và giảm thiểu nhu cầu của SV đối với nhà trọ, KTX. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả với việc lựa chọn nơi ở mà còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các chính sách dành cho sinh viên.