Công ty cổ phần Thế giới di động đã và đang đitheo và đầu tư mạnh mẽ vào phương diện kinh doanh trên sàn thương mại điện tửvừa cạnh tranh với các đối thủ cũng đồng thời phủ sóng ảnh hưởn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỌC PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Trang 2Đà Nẵng, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
LỜI NÓI ĐẦU 1
I Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thế Giới Di Động 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
a Tổng quan 2
b Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
II Tổng quan về thương mại điện tử 4
2.1 Khái niệm TMĐT 4
a Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp 4
b Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng 4
2.2 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 5
a Thư điện tử 5
b Thanh toán điện tử 5
c Mua bán hàng hóa hữu hình 5
Trang 4d Truyền dung liệu 6
2.3 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử 6
a Mô hình thương mại điện tử B2B 6
b Mô hình thương mại điện tử B2C 6
c Mô hình thương mại điện tử C2C 7
2.4 Các đặc trưng của thương mại điện tử 7
a Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước 7
b Thị trường thống nhất toàn cầu 8
c Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể 8
d Mạng lưới thông tin chính là thị trường 8
III Thực trạng ứng dụng của thương mại điện tử trên Thế Giới Dị Động 9
3.1 Lịch sử hình thành www.thegioididong.com 9
3.2 Mô hình kinh doanh của thế giới di động (B2C) 9
IV So sánh các phương diện khi bán website và shopee 10
4.1 Về chiến lược tiếp thị 10
a Website 10
b Shopee 18
Trang 54.2 Về khuyến mại 20
a Website 20
b Shopee 21
4.3 Phương thức thanh toán và vận chuyển 22
a Website 22
b Shopee 23
4.4 Quy trình xử lý đơn đặt hàng 25
V So sánh một số sản phẩm của Thế giới di động trên hai sàn thương mại điện tử tại cùng một thời điểm 26
5.1 Điện thoại Samsung A53 5G 128gb 26
5.2 Chuột không dây A4Tech FG20 27
5.3 Laptop HP 340s G7 i3 28
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng so sánh của các sản phẩm 30
Trang 7DANH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4
YHình 2: Mô hình kinh doanh B2C 9
YHình 3: Các chương trình tại website 1 10
Hình 4: Các chương trình tại website 2 11
YHình 5: Hỗ trợ tìm kiếm 1 12
Hình 6: Hỗ trợ tìm kiếm 2 12
YHình 7: Bình luận 1 13
Hình 8: Bình luận 2 13
YHình 9: Tối ưu hóa 1 14
Hình 10: Tối ưu hóa 2 15
Hình 11: Tối ưu hóa 3 15
Hình 12: Tối ưu hóa 4 16
Hình 13: Tối ưu hóa 5 16
YHình 14: Chương trình khuyến mãi tại web 1 17
Hình 15: Chương trình khuyến mãi tại web 2 18
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử là một trong những hướng chuyển mình của nhiều doanhnghiệp trước những biến động của tình hình kinh tế toàn cầu Hoạt động kinh doanhtrên nhiều nền tảng thương mại điện tử sẽ cho thấy nhiều góc nhìn từ đó khái quáthóa cũng như hệ thống các thông tin, quan sát và đánh giá sự khả quan cũng như đầu
tư, thúc đẩy xây dựng chiến lược Công ty cổ phần Thế giới di động đã và đang đitheo và đầu tư mạnh mẽ vào phương diện kinh doanh trên sàn thương mại điện tửvừa cạnh tranh với các đối thủ cũng đồng thời phủ sóng ảnh hưởng của mình đếnmọi khách hàng Việc kinh doanh thương mại trên sàn thương mại điện tử không hềphá vỡ mô hình bán lẻ truyền thống của Thế giới di động mà còn góp phần phát huyđược tầm nhìn chiến lược tiếp tục xây dựng và mở rộng hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Trang 9I Giới thiệu chung về công ty cổ phần Thế Giới Di Động
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a Tổng quan
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động là một công ty cổ phần đượcthành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy Chứng nhận Đăng kýKinh doanh số 4103012275 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấpngày 16 tháng 1 năm 2009, và các Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh điềuchỉnh Trụ sở chính tại 222 Yersin, Phường Phú Cường, Thị Xã Thủ Dầu Một, TỉnhBình Dương, Việt Nam và văn phòng hoạt động tại Tòa nhà E-Town 2, Lầu 6, Số
364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Cổphiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh với mã chứng khoán “MWG” theo Quyết định niêm yết số 253/QĐ SGDHCM
do Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 7 tháng 7 năm2014
Công ty có hai công ty con là Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động và Công ty
cổ phần Thương mại Thế Giới Điện Tử (“Nhóm Công ty”) Lĩnh vực hoạt động chủyếu trong năm của Nhóm Công ty là mua bán, bảo hành, sửa chữa: thiết bị tin học,điện thoại, linh kiện và phụ kiện điện thoại; máy ảnh, camera, thiết bị kỹ thuật số,thiết bị điện tử, điện gia dụng và các phụ kiện liên quan
b Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 ViệtNam về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 2200 cửa hàng trên toàn quốc.MWG vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hóa
Trang 10Xanh Ngoài ra, MWG còn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết
bị di động Bigphone tại Campuchia
Thegioididong.com được thành lập từ 2004 là chuỗi bán lẻ thiết bị diđộng có thị phần số 1 Việt Nam với hơn 1000 siêu thị hiện diện tại 63 tỉnh thành trênkhắp Việt Nam
Điện Máy Xanh, tiền thân là chuỗi Dienmay.com ra đời cuối 2010 vàchính thức được đổi tên tháng 05/2015, là chuỗi bán lẻ các sản phẩm điện tử tiêudùng(điện tử, điện lạnh và gia dụng) có thị phần số 1 Việt Nam với hơn 780 cửahàng hiện diện tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam
Bách Hóa Xanh được đưa vào thử nghiệm cuối năm 2015, là chuỗicửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ, trái cây…) và nhu yếuphẩm với hơn 480 siêu thị tại TPHCM và các tỉnh Nam Bộ.Chuỗi Bigphone bán lẻthiết bị di động được đưa vào thử nghiệm từ năm 2017,hiện nay có 10 cửa hàng tạiCampuchia
MWG tập trung xây dựng dịch vụ khách hàng khác biệt với chất lượng vượttrội, phù hợp với văn hoá đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hànhđộng của công ty
I.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành nhiều cấp do tổng giám đốc quản
lý toàn diện.Công ty được chia thành nhiều bộ phận, bao gồm công nghệ thông tin,tiếp thị và nhân sự.Người đứng đầu mỗi bộ phận là giám đốc, tiếp theo là trưởng bộphận và nhân viên bên dướitrưởng bộ phận, bao gồm miền Bắc, miền Trung, miềnĐông và Các văn phòng phía Tây Các hoạt động đều được ban kiểm soát theo dõichặt chẽ
Trang 11Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
II Tổng quan về thương mại điện tử
II.1 Khái niệm TMĐT
a Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp được hiểu là hoạt động thương mại điện
tử đối với các loại hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạngInternet
b Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Trang 12Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu vềThương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế(UNCITRAL)
“Thuật ngữ Thương mại theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từmọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệmang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào vềthương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phânphối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựngcác công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm;thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác côngnghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,đường không, đường sắt hoặc đường bộ.”
II.2 Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử
a Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước… sử dụng thư điện tử để gửi thưcho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail,viết tắt là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúcđịnh trước nào
b Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bứcthư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vàotài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều làdạng thanh toán điện tử
c Mua bán hàng hóa hữu hình
Trang 13Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tớiquần áo, ô tô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronicshopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thànhcông cụ để cạnh 13/130 tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods) Tậndụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bánxây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng cóthật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đótrên từng trang màn hình một.
Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ,) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng - Thanh toán liên ngân hàng
-d Truyền dung liệu
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phảitrong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hóa số có thể đượcgiao qua mạng Ví dụ hàng hóa số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phátthanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, véxem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm vv…
II.3 Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử
a Mô hình thương mại điện tử B2B
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business trong tiếng Anh – mô hìnhB2B tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này tớimột doanh nghiệp khác qua các sàn thương mại điện tử, hoặc các website hoặc kênhthương mại điện tử của từng doanh nghiệp
b Mô hình thương mại điện tử B2C
Trang 14Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là viết tắt của Business toCustomer – doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng Khác với môhình B2B, khi đối đối tượng giao dịch và mua hàng là giữa các doanh nghiệp hay cóthể gọi là bán sỉ, mô hình bán hàng B2C là mô hình bán lẻ truyền thống, nơi mộtdoanh nghiệp bán cho các cá nhân trên website thương mại điện tử hoặc qua cáckênh giao dịch.
c Mô hình thương mại điện tử C2C
B2B và B2C là những khái niệm khá trực quan đối với hầu hết chúng ta,nhưng ý tưởng về C2C thì khác Được tạo ra bởi sự phát triển của ngành thương mạiđiện tử và niềm tin của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với mô hình bán hàngtrực tuyến, các trang web và ứng dụng này cho phép khách hàng giao dịch, mua vàbán các mặt hàng để đổi lấy một khoản hoa hồng nhỏ trả cho trang web Mở mộttrang web C2C cần lập kế hoạch cẩn thận
II.4 Các đặc trưng của thương mại điện tử
a Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp đểtiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lýnhư chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo
Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi sốliệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mạitruyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùngmột giao dịch
Trang 15Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôihẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọinơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và khôngđòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
b Thị trường thống nhất toàn cầu
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của kháiniệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trườngkhông có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tácđộng tới môi trường cạnh tranh toàn cầu
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ chodoanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với thương mại điện tử, mộtdoanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê …, màkhông hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm
c Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể
Thương mại điện tử sẽ có 3 chủ thể tham gia, thậm chí là 4 trong trường hợpcần sự hỗ trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa Ngoài người mua và người bán thìthương mại điện tử cần đến chủ thể thứ 3 là đơn vị cung cấp mạng và cơ quan chứngthực Và chủ thể quan trọng nhất là đơn vị cung cấp mạng internet bởi nếu không có
họ thì người mua và người bán sẽ không thể kết nối với nhau và giao dịch
d Mạng lưới thông tin chính là thị trường
Mạng lưới thông tin của thương mại điện tử chính là kho báu quý giá và là thịtrường chính trong kinh doanh Mạng lưới thông tin trong thương mại truyền thốngchỉ là cở sở dữ liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn với thương mại điện
Trang 16dịch vụ Thông qua mạng lưới thông tin mà người mua và người bán có thể thựchiện mua hàng một cách gián tiếp, nhanh chóng.
III Thực trạng ứng dụng của thương mại điện tử trên Thế Giới Dị Động III.1 Lịch sử hình thành www.thegioididong.com
Sau ba tháng thành lập, công ty ra mắt website www.thegioididong.com.Tháng 10/2004, Ban giám đốc quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A,Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu là thegioididong.com.Dịch vụ khách hàng và website được quan tâm đầu tư ngay từ những giây phút đầutiên
Tháng 3/2012, với việc siêu thị tại Bắc Giang được khai trương đánh dấu cộtmốc phủ sóng toàn bộ hệ thống cửa hàng trên 63 tỉnh thành
III.2 Mô hình kinh doanh của thế giới di động (B2C)
Hình 2: Mô hình kinh doanh B2C
Đối với thegioididong, tên thương hiệu này đã sử dụng quy mô kinh doanhthương mại điện tử B2C Doanh nghiệp này cung ứng những loại sản phẩm đếnngười mua, người tiêu dùng sau cuối trải qua website thương mại điện tử của mình
Trang 17Thegioididong thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người mua mà không cần qua bất
kỳ một bên trung gian nào
IV So sánh các phương diện khi bán website và shopee
IV.1 Về chiến lược tiếp thị
a Website
Quảng cáo trực tuyến:
Công ty sử dụng chủ yếu là hình thức quảng cáo qua banner: Các hình ảnhđược thegioididong.com đăng tải lên các trang web được nhiều người truy cập cócùng nội dung về thương mại chủ yếu là hình ảnh về những sản phẩm mà công tycung cấp và các chương trình khuyến mại đã diễn ra trong tháng 10 của công ty đểhướng tới đối tượng khách hàng hay sử dụng internet để mua bán trực tuyến trênmạng hay những người sử dụng internet để tìm các chương trình khuyến mại
Hình 3: Các chương trình tại website 1
Trang 18Hình 4: Các chương trình tại website 2
Sử dụng chiến lược Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO):
Đầu tiên, với tiềm lực lớn về mảng công nghệ thông tin, họ đã xây dựng một
hệ thống quản lý nội dung (CMS) với những tiêu chuẩn SEO cơ bản giúp cho độingũ sản xuất nội dung có thể dễ dàng làm tốt khâu chuẩn hóa SEO cho bài viết củamình và tập trung vào khâu sản xuất nội dung
Kế tiếp, họ liên tục thử nghiệm, tìm ra những dạng nội dung thu hút sự quantâm của người dùng về smartphone và có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua sản phẩm
Trang 19Hình 5: Hỗ trợ tìm kiếm 1
Hình 6: Hỗ trợ tìm kiếm 2Cuối cùng, họ tích hợp tính năng bình luận và đánh giá nội dung vào trang đểngười dùng có thể chia sẻ ý kiến, quan điểm của mình về sản phẩm công ty bántương tự như một diễn đàn công nghệ