1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lâm Thị Xuân Mai 2100005999 (0)
  • 2. Trần Thị Nhã Linh 2100005892 (0)
  • 3. Ngô Nhật Nam 2100005816 (0)
  • 4. Nguyễn Tố Ngân 2100008378 (0)
  • CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NGÀNH (10)
    • 1.1 Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế (10)
      • 1.1.1 Trong nước (10)
      • 1.1.2 Quốc tế (10)
    • 1.2 Tình hình xuất nhập khẩu (11)
    • 1.3 Một số chính sách pháp luật mới đáng chú ý (13)
    • 1.4 Triển vọng phát triển ngành (14)
    • 1.5 Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành (16)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY (19)
    • 2.1 Phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính của công ty (19)
      • 2.1.1 Phân tích chỉ số thanh khoản (19)
      • 2.1.2 Phân tích khả năng sinh lời (20)
      • 2.1.3 Phân tích cơ cấu tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp (21)
      • 2.1.4 Phân tích tỷ số quản lý nợ (22)
    • 2.2 Định giá cổ phiếu (23)
      • 2.2.1 Phương pháp P/E (23)
      • 2.2.2 Phương pháp P/B (23)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (25)
    • 3.1 Đường kháng cự 1, Kháng cự 2 (25)
    • 3.2 Đường hỗ trợ 1, hỗ trợ 2 (26)
    • 3.3 Đường Bollinger Band (27)
    • 3.4 Phân tích vùng quá mua, quá bán theo RSI (28)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN (30)
  • PHỤ LỤC (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trang 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giảng viên trường Đại Học Nguyễn Tất T

PHÂN TÍCH NGÀNH

Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế

Theo số liệu thống kê mới nhất, tại Việt Nam giá trị ngành bán lẻ trong Thương mại điện tử đạt hơn 4 tỉ USD, và giá trị này chỉ mới chiếm tỉ trọng gần 3% giá trị ngành bán lẻ Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28% Có thể thấy rằng, thị trường thương mại điện tử hiện nay có tiềm năng phát triển vô cùng lớn

Theo thống kê của Google với số lượng 52 triệu người kết nối trực tuyến Internet, Việt Nam thuộc Top 5 quốc gia có dân số kết nối trực tuyến hàng đầu châu Á

Ngoài ra nhờ sự phát triển không ngừng của ngành Công nghệ thông tin, các hình thức nền tảng của Thương mại điện tử hiện nay cũng rất đa dạng và phong phú Bên cạnh phương thức bán hàng qua website, mạng xã hội thì phương thức bán hàng qua các ứng dụng di động cũng đang trên đà phát triển, tạo điều kiện để việc mua bán hàng hóa online phổ biến ở cả những vùng sâu vùng xa, nông thôn, miền núi,…Hơn nữa, các thiết bị công nghệ, di dộng cầm tay với mức giá rẻ, công nghệ kết nối mạnh mẽ ngày càng trở nên phổ biến và phủ sóng mọi nơi Điều này càng tạo điều kiện phát triển hơn cho thị trường bán lẻ trong ngành Thương mại điện tử

Với tiềm năng và thực trạng tăng trưởng hiện nay, Hiệp hội Thương mại điện tử cho rằng trong 5 năm tới, quy mô thị trị trường có thể đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng lên tới 30-50%/năm

Từ năm 2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết WTO, cuộc chiến bán lẻ sẽ diễn ra khốc liệt hơn Nhiều DN nước ngoài “để mắt” tới thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này trong khi các hãng điện tử nổi tiếng cũng đổ xô “chăm sóc” các đại gia bán lẻ

Ngay từ đầu năm 2009, doanh nghiệp (DN) phân phối 100% vốn nước ngoài đã được phép thành lập tại Việt Nam Ngay sau đó, nhiều DN có vốn đầu tư nước

2 ngoài đã được thành lập, nhiều DN nước ngoài đã tìm cách thôn tính DN bán lẻ Việt và cuộc chiến bán lẻ bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt

Nếu tính trên đầu người, mô hình bán lẻ tại VN mới chỉ đáp ứng được 1/5

Theo Bộ Công Thương, kênh bán lẻ hiện đại hiện chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ trong nước, dự báo đến năm 2020, tỉ lệ này sẽ tăng lên 45% Con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực Tại Singapore, tỷ lệ này là 90%;

Trung Quốc 64%, Indonesia là 43%, Thái Lan 46%, Malaysia 53% Dù Việt Nam ra khỏi tốp 30 thị trường hấp dẫn nhất thế giới nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á (23%), vượt qua cả hai nền kinh tế hàng đầu khu vực là Ấn Độ (18,8%) và Trung Quốc (13%).

Tình hình xuất nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử trong tháng 12/2021 ước đạt trên 5,03 tỷ USD, tăng 14,13% so với tháng trước và tăng 23,12% so tháng 12/2020 Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 50,82 tỷ USD, tăng 14,03% so với năm 2020 và chiếm trên 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước

Trong tháng 12/2021 xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các DN FDI đạt trên 5,04 tỷ USD, tăng 10,84% so với tháng trước và tăng 19,35% so với tháng 12/2020 và chiếm trên 95,14% tổng kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của cả nước Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của khối DN FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020 và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước

Trong tháng 12/2021, Trung Quốc là thị trường đứng thứ nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ USD, tăng 43,31% so với tháng trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020 Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,19 tỷ USD, tăng 8,32% so với tháng trước và tăng 21,58% so với cùng kỳ năm 2020 Thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 740,91 triệu USD, tăng 13,89% so với tháng trước và tăng 28,26% so với cùng kỳ năm 2020

3 Tính đến hết năm 2021, kim ngạch các thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean Xuất khẩu sang 6 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 83,46% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước

Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay

Tháng 12/2021, nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của cả nước ước đạt trên 7,34 tỷ USD, giảm 5,87% so với tháng 11/2021 và tăng 14,84% so với tháng 12/2020 Tính đến hết năm 2021, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,93% so với năm 2020 và chiếm 22,71% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước

Tháng 12/2021, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch trên 2,14 tỷ USD, giảm 6,87% so với tháng trước, nhưng tăng 4,51% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 29,19% kim ngạch nhập khẩu

Trong tháng 12/2021, kim ngạch nhập máy tính và linh kiện từ thị trường Hàn Quốc đạt trên 2,03 tỷ USD, tăng 1,63% so với tháng trước và tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 27,75% kim ngạch nhập khẩu

Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 832,29 triệu USD, giảm 11,55% so với tháng trước, tăng 19,99% so với tháng 12/2020 và chiếm 11,34% kim ngạch nhập khẩu

Tính đến hết năm 2021, các thị trường chính mà nước ta nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử,gồm có: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Asean Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 90,24% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2021

Một số chính sách pháp luật mới đáng chú ý

Về chế tài xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT, ngày 31 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (sau đây gọi là Nghị định 17)

Nghị định 17 đã sửa đổi một số nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động TMĐT quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Các nội dung chính Nghị định như sau:

- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, báo cáo số liệu thống kê không đúng thời hạn hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Hành vi vi phạm về thiết lập website TMĐT hoặc ứng dụng di động – Điều 62 Nghị định 98)

- Không có cơ chế để khách hàng đồng ý với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến;

Cung cấp thông tin hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện kinh doanh trên môi trường Internet (Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website TMĐT hoặc ứng dụng di động – Điều 63 Nghị định 98)

- Không thể hiện bằng phiên âm tiếng Việt hoặc ký tự La tinh với các tên riêng của người bán nước ngoài; Không hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý, giải quyết tranh chấp (Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ TMĐT – Điều 64 Nghị định 98)

- Không hiển thị rõ ràng hoặc đường dẫn tới thông tin chính sách bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng (Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động TMĐT – Điều 65 Nghị định 98)

5 - Cung cấp dịch vụ không đúng với hồ sơ đăng ký; Cung cấp dịch vụ khi chưa được xác nhận đăng ký (Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT – Điều 66 Nghị định 98).

Triển vọng phát triển ngành

- Triển vọng tích cực của mô hình bán lẻ hiện đại:

Dịch bệnh đã đẩy nhanh sự phát triển của mô hình bán lẻ hiện đại Việc người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa đã đem lại cho Bách Hóa Xanh doanh thu kỷ lục

Mô hình bán lẻ hiện đại được dự báo sẽ trở thành xu thế trong tương lai Tỷ lệ đô thị hóa và tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của mô hình này Việt Nam ở nhóm các nước tăng số người thuộc tầng lớp trung lưu nhanh nhất thế giới Dự báo đến 2030 sẽ có thêm 23.2 triệu người ra nhập tầng lớp này và đến năm 2035, sẽ có 50% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu

- Topzone – Động lực tăng trưởng mới của mảng điện thoại di động:

TopZone được khai trương ngay ngày mở bán IPhone 13, là hệ thống cửa hàng chuyên biệt chỉ bày bán các sản phẩm của Apple với hai phiên bản là AAR (Apple Authorized Reseller) có diện tích nhỏ gọn khoảng 100-120m2 và APR (Apple Premium Reseller) bậc cao hơn có diện tích lớn hơn 180-220m2

Sau 10 ngày khai trương, 4 cửa hàng Topzone đóng góp 40 tỷ doanh thu (1 tỷ đồng/cửa hàng/ngày) Sản lượng Iphone 13 series bán ra tại Topzone chiếm gần 10% tổng số Iphone13 series bán ra trên toàn hệ thống TGDĐ/ĐMX

MWG đặt kế hoạch mở mới 40 cửa hàng TopZone trong năm 2022 để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ sản phẩm Apple và tiếp tục gia tăng thị phần bán lẻ điện thoại nói chung tại Việt Nam Doanh thu dự kiến cho mỗi cửa hàng AAR là 2-3 tỷ đồng/tháng và mỗi cửa hàng APR là 8- 10 tỷ đồng/tháng

- Mở rộng kinh doanh sang mảng trang sức:

Mới đây, MWG đã ra mắt chuỗi trang sức BlueJi, khai trương cùng lúc năm cửa hàng tại TPHCM

6 Ngành bán lẻ trang sức và thời trang đã xuất hiện nhiều khoảng trống sau dịch bệnh khi mà nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ đã rời bỏ thị trường Từ đó, MWG sẽ mở nhanh để lấy nhanh thị phần BlueJi của Thế Giới Di Động dù là tân binh nhưng sẽ được hưởng nhiều lợi thế về thương hiệu, vận tải hàng hóa cũng như kinh nghiệm xây chuỗi bán lẻ của Tập đoàn mẹ

Dự kiến trong cuối năm nay, MWG sẽ ra mắt thêm sản phẩm quần áo thời trang và đồ thể thao nhằm duy trì đà tăng trưởng Thực tế, chuỗi bán lẻ thời trang và các dự án mới không nằm trong kế hoạch phát triển Tuy nhiên, trong giai đoạn nhiều cửa hàng hiện hữu đóng cửa vì dịch bệnh, ban lãnh đạo đã nghĩ ra với mục tiêu làm sao để doanh số năm nay ít thiệt hại nhất

- Lấn sân sang mảng shipper công nghệ, dịch vụ vận tải:

Trên thực tế, MWG vẫn đang vận hành mảng logistics Nhưng về dài hạn thì các mô hình kinh doanh mới này có thể mở rộng qua bên ngoài và tạo ra doanh thu lợi nhuận MWG đã thông qua chuyển đổi sở hữu Công ty TNHH Dịch vụ Lắp Đặt - Bảo hành Tận Tâm thành công ty cổ phần

Công ty Tận Tâm hiện đang tập trung cung cấp dịch vụ cho khách hàng của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trong khâu giao nhận, lắp đặt, sửa chữa và bảo hành sản phẩm Công ty này có đội ngũ nhân viên lớn với 6.000 công nhân, 177 kho hàng và 500 xe tải tại tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước Đây sẽ là lợi thế lớn của công ty khi mở rộng cung cấp dịch vụ ra thị trường bên ngoài MWG cũng sẽ thành lập công ty logistics với vốn điều lệ 100 tỷ, kinh doanh dịch vụ kho bãi và vận chuyển hàng hoá Mục đích là nhằm tối ưu hóa hoạt động quản lý và vận hành hệ thống kho bãi, hoạt động vận tải, giao hàng giữa các kho tổng và cửa hàng, mở rộng cung cấp dịch vụ logistics cho các đối tác bên ngoài cũng như tạo cơ hội để huy động vốn trong tương lai

7 - Điện Máy Xanh vẫn còn tiềm năng tăng trưởng khoảng 20%:

Trong 2021, MWG đã mở thêm 372 cửa hàng Điện Máy Xanh Supermini, nâng tổng số cửa hàng lên 674 đúng với dự kiến ban đầu, với mục tiêu dự kiến mang về 10,000 tỷ trong năm 2022, tương đương với 17% doanh số của chuỗi Điện Máy Xanh năm 2020

Từ giữa năm 2020, MWG đã lên kế hoạch mở 300 cửa hàng Điện máy Xanh Supermini trong 6 tháng cuối năm Mô hình này hiệu quả ngay từ những ngày đầu mở cửa Doanh số một cửa hàng có diện tích 100 - 150 m2 duy trì trung bình từ 1.2 – 1.5 tỷ đồng mỗi tháng, ghi nhận biên lợi nhuận gộp tốt hơn cả mô hình Điện máy Xanh hiện tại

- Bách Hóa Xanh là động lực tăng trưởng chính trong dài hạn:

Bách Hóa Xanh đã được hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu tích trữ các mặt hàng thiết yếu tăng vọt trong thời gian giãn cách xã hội trong khi các khu chợ truyền thống buộc phải đóng cửa Nhờ vậy, Bách Hóa Xanh đã đạt mức hòa vốn EBITDA (lợi nhuận trước khấu hao) và đẩy nhanh việc có lợi nhuận

Tỷ lệ chi phí cố định ở các doanh nghiệp bán lẻ thường rất lớn, bao gồm phí thuê mặt bằng, lương nhân viên Do vậy, khi doanh thu tăng trưởng thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhanh Bách Hóa Xanh dự kiến sẽ đạt điểm hòa vốn trong năm 2022 và sẽ là động lực tăng trưởng chính của MWG.

Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành

Trong thị trường ngành bán lẻ thương mại điện tử, yếu tố cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt: không chỉ là trong và ngoài nước; không chỉ với đối thủ cùng ngành trong thương mại điện tử mà với nền tảng lĩnh vực bán lẻ truyền thống cũng hết sức vững chắc Những năm gần đây, ngoài những cửa hàng, đại lý tư nhân, thì các công ty tập đoàn lớn như Vinmart, Circle K, Thế giới di động, Điện máy xanh,… chú trọng đầu tư mở rộng, hàng trăm cửa hàng, showroom mọc lên liên tục Một số sàn bán lẻ thương mại điện tử phổ biến hiện nay tại Việt Nam: Lazada, Hotdeal, Shopee, Sendo, Tiki, Adayroi, Lotte,…

8 Đặc thù của thương mại điện tử là việc mua sắm vô cùng tiện lợi có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi Vì vậy lợi thế cạnh tranh về uy tín thương hiệu của các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba, Walmart,… vẫn chiếm được lòng tin nơi khách hàng tại Việt Nam

Thói quen tiêu dùng: Từ xưa đến nay người Việt vẫn thích sờ tận tay, xem chất lượng hàng như thế nào, hay phải thử có phù hợp không rồi mới quyết định mua; thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Muốn thay đổi được thói quen này cần phải có thời gian và điều quan trọng là chất lượng hàng hóa trên các trang thương mại điện tử cần được chọn lọc, chất lượng để tạo niềm tin cho người tiêu dùng Việt

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử đã có nhiều cải tiến tích cực, tuy nhiên so với trình độ chuyên môn, sự đầu tư để có được cơ sở hạ tầng vững chắc cho sự phát triển lâu dài thì Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy cơ sở hạ tầng CNTT để phục vụ đáp ứng cho thị trường bán lẻ phát triển lớn mạnh trong tương lai cũng là một bài toán khó giải của giới chuyên gia

Mặc dù là một ngành có sức hấp dẫn lớn song những chuỗi bán lẻ hiện đại này đang gặp áp lực khi phải cạnh tranh với xu hướng mua hàng trực tuyến các chuỗi bán lẻ được hưởng lợi từ cơ cấu dân số nhưng đồng thời cũng có rủi ro cạnh tranh từ hình thức kinh doanh thương mại điện tử nên khiến cho triển vọng của các chuỗi này đồng thời có cả tích cực và tiêu cực

Lo ngại về chất lượng và cảm thấy yên tâm hơn khi có cửa hàng thật (để có thể đổi trả, bảo hành) là 2 yếu tố người tiêu dùng lo ngại nhất khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử Điều này khiến cho mô hình omni channel là giải pháp vận hành và kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ là do họ vừa có sự tiện lợi của việc mua hàng online nhưng lại đồng thời có sự tin tưởng của khách hàng khi có sự hiện diện của chuỗi cửa hàng tại nhiều nơi

- Cạnh tranh gay gắt từ các nhà bán lẻ trong nước và sự gia nhập của các tập đoàn bán lẻ quốc tế

- Thị trường điện máy và điện thoại di động đã và đang bảo hòa - Về thuế đối với bán lẻ điện tử

- Về chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ đối với bán lẻ điện tử

- Về bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin giao dịch trong bán lẻ điện tử

PHÂN TÍCH CÔNG TY

Phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính của công ty

Đơn vị tính: VND 2.1.1 Phân tích chỉ số thanh khoản

Biểu đồ 2 1: Phân tích chỉ số thanh khoản

Bảng 2 1: Phân tích chỉ số thanh khoản

Nhìn chung qua các năm, chỉ số thanh khoản hiện thời cho thấy năm 2022 tăng đáng kể so với các năm còn lại Qua các năm TSLĐ của DN đủ đảm bảo cho thanh toán nợ ngắn hạn (>1) Về chỉ số thanh khoản nhanh cũng tăng, TSLĐ có tính thanh khoản nhanh không đủ đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn ( Nếu các chủ đòi nợ đòi tiền cùng lúc thì tình hình thanh khoản của doanh nghiệp không tốt Ta thấy DN này có khả năng thanh khoản hiện thời ở mức không thấp nhưng tỷ số thanh khoản nhanh lại thấp do hàng tồn chiếm tỷ trọng cao

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chỉ số thanh khoản hiện thời Chỉ số thanh khoản nhanh

2.1.2 Phân tích khả năng sinh lời

Biểu đồ 2 2: Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2 2: Phân tích khả năng sinh lời

Nhìn chung qua các năm, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho thấy năm 2022 giảm đáng kể so với các năm còn lại, nhưng vẫn cao hơn chỉ số của ngành bán lẻ, mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp Về tỷ số sức sinh lợi căn bản năm 2022 vẫn giảm so với các năm trước Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh vẫn có lãi nhưng không nhiều bằng những năm trước đó Tỷ số sức sinh lợi căn bản thì có thể chi phí lãi vay của công ty tăng lên và lợi nhuận trước thuế giảm đi từ đó lợi nhuận sau thuế TNDN giảm

Trên 100 đồng tài sản thì có khoảng 9.426 đồng lợi nhuận ròng từ đó ta có thể thấy được lợi nhuận ròng sinh trên tài sản cao.Trên 100 đồng VCSH thì có khoảng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số sức sinh lợi căn bản Tỷ số LNR trên TS (ROA) Tỷ số LNR trên VCSH (ROE)

12 74.28 đồng lợi nhuận ròng từ đó ta có thể thấy được lợi nhuận ròng sinh trên tài sản rất cao

2.1.3 Phân tích cơ cấu tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Biểu đồ 2 3: Phân tích cơ cấu tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Bảng 2 3: Phân tích cơ cấu tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Cơ cấu tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản

13 Qua các năm vòng quay hàng tồn kho có phần chênh lệch không đáng kể, chẳng hạn như năm 2022 thì hàng tồn kho quay được 4.86 vòng để tạo ra doanh thu, như vậy bình quân hàng tồn kho mất hết 74 ngày

Số vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao, kỳ thu tiền càng ngắn nên ít bị chiếm dụng vốn Như năm 2022 thì bình quân DN mất khoảng 10 ngày cho một khoản phải thu cho thấy DN ít bán chịu hoặc thời hạn bán chịu tương đối ngắn

Từ năm 2018 đến năm 2022 cho thấy vòng quay TSLĐ, vòng quay TSCĐ và vòng quay TTS đều có xu hướng giảm mạnh

2.1.4 Phân tích tỷ số quản lý nợ

Biểu đồ 2 4: Phân tích tỷ số quản lý nợ

Bảng 2 4: Phân tích tỷ số quản lý nợ

Năm 2018 đến năm 2022 các tỷ số đều giảm mạnh Chẳng hạn như tỷ số khả năng trả nợ năm 2022 giảm gấp đôi so với năm 2018 do đó DN không có khả năng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ số quản lý nợ

Tỷ số khả năng trả lãi Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

14 sử dụng lợi nhuận từ hoạt động SXKD để trả lãi vay ngân hàng Về tỷ số khả năng trả nợ thì năm 2022 vẫn giảm so với năm 2018 Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2018 và năm 2021 bằng nhau nhưng đến năm 2022 thì giảm mạnh DN đã không sử dụng đòn bẩy tài chính, không tiết kiệm được thuế từ việc sử dụng nợ Còn về tỷ số nợ trên VCSH năm 2022 mức độ sử dụng nợ chênh lệch khá nhiều so với năm 2018 không có lợi thế về tiết kiệm thuế nhưng không hạn chế khả năng tự chủ về tài chính thấp.

Định giá cổ phiếu

Số lượng CP đang lưu hành 1,463,376,716

Giá cổ phiếu theo P/E ngành 39,801

Giá cổ phiếu theo P/E cho thấy cổ phiếu trên thị trường đang lưu thông tốt vì lợi nhuận sau thuế cao hơn số lượng cổ phiếu đang lưu hành từ đó dẫn đến EPS cao hơn và giá cổ phiếu tăng lên Nhưng mà giá theo P/E lại không chênh lệch so với giá cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường nên theo chúng em chúng ta nên đợi thêm một khoảng thời gian để đầu tư hoặc là chọn cổ phiếu khác có triển vọng hay xu hướng tốt hơn để đầu tư

Số lượng CP đang lưu hành 1,463,376,716

Giá trị số sách của 1 cổ phiếu 16,304

Giá cổ phiếu theo P/B ngành 38,314

15 Giá cổ phiếu theo P/B cho thấy cổ phiếu không chênh lệch so với P/B nhiều nhưng nó cũng thể hiện được giá trị cổ phiếu hiện tại nhưng đôi khi chúng ta tưởng rằng công ty đang phát triển kinh doanh , giá trị sổ sách tăng lên , tốc độ tăng nhanh hơn thị giá cổ phiếu Thực tế thì phương pháp này có thể bị các công ty thổi phồng nguồn vốn , làm giả sổ sách nên đôi khi chúng ta không nên nghiêng quá về phương pháp này

Theo em chọn P/E có tỷ trọng cao hơn P/B vì P/E thể hiện được mức giá của cổ phiếu trên thị trường với lợi nhuận trên một cổ phiếu từ đó thể hiện được tình hình hoạt động của công ty và nếu P/E càng cao thì lợi nhuận sau thuế của công ty càng lớn và kì vọng phát triển , xu hướng tăng trưởng và đem lại lợi nhuận cao trong tương lai sẽ cao hơn

=> P bình quân = (39.801*60%)+(38,314*40%) = 39,206 P thị trường = 39,230 (tại thời điểm 31/05/2023)

Cả 2 phương pháp đều cho biết giá trị thật của cổ phiếu P bình quân là 39,206 chênh lệch rất nhỏ so với giá thị trường, nhà đầu tư nên trung lập để quan sát tình hình cổ phiếu và không nên đầu tư vào thời điểm hiện tại

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đường kháng cự 1, Kháng cự 2

(Nguồn: Vietstock.vn) Đường kháng cự của MWG chạm mức 74,744 đồng và số lượng trên 40,000 cổ phiếu nên lúc này khách hàng nên cân nhắc bán ra vì giá cả và số lượng của cổ phiếu đã chạm đỉnh hoặc là đợi một lúc nữa để khi có báo hiệu giảm xuống thì chúng ta nên bán đi vì các phiên sau có khả năng rất cao là cổ phiếu sẽ rớt giá nên bán đi và không nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu sẽ tốt hơn Đường kháng cự 2

(Nguồn: Vietstock.vn) Hình 3 1: Đường kháng cự 1

17 Đường kháng cự của MWG chạm mức 50,083 đồng và số lượng khoảng 40,000 cổ phiếu nên lúc này khách hàng nên cân nhắc bán ra vì giá cả và số lượng của cổ phiếu đã chạm đỉnh hoặc là đợi một lúc nữa để khi có báo hiệu giảm xuống thì chúng ta nên bán đi vì các phiên sau có khả năng rất cao là cổ phiếu sẽ rớt giá nên bán đi và không nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu sẽ tốt hơn.

Đường hỗ trợ 1, hỗ trợ 2

Đường hỗ trợ 1 Đường hỗ trợ Đường Bollinger Band

Ngược với đường kháng cự thì đường hỗ trợ càng thấp thì đó là tin mừng cho các nhà đầu tư vì đường hỗ trợ càng thấp chứng tỏ giá cả và số lượng của cổ phiếu sẽ rất thấp Giá cả của MWG là 35,203 đồng và số lượng của MWG là 38,150 cổ phiếu tuy không chạm đáy nhưng cũng xem như là đã có thể cân nhắc để mua vào nắm giữ chờ này tăng giá rồi bán ra

Ngược với đường kháng cự thì đường hỗ trợ càng thấp thì đó là tin mừng cho các nhà đầu tư vì đường hỗ trợ càng thấp chứng tỏ giá cả và số lượng của cổ phiếu sẽ rất thấp Giá cả của MWG là 37,583 đồng và số lượng của MWG là khoảng 37,000 cổ phiếu tuy không chạm đáy nhưng cũng xem như là đã có thể cân nhắc để mua vào nắm giữ chờ này tăng giá rồi bán ra.

Đường Bollinger Band

(Nguồn: Vietstock.vn) Hình 3 4: Đường hỗ trợ 2

19 Theo em nên đợi thêm một thời gian cho đường kháng cự đi xuống nữa vì số lượng cổ phiếu giao dịch và giá cả cổ phiếu đang rất thấp và có thể trong tương lai có thể giảm nữa nhưng ngay khi chạm đáy chúng ta nên mua vào và đợi khi MWG có dấu hiệu tăng trưởng đến mức nhà đầu tư mong muốn thì nên bán đi chứ không nên giữ đến khi chạm đỉnh vì có thể sẽ không an toàn và đi ngược lại với mong đợi.

Phân tích vùng quá mua, quá bán theo RSI

(Nguồn: Vietstock.vn) Đây cũng như đường kháng cự và nó chạm đến đỉnh là 72.94 và khi chạm đỉnh thì những ai đang nắm giữ MWG thì nên bán ra và một số nhà đầu tư nếu có ý định mua thì nên đợi 1 thời gian sau mua sẽ an toàn hơn

(Nguồn: Vietstock.vn) Đây cũng như đường hỗ trợ và nó chạm đến đáy là 16.41 và khi chạm đáy thì những ai đang nắm giữ MWG thì nên đợi một thời gian để bán ra kiếm lời vào và một số nhà đầu tư nếu có ý định mua thì nên mua vào ngay sau 1 thời gian MWG có dấu hiệu tăng trưởng thì bán đi để kiếm lời

Ngày đăng: 13/07/2024, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Phân tích chỉ số thanh khoản - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 1: Phân tích chỉ số thanh khoản (Trang 19)
Bảng 2. 2: Phân tích khả năng sinh lời - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 2: Phân tích khả năng sinh lời (Trang 20)
Bảng 2. 4: Phân tích tỷ số quản lý nợ - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 4: Phân tích tỷ số quản lý nợ (Trang 22)
Bảng 2. 6: Phương pháp P/B - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 6: Phương pháp P/B (Trang 23)
Bảng 2. 5: Phương pháp P/E - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Bảng 2. 5: Phương pháp P/E (Trang 23)
Hình 3. 2: Đường kháng cự 2 - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3. 2: Đường kháng cự 2 (Trang 25)
Hình 3. 3:  Đường hỗ trợ 1 - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3. 3: Đường hỗ trợ 1 (Trang 26)
Hình 3. 5: Đường Bollinger Band - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3. 5: Đường Bollinger Band (Trang 27)
Hình 3. 6:  Vùng quá mua - định giá cổ phiếu của công ty cổ phần thế giới di động trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh
Hình 3. 6: Vùng quá mua (Trang 28)
w