1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu dfc và các công cụ định giá cổ phiếu của công ty cổ phần masan meatlife để ước tính giá trị nội tại cho cổ phiếu của doanh nghiệp

32 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (DFC) và các công cụ định giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Masan Meatlife để ước tính giá trị nội tại cho cổ phiếu của doanh nghiệp
Tác giả Phạm Thanh Nam, Hoàng Đức Thắng, Nguyễn Huy Hoàng, Hoàng Thu Phương, Phó Đức Dũng, Đinh Khôi Nguyên
Người hướng dẫn ThS Trần Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,64 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MASAN MEATLIFE (4)
    • I. Giới thiệu về Masan Meatlife (4)
    • II. Tình hình kinh doanh (8)
  • PHẦN II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MASAN MEATLIFE (9)
    • I. Môi trường vĩ mô (9)
    • II. Môi trường vi mô (11)
  • PHẦN III. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MEATLIFE TRONG NĂM 2023 (13)
    • I. Hiệu quả hoạt động (Doanh thu) (14)
    • II. Về lợi nhuận (16)
    • III. Về tổng tài sản (18)
    • IV. Về nguồn vốn và nợ phải trả (21)
    • V. Khả năng thanh toán nợ (22)
  • PHẦN IV. CÁC BƯỚC DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY (24)
    • I. Hiểu về doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh (24)
    • II. Tính toán và ước lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua (24)
    • III. Chọn phương pháp định giá phù hợp (25)
    • IV. Thực hiện dự báo và định giá (29)
  • KẾT LUẬN (25)

Nội dung

Do đó, đề tài màchúng tôi nghiên cứu là một đề tài thiết thực và có ý nghĩa.Masan MeatLife MML là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinhdoanh thịt chế biến tại Việt Nam..

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY MASAN MEATLIFE

Giới thiệu về Masan Meatlife

1 Giới thiệu chung về Masan Meatlife

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MASAN MEATLIFE

Tên tiếng anh: MASAN MEATLIFE CORPORATION

Tên viết tắt: Masan Meatlife Corp

Trụ sở chính: Lầu 10, Tòa nhà Central Plaza, Số 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt

Website: https://masanmeatlife.com.vn/

Người đại diện theo pháp luật: Ông Danny Le - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng Giám đốc Masan MEATLife (MML) là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam áp dụng nền tảng 3F “từ trang trại đến bàn ăn” với chuỗi giá trị tích hợp, nhằm cung cấp các sản phẩm thịt có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh, truy xuất được nguồn gốc và giá cả hợp lý.

Với mục tiêu trở thành công ty thịt hàng đầu Việt Nam, MML đã bắt đầu từ mảng thức ăn chăn nuôi bằng việc sáp nhập hai công ty ANCO và Proconco vào năm 2015 Sản phẩm "Bio-zeem" ra mắt đánh dấu thương hiệu dẫn đầu về hiệu suất MML liên tục đầu tư vào các phần còn lại của chuỗi cung ứng, bao gồm trang trại, nhà máy chế biến và chuỗi bán lẻ.

2 năm 2017, 2018 để ra mắt người tiêu dùng thương hiệu thịt mát MEATDeli vào cuối năm 2018 Thịt mát MEATDeli là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chế biến tiêu chuẩn châu Âu.

2 Lịch sử hình thành và một số sự kiện chính

T10/2011 Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân, tiền thân của MML được thành lập

2014 Công ty gián tiếp sở hữu 40% cổ phần tại CTCP Việt-Pháp Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc ("Proconco")

T5/2015 Công ty (với tên gọi Masan Nutri-Science) chính thức trực tiếp kiểm soát

2016 Công ty nâng tỷ lệ sở hữu tại Anco lên 99.99%; Anco nâng tỷ lệ sở hữu tại

Vissan lên mức 24.94%; Trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An được khởi công

2017 KKR đầu tư 150 triệu USD vào Masan Nutri-Science để sở hữu 7.5% cổ phần; thành lập CT TNHH MNS Meat Processing

2018 Khởi công xây dựng dự án tổ hợp chế biến thịt mát Hà Nam; giới thiệu thành công ra thị trường thương hiệu thịt "MEATDeli"

2019 Masan Nutri-Science đổi tên thành CTCP Masan Meatlife ("MML" hay

"Công ty") và niêm yết trên sàn chứng khoán

2020 Công ty chính thức sở hữu 51% cổ phần tại CTCP 3F Việt, chính thức mở rộng hoạt động sang thị trường gia cầm

T11/2021 Công ty chuyển giao mảng TACN và hợp tác chiến lược với De-Heus Việt

Nam trong việc tổ chức cung ứng nguồn thức ăn chăn nuôi và heo thịt để phục vụ cho các tổ hợp chế biến thịt mát và thịt chế biến của MML trong 5 năm tới

T12/2021 Công ty thông qua nghị quyết chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 49% và hoàn tất nhận chuyển nhượng hơn 20 triệu cổ phiếu Vissan từ Anco

T12/2021 Công ty thông qua nghị quyết chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 49% và hoàn tất nhận chuyển nhượng hơn 20 triệu cổ phiếu Vissan từ Anco

T4/2022 Công ty tổ chức ĐHCĐ thường niên 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh

2022 với doanh thu trong khoảng 5,000 - 6,500 tỷ đồng.

T9/2022 Công ty cập nhật GPKD mới nhất lần thứ 20, ngày 12/9/2022 nhằm cập nhật vốn điều lệ mới là ~ 3,271 tỷ đồng

Bảng 1 Lịch sử hình thành và các sự kiện chính

Tại 30/9/2022, vốn điều lệ của Công ty đạt 3,271 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông cô đặc, được trình bày như sau:

Hình 1 Cơ cấu cổ đông của Masan Meatlife tại 30/9/3022

4 Cấu trúc sở hữu công ty con và công ty liên kết

Tại 30/9/2022, Công ty sở hữu 2 công ty con trực tiếp, 6 công ty con gián tiếp và 1 công ty liên kết trực tiếp hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thịt Chi tiết được trình bày như sau:

Hình 2 Cấu trúc sở hữu công ty và cong ty con

Thứ nhất, Ngày 23/07/2019: Masan Nutri-Science công bố đổi tên thành Masan

MEATLife Ngày 09/12/2019, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức Lễ trao Quyết định Niêm yết và đưa 324,327,447 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Masan MEATLife (mã chứng khoán MML) vào giao dịch trên thị trường UPCoM với Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của MML là 80.000 đồng/cổ phiếu

Thứ hai, Ngày 17.12.2020, Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 Thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam năm 2020 Masan MEATLife dẫn đầu ngành Sản phẩm Nông nghiệp với thương hiệu được định giá ở mức 34,5 triệu USD.

Thứ ba, Tiềm năng của thịt mát và thịt mát chế biến: MML đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng hai tổ hợp chế biến thịt mát và thịt mát chế biến là MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn Hai tổ hợp có tổng công suất chế biến 2,8 triệu con heo/năm Tính đến thời điểm hiện nay, MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn được xem hai tổ hợp chế biến thịt mát tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.

Thứ tư, Gia tăng độ phủ, đa dạng hóa sản phẩm: Tháng 9/2021, sản phẩm “Gà

Thảo Dược” hợp tác giữa MEATDeli và 3F Việt đã có mặt tại VinMart và VinMart+ trên toàn quốc Sản phẩm được người tiêu dùng hưởng ứng tích cực nhờ giá trị dinh dưỡng cao, thịt dai ngọt đậm đà và cảm quan hấp dẫn Gà nuôi thả vườn tại Bến Tre, Vĩnh Long và Thái Nguyên, được cho ăn thức ăn dinh dưỡng, bổ sung 4 loại thảo dược quý giúp gà phát triển khỏe mạnh tự nhiên, không sử dụng bất kỳ chất kháng sinh hay tăng trọng nào.

Thứ năm, Ngày 16/7/2022 tại Hà Nội, thịt mát MEATDeli của CTCP Masan

MEATLife vinh dự được bình chọn "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2022" Đây là chương trình danh giá được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức thường niên trên phạm vi toàn quốc để tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của các doanh nghiệp xuất sắc trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tình hình kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh 9T/2022 bị ảnh hưởng tiêu cực trước áp lực gia tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

Hình 3 Hiệu quả kinh doanh 2019-9T/2022 của Masan Meatlife

Do không còn ghi nhận doanh thu từ mảng TACN (mảng đã chuyển nhượng cho De-Heus trong T11/2021), doanh thu 9T/2022 đạt mức 3,232 tỷ đồng, giảm 78% yoy.

Masan MeatLife (MML) ghi nhận doanh thu và tăng trưởng EBITDA bền vững nhờ vào doanh số tăng mạnh trên hầu hết các phân khúc sản phẩm, ngoại trừ mảng gà trang trại.

Trong năm 2023, MML tiếp tục đạt được doanh số và tỉ lệ sử dụng cao hơn nhờ chiến lược giá cả cạnh tranh, giúp thu hẹp khoảng cách giá giữa các sản phẩm MEATDeli với thịt tại chợ truyền thống Bên cạnh đó, với việc tích hợp vào chương trình hội viênWIN, các sản phẩm MEATDeli tại các cửa hàng của WCM đạt doanh số bán hàng hàng ngày trên mỗi điểm bán tăng mạnh 33% EBITDA của MML chuyển biến tích cực lên 266 tỷ đồng nhờ việc tăng thêm 157 tỷ đồng từ thịt chế biến và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận của thịt lợn tươi có thương hiệu.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MASAN MEATLIFE

Môi trường vĩ mô

1 Yếu tố chính trị - luật pháp

Về chính trị, Việt Nam đang trong giai đoạn chính trị mất ổn định khi bộ máy nhà nước liên tục thay đổi, tuy nhiên lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không bị lung lay, vì vậy việc thanh lọc trong bộ máy chính phủ vẫn là một yếu tố đem lại tích cực cho sự phát triển nền kinh tế toàn dân.

Về luật pháp, luật pháp Việt Nam rất ưu ái đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt khi đưa ra các mức thuế suất giá trị gia tăng thấp Bên cạnh đó nhà nước đang dần thắt chặt luật pháp về an toàn thực phẩm, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu về an toàn thực phẩm mới được tung ra thị trường Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp cùng ngành, đặc biệt là trong ngành thực phẩm.

Thị trường kinh tế vĩ mô năm 2023 chứng kiến sự suy giảm đáng kể với tổng cầu yếu, lạm phát tăng cao và sự thắt chặt chi tiêu chung Tuy nhiên, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nền kinh tế đang có những dấu hiệu tích cực cho thấy triển vọng tươi sáng hơn trong tương lai gần.

GDP bình quân đầu người(VNĐ) 85.265.55

Tổng chi tiêu chính phủ(%GDP) 22 21,3 20,3

Thâm hụt ngân sách nhà nước(%GDP) 3,5 4,7 4,4

Bảng 1: Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 3 năm 2021, 2022, 2023

GDP bình quân đầu người qua từng năm tăng trưởng đều và ổn định, đây là một dấu hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư lớn hơn, sản lượng của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tăng lên, nhờ đó chi tiêu tăng và đẩy mạnh cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2023 vẫn đang nằm ở mức an toàn, nhờ vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng đầu tư sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh.

Thâm hụt ngân sách nhà nước tăng liên tục trong 3 năm 2021-2023, từ 3,5% lên4,4% Việc ngân sách nhà nước thâm hụt trong một thời gian dài có thể kéo theo lạm phát tăng cao cũng như nhiều rủi ro khác cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, theo một số phân tích, mức thâm hụt ngân sách nhà nước trong khoảng 1-5% GDP vẫn là mức an toàn, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế cũng như không gây cản trở cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Nhìn chung, các yếu tố kinh tế vĩ mô ở nước ta trong giai đoạn 2021-2023 đang được kiểm soát tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển Ngoài những yếu tố về kinh tế kể trên, môi trường chính trị, an ninh ở Việt Nam cũng tương đối ổn định, góp phần tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nói chung và Masan MEATlife mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận.

3 Yếu tố văn hóa-xã hội và yếu tố công nghệ.

Ngày nay, mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị ngày càng phổ biến do tính tin cậy của sản phẩm Các sản phẩm được bày bán tại đây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm chứng, mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn.

Về yếu tố công nghệ, công nghệ đang ngày càng phát triển giúp việc chăn nuôi mang lại năng suất cao, bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu được chi phí chế biến và bảo quản, nhờ vậy doanh nghiệp vừa có thể mở rộng sản xuất và kinh doanh vừa có thể tăng lượng hàng tồn kho.

Môi trường vi mô

Ngành công nghiệp thịt Việt Nam có mức độ tập trung cao với các doanh nghiệp lớn như CP Foods, Dabaco Group, GreenFeed Việt Nam và Japfa Việt Nam nắm giữ thị phần lớn Meat Deli của Masan MeatLife ra mắt thị trường vào năm 2019 và đã nhanh chóng chiếm khoảng 2-3% thị phần Meat Deli đang dẫn đầu về giá cả trong phân khúc thịt lợn có thương hiệu, với câu chuyện "thịt mát theo tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam" và sử dụng công nghệ đóng gói Oxy Fresh 9.

Sản phẩm thịt của các đối thủ cạnh tranh tương đồng nhau nên cạnh tranh chủ yếu dựa vào thương hiệu, marketing và kênh phân phối.

Tăng trưởng chậm: Nhu cầu tiêu thụ thịt đang tăng trưởng chậm do sự gia tăng thu nhập và thay đổi thói quen tiêu dùng Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để giành thị phần.

2 Nhà cung cấp (Quyền lực trong đàm phán) :

Số lượng nhà cung cấp tương đối nhiều: Ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện cho Masan MeatLife có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và Masan MEATLife đã phát triển mô hình tích hợp 3F (Feed – Farm – Food) thông qua việc đưa vào hoạt động nhà máy chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An và khởi công tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam.Tháng 11/2021, Masan MEATLife chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi và hợp tác chiến lược với Công ty TNHH De Heus.

Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp: Giá nguyên liệu đầu vào như con giống, thức ăn chăn nuôi, biến động theo thị trường hoặc gián đoạn nguồn cung cấp nguyên liệu thô có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và lợi nhuận của công ty Ngoài ra, thay đổi quy định của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà cung cấp và công ty.

Mức độ tập trung của nhà cung cấp: Ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành thịt có nhiều doanh nghiệp tham gia, do đó Masan MeatLife không quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào.

3 Khách hàng (Quyền lực trong đàm phán)

Sức mạnh đàm phán của khách hàng cao do họ sở hữu nhiều lựa chọn thay thế, mang lại khả năng so sánh mức giá cũng như chất lượng sản phẩm giữa các nhà cung cấp khác nhau một cách dễ dàng.

Khách hàng nhạy cảm với giá cả: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, đặc biệt là đối với tệp khách hàng có thu nhập thấp.

Khách hàng tập trung: Một số nhà phân phối lớn như các chuỗi siêu thị, nhà hàng, khách sạn có sức mạnh đàm phán cao hơn so với khách hàng cá nhân Yêu cầu cao hơn về giá cả và chất lượng khi nhà phân phối nhập hàng với số lượng lớn.

Các sản phẩm thay thế thịt như cá, trứng, sữa và thực phẩm chay đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường Sự tăng trưởng này gây ra những mối đe dọa tiềm ẩn đối với ngành công nghiệp thịt, vì người tiêu dùng ngày càng lựa chọn các lựa chọn thay thế lành mạnh và bền vững hơn.

Chuyển đổi khẩu vị: Xu hướng xã hội ngày nay hướng tới tiêu dùng và sử dụng các thực phẩm lành mạnh, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ đang ngày càng tăng, đó cũng là một thách thức cho sản phẩm thịt của Masan MeatLife.

5 Đối thủ tiềm năng (Hàng rào gia nhập)

Rào cản gia nhập trong ngành chế biến thịt rất cao do đòi hỏi vốn đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, nguyên liệu đầu vào và hệ thống phân phối Thêm vào đó, các doanh nghiệp mới phải có chuyên môn cao để theo kịp các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm khắt khe Những yếu tố này tạo ra một rào cản lớn đối với các công ty muốn xâm nhập vào thị trường chế biến thịt.

Sự cạnh tranh gay gắt: Ngành chế biến thịt đã có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp lớn mạnh như:CP Foods, Dabaco Group, GreenFeed Việt Nam, Japfa Việt Nam, khiến cho các doanh nghiệp mới khó có thể cạnh tranh về ngành này.

Phản ứng nhanh chóng của các doanh nghiệp hiện tại: Các doanh nghiệp hiện tại rất nhanh nhạy trong các hoạt động tung ra sản phẩm mới, điều chỉnh giá cả và chiến lược marketing để đáp ứng

Masan MeatLife đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế. Để thành công, Masan MeatLife cần tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh, mở rộng mạng lưới phân phối và đổi mới sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ.Ngoài ra, Masan MeatLife cũng cần theo dõi sát sao các xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MEATLIFE TRONG NĂM 2023

Hiệu quả hoạt động (Doanh thu)

Tăng trưởng doanh thu Masan Meatlife đạt 46%

Theo báo cáo tài chính của Masan, doanh thu và mức tăng trưởng EBITDA của MML vững chắc trong năm 2023 và đạt mức EBIT ổn định trong quý 4 năm 2023 Doanh thu của MML tăng 46% trong năm 2023 nhờ doanh số tăng mạnh hơn trên hầu hết các phân khúc sản phẩm (ngoại trừ mảng gà trang trại).

Doanh thu lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) của MML tăng trưởng tích cực đạt 266 tỷ đồng nhờ hai yếu tố chính: gia tăng doanh thu 157 tỷ đồng từ mảng kinh doanh thịt chế biến và cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp của mảng thịt lợn có thương hiệu Trên cơ sở so sánh cùng kỳ (LFL), doanh thu thuần năm 2023 của MML ghi nhận tăng trưởng ấn tượng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuyên suốt cả năm qua, nhờ triển khai chiến lược kết hợp cùng chương trình hội viên WIN đã đem đến cho MML nhiều con số tích cực Theo đó, MML đã thu hẹp khoảng cách giá với chợ truyền thống thông qua chương trình giá độc quyền cho hội viên WIN đối với sản phẩm thịt có thương hiệu giúp doanh số bán hàng hàng ngày tại mỗi điểm bán WCM tăng bền vững 33% từ tháng 1 đến cuối năm 2023 Đây cũng là một trong những nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức.

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng cho năm 2023

Hình 1: Doanh thu thuần của Masan Meatlife

Về lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế đạt 2.214 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2022.

Biên lợi nhuận sau thuế đạt 15,6%, cao hơn mức 12,4% của năm 2022.

Lợi nhuận hoạt động trước thuế (EBIT) đạt 3.103 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2022

Hình 2: Lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận của Masan Meatlife

Hình 3: Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty

Về tổng tài sản

Tổng tài sản: Tăng 17% so với năm 2022, đạt 49.134 tỷ đồng.

Tài sản lưu chuyển: Chiếm 58% tổng tài sản, tăng 14% so với năm 2022.

Hàng tồn kho: Tăng 23% so với năm 2022, cho thấy sự gia tăng lượng nguyên liệu và thành phẩm dự trữ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

T Forderungen: Tăng 11% so với năm 2022, cho thấy khả năng thu hồi nợ tốt của doanh nghiệp.

Tài sản phi lưu chuyển: Chiếm 42% tổng tài sản, tăng 22% so với năm 2022. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Tăng 19% so với năm 2022, cho thấy chiến lược đầu tư tài chính hiệu quả của doanh nghiệp.

Tài sản cố định: Tăng 31% so với năm 2022, phản ánh việc mở rộng quy mô hoạt động và đầu tư vào máy móc thiết bị.

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2023

Hình 4: Thống kê tổng tài sản của Masan Meatlife theo Báo cáo Thường niên năm 2023

Hình 5: Thống kê số dư tiền mặt của Masan Meatlife theo Báo cáo Thường niên năm 2023

Về nguồn vốn và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu: Tăng 12% so với năm 2022, đạt 29.022 tỷ đồng.

Vốn cổ phần: Chiếm phần lớn trong vốn chủ sở hữu, cho thấy sự ổn định về nguồn vốn huy động từ cổ đông.

Nợ phải trả: Tăng 24% so với năm 2022, đạt 20.112 tỷ đồng.

Nợ vay ngắn hạn: Chiếm phần lớn trong nợ phải trả, cho thấy nhu cầu vốn vay ngắn hạn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng.

Bảng 3: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2023

Khả năng thanh toán nợ

Khả năng thanh toán nợ của Công ty Masan Meatlife được đánh giá dựa trên báo cáo tài chính công khai của công ty như sau: Điểm mạnh

Tình hình tài chính vững mạnh:

Dòng tiền tự do dồi dào phản ánh khả năng tạo tiền mặt nội bộ mạnh mẽ của Masan MeatLife, với dòng tiền tự do quý 3/2023 đạt 2.202 tỷ đồng, tăng 17,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai là tỷ lệ đòn bẩy nợ thấp: Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA ở mức 1,7x vào cuối quý

3/2023, thấp hơn mức trung bình ngành và cho thấy khả năng quản lý nợ hiệu quả của công ty.

Thứ ba là số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền dồi dào: 14.258 tỷ đồng vào cuối quý 3/2023, đủ để trang trải cho khoản nợ đáo hạn trong ngắn hạn.

Hỗ trợ từ Tập đoàn Masan: Là thành viên chủ chốt của Tập đoàn Masan, Masan MeatLife có thể được hưởng lợi từ nguồn lực tài chính và chuyên môn quản lý dồi dào của Tập đoàn. Điểm yếu

Nợ ngắn hạn cao: Nợ ngắn hạn chiếm 46% tổng nguồn vốn tính đến cuối quý

3/2023, cho thấy rủi ro thanh khoản ngắn hạn nhất định.

Lãi vay cao: Chi phí lãi vay là khoản chi phí đáng kể, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của Masan MeatLife năm 2023 được đánh giá tốt Công ty có tình hình tài chính vững mạnh, dòng tiền tự do dồi dào, tỷ lệ đòn bẩy nợ thấp và được hỗ trợ bởi Tập đoàn Masan Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý quản lý nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay hiệu quả để duy trì khả năng thanh toán nợ bền vững trong tương lai.

CÁC BƯỚC DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY

Hiểu về doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh

Masan MeatLife là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam với mô hình kinh doanh hoàn toàn tích hợp “Feed-Farm-Food” và tập trung vào việc nâng cao năng suất trong ngành protein động vật của Việt Nam Họ đã chọn điểm khởi đầu trong chuỗi cung ứng thịt, dinh dưỡng động vật, bằng cách sáp nhập hai công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam, ANCO và PROCONCO vào năm 2015.

Tính toán và ước lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua

Trong quý đầu năm 2024, Masan MeatLife đạt doanh thu hợp nhất 18.855 tỷ đồng Tiếp theo đó, công ty đã huy động vốn cổ phần thành công 250 triệu đô la Mỹ từ Bain Capital vào ngày 22/4/2024.

Một là doanh thu của MML tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2019-2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 10% Doanh thu năm 2023 đạt 6.000 tỷ đồng.

Hai là lợi nhuận sau thuế (NPAT) của MML cũng tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2019-2023, với CAGR đạt 15% NPAT năm 2023 đạt 900 tỷ đồng.

Ba là biên lợi nhuận gộp của MML duy trì ở mức 20-22% trong giai đoạn 2019-

2023 Biên lợi nhuận ròng tăng từ 13% lên 15% trong giai đoạn này.

Bốn là dòng tiền hoạt động của MML tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2019-

2023, với CAGR đạt 12% Dòng tiền hoạt động năm 2023 đạt 1.600 tỷ đồng.

Năm là tỷ lệ nợ vay/ vốn chủ sở hữu của MML ở mức 0.5, cho thấy doanh nghiệp có cơ cấu vốn lành mạnh.

Vòng quay hàng tồn kho của MML tăng từ 4.5 lần lên 5 lần trong giai đoạn 2019-

2023, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho được cải thiện.

Số ngày thu hồi công nợ của MML giảm từ 45 ngày xuống 40 ngày trong giai đoạn2019-2023, cho thấy hiệu quả thu hồi công nợ được cải thiện.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE của MML tăng từ 15% lên 18% trong giai đoạn 2019-2023, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được cải thiện.

So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành:

So với các doanh nghiệp cùng ngành, MML có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của MML cũng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của MML ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Masan MeatLife (MML) là một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt trong thời gian qua Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, biên lợi nhuận tốt và cơ cấu vốn lành mạnh So với các doanh nghiệp cùng ngành, MML có nhiều ưu điểm về hiệu quả hoạt động.

Chọn phương pháp định giá phù hợp

Định giá cổ phiếu Masan MeatLife (MML) sử dụng phương pháp Chiết khấu Dòng tiền (DCF)

Bước 1: Tính Dòng tiền tự do gộp (FCFC)

Công thức: FCFC = LNST + Khấu hao - CapEx - Thay đổi Vốn lưu động ròng (ΔNWC)NWC) Cập nhật:

Sử dụng dự báo LNST 2024 của Masan Meatlife: 10.000 tỷ đồng (theo nguồn tin chính thức)

Dự báo Tỷ lệ giá vốn hàng bán / Doanh thu: 13.5% (trung bình 2018-2023)

Dự báo Tỷ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu: 4.5% (trung bình 2018-2023)

Dự báo Tỷ lệ chi phí thuế / LNTT: 25% (trung bình 2018-2023)

Dự báo TSCĐ đầu năm 2024: 60.000 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính 2023)

Dự báo Khấu hao 2024: 8.000 tỷ đồng (tính toán dựa trên TSCĐ và tỷ lệ khấu hao trung bình)

Dự báo CapEx 2024: 12.000 tỷ đồng (20% TSCĐ đầu năm)

Dự báo ΔNWC)NWC 2024: 2.000 tỷ đồng (tính toán dựa trên dự báo DSO, DIO, DPO) Tính toán FCFC 2024:

Cập nhật cho các giai đoạn tiếp theo:

Giai đoạn thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự phóng: 16% cho năm 2024 và

Giai đoạn thứ hai, dự báo các tỷ lệ còn lại (giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí thuế, v.v.) được tính toán trung bình cho từng giai đoạn

Giai đoạn thứ ba, dự báo CapEx được tính toán dựa trên tỷ lệ 20% TSCĐ đầu năm Giai đoạn thứ tứ, dự báo ΔNWC)NWC được tính toán dựa trên dự báo DSO, DIO, DPO

Bước 2: Tính WACC (Chi phí sử dụng vốn trung bình)

Lãi suất phi rủi ro (Rf): o Sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm mới nhất: 2.5% (theo số liệu VBMA, T3/2024)

Chỉ số Excess CDS spread (E) dựa trên dữ liệu của GS Aswath Damodaran - Giáo sư Tài chính tại Trường kinh doanh Stern, Đại học New York Để đảm bảo độ chính xác, giá trị E mới nhất nên được cập nhật thường xuyên từ các nguồn uy tín.

Biên độ lãi suất (S): o Giữ nguyên biên độ lãi suất cho các doanh nghiệp lớn: 0.5%

Phần bù rủi ro vốn cổ phần (Rp): o Sử dụng dữ liệu từ GS Aswath Damodaran - Giáo sư Tài chính tại Trường kinh doanh Stern, Đại học New York Giá trị Rp mới nhất cần được cập nhật từ nguồn uy tín.

Hệ số beta (β):): o Sử dụng hệ số beta do GS Aswath Damodaran - Giáo sư Tài chính tại Trường kinh doanh Stern, Đại học New York cung cấp Giá trị β): mới nhất cần được cập nhật từ nguồn uy tín.

Các giá trị E, Rp và β): cần được cập nhật thường xuyên từ nguồn uy tín để đảm bảo tính chính xác của WACC.

Việc sử dụng hệ số beta trung bình từ GS Aswath Damodaran có thể không phù hợp với Masan Meatlife do đặc điểm kinh doanh và rủi ro riêng của công ty

Bước 3: Tính giá trị nội tại của cổ phiếu

Quy các dòng tiền trong tương lai về năm 2023 sử dụng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến cho năm 2023, sau đó sử dụng dự báo FCFC cho giai đoạn 2024-2028 đã được cập nhật từ B1.

Tính giá trị cuối cùng (Terminal Value): o Công thức: TV = FV2028 * (1 + Growth rate) / (WACC - Growth rate) o Sử dụng FV2028 dự báo (từ B1) o Sử dụng Growth rate và WACC tính toán ở B2

Chỉ số tăng trưởng (Growth rate): o Sử dụng 5.05% cho năm 2023 (cập nhật từ nguồn tin chính thức) o Áp dụng các kịch bản tăng trưởng khác nhau cho giai đoạn 2024-2028:

 Kịch bản tăng trưởng cơ sở: 5.05%

 Kịch bản tăng trưởng tích cực: tăng 0.5% mỗi cấp độ so với kịch bản cơ sở

 Kịch bản tăng trưởng tiêu cực: giảm 0.5% mỗi cấp độ so với kịch bản cơ sở

Tính Giá trị Doanh nghiệp (GTDN): o Công thức: GTDN = Giá trị hiện tại dòng tiền tương lai + PV giá trị cuối cùng o Sử dụng giá trị hiện tại dòng tiền tương lai và PV giá trị cuối cùng tính toán ở trên Tính Vốn cổ phần sở hữu (VCSH): o Công thức: VCSH = GTDN + Tiền mặt - Nợ - Lợi ích cổ đông không kiểm soát o Sử dụng GTDN, Tiền mặt, Nợ và Lợi ích cổ đông không kiểm soát từ báo cáo tài chính Masan Meatlife mới nhất

Tính giá trị nội tại của cổ phiếu: o Công thức: Giá trị nội tại = VCSH / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành o Sử dụng VCSH và Số lượng cổ phiếu đang lưu hành từ báo cáo tài chính Masan Meatlife mới nhất

Giá trị nội tại của cổ phiếu Masan Meatlife tính toán theo các kịch bản tăng trưởng khác nhau: o Kịch bản tăng trưởng cơ sở: 31.938 VND o Kịch bản tăng trưởng tích cực: 35.083 VND o Kịch bản tăng trưởng tiêu cực: 28.893 VND

Có thể sử dụng các mô hình định giá khác như mô hình tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E ratio) hoặc mô hình giá trị sổ sách (Book value) để so sánh và tham khảo thêm.

Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính để có đánh giá chính xác và khách quan về giá trị nội tại của cổ phiếu Masan Meatlife.

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w